Gia chánh

Gia chánh (113)

NHỮNG MÓN BÁNH ĐẶC TRƯNG NAM BỘ

NHỮNG MÓN BÁNH ĐẶC TRƯNG NAM BỘ

*******

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ

Nhắc đến “bánh miền Tây” thì không một ai đếm được hết rằng có bao nhiêu loại. Vốn phát triển từ nền nông nghiệp vì vậy mà từ lâu người dân miền Tây đã biết cách tận dụng những sản vật vườn nhà để chế biến thành những thức bánh thơm ngon, hấp dẫn.



Bánh bao chỉ

Bánh bao chỉ là một loại bánh bao được xuất phát từ Hồng Kông . Loại bánh này được làm bằng bột nếp với bốn loại nhân mè đen, dừa, đậu xanh, đậu phộng.


Bánh bao chỉ có độ mềm dẻo như bánh dày mochi của Nhật nhưng hương vị khác nhau. Thông thường bánh sẽ được lăn qua bột dừa để phân biệt giữa bánh dày mochi và bánh dày gyeongdan của Triều Tiên.

Khác với tất cả các loại bánh bao khác, bánh bao chỉ không được làm từ một mì mà làm từ bột gạo nếp rang chín hay còn gọi là bột bánh dẻo.

Nhân bánh thường là nhân mè đen, đậu xanh, dừa, đậu phông trong đó đậu phộng chính là nhân phổ biến nhất và đúng với bánh truyền thống nhất.

Bánh pía

Bánh pía (朥饼; hó-piá) là món bánh ngọt trung thu truyền thống xuất phát từ Triều Châu, Trung Quốc và được du nhập vào các khu phố người Hoa trên thế giới. Ở Indonesia, bánh có tên gọi là Bakpia Pathok.


Bánh pía ngày trước cũng khá đơn giản, vỏ ngoài làm bằng bột mì có nhiều lớp da mỏng bao lấy phần nhân, lớp da ngoài dày thường để in chữ, Người ta thường dùng phẩm đỏ in tên hoặc nhãn hiệu của nơi làm bánh trực tiếp lên mặt bánh. Ngoài ra, thành phần nhân bánh, nguồn gốc xuất xứ cũng thường được in trực tiếp lên bánh .

Tại Việt Nam, bánh pía là một trong những đặc sản của Sóc Trăng, do người Hoa di cư vào miền Nam sáng tạo ra.

Bánh bò hấp

Bánh bò hấp là loại bánh hấp không có thành phần nước cốt dừa trong bột lỏng. Những chiếc bánh loại này thường có dạng tròn nhỏ với nhiều màu trắng (không pha màu), vàng (từ đường thốt nốt), hồng hoặc tím (màu từ lá cẩm), xanh lá (từ lá dứa). Đôi khi, loại bánh hấp này cũng được làm thành mảng lớn và cắt nhỏ thành miếng tam giác hoặc chữ nhật như bánh bò nướng. Loại bánh này có thể được ăn riêng hoặc ăn kẹp với bánh tiêu hoặc ăn trong dĩa với nước cốt dừa rắc muối mè.

Bánh chuối nếp nướng

Người dân miền Tây vốn hảo ngọt, nên những món ăn như bánh, chè, xôi, rau câu được bày bán rất phong phú. Trong đó, du khách không thể bỏ qua món chuối nếp nướng

Nguyên liệu làm chuối nếp nướng rất đơn giản, chuối xiêm vừa chín tới , được lột vỏ, và để nguyên trái ướp chút đường và muối để có vị đậm đà được bọc bên ngoài lớp bột nếp. Đặc biệt, chuối phải được nướng trên bếp than hồng mới đúng điệu

Người nướng phải trở luôn tay cho đều các mặt. Khi lá chuối cháy sém vàng, lớp vỏ ngả màu và mùi thơm bốc lên là bánh chín.

Món chuối nếp nướng này sẽ không thể đạt được hương vị trọn vẹn nếu thiếu đi nước cốt dừa và đậu phộng. Vị ngọt lịm của chuối chín quyện với độ dẻo thơm của lớp nếp vị béo của cốt dừa và bùi của đậu phộng rang tạo thành món ăn đơn giản dân dã ở miền Tây

Bánh gói lá

Những chiếc bánh gói dân dã, bình dị có dạng hình chữ nhật dẹt, phủ bên ngoài là lá chuối màu cỏ úa, bên trong bột gạo trắng ngần, chính giữa nhân đậu xanh vàng ươm trông thật bắt mắt.

Bánh ít

Gạo để làm bánh phải là thứ gạo ngon, hạt dài, không lẫn tạp chất. Gạo xay thành bột Dừa nạo lấy nước cốt một phần dành cho phần pha bột và thắng nước cốt dừa ,một phần nấu cùng đậu xanh đánh nhừ, vò thành từng viên cỡ trái nhãn làm nhân bánh.

Để tăng hương vị món bánh gói khi múc ra dĩa ăn phải thêm nước cốt dừa sệt và phải rắc lên bên trên một ít đậu phộng rang giã giập.

Bánh lá dừa – Bánh đặc sản miền tây
 
Với nguyên liệu không quá cầu kì, cách làm đơn giản nhưng hương vị thì đủ làm say đắm những thực khách khó tính nhất. Bánh lá dừa hầu như có mặt khắp ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng nhất chính là bánh dừa Bến Tre. Bánh lá dừa vừa rẻ, vừa ngon đã trở thành món quà quê của biết bao thế hệ trẻ thơ miền tây.

Bánh tằm khoai mì

Bánh tằm khoai mì là một món tráng miệng quen thuộc của người dân miền Tây. Khác với bánh tằm bì là món mặn bánh tằm khoai mì là một món ăn ngọt

Bánh tằm khoai mì thường có hình dáng thon dài như con tằm nhưng cũng có những hình dáng khác như hình vuông, hình chữ nhật nhỏ … tùy vào thị hiếu của người làm. Bánh thường có nhiều màu sắc khác nhau như màu xanh lá dứa, lá cẩm, màu trắng, màu vàng khoai mì … Vỏ bánh thường được bọc bởi dừa nạo thái nhuyễn nhìn như những sợi tơ trắng của con tằm.

Bánh tằm khoai mì cũng như các loại bánh làm bằng khoai mì khác đều có vị ngọt bùi của khoai mì(sắn). Khi ăn, người ta thường cho thêm muối mè rang chín, đường trắng hoặc nước cốt dừa, làm cho bánh trở nên béo ngậy, thơm mùi mè.

Bánh cam, bánh còng

Bánh cam, bánh còng – Bánh đặc sản miền tây

Với những ai lớn lên ở miền tây thì chắc hẳn sẽ quên thuộc với những mâm bánh cam, bánh còng đầy ụ, được vác trên cao và được các cô chú rao bán khắp làng trên xóm dưới. Tên bánh cũng xuất phát từ hình dạng tròn xoe như trái cam và vòng tròn như chiếc còng. Bánh được làm từ bột nếp và bột gạo, đem chiên giòn lên, ăn không ngấy. Bánh cam sẽ có nhân đậu xanh còn bánh còng thì không.

Bánh Tét

Miền Bắc có bánh chưng, miền Nam và miền Trung đón Tết với bánh tét. Từ bao đời nay, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về trên mâm cỗ của mỗi gia đình người dân Nam Bộ đều không thể thiếu món bánh tét. Loại bánh này từ bao đời nay đã trở thành “linh hồn Tết” của người Nam Bộ.


Nguyên liệu gói bánh tét cũng là những nguyên liệu đậm chất quê hương như bánh chưng, gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… nhưng khác ở chỗ: nếu bánh chưng gói bằng lá dong thì bánh tét gói bằng lá chuối, nếu bánh chưng hình vuông thì bánh tét gói tròn, dài khoảng 20cm. Tuy nhiên, nhân bánh tét phong phú hơn, có thể là thịt, có khi nhân làm bằng chuối chín.

Bánh tai yến

Món bánh này có hình dáng bên ngoài giống như tổ chim yến, có công thức chế biến khá đơn giản. Nguyên liệu chủ yếu để làm bánh tai yến gồm bột gạo, bột năng, nước cốt dừa và đường.
Làm bánh tai yến khó nhất chính là cách chiên bánh sao cho nở ra những tai yến đều và đẹp mắt. Bánh ăn ngon nhất khi vừa vớt ra khỏi chảo mỡ sôi.

Bánh tai yến

Bánh tai yến vừa mỏng vừa giòn, khi ăn vào có vị ngọt, béo ngậy tan chầm chậm trên đầu lưỡi. Dù chỉ là món bánh dân dã nhưng tai yến đã góp phần làm nên nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người miền Tây.

Theo: dangnho

 --------------------------------------

Bánh da lợn

Bánh da lợn gây nghiện tất cả thực khách gần xa

Bánh da lợn gây nghiện tất cả thực khách gần xa

Là một trong những loại bánh dân gian Nam Bộ gây nghiện nhiều thực khạc không kể già trẻ, gái trai. Với một cái tên nghe khá lạ tai những tưởng nguyên liệu chính làm bánh là lớp “da lợn” ta vẫn thấy ở những quầy thịt. Nhưng sự thật là bánh hoàn toàn không dùng nguyên liệu từ lợn.

Bánh da lợn được làm từ bột gạo, bột năng, cốt dừa, lá dứa, đậu xanh hoặc các nguyên liệu khác nếu bạn muốn đa dạng về hương vị. Bánh bao gồm nhiều lớp bột đan xen với nhau rất độc đáo, dẻo dính vị ngọt nhẹ dễ ăn.

Những ngày còn nhỏ đứng trước nhà đợi mẹ đi chợ về mang cho miếng bánh da lợn – món bánh dân gian Nam Bộ như một kỷ niệm đẹp. Giờ thì những chiếc xe đạp chở tủ bánh nho nhỏ cũng dần thưa thớt hơn. Nhưng về Nam Bộ thì bạn vẫn có thể thưởng thức món bánh này

Bánh lá mít lá mơ

Bánh dừa lá mít lá mơ ăn là thèm

Bánh dừa lá mít lá mơ ăn là thèm

Bánh tuy không ghi điểm về màu sắc như những món bánh dân gian Nam Bộ khác nhưng nhất định hương vị không hề thua kém món bánh nào. Bánh được làm từ bột gạo và nước cốt mơ. Người ta quết cho bột mịn rồi đem nén lên lá mít hay lá dừa, sau đó đem hấp. Sau khi bánh chín, lột ra, ăn kèm với nước cốt dừa sền sệt . Bánh có nhiều tên gọi khác nhau như bánh lá mít, bánh cục, bánh lá nén,…

Đây là món bánh ăn vặt rất phổ biến ở miền tây, với du khách gần xa thì đây chính là món bánh đặc sản nhất định phải thử khi du lịch miền sông nước.

Bánh đúc

Bánh đúc mặn

Mẹt bánh đúc mặn siêu ngon siêu hấp dẫn tại Nam Bộ

Mẹt bánh đúc mặn siêu ngon siêu hấp dẫn tại Nam Bộ

Bánh đúc mặn hay còn được gọi ngắn gọn là bánh mặn, ai về miền Tây mà chưa thử món này thì xem như chưa đến đây. Không biết loại bánh này có từ bao giờ nhưng hương vị thơm ngon thì không thể bàn cãi. Ngon đến nỗi bất kỳ ai ăn rồi cũng tấm tắc khen ngon và nhớ mãi về loại bánh dân gian Nam Bộ này.

Bánh đúc mặn là món ăn được nhiều người ưa chuộng không chỉ nhờ hương vị thơm béo của nước cốt dừa, mà còn ở vị thanh ngọt của tôm thịt.

Bánh đúc ngọt

Bánh đúc gân ăn một lần nghiện một đời khi ghé Nam Bộ

Bánh đúc gân ăn một lần nghiện một đời khi ghé Nam Bộ

Bánh đúc ngọt là một loại bánh dân gian Nam Bộ dân dã, mang đậm hương vị thôn quê. Bánh đúc ngọt có các loại như bánh đúc lá dứa, bánh đúc gân, bánh đúc lá cẩm… Loại bánh đúc nào cũng được ăn kèm với nước cốt dừa béo ngậy cùng chút đậu phộng rang xay nhuyễn bùi bùi.

Màu sắc bắt mắt cùng mùi hương của các loại nhiên liệu tự nhiên, khiến ai vừa nhìn thôi là lại muốn thưởng thức ngay cho bằng được.

Bánh bò

Mẹt bánh bò nhiều màu sắc hấp dẫn tại Nam Bộ

Mẹt bánh bò nhiều màu sắc hấp dẫn tại Nam Bộ

Bánh bò có lẽ là thức bánh dân gian Nam Bộ có nhiều cách chế biến và cũng được ưa chuộng nhất trong tất cả các món đặc sản của vùng. Không hiểu vì sao người xưa đặt tên cho món này là bánh bò mặc dù nó không được làm từ thịt bò.

Thế nhưng loại bánh nhìn đơn giản này hơi bị ngon. Cho dù hấp hay nướng thì sau tất cả bánh bò vẫn đạt “điểm 10” cho hương vị thơm ngon, hấp dẫn.

Bánh được thực hiện với nhiều giai đoạn công phu như xay bột, ủ bột, lên men, hấp bánh,… Bánh bò Nam Bộ có nhiều loại như bánh bò rễ tre, bánh bò nướng, bánh bò đường thốt nốt… Bánh bò có vị ngọt dịu, dai dai, xốp xốp ăn kèm với nước cốt dừa béo béo, tạo nên một món ăn vặt hoàn hảo.

Bánh tằm khoai mì

Bánh tằm khoai mì là món ăn vặt quen thuộc ở mỗi vùng quê Nam Bộ

Bánh tằm khoai mì là món ăn vặt quen thuộc ở mỗi vùng quê Nam Bộ

Bánh tằm khoai mì là món bánh tráng miệng dân gian Nam Bộ gắn liền với tuổi thơ của nhiều người lớn lên ở vùng nông thôn. Gọi là bánh tằm bởi bánh có hình dáng thon dài và được phủ lớp vụn dừa giống con tằm.

Để làm món này, bạn cần mài khoai mì nhuyễn rồi tạo dáng thành từng sợi, cắt ra và phủ nguyên liệu lên. Bánh ăn hơi dai, có mùi dừa thơm lựng, thường dùng kèm với mè rang chín và đường trắng. Không chỉ thơm ngon, bánh còn có màu sắc rất đẹp mắt, người ta thường bỏ thêm vào màu lá dứa, lá cẩm, gấc làm cho món ăn càng thêm hấp dẫn.

Hy vọng với những thông tin chi tiết về món bánh dân gian Nam Bộ mà Saigon Star Travel vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm kiếm thông tin về món bánh này.

 ************

Mặc dù đứng trước sự giao lưu với nền văn hóa ẩm thực phương Tây hiện đại, nhưng ẩm thực Việt Nam vẫn giữ được "cốt cách", cũng như nét đặc trưng của riêng mình, không những không bị đồng hóa, mà còn hấp dẫn ngược lại khách nước ngoài say mê món ăn Việt. Sự cất giữ và phát huy các loại bánh dân gian miền đặc trưng Nam Bộ qua mọi thời đại chính là minh chứng.

Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ vừa diễn ra tại Cần Thơ trong dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa qua đã thu hút hàng triệu lượt người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm thưởng thức. Đây cũng là dịp để tôn vinh các nghệ nhân làm bánh dân gian, đồng thời giới thiệu, quảng bá và bảo tồn các sản phẩm bánh dân gian đặc trưng của Nam bộ với du khách trong nước và quốc tế, tạo điều kiện cho du khách có cơ hội trải nghiệm văn hóa ẩm thực của vùng đất phương Nam.

Cùng "thưởng thức đại tiệc" bánh dân gian Nam Bộ dưới đây:

Những món bánh đặc trưng Nam Bộ - Ảnh 1.

Món bánh ít trần nhiều sắc màu

Những món bánh đặc trưng Nam Bộ - Ảnh 2.

Bánh tằm ngũ sắc

Những món bánh đặc trưng Nam Bộ - Ảnh 3.

Bánh con sùng ngũ sắc (màu trắng tinh khôi của bột gạo; vàng ươm của gấc; tím sen hồng của lá cẩm; xanh ươm của lá dứa, xanh thẫm của lá mơ)

Những món bánh đặc trưng Nam Bộ - Ảnh 4.

Bánh ướt ngọt nhân đậu xanh

Những món bánh đặc trưng Nam Bộ - Ảnh 5.

Bành bò

Những món bánh đặc trưng Nam Bộ - Ảnh 6.

Bánh bò với nhiều màu sắc bắt mắt

Những món bánh đặc trưng Nam Bộ - Ảnh 7.

Bánh lá dừa

Những món bánh đặc trưng Nam Bộ - Ảnh 8.

Bάnh cam, bάnh cὸng

Theo Nguyệt Anh
 
Ngọc lan sưu tầm
 
Tổng hợp các loại bánh truyền thống Việt Nam cực ngon lại dễ làm
Xem thêm...

CÁC MÓN NGON SAU TẾT GIÚP THANH LỌC CƠ THỂ

Các món ngon sau Tết giúp thanh lọc cơ thể

 

∞∞Ο∞∞

Tết là dịp để người người, nhà nhà sum họp bên nhau thưởng thức những món ăn ngon, truyền thống nhưng cũng đừng vì vậy mà quên đi việc chăm sóc cơ thể, cơ thể cũng cần được nghỉ ngơi, thanh lọc. Theo dõi bài viết sau đâu để tìm hiểu các món ăn giúp bạn thanh lọc cơ thể nhé.

 Các món canh

Canh cải chua sườn non

Canh chua sườn non

Canh cải chua sườn non là món ăn dân dã quen thuộc mà không ai có thể nỡ lòng từ được. Sườn non được nấu chín mềm thấm đẫm gia vị quyện cùng nước dùng đậm đà xen lẫn chút chua nhẹ của cà chua, quả là hấp dẫn.

Món canh này không những có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể mà còn giúp giải rượu nhanh chóng.

Canh rau

Khi cơ thể đã mệt mỏi sau những ngày Tết thì việc nên làm đầu tiên là thanh lọc cho cơ thể, nhưng làm sao để vừa thanh lọc được vừa có thể ăn no thì hãy thử ngay các món canh rau.

Các món canh rau có tính mát giúp cơ thể đào thải nhẹ nhàng chất độc hại. Canh rau cũng rất dễ ăn, hương vị thơm ngon, kết hợp được nhiều loại rau như: Canh rau đay, canh rau mồng tơi...

Canh rau

Canh rong biển

Rong biển có tác dụng tăng hấp thụ i-ốt, phòng ngừa và điều trị bệnh bướu cổ lưu hành và chứa lượng lớn axit béo không bão hoà và chất xơ, có thể thanh lọc các cholesterol bám trên thành mạch máu, điều hòa tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết cholesterol, thanh lọc cơ thể.

Nhiều người cho rằng canh rong biển rất ngon nhưng nếu không biết cách nấu thì sẽ để lại mùi tanh khó ăn được.

Canh rong biển

Canh khổ qua nhồi thịt

Khổ qua có tính mát, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, chống say nắng, sáng mắt, giải nhiệt cơ thể rất hiệu quả.

Theo quan điểm của nhiều người, khi ăn món canh khổ qua nhồi thịt thì mọi cái khổ của năm cũ sẽ đều qua đi, cũng vì vậy mà món này hay xuất hiện trong mâm cơm ngày Tết.

Canh khổ qua nhồi thịt

 

Các món gỏi

Gỏi ngó sen tôm thịt

Gỏi ngó sen tôm thịt được xem như là món gỏi quốc dân vì nhận được khá nhiều sự yêu thích của mọi người. Một phần vì món ăn này ngon, dễ làm, phần khác vì món này cho cơ thể cực kỳ tốt nên được ưa chuộng.

Món gỏi ngó sen tôm thịt làm xong bạn nên ăn ngay để cảm nhận được độ giòn của ngó sen, vị thanh của nước mắm trộn và vị ngọt ngon của tôm, thịt. Bạn cũng có thể ăn kèm bánh phồng tôm và để món gỏi ngon hơn.

Gỏi ngó sen tôm thịt

Gỏi bưởi thịt gà

Gỏi bưởi thịt gà là một món ăn với sự kết hợp khá đặc biệt giữa bưởi và thịt gà. Món ăn này cực bắt mắt và hấp dẫn mà lại cực kỳ đơn giản.

Thịt gà mềm hòa quyện với bưởi ngọt thanh mọng nước và giòn giòn ăn một lần là nghiện. Chấm thêm chút nước mắm tỏi ớt nữa thì đúng là tuyệt vời.

Gỏi bưởi thịt gà

Gỏi ốc móng tay

Thông thường những món ngon làm từ ốc luôn được nhiều ưa thích vì món ăn ngày vừa ngon lại không bị ngán, ăn nhiều lần vẫn muốn ăn mãi. Để chống ngấy trong dịp Tết này thì bạn hãy thử làm món gỏi ốc móng tay giòn ngon nhé.

Món gỏi này khi hoàn tất sẽ không làm mất đi độ ngọt, giòn và dai của ốc móng tay mà ngược lại còn kết hợp hài hòa với hương vị chua chua cay cay từ nước sốt trộn gỏi làm ai cũng yêu thích.

Gỏi ốc móng tay

Các món nước

Món phở bò

Phở là món ăn đặc sản của Việt Nam mang một hương vị ngọt thanh từ nước dùng, phảng phất hương thơm của quế, hồi,... . Hương vị này sẽ càng ngon hơn nếu như được kết hợp với các nguyên liệu từ thịt bò, thịt gà, bò viên, cùng bánh phở mềm, dẻo tạo nên bát phở nghi ngút khói cực kỳ hấp dẫn để giải ngấy sau Tết.

Bún cá

 

Chè đậu xanh hạt sen

Chè đậu xanh hạt sen là một món chè được mọi người ưa thích và biết đến. Hạt sen và đậu xanh là hai nguyên liệu được mọi người sử dụng chín để nấu chè. Ngoài ra bạn có thể kết hợp thêm táo đỏ để tạo thành món chè đậu xanh hạt sen táo đỏ.

Chè có vị ngọt dịu, thơm lừng mùi vani và hương thơm đặc trưng của đậu xanh và hạt sen, thêm vào đó là vị béo béo của nước cốt dừa tất cả hòa quyện lại với nhau tạo nên một món chè thơm ngon.

Chè đậu xanh hạt sen

Món cháo trắng

Nếu bạn đã quá chán ngán và không thể nuốt nổi cơm, thì cháo sẽ là món ăn mềm mại giúp bạn dễ ăn hơn. Đồng thời các món cháo trắng đều có tác dụng thanh nhiệt, giúp cái dạ dày nhỏ của bạn được thư giản sau một cơn lốc Tết làm việc quá tải. Bạn cũng có thể bỏ thêm vào đó gia vị ấm áp như tiêu, gừng giúp làm ấm người rất hiệu quả.

Bún cá

Bún cá

Sau Tết, thịt, bánh chưng khiến người ta thờ ơ. Bún cá khiến nhiều người để ý hơn thường lệ. Tô bún cá hấp dẫn ngay từ cái nhìn đầu tiên với sợi bún trắng mướt, điểm cùng miếng cá vàng ươm chiên giòn rụm. Thưởng thức hết một bát bún cá đầy ắp nhưng thực khách vẫn không có cảm giác ậm ạch khó chịu như ăn đồ nếp kèm thịt.

Bún cá

 Các món salad

Salad chay

Sau những ngày Tết chắc chắn bạn đã ăn nhiều món thịt cá được chế biến thành nhiều món ăn ngon, đậm đà gia vị rồi thì sau Tết bạn có thể thử 5 món salad chay thơm ngon, giải ngấy như: Salad cải mầm, salad trộn sốt cà chua chay, salad ớt chuông, salad cà chua, salad bắp cải tím.

Các món salad chay ngon ở vị ngọt tự nhiên của các loại rau quả, kết hợp cùng với chả chay và đậu phụ thơm ngon, không thể thiếu nước sốt trộn vừa béo vị chua ngọt rất kích thích vị giác.

Salad chay

Salad trộn thịt bò

Có thể nói rằng những món salad luôn được lòng mọi người bởi vì dễ ăn, giàu dinh dưỡng, trong số các món salad ngon thì món salad trộn thịt bò sẽ giúp chống ngán sau dịp Tết.

Món này là sự kết hợp của xà lách trộn với thịt bò tại nên vị chua chua, ngọt ngọt. Độ giòn của rau xà lách hòa hợp với vị ngọt thanh, mặn mặn của thịt bò tạo nên một món ăn vô cùng lạ và ngon miệng.

Salad trộn thịt bò

Salad rong nho

Rong nho là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin vô cùng có lợi cho sức khỏe con người và được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trong số đó không thể nào bỏ qua 5 cách làm salad rong nho vừa ngon vừa bổ dưỡng như: Salad rong nho thanh cua, salad rong nho và tôm tươi, salad rong nho trộn cá ngừ, salad rong nho kiểu Nhật, salad rong nho chay.

Bằng cách chế biến đơn giản mà chúng ta đã có ngay đĩa salad rong nho bổ dưỡng. Rong nho giòn giòn dai dai, kết hợp với độ ngọt tự nhiên của các loại rau quả cùng với nước sốt chua ngọt sẽ làm bạn ăn mãi không thôi.

Salad rong nho

Salad cà chua dưa hấu

Món salad cà chua dưa hấu lá món ăn đơn giản, dễ làm, hoàn toàn từ trái cây giúp thanh lọc cơ thể sau những ngày Tết cơ thể đã quá mệt mỏi khi phải ăn nhiều thức ăn dầu mỡ.  Với nguyên liệu đơn giản là cà chua và dưa hấu, kết hợp thêm một ít gia vị như tiêu, muối, dầu olive,... đã tạo nên món salad cà chua dưa hấu đẹp mắt, chua chua, ngọt ngọt, thơm ngon vô cùng.

 

Bún cá

 

 

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này đã giúp bạn chọn được những món ăn yêu thích giúp thanh lọc cơ thể sau Tết.

 

Phương Tuyền sưu tầm

Xem thêm...

Độc đáo mâm cỗ Tết miền Trung

Độc đáo mâm cỗ Tết miền Trung

<0><0><0>

 

Thương nhớ mâm cỗ Tết miền Trung 1

Mỗi nơi, mỗi vùng miền thì mâm cỗ Tết lại có những nét đặc trưng và ý nghĩa riêng gắn liền với cuộc sống, con người nơi đó.  Ví dụ, miền Bắc có bánh chưng, miền Nam có bánh tét, còn mâm cỗ Tết miền Trung có những món đặc sắc gi?

Xem thêm...

Bánh Bèo Chén - Phương Tuyền

Bánh Bèo Chén

Phương Tuyền

 

Ngày xưa cứ mỗi lần tan học về là lại theo lũ bạn ghé vào những quán bánh bèo chén nằm gần trường. Đứa nào cũng gọi cho mình một mâm bánh bèo và bắt đầu cuộc chiến.

Khi những mâm bánh bèo chén được mang ra, tiếng cười rôm rả của lũ bạn cũng dường như lắng xuống một tí. Thay thế vào khoảng không trống trải lúc đó là tiếng leng keng của những chiếc muỗng sắt cà vào thành chén để khạy chiếc bánh lên. Chen thêm vào tiếng cắn rôm rốp của miếng da heo chiên giòn, tiếng húp xì xụp nước mắm, pha lẫn tiếng hít hà khi đứa nào cắn phải miếng ớt cay xé lưỡi.

Cứ ăn hết một chén thì lại tranh thủ khoanh bánh cái chén mới. Đứa thì cắt bánh làm đôi, làm tư ăn từ từ để thường thức hết từng hương vị riêng trong chén bánh. Đứa thì làm cái rột cho nguyên cái bánh vào miệng và nhai ngồm ngoàm. Nhai xong, đứa nào dường như cũng đưa chén lên húp hết phần nước mắm còn lại trong chén. Mà thiệt, phần nước mắm này ngon vô cùng, bỏ đi thì thật phí của trời. Vị nước mắm pha loãng cộng với vị mằn mặn của tôm cháy, bùi bùi của đậu xanh tán nhuyễn, hương thơm của hành phi, hành lá và giòn giòn của bánh mì chiên thay tóp mỡ. Hết chén này đến chén khác. Chồng chén cứ bắt đầu cao dần lên

Chẳng nói với nhau là sẽ đua xem đứa nào ăn xong sớm nhất, nhưng thoắt một cái cả lũ đều khúc khích cười vì nguyên mâm bánh bèo chén đã hết sạch sành sanh. Không biết vì bánh bèo ngon quá hay là vì bụng đói sau những giờ tan học mà ăn xong một mâm rồi, nét thèm thuồng vẫn còn hiện rõ trên gương mặt của mỗi đứa.

Cách Làm Bánh Bèo Huế Chuẩn Vị Hấp Dẫn - Thật Là Ngon

Bánh bèo chén là một món ăn dân dã, bình dị của người Huế. Chiếc bánh bé xíu dẻo thơm hương bột gạo, vị ngọt của tôm hòa trong chén nước mắm cay làm người ăn phải xuýt xoa khi thưởng thức. Không biết bánh bèo có từ bao giờ, cũng không ai giải thích được vì sao gọi là bánh bè Bánh bèo được làm từ bột gạo loại ngon nguyên chất, đúc bánh trong từng chén nhỏ xinh như chực tan ngay đầu lưỡi, kiểu thưởng thức ẩm thực lấy hương hoa như nhà văn Nguyễn Tuân từng nhận xét. Đó chính là điểm khác biệt lớn nhất của bánh bèo chính gốc xứ Huế và các phiên bản khác của bánh bèo của từng vùng miền.


Hôm nay nhớ lại những kỷ niệm thời cắp sách đến trường, Phương Tuyền vào bếp, mang chồng chén bé xíu ra làm lại món bánh bèo chén ngày nào.
Để làm được một mâm bánh bèo thì trải qua biết bao nhiêu công đoạn từ lúc pha bột, làm nhân, hấp bánh và trình bày. Giờ nghĩ lại, ngày xưa lũ bạn vào chén gần cả trăm bánh mà đâu biết hết được công sức của người làm bánh lúc đấy.

Phương Tuyển cũng làm được một mâm bánh bèo chén. Có ai ủng hộ em vài chén không để em bán hết mâm này. Xin chia sẻ với quý Thầy Cô cùng các anh chị thành quả của em ngày hôm nay.


Bếp Phương Tuyền
1/15/2023

___________

 

Bánh bèo - một tên gọi, muôn vàn hình thức

Hiếm có món ăn nào trùng tên nhưng lại khác nhau về hình thức, cách chế biến, hương vị tại mỗi tỉnh thành như bánh bèo.

Bánh bèo - một tên gọi, muôn vàn hình thức - 1

Bánh bèo Hải Phòng có hình dạng khá giống bánh đúc và ăn giống bánh giò nhưng cứng hơn. Bánh được chế biến từ bột gạo với nhân bánh là hành phi, thịt lợn, mộc nhĩ, sau đó đổ vào khuôn lá chuối để hấp cách thuỷ. Sau đó, tuỳ vào người ăn, hành phi được bỏ lên trên. Nước chấm là thành phần quan trọng để thưởng thức bánh bèo Hải Phòng trọn vẹn. Thực khách tuỳ khẩu vị vắt thêm quất, cho thêm ớt bột, hạt tiêu và rau thơm. Món ăn này thường được ăn kèm với thịt viên và chả, giống như ăn bánh cuốn. Ảnh: Ngọc Ánh

Bánh bèo - một tên gọi, muôn vàn hình thức - 2

Bánh bèo Nghệ An có hình dạng giống với bánh bột lọc xứ Huế, chỉ khác nhau ở tên gọi. Bánh được làm từ bột lọc, cho nhân vào rồi vắt thành hình tròn dẹt, gập đôi lại. Khi hấp chín, bánh trong vắt, nhìn rõ nhân tôm và thịt nạc bên trong. Bánh bèo xứ Nghệ khi ăn thường rưới đẫm mắm chấm, rắc thêm hành khô và ớt tươi để thưởng thức. Ảnh: @haknxjdf/Instagram

Bánh bèo - một tên gọi, muôn vàn hình thức - 3

Một đĩa bánh bèo Quảng Bình gồm những miếng bánh tròn mướt được xếp chồng lớp, sát nhau như lá bèo trên mặt sông. Người ta cho rằng, cách bày trí cũng chính là nguồn gốc tên gọi của món ăn này. Để làm bánh, ta cần hoà bột gạo với nước theo tỷ lệ chuẩn, cho vào khuôn tròn dẹt, chín trong lửa vừa. Thành phẩm là miếng bánh có màu trắng mướt mắt, sau đó, quết một lớp mỡ rồi bày bánh lên đĩa. Tôm chấy được xào trên chảo đến khi có màu vàng ưng ý, được rắc lên trên bánh. Cuối cùng, tóp mỡ được cho lên sau cùng. Tất cả hương vị quyện lại khiến món bánh thơm lừng, hấp dẫn. Ảnh: @diem.jeansvnxk/Instagram.

Bánh bèo - một tên gọi, muôn vàn hình thức - 4

Bánh bèo chén là đặc sản mời khách đến thăm xứ Huế. Về thành phần cũng như cách chế biến, bánh bèo Huế giống với bánh bèo Quảng Bình nhưng cho vào chén, đúng theo phong cách "ăn hương ăn hoa" của người cố đô. Trên mỗi chén sẽ rắc thêm tôm chấy, tóp mỡ và hành phi. Khi ăn, thực khách ruới nước mắm cay ngọt lên trên, thưởng thức món bánh dẻo dai, béo bùi nhưng lại không bị ngấy. Ảnh: Liz Phung.

Bánh bèo - một tên gọi, muôn vàn hình thức - 5

Bánh bèo Quảng Nam cũng được đựng trong những chén nhỏ như bánh bèo chén Huế, tuy nhiên khác biệt với lớp bột thoảng hương lá dứa. Món bánh này được ăn thiên về để no hơn là ăn vặt, do phần bột được đổ dày hơn khiến thực khách no lâu. Phần tôm thay vì rắc lên như bánh bèo các tỉnh khác lại được nấu thành sốt đặc sánh với bột năng, đậm mùi tỏi băm. Bánh chín khéo phải có xoáy ở giữa để đổ sốt tôm lên trên. Khi ăn, thực khách chan nước mắm nguyên chất hoặc mắm dầm tỏi, ớt xanh. Ảnh: @talithaeatsalot/Instagram

Bánh bèo - một tên gọi, muôn vàn hình thức - 6

Bánh bèo lá dứa là một loại bánh ngọt, đặc sản của miền Tây. Người dân sông nước thường ăn như món đồ ngọt ăn vặt trong ngày. Bánh thường có nhân là đậu xanh hoặc không có nhân, khi ăn chan nước cốt dứa và rắc mè rang lên bánh. Ngoài ra, bánh có thể ăn trực tiếp, chấm muối mè. Ảnh: @doanvatcoba/Instagram

 Trung Nghĩa (Theo VnExpress)

 

 

Xem thêm...
Theo dõi RSS này