Gia chánh

Gia chánh (112)

5 LOẠI RAU DÂN DÃ Ở VIỆT NAM THÀNH "THẦN DƯỢC" ĐẮT GIÁ TRÊN THẾ GIỚI

5 LOẠI RAU DÂN DÃ Ở VIỆT NAM THÀNH "THẦN DƯỢC"

ĐẮT GIÁ TRÊN THẾ GIỚI

Có nhiều loại rau ở Việt Nam thường chỉ coi như rau ăn bình thường nhưng chúng lại là "thần dược" ở nhiều nước khác.



1. Rau càng cua
 
Rau càng cua mọc nhiều ở đất ruộng ẩm ướt. Nhiều người coi rau này là loại cỏ dại, mọc hoang, chỉ làm thức ăn cho gia súc mà không biết rằng rau càng cua còn có tác dụng làm thuốc chữa bệnh.


Ở các nước khác, rau càng cua lại rất được ưa chuộng, thường được dùng để chế biến thành nhiều món ăn vì những lợi ích y học kỳ diệu của nó. Hoạt chất chiết ra từ rau càng cua có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức, kháng khuẩn. Rau càng cua còn làm thuốc chữa đau bụng, áp xe, mụn, bỏng nước, gout, thấp khớp...


Ở Philippines, người ta dùng lá càng cua đắp để điều trị ung nhọt và vết loét. Người dân Trung Quốc và Brazil dùng nước ép rau càng cua để trị bệnh viêm kết mạc. Còn người Java lại dùng loại rau này để trị sốt rét, đau đầu… Hiện nay, trên các trang mạng rau này được rao bán với giá từ 80.000 – 90.000 đồng/kg khu vực phía Nam còn tại Hà Nội rau này được rao bán với giá khoảng 100.000 đồng/kg.
 
2. Rau dền com và dền đỏ

Rau dền cơm và dền đỏ ở Việt Nam trồng rất phổ biến, được bán với giá rất rẻ và chỉ được coi là thứ rau dân dã. Tuy nhiên, loại rau này rất được thế giới ưa chuộng, nhất là vùng Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp. Nó được thế giới ca ngợi là loại rau trường thọ bởi công dụng đứng đầu bảng các nhóm rau.


Rau dền có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, giải độc. Trong lá rau chứa hàm lượng vitamin A, B, C, nhiều protid đặc biệt là lysin với hàm lượng cao hơn bắp, lúa mì và đậu tương.


Rau dền luộc ăn và uống cả nước giúp thông tiểu, nhuận trường, chữa táo bón, kiết lỵ, dị ứng, mẩn ngứa, côn trùng đốt. Sử dụng hoa và hạt rau dền có tác dụng chữa phong nhiệt, mắt mờ. Tại Nigeria, rau dền cơm được bào chế thành dịch truyền vào máu để thanh lọc máu. Một số trung tâm nghiên cứu trên thế giới còn bào chế rau dền cơm thành loại em bôi điều trị viêm nhiễm mắt, thuốc động kinh và thuốc chống co giật.
 
3. Rau sam

Dù được gọi là rau, nhưng ở Việt Nam, người ta thường chỉ coi cây sam như là rau dại, mọc đầy ở trong vườn, ven đường, bờ ruộng và chỉ dùng như một loại rau ăn lá rất hạn chế, thậm chí ở nhiều nơi còn dùng làm thức ăn cho bò.


Đây là một loại cây mọng nước, thân bò sát mặt đất với màu hơi hồng đỏ, trơn nhẵn với các lá mọc đối thành cụm tại các đốt hay đầu ngọn, hoa sam màu vàng hoặc đỏ rất đẹp.


Rau sam có vị đặc trưng, thanh và hơi chua. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Úc, trong rau sam có chứa nhiều axit béo omega-3 hơn các loại rau ăn lá khác. Đây cũng là loại rau chứa nhiều loại vitamin cũng như các chất khoáng dinh dưỡng như magiê, canxi, kali và sắt. Chính vì những thành phần bổ dưỡng trên, mà rau sam được coi là một loại thảo dược quý chữa nhiều bệnh như chữa mụn nhọt lở loét, đau răng, chữa trị mẩn ngứa ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu, các chứng lỵ, giun sán đường ruột, đầy bụng, trướng bụng...
 
4. Rau dừa nước

 
Loại rau này có thân xốp giúp cho thân cây nổi trên mặt nước, mọc hoang nhiều ở ruộng, ao đầm, mương. Rau dừa nước có giá trị dinh dưỡng khá cao, chứa nhiều protid, glucid, chất xơ, canxi, photpho, sắt, carotene, vitamin C, flavonoit và tanin.


Rau có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu còn dùng chữa cảm sốt, đau bụng, dùng ngoài giã nhuyễn đắp trị rắn cắn, mụn nhọt, sưng lở. Mọi người có thể ăn kèm rau với mắm kho hoặc luộc, nấu canh.
 
5. Rau tầm bóp


Ở Việt Nam, quả tầm bóp được xem như là một quả dại, mọc lan ở khắp các ruộng lúa ở vùng nông thôn. Nhưng ở Nhật Bản, đây là một thứ quả khá đắt. Tính theo giá thành ghi trên bao bì, 1kg quả tầm bóp có giá bán lên tới 700.000 đồng, thậm chí còn đắt đỏ hơn giá của nhiều loại hoa quả nhập khẩu về Việt Nam như cherry Mỹ, hồng California, mận Mỹ,... Quả tầm bóp tại Nhật thường được người dân mua về ăn hoặc nấu canh.


Theo Đông y, cây tầm bóp vị đắng, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Quả tầm bóp vị chua, tính bình tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm. Ở Ấn Độ, người ta sử dụng toàn thân cây tầm bóp làm thuốc lợi tiểu. Nó còn có tác dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường.

Theo: VOV
 
Ngọc Lan sưu tầm
 
Xem thêm...

MÓN VỊT ÉP PHẢI ĐẶT TRƯỚC HAI THÁNG Ở NHÀ HÀNG HƠN 400 TUỔI

MÓN VỊT ÉP PHẢI ĐẶT TRƯỚC HAI THÁNG

Ở NHÀ HÀNG HƠN 400 TUỔI

Món vịt với nước sốt được ép từ các bộ phận của con vịt là đại diện cho đẳng cấp của ẩm thực Pháp, rất khó để có cơ hội thưởng thức ở Paris.

Vịt ép (canard à la presse)

Vịt ép (canard à la presse) là món ăn di sản, được chế biến cầu kỳ và thuộc hàng xa xỉ của ẩm thực Pháp. Vịt ép được cho là xuất phát từ một chủ quán trọ ở vùng Duclair, miền nam Pháp. Từ thế kỷ XIX, món ăn gắn liền với nhà hàng Tour d'Argent hơn 440 năm tuổi nằm bên bờ sông Seine ở Paris. Đây là một trong những nhà hàng lâu đời và nổi tiếng nhất thế giới, được trao một sao Michelin, cũng là nguyên mẫu nhà hàng trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Ratatouille (Chú chuột đầu bếp), theo đại diện nhà hàng.

Vịt ép được đặt tên theo vua hề Charlie Chaplin, người từng thưởng thức món ăn ở nhà hàng, để tưởng nhớ ông. Theo các đầu bếp của Tour d'Argent, vịt để chế biến món ăn này được nuôi riêng trong trang trại của nhà hàng nhằm đảm bảo yêu cầu về chất lượng thịt và được đánh số thứ tự cho từng con, số lượng hạn chế.

Nhà hàng Tour d'Argent bên bờ sông Seine. Ảnh tư liệu nhà hàng

Thịt vịt được chọn từ con non và béo, sẽ được quay tái, lọc lấy thịt ức và đùi. Phần thịt vịt được phục vụ bằng cách cắt trên không thay vì trên thớt, sau đó chế biến thành hai món là lườn vịt quay và đùi vịt nướng.

Phần còn lại của con vịt được ép lấy tiết và nước để làm thành sốt, hòa với một số nguyên liệu đặc biệt theo bí quyết riêng, trong đó có bơ và rượu cognac. Phần sốt này được đun nhỏ lửa đến khi cô đặc, rồi rưới lên phần vịt quay khi mang ra phục vụ thực khách.

Để chế biến phần sốt, không thể thiếu một chiếc máy ép vịt bằng kim loại, có vòi phía dưới để máu và tủy xương chảy ra. Chiếc máy có hai hoặc bốn chân nặng để toàn bộ máy khi ép luôn ổn định. Món vịt ép không thể thành công nếu thiếu máy ép vịt.

Chiếc máy ép vịt.

Các tạp chí ẩm thực Pháp đánh giá món ăn "rất tinh tế". Một thực khách đến từ Tây Ban Nha từng được thưởng thức vịt ép ở Paris nhận xét món có vị huyết hơi nồng nhưng "đó là món ăn thật ngoạn mục".

Mở cửa lần đầu năm 1582, La Tour d'Argent từng phục vụ các thành viên Hoàng gia và giới quý tộc, các nguyên thủ, quan chức cấp cao trên thế giới cùng nhiều nhà văn và diễn viên nổi tiếng như Vua Pháp Henry III, Nga hoàng Alexander II, Nữ hoàng Anh Elizabeth II và phu quân, Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Mỹ Roosevelt và Kennedy, vua hề Charlie Chaplin, minh tinh Elizabeth Taylor và Humphrey Bogart.

Vịt quay kiểu Charlie Chaplin với hạt tiêu Tiên Phước, rau cải chip, chanh và gừng được chế biến ở Việt Nam. Ảnh: Le Beaulieu

Từ năm 1890, thực khách tới thưởng thức món ăn của nhà hàng sẽ nhận được một tấm thiệp chứng nhận số thứ tự con vịt mình được phục vụ. Số thứ tự này được cấp cho thực khách dùng từ nửa con trở lên. Qua nhiều thế kỷ, hiện có gần 1,2 triệu con vịt được đánh số. Theo đại diện nhà hàng, nhiều vị khách nổi tiếng đã sở hữu chứng nhận, ví dụ số 112.151 thuộc về cựu Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt hay số 253.652 thuộc về vua hề Charlie Chaplin.

Tour d'Argent là nhà hàng khó đặt bàn tại Paris. Thông thường, để thưởng thức món vịt ép, thực khách phải đặt trước ít nhất hai tháng. Một set menu có giá dao động từ 400 đến 1.000 euro (từ 10 triệu đến 28 triệu đồng). Bếp trưởng hiện nay Yannick Franques của Tour d'Argent từng được trao giải Meilleurs Ouvriers de France dành cho những người thợ có tay nghề giỏi ở nhiều lĩnh vực. Ông đã duy trì cách chế biến vịt ép truyền thống.

Vịt pha lê, biểu tượng của nhà hàng được mang từ Pháp sang Việt Nam. Ảnh: Esheep

Việt Nam là quốc gia thứ hai sau Thái Lan nhà hàng Tour d'Argent đưa nhân sự chính, trong đó có Bếp trưởng Yannick Franques sang giới thiệu món vịt ép, từ 23 đến 27/10, tại một nhà hàng trong khách sạn 5 sao ở Hà Nội. Những đồ trang trí trên bàn ăn, trong đó có con vịt pha lê biểu tượng của nhà hàng, cũng được mang sang Việt Nam.

Bếp trưởng Yannick Franques đã thực hiện một menu trưa 5 món và menu tối 8 món, trong đó có hai món vịt (nướng và quay kể trên).

Bếp trưởng Yannick Franques. Ảnh: Tour d'Argent

Tuấn Anh, admin của một diễn đàn ẩm thực với trên 2,5 triệu thành viên, thưởng thức bữa ăn ngày 24/10 tại Hà Nội, nhận xét món ăn thực sự hoàn hảo. "Thịt có vị thơm, mềm mọng, sốt ăn kèm béo ngậy. Phần thịt ức vẫn giữ được màu hồng tươi, chỉ cần dùng dao cắt nhẹ", anh nói và cho biết thêm chưa từng thử món ăn nào tương tự.
 
 
 
 
 
 

Linh Hương / Theo: VNExpres
Xem thêm...

THẾ GIỚI ẨM THỰC CÔN TRÙNG CỦA NGƯỜI NHẬT

THẾ GIỚI ẨM THỰC CÔN TRÙNG CỦA NGƯỜI NHẬT

Những món ăn từ côn trùng không phải là hiếm trên thế giới, thực tế đây là một nguồn protein quan trọng ở nhiều quốc gia từ xa xưa. Nhật Bản cũng không ngoại lệ, một nghiên cứu của nhà côn trùng học Tsunekata Miyake đã chỉ ra rằng có tới 55 loại côn trùng được tiêu thụ hằng ngày ở Nhật Bản trong thời kỳ Taisho (1912 – 1926).



Truyền thống ăn côn trùng của người Nhật

Việc dùng côn trùng làm lương thực nuôi dưỡng sự sống của con người đã có từ xa xưa ở Nhật. Ghi chép lâu đời nhất về nó là vào thời Edo (1603-1868). Thuở ấy, những vùng nông thôn có món dế chiên hay dế tẩm đường làm đồ ăn vặt. Còn ở những vùng khan hiếm thịt cá thì châu chấu, ong bắp cày hay tằm là món ăn đặc trưng của địa phương.

Một cuộc điều tra do nhà côn trùng học Tsunekata Miyake thực hiện vào năm 1919 về côn trùng ăn được và có thể làm thuốc đã liệt kê 55 loài được dùng làm thực phẩm. Châu chấu, dế và ong bắp cày đã được tiêu thụ hầu hết trên khắp đất nước vào thời điểm đó.


Vào Thế chiến 2, việc ăn côn trùng lan rộng khắp Nhật Bản. Chiến tranh khiến thực phẩm trở nên khan hiếm nên người dân đã bắt côn trùng để chế biến thành những món ăn chống đói. Đến thời hậu chiến, sản lượng lương thực tăng lên và nguồn thực phẩm cũng đa dạng hơn, đồng thời số lượng côn trùng suy giảm do sử dụng thuốc trừ sâu. Chính vì vậy, những món ăn từ côn trùng dần ít xuất hiện trong những bữa cơm gia đình.

Tuy nhiên ở thời hiện đại, người Nhật rộ lên sở thích ăn côn trùng và xem đây là một xu hướng ẩm thực tương lai. Nhiều đầu bếp, các nhà hoạt động và chuyên gia thực phẩm đã tích cực quảng bá côn trùng như một món ăn ngon trong tương lai.

Trong số đó có đầu bếp chuyên về côn trùng là Shoichi Uchiyama, ông đã lập ra câu lạc bộ nghiên cứu ẩm thực từ côn trùng và viết một cuốn sách nấu ăn với công thức chế biến các món đặc biệt từ côn trùng.

Những món ngon từ côn trùng phổ biến nhất

Tại đất nước mặt trời mọc, có những món ngon truyền thống được chế biến từ côn trùng mà người dân đều quen thuộc. Trong số 47 tỉnh thành của Nhật Bản, Nagano nổi tiếng với việc tiêu thụ côn trùng nhiều nhất.

Inago no Tsukudani

Món ăn này phổ biến ở các vùng nông thôn tại Yamagata, Nagano và Gunma (thuộc đảo Honshu). Inago (châu chấu) được cho vào hộp hoặc túi không có thức ăn trong một đêm để loại bỏ phân ra khỏi cơ thể trước khi chế biến. Sau đó, chúng được luộc trong nước sôi trong 3-4 phút, để nguội rồi phơi khô dưới nắng khoảng 1-2 ngày. Châu chấu sau khi khô được ninh hoặc chiên với nước tương và đường, kiểu chế biến này được gọi là tsukudani.

Ảnh: TasteAtlas

Hachinoko

Món ấu trùng ong (nhộng ong) bắt nguồn từ vùng núi Nagano, ngày xưa chỉ dành cho tầng lớp vua chúa, quý tộc. Nhộng ong sau khi được thu hoạch và làm sạch sẽ được chiên giòn trong dầu nóng rồi ướp với nước đường và nước tương. Hachinoko được dùng làm mồi nhậu cùng rượu sake hay có thể ăn cùng cơm nóng, cuộn sushi.

Ảnh: mr.kanso

Kaiko no sanagi

Là nhộng tằm, thường được người dân tỉnh Nagano dùng chế biến theo kiểu tsukudani hay kanroni (hầm với nước tương, mirin, đường, syrup). Món nhộng tằm được dùng để thay thế thịt bò, thịt lợn vì hàm lượng chất béo và protein dồi dào, là nguồn cung cấp đạm và vitamin B12.

Ảnh: zazamushi.net

Những lợi ích từ việc sử dụng côn trùng làm thực phẩm

Côn trùng không chỉ hợp khẩu vị nhiều người mà còn mang đến những lợi ích khác. Dưới đây là một số lý do để chọn côn trùng làm đồ ăn:

- Hiệu quả về chi phí: Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), côn trùng cung cấp lượng protein tương đương với thịt gia súc hay gia cầm nhưng chi phí nuôi dưỡng lại ít hơn hơn từ 2 đến 4 lần.

- Tăng trưởng nhanh: Côn trùng sinh sản, phát triển nhanh, hầu hết các loài bọ chỉ mất chưa đầy sáu tháng là có thể sử dụng; trong khi đó gia súc phải mất ít nhất hai hoặc ba năm để trưởng thành trước khi có thể lấy thịt.

- Lợi ích sức khỏe: Theo FAO, côn trùng được cho là nguồn thực phẩm lành mạnh với hàm lượng chất béo, protein, vitamin, chất xơ và khoáng chất cao. Qua đó côn trùng có thể giúp chống lại nạn suy dinh dưỡng tại nhiều khu vực trên thế giới.

- Kéo dài tuổi thọ: Mặc dù chưa được khoa học chứng minh cụ thể nhưng nhìn nhận vào thực tế thì Nagano là tỉnh có tuổi thọ cao nhất Nhật Bản và đây cũng là địa phương tiêu thụ nhiều côn trùng nhất. Từ đây mà nhiều người có niềm tin vào việc ăn côn trùng để sống thọ.

- Giá rẻ và thân thiện với môi trường: Đồ ăn từ côn trùng có giá cả phải chăng, thấp hơn nhiều so với các loại thịt cá khác. Khai khác loài này cũng giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu, giúp cây cối phát triển xanh và sạch hơn; ngoài ra còn giúp tiết kiệm diện tích đất đai để canh tác cũng như ít tạo ra khí nhà kính có hại cho môi trường.

Chính vì thế, nuôi và tiêu thụ côn trùng đang là một xu hướng được khuyến khích tại Nhật Bản. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu nuôi và chế biến các loại thực phẩm từ côn trùng.
Kinh doanh ẩm thực côn trùng ở xứ Phù Tang

Hiện nay ở Nhật có rất nhiều cửa hàng chuyên buôn bán thực phẩm làm từ nhện, dế, ve sầu, bọ... Nhiều công ty đã xây dựng mô hình trang trại nuôi côn trùng để cung cấp cho các cơ sở sản xuất, nhà hàng. Nhiều tiệm ăn đã lên thực đơn với các món có nguyên liệu chính là côn trùng. Các loại bột từ dế cũng được sử dụng trong bữa trưa và bữa ăn nhẹ ở nhiều trường học.

Ramen dế tại ANTCICADA. Ảnh: Global Times

Mô hình máy bán hàng tự động giới thiệu các món ăn từ côn trùng cũng thu hút sự chú ý của mọi người. Như ở thành phố phía nam Kumamoto có máy bán hàng tự động với các món như bọ tê giác, dế chế biến sẵn có phủ socola.

Hay ở công viên Inokashira tại Tokyo có một máy bán hàng tự động với hai loại bọ đóng hộp. Ở Nhật có thương hiệu Takeo, được biết đến với những chiếc máy bán hàng tự động chuyên bán những gói côn trùng ở khu vực trung tâm Tokyo.

Bánh làm từ bột dế của Muji. Ảnh: GIGAZINE

Những món ăn từ côn trùng được chế biến sẵn và sản xuất đóng gói hay đóng hộp cũng được bày bán phổ biến trên các trang thương mại điện tử của Nhật. 
 
Ái Thương / Theo: kilala
 
Ngọc Lan sưu tầm
 
 
 
Xem thêm...

ĐỘC LẠ MÓN IKIZUKURI NHẬT BẢN, LÊN ĐĨA VẪN QUẪY ĐẠP TƯNG BỪNG

ĐỘC LẠ MÓN IKIZUKURI NHẬT BẢN,

LÊN ĐĨA VẪN QUẪY ĐẠP TƯNG BỪNG

Không im lìm trên đĩa, Ikizukuri quẫy đạp tưng bừng trước thực khách. Nhiều người khen Ikizukuri là tinh hoa ẩm thực Nhật trong khi không ít ý kiến ái ngại về cách đối xử tàn nhẫn với động vật.


Ikizukuri trong tiếng Nhật nghĩa là phục vụ hải sản sống. Cách phục vụ này được áp dụng với nhiều động vật như bào ngư, tôm, tôm hùm và cá. (Ảnh minh họa)

Để món Ikizukuri Nhật Bản có thể cử động cho đến lúc lên mâm, nguyên liệu phải là hải sản còn khỏe, bơi tung tăng trong bể.
 
Khi hải sản được vớt lên, đầu bếp sẽ dùng dao sắc nhanh tay phi lê thịt thành từng miếng vuông mỏng để phục vụ sashimi và sushi. Khi ăn, Ikizukuri dùng cùng gừng ngâm, wasabi, nước chanh, nước tương và rượu sake.
 
Đầu bếp chế biến Ikizukuri thường có nhiều năm kinh nghiệm. Khả năng dùng dao thượng thừa khiến phần nội tạng được giữ nguyên vẹn, chỉ riêng phần thịt tách riêng. Đầu bếp thao tác nhanh để đảm bảo món ăn khi bê ra bàn ăn, đầu, mắt và đuôi cá vẫn phải chuyển động.
 
Tốc độ là yếu tố rất quan trọng, đảm bảo cá đã chết nhưng một số tế bào thần kinh vẫn hoạt động. Chính những tế bào thần kinh này khiến toàn thân chú cá co giật, mang lại cảm giác cá đang quẫy đạp.
 
Ikizukuri rất được đón nhận tại Nhật Bản. Họ coi món ăn là cách tôn vinh, đánh giá cao sự sống của hải sản thay vì chỉ đơn giản xem nó như một mặt hàng tiêu dùng. Cách chế biến này cũng giúp người ăn cảm nhận sự tươi ngon, tinh tế nhất của món ăn.
 
Không giống cá âm dương ngày càng vắng bóng ở Trung Quốc, Ikizukuri Nhật Bản lại được đón nhận bởi thực khách sành ăn. Nhiều người đánh giá, Ikizukuri vượt trội hơn sushi thông thường về hương vị và độ tươi ngon.
 
Người Nhật tin rằng, có một số lợi ích sức khỏe nhất định liên quan đến việc tiêu thụ hải sản sống. Ví dụ, cá sống và động vật có vỏ chứa các enzyme giúp phân hủy thịt, làm cho thịt mềm và dễ tiêu hóa hơn. Những enzyme này sẽ bị phá hủy nếu nấu ở nhiệt độ cao.
 
Mặc dù “được lòng” nhiều người song Ikuzukuri vẫn vấp phải ý kiến chỉ trích. Một số người cho rằng cách chế biến này quá tàn nhẫn với động vật. Đây cũng là lý do Ikizukuri bị cấm ở Đức, Úc.
 
Bên cạnh đó, nhiều người lo ngại vấn đề an toàn thực phẩm. Họ tin rằng việc ăn sống sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người dùng. Bất chấp những lo ngại, hiện Ikizukuri rất phổ biến ở Nhật, đặc biệt trong các nhà hàng cao cấp.
 
Định Tâm (Theo Unbelievable) / Tri thức & Cuộc sống
 
Ngọc Lan sưu tầm
 
 
 
Xem thêm...
Theo dõi RSS này