Văn học nghệ thuật

Văn học nghệ thuật (1316)

Find out the latest local and worldwide news.

Children categories

Thơ

Thơ (27)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Xem bài viết...
Âm nhạc

Âm nhạc (126)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Xem bài viết...
Truyện

Truyện (262)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Xem bài viết...

Rượu và Thơ

Rượu và Thơ

Nổi tiếng nhất về thơ và rượu là Tản Đà. Trong một bài thơ, Tản Đà kết luận:
 

BM

Trăm năm là một đời người. Cả đời Tản Đà chỉ có thơ và rượu. Vậy nghìn năm trước, ai là người thích rượu yêu thơ?

 

Rượu Và Thơ Của Những Nhà Thơ Trước Tản Đà

 

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)

 

Làm quan dưới triều Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm được phong tước Trình tuyền hầu, kế tới tước Trình quốc công nhưng xin từ quan về quê hưởng nhàn:

 

BM 

Thú vui 4 mùa của Trạng Trình rất đạm bạc và an nhàn:

 

BM

Đời sống tuy thanh đạm nhưng tâm hồn tao nhã với thơ và rượu:

 

BM

(chữ nôm là quốc ngữ  cũ,  tiếng Việt được La tinh hóa là quốc ngữ mới) .

 

Phạm Thái (1777-1813)

 

Cuộc đại thắng giặc Thanh của Nguyễn Huệ khiến triều Lê sụp đổ. Một số cựu thần mưu toan khôi phục nhà Lê nhưng thất bại. Trong số cựu thần có Trạch trung hầu và con là Phạm Thái. Trạch trung hầu chết, Phạm Thái bị truy nã.

 

Nhằm xóa bỏ tung tích, Phạm Thái vào chùa Tiêu sơn để tu dưới tên Phổ chiêu thiền sư. 

 

Giúp an toàn hơn, Phạm Thái được bạn là Trương Đăng Thụ làm quan ở Lạng sơn đón lên cho ẩn náu . Không lâu sau đó Đăng Thụ bị bệnh chết, Phạm Thái về quê bạn để viếng. Tại đây chàng gặp em gái bạn là Quỳnh Như, hai người yêu nhau. Cha nàng cũng là cựu thần nhà Lê: Kiến xuân hầu Trương Đăng Qũy. Cùng là con nhà thế gia vọng tộc, mối tình của chàng và nàng được coi là lý tưởng. Nhưng không ngờ mẹ nàng cương quyết chống đối. 

 

Chàng tuyệt vọng ra đi. Nàng thống khổ sinh bệnh rồi chết.

 

Để tiêu sầu, chàng uống rượu và làm thơ. Tập thơ "Sơ kính tân trang" là lời tự thuật mối tình của chàng và Quỳnh Như. 

 

Tìm quên trong men rượu, chàng trở nên nghiện nặng:

 

BM

Từ nghiện rượu tới buông thả cuộc đời:

 

BM

Rượu đã hủy hoại cuộc đời Phạm Thái ở tuổi 36.

 

Nguyễn Công Trứ (1778-1858)

 

Hoạn lộ của Nguyễn Công Trứ dưới 3 triều Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trải qua nhiều thăng trầm. Chức tước cao nhất là Binh bộ thượng thư nhưng vì tính bộc trực nên cụ Thượng Trứ bị truất hết chức tước xuống hàng lính trơn.

 

Không bất mãn, cũng không nản lòng, cụ phấn đấu:

 

BM

Tới 71 tuổi cụ mới xin về vui thú điền viên:

 

BM

Cụ hưởng nhàn bằng các cuộc ngao du đó đây:

 

BM

Nguyễn Công Trứ là tiêu biểu của kẻ sĩ nước ta.

 

Cao Bá Quát (.?..-1854)

 

Cao Bá Quát thi đậu cử nhân được quan trường chấm hạng nhì nhưng sau khi duyệt lại quyển văn, bộ Lễ truất xuống cuối bảng.

 

Theo Dương Quảng Hàm (tác giả Việt nam văn học sử yếu), Bá Quát có nhiều ý tứ mới lạ và lời lẽ cao kỳ. Người đương thời khen rằng "văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán" (văn như Siêu và Quát thì không còn nhà Tiền Hán).

 

Nguyễn Siêu là Án sát Hà nội. Bá Quát là giáo thụ phủ Quốc oai. 

 

Có lẽ vì bất mãn, Bá Quát từ quan về quê hưởng nhàn. Ngày nay còn truyền lại tập thơ Chu thần thi tập.

 

Trong một bài hát nói, Bá Quát có câu:

 

BM

(nghĩa 2 câu thơ chữ Hán: núi cao , nước chảy, thơ ngàn trang- trăng sáng, gió mát, rượu một thuyền. Theo Đào Duy Anh, trục là tờ giấy sau khi viết được cuộn lại và cho vào ống tre để gìn giữ).

 

Rượu và thơ được Cao Bá Quát tôn lên thành rượu thánh và thơ thần. Ý tưởng rất mới lạ.

 

Năm 1854 vì nổi loạn, Cao Bá Quát bị bắt và bị xử tử cả 3 họ.

 

Nguyễn Khuyến (1835-1909)

 

Người đương thời gọi Nguyễn Khuyến là Tam nguyên Yên Đổ. Tam nguyên là đỗ đầu 3 kỳ thi. Yên Đổ là tên làng quê của cụ.

 

Khoa thi đời Tự Đức gồm 3 kỳ, sĩ tử phải đậu kỳ 1 mới được vào thi kỳ 2 và phải đậu kỳ 2 mới được vào kỳ 3.

 

Yên Đổ làm quan tới chức Tổng đốc thì từ quan về quê dạy học và hưởng nhàn. Thơ của cụ phần nhiều là tự vịnh và tự trào.

 

Bài thơ Thu ẩm có những câu như:

 

BM

Tuy tửu lượng không nhiều và dễ bỏ nhưng cụ không muốn chừa:

 

BM

Tuy nhiên khi được tin bạn già là cụ nghè Dương Khuê mất, cụ làm thơ khóc bạn, bày tỏ lòng thương tiếc đến nỗi thơ không muốn làm, rượu không muốn uống:

 

BM

Bài thơ chứng tỏ một tình bạn hiếm có.

 

Trần Tế Xương (1870-1907)

 

Trần Tế Xương được người đương thời gọi là Tú Xương vì ông chỉ đậu tú tài, sau đó thi rớt 2 khoa nên bỏ luôn.

 

Thời của ông là thời Ông Đồ ông Cống cũng nằm co nên ông chẳng có nghề nghiệp gì. 

 

Ông làm thơ tự trào, tự nhận mình không biết chữ Tây và quốc ngữ thì chỉ còn cách về quê làm ruộng cũng có ăn và có tiền:

 

BM

Thật sự ông sống nhờ vợ. Mặc dù than nghèo, ông vẫn ăn chơi phóng túng.

 

Tuy vậy có lúc ông mệt mỏi về cuộc ăn chơi của mình:

 

BM

Đối với Tú Xương, rượu đứng hàng thứ...

 

Nguyễn Khắc Hiếu (1888-1939)

 

Quê của Nguyễn Khắc Hiếu ở Sơn tây, nơi có núi Tản viên và sông Đà giang nên ông lấy bút hiệu là Tản Đà.

 

Thuở nhỏ Tản Đà học chữ Hán, đi thi bị rớt nên chuyển sang học quốc ngữ. Tản Đà vừa làm thơ vừa viết văn và dịch Hán văn. Bài của ông gửi đăng trên các báo Bắc và Nam. Ông cũng xuất bản tác phẩm của mình và làm chủ bút Hữu thanh tạp chí và An nam tạp chí.

 

Thơ của Tản Đà được Dương Quảng Hàm khen: có giọng điệu nhẹ nhàng du dương, cách dùng chữ (thường là chữ nôm) và đặt câu uyển chuyển êm đềm khiến người đọc dễ cảm động say mê.

 

Tản Đà ưa uống rượu, rượu đi đôi với thơ như lời tuyên ngôn sau đây:

 

BM

Con người Tản Đà có hai thực thể. Một do cha mẹ sinh ra, biết mưu sinh cơm áo như mọi người. Một thực thể khác do Trời đất sinh ra, chỉ yêu thơ và thích rượu. Có lẽ ý tưởng này xuất xứ từ câu tục ngữ : cha mẹ sinh con, Trời sinh tính (thật ra câu này là lời tự an ủi của những cha mẹ thất bại trong sự uốn nắn con cái).

 

Trong bài thơ khác, ông tái xác nhận:

 

Kiếp say sưđã chm s Thiên đình

Càng đm sc mê thanh càng mi miết

Say lm v: say mt, say mê, say nh, say tít

Trong làng say ai biết nht ai say?

 

Đối với Tản Đà, rượu và thơ tương tác với nhau: rượu khơi nguồn cho thơ, thơ khiến rượu thêm ngon.

 

Rượu và thơ còn đưa tâm hồn nhà thơ thoát khỏi thân phàm tục:

 

BM

Đôi khi Tản Đà cho mình say là hư hỏng nhưng tự bênh vực mình bằng cách nhân cách hóa trái đất và mặt trời:

 

 Say sưa nghĩ cũng hư đi

 Hư thì hư vy, say thi c say 

 Đất say đt cũng lăn quay

 Tri say Tri cũng đ gay, ai cười?

 

Không ai cười trái đất quay vì say và mặt trời đỏ vì rượu. Vậy khi Tản Đà say có gì mà cười?

 

Mặc dù nhà thơ bị vợ phàn nàn rằng say sưa vô ích và khuyên ông nên chừa rượu, nhung ông cứ lần khân:

 

Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu hưởng dương 51 tuổi.

 

 

 

Bùi Quý Chiến

 

 Hồng Anh sưu tầm

 

Xem thêm...

Câu Hát Huê Tình Đối Đáp Ở Nam Kỳ - Nguyễn Kiến Thiết

Câu Hát Huê Tình Đối Đáp Ở Nam Kỳ 

Nguyễn Kiến Thiết

Huê tình (còn gọi hoa tình): “Lẳng lơ trai gái” (Việt Nam Từ Điển, tr.239), là “Lời trai gái chọc ghẹo nhau, dâm từ, những câu hát ghẹo” (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, tr.428).
 
Hát huê tình là “hát lời nói xa gần làm cho cảm động ý nhau, cùng là chọc ghẹo nhau” (ĐNQATV, tr.410). Người miền Bắc gọi lối hát nầy là Tự tình, Hát hoa tình hoặc Hát trao tình tức là “những bài hát hoa tình giữa trai và gái trao đổi nhau những khi có dịp gặp nhau”[1].
 
cauhathuetinhnkt2
(Hình tư liệu, tác giả gửi)
 
Theo Thuần Phong, Hát huê tình thông dụng nhiều nhứt ở miền Nam, còn gọi là hát đố, hát đối đáp, hát chèo ghe[2].
 
Chúng tôi có thể cắt nghĩa như sau: Hát huê tình ở Nam Kỳ là hát đối đáp trao đổi nhau giữa đôi trai gái hay giữa hai phe nam nữ “những khi có dịp gặp nhau” trên sông rạch, lúc lao động ngoài đồng áng, trên sân nhà, hoặc trong các lễ hội, hay trong những cuộc thi tài cao thấp. Câu hát huê tình phát triển mạnh ở Miệt Vườn đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong ngũ cung hơi Nam giọng oán và phảng phất hơi hướm ca dao miền Trung.
 
Chúng tôi sử dụng bản Câu Hát Huê Tình của Đinh Thái Sơn, Chợ Lớn, Thuận Hòa xb. 1966 cũng như một số ca dao miền Nam để thực hiện bài nầy. Hát huê tình là hát đối đáp trao đổi nhau giữa trai và gái để “đối chơi” cho vui (Đêm thanh trăng rạng, bạn mình đối chơi) hay để “ngâm nga đặng quên cả vất vả và mệt nhọc” trong khi lao động.
 
Và cũng có khi để “kết duyên,” như duyên bạn bè, duyên chồng vợ. Hát Huê tình cũng giống hát Quan họ là “một loại hình dân ca phong phú về giai điệu,” nhưng có điểm khác biệt là trai gái hát quan họ mặc dầu để ý thương nhau nhưng chỉ xem nhau như bạn (bạn hát) và theo tục lệ khắc nghiệt có ghi trong hương ước, “liền anh,” “liền chị” thường không được phép lấy nhau.
 
Trái lại chung cuộc của Hát Huê tình vẫn là tình yêu nam nữ (Thú vui nào bằng thú hát huê tình; Trời xui hội ngộ hai đứa mình kết duyên).
 
Cũng như ca dao cả nước, cái “tôi” trữ tình trong Câu hát huê tình thể hiện những cảm xúc “chủ đạo”, tinh tế và đa dạng. Từ “tôi”/”tui” dẫn đến những cặp nhân xưng đại từ đối xứng trong cách xưng hô của người bình dân: “tui”/“mình”, “qua”/“bậu”, “anh”/“em”, “chàng”/“thiếp”, “quân tử”/“thục nữ”, “anh hùng”/“thuyền quyên”, “người nghĩa”, “nhơn tình”, “cựu tình”,… Thí dụ:

-(câu 7) Bây giờ cầu xây nọ nó thôi xây; Thời qua với bậu dứt dây cang thường (bản gốc in: “can”). Điều đáng lưu ý là câu hát huê tình được làm theo mọi thể loại thơ: từ tứ tự, ngũ ngôn, lục ngôn đến lục bát, lục bát biến thể rồi đến song thất, song thất biến thể hoặc hỗn hợp hai ba thể trên một cách phóng túng. Những tiếng đệm như: bớ mình ôi, bớ anh ôi, bớ bậu ôi, bớ ai ôi, bớ em ôi, bớ nàng ôi, bớ nhơn tình ôi… được lồng vào trong câu hát một cách ý vị và duyên dáng.
 
Thí dụ: (câu 12): Chỉ tơ đứt mối thình lình; Bớ bậu ôi, Vì nghèo nên phải xa mình sanh phương.
 
cauhathuetinhnkt1
(minh họa: Etienne Girardet/Unsplash)
 
Hát huê tình là một loại hát đối đáp giữa nam và nữ; nhưng tại sao trong những câu do chính người bình dân hát lại có những từ Hán-Việt, cách ngôn Khổng Mạnh và điển tích Trung Hoa?
 
Như chúng ta đã biết, Nam Kỳ là vùng đất mới, nhưng mọi lãnh vực đều “khởi sự/khởi xướng” ở miền Nam. Từ chữ quốc ngữ, văn học chữ quốc ngữ, báo chí, tiểu thuyết rồi thơ, thơ mới, dịch thuật (đặc biệt sách Tàu, truyện Tàu) đến văn nghệ kháng chiến, tự truyện, thoại kịch… nhứt nhứt đều bắt đầu tại Lục Tỉnh. Nói khác đi Nam Kỳ đã đóng vai trò tiền phong của văn nghệ miền Nam. Khi phân tích Câu hát huê tình, chúng tôi muốn nhấn mạnh vai trò chữ quốc ngữ và phong trào dịch sách Tàu, truyện Tàu (ra chữ quốc ngữ) vào đầu thế kỷ XX đã ảnh hưởng rất lớn đến hò hát.
 
Chữ quốc ngữ – tức tiếng Việt viết theo mẫu tự Latin – được truyền sang nước ta vào cuối thế kỷ XVII do các giáo sĩ phương Tây nhằm mục đích phục vụ cho truyền giáo; và “người Nam kỳ là những người Việt Nam đã dùng chữ Quốc ngữ trước nhất” (Vũ Ngọc Phan: Nhà Văn Hiện Đại, 1941, tr.37).
 
Giáo Sư Thanh Lãng cũng đã khẳng định: “Chữ quốc ngữ được công nhận và phổ biến trước nhất ở miền Lục tỉnh…”[3]. Các dịch giả Sách Tàu sang quốc ngữ tiêu biểu có Đoàn Trung Còn dịch Minh Đạo Gia Huấn do Trình Di đời nhà Tống biên soạn; Trương Vĩnh Ký phiên dịch Minh Tâm Bửu Giám được biên soạn từ cuối đời nhà Tống. Truyện Tàu – tức tiểu thuyết chương hồi hay “tiểu thuyết cổ điển” của Trung Hoa. Dịch giả truyện Tàu sang chữ quốc ngữ đầu tiên là một người Pháp, Canavaggio, chủ báo Nông Cổ Mín Đàm dịch Tam Quốc Chí Tục Dịch đăng từ số báo ra mắt (1/8/1901)? Nhưng theo Vương Hồng Sển trong Thú Chơi Sách, người dịch Truyện Tàu đầu tiên chính là cụ Dũ Thúc Lương Khắc Ninh (1862-1943). “Những tay dịch thuật trứ danh ở Nam Kỳ” với số lượng nhiều nhứt chính là ba ông Nguyễn Chánh Sắt, Trần Phong Sắc và Nguyễn An Khương. Ngoài ra còn có Nguyễn Liên Phong và Nguyễn An Cư dịch Tam Quốc Diễn Nghĩa do nhà Tín Đức Thư Xã tại Sài Gòn xuất bản từ 1927-1932 gồm 31 cuốn.
 
Có thể nói có chữ quốc ngữ mới có phong trào dịch sách Tàu, truyện Tàu để phổ biến rộng rãi trong đại chúng. Từ đó phong trào mê truyện Tàu bùng phát khắp Nam Kỳ: người người “mê” truyện Tàu, nhà nhà “mê” truyện Tàu, “mê” nghe “nói truyện” Tàu.
 
Những cách ngôn Khổng-Mạnh, những tấm gương trung hiếu tiết nghĩa, những điều thường thức về nhân – nghĩa – lễ – trí -tín, về tam cang ngũ thường được người bình dân tình cờ tiếp thu từ sách, truyện Tàu, đợi có dịp đem ra thi thố. Cũng có khi qua những cuộc “đấu trí” của các bậc văn nho, thầy đồ trong các dịp giỗ chạp, ma chay, cưới hỏi hay hội hè đình đám mà người dân quê “nghe lóm” được rồi đem ra áp dụng trong ca dao, hò hát.
 
Tuy nhiên với cố tật “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ” của người bình dân Nam Kỳ, nên khi “hấp thụ” sách, truyện Tàu là họ đem ra ứng dụng, “thi thố’ ngay. Sơn Nam nhìn nhận: “Thật bực mình khi nghe những câu hò dẫn chứng nhiều điển tích sai lạc, vô nghĩa hoặc nhiều cách ngôn của Khổng Tử, Tư Mã Ôn Công, với danh từ lẫn lộn, ép vận, sai văn phạm cổ văn”[4].
 
Có thể nói mỗi một cuộc hát huê tình đối đáp gồm một số đặc điểm như: hát chữ, hát tích và hát đố/đối đáp.
 
– Hát chữ: dùng thành ngữ, tục ngữ nước ta hoặc cách ngôn của Khổng-Mạnh (thường lấy trong sách Tam Tự Kinh, Minh Tâm Bửu Giám hoặc Minh Đạo Gia Huấn) để gợi hứng gieo vần.

– Hát tích: dùng điển tích của sách vở Trung Hoa hoặc các truyện thơ Việt Nam vừa để gợi hứng gieo vần hay thách đố. Khi khảo sát về điển tích trong ca dao (thiên về ca dao miền Bắc), GS Thanh Lãng đã viết: “Văn chương bình dân rất kỵ những điển tích (…) Tuy nhiên đôi khi ta cũng thấy nhà văn bình dân dùng điển”[5]. Trong những chuyến đi “điền dã” sưu tầm, nghiên cứu Ca dao miền Nam, chúng tôi có thể khẳng định: Hát huê tình, một bộ phận của Ca dao miền Nam rất “sính” dùng điển tích. Phạm Văn Đang, một nhà giáo gốc Bắc cũng đã nhìn nhận: “Có điều đáng chú ý là ca dao miền Nam lại sính dùng thành ngữ điển tích hơn cả ca dao miền Bắc”[6].

– Hát đố/hát đối đáp: Hát đối đáp là một loại hát huê tình giũa trai và gái “những khi có dịp gặp nhau”. Những dịp gặp gỡ của chàng trai-cô gái khi diễn ra khi trên đồng ruộng, lúc trên sông nước. Nhưng nhiều nhứt là trên những dòng sông hiền hòa thơ mộng giữa “trai thương hồ” và “gái bán vàm”. Đại thể, mỗi cuộc hát đối đáp thường chia làm ba giai đoạn: Hát chào mời (bắt đầu chào hỏi, mời mọc); Hát đối đáp (trả lời câu đố, khen tặng) ; Hát tiễn (từ giã, xe kết).
 
Có thể nói “Khi cuộc hát đã đến lúc hào hứng, hễ bên trai “buộc vào” thì bên gái “mở ra” bên trai “bẻ vô” thì bên gái “xô ra,” bên nầy hát chữ, hát tích thì bên kia tìm cách đối lại; bên nầy dùng những câu hát đố hóc búa thì bên kia tìm câu hát đáp lại một cách tài tình”[7].
 
⁂⁂⁂⁂⁂
Để bài viết thêm phần sinh động, chúng tôi thử ‘phác họa” lại là diễn tiến cuộc hát huê tình đối đáp giữa chàng trai thương hồ và cô gái bán vàm trên dòng sông Hậu.
 
Trong khoảng đêm trường tịch mịch ở một khúc sông vắng miệt Hậu Giang, anh thương hồ thả lái buông chèo cho chiếc ghe tam bản nhẹ nhàng trôi theo dòng nước, mắt lơ đãng nhìn ánh trăng vàng vọt chìm xuống đáy sông, hồn lâng lâng khoái cảm với trăng nước hữu tình. Bỗng từ trong vàm một tiếng hát rao hàng cất lên lòn trong gió bay đến tai anh. Ghe anh lướt tới gần, tiếng hát đó càng ngày càng rõ, càng thanh, càng nồng, càng ấm như vuốt ve, như mời gọi.
 
Khách thương hồ chú ý lắng nghe và ngó quanh quất tìm nơi phát ra tiếng hát. Rất may từ trong vàm, một chiếc xuồng ba lá từ từ bơi ra, rồi tiếng hát rao hàng lảnh lót của một cô gái:
 
Chè đậu xanh đường cát
Ngọt mát tợ đường phèn
Ăn giùm một chén làm duyên
Nầy chú lái kia ơi! Lên doi xuống vịnh kiếm em mà ăn chè.
 
*Để ý thán từ “ơi” (khẩu ngữ) chỉ tiếng đáp lại cao giọng, tiếng gọi ngụ ý than thở.
 
Biết người con gái “mở đường” cho mình và vốn sẵn có “máu giang hồ”, chàng trai thương hồ liền cất tiếng hát huê tình để chào mừng, làm quen:

Bớ chè đậu xanh đường cát
Giọng em rao hát mát tợ đường phèn
Đối chơi một hiệp làm duyên
Kìa bạn mình ơi! Lên doi xuống vịnh, gặp em anh xin chào mừng.
 
Thấy giọng hát rao của mình có phần hiệu quả trong việc “câu” khách hàng, cô bán vàm cất tiếng hát tiếp:
 
Lưới thưa bủa lấy con cá duồng
Nầy chú lái kia ơi! Chèo ghe tam bản đêm trường đi đâu?
 
Được cô gái săn đón, anh lái buôn hảo ngọt lập tức trả lời:
 
Lưới thưa bủa lấy con cá duồng
Bớ cô nàng ơi! Anh chèo ghe tam bản tìm đường thăm em.
 
Hát vùa dứt câu, dường như sợ cô gái chê mình trêu ghẹo sỗ sàng, chàng trai bèn cất tiếng hát chữ “buộc vào” để ướm thử:

Cửu hạn phùng cam võ
Tha hương ngộ cố tri
Tình cờ mà gặp mấy khi
Hỏi thăm thục nữ giai kỳ định chưa?
 
Thấy khách thương hồ có vẻ tha thiết với mình, lòng cô thôn nữ dâng lên bao mối cảm tình nên bèn hát chữ đáp lại:

Thiếp tợ thiên biên nguyệt
Quân như lãnh thượng vân
Tuy gần mà chẳng phải gần
Cũng như biển Sở non Tần cách xa.
 
Nghe giọng hát chứa chan biết bao ý tình, chàng trai bèn hát huê tình “buộc thắt” lại:

Nước dưới sông lững đứng
Mây đưa gió dật dờ
Bớ bạn mình ơi! Tơ duyên đã buộc sờ sờ
Qua đây bậu đó, còn ngờ đâu xa.
 
Cô gái vẫn còn lo sợ Tơ hồng Nguyệt lão khéo bày trò oan nghiệt nên đã hát “mở ra”:

Trăng trên trời rành rạnh
Đêm thanh tạnh tiêu diêu
Lá lay tại mối chỉ điều
Nầy anh ơi, Thương thì nói vậy chớ còn nhiều chỗ lo.
 
Thấy cô bán vàm “mở ra” một cách yếu ớt, khách thương hồ bèn “bẻ vô”:

Qua nghe bậu than thân bậu
Nghĩ mà tệ lậu bề qua
Linh đinh chưa có cửa nhà
Bớ em ôi, Thương nhau hãy rán hiệp hòa lứa đôi.

* Thán từ “ôi” (khẩu ngữ) chỉ tiếng gọi biểu lộ ý than thở hoặc bày tỏ tình cảm tha thiết.
 
Cô bán vàm vẫn còn nghi ngờ lòng dạ của chàng trai nên đã hát “xô ra”:

E đó nói ngoài môi
Ừ rồi bay theo gió
Bớ anh ôi, Sự thế em thấy thường tham đó bỏ đăng.
 
Chừng như hiểu ý cô gái, chàng trai bèn “buộc riết vô” bằng cách hát chữ để bắt bí cô gái:

Anh cũng biết: Họa hổ họa bì nan họa cốt
Tri nhơn tri diện bất tri tâm
Bậu nghi như vậy mới lầm
Nầy bạn mình ôi, Chớ lòng anh sắt đá thâm trầm chẳng sai.
 
Hát xong anh lấy làm đắc ý mỉm cười chờ cô gái trả lời. Nhưng nào phải tay vừa, cô đã vội vàng cất giọng lảnh lót hát chữ đáp lại:

Em chỉ ngại: Thủy để ngư thiên biên nhạn
Cao khả xạ hề đê khả điếu
Chỉ xích nhơn tâm bất khả phòng
Bớ anh ôi! Nhiều tay tham bưởi chê bòng lắm anh.
 
Tới đây anh thương hồ bắt đầu đổi “chiến lược”, thay vì hát chữ, anh hát tích hầu “chinh phục” cô thôn nữ thật thà chơn chất.
 
Anh tằng hắng lấy giọng rồi cất cao tiếng hát tích lấy từ Truyện Tàu:

Anh tỷ như cái phận anh
Chẳng thà ở lều tranh như thầy Tăng, thầy Lộ.
Cũng không ham mộ như Vương Khải với Thạch Sùng
Em ôi, Đạo người giữ vẹn, bần cùng sá bao.
 
Cô gái vẫn chưa chịu thua. Sau một hồi “câu giờ” tìm ý, nàng đã hát tích đối lại:
 
Chẳng thà em chịu đói chịu rách
Học theo cách bà Mạnh, bà Khương
Chẳng thèm như chị Võ Hậu đời Đường
Anh ôi, Làm cho bại hoại, cang thường hư danh.
 
Các truyện thơ Việt Nam Nam như: Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Lâm Sanh-Xuân Nương, Phạm Công-Cúc Hoa, v.v… cũng được sử dụng trong hát huê tình.
 
Tới đây, cô gái dường như đã cảm mến chàng trai nên hát tích Truyện Kiều để thăm dò:

Thân em mỏng mảnh, quê cảnh lạ lùng,
Thuyền quyên mong sánh anh hùng,
Bớ anh ôi, Lại e như nàng Kiều nọ, bạn cùng Thúc Sanh.
 
Chàng trai vốn có chút chữ nghĩa, lại thường nghe “nói thơ Vân Tiên” nên hát tích đáp lại:

Nhơn, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín
Thị vị ngũ thường
Em ôi, Đây anh cũng dốc sánh bường Vân Tiên…
 
Cuộc hát đối đáp tới đây vô cùng hào hứng. Nhiều ghe thương hồ cũng chèo gần lại để mục kích cuộc thi tài cho thỏa tánh hiếu kỳ. Thỉnh thoảng có tiếng vỗ tay tán thưởng, tiếng reo hò cổ võ vang lên như xé tan màn đêm u tịch. Các chàng trai “hảo ngọt” tha hồ thưởng thức món “chè đậu xanh đường cát, ngọt mát tợ đường phèn” để “làm duyên” và được dịp làm quen cô gái. Một lát sau nồi chè ngọt lịm đã hết sạch.
 
Bấy giờ đến lượt cô gái “phản công”. Cô dùng các thuật ngữ nhiều/ít, non/già để hát đố:

Bánh nhiều quá sao kêu bánh ít
Chuối non nhớt cũng gọi chuối già
Trượng phu đối đặng mới là đáng khen.
 
Vốn là tay “cao thủ”, chàng trai “trả miếng” lại liền bằng cách dùng các thuật ngữ chua/ngọt, cao/lùn để đối lại:

Canh chua lét sao kêu canh ngọt
Cây cao nghệu cũng nói cau lùn
Đối chơi với bậu anh hùng há thua.
 
Rõ ràng là “kỳ phùng địch thủ”. Kẻ tám lượng, người nửa cân ai dễ nhường ai. Thấy đối thủ “phá miếng” một cách dễ dàng, cô bán vàm cũng đổi “chiến thuật” nói lái để tấn công chàng trai. (Nói lái (còn gọi nói trại) là một cách nói kiểu “chơi chữ” một cách hài hước của dân ta những lúc trà dư tửu hậu, trong các cuộc thi hò hát nhằm mục đích mua vui). Cô gái “buộc vô” bằng cách sử dụng nói lái để hát đố:

Con cá đối để trên cối đá
Mèo đuôi cụt nằm mục đuôi kèo
Bớ anh ôi, Anh mà đối đặng, dẫu nghèo cũng ưng.
 
Cả bọn cất tiếng cười vang, tưởng rằng anh thương hồ đã “bí lối”. Nhưng là tay “giang hồ tứ chiếng”, anh nào chịu thua dễ dàng. Sau khi lấy hơi và moi trong đầu những thuật ngữ đã “học lóm” được, anh cất tiếng hát đáp lại cũng bằng cách nói lái:

Con mỏ kiến đậu trong miếng cỏ
Chó vàng lông đáp dựa vồng lang
Bớ em ôi, Đây anh đối đặng e nàng chẳng ưng.
 
Cuộc hát đối đáp giữa trai thương hồ và gái bán vàm cứ thế mà tiếp diễn. Nhờ sự ứng đối tài tình, họ bắt đầu để ý, cảm mến nhau và tình yêu bắt đầu chớm nở giữa hai người. Cũng có khi vì bên trai, hay bên gái bị “buộc vào” mà không tìm được cách “xô ra”, nên “cuộc chơi” tạm thời chấm dứt. Thông thường có ba cách kết thúc cuộc thi tài: một là để “giải sầu”, “cầu vui” (Hát mấy trăm câu giải sầu chư vị; Việc hát hò có ý cầu vui”; hai là họ hẹn hôm sau cũng vào “đêm thanh trăng rạng” để thi tài cao thấp; ba là họ giã từ nhau mà “ruột thắt gan teo”. Đó cũng là tâm trạng chàng trai khi bùi ngùi hát dứt (hát giã từ nhau):

Giã quới nương lên đường Nam-Bắc
Hỡi người thục nữ ôi, Ngó lại bên xuồng ruột thắt gan teo.
 
cauhathuetinhnkt
(Hình: Xiaofen P/Unsplash)
 
Hát xong, anh lặng lẽ khua mái chèo cho ghe xuôi về ngả bát (rẻ phải), còn cô bán vàm cũng lặng lẽ bơi xuồng sang ngả cạy (rẻ trái). Tuy hai người đã rời xa rồi nhưng trong lòng họ vẫn tiếc hùi hụi cho sự gặp gỡ thú vị nầy, nên cô gái đã hát vói theo như hứa hẹn:
 
Chẳng trước thì sau
Cũng lý đào tương hội
Bớ người quân tử ôi, Khuyên anh hãy dằn lòng đừng vội nhớ trông.
 
⁂⁂⁂⁂⁂
Tập sách mỏng Câu Hát Huê Tình – một bộ phận của ca dao miền Nam – đã phản ảnh trung thực bức tranh xã hội Nam Kỳ buổi giao thời Pháp-Việt.
 
Độc giả có thể tìm thấy Nội dung “văn dĩ tải đạo” bàng bạc trong tác phẩm. Đó là đạo quân thần (quân xử thần tử), lòng ái quốc, đạo hiếu (ơn cha nghĩa mẹ), đạo phu thê (lòng chung thủy, dạ sắt son), trọng nghĩa khinh tài (kiến nguy vô dõng, tiền tài như phấn thổ/nhơn nghĩa tợ thiên kim), làm lành lánh dữ (tích thiện phùng thiện/tích ác phùng ác).
 
Đó là tất cả cái “điệu nghệ” (đạo nghĩa) của người Lục tỉnh. Thỉnh thoảng phê phán “thói hư tật xấu” (cờ bạc, tửu sắc, á phiện, lầu xanh), thói mê tín dị đoan (tam hạp, tứ hành xung) và “hôn nhân dị chủng” (Tây-Tàu-Khách-Thanh-Chệt-Chà / An Nam, Việt).
 
Nhưng phê phán là để xây dựng: vạch ra cái xấu, cái dở để gián tiếp đề cao cái tốt, cái hay nhằm giáo dục khuyên răn người đời. Về Nghệ thuật, hát huê tình đối đáp thiên về “diễn xướng” cần phải “câu giờ” để “bẻ lại” câu hát lắt léo, hóc búa, phải sử dụng tiếng đệm, tiếng láy cũng như vận dụng kiến thức và khả năng sẵn có của mình để thi tài cao thấp.
 
Vì vậy câu hát huê tình sử dụng gần như nguyên xi lời ăn tiếng nói của dân gian Lục tỉnh: lời lẽ bình dị, mộc mạc, không trau chuốt nên dễ đi sâu vào lòng người. Chúng ta sẽ không thấy những câu hát tròn trịa mềm mại thể sáu tám trong Câu hát huê tình.
 
Trong một bài nghiên cứu về Ca dao miền Nam, chúng tôi đã nhận định: Hò hát đi trước ca dao; và ca dao lục bát thành hình sau hò hát. Người sưu tầm/phổ biến (Đinh Thái Sơn) mặc dầu phải “tam sao thất bổn” do sự giao lưu văn hóa, do “trình độ văn hóa”; nhưng đã đạt được thành tựu đáng kể trong việc bảo tồn cái di sản lý thú của ông cha.
 
Chúng tôi tin rằng Câu Hát Huê Tình là một văn bản quý hiếm cho các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, các nhà ngôn ngữ học, xã hội học và văn học sử. Câu Hát Huê Tình chính là bản sao thâu gọn của ca dao Nam Kỳ Lục Tỉnh vậy.
─────────────
Chú thích:
[1] Thanh Lãng: Văn Chương Bình Dân. In lần II. Sài Gòn, Văn Hợi xb. 1957, tr.90.
[2] Thuần Phong: Ca Dao Giảng Luận. Kỳ II, SG, Á Châu xb.1970.
[3] Thanh Lãng: Thay Lời Bạt. Văn Học Miền Nam của Đông Hồ. Sài Gòn, Quình Lâm xb, 1970.
[4] Sơn Nam: Nói Về Miền Nam. SG, Lá Bối xb. 1967, tr.59.
[5] Thanh Lãng: Văn Chương Bình Dân. In lần II. Sài Gòn, Văn Hợi xb. 1957, tr.118.
[6] Phạm Văn Đang: Nghệ Thuật Xây Dựng Từ Hoa Trong Ca Dao Việt Nam. Luận án Cao học Văn chương Đại học Văn Khoa Sài Gòn, 1965, tr.149-150.
[7] Nguyễn Kiến Thiết: Tánh Cách Đặc Thù Của Ca Dao Miền Nam. Luận án Cao học Văn chương, Đại học Văn Khoa Sài Gòn, 1972, tr.107.
 
Nguyễn Kiến Thiết
12 tháng 4, 2024
 
Nam Mai sưu tầm
Xem thêm...

Chuyện Tình Buồn - Yên Sơn

  • Chuyện Tình Buồn
    Yên Sơn

Viết thay lời tiễn đưa

Nó – Nguyễn Văn B – là bạn dài lâu với tôi kể từ thời “bỏ thuyền bỏ bến bỏ dòng sông” để gia nhập Không Quân. Dù là quen biết nhau lâu dài như thế, tôi và nó không thân cận với nhau cho lắm chỉ vì tính nó rất bốc đồng, ngang ngạnh, thích cãi bướng, lúc nào cũng cho rằng mình đúng trong khi đó, tính tôi lại rất ít kiên nhẫn, dở chịu đựng, hay nổi quạu với những trái ngang.

Chẳng những cùng Đại đội, cùng Trung đội trong giai đoạn học quân sự vỡ lòng ở Quang Trung, khi mãn khoá về ở chung lều vải học sinh ngữ, ra trường cùng lúc, đi Mỹ cùng lúc, vào trường bay cùng thời, ra trường bay cùng lúc tại Keesler, tiểu bang Mississippi. Sau đó chúng tôi mới chia tay, mỗi đứa đi một trường bay khác theo loại máy bay mình chọn. Thế rồi bặt tăm nhau cho tới một ngày, rất tình cờ, tôi tới tham dự buổi sinh hoạt của một đảng phái chính trị ở Houston, tôi gặp lại nó với bí danh “Nguyễn Phan Thành”.

Gần 20 năm sau mới gặp lại nhau nơi đất khách quê người, tình nghĩa bạn bè xưa, chiến hữu cũ đã kéo tôi với nó lại gần với nhau, dù tính tình mới chỉ đầm hơn một chút. Cả hai cùng thích sinh hoạt Cộng đồng. Khi sinh hoạt chung trong Trung Tâm Văn Bút Nam Hoa Kỳ – có trụ sở đặt tại Houston – nó lại dùng bút hiệu “Nguyễn Phan Thành”.

Xin mở ngoặc ở chỗ này để kể một chuyện vui, minh chứng bản tính của nó.

Có lẽ vào khoảng năm 2000, nó rủ tôi cùng đi với nó lên Austin thăm một bạn văn. Anh bạn này đang là Chủ tịch của trung tâm Văn Bút Nam Hoa Kỳ. Trong lúc ăn uống, nó và anh bạn cãi nhau về một khía cạnh chính trị. Cãi càng lúc càng to tiếng, tôi cố giải hoà và nói rằng điều nó cãi không mấy hợp lý, xin bỏ qua. Thế là nó nổi giận đùng đùng, ra lấy xe chạy thẳng về Houston một mình. Báo hại anh bạn Austin phải lấy xe đưa tôi về lại Houston, một đoạn đường 3 tiếng mỗi chiều chạy xa lộ.

Tôi và nó lại… giãn ra cho tới giữa năm 2002. Tôi mở trường võ gần nhà của nó, ở thành phố Spring, TX. Nó tình cờ biết được nên ghé ngang trường võ thăm tôi. Lúc này biết nó đã ly dị với vợ cũ và có vợ mới. Cô vợ mới này, qua tiếp xúc thấy cô rất điềm đạm, có học thức, dễ thân thiện. Thế nhưng, qua lại thăm viếng với nhau mấy lần thì bỗng mất liên lạc. Đến năm 2007, tôi tổ chức Hội Ngộ 38 năm SVSQ Không Quân, khoá Quang Trung Nguyễn Huệ lần đầu tiên, nó xuất hiện ghi danh tham dự. Anh em tay bắt mặt mừng, tiếp tục qua lại chơi với nhau nhưng cũng không thể thân thiết hơn được vì tính khí hai bên vẫn có nhiều dị biệt.

Một lần nữa, tôi lại tổ chức Hội Ngộ lần thứ 44 của nhóm ở Houston nhưng không ai biết nó ở đâu mà tìm. Cho tới một ngày, tôi đang dạy lớp thì nó mang một cô nương rất trẻ và một bé trai khoảng gần 2 tuổi tới võ đường… Nó biểu thằng bé, “Con chào bác đi!” Tôi tưởng nó đưa con dâu và cháu nội của nó đến thăm tôi nên mau miệng, “Nó phải gọi tao bằng ông chứ sao lại là bác?” “Đây là vợ con tao đó!” Tôi chưng hửng, ngó cô nhỏ, cô nhỏ cúi mặt ngó đất.

Nói chuyện qua loa một lúc rồi tôi phải dạy lớp, gia đình nó loanh quanh thêm một lúc rồi từ biệt ra về, hẹn gặp nhau lúc khác.

Khi gặp nhau lần sau, nó cho tôi biết là đã ly dị với bà thứ hai, về VN cưới cô nương này. Cô ấy sinh cho nó thằng cu tý đã gần hai tuổi, mới mang qua Mỹ.

Có một lần, bạn cùng khoá tới thăm Houston, tôi lại kêu gọi anh em đồng môn họp mặt nhà hàng dùng cơm trưa. Trong dịp này, nó trang trọng giới thiệu vợ con nó với mọi người. Nhưng sau lần này, nó lại biệt tăm, không ai tìm được nó khi có dịp họp mặt, kể cả Kỳ Hội Ngộ Kỷ Niệm 50 năm của khoá.

Mấy ngày đầu tháng 4/2020, H., một người bạn cùng khoá với chúng tôi, gọi cho biết là người vợ hứa hôn của nó vừa báo cho biết là nó bị đột quỵ vài ngày qua, đang nằm chờ chết trong bệnh viện! Tôi lại quá bất ngờ, “Vợ hứa hôn có nghĩa là gì? Vậy vợ con của nó đâu?” “Cô nương đem bên Việt Nam qua đã ly dị nó lâu rồi, nó mới gặp lại chị này là bạn học thuở xưa thời Trung Học của nó.” Cả đời làm bạn với nó, nó toàn cho tôi hết ngạc nhiên này tới bất ngờ khác!

Sở dĩ H. gọi cho tôi vì tôi được anh em đồng môn áp đặt làm phát ngôn nhân cho khoá. H. muốn tôi thông báo cho anh em cùng khoá biết tin xấu. Nghĩ đến việc nó hiếm khi sinh hoạt và rất ít liên lạc với anh em cùng với hoàn cảnh hiện tại – dịch Vũ Hán đang ở đỉnh cao – nên ngần ngừ nói với H.:
– Hoàn cảnh bây giờ đâu có làm gì được; hơn nữa không biết bao nhiêu anh em còn nhớ nó?
– Cứ thông báo cho anh em biết vậy thôi.
– OK, tao sẽ viết ngay thông báo.

Tôi viết thông báo thì được một số anh em giới hạn có quen biết nó, gửi thư “góp lời cầu nguyện” cho nó tai qua nạn khỏi. Không một ai, kể cả tôi, có bất cứ một chi tiết nào khác về tình cảnh của nó hiện tại cũng như gia đình và thân nhân của nó, ngoài thông tin giới hạn H. đã nói. Tôi chạnh lòng nghĩ, “Nó đã chọn sống riêng lẻ, lúc cuối đời cũng phải chịu riêng lẻ. Cả xã hội chung quanh đều bị cấm túc tại gia thì có muốn tìm đến nó cũng không thể. Thực tế là vậy. Hoàn cảnh hiện tại của tôi cũng bi đát không kém. Tôi có bà Dì vợ, là người thay mặt Ba Mẹ vợ làm đám cưới cho chúng tôi, thân thiết là vậy mà khi bà nằm xuống vài tuần qua, sau khi dự đám tang riêng tư với gia đình các con Dì ở nhà quàn, vợ chồng chúng tôi cũng không thể – ngay cả mấy con của Dì – tham dự thất tuần cho Dì như đáng lẽ phải có. Ai lỡ ra đi trong lúc này cũng đều cô lẻ như nhau; và đó là một điều đáng ân hận.

Hai hôm sau tôi nhận một cú điện thoại:
– Anh T. ơi! Em là T. đây. Anh có nhớ T. là bạn của NN ở New Orleans mà có lần anh đã tới nhà với họ trong dịp hội ngộ Trung Học PBC không?
– Tôi cố nhớ nhưng nhất thời không nhớ T. là người nào dù vừa trực nhớ lần đi với nhóm bạn học Phan Thiết của NN tới nhà một người, nhưng lâu quá rồi, hẳn chừng cả chục năm hơn.

Tôi đang ngập ngừng thì T nói thêm:
– T. biết bây giờ gặp lại chắc anh nhớ liền.
– Vâng, có gì không T.?
– Dạ em là vị hôn thê cuối cùng của anh B. nè!

Tôi ngớ người một lúc rồi nghe tiếng sụt sịt đầu dây bên kia:
– Dạ em gọi báo anh biết là anh B. em đã “ra đi” rồi. Anh H. có báo anh hôm trước phải không?
– À có! Tôi cũng đã thông báo với anh em cùng khoá và một số anh em có góp lời cầu nguyện. Vâng, chỉ là cầu nguyện vậy thôi chứ không có tin tức người thân nào của nó nên chẳng biết liên lạc với ai.
– Từ đây anh giữ số này của em để biết chỗ liên lạc.
– Rồi bây giờ T. tính sao?
– Em đâu tính sao được! Theo chị P. và thằng Tèo con anh ấy, đồng ý hoả táng rồi đem tro cốt về Chùa gửi chờ tới sau mùa dịch sẽ đem về VN. Em biết là không ai có thể thăm viếng gì được, chỉ báo cho các anh biết vậy thôi. Hơn nữa, những ngày trước khi ảnh bị đột quỵ, ảnh lại nhắc đến anh và những người bạn cùng khoá đang ở Houston.
– …
– Em sẽ là người lo tang lễ cho ảnh vì không thấy chị P. nói gì; còn thằng Tèo – con trai nhỏ của ảnh và chị P., cũng đang ở Houston – hoàn toàn không biết gì để nói.
– Cho tôi số điện thoại của thằng Tèo và bà P.?
– Dạ, em có, anh ghi xuống đi.

Tôi ghi xong số điện thoại rồi hỏi tiếp:
– Tôi có thể giúp gì được cho chị không?
– Dạ, có lẽ nhờ anh giúp viết giùm một bản “Cảm Tạ”.
– Cảm Tạ hay Cáo Phó?
– Dạ “Cảm Tạ” vì Cáo Phó không biết để làm gì. Khi mọi việc xong em sẽ gửi đài phát thanh đọc bản Cảm Tạ này.
– Không “Cáo Phó”, không “Phân Ưu” thì cần gì phải “Cảm Tạ”?
– Dạ, thì bản Cảm Tạ thay Cáo Phó để mọi người có liên quan, liên hệ tới ảnh biết.
– Vậy thì cho tôi những chi tiết cần thiết cho bản “Cảm Tạ”.
– Em sẽ nhắn tin cho anh.

Sau khi cúp với T., tôi gọi P. – bà vợ đầu tiên – không thấy bắt máy. Gọi Tèo (tôi đã gặp nó mấy lần nhưng lâu lắm rồi không biết nó còn nhớ hay không. Thằng con lớn của hai người đang ở VN.) Tèo cho biết đang trên đường tới nhà Ba nó để thu xếp đồ đạc. Nó cho biết là đồng ý hoả táng như mẹ nó và cô T. nói. Thực ra tôi không có gì để nói thêm với nó ngoài những lời chia buồn sáo rỗng. Tôi dặn Tèo có thể gọi tôi bất cứ lúc nào nếu có điều gì cần đến tôi.

Tôi viết thông báo lại lần nữa trên diễn đàn của Khoá. Cho số điện thoại của những người liên hệ với B. để anh em tuỳ nghi liên lạc. Buổi tối tôi nhận được tin nhắn chi tiết của T., tôi thảo nháp bản Cảm Tạ xong gửi lại cho T. để điền vào những chi tiết còn chưa biết.

Mấy hôm sau, T. gọi cho tôi biết là mọi chuyện đã xong. Tham dự tang lễ ngoài T., còn có người vợ đầu tiên của nó và vợ chồng thằng con trai mà thôi. Xong T. đưa tro cốt về Chùa, gửi luôn tất cả chi phí làm thất tuần để nhờ nhà chùa thay gia đình cầu siêu cho nó. Lệnh của tiểu bang cấm tụ tập nên Chùa đóng cửa với bá tánh. T. có nói là khi Chung Thất mà được phép đi lại thì T. sẽ thông báo tôi biết để báo cho bạn bè nếu ai muốn đến tham dự.
Rồi T. tiếp tục kể.

Ngày xưa em với ảnh học cùng trường Trung học PBC ở Phan Thiết. Em biết ảnh rất muốn làm quen với em nhưng không được vì cả hai đều có tính nhút nhát như nhau; nhất là em, dù cũng có cảm tình với ảnh nhưng vì quá mắc cỡ nên không dám mở lời. Mỗi lần thấy ảnh đi theo đàng sau em là em mắc cỡ, sợ quýnh và cố trốn tránh vì không muốn bạn bè đồn đãi lung tung, dù trong lòng cũng có cảm tình với ảnh. Và cứ thế cho đến hết Trung học, ảnh gia nhập Không Quân.

Mới đây ảnh còn nhắc là khi về nước, ảnh nói quyết tâm tìm kiếm em nhưng không được. Không lâu sau, ảnh bắt buộc phải lập gia đình với chị P. vì chị P. có bầu sau một dịp tiệc tùng quá chén.

Mấy năm sau, ở Saigon, trong lúc tình vợ chồng có nhiều trắc trở, ảnh đang chán đời thì gặp một người bạn học chung lớp ngày xưa cho ảnh biết là em cũng đang theo học đại học ở Saigon và “hình như” đang ở trong khu cứ xá Thanh Đa. Ảnh năn nỉ bạn chở đi tìm gặp nhưng không gặp.

Rồi nước mất nhà tan, ảnh theo đoàn người vượt thoát sang Mỹ. Sau bao nhiêu năm trầy tróc xây dựng lại cuộc sống mới, hai anh chị ly dị. Mấy năm sau ảnh tái hôn với một người đàn bà đã có một con riêng. Người này tính tình hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ, đối xử với bạn bè rất chừng mực, thân thiện. Nhưng rồi, chỉ vì tính tình hai người có quá nhiều khác biệt nên đành phải chia tay sau nhiều năm chung sống. Mấy năm sau trong dịp về thăm quê hương ảnh gặp một cô gái trẻ và có con với cô này; ảnh làm đám cưới và đưa cô ta sang Mỹ. Ăn ở với nhau vài ba năm, cô này lại ra toà xin ly dị rồi dẫn con đi biệt tích. Ảnh lại thui thủi sống một mình.

Hơn 10 năm trước, trong dịp ảnh làm trong Ban Tổ chức Hội ngộ Trung Học PBC ở Houston… em và ảnh gặp lại nhau. Ảnh nói lúc đó ảnh vui mừng quá đỗi nhưng khi biết em đang có gia đình êm ấm, ảnh thất vọng tránh xa. Thực ra, lúc gặp lại ảnh em cũng mừng lắm nhưng biết thân phận mình nên cũng chỉ chào hỏi qua loa vậy thôi. Rồi cách đây khoảng 5 tháng, rất tình cờ em gặp anh H. Em biết anh H. rất thân với ảnh nên hỏi thăm về ảnh và xin anh H. số điện thoại của ảnh để có dịp thuận tiện sẽ liên lạc. Anh H. loay hoay mở điện thoại tìm số lỡ tay bấm gọi cho ảnh. Nghe anh H. nói với ảnh em đang có mặt tại chỗ, ảnh mừng quá, biểu hai người chờ ảnh xách xe chạy tới liền.

Thế là em với ảnh cuối cùng cũng đã gặp lại nhau. Kể từ lúc gặp lại nhau, ảnh biết em trong hoàn cảnh đơn chiếc và ảnh cũng lẻ loi một thân trơ trụi… Thế nên, khi bị ảnh tấn công tới tấp khiến em xiêu lòng. Tình cũ nghĩa xưa lại có dịp bừng sống lại, lôi kéo hai tâm hồn cô đơn gắn bó với nhau. Cuộc đời tình ái của em cũng trải qua quá nhiều lận đận nên dễ có sự cảm thông, gần gũi. Từ lúc gặp lại nhau, ảnh cũng vui vẻ hẳn lên và em cũng tưởng hạnh phúc cuối đời đã thật sự gõ cửa tụi em.

Tôi ngắt lời T.
– Vậy T. lập gia đình từ lúc nào?

Sau 30 Tháng Tư, 1975 em bị bắt buộc phải lập gia đình với một người không yêu. Dù đời sống vật chất không cơ khổ như nhiều người khác nhưng cuộc sống vợ chồng chỉ là những oan trái, cay đắng triền miên. Em bị chồng và gia đình chồng ngược đãi tàn tệ đến nỗi em phải xin ly dị. Vài năm sau em may mắn gặp được một người chồng mẫu mực, yêu vợ thương con hết lòng. Chồng của em trước kia có làm việc với Quân Đội Mỹ nên được phía Mỹ bảo trợ; tụi em qua đến Mỹ vào năm 1992 và cuối cùng định cư ở Houston. Tưởng đời sống bình lặng như thế cho tới cuối đời, đâu ngờ hơn năm trước, ông xã em qua đời sau nhiều tháng bệnh nặng, con em đã có gia đình riêng, để lại cho em một nỗi cô đơn trống vắng không biết làm sao bù đắp nỗi.

Gặp lại ảnh trong hoàn cảnh hiện tại em cũng rất vui mừng. Ảnh kể một cách thành thật tất cả những gì anh ấy đã kinh qua trong suốt cuộc đời kể từ ngày rời khỏi mái trường PBC làm cho em thương cảm nhiều hơn. Em nguyện với lòng sẽ thương yêu và cố gắng bù đắp những mất mát cho ảnh cho tới cuối đời.

Cách đây khoảng hơn ba tháng, sau những toan tính tương lai, em nói với ảnh trả căn phòng ảnh đang thuê, dọn về ở với em vì em có sẵn nhà lại chỉ có một mình. Ảnh miễn cưỡng đồng ý và nói chỉ ở tạm một thời gian ngắn rồi sẽ tìm mua một căn nhà nhỏ gọn cho em về ở chung. Ảnh đề nghị em nên bán căn nhà quá rộng của em và nói rõ là ảnh hoàn toàn không cần ở em bất cứ thứ gì ngoài tình yêu. Ảnh nói ảnh có tiền và không muốn mang tiếng bám vào em. Em cũng nói với ảnh, em cũng không đòi hỏi bất cứ đều gì ở ảnh.

Vì thấy tình cảnh đáng thương của ảnh nên em cũng đồng ý thuận theo. Anh ấy dọn tới ở chung không bao lâu thì mua được nhà. Tụi em vừa lo mua sắm, trang trí cho căn nhà mới vừa bàn tính chuyện hợp thức hoá danh nghĩa vợ chồng bằng một cái tiệc nho nhỏ, thân mật mời tất cả anh em bạn bè đến tham dự. Ảnh công nhận đã có lỗi với bạn bè, nhất là những người anh em cùng khoá cũng chỉ vì hoàn cảnh gia đình vợ con của ảnh có quá nhiều vấn đề nên ảnh mặc cảm và tự ái, trốn tránh hết bạn bè là vậy. Ảnh dự định sẽ mời các bạn thân, đặc biệt các anh cùng khoá, hiện đang ở Houston đến tham dự và sẽ nói lời tạ lỗi…

Ai ngờ đâu cách đây mấy hôm, khi đang nằm ngủ, bỗng ho sặc sụa một lúc khá lâu, rồi ảnh nói không xoay người được, không ngồi dậy được… Thấy tình trạng không ổn, em gọi 911 đưa vào bệnh viện cấp cứu; nhưng kể từ lúc đó ảnh đi vào tình trạng hôn mê luôn. Nhà thương và Bác sĩ làm mọi cách nhưng… đành bó tay. Sau cùng Bác Sĩ nói mạch máu trong đầu của ảnh bị vỡ nặng, vô phương cứu chữa. Em gọi báo tình trạng của ảnh cho thằng Tèo và chị P. Chị P. nói nếu không thể cứu chữa được thì đành thôi, sẽ thiêu rồi có dịp đưa tro cốt về VN cho bên gia đình ảnh nhưng hoàn toàn không đề cập gì đến việc chung sự của ảnh. Thế là em tự xoay trở mọi thứ rồi báo cho chỉ và cháu ngày hoả táng.

Nói tới đây thì khóc nghẹn ngào. Tôi khuyên giải rán bảo trọng sức khoẻ, vì dù gì nó cũng đã thong dong ra đi, có được người tri kỷ lo việc hậu sự đã là một phúc phần không nhỏ. Thử tưởng tượng không có T. bên cạnh chắc tình cảnh của nó chắc là thê thảm ghê lắm.

Thành khóc nói:
– Hy vọng dịch bệnh chấm dứt sớm. Nếu ngày lễ Chung Thất của ảnh mà được đi lại tự do, em sẽ nhờ anh mời tất cả quý anh đến tham dự.
– Vâng, tôi cũng hy vọng vậy. Chắc chắn không mời anh em chúng tôi cũng hú nhau đến.

Cúp điện thoại với T., tôi ngồi bâng khuâng nghĩ về mối tình của thằng bạn tôi và người phụ nữ này. Mối tình duyên có chiều dài hơn nửa thế kỷ. Quả thật đây là một trong nhiều mối tình huyền thoại; một nợ duyên lạ lùng và có cái kết hơi bất công. Từ một mối tình câm nín thuở học trò ở một tỉnh lỵ Miền Trung nước Việt, rồi thân phận hai người bị trôi giạt trong dòng đời, mỗi người mỗi ngả với tình duyên ngang trái gập ghềnh, để cuối cùng đoàn tụ với nhau ở một quê hương thứ hai, cách xa nghìn trùng! Chỉ tiếc họ có nhau vỏn vẹn hơn 3 tháng ngắn ngủi.

Nếu T. không kể lại chắc tôi cũng không biết là nó vì tình duyên lận đận nên buồn chán mà xa lánh anh em, bạn bè. Và tự nhiên tôi tỉnh ngộ ra, tình yêu của nó dành cho T. quả nhiên sâu sắc; lấy tên của người trong mộng để làm bút hiệu khi sáng tác văn thơ. Dùng tên của người yêu để làm bí danh sinh hoạt chính trị. Tôi nhớ lại có một lần tôi bất ngờ hỏi nó, “Tại sao mầy là dùng bút hiệu Nguyễn Phan Thành cho thơ và cả bí danh khi sinh hoạt chính trị?” Nó chỉ cười rồi nói một câu trớt quớt, “Tên nào cũng là tên, mầy thắc mắc chi vậy!”

Nhưng nghĩ cho cùng, ít nhất nó cũng được toại nguyện với mối tình đầu cả đời canh cánh bên lòng, dù thời gian quá ngắn cho hai người kịp vun bồi cho một hạnh phúc… xanh xao! Thực ra, ở tuổi chúng tôi, được ra đi nhẹ nhàng, êm thắm trong tình yêu như nó cũng là một ân phước vô cùng mà không phải ai cầu xin cũng được. Chỉ tội nghiệp cho T., nỗi vui hoà hiệp chưa kịp nói thành lời, nụ tình chưa kịp nở hoa, tình duyên lận đận hoàn lận đận, và nỗi cô đơn chắc chắn càng cô đơn hơn trong những ngày tháng thênh thang phía trước.

Thật là một cuộc tình buồn. Cầu mong T. vượt qua và vui sống tiếp quãng đời còn lại. Hãy tự an ủi mình rằng, “Em đã làm tròn bổn phận của một người được anh yêu mến, là người đầu tiên anh yêu và cũng là người cuối cùng anh yêu, dù cả hai chúng ta đã trải qua bao nhiêu cuộc tình không trọn vẹn trong đời. Và em lại là người cuối cùng lo lắng cho anh, cùng tiễn anh về một đời sống khác, nơi không còn những khổ đau, phiền luỵ của kiếp con người.”

B., tao ngồi đây tưởng nhớ tới mầy, tới những kỷ niệm vui buồn trong suốt quãng đời từ ngày chúng mình quen biết – gần 52 năm chứ ít ỏi gì! Những niềm vui tụi mình có với nhau, những buồn phiền tao có ở mầy mà thấy lòng thanh thản. Ở cõi mênh mông nào đó, mầy hãy luôn quan tâm, phò hộ cho T., giúp nàng vượt qua những đớn đau mà mầy vô tình để lại. Tao tin, duyên phận của người với người đều do một nghiệp lực tiền định nào đó chứ không phải vì ngẫu nhiên hoặc vô tình, hữu ý.

Vì mầy ra đi trong lúc đại dịch hoành hành, không ai có thể hiện diện tống tiễn, tao viết bài này, thay mặt anh em đồng đội, chiến hữu của chúng ta nói lời tiễn biệt sau cùng, đưa tiễn linh hồn mầy an vui về cõi Tịnh Độ.

Kingwood, ngày cuối Tháng Tư, 2020

Xem thêm...

Ai là tác giả bài hát ‘Thuở Làm Thơ Yêu Em’

Ai là tác giả bài hát ‘Thuở Làm Thơ Yêu Em’

 

(Hình: Thủy Như cung cấp)

Năm 1986 tôi bước chân vào trường Cao Đẳng Sư Phạm Biên Hoà sau khi rời miền Trung khắc nghiệt về cả thời tiết và chế độ cai trị của chính quyền địa phương.

Thực ra tôi phải ở nhà một năm làm ruộng rẫy với ba tôi giữa đồng không mông quạnh ở Mỹ Xuân, một xã nhỏ nằm trên quốc lộ 51.  Vì vùng kinh tế mới này thiếu giáo viên nên tôi được nhận đi học mà không bị dò xét lý lịch gì cả. Tôi vui mừng vì sau một năm sống trong căn nhà với cây đèn lờ mờ mỗi đêm và nỗi cô đơn không bạn bè, tôi được về thành phố để học hành.

Biên hoà lúc bấy giờ cũng còn hoang sơ lắm. Trường Cao Đẳng Sư Phạm nằm ở xa trung tâm thành phố và ở gần một nghĩa địa Công giáo.  Thay vì đi vào trường phía ngõ sân Ba ti, đám sinh viên Long Thành và Bà Rịa chúng tôi thường đi băng qua chợ Tân Hiệp nơi có bày bán những con chó được quay da giòn nhe răng trắng hếu rồi xuyên qua nghĩa địa để vào trường.

 

Trường nằm trên đồi cao với hai dãy nhà phía trước gồm một dãy phòng học và một dãy là văn phòng. Đằng sau các phòng học là hai dãy nhà của các thầy cô, rồi đến ký túc xá của sinh viên cũng có hai dãy nhà dài. Phòng ở của tôi có sáu giường hai tầng và 18 đứa con gái ở chung với nhau hơn hai năm học ở đó.  Sáu đứa nằm giường trên thì mỗi đứa được một giường, còn tầng dưới thì mỗi giường hai đứa. Chật chội nhưng 18 đứa con gái tụi tôi rất vui vẻ hoà thuận với nhau. Cuối tuần đều có đứa về thăm nhà và mỗi thứ hai khi lên trường thì lại đem một món gì để đãi cả phòng. Chẳng có gì cao sang nhưng tụi tôi rất vui với những món ăn đơn sơ như khoai lang, khoai mì, bắp, ổi, chôm chôm, bưởi….

Đêm đầu tiên ở ký túc xá, tôi không tin vào tai mình. Trong hành lang của ký túc xá vang lên những bài hát của Trịnh Công Sơn, Ngô Thuỵ Miên, Vũ Thành An, Văn Phụng, ABBA, Modern Talking… Toàn là những bài tôi thích.  Những bài hát sáng tác trước năm 75 chỉ dám nghe lén lút khi tôi còn ở Tam Kỳ, vậy mà tôi nghe những bài đó hát vang trong ký túc xá ở trường Cao đẳng. 

Hồi đó chẳng có TV để coi. Lâu lâu mới có một buổi ca nhạc ở Biên Hoà mà tụi tôi đứa nào cũng nghèo nên chẳng đi coi được.  Mỗi tối sau giờ tự học lúc 9 giờ là các giọng ca nổi lên.  Thôi thì đơn ca, song ca, tốp ca với đàn ghi ta nghe thoả thuê.  Nhiều sinh viên từ vùng công giáo Hố Nai, Gia Kiệm, Dầu Giây, Thống Nhất… ở trong các ca đoàn nên biết hát giọng bè hoà lại rất hay. Một vài đêm khuya lại có người độc tấu guitar những bài nhạc cổ điển nghe sướng tai. 

Sau một vài tuần, Nhung, một cô đẹp nghiêng thành của phòng tôi mang lên một cây guitar.  Thế là bốn, năm đứa trong phòng tôi cũng trổ tài ca sĩ. Nhung đàn hát trông như các người đẹp trong những cuốn truyện tôi đọc. Chúng tôi biết những giai điệu nhưng không thuộc lời.  Thế là một nhỏ mượn một cuốn bài hát chép tay về. Chúng tôi chụm đầu vào hát. Cuối tuần nào Nhung về thăm nhà, chúng tôi mượn cây đàn của nó tập. Thêm mấy nhỏ trong phòng biết đàn mấy tháng sau đó. Thế là chúng tôi cũng có những màn trình diễn mỗi tối. 

Nhờ những đêm nghe nhạc miễn phí như vậy mà tôi thuộc thêm nhiều bài hát rất hay sáng tác trước năm 75. Thỉnh thoảng mấy nhỏ trong phòng có bạn bè từ các trường ở Sài gòn đến thăm. Tôi là dân “mồ côi” vì bạn bè thân thiết đa số ở ngoài Trung nên chẳng có ai đến viếng. Mấy nhỏ động lòng thương xót rủ tôi đi chơi với tụi nó. Nói đi chơi cho sang chứ chỉ ra đầu hành lang rồi ngồi đàn hát. Tôi vốn nhút nhát nhưng ngồi với tụi nó một hồi cũng lẩm nhẩm hát theo rồi hát to lúc nào cũng không hay. Bài ruột của tôi là Giáng Ngọc. Tụi nó khen hay nên mỗi lần ngồi xuống là tụi nó yêu cầu tôi hát bài đó. Rồi một đêm trong hành lang ký túc xá vang lên một bài hát mới. Tôi gọi đó là bài mới vì tôi và mấy nhỏ ưa hát trong phòng chưa hề nghe bài hát đó bao giờ. Một nhỏ trong phòng thích quá lân la làm quen người hát và chép lại bài hát. Tôi vốn lười viết lách nên cứ mượn cuốn vở chép lời hát của nó hát theo. Hát xong thuộc lòng luôn và bài hát đó trở thành bài hát “tủ”của tôi.  

Tôi không nhớ tựa đề bài đó là gì và ai sáng tác.  Nhưng cứ theo lời của bài hát thì tựa đề phải là “Thuở làm thơ yêu em.” Đó không phải là bài hát do nhạc sĩ Cung Tiến phổ thơ của bài thơ cùng tên của nhà thơ Trần Dạ Từ. Ca từ và giai điệu của bài hát đều rất hay.  Nghe giống như một lời của một chàng trai mới yêu lần đầu. Mở đầu là một lời tâm sự nhẹ nhàng.  Đoạn cuối có những nốt cao nghe rất tha thiết. Tôi ngâm nga bài này mỗi tối với cây đàn ghi ta sau khi ra trường. Nhưng khi sang Mỹ, bắt đầu đi làm, đi học rồi lấy chồng, nuôi con và quên bẵng đi bài hát. Gần đây gặp lại bạn bè mới nhớ lại bài hát xưa. Có một câu (có gạch bên dưới) tôi không chắc là có đúng lời nguyên gốc hay không vì nghe không xuôi tai. Gõ Google tìm chẳng thấy bài hát này đâu cả.

Thế là hát mộc rồi gởi cho mấy đứa cháu ký âm.  Nhờ cậu con trai đàn lại nghe cho đúng và đăng lên đây. Bài hát hay quá nên muốn viết lại để cho mọi người cùng nghe và tặng cho các bạn cao đẳng ngày xưa của tôi.  Ai biết tác giả của bài hát này thì xin gởi cho tôi biết với nhé.

 

 

Nhạc và lời: Khuyết Danh

Thuở làm thơ yêu em, anh đem trăng mây vào hồn

Và thuở làm thơ yêu em, anh say trọn màu hương nắng

Và thuở  làm thơ yêu em, anh nghe sông dài thương nhớ

Anh nghe tuổi đời dập dồn, nghe trên tuổi đời bồn chồn

Nghe tim gọi niềm yêu thương.

Thuở làm thơ yêu em, như có em trong từng ngày dài

Như có em trong vạn nụ cười, lời yêu thương chỉ biết ngậm đầu môi.

Rồi hỏi từng ngày nắng.  Rồi hỏi từng ngày mưa

Hỏi từ lần thu đi, từ ngày hạ về, em có còn gì ghi trong nỗi nhớ.

Thơ yêu em nên thơ yêu ánh trăng

Thơ say em nên thơ man mác hương

Thơ nhớ em thơ chắt chiu lá vàng

Ôi thuở làm thơ yêu em.

 

Thủy Như

*******

Tìm được tác giả bài hát ‘Thuở làm thơ yêu em’

(Hình: Thủy Như cung cấp)

Lời Tòa Soạn: Ngày 3 Tháng Chín, Ban Biên Tập SGN nhận được email của tác giả Thủy Như, gửi bài viết có tựa đề “Ai là tác giả bài hát ‘Thuở làm thơ yêu em.’” Chị viết: “Bài này tôi viết định tặng cho các bạn của tôi mà thôi, nhưng nghĩ nếu bài được đăng trên trang của quý báo thì nhiều cơ hội có được câu trả lời. Xin lưu ý đây không phải là bài hát do nhạc sĩ Cung Tiến phổ bài thơ cùng tên của nhà thơ Trần Dạ Từ. Ca từ và giai điệu của bài hát đều rất hay nên tôi muốn biết tác giả cũng như bối cảnh của bài hát này. Rất mong nhận được nhiều người trả lời trên trang báo của quý vị.”

Bài “Ai là tác giả bài hát ‘Thuở làm thơ yêu em” được đăng trên SGN ngày 6 Tháng Chín. Hai hôm sau, chúng tôi nhận được email ký tên Bob Doan, cho biết anh “có chút thông tin về bài viết trên của tác giả Thủy Như” và muốn liên lạc với tác giả bài viết.

Chúng tôi chuyển email của anh Bob Doan cho tác giả Thủy Như. Ngày 11 Tháng Chín, tác giả Thủy Như gửi email đến Ban Biên Tập và cho biết: “Tôi nghĩ là tôi đã tìm được câu trả lời từ độc giả Bob Doan. Cũng có nhiều người liên lạc với tôi mong được nhận thông tin về bài hát. Vậy tôi nhờ SGN đăng bài viết của Bob Doan để mọi người cùng xem.”

 

Và đây là bài của Bob Doan gửi Thủy Như.

***

Hôm Thứ Bảy vừa rồi, trong lúc đang lái xe đi làm trong một chuyến làm việc ở Milan, một người bạn từ Việt Nam nhắn tin.  Vì đang lái xe nên không tiện mở xem, tôi gọi lại và người bạn nói: “Tau mới gởi cho mi cái link. Có người viết về bài hát của mi viết hồi xưa…”

Hai đứa nói chuyện huyên thuyên và rồi những hồi ức và kỷ niệm ngày xưa hiện về.

Vì bận, mãi đến chiều tối lúc lên phi trường đợi máy bay, tôi mới tò mò mở ra đọc. Thật sự mà nói, đây là một bất ngờ vui vui.  Vui vì bài hát mình viết về một cô bạn gái của cái tuổi 19-20 từ… ngàn năm trước, giờ tự nhiên có người nhắc đến trên mặt báo. 

Bạn tôi nói: “Mi viết trả lời cho nhà báo đi.”  Tôi trả lời: “Thôi khi nào rảnh mi trả lời giùm tao.” Gì chứ cái tự khen mình là tôi ngại lắm. Mà thật ra cũng có nhiều lý do để ngại. Chuyện yêu đương ngày xưa, dù là ở cái tuổi mới lớn, nay nhắc lại cũng có thể có ảnh hưởng gì đó với gia đình của những người trong cuộc của bây giờ, nên đắn đo nhiều. Dù cũng đã định không viết nhưng sau khi nghe Youtube và đọc lời bài hát thấy có đôi chỗ không đúng lắm, nên tôi quyết định liên lạc với chị.

Thôi thì ráng lựa lời mà viết vậy.

Thích nhạc Cung Tiến qua những bài Hương Xưa, Hoài Cảm, Thu Vàng…  Tôi bắt gặp bản in bài “Thuở làm thơ yêu em” từ thơ của Trần Dạ Từ với những câu tựa:

Thuở làm thơ yêu em. 

Trời mưa chưa ướt áo. 

Hoa cúc vàng bên thềm. 

Nắng hanh lưng bờ dậu..

Lời thơ, lời nhạc nhẹ nhàng rất xa xưa, rất “Người ơi, một chiều nắng tơ vàng hiền hòa hồn có mơ xa? Người ơi, đường xa lắm con đường về làng dìu mấy thuyền đò.”  Tóm lại, rất… Cung Tiến! Và có lẽ cái ấn tượng sâu sắc với bài thơ, bài hát đó đã cho tôi cái hứng khởi bất chợt  để viết một bài “Thuở làm thơ yêu em” của riêng tôi.

Để hiểu rõ hơn về bài hát thì không thể tránh khỏi phải nhắc đến chút chi tiết người bạn gái đã chia tay hồi đó. Và đây là một trong những cái ngại đã nhắc ở trên.  Hy vọng những người liên quan đọc những dòng này với sự độ lượng cần thiết.

Bạn ấy sinh vào ngày Trăng rằm của mùa Thu.  Vì vậy những “trăng,” những “hương,” những “lá vàng” đều là những gởi gắm ẩn hình.

Tôi trước sống ở huyện Thống Nhất và viết bài đó khoảng chừng năm 87. Một, hai năm sau tôi rời Việt Nam. Nơi sống mới, vì phải hội nhập, phải học, phải làm, tôi bỏ lại đằng sau những đam mê âm nhạc của ngày xưa và rồi bài hát này cũng quên luôn cho đến nhiều năm sau đó, trong một lần về thăm nhà, đi ngang một đám cưới vùng Đồng Nai, tôi tình cờ nghe lại bài này mà không ngờ là một bản nhạc viết tay của mình ngày xưa vẫn còn “sống” bằng cách lan truyền kiểu “nhạc mộc” ở vùng đó. Nghe lại thấy vui vì dầu gì cũng là một đứa con tinh thần của mình.  Và rồi lại quên cho đến khi bạn gởi cho bài báo.

Nhạc viết tay (hồi đó làm gì có máy vi tính như bây giờ) nên tôi không còn bản gốc dù lời thì vẫn nhớ và đã sửa một vài chữ.  Nhạc thì theo nhịp 4/4, cung Đô Trưởng (C Major), điệu Slowrock. Bài hát trong Youtube thật ra có đôi chỗ không đúng lắm, nhưng cũng không sai bao nhiêu.  Chị có thể nhờ cháu chị viết lại.

Thuở Làm Thơ Yêu Em (Ý thơ Trần Dạ Từ)

 

Thuở làm thơ yêu em, anh đem trăng mây vào hồn

Thuở làm thơ yêu em, anh say trọn màu hương nắng

Và thuở làm thơ yêu em, anh nghe sông dài thương nhớ

Anh nghe tiếng đời dập dồn, nghe trên tuổi đời bồn chồn

Nghe tim gọi niềm yêu thương.

Thuở làm thơ yêu em, như có em trong từng ngày dài

Như có em trong ngàn vạn nụ cười, lời yêu thương anh khẽ ngậm đầu môi. 

Rồi hỏi từng ngày nắng.  Rồi hỏi từng chiều mưa

Hỏi từ lần Thu đi, từ ngày Hạ về, em có còn gì ghi trong nỗi nhớ?

Thơ yêu em nên thơ yêu ánh trăng

Thơ say em nên thơ man mác hương

Thơ nhớ em, thơ chắt chiu lá vàng

Ôi thuở làm thơ yêu em.

Dưới đây là bản Thủy Như ghi âm bài hát “Thuở làm thơ yêu em” của tác giả Bob Doan:

 

 

Những cảm hứng từ một bài thơ xưa

Từ lúc bắt đầu học môn Tập Làm Văn cho đến hết năm lớp 12, tôi rất sợ môn này, bởi tôi không biết viết cái gì và viết ra làm sao.

Được cái là tôi không viết sai chính tả lắm nên thầy cô thương tình cho tôi từ bốn điểm rưỡi cho đến năm điểm rưỡi. Cộng trung bình đủ năm điểm để lên lớp mỗi năm. Còn thơ thì khỏi phải nói.  Mỗi lần thầy cô biếu viết thơ, tôi về khóc với mẹ. Mẹ làm giùm rồi, tôi đem lên nộp.

Lên lớp chín, tụi bạn thân đứa nào cũng khoe mấy bài thơ tụi nó làm. Thôi thì thơ con cóc, lục bác, bốn chữ, năm chữ … Tôi thì nửa chữ thơ cũng không có.  Tệ hơn nữa là đọc thơ chẳng biết hay chỗ nào.

Hồi đó sách báo đọc chán phèo.Tụi bạn kiếm đâu ra sách báo trước năm 75 đọc đã rồi chép tay đem khoe với nhau. Tôi chỉ mê đọc truyện nên ai có truyện là mượn đọc. Thường thì mượn một cuốn truyện hai ngày. Ráng đọc nhanh một ngày rồi đem đổi với một đứa khác. Cứ thế tôi đọc rất nhiều truyện Tuổi hoa, Tự lực văn đoàn, Quỳnh Giao. Còn thơ thì chẳng bao giờ kiếm tìm trừ phi ai đem dúi vào tay thì mới đọc. Thơ đối với tôi là chữ nghĩa kinh điển và tôi không mơ với tới.

Hình: Thủy Như cung cấp)

Nói đến thơ thì phải nói đến nhạc. Nghe mấy cô bác trong họ hàng nói hồi con bé tí tôi hát hay và mơ làm ca sĩ. Nhưng đến khi bắt đầu đi học thì không bao giờ dám hát bởi trong lớp có mấy nhỏ hát rất hay và tụi nó có quần áo đẹp. Mẹ tôi chật vật lắm mới lo đủ cho năm miệng ăn và thăm nuôi ba tôi đi tù Tiên lãnh. Áo quần mỗi năm hai bộ vải cửa hàng trông thấy chán.  Chắc bởi vậy mà giấc mơ ca sĩ của tôi tan thành mây khói.  Bạn bè Tam kỳ đứa nào cũng tưởng tôi không biết hát.

Lúc vào Cao đẳng rồi mới bắt đầu tập tành đàn hát. Rồi nghe đài BBC, RFI và VOA trong các chương trình giới thiệu ca sĩ, nhạc sĩ, hoàn cảnh sáng tác những bài nhạc nổi tiếng.  Tôi biết có những bài thơ làm cảm hứng cho các nhạc sĩ sáng tác những bài ca bất hủ.  Nghe và ngưỡng mộ thôi chứ chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ được tận mắt chứng kiến. Cho đến khi tôi viết bài tìm tác giả của bài hát “Thuở làm thơ yêu em.” Tôi viết gởi cho Saigon Nhỏ với hy vọng sẽ tìm được câu trả lời nhưng không ngờ lại nhận được câu trả lời chỉ trong vòng vài hôm.

Tôi rất hân hạnh được trao đổi emai với Bob Doan và nghe tác giả kể hoàn cảnh ra đời của bài hát “Thuở làm thơ yêu em.”  Bob Doan chắc hẳn lớn lên trong gia đình văn nghệ sĩ nên mới đọc được bài thơ của nhà thơ Trần Dạ Từ bởi thời bấy giờ đó là những văn phẩm bị cấm.  Bài thơ hẳn đã để lại những ấn tượng mạnh để Bob Doan có cảm hứng viết ca từ rất đẹp cho bài hát của riêng anh. Tôi cũng nhận được nhiều email của bạn bè cũng như những độc giả của Saigon Nhỏ chia sẻ những cảm nhận tương tự. Đó có lẽ là một điều mà tôi chưa bao giờ mơ đến. Niềm vui được nhận được thư độc giả còn kéo dài hơn khi hai tuần sau đó tôi nhận được email của độc giả Nhi Sa vào ngày 23 Tháng Chín, 2024.

Nhi Sa viết khi đọc bài được đăng lại trên Nhật báo Người Việt, “…nhân đọc báo Người-Việt trên mạng nên bắt gặp bài “Thuở Làm Thơ Yêu Em,” thấy lời dễ thương nên mạo muội đặt nhạc thử…” Kèm theo là YouTube video dưới dạng karaoke bài nhạc do Nhi Sa sáng tác viết cho lời của Bob Doan. Giai điệu nhẹ nhàng trong tiếng đàn ghi ta ấm áp nghe rất hay. Tôi gởi lại cho Nhi Sa bài trả lời của Bob Doan. Ba hôm sau, Nhi Sa gởi lại bốn video. Hai bài có tựa đề, “Thuở làm thơ yêu em” với lời của Bob Doan, nhưng một bài là nhạc của Nhi Sa và bài kia là nhạc của Bob Doan. Video thứ ba là “Thủa làm thơ yêu em” với lời của Trần Dạ Từ và nhạc của Nhi Sa.

Chỉ trong vòng hai tuần mà Nhi Sa viết hai bài nhạc, tập ba bài mới rồi thu âm và làm video với lời để khán giả có thể hát theo. Nhi Sa đánh phần đệm và giai điệu rồi ráp hai track lại thành video. Tôi không biết chơi đàn nhưng cũng có làm một vài video với nhạc cho các con tôi nên tôi biết mất rất nhiều thời gian để làm được một video vừa ý. Những video đàn ghi ta của Nhi Sa nghe rất thấm trong những buổi sáng chớm thu. Tôi xin để độc giả tự cảm nhận và đánh giá bởi tôi không phải dân nghệ sĩ bình luận gia chuyên nghiệp. Nhưng xin mời đọc email của Nhi Sa để thấy những cảm hứng từ một bài thơ có thể làm một người bỏ công làm được những dòng nhạc hay như thế.

“…Em chỉ phổ nhạc cho vui thôi. Em hay đọc báo thấy bài thơ nào mà mình có chút cảm giác có thể hát được thì làm chơi. Một số cũng từ đó có phiên bản khác như 2 bài vừa rồi. Em chỉ là nghiệp dư, trước có học và biết chơi guitar cổ điển sơ sơ nên có chút kiến thức nhạc lý, giờ lẹt quẹt qua loa cho cây đàn nó cũng … đỡ buồn. Đặt nhạc cho lời thơ thì lúc này lúc khác, lâu mau cũng tuỳ bài. Hai bài vừa rồi thì khá nhanh, một hai hôm gì đó. Thú thật khi thấy chị thích và muốn tìm tông tích bài hát, em nghĩ chắc là phải hay và khi đọc lời thì thấy dễ thương (như em đã nói) nên mới táy máy thử trước khi xem và nghe bản nhạc chị đăng. Làm vậy vì không muốn bị tác động hay ảnh hưởng bởi bài đã có. Làm xong rồi thì mới so sánh và thấy cũng khác nên mới tặng chị chơi như một lời cám ơn chị đã giới thiệu một bài hát cũ. Sẵn đó lục lọi luôn thì mới thấy bài kia của Trần Dạ Từ. Nói ra thấy cũng dị vì em đọc ít nên không biết bài thơ cũng khá nổi tiếng kia, lại có cả một số phổ nhạc, đặc biệt là Cung Tiến (ông này thì em hay ai nghe nhạc đều biết). Tương tự, em cũng không nghe những bản đã phổ, cho tới khi làm xong. Khi so sánh thấy khác nên sẵn tặng luôn cho chị và anh Bob. Chỉ vậy.

Video thứ tư là “Tình Thu Yếu Đuối” Nhi Sa viết nhạc cho thơ của Khê Kinh Kha. Bài này thì Nhi Sa đã làm trước đó. Tôi vô cùng cảm ơn báo Saigon Nhỏ đã đăng bài “Ai là tác giả bài hát ‘Thuở làm thơ yêu em’” vì nhờ vậy, tôi và bạn bè tôi biết được tác già và bối cảnh của bài hát.  Cũng nhờ đó tôi được quen biết Nhi Sa, một người đàn hay, sáng tác giỏi. Qua bài viết đó, tôi cũng được quen biết nhiều độc giả yêu mến thơ nhạc như tôi. Và tôi được “chứng kiến” những bài nhạc ra đời. Đó là những điều mà tôi chỉ đọc thấy thời còn trẻ. Tuyệt vời thay!

Cảm ơn báo Sàigon Nhỏ, Bob Doan, Nhi Sa và mọi người đã cho tôi những kinh nghiệm rất đặc biệt này. Mời mọi người cùng nghe và hát theo những bài “Thuở làm thơ yêu em” với tiếng đàn Nhi Sa.

 

 

 
 Bob Doàn (SGN)
 
Kim Phượng sưu tầm & tổng hợp
 
Xem thêm...
Theo dõi RSS này