Văn học nghệ thuật

Văn học nghệ thuật (1325)

Find out the latest local and worldwide news.

Children categories

Thơ

Thơ (27)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Xem bài viết...
Âm nhạc

Âm nhạc (130)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Xem bài viết...
Truyện

Truyện (263)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Xem bài viết...

Định mệnh và Tình yêu trong tình ca TCP

Định mệnh và Tình yêu trong tình ca Từ Công Phụng

 

Có một loài chim chỉ cất tiếng hót một lần trong đời rồi chết, nhưng tiếng hót ấy hay nhất thế gian, vượt lên trên mọi nỗi đau khổ của thân xác. Với nữ văn sĩ người Úc Colleen Mc Cullough thì những gì tốt đẹp nhất trên thế gian chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất. 

Nhạc sĩ Từ Công Phụng thì cho rằng, loài người cũng chỉ một thời để sống và để chết, thì cũng nên hát lên những bản nhạc tình để ngợi ca một thời đã sống trước khi bước vào những nỗi khốn cùng buồn thảm của cái chết.

Do đó, tình ca là con đường ông đã chọn và đã cưu mang trong suốt cuộc đời nghệ thuật. Tình ca đối với ông như một kẻ đồng lõa cho sự tồn tại của nhân loại.

"Tình ca là con đường tôi đã chọn và cưu mang." (Hình: Kalynh/Người Việt)

'Tình ca là con đường tôi đã chọn và cưu mang'

Sau lần đầu tiên gặp ông trong đêm nhạc ở phòng trà Văn Nghệ, Sài Gòn năm 2008, bảy năm sau, vào ngày mùng 5 Tết Ất Mùi, tôi mới có dịp gặp lại nhạc sĩ họ Từ tại chính tư gia của ông ở Portland, Oregon – thành phố của hoa hồng.

Oregon những ngày cuối tháng Hai đẹp như một bức tranh. Cái lạnh se se của mùa xuân làm cho tâm hồn người ta dịu lại. Những con dốc lúc lên cao lúc xuống thấp, những cây thông cao vút gợi nhớ đến một Đà Lạt xưa cũ. 

Cho dù xe dừng trước nhà ông vừa đúng với thời gian đã hẹn, thì người đầu ấp tay gối của ông, bà Từ Công Phụng đã đứng chờ trước cửa.

Người phụ nữ có gương mặt khả ái và một nụ cười rất hiền nói “Ông nhà tôi sẽ ra ngay.”

Không phải chờ lâu, người nhạc sĩ của “Mưa trên ngày tháng đó” bước ra cùng câu nói: “Rất đúng giờ.” Giọng nói của ông vẫn thế, trầm, đủ để người đối diện cảm thấy như ông chỉ nói cho riêng người đó; ấm, đủ để xóa bỏ bức tường ngần ngại giữa hai người xa lạ lần đầu tiên gặp nhau.

Trong đêm nhạc bảy năm trước ở Sài Gòn, bài hát “Xứ thâm trầm” được ông cất lên chưa kịp hết câu thứ nhất, thì ông ngập ngừng... “Xin lỗi quý vị, bài hát này tôi chưa được phép.”

Không giống như nhà văn Nguyễn Tuân lúc sinh thời có lần thốt lên rằng, “đôi khi, người ta đi không hẳn để tìm một nơi đến, mà ít nhất có một nơi để rời bỏ,” Từ Công Phụng ý thức rất rõ vì sao ông phải đành đoạn dứt áo rời bỏ quê nhà, đến một bến bờ xa lạ. Ông muốn tìm đến một nơi mà ông gọi là “Xứ thâm trầm” để âm thầm sống.

“Về xứ thâm trầm xa cuộc đời này. Sẽ không còn ngàn kiếp truân chuyên và hết nhân duyên, tôi trở về kết đọng linh hồn làm mặt đá xây hồ lãng quên.” (ca khúc Xứ thâm trầm)

“Khi một người nhạc sĩ viết ra một ca khúc, họ muốn âm nhạc của mình được phổ biến rộng rãi trong nhân gian để nhận diện được những tâm tư thầm kín mà họ không được thổ lộ. Người nhạc sĩ nào cũng muốn âm nhạc của mình được 'bay' trong nhân gian.”

Ông mỉm cười, chậm rãi nói khi được hỏi về suy nghĩ của mình trong lần không thể trình diễn trọn vẹn bài hát khán giả của mình mong muốn trong lần đầu tiên về hát trên quê hương.

Ông chưa từng quên giây phút đó.

Rất nhiều người, trong đó có cả những thế hệ được sinh ra sau cuộc chiến, được nuôi dưỡng và lớn lên bằng những lời nhạc tinh tế đến từng nốt, đẹp đến từng câu chữ. Qua những tác phẩm ấy, họ nhìn tình yêu và cuộc đời, cuộc sống và con người bằng cái nhìn hiền hòa hơn. Cho dù đó là những bản nhạc tình buồn thì cái buồn ấy cũng chất chứa một tâm hồn yêu thương dạt dào. 

Nhạc sĩ họ Từ cho rằng sở dĩ nhạc tình của ông chất chứa một triết lý tình yêu sâu lắng, buồn nhưng không bi lụy, đó là do quan điểm sống của mỗi con người. Theo ông thì “mỗi người có một hào quang khác nhau.”

Cái “hào quang” mà ông nhắc đến không phải là ánh sáng chói lọi từ thiên đường nào đó. Và càng không phải là ánh sáng phân biệt giữa sang hèn. Mà đó là cái “hào quang” trong sự chiêm nghiệm cuộc đời của riêng mỗi một người. 

Có người nói rằng nhạc Từ Công Phụng buồn đến con dế nghe nó cũng buồn và “tự tử giữa đêm sương”; con chim sẻ cũ nó cũng “qua đời trong lặng lẽ” (ca khúc 'Trên ngọn tình sầu', Từ Công Phụng phổ nhạc theo bài thơ 'Khúc thêm cho Huyền Châu' của Du Tử Lê.)

Với Từ Công Phụng, ông nghĩ rằng cho dù có thế nào chăng nữa thì cuộc gặp gỡ nào cũng là hữu duyên và cũng để lại một điều đẹp đẽ.

“Dù một khoảnh khắc sớm phai tàn/Và lệ em rớt trên môi nhạt/Đôi mắt em rất buồn, đôi chúng ta rất buồn/Vạn câu tình cũ, xin gửi cho đời.” (Mắt lệ cho người)

“Cho dù chỉ là một khoảnh khắc trong cuộc đời, nhưng cuộc gặp gỡ ấy vẫn là đẹp. Dù có xa nhau, nhưng trong tâm tưởng của mình vẫn còn đó những kỷ niệm đẹp,” ông nhẹ nhàng nói.

Nhạc tình của ông mang cái buồn nhẹ tênh. Người nghe như thoảng thấy cái buồn quấn quanh sự hờn dỗi mà ông giữ cho riêng mình. Rồi đến một lúc nào đó, ông nhẹ nhàng xin gửi vạn câu tình cũ lại cho đời.  Khi một khoảnh khắc đã qua, ông chỉ nhẹ nhàng xin tạ tình khi một ai đó một lần nữa đi thoáng qua cuộc đời ông.

Chính cái buồn nhẹ tênh không hờn trách ấy mà giai điệu và thanh âm những bản tình ca của ông phảng phất cái đẹp sang trọng, hiền hòa như dòng suối chảy hoài từ ngàn kiếp? Từ Công Phụng cho rằng “có lẽ do cách mình cảm nhận và hiểu về cuộc sống.”

“Đối với người phụ nữ, tôi luôn dành cho họ những gì nhẹ nhàng nhất. Nếu đó là những người đi ngang qua cuộc đời mình, cho dù chỉ là trong khoảnh khắc, thì nó vẫn đem lại cho mình hạnh phúc. Trong khoảnh khắc đó, có những điều luôn được giữ lại vĩnh cửu trong lòng.”

Nhưng ông xác nhận tình ca của ông truyền tải một tình yêu nhân từ. “Tôi không trách ai, hờn ai, cho dù cuộc tình với họ để lại cho mình những niềm đau. Cuộc đời có lúc đến rồi cũng phải có lúc đi.”

Cho dù ông có là chứng nhân của những cuộc tình ngắn ngủi, không thực, nhưng sự hụt hẫng nơi ông chưa bao giờ là đau đớn đến tuyệt vọng. Bởi ông luôn quan niệm “nếu có điều gì là vĩnh cửu, thì em ơi đó là tình yêu của chúng ta” và vẫn muốn sống trọn vẹn với chính mất mát của mình.

“Trong cuộc đời, tôi đã có những hình bóng trong tâm tưởng để gọi là tình yêu dù chỉ một khoảnh khắc gặp gỡ thoáng qua. Nhưng khi đã là tình yêu với một người, hoặc lớn hơn là khi lập gia đình, thì tôi tự nhận mình là người chung thủy,” ông nói.


'Tất cả là định mệnh'

“Đừng hỏi vì sao ngày xưa chúng tôi viết được những bài nhạc như thế. Chúng tôi sẽ không trả lời được. Tự nhiên nó ở trong mẫn cảm của mình, những lãng mạn trong tâm hồn của mình nó nảy ra. Có thể gọi đó là thiên phú. Người nhạc sĩ viết ca khúc là nói lên giùm tâm tư của những người bình thường không nói lên được bằng văn, bằng thơ bằng nhạc. Những người làm văn nghệ như chúng tôi viết giùm cho họ. Mình viết đúng, họ sẽ nghe đúng và họ cứ mang theo bài hát ấy suốt cuộc đời của họ,” ông từ tốn nói.

“Rất nhiều lần tôi cũng tự hỏi vì sao tôi trở thành nhạc sĩ? Nhưng...tôi chịu. Đó là 'định mệnh'”

Nơi Từ Công Phụng cho ra đời những bản tình ca diễm lệ. (Hình: Kalynh/Người Việt)

“Có một câu chuyện tôi nhớ mãi. Một lần về Việt Nam hát, có một khán giả yêu cầu tôi hát bài 'Đêm không cùng' Khi đó, cũng với lý do giống như 'Xứ thâm trầm', nên tôi nói khéo là 'Xin lỗi, tôi không nhớ lời' Thế là vị khán giả ấy, còn rất trẻ, nói rằng 'Chú hát đi, cháu nhắc lời cho' Tôi vừa ngạc nhiên vừa hạnh phúc. Ngạc nhiên vì có những người thuộc thế hệ bây giờ hát nhạc của tôi. Tôi nghĩ đó là hạnh phúc chung của bất cứ người nhạc sĩ nào,” ông kể lại, ánh mắt cười hạnh phúc.

“Có những lời nhạc khi người nhạc sĩ viết ra và khán thính giả nghe, họ thấy hay, họ nhìn thấy họ trong đó, thì người nhạc sĩ đó thành công.”

Tôi chợt hỏi “Nhạc sĩ vẫn còn và sẽ còn viết nhạc chứ?”

“Tôi vẫn còn sáng tác,” ông cười và nói.

“Nhưng chắc chắn có khác với ngày xưa. Ngày xưa tôi viết nhạc lãng mạn nhiều. Bây giờ cái lãng mạn đó được quay về với tình yêu thương gia đình bạn bè nhiều hơn là tình yêu bâng quơ thời trẻ.”

Nói đến cái lãng mạn bâng quơ của tuổi trẻ, thì đó chính tình yêu của “Bây giờ tháng mấy,” bài hát đầu tiên ông sáng tác năm 1961. Thế nhưng, phải đến một thời gian sau, khi thành lập ban nhạc Ngàn Thông ở Đà Lạt, ông mới “có can đảm” hát tác phẩm của mình cho người nghe qua làn sóng phát thanh.

Đúng như lời ông nói, “Bây giờ tháng mấy” là một bản tình ca có mơ mộng, có hờn dỗi, có yêu thương, có cảm xúc bâng quơ nhưng rất ngọt ngào.

Năm ấy ông 18 tuổi.

Ông tự nhận rằng khi nghe nhạc Từ Công Phụng ở thập niên 60 sẽ khác với nhạc của Từ Công Phụng của những năm 70s, 80s và cả sau này.

“Ở thập niên 60s, những câu thơ, trang sách tiểu thuyết mang đến cho tôi cái lãng mạn, thậm chí ray rức về cuộc tình thoáng qua nào đó. Đến những năm 70s, mình đủ lớn để có những lo âu, suy nghĩ về một tình yêu đang có. Sau đó nữa, thì mình đã sống nhiều hơn, hiểu đời nhiều hơn, và cái nhìn của mình về cuộc đời sâu hơn, trầm lắng hơn.”

Khi con người hướng đến sự “sâu hơn,” “trầm lắng” hơn thì khái niệm thời gian đối với họ không còn là sự khởi đầu nữa. Ai cũng có một thời để sống và một đời để chết. Khi mỗi ngày đi qua một ngày, họ nâng niu những gì thuộc về giá trị tình thâm hơn là những mộng mơ tuổi trẻ. Đó là lúc mà “tôi nhìn tình yêu với ánh mắy nhân từ hơn.”

Ông cho biết có những tác phẩm ra đời rất nhanh, chỉ hơn…một giờ đồng hồ, như “Giữ đời cho nhau”; “Lời cuối”. Tuy nhiên, “Mưa trên ngày tháng đó,” thì bài hát này phải đến ba tháng mới được hoàn thành.

“Đó là bài hát tôi viết lâu nhất, trong ba tháng. Tôi viết đi viết lại hoài vẫn chưa thấy hài lòng. Mà tôi nghĩ sẽ khó có một bản nhạc nào được hài lòng một cách trọn vẹn. Bởi người nhạc sĩ luôn muốn khám phá và tạo ra cái đẹp hoàn hảo,” ông chia sẻ.

Khi nói định mệnh cho ông trở thành nhạc sĩ, thì ông cũng khẳng định rằng “định mệnh mình thay đổi mình không biết được.”

“Ngày xưa, khi ở Việt Nam, tôi kết nghĩa vợ chồng với một người. Thế rồi, vì những lý do mà không ở bên cạnh nhau được. Tôi tiếp tục cuộc đời thứ hai. Và tôi có hạnh phúc. Người này hy sinh quá nhiều cho tôi. Nên tôi thấy mình 'nợ'. Đó chính là định mệnh. Cũng như mình không biết khi nào mình được sinh ra và khi nào mình chết đi. Đó là bí mật của thượng đế. Và mình phải tin.”

Từ Công Phụng và "cuộc đời thứ hai" của ông. (Hình: Kalynh/Người Việt)

“Cuộc đời thứ hai” mà ông nhắc đến chính là người phụ nữ đã đứng chờ tôi ở cổng. Từ đầu câu chuyện đến giờ, bà loay hoay châm trà, mứt, bánh, trái cây. Hôm nay vẫn còn là ngày Tết.

Nghe ông nói đến định mệnh vợ chồng, bà cất tiếng: “Tình nghĩa vợ chồng không chỉ là tình nghĩa giữa hai người, mà nó là sự liên hệ đến đời con, đời cháu. Trong lúc đau ốm, mình phải biết mình có bổn phận với người phối ngẫu của mình. Không phải vì hôm nay anh tài danh, anh đẹp mà tôi yêu thương anh. Đạo công giáo có câu nói 'tuy hai mà một.'”

“Người kia bệnh, là thân xác của chính mình bệnh. Tại sao thân xác của mình? Người đàn bà được ví nhu một mảnh đất phì nhiêu, và người đàn ông là người cày xới. Sự gắn kết của họ chính là những đứa con, cháu.”

Trong suốt câu chuyện, ly trà của ông không bao giờ vơi. Vì cứ mỗi khi gần cạn, là bà lại châm thêm cho đầy. Bà khen và “cho ông 10 điểm” mỗi lần ông nhớ mang theo điện thoại khi ra ngoài.

Ông nghiêng người nói nhỏ, “Nhà tôi giỏi lắm. Bà là người phụ nữ chu toàn, tần tảo vun xới gia đình.”

***

“Yêu một người nổi tiếng đã khó, khi người đó là nghệ sĩ lại càng khó hơn. Mình phải biết rằng mình không thể giữ trái tim của họ. Trái tim của họ là dành cho nghệ thuật. Nhưng không phải như thế mà mình không hạnh phúc. Vì hạnh phúc đến từ sự thấu hiểu và tôn trọng nhau,” bà Từ nói và giục ông quay về vì trời bắt đầu lạnh, mà bà thì “tôi không muốn ông ấy bị cảm.”

50 năm, định mệnh đã gắn Từ Công Phụng với những bài tình ca mượt mà, trầm lắng. Những bản tình ca đó sẽ mãi mãi là những chiếc que diêm đốt cháy trái tim người nghe, mang họ về với mùa xuân đỉnh bình yên của đời người.

Kim Phượng st

 

Xem thêm...

Chuyện tình xúc động của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu

Chuyện tình của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu

 Thủ tướng đầu tiên của Singapore Lý Quang Diệu và vợ là bà Kha Ngọc Chi, người phụ nữ "giỏi việc nước, đảm việc nhà", đã gắn bó hơn 60 năm, trải qua nhiều sóng gió, thăng trầm nhưng luôn đầy ắp tình cảm yêu thương. >>  "Lời chào cuối cùng" gửi vợ của ông Lý Quang Diệu

Nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu và vợ là bà Kha Ngọc Chi, 
Nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu và vợ là bà Kha Ngọc Chi, không đến với nhau vì một tình yêu sét đánh. Hai người từng là đối thủ của nhau khi còn học ở trường Cao đẳng Raffles, Singapore. Bà Kha luôn đứng đầu trong môn Khoa học Kinh tế và Tiếng Anh, còn ông Lý chỉ xếp thứ 2. 
 
Nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu và vợ là bà Kha Ngọc Chi, 
Lý Quang Diệu lúc đó còn là một thanh niên chưa có bằng cấp và nghề nghiệp ổn định, bởi vậy không phải là hình mẫu chàng rể lý tưởng của cha mẹ người yêu. Tuy nhiên, bà Kha Ngọc Chi luôn luôn tin tưởng ông. Họ đã định ước sẽ cùng nhau cố gắng. Trong ảnh, ông Lý và bà Kha chụp cùng nhau tại hồ chứa nước MacRitchie tháng 9/1946 khi ông Lý 23 tuổi còn bà Kha bước sang tuổi 25.
 
Nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu và vợ là bà Kha Ngọc Chi, 
Năm 1946, ông Lý sang Anh học luật, bà Kha ở lại quyết giành suất học bổng duy nhất do Nữ hoàng Anh trao tặng mỗi năm. Đây là một trong các bức hình ông Lý nhờ anh họ chụp để mang theo khi du học bên Anh. 
Nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu và vợ là bà Kha Ngọc Chi, 
Tháng 6/1947 bà Kha giành được suất học bổng của Nữ hoàng Anh, kể từ đó bà và ông Lý không bao giờ xa nhau. Tháng 12/1947, lễ cưới của 2 người được tổ chức tại Stratford-upon-Avon, Anh.
Nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu và vợ là bà Kha Ngọc Chi, 
Tại Cambridge, ông Lý và bà Kha đã luôn cố gắng học tập. Trong ảnh, 2 vợ chồng ông Lý chụp tại Cambridge, Anh năm 1948.
Nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu và vợ là bà Kha Ngọc Chi, 
Khi trở lại Singapore, ông Lý và bà Kha cùng được nhận vào vị trí trợ lý luật pháp tại công ty luật Laycock&Ong. Tháng 9/1950, hai người làm đám cưới chính thức theo nguyện vọng của 2 bên gia đình. Trong ảnh, đôi vợ chồng trẻ đang cắt bánh trong tiệc cưới tại khách sạn Raffles, Singapore.
Nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu và vợ là bà Kha Ngọc Chi, 
Tháng 2/1952, bà Kha sinh con trai đầu lòng, đặt tên là Lý Hiển Long. Cậu bé này lớn lên đã nối nghiệp cha mình, trở thành Thủ tướng thứ 3 của Singapore. Trong thời gian nghỉ chăm con, bà Kha vẫn giúp chồng chỉnh sửa bản thảo các vụ kiện.
Nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu và vợ là bà Kha Ngọc Chi, 
Ông Lý tâm sự rằng qua nhiều năm bà Kha đã giúp thay đổi cách hành văn của ông, ngắn gọn và chủ động hơn. Bà cũng từng giúp thay đổi một điều khoản rất quan trọng trong dự luật ly khai giúp Singapore sau khi tách khỏi Malaysia vẫn giữ được an ninh nguồn nước. Trong ảnh, ông Lý và bà Kha chụp cùng cậu con trai đầu lòng Lý Hiển Long.
Nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu và vợ là bà Kha Ngọc Chi, 
Ông Lý và bà Kha có thêm 2 con: Lý Vỹ Linh (1955) và Lý Hiển Dương (1957). Cựu Thủ tướng Singapore biết ơn vợ mình vì đã nuôi dạy các con trở thành những người biết cư xử, biết quan tâm và không bao giờ ỷ thế là con của Thủ tướng. Trong ảnh là ông Lý cùng vợ và các con. 
Nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu và vợ là bà Kha Ngọc Chi, 
Cựu thủ tướng Singapore cho hay bà Kha Ngọc Chi chưa từng để ông phải lo lắng về mặt tài chính hay tương lai của các con bởi thu nhập của bà - một luật sư giỏi - rất ổn định. Bức ảnh chụp gia đình ông Lý đang quây quần bên nhau.
Nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu và vợ là bà Kha Ngọc Chi, 
Không chỉ có kiến thức uyên bác về luật pháp, bà Kha luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ ngoại giao trong những chuyến thăm đi cùng người chồng Lý Quang Diệu. Trong ảnh, Thủ tướng Lý Quang Diệu cùng phu nhân Kha Ngọc Chi gặp gỡ Thủ tướng Anh Margaret Thatcher vào năm 1990.
Nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu và vợ là bà Kha Ngọc Chi, 
Tuy nhiên, đến năm 2003, bà Kha bị đột quỵ và sức khỏe bắt đầu đi xuống. Ông Lý tâm sự rằng sau lần đột quỵ đầu tiên, bà mất thị lực mắt trái nhưng vẫn cố gắng đọc sách, vẫn đi công tác cùng ông, vẫn đi bơi đều đặn. Bà nói đùa rằng cuộc đời bà đã chia làm hai giai đoạn, trước và sau đột qụy, như lịch sử thế giới trước và sau công nguyên vậy.
Nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu và vợ là bà Kha Ngọc Chi, 
Đến tháng 5/2008, khi vợ bị tai biến lần 2 phải nằm liệt giường, mỗi ngày cựu Thủ tướng vẫn giành 2 tiếng đồng hồ để đọc sách, ngâm thơ và kể cho vợ nghe  về công việc hàng ngày của mình. Với ông Lý, thời gian này với ông nặng nề hơn bất cứ một thất bại chính trị nào.
Nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu và vợ là bà Kha Ngọc Chi, 
Sau khi vợ bị tai biến, dù bận bịu trăm công ngàn việc trong chính phủ, ông Lý vẫn sắp xếp thời gian để chăm sóc, động viên, theo dõi bệnh tình của vợ. Đội ngũ y tá chăm sóc bà Kha đều yêu quý bà vì bà luôn quan tâm đến họ. Khi bị ho, bà lấy một chiếc gối nhỏ trên giường để che miệng, vì không muốn lây bệnh cho các nhân viên. Ông Lý kể rằng khi ông muốn hôn lên má vợ, bà Kha nói đừng tới quá gần vì sợ lây bệnh viêm phổi cho ông. Ông Lý cho biết ông luôn là tâm điểm trong cuộc sống của vợ, khi được biếu đào tại bệnh viện, bà dặn người phục vụ mang về cho ông 1 quả.
Nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu và vợ là bà Kha Ngọc Chi, 
Năm 2010, bà Kha Ngọc Chi, vợ Thủ tướng đầu tiên của Singapore Lý Quang Diệu, qua đời sau nhiều lần đột qụy, hưởng thọ 89 tuổi. Tại lễ tang của bà vào ngày 6/10 năm đó, ông Lý đã kể lại chuyện tình đẹp của họ từ lúc còn trẻ đến khi về già trong điếu văn đầy xúc động.
Nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu và vợ là bà Kha Ngọc Chi, 
"Bà đã sống một cuộc đời ý nghĩa và tràn ngập tình yêu thương. Lẽ ra tôi nên thấy được an ủi vì bà đã sống một cuộc đời đáng sống trong 89 năm, nhưng lúc này lời từ biệt cuối cùng với bà khiến trái tim tôi nặng trĩu những đau buồn", ông Lý viết trong điếu văn.

 

 Hoàng Điệp st

Xem thêm...

Saigon - Một Thời Vélo Solex

Saigon - Một Thời Vélo Solex

Nguyễn - Đặng Bắc Ninh

Thư về cho bà con, bạn học cũ ở miền Nam Việt Nam, khi viết bì thư, lần nào Hà cũng thấy lòng xao lên một nỗi bất an. Chị muốn viết thật to cái tên thành phốSAIGON, nhưng sợ thư mình sẽ đi mà không đến. Do đó càng ngày thư càng ít về với thành phố cũ, nhất là khi đã có điện thư. Saigon, nơi đã dung dưỡng Hà suốt một thời hoa niên. Hồi di cư vào Nam chị chỉ là một cô bé học lớp Đệ Lục trường Trưng Vương. Cô bé này vào loại nhỏ nhất trong lớp vì sau chiến tranh Việt Pháp, gia đình cô hồi cư về Hà Nội rất sớm và cô trở lại trường ngay nên bạn cùng lớp có người lớn hơn cô đến năm, ba tuổi. Niên học nào cô cũng phải ngồi bàn trên. Mấy năm đầu, trường cô còn phải học nhờ trường Gia Long, mỗi sáng đứng chờ ở cổng trường nhìn các chị học trò Gia Long phóng xe mô-bi-lét, ống quần rộng bay phần phật, mấy cô nhỏ Bắc kỳ nhìn nhau cười ngặt nghẽo. 

Nhưng chỉ ít lâu tình nghĩa Bắc Nam lại trở nên đậm đà thân ái. Lý do là Trưng Vương học từ sáng tới buổi trưa. Trước khi về, các cô để lại tình thư trong hộc bàn cho bạn Gia Long học lớp chiều và sáng sau vào lớp lại tìm trong hộc bàn hi vọng có thư hồi âm của người bạn mới. Có khi tình thư lại kèm theo vài cái kẹo hay quả ô mai mà cô bạn Nam Kỳ gọi là xí muội. Tình bạn như thế cũng kéo dài cho đến hết niên học, mà có khi chẳng thấy mặt nhau lần nào. 

Sau một niên học ngày ngày phải cuốc bộ từ nhà tới trường, một buổi tối mẹ bảo hai anh cô dẫn em đi mua chiếc xe đạp mới. Hôm đó lòng cô vui như mở hội nhưng sao hai anh lại có vẻ nôn nóng hơn cô? Ngoài ba anh em, lại còn có cả mấy anh bạn xung phong đi theo tháp tùng. Các anh đưa cô đến một cửa hàng bán xe đạp gần đầu đường Gia Long. Tới nơi, cô thấy cửa hàng sầm uất, đèn néon sáng trưng. Một thiếu nữ xinh đẹp đứng ở cửa hàng tiếp khách, với mái tóc đen mượt óng ả chảy dài xuống tận thắt lưng. Cô nhỏ tò mò nhìn mái tóc cánh phượng nghiêng nghiêng một bên mái đầu mà cô đoán có lẽ nó phải được giữ bằng hàng chục cái kẹp tóc. Cô gái yểu điệu, tươi cười với các anh và âu yếm hỏi cô: “Em muốn chiếc xe nào?”. Cô không biết các anh cô có dám đề cập gì đến giá cả không, nhưng cuối cùng cô cũng đem về một chiếc xe đạp mới, khung màu xanh lá mạ, ghi-đông và chuông mạ kền sáng bóng. Mãi sau cô mới biết tên thiếu nữ con chủ tiệm là Phước Liên, rất nổi tiếng và học trên cô mấy lớp. Hèn chi sứ mạng dẫn em đi mua xe đạp được các anh cô và cả mấy người bạn hăng hái tham gia. 

Cô là em út trong gia đình. Cha mất sớm, được các anh chị thương, nhưng ai cũng có cái quyền huynh thế phụ dạy dỗ đe nẹt cô, nhiều khi cô cũng thấy khổ sở. Bù lại, hai anh cô lại có nhiều bạn, mẹ cô cũng hiếu khách coi bạn con như con cháu nên họ rất thoải mái và chìu chuộng cô như em. Các anh đều sắp lên đại học nên coi con bé gày gò, mặt mũi tinh nghịch như em út của mình. Các anh cũng giúp cô trong việc học như, anh Tín hàng xóm giải dùm những bài toán khó, anh Bích giảng cho cô những ý hay nét đẹp của những bài thơ cổ, các anh Hiệp, anh Bảo đạp xe đưa cô đi xem lớp xem trường trước ngày thi Trung Học Phổ Thông. 


Có những buổi chiều hè, gió mát thổi qua giàn hoa ti-gôn trước mái hiên căn nhà nhỏ, các anh thổi sáo, hòa đàn. Anh cô có ngón đàn Hạ Uy Di lâm ly thánh thót, anh thường hát bài Tà Áo Văn Quân thật lãng mạn mà đến bây giờ mỗi lần nghe lại cô vẫn thấy lòng rung động: “Tư Mã người ơi, dừng đàn bên Văn Quân, nâng phím hào hoa kề làn môi giai nhân”. Có khi anh hứng chí hát bài Cô Hàng Nước: Mẹ tôi nói rằng: “Quyết chí hỏi vợ cho con a… Quyết chí tìm nàng dâu ngoan a… ” thật tức cười. Nhỏ Lài còn có anh Dư rất đẹp trai, khi anh kéo vĩ cầm bản Em Tôi, Chiều Tà, mái tóc dợn sóng của anh xõa xuống một bên trán trông thật nghệ sĩ. Nghe đâu sau này anh lấy vợ là con một nhà văn của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Mỗi lần các anh họp bạn, cô Út bị sai bưng nước cam, xá xị, kem sô đa… túi bụi mà cũng không thấy phiền hà. Cô cũng nghe các anh thường suýt soa nhắc đến những người đẹp của Saigon thời đó, nào là Bảo, Chất, Châu Phố, Châu Qui… Nhưng hình ảnh các anh cho là đẹp nhất là “Cô Thiều áo trắng đi Vélo Solex”. Với cái nhìn của cô bé 13 tuổi, hình ảnh áo trắng và Vélo Solex là biểu tượng cho nét đẹp trong sáng tuyệt vời.

Vài năm sau, các anh lớn lên, đi học xa hay ra trường đi làm nên nhà cô cũng bớt khách, và có lẽ cô cũng đã lớn hơn nên các bạn anh cô cũng sinh ra dè dặt. Chỉ còn ít người thỉnh thoảng tới nhà. Cô còn nhớ có một anh, hình như lúc đó mới vào đại học. Anh có cái Vespa Italy hay đến chở anh cô đi chơi. Mẹ cô hay nói “thằng ấy nó hiền”, nhưng cô không chắc anh ta có hiền thật không vì thỉnh thoảng cô bắt gặp anh chở mấy cô gái đàng sau xe Vespa, hôm thì tà áo xanh, hôm thì tà áo hồng tung bay trong gió. Cô cũng không kể lại với mẹ vì thấy chẳng liên hệ gì tới mình. 
Ngày ngày cô và đám bạn nhỏ trong trường vẫn đạp xe nói cười nhăng nhít. Thấm thoát đã đến kỳ thi Trung Học Phổ Thông. Không đủ tuổi, anh cô phải làm dùm đơn xin miễn tuổi. Môn toán đại số vốn là khắc tinh của cô, thì may sao, anh Hai của cô được nghỉ phép về nhà cả tháng để sửa soạn sang Mỹ học. Anh la mắng dạy dỗ ra sao mà đến kỳ thi ấy cô đậu bình thứ.

 

Để làm quà thưởng, mẹ cô mua cho một chiếc xe Vélo Solex kiểu mới. Mẹ nói, ra ý không phải nuông chìu cô út, nhưng vì “trường nó sắp dọn về gần Sở Thú, đi xe đạp thì hết ngày giờ”. Chiếc xe trong mộng của cô không biết được mua lại của ai nhưng hãy còn rất mới, nước sơn đen vẫn còn bóng loáng, máy nổ dễ dàng, xe chạy êm ru. Thế là bắt đầu từ nay cô đã ung dung lướt xe Vélo Solex dưới những trận mưa lá me dọc con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Xe Vélo Solex, cũng gọi là Solex, không giống như những chiếc xe gắn máy của Nhật tràn ngập Việt Nam sau này, cũng khác với những chiếc Mobylette nặng nề cục mịch, máy mạnh hơn, tiếng kêu rất to. Xe Solex của cô gần giống như khung xe đạp, có gắn một bộ máy hình trụ nhỏ đằng trước dưới ghi đông. Xe thường sơn mầu đen, trông thanh nhã, tiếng máy kêu cũng nhẹ nhàng, êm dịu. Cô nghĩ xe Solex rất hợp với thiếu nữ Việt Nam, nhất là khi mặc áo dài. Các cô học trò thường thả tà áo trắng ra sau cho gió thổi bay bay như phượng múa trên đường phố.

Từ năm này cô đã thuộc vào lớp lớn, lên học đệ nhị cấp là trên cả bốn lớp đàn em. Đã có một số bạn lớp cô bỏ trường bỏ lớp theo chồng, mà nhìn lại cô vẫn là một con bé 15 tuổi không đáng để ý. 

Ở nhà thì vẫn có “anh Vespa” hay đến chơi với anh cô. Hình như anh ta cũng chẳng để ý đến cô, và cô cũng bận với đám bạn học, cũng chẳng để ý đến anh.

 Chỉ nhớ một lần, mới gội đầu, cô ra ngồi ở bàn học với hộp đựng gương lược và kẹp tóc. Anh đi qua, tò mò đứng nhìn cô nhỏ 15 tuổi nghiêng đầu chải tóc. Cái nhìn của anh có gì là lạ, làm cô mắc cỡ, vội ôm cả gương lược chạy vào phòng trong, vẫn thấy tiếng anh cười nói, không biết với ai: “Cái con nhỏ, có thế mà cũng… ”. 

Thời đó nhiều cậu thanh niên Saigon có cái mốt mỗi ngày vào giờ tan học là đến “trồng cây si” ở các cổng trường con gái. Còn các cô học trò thì sợ nhất là các anh lẽo đẽo theo sau rồi hỏi han này nọ, ai mà nhìn thấy về mách là chết đòn hay ít ra cũng bị mắng trơ mặt mũi. Nguyệt, cô bạn ăn diện rất thời trang kể lại với đám bạn là vừa bị mẹ mắng: “Tại mày cứ ăn mặc vào nên chúng nó mới hay theo”. Bà muốn nói con gái cứ diện bộ trang điểm nên đám con trai mới để ý mà chòng ghẹo. Mấy cô ghé tai nhau thầm thì: “Không ăn mặc gì thì nó càng theo nữa” rồi cười khúc khích với nhau. 

Hồi này cô cũng mắc cỡ vì có một cây si rất trung thành. Ra khỏi cổng trường, quay đi quay lại đã thấy anh ta đứng đâu đó lặng lẽ nhìn theo cô ríu rít với đám bạn. Có lần muốn đánh lạc hướng cô chạy xe lên nhà bạn hay ghé các cửa tiệm, tưởng thoát nhưng lúc đi ra đã thấy anh ta với chiếc Mobylette màu xám đứng chờ đâu đó. Cô sợ không bao giờ dám nhìn thẳng vào mặt anh ta nhưng hình như anh ta hay mặc quần áo màu xám, mái tóc hơi quăn cũng xám và có lẽ mặt mũi anh cũng xám như chiếc Mobylette của anh ta. Cô tức tối nghĩ thầm người đâu mà lì quá. Nhưng anh ta không bao giờ đến gần hay nói năng gì nên cô không biết làm sao, chỉ coi anh ta như “Một nỗi ám ảnh không rời”

 

Nhiều năm sau, khi đã có gia đình, cô tình cờ gặp lại anh Mobylette ở nhà một chị bạn cũ. Té ra anh cũng là một Dược Sĩ đồng nghiệp với chị bạn. Anh già hơn ngày xưa một chút, mập hơn một chút, anh không còn cái xe Molylette màu xám và anh vẫn chưa lấy vợ. Anh nói chuyện nhưng hình như đầu óc để đâu đâu. Anh nhìn cô, hai mắt hơi buồn: “Có lẽ không bao giờ tôi lấy vợ”. 

Những năm sau, Saigon mất đi vẻ thanh bình, lúc nào cũng thấy sôi sục không khí chiến tranh với những cách mạng và chỉnh lý. Đã thành sinh viên của Đại học Saigon và xin được ít giờ dạy ở vài trường Trung Học tư, cô có phương tiện rủ các bạn chạy Solex lên Tân Định ăn mì bò viên Cây Nhãn, mua sách của Tự Lực Văn Đoàn… Cô cũng đã tham dự những Đêm Không Ngủ của sinh viên thảo luận về tình hình đất nước, khi thì cùng theo các anh chị lớn theo chiến dịch Xuống Đường để phản đối chế độ mà các người trẻ thời đó cho là lỗi thời, cần đổi mới. 
Một buổi chiều, đang chạy xe trên đường Lê Văn Duyệt, cô chợt thấy một chiếc Vespa phóng nhanh đến cạnh. Quay sang, cô nhận ra “anh Vespa”, người bạn thân của anh cô trước đây hay đến nhà chở anh đi chơi, đi phòng trà, khiêu vũ. Những lúc sau này không thấy anh đến nhà thường như trước và không hiểu sao lòng cô lại hay nghĩ đến anh, người thanh niên gầy gầy cao cao, ít nói, nhưng có ánh mắt làm cô bối rối. Anh nói: “Ngày mai anh phải đi Nha Trang rồi!”. Cô không nhớ lúc đó anh còn nói những gì, nhưng trước khi bỏ đi, anh nói vội: “Anh sẽ viết thư cho em”.

 Cô biết anh vừa tốt nghiệp trường Hành Chánh thì được đưa ra quân trường Đồng Đế để huấn luyện quân sự trước khi bổ nhiệm đi xa. Vài tuần sau cô nhận được thư anh nhưng cô không trả lời. Sau gần một năm, cô nghe nói anh đã mãn khóa và trở lạiSaigon. Cô cũng không thấy anh đến thăm. Chắc anh sợ cô thấy cái đầu tóc ngắn, da đen khét nắng, không còn nét thư sinh của anh? Rồi anh được đổi ra làm việc ở đảo Phú Quốc, một đảo xa tít tắp phía Nam Việt Nam. Anh lại viết thư về. Trong thư anh không than thở về cảnh sống cô đơn nơi cuối bãi đầu ghềnh mà anh lại nói về sự quyến rũ của mùi nồng thơm biển cả, màu trắng xóa của những ngọn sóng bạc đầu và màu xanh của núi rừng. Anh gọi hòn đảo là “Lost Paradise” của anh. Anh cũng mong thư của cô và dần dần anh phác họa đời sống tương lai có cô dự phần trong đó. Rồi bỗng nhiên cô thấy mình chiều nào cũng mở radio nghe tin thời tiết, dù chỉ được nghe báo tin: “Hôm nay Phú Quốc trời nhiều mây… ”.


Ít lâu sau anh về thăm Saigon vẫn với hình dáng cũ, nhưng trông đã đượm nét phong sương. Bây giờ cô nói chuyện với anh lâu hơn và rồi sau đó anh đến thăm cô luôn, ngay cả khi anh cô không có nhà. Lúc này anh không còn xe Vespa, lần nào đi chơi với nhau cũng bằng taxi. Chiếc xe Solex của cô cũng được nghỉ hưu. Hai năm sau anh rời đảo, về Saigon làm việc trong một cơ quan chính phủ và cô cũng lên thuyền hoa theo anh, bỏ lại quãng đời thơ mộng mà cô gọi là quãng đời Vélo Solex đã qua.
Saigon vẫn tiếp tục cảnh sống phồn vinh trong nỗi ưu tư thường trực của chiến tranh cận kề. Phố xá nhộn nhịp, phòng trà quán ăn đông đúc rộn rã tiếng nói cười, nhưng đêm đêm những đốm hỏa châu vẫn vụt lên chiếu sáng vùng ven đô, như báo trước những hiểm nguy sắp tới. Rồi đến một ngày hốt hoảng dồn hết tất cả những gì có thể mang theo được vào mấy cái va-li chạy ra bến tàu, mặc cho định mệnh đẩy đưa cả gia đình vào một tương lai vô định. Nước mắt nhạt nhòa, quay đầu nhìn lại thành phố cũ, biết rằng lần này ra đi là vĩnh biệt. 
Không biết bao nhiêu năm tháng đã qua đi nơi xứ người. Gặp lại những nam thanh nữ tú của Saigon năm nào, giật mình vì không thể nhận ra nhau. Mới hôm xưa còn trẻ trung nhanh nhẹn, nay nhìn lại đã thấy mái tóc muối nhiều hơn tiêu. Đúng như ngày xưa Lý Bạch đã ngậm ngùi: “Buổi sáng tóc còn xanh như tơ, chiều đến đã trắng như tuyết”. 
Hình dáng đã đổi thay, mà định mệnh cũng vần xoay bao cuộc đời vào các ngả rẽ không ngờ. Nhìn tấm hình kỷ niệm các bạn cùng lớp ngày xưa, thấy cô bạn Vũ Hoàng Oanh thủa nào với gương mặt tươi cười như hứa hẹn một tương lai sáng lạn, thì sau 1975 đã phải vừa dạy học vừa tảo tần xuôi ngược buôn bán thêm để nuôi con khi chồng là nhà văn quân đội Dương Hùng Cường bị bắt vào trại học tập cải tạo rồi qua đời, sau đó Oanh cũng bị tai nạn trong khi tất bật chạy hàng, và mất theo chồng để lại mấy đứa con còn thơ dại. Cùng đứng trong tấm ảnh ngày xưa có Thu Nhạn dung dị đoan trang mà những năm gần đây thường được thông tin trong nước nhắc đến là người bạn đường tận tụy sống một đời khép kín theo chồng là cố Thiếu Tướng VC Phạm Xuân Ẩn, một gián điệp nhị trùng nổi tiếng. Ngồi gần đó trong hình là Bích Vân, người vợ hiền hậu của Đề Đốc Hải Quân VNCH Hoàng Cơ Minh, ông đã thành lập tổ chức Kháng Chiến, trở lại Việt Nam lập chiến khu và nghe đâu đã hi sinh trong khu rừng Hạ Lào. Hai thiếu nữ mặt mũi ngây thơ trong sáng thuở nào vì nghịch cảnh lịch sử đã sống hai cảnh đời khác biệt, nay đứng trên hai chiến tuyến, biết có khi nào gặp lại nhau? 

Kim Kỳ st

Xem thêm...

Chân dung ông Lý Quang Diệu trong nghệ thuật

Chân dung đặc sắc của ông

Lý Quang Diệu trong nghệ thuật

Các tác phẩm nghệ thuật, văn chương, sách viết về chân dung cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đều tạo được ấn tượng sâu đậm và có giá trị nghệ thuật cao.

Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu là người có công đưa Singapore từ một quốc gia đang phát triển trở thành một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới, dù dân số ít ỏi, diện tích nhỏ bé và tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

Mới đây, thông tin nhà lãnh đạo kiệt xuất Lý Quang Diệu qua đời ở tuổi 91 gây nhiều tiếc thương cho người dân Singapore và cộng đồng thế giới.

Chúng ta hãy cùng nhìn lại một phần cuộc đời ông Lý Quang Diệu qua những ấn phẩm văn hóa nghệ thuật giàu giá trị.

Bức tranh nổi tiếng vẽ ông Lý Quang Diệu của danh họa Lại Quế Phương, người Singapore. Nội dung của bức vẽ là ông Lý Quang Diệu trong buổi lễ nhậm chức năm 1959, trở thành Thủ tướng đầu tiên của Singapore.

Tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ Jason Wee, ghép 8.000 chiếc nắp nhựa của những chai dầu gội để tạo nên bức chân dung có tên “Ông Lý không còn phải khóc”, gợi nhớ lại khoảnh khắc đáng nhớ năm 1965, khi ông Lý Quang Diệu không nén nổi xúc động xuất hiện trên truyền hình trong giây phút chính thức tuyên bố Singapore trở thành một quốc gia độc lập.

Chân dung nhà lãnh đạo kiệt xuất Lý Quang Diệu trong bức vẽ của họa sĩ Laudi Abilama,

 

Ông Lý Quang Diệu là nhân vật khơi gợi được nhiều ý tưởng cho các họa sĩ vì cuộc đời và những đóng góp của mình cho đất nước. Trong hình là chân dung ông Lý Quang Diệu của nghệ sĩ Jeffrey Koh, vẽ theo phong cách của danh họa nổi tiếng Van Gogh.

Bức chân dung ông Lý của nghệ sĩ Park Seung Mo làm bằng lưới thép không gỉ, được trưng bày tại triễn lãm Ode To Art.

 

Chân dung được tạo từ 18.000 chữ Lý Quang Diệu. Bức chân dung cựu thủ tướng Lý Quang Diệu trên khổ giấy A2 của Ong Yi Teck, ở Singapore, hiện lên như một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Không chỉ cầu kỳ mà tác phẩm còn chất chứa cả tình yêu, sự sáng tạo và nỗ lực của tác giả. Ong tạo nên tác phẩm này bằng cách viết tên ông Lý Quang Diệu gần 18.000 lần.

Tác phẩm của họa sĩ Jimmy Ong với bộ ba tranh chân dung màu nước khắc họa ông Lý qua các thời kỳ. Phía dưới góc tranh là hình ảnh những con người bé nhỏ đang quỳ lạy với lời đề tựa “Cha ơi, có nghe tiếng con?” được trưng bày tại triển lãm Nghệ thuật Valentine Willie gây xúc động đối với người dân Singapore.

Họa sĩ Patrick Yee từng cho ra mắt bộ truyện tranh dành cho thiếu nhi có tên “Cậu bé Harry: Tuổi thơ của Lý Quang Diệu” (Harry là tên thân mật của ông Lý). Bộ tranh là một trong những sáng táng giàu giá trị.

Một trong những tác phẩm văn học không thể không kể đến nữa là cuốn truyện tranh có tên “Growing up with Lee Kuan Yew” (Lớn lên với Lý Quang Diệu) của họa sĩ Lawrence Koh, cuốn truyện tranh được xếp vào hàng “best-seller” ở Singapore, kể lại câu chuyện tuổi thơ của ông Lý.

Cuốn sách với tiêu đề “Lý Quang Diệu” của nhiều tác giả, viết về ông Lý Quang Diệu như là một chính khách đặc biệt, độc nhất vô nhị trong nửa thế kỷ qua. Cuốn sách gồm 10 chương trình bày những viễn kiến thấu đáo của Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệu về Trung Quốc, Mỹ và thế giới. Cuốn sách để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ, những điều kinh ngạc, có khả năng soi rọi.

Cuốn hồi ký hai tập: tập 1 - “The Singapore Story” (Câu chuyện Singapore) đưa ra những quan điểm của ông Lý Quang Diệu về lịch sử đất nước Singapore cho tới giai đoạn tách rời khỏi Malaysia hồi năm 1965 và tập 2 - “From Third World to First” (Từ thế giới thứ ba vươn lên thứ nhất) nói về quá trình “thay da đổi thịt” của đất nước Singapore.

Năm 2013, ông Lý Quang Diệu cho ra mắt hai cuốn sách cuối cùng: cuốn “The Wit and Wisdom of Lee Kuan Yew” (Sự hài hước và trí tuệ của Lý Quang Diệu) tổng hợp gần 600 câu nói tóm tắt lại những quan điểm của ông về đất nước Singapore và thế giới. Cuốn “One Man's View of the World” (Cách nhìn của tôi về thế giới) đưa ra những đánh giá về thế giới đương đại và những dự báo về thế giới tương lai trong vòng 20 năm nữa.

Bức tượng ông Lý Quang Diệu được thực hiện để chúc mừng sinh nhật lần thứ 90 của ông.

Kim Quy st

 

 

 

 

Xem thêm...
Theo dõi RSS này