🍀♬♪🏮▒🎀 Diễn Đàn ▒❤️Góc Nhỏ Sân Trường🌺✨─🕊💃C H À O 🕊 M Ừ N G─quý khách, bạn bè, thân hữu gần xa🌍👪ghé thăm trang GNST hôm nay🍷─🍒▒🌈Không có hình ảnh nào tồn tại lâu dài bằng và không có kỷ niệm nào đã cho ta nhiều êm đềm và hạnh phúc mà đã đeo đuổi cả quãng đời của chúng ta bằng tình bạn🍃tình quê hương trong suốt những năm tháng dài dưới mái học đường.🌺Những kỷ niệm ấy cứ vươn lên trong những giấc mơ êm đềm dầu chúng ta có sống ở vùng đất nào đi nữa🌍🎀Chúc các bạn có một ngày mới nhiều niềm vui, may mắn,mạnh khỏe,hạnh phúc bên gia đình và người thân.🍒👍🎵
Quê hương Việt Nam qua ống kính của Hoàng Thạch Vân
Chụp ảnh Với Hoàng Thạch Vân không chỉ là đam mê, nó hình như là sức mạnh để anh sống. Đi chụp ảnh với anh, thấy nơi anh là cả một khối lửa hăng say với chụp ảnh. Nơi một con người ngoài ngũ thập, anh đi và chụp không ngưng nghỉ. Nơi anh có cái gì đó mãnh liệt, có sức tác động và nó thể hiện ngay trong ảnh của anh. Bên trong khối lửa mãnh liệt đam mê đó, lại là một tâm hồn khiêm tốn bình dị, đơn thành, chân thật với anh em, mọi người.
Hoàng Thạch Vân sống ở Sài Gòn, tham gia nhiếp ảnh bắt đầu từ CLB Nhiếp ảnh Gia Định và từ đó anh có hướng đi và khẳng định nghiệp nhiếp ảnh của bản thân. Bộ ảnh của anh được chụp ở nhiều vùng miền khác nhau.
(...) Thánh Đường trên đồi (còn gọi là Nhà Thờ Núi) ở Nha Trang ngày thường đã nên thơ, mà trong kỳ nghỉ hè 1956 thì lại càng lộng lẫy, tráng lệ hơn.
Một ngày chủ nhật kia, sau khi đi lễ nhà thờ, hai bà Mẹ bận đi thăm ai đó trong khoảng thời gian ngắn, cho nên tôi được giao phó sứ mạng thần tiên là dẫn dắt hai em (đúng ra là cô chị “dẫn dắt” tôi và cô em) đi dạo chơi chung quanh khuôn viên Nhà Thờ toạ lạc trên một ngọn đồi rất ngoạn mục. (Ai ở Nha Trang cũng đều biết ngọn đồi này). Thời gian đó tôi vẫn còn ngơ ngáo, nhưng đã biết cảm thấy thinh thích cô chị một cách mơ hồ, không thể diễn tả bằng lời.
Sau khoảng nửa giờ, chúng tôi dừng lại nghỉ ngơi gần một bức tượng vĩ đại để hai em nghỉ chân, còn hồn tôi thì vẫn còn bay lơ lửng trên tầng cao, chưa thấy mỏi mệt gì cả. Vào thời điểm đó tôi không quan tâm là bức tượng làm bằng chất liệu gì, xi măng hay là kim loại, hay bằng đá? Bằng gì cũng được, miễn là thời gian chờ đợi hai Bà Mẹ càng lâu càng tốt! Thôi cứ cho là bằng đá cho nên thơ hơn. Bỗng nhiên trời đổ mưa chòm mây [mưa bóng mây] trong vài phút.
Khi trời quang mưa tạnh thì như một phép lạ, trên đôi mắt của bức tượng còn đọng lại những giọt lệ long lanh, phản chiếu ánh sáng mặt trời, tạo ra những cầu vồng tí hon lóng lánh nhiều màu sắc.
Cô chị có vẻ đa cảm nên hỏi tôi: “Anh có thấy bức tượng đá đang khóc cho tội lỗi của loài người không?”
Tôi giật mình trước câu hỏi trí tuệ này, nhưng “nhanh trí … dại” áp dụng bài quang học lớp Đệ Tứ mà ba hoa rằng: “Đó là một hiện tượng quang học do tia nắng mặt trời và giọt nước mưa tạo ra”. Giê-su-ma! Lạy Chúa Tôi, tôi đã phạm sai lầm chết người. Ý của nàng muốn tôi trả lời một đằng, tôi lại nói một nẻo. Nàng có vẻ suy tư và buồn mông lung, không hé môi lấy một lời, kể từ lúc đó cho đến khi về đến nhà.
Năm mươi năm sau tôi tình cờ xem lại cuốn album cũ có tấm ảnh của nàng:
Ảnh này đã mấy mươi năm, mà em thì vẫn trăng rằm không phai Thơ ngây, mỹ lệ, tinh khôi, thanh xuân, em vẫn không rời cõi tiên. Dưới trần còn một người điên năm mươi năm ngủ, một đêm giật mình ở trong tiềm thức vô biên rưng rưng chữ viết nghiêng nghiêng của nàng đằng sau tấm ảnh hoen vàng: "… tặng anh ... kỷ niệm ... Nha Trang” - Nghẹn ngào!
(VBL, Nha Trang, 4 - 8 - 1956)
Tôi nhớ lại một kỷ niệm là đã dùng bài thơ Giận Nhau của Nguyễn Xuân Huy để "thăm dò tình hình" như sau:
“Hôm xưa em biếng học “Khiến cho anh bất bình “Khẽ đánh em cái thước “Vào bàn tay xinh xinh …”
Nguyễn Xuân Huy
Nhưng nàng qủa là cao tay ấn khi trêu lại tôi rằng:
“Hôm nay ai biếng học “Ai kia dám bất bình “Thì ai đây sẽ khóc “Ai còn thấy ai xinh?”
Lúc đó, không biết được bà nhập hay ma ám mà tôi “lên đồng” viết lại:
“Em tha hồ biếng học “Anh đâu dám bất bình “Thôi xin em đừng khóc “Mà em khóc càng xinh!”
Việc dạy kèm cô bé là một nguồn cảm hứng như mê tửu, là khúc dạo đầu [prelude] cho định mệnh sư phạm của tôi sau này. Và cũng là một vết thương êm ái cho tôi là đã chớm, đang, và sẽ bị “cảm nặng hết thuốc chữa” trước một nữ ca viên ở trong ca đoàn. Vì thế, công việc của tôi lúc bấy giờ như một giấc mơ tiên, khác hẳn công ăn việc làm sau này.
Những buổi học nối tiếp nhau dường như phảng phất tiếng sáo diều vi vu trong một cuốn phim quay cảnh đồng quê trữ tình mà tôi mong không bao giờ kết thúc, và tiếc thay, không có nút bấm rewind để mà được sống lại những giây phút mộng du. (...)
Bản dịch qua thơ tiếng Việt, gồm 9 đoạn tương ứng với 9 stanzas theo nguyên tác A Psalm of Life của Henry W. Longfellow.
Bài Tụng Ca Cuộc Đời
Tấc lòng của một thanh niên ngỏ với người tụng ca.
Xin đừng nói lên những lời tang tóc,
Đời chẳng qua là một giấc Nam Kha !Linh hồn chết là đang ngủ đấy mà,Mọi việc nhìn bên ngoài ta không biếtHiện thực là đời , vô vàn tha thiết!Nấm mồ kia đâu phải đích cuộc đời;Linh hồn ta không phải thế này thôi:Dù cát bụi lại trở về cát bụi.Định mênh an bài không luôn u tối,Cũng không là mãi mãi một niềm vui,Nhưng phải là hành động, để ngày maiTa vượt xa ngày hôm nay gấp bội.Nghệ thuật muôn đời, thời gian rất vội,Trái tim ta dù vĩ đại, can trường,Đang đập nhịp trên đường ra nghiã trangNhư tiếng trống với âm thanh nghẹn lại.Trên bãi chiến trường, trong đêm đóng trại,Của cuộc đời kia, bạn ơi! Xin hãyĐừng u mê như gia súc chạy trong bầy!Hãy là một anh hùng lừng lẫy oai phong!Đừng tin vào tương lai rực rỡ màu hồng!
Hãy cho bóng ngày qua chôn vùi dĩ vãng!Nào, hành động hôm nay, có Trời cao hộ mạngVà trong thân rạng sáng Trái Tim hiền!Gương sáng của tiền nhân, ta nhớ đừng quên,Rằng có thể làm cho cuộc đời nên cao thượng.Và để lại đàng sau khi ta giã từ nghiệp chướngVết chân trần trên cát đượm thời gian;Vết chân mà một ngày kia có một chàng,Dong ruổi cuộc đời trên trường giang thiên lý,Một người đắm thuyền trong cô đơn rầu r ĩThấy vết chân này mà “bĩ cực thái lai.”Nào, ta hãy đứng lên mà sắn tay làm lại,Bền gan theo đuổi cho công thành danh toạiCùng tấm lòng nhân ái cho thập loại chúng sinh,Luôn học đợi chờ và làm việc quên mình.
HAI L. chuyển ngữ.
HENRY W. lONGFELLOW
A Psalm of LifeWhat The Heart Of The Young Man Said To The Psalmist.Tell me not, in mournful numbers,Life is but an empty dream!For the soul is dead that slumbers,And things are not what they seem.Life is real! Life is earnest!And the grave is not its goal;Dust thou art, to dust returnest,
Was not spoken of the soul.Not enjoyment, and not sorrow,Is our destined end or way;But to act, that each to-morrowFind us farther than to-day.Art is long, and Time is fleeting,And our hearts, though stout and brave,Still, like muffled drums, are beatingFuneral marches to the grave.In the world’s broad field of battle,In the bivouac of Life,Be not like dumb, driven cattle!Be a hero in the strife!Trust no Future, howe’er pleasant!Let the dead Past bury its dead!Act,— act in the living Present!Heart within, and God o’erhead!Lives of great men all remind usWe can make our lives sublime,And, departing, leave behind usFootprints on the sands of time;Footprints, that perhaps another,Sailing o’er life’s solemn main,A forlorn and shipwrecked brother,Seeing, shall take heart again.Let us, then, be up and doing,With a heart for any fate;Still achieving, still pursuing,Learn to labor and to wait.*********************************************************************************