Văn học nghệ thuật

Văn học nghệ thuật (1316)

Find out the latest local and worldwide news.

Children categories

Thơ

Thơ (27)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Xem bài viết...
Âm nhạc

Âm nhạc (126)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Xem bài viết...
Truyện

Truyện (262)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Xem bài viết...

NGÔN NGỮ CỦA CÁC LOÀI HOA: LỜI ÍT, Ý NHIỀU

NGÔN NGỮ CỦA CÁC LOÀI HOA:

LỜI ÍT, Ý NHIỀU

Những đóa hoa thay lời muốn nói.



Bó hoa ấy là một cơ duyên mà tôi đã bỏ lỡ.

Không phải nói rằng tôi hối tiếc vì đã tặng bó hoa ấy từ đầu. Tôi đã ở cùng một gia đình trong suốt chương trình nghiên cứu giảng dạy ở Ý, và bó hoa này là món quà sinh nhật dành cho mẹ nuôi (host mom) của tôi vào năm ngoái, bởi vì bà rất thích hoa. Sau đó, tôi nhận ra rằng tôi đã không suy xét đầy đủ về ý nghĩa thực sự của những bông hoa tôi chọn đối với bà.

Tất nhiên, từ lâu tôi đã cho rằng một cơ duyên như vậy khó mà xuất hiện, bởi vì ngôn ngữ của các loài hoa hầu như không còn phổ biến nữa. Ôi, thật hiếm có người nào vừa biết ngôn ngữ của hoa, lại vừa cho rằng người tặng đã chọn những đóa hoa đó theo ý nghĩa của chúng trong ngôn ngữ của các loài hoa.
 

Những đóa hoa hồng màu hồng tượng trưng cho sự tao nhã, tinh tế, ngọt ngào, và nữ tính. (Ảnh: Ortis/Shutterstock)

Vì thế, tôi vừa kinh ngạc xen lẫn ngưỡng mộ khi con gái của mẹ nuôi thấy những đóa hoa hồng màu hồng xen lẫn những đóa hoa khác rồi hỏi ý nghĩa của chúng là gì.

Ngôn ngữ của các loài hoa (floriography), một cách truyền tải thông điệp thông qua những đóa hoa, đã trở nên phổ biến trong suốt thời kỳ Victoria. Các thế hệ sau này có lẽ bắt đầu cho rằng điều đó khá ủy mị và khoa trương. Nhưng tôi cho rằng thông lệ này thể hiện sự quan tâm đặc biệt và ý tứ sâu xa đằng sau một cử chỉ đơn giản.

Vận dụng ngôn ngữ của các loài hoa trong văn học dường như cũng cho thấy những tâm tư tương tự. Hình ảnh các loài hoa yêu cầu độc giả nán lại để xem xét những tiểu tiết kỹ lưỡng hơn. Không nghi ngờ gì, việc vận dụng ý nghĩa biểu tượng như vậy sẽ thúc đẩy một làn sóng công kích với những bình luận trong các lớp văn học rằng hoa không thể là hoa thôi sao, rằng các giáo viên Anh ngữ sẽ đọc ra dụng ý của tác giả ở những chỗ mà [tác giả kỳ thực] không có ý đó. Đồng thời, tôi cho rằng thế hệ của chúng ta có thể học hỏi nhiều từ các thế hệ đi trước trong việc sẵn lòng truyền tải ý nghĩa nào đó vào những món quà và hành động nhỏ bé như vậy.

Từ điển ngôn ngữ của các loài hoa

Khi biết rằng tôi đã mong mỏi có được một cuốn sách như vậy trong nhiều năm, một người bạn đã tặng cho tôi cuốn sách “The Complete Language of Flowers: A Definitive and Illustrated History” (Ngôn Ngữ Hoàn Chỉnh của Các Loài Hoa: Lịch Sử Toàn Diện kèm Ảnh Minh Họa) của tác giả S. Theresa Dietz. Đối với tôi, đó là một cuốn từ điển rất toàn diện, trong đó có những hình ảnh minh họa rất đẹp về từng loài hoa. Tôi chủ yếu trích dẫn từ cuốn sách đó trong phân tích của mình, và tôi cũng muốn giới thiệu cuốn sách này cho bất kỳ người nào say mê ngôn ngữ của các loài hoa.

Cuốn sách “The Complete Language of Flowers” (Ngôn Ngữ Hoàn Chỉnh của Các Loài Hoa) của tác giả S. Theresa Dietz. (Ảnh: Wellfleet Press)

Mỗi khi tôi bắt gặp hình ảnh các loài hoa trong văn học cổ điển, thì tôi sẽ sốt sắng đi tra cứu trong từ điển ngôn ngữ hoa của mình giống như những quý cô ở Cranford (trong loạt phim ngắn cùng tên vào năm 2008) khi một người trong số họ nhận được những đóa hoa từ một anh chàng theo đuổi họ. Tất nhiên, có khi ý nghĩa của những đóa hoa không đóng góp gì thêm vào câu chuyện, nhưng những lần nó hàm chứa một tầng ý nghĩa biểu tượng thì lại mang đến cảm giác mãn nguyện khôn tả.

Như bà Dietz lưu ý trong lời giới thiệu của mình, đôi khi rất khó giải mã ý nghĩa của các loài hoa do mỗi loài hoa đều có thể hàm chứa nhiều ý nghĩa. Có khi những ý nghĩa này trái ngược nhau, dẫn đến việc hiểu sai, và “cuối cùng, việc truyền tải thông điệp thông qua những ghi chú bí ẩn trên bó hoa nhỏ không còn được hoan nghênh nữa.”

Loạt phim ngắn [Cranford] được đề cập ở trên đã mang đến một ví dụ hoàn hảo về việc vận dụng ngôn ngữ của các loài hoa, cũng như việc mỗi loài hoa đều có thể có nhiều tầng ý nghĩa. Dựa trên cuốn sách cùng tên của tác giả Elizabeth Gaskell, một nhân vật trong đó, cô Jessie Brown, đã nhận được những đóa hoa hải quỳ (anemone) từ một anh chàng theo đuổi cô mà cô đã từng khước từ nhiều năm trước. Cô Jessie lưu ý rằng điều này phù hợp khi xét đến hoa hải quỳ có nghĩa là “tình yêu mãi mãi trước sau như một,” vì vậy, không lâu sau đó, cô nhận được lời cầu hôn thứ hai.

Tuy nhiên, theo rất nhiều từ điển, hoa hải quỳ còn có thể có ý nghĩa là bệnh tật (nghĩa này cũng phù hợp, khi xét đến chị gái của cô Jessie qua đời gần đây) và sự ruồng bỏ hoặc từ bỏ tình yêu. Định nghĩa thứ hai này cũng có thể là một điềm báo trước về việc cô Jessie buộc phải khước từ anh chàng theo đuổi mình một lần nữa để chăm sóc cha.

Trong một tập phim khác, bác sỹ Harrison tặng những đóa hoa tuyết điểm (snowdrop) (có ý nghĩa là hy vọng, sự an ủi, và những khởi đầu mới) cho cô Sophy Hutton, người đang đau buồn sau khi mất thân nhân trong gia đình. Còn trong tiểu thuyết ngắn của bà Gaskell, “Mr. Harrison’s Confessions” (Những Lời Thú Tội của Ngài Harrison) (cũng được đưa vào loạt phim ngắn Cranford), thì anh Harrison lại tặng cô Sophy những đóa hoa trà (camellia) vào Ngày lễ Valentine, vốn tượng trưng cho niềm khao khát và sự yêu mến. Đây là một trường hợp mà tôi thích sự lựa chọn hoa trong phim chuyển thể hơn, vì loài hoa này tương ứng với nỗi buồn và cảm giác tội lỗi của cô Sophy, điều thôi thúc cô từ chối hạnh phúc bên bác sỹ Harrison.

Những phát hiện khác trong văn học

Tác giả Louisa May Alcott dường như cũng vận dụng ngôn ngữ của các loài hoa trong tiểu thuyết “Little Women” (Những Người Phụ Nữ Bé Nhỏ). Bà miêu tả chi tiết các loài hoa mà từng cô gái nhà họ March đã trồng trong khu vườn của mình. Mỗi chị em gái đều lựa chọn các loài hoa tương ứng với tính cách của họ. Ví như, cô Jo có một khu vườn phản ánh bản tính bướng bỉnh của cô với những loài hoa “không bao giờ giống nhau trong hai mùa,” nhưng đặc biệt vào năm nay cô lại trồng hoa hướng dương, tượng trưng cho tính kiêu kỳ, nhưng bà Alcott cũng lưu ý, loài hoa này còn thể hiện khả năng nuôi dưỡng và chăm sóc [các sinh vật khác] của Jo vì cô dùng hạt hướng dương để nuôi gà.

Nhân vật Beth March (nữ diễn viên Eliza Scanlen thủ vai) trong bộ phim “Little Women” (Những Người Phụ Nữ Bé Nhỏ). (Ảnh: PBS)

Khu vườn của cô Beth cũng khiến độc giả nán lại để suy ngẫm về những đóa hoa đậu ngọt (sweet pea) khiêm nhường trong số những loài hoa của cô, bởi vì tôi không thể không tự hỏi rằng, trong số những định nghĩa khác nhau về loài hoa này, liệu có một chút điềm báo trước về những chương sau hay không, bởi lẽ đôi khi những đóa hoa đậu ngọt có thể báo hiệu một lời tạm biệt.

Trong tiểu thuyết “Anne Tóc Đỏ ở đảo Hoàng Tử Edward” (Anne of the Island), tác giả L.M. Montgomery miêu tả cách anh Gilbert hái hoa dâu tây Địa Trung Hải (arbutus), vốn có ý nghĩa là “em là người duy nhất anh yêu,” ngay trước khi cầu hôn cô Anne. Những đóa hoa mà anh Gilbert lựa chọn là rất phù hợp khi xét đến tâm trạng bối rối của cô Anne ở phần sau trong tiểu thuyết khi cô tin rằng người anh yêu là Christine Stuart.

Nhân vật Anne Shirley (nữ diễn viên Megan Follows thủ vai) trong bộ phim “Anne of Green Gables” (Anne Dưới Chái Nhà Xanh). (Ảnh: Kevin Sullivan)

Sau đó, cô Anne bỏ những đóa hoa violet (tượng trưng cho lòng chung thủy) của anh Roy sang một bên và lựa chọn những đóa linh lan của anh Gilbert (có ý nghĩa là hạnh phúc trở lại) để mang đến lễ tốt nghiệp. Ngoài việc tượng trưng cho hạnh phúc trở lại, linh lan là loài hoa mà Anne đã cài lên tóc tại hôn lễ của người bạn Diana. Vì vậy, việc anh Gilbert tặng loài hoa này có thể là một lời gợi nhớ về kỷ niệm Anne từng cài hoa này [lên tóc] trước đây và là một lời nhắc nhở về quê hương khi Anne đang học đại học xa nhà.

Thi hào William Shakespeare cũng nổi tiếng với việc vận dụng ngôn ngữ của các loài hoa, đặc biệt là trong vở “Hamlet.” Nàng Ophelia, tình yêu của Hamlet, phát điên do những sự kiện bi thương trong vở kịch. Khi trầm mình xuống nước, đầu nàng đội một vòng hoa. Trong cuốn sách “Flora Symbolica; or, the Language and Sentiment of Flowers” (Flora Symbolica; hoặc Ngôn Ngữ và Cảm Xúc của Các Loài Hoa) của tác giả John Ingram, ông lưu ý rằng theo ngôn ngữ của các loài hoa, mỗi đóa hoa trên vòng hoa Ophelia đội đều nhắc đến số phận bi thương của nàng. Trong số những loài hoa trên vòng hoa của nàng có hoa crow-flower, được biết đến với cái tên là “nàng thiếu nữ xinh đẹp của Pháp quốc,” và theo ông Ingram, sự kết hợp giữa hoa crow-flower và những loài hoa khác đã tạo thành một cụm từ liên quan đến “nàng thiếu nữ xinh đẹp [fayre mayde]”.

“Tất cả loài hoa đó đều là hoa dại, biểu thị cho trạng thái hoang mang trong tâm trí của chính nàng Ophelia xinh đẹp; và thứ tự diễn biến như sau … [:] Hoa crow-flower (nàng thiếu nữ xinh đẹp), hoa tầm ma (bị tổn thương sâu sắc), hoa cúc (tuổi thanh xuân), hoa long-purple (dưới bàn tay lạnh giá của tử thần). ‘Một thiếu nữ xinh đẹp bị tổn thương; tuổi thanh xuân của nàng nằm dưới bàn tay lạnh giá của tử thần.’ Thật khó để lựa chọn một vòng hoa nào phù hợp hơn cho nạn nhân của sự tàn nhẫn trong tình yêu này.”

Tôi đã đọc từ một số nguồn, và một nguồn cho rằng tác giả Jane Austen cũng vận dụng ngôn ngữ của các loài hoa, đặc biệt là trong tiểu thuyết “Pride and Prejudice” (Kiêu Hãnh và Định Kiến). Tuy nhiên, bằng chứng khả thi duy nhất mà tôi có thể tìm thấy là trong lời mô tả về đất đai tại vùng Pemberley có câu “những cây sồi xinh đẹp và những cây hạt dẻ Tây Ban Nha mọc rải rác trên khắp bãi cỏ trung gian.”

Ngài Darcy (nam diễn viên Colin Firth thủ vai) và nàng Elizabeth Bennet (nữ diễn viên Jennifer Ehle thủ vai) trong bộ phim “Pride and Prejudice” (Kiêu Hãnh và Định Kiến). (Ảnh: BBC)

Cây sồi thường tượng trưng cho sức mạnh, sự giàu có, khí chất cao quý, và tấm lòng hiếu khách; người ta nói rằng cây hạt dẻ có ý nghĩa là “hãy đối xử công bằng với tôi.” Dù cho ý định của bà Austen khi mô tả những loài cây cụ thể tại Pemberley là gì, thì ý nghĩa của cả hai loài cây này đều rất tương ứng với tính cách của Ngài Darcy trong tiểu thuyết.

Ý nghĩa lớn lao trong cử chỉ nhỏ bé

Người ta dễ dàng nhận thấy quả là không thiết thực khi phải mang theo một cuốn từ điển về ngôn ngữ của các loài hoa để giải thích bất kỳ loài hoa nào mà họ tình cờ nhận được, hoặc, để biết những loài hoa nào sẽ là món quà phù hợp nhất dành cho người khác. Tuy vậy, vẫn có một nét đẹp nào đó trong suy nghĩ rằng có ai đó sẽ đặt rất nhiều tâm tư đến vậy không chỉ vào việc tặng hoa mà còn cho việc tiếp nhận những tâm ý nhỏ bé này.

Cũng như vậy, khi một tác giả dành nhiều tâm tư đến vậy để đề cập đến những loài hoa cụ thể trong một câu chuyện hoặc một áng thơ thì đó là ý tứ rất đẹp; điều đó thôi thúc độc giả thể hiện sự quan tâm và tình yêu tương tự khi đọc. Để đọc tốt, độc giả sẽ tiếp thu ngôn từ và cố gắng lý giải ý định của tác giả ở đằng sau sự lựa chọn [các loài hoa] của họ.

Những đóa hoa truyền tải thông điệp mà không cần ngôn từ. (Ảnh: A Kearton/Getty Images)

Khi cố gắng biểu đạt một phần lý do tại sao tôi nhận thấy ý tưởng về ngôn ngữ của các loài hoa là điều thật tuyệt vời, tôi nhớ đến những lời mà người ta cho là của Thánh Thérèse of Lisieux (còn được gọi là “Đóa hoa nhỏ”): “Nên nhớ rằng không có việc nào nhỏ trước mắt Đức Chúa Trời. Hãy làm tất cả mọi việc bằng tình yêu thương.”

Tương tự như vậy, ngôn ngữ của các loài hoa gửi gắm ý tứ lớn lao và sự quan tâm vào những hành động nhỏ bé. Chỉ cần chúng ta chú tâm, thì cử chỉ nhỏ bé nhất cũng có thể mang theo ý nghĩa to lớn.

Marlena Figge / Thu Quý biên dịch
Theo: epochtimesviet
 
 
 
 

Xem thêm...

NHÀ VĂN HAN KANG CỦA HÀN QUỐC ĐOẠT NOBEL VĂN HỌC 2024

NHÀ VĂN HAN KANG CỦA HÀN QUỐC

ĐOẠT NOBEL VĂN HỌC 2024

Nhà văn Hàn Quốc Han Kang là người phụ nữ châu Á đầu tiên thắng Nobel Văn học nhờ các tác phẩm "đề cập trực diện những chấn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của kiếp người".



Giáo sư Mats Malm - thư ký thường trực của Viện Hàn lâm Thụy Điển - công bố tên người thắng giải, vào 13h ở Stockholm ngày 10/10 (18h, giờ Hà Nội). Ông nói đại diện ban tổ chức giải đã gọi điện báo tin cho nhà văn Han Kang, khi ấy, bà vừa ăn tối với con trai tại nhà riêng ở Seoul.

"Tôi rất ngạc nhiên và vinh dự khi được trao giải. Từ bé tôi đã mê đọc các tác phẩm Hàn Quốc và các tác phẩm quốc tế. Tôi hy vọng tin này sẽ làm cho các bạn văn và độc giả Hàn của tôi thấy vui", bà nói, đồng thời cho biết muốn ăn mừng một cách lặng lẽ bên tách trà và con trai. Bà sẽ nhận phần thưởng 11 triệu krona Thụy Điển (hơn 26 tỷ đồng).

Chủ tịch Ủy ban Nobel Văn học - Anders Olsson - nhận định: "Bà có nhận thức độc đáo về sự kết nối giữa cơ thể và tâm hồn, giữa sự sống và cái chết. Lối viết thể nghiệm, giàu chất thơ đưa bà trở thành người tiên phong cách tân cho nền văn xuôi đương đại".

Giáo sư Mats Malm - thư ký thường trực của Viện Hàn lâm Thụy Điển - công bố tên người thắng giải, vào 13h ở Stockholm ngày 10/10/2024.

Ở tuổi 54, Han Kang là tác giả có độ tuổi trẻ từng đoạt giải Nobel, xếp thứ hai sau tác giả Chuyện rừng xanh - Rudyard Kipling (1865-1936). Kipling nhận thưởng năm 1970, khi ông 41 tuổi.

Những tên tuổi châu Á từng được vinh danh trước Han Kang đều là tác giả nam, gồm: Thi hào Tagore (Ấn Độ, đoạt giải năm 1913), Yasunari Kawabata (Nhật Bản, 1968), Kenzaburō Ōe (Nhật Bản, 1994), Cao Hành Kiện (người Pháp gốc Trung Quốc, 2000), Mạc Ngôn (Trung Quốc, 2012), Kazuo Ishiguro (người Anh gốc Nhật, 2017).

Bà Kang sinh ngày 27/11/1970 ở Gwangju (Hàn Quốc), có cha là tiểu thuyết gia Han Seung Won. Trong một cuộc phỏng vấn với The Guardian, bà từng cho biết: "Khi mẹ mang thai tôi, bà yếu ớt và phải uống nhiều thuốc. Ở khoảnh khắc mẹ cảm nhận cử động của tôi, bà quyết định từ bỏ việc phá thai. Tôi nghĩ đời người thật ngắn ngủi và tôi đến với trần gian nhờ sự may mắn".

Nhà văn Han Kang. Ảnh: Alamy
 
Quá trình trưởng thành, bà được truyền cảm hứng từ sách của nhiều tác giả Hàn, trong đó có Kang So Cheon hay Ma Hae Song. Ngoài ra, Kang yêu thích văn học Nga, tìm tòi tác phẩm của nhà văn Fyodor Dostoevsky. Các nhân vật của bà thường là phụ nữ, chịu nhiều tổn thương về thể xác lẫn tinh thần.

Năm 23 tuổi, bà Kang bắt đầu sự nghiệp văn chương khi năm bài thơ của bà được đăng tải trên tạp chí Văn học & Xã hội. Một năm sau, truyện ngắn The Scarlet Anchor của nhà văn đoạt giải nhất trong Cuộc thi Văn học Mùa Xuân Seoul Shinmun. Năm 1995, bà ra mắt tiểu thuyết đầu tay mang tên A Love of Yeosu.

Tên tuổi nhà văn được chú ý khi nhận nhiều giải thưởng danh giá như giải Tiểu thuyết Văn học Hàn Quốc (1999), giải Nghệ sĩ trẻ Ngày nay (2000), giải Văn học Yisang (2005) hay giải Văn học Dongri (2010).

Năm 2016, The Vegetarian - cuốn sách về nhân vật Yeong Hye từ chối ăn thịt trước khi tuyệt thực - của Han Kang trở thành tiểu thuyết tiếng Hàn đầu tiên giành giải Booker Quốc tế, qua bản dịch tiếng Anh của Deborah Smith. Tuy vậy, tác phẩm chuyển ngữ sau đó gây tranh cãi tại Hàn Quốc. Charse Yun - một giáo viên phiên dịch tại Seoul - cho rằng cách dịch của Smith làm sai lệch ý nghĩa của tác phẩm gốc.

Cuốn "Người ăn chay" (The Vegetarian) của nhà văn Han Kang, xuất bản trong nước năm 2011. Ảnh: Nhà xuất bản Trẻ

Từ thành công của The Vegetarian, nhà văn nhận sự quan tâm lớn của độc giả thế giới. Tuy vậy, bà cho biết chuộng sự riêng tư và trở lại cuộc sống bình thường không lâu sau khi nhận giải Booker. Bà giữ vai trò giáo sư chuyên ngành viết sáng tạo tại Học viện Nghệ thuật Seoul.

Tại Việt Nam, một số tác phẩm của nhà văn Han Kang đã được dịch và giới thiệu đến bạn đọc như: Cuốn Trắng (NXB Hà Nội và Nhã Nam, 2022) - nói về người chị gái mất từ khi mới lọt lòng mà bà chưa từng gặp mặt, Bản chất của người (NXB Hà Nội và Nhã Nam, 2019), Người ăn chay (NXB Trẻ 2011).

Cuốn "Bản chất của người" của Han Kang được dịch và xuất bản trong nước năm 2019. Ảnh: Nhã Nam

Trước thềm công bố Nobel Văn học 2024, tác giả Han Kang không nằm trong danh sách dự đoán của các chuyên gia. Thay vào đó, nhà văn Trung Quốc Tàn Tuyết, nhà văn Nhật Haruki Murakami và nhiều tên tuổi của văn đàn châu Âu được giới phê bình, độc giả nhận định thắng giải.

Năm ngoái, tác giả Na Uy Jon Fosse, nhà văn khá xa lạ với độc giả châu Á, được vinh danh nhờ "những vở kịch và văn xuôi tân tiến, lên tiếng cho những điều không thể nói".

Năm 1895, nhà khoa học Thụy Điển Alfred Nobel ký bản di chúc dành phần lớn tài sản trao cho các giải thưởng do ông sáng lập. Văn học là một trong sáu hạng mục của giải Nobel, dành tôn vinh tác giả ở bất kỳ quốc gia nào.

Nobel Văn học được xem là giải thưởng cao quý của văn đàn thế giới, vinh danh toàn bộ sự nghiệp của nhà văn thay vì một tác phẩm cụ thể. Sự kiện ở mỗi mùa trao giải đều thu hút quan tâm lớn của nhiều tác giả, nhà nghiên cứu và bạn đọc. Ngoài ra, đây cũng là một trong những giải có số tiền thưởng cao nhất. Từ năm 1901 đến nay có 117 giải Nobel Văn học được trao.


Viện Hàn lâm Thụy Điển được vua Gustav III thành lập năm 1786, chịu trách nhiệm ra quyết định về Nobel Văn học. Họ không bao giờ cho biết dấu hiệu về nhân vật có khả năng đoạt giải tới khi công bố kết quả. Danh sách những cái tên vào vòng chung khảo chỉ được tiết lộ 50 năm sau mùa giải đó.

Giải từng bị gián đoạn vào các năm 1914, 1918, 1935, 1940, 1941, 1942 và 1943 vì hai cuộc Chiến tranh thế giới. Theo quy chế, nếu không có công trình nào ấn tượng, số tiền thưởng sẽ được bảo lưu đến năm sau. Huy chương do nhà điêu khắc Thụy Điển - Erik Lindberg - thiết kế, có hình ảnh một chàng trai trẻ ngồi dưới gốc cây nguyệt quế sáng tác, bị mê hoặc bởi bản đàn của một nàng thơ. Bằng chứng nhận là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, do các nhà thư pháp Thụy Điển và Na Uy sáng tạo.

Những năm gần đây, hậu trường tổ chức Nobel Văn học vướng nhiều tranh cãi. Giải thưởng năm 2018 bị hủy do Jean-Claude Arnault, chồng của nhà thơ Katarina Frostenson - thành viên chủ chốt trong Hội đồng Viện Hàn lâm Thụy Điển - bị tố cáo lạm dụng nhiều phụ nữ. Ngoài ra, ông đã làm rò rỉ tên người chiến thắng bảy lần, kể từ năm 1996. Chủ nhân giải thưởng năm 2019 - ông Peter Handke - bị tẩy chay vì từng công khai bảo vệ chính trị gia quá cố Slobodan Milosevic.

Hà Thu / Theo: vnexpress
 
Nam Mai sưu tầm
 
 
 
 

 

Xem thêm...

CHIẾC LÁ TÌNH MÙA THU- Nguyễn Thị Thanh Dương

CHIẾC LÁ TÌNH MÙA THU

Nguyễn Thị Thanh Dương

Mùa Thu có hàng triệu lá vàng, lá đỏ,
 
             Nhưng em chỉ thương một chiếc lá của anh,
 
             Anh đã trao em lần tình cờ gặp gỡ,
 
             Em sẽ giữ hoài làm kỷ niệm trăm năm.
 
 
 
Tôi thức dậy, trời đã sáng từ lâu. Đêm, trước khi ngủ, tôi thích cuốn blind lên  khung cửa, vì phòng ngủ trên lầu, để khi thức dậy tôi có thể nhìn ra thấy núi và mây xa xa.
 
Tôi vẫn còn cảm giác mệt, đầu hơi choáng váng dù cả ngày hôm qua đã uống mấy lần thuốc cảm. Thời tiết xứ núi lạ lùng, mỗi lần chuyển mùa hay đổi gío tôi hay bị cảm. Mẹ tôi bảo con gái 17 tuổi bẻ gẫy sừng trâu, mà tôi thì yếu đuối nhỏ nhoi .
 
 Ngày xưa, hồi còn ở Việt Nam nhà có nuôi một con mèo cái, nó đã sinh ra ba con mèo con. Một buổi sáng thức dậy mẹ thấy ba con mèo nhỏ non nớt, nằm trong đống tro bếp, ba khuôn mặt xinh xinh và sáu con mắt long lanh như sáu viên bi. Tôi giống như một trong ba con mèo ấy.
 
Mùa Thu đã về, gió hiu hiu lạnh, bầu trời nhiều khi xanh vời vợi không một bóng mây, lá đã bắt đầu chuyển màu và lác đác rơi. Tôi thích một mảnh rừng nhỏ nơi đầu đường nhà tôi trước khi đi ra đường lớn để lên highway, ở đấy có một cái ao nhỏ, mùa hè nước trong xanh mát rượi, mùa Thu mặt ao phủ kín bằng những cánh bèo nhỏ lấm tấm tròn trịa, đến nỗi nếu ai đó vô tình hay không biết, tưởng đó là đất liền, có thể bước xuống ao, cái ao âm u dưới bóng cây ấy. Bên cạnh ao bèo mùa Thu là một cây lê gìa, không biết ai trồng từ bao giờ? Trái chín vàng, to bằng nắm tay, rơi rụng đầy trên thảm cỏ xanh.
 
Những buổi sáng cuối tuần nếu dậy sớm tôi hay chạy bộ qua đây để nhìn những hình ảnh nên thơ này.
 
Tôi chợt ngồi nhỏm dậy, không nghĩ ngợi lan man nữa khi nhớ ra hôm nay là “Thứ bẩy của anh ấy”, một ám hiệu tôi tự đặt cho một người đàn ông mà tôi không quen, không biết tên. Cứ mỗi hai tuần là có một ngày thứ bảy anh đến chợ để mua sắm. Bây giờ là 10 giờ sáng, mẹ tôi đã đến chợ từ trước 9 giờ để mở cửa và sắp xếp những công việc, cũng như để các bà, các cô bỏ mối bánh trái, xôi, chè, những thức ăn nhanh , và bày bán trong chợ của mẹ.
 
Mỗi cuối tuần tôi ra chợ phụ với mẹ, vì cuối tuần bao giờ khách cũng đông hơn ngày thường. Giá như không vì anh ấy thì hôm nay tôi đã ở nhà và gọi chị Duyên đến phụ, chị tôi đã lập gia đình và ở cùng thành phố. Người đang mệt mà được nằm nhà trùm mền nhìn mùa Thu ngoài khung cửa thì ai chẳng thích?
 
Tôi đi thay quần áo và ngắm mình trong gương, không biết anh có để ý đến tôi như tôi đã để ý đến anh? Chỉ biết rằng lần đầu tiên nhìn thấy anh vào chợ, cái dáng cao gầy và khuôn mặt hiền lành sau cặp kính cận, tôi đã mến anh, và bỗng dưng tôi cứ mong chờ anh vào mỗi cuối tuần.
 
Nhưng đều đặn mỗi hai tuần anh mới đến và mua những món đồ bao giờ cũng giống nhau, hầu như không thay đổi như mấy bó rau, miếng thịt, hộp đậu hũ….Nhìn số lượng và các món đơn giản anh đã mua, tôi đoán anh là người độc thân.
 
Từ ngày gặp anh, tôi yêu thích công việc ra chợ đứng trong quầy tính tiền phụ mẹ. Cha tôi mất năm tôi lên 10 tuổi, để kiếm sống mẹ tôi đã sang ngôi chợ này và đảm đang nuôi hai chị em tôi. Chị Duyên vẫn hay đùa ngôi chợ sẽ là của hồi môn cho tôi mai sau khi lấy chồng, tha hồ ấm thân, và chị khuyên tôi đừng có lười biếng mà không ra chợ phụ mẹ mỗi khi rảnh rỗi.
 
Ngẫu nhiên một lần tôi đã biết thêm chút ít về anh, khi anh đang đứng xếp hàng chờ đến lượt tính tiền thì một phụ nữ đã nhận ra anh. Họ vui vẻ chuyện trò, tôi vừa tính tiền cho những người khác vừa lắng tai nghe, dù biết nghe chuyện của người khác chẳng hay ho gì, nhưng tôi tò mò muốn biết về anh. Thì ra chị này từng làm chung một department với anh trước kia ở Hill Base, thuộc thành phố Ogden , họ đều là kỹ sư gì đó.
 
Tôi bước ra hành lang trước hiên nhà và đi xuống những bậc thang gỗ, cả dãy phố này nhà nào cũng có basement và có lầu. Những loài hoa mùa Thu nở đầy sân, bên cạnh cầu thang tôi vừa đi xuống. Hoa đủ loại, đủ màu, vàng, xanh, tím , đỏ…mọc chen bên những tảng đá, được xắp xếp hờ hững một cách nghệ thuật. Tôi lãng mạn và phung phí thì giờ như thế đấy, không thích lấy xe từ trong garage đi thẳng ra ngoài sân, mà ngược lại đi từ ngoài sân mở cửa garage, vì tôi muốn được hít thở  không khí mùa Thu êm dịu trong lành, muốn được nhìn những cánh hoa mỏng manh kia khoe sắc trước khi bị mùa Đông dập vùi trong gío lạnh và tuyết rơi.
 
Lái xe ra tới đầu đường, trước khi quẹo về hướng West để lên highway tôi lại được nhìn khu rừng nhỏ với ao bèo phẳng lặng như còn đang say ngủ, có một chú sóc đang chạy trên bãi cỏ, chắc chú vừa ăn một bữa trái chín no nê trên cành cây lê kia rồi?
 
Ngôi chợ Việt Nam của mẹ tôi nằm ở thành phố West Valley , chỉ nhìn xe đậu bên ngoài, tôi biết chợ đã đông người. Chợ khá rộng rãi, hàng hóa tươi ngon, giá cả lại phải chăng hơn các chợ khác nên càng ngày càng có uy tín và thêm khách. Mẹ tôi nói buôn bán là kiếm lời, nhưng trên hết buôn bán phải thật thà, tôn trọng khách hàng, thì công việc mới bền lâu.
 
Vừa thấy tôi, mẹ đã ái ngại:
 
-         Con đang cảm mà ra đây làm gì! mẹ vừa gọi chị Duyên ra phụ rồi.
 
-         Thôi, đừng làm phiền chị ấy, có ngày cuối tuần ở nhà với chồng con. Chỉ khi nào thật cần thôi mẹ ạ, bây giờ con đã khỏe rồi.
 
Tôi gọi phone nói chị Duyên khỏi cần đến chợ nữa, xong tôi vào chỗ tính tiền để mẹ lăng xăng chạy vòng ngoài, kiểm tra quầy thịt cá, quầy rau, hay trò chuyện với những khách hàng quen biết.
 
Còn tôi, lòng đang phơi phới chờ đợi anh, mỗi khi cánh cửa mở ra có người khách bước vào tôi lại quay ra nhìn và mong là anh vói cái dáng cao cao gầy và ánh mắt hiền hòa sau kính cận.
 
Tôi đã chóng mặt vì nhìn ra cửa nhiều lần. Buổi sáng qua đi, buổi trưa rồi đến buổi chiều, lòng tôi đã mỏi mòn thất vọng. Tôi hoang mang và băn khoăn, anh không đến chợ vì bận rộn hay ốm đau?. Cách đây ba hôm trời bỗng dưng đổ tuyết suốt cả ngày, mùa Đông nhanh nhẩu vô duyên phủ tuyết trắng trên cỏ, thổi gío lạnh qua phố phường. Nhưng hôm sau gío đã thôi không lạnh nữa, tuyết đã tan đi, để trả lại cho mùa Thu không gian của nó. Thế đấy, nên tôi mới bị cảm, và biết đâu anh cũng bị cảm và đang nằm ở nhà quên cả đi chợ như thường lệ?
 
Nhìn gương mặt thẫn thờ của tôi, mẹ tôi ngạc nhiên:
 
-         Con làm sao thế? nếu thấy mệt thì về nghỉ sớm đi.
 
Tôi gượng cười:
 
-         Vâng, con sẽ về bây giờ đây.
 
Chiều nay tôi phải về sớm vì cần đến nhà một đứa bạn. Đúng lúc tôi sắp sửa ra về thì anh đến, bóng dáng quen thuộc của anh lướt qua cửa đã làm tôi đứng khựng lại, không bước ra về ngay được, trái tim tôi rộn rã lên, tôi tiếp tục tính tiền và đợi chờ anh. Anh mua nhanh, hình như cũng đang vội? chỉ một lát sau đã ra chỗ tôi, nghiêm trang và lịch sự trả tiền, bước ra khỏi chợ.
 
Chỉ nhìn thấy anh chốc lát tôi như đã được hồi sinh, lòng nhẹ nhỏm tôi cũng ra về cho kịp giờ hẹn với bạn.
 
Khi tôi ra tới chỗ đậu xe, vô tình mà xe tôi và xe anh nằm cạnh nhau, anh đã xếp xong những món hàng vào trunk xe. Tôi nhìn thấy vài chiếc lá vàng  tươi đang vướng mắc  nơi hai cái gạt nước trên mặt kính xe anh. Tôi buộc miệng nói đùa:
 
-         Anh đi chợ mà mang theo cả mùa Thu nữa kìa.
 
Anh hơi ngạc nhiên khi thấy tôi lên tiếng trước, nhưng anh mau chóng vui vẻ đùa lại:
 
-         Mùa Thu đi theo tôi, chứ tôi không mang theo mùa Thu đâu. Cái xe này đậu ở khu apartment của tôi, dưới những hàng cây, nên lá mùa Thu tha hồ rơi lên xe, có hôm tôi quên không quay đóng cửa kính xe, lá vàng bay cả vào trong ghế ngồi cùng với tôi nữa đấy.
 
-         Những chiếc lá vàng màu thật đẹp anh ạ. Chắc mới vừa rơi rụng sáng nay?
 
-         Có lẽ, vì thành phố Ogden của tôi nổi tiếng là có những con đường mùa Thu lá vàng tuyệt đẹp cho du khách thưởng ngoạn mà. Nào, cô bé xòe bàn tay ra.
 
Vẻ trang nghiêm thường lệ của anh đã biến mất, khi tôi ngỡ ngàng xòe bàn tay ra thì anh đã gỡ từ trên mặt kính xe một chiếc lá vàng nguyên vẹn nhất, tươi nhất, đặt vào bàn tay tôi. Tôi run người lên vì sự đụng chạm ấy. Anh giơ tay thay cho lời chào rồi lên xe ra về mà tôi vẫn còn ngẩn ngơ với chiếc lá kỳ diệu trong tay, kỳ diệu vì chiếc lá đến từ thành phố Ogden của anh, vì nằm trên mặt kính xe anh, vượt đường xa gió lộng đến đây, và vì từ tay anh trao cho tôi trong một tình cờ  như an bài sẵn của định mệnh.
 
Về đến nhà tôi để chiếc lá vàng Thu ấy vào một trang sách, điều bí mật tuyệt vời này chỉ một mình tôi biết, nhìn chiếc lá vàng tôi như nhìn thấy anh. Anh đang sống bên cạnh tôi trong căn phòng , trong từng giấc ngủ.
 
Thì ra anh ở thành phố Ogden đúng như tôi đã dự đóan, vì anh làm ở Hill Base. Từ đấy xuống chợ tôi cũng mất 45 phút hay một tiếng, những người Việt Nam ở Ogden nói rằng ở đó chỉ có một ngôi chợ Việt Nam nhỏ, hàng hóa ít và đắt, nên họ vẫn thích cuối tuần đi chợ xa, xuống thành phố West Valley để mua sắm, và ai đó cũng có thân nhân hay bè bạn ở Salt Lake City nên một công đôi ba chuyện vừa đi chợ vừa đi thăm thân nhân. Chắc anh cũng có lý do tương tự, nên dù độc thân anh vẫn  thường xuyên đi chợ xa như thế?
 
Tôi có đến căn cứ Hill Base một lần, cách đây 2 năm, theo một đứa bạn. Chị nó chở chúng tôi đến Salt Lake   tắm hồ, coi như tắm biển vì hồ rộng và nước hồ mặn như nước biển. Dân xứ núi Utah  vẫn tự hào Hồ Muối là biển. Hồ Salt Lake dài thăm thẳm, dường như đứng ở nơi đâu quanh những thành phố lân cận hồ, đều có thể nhìn thấy hồ là một dải dài xanh mờ chân mây, chân núi.
 
Tắm xong chúng tôi vào gặp bố mẹ nó trong Hill Base rộng mênh mông, ngoài cửa có lính gác, trong base đường xá xe cộ như ngoài phố, làm con bé 15 tuổi là tôi  hoa mắt ngơ ngác, cứ tưởng công sở là một building cao ngất là đủ to lớn lắm rồi.
 
Không biết anh làm khu nào trong Hill? Trong cái thành phố quân sự riêng tư ấy? nếu tôi được vào đấy lần nữa chắc gì đã tìm thấy anh? Những đêm chưa ngủ tôi nằm mơ ước một tương lai, sau này sẽ học kỹ sư và xin vào làm ở Hill Base, chắc tôi sẽ có nhiều cơ hội và thời gian gặp anh, ước mơ ấy không có gì cao xa. Anh ơi hãy đợi!
 
Bây giờ mùa Thu đã chín, mùa Thu rực rỡ khắp Utah . Thành phố nào chả có những con đường lá vàng lá đỏ, nhưng những con đường của thành phố Ogden chắc đẹp hơn? huyền bí hơn? vì hàng cây cao hai bên đường giao nhau, đan kín nhau, rợp trời lá vàng, rợp đất lá vàng, thành một màu u uẩn, đẹp đến rưng rưng. Những người yêu nhau thích hẹn hò vào mùa Thu để cùng đi trên con đường đầy lá vàng. Nếu một ngày nào tôi đi trên con đường đó, thì người hẹn hò đi bên tôi sẽ chỉ là anh.
 
Từ hôm anh tình cờ  trao cho tôi chiếc lá vàng, tôi không gặp anh nữa, anh biến mất thật lạ lùng suốt mấy tuần nay. Người ta vẫn từ thành phố Ogden về đây mua sắm nhưng không có anh. Anh đâu rồi? Tôi ra chợ làm việc mà như kẻ không hồn.
 
Tôi, con mèo nhỏ yếu đuối lại ốm nữa rồi, nhưng tôi không thích nằm ở tro bếp như những con mèo nhỏ tội nghiệp ấy. Tôi không thích nằm nhà quấn mình trong chăn gối ấm êm đợi chờ bình phục. Tôi vẫn ra chợ, mang tiếng là phụ giúp mẹ, nhưng trong lòng tôi chỉ mục đích duy nhất là chờ đợi anh, nếu qủa thật anh bận rộn hay ốm đau rồi anh sẽ khỏi, và anh sẽ đến, như hôm nào đó anh đã đến trễ, trừ khi anh đã đổi đi nơi khác. Tim tôi đau nhói khi nghĩ sẽ không bao giờ gặp anh nữa, nhưng đồng thời tim tôi vẫn kêu lên: “ Không, anh ấy vẫn sống ở Ogden, vẫn đi làm ở Hill Base, mình sẽ gặp anh ấy và sau này mình sẽ vào Hill làm cùng với anh ấy”.
 
Hôm nay tôi sụt sùi mặc chiếc áo len màu tím, đứng trong quầy tính tiền. Mùa Thu phố núi có những ngày lạnh như sắp vào Đông. Sáng nay cái ao bèo nơi khu rừng nhỏ đã phủ đầy lá vàng. Cả khu rừng rũ lá, gió mang lá tới mặt ao, hình ảnh buồn hiu hắt ấy theo tôi trên suốt highway đến ngôi chợ.
 
Cuối cùng anh đã đến sau hơn một tháng trời bặt tăm. Trời ơi, nét mặt anh vui tươi thế kia. Hay anh cũng đang mừng vì đã gặp lại tôi?. Hôm nay anh đẩy xe, chứ không xách cái giỏ gọn nhẹ như mọi khi, chắc anh cần mua nhiều thứ sau  những tuần lễ không đến
 
chợ?.
 
Người tôi nóng bừng lên, chắc chắn không phải vì cơn sốt trong người đang trở mình vì gió. Ôi, chốc nữa anh ra tính tiền, tôi sẽ có lý do để hỏi thăm anh, dù gì chúng tôi cũng đã quen nhau ở bãi đậu xe hôm ấy, và anh đã tặng tôi chiếc lá vàng mùa Thu của thành phố anh. Nhất định tôi sẽ không quên hỏi anh con đường nào đẹp nhất vào mùa Thu của thành phố Ogden , để trong giấc mơ kế tiếp tôi sẽ thấy anh và tôi cùng đi trên con đường đó.
 
Tôi luống cuống tính tiền, chỉ mong mọi người ra về cho nhanh, trả khoảng không gian và thơì gian này cho tôi và anh.
 
Khi rảnh tay được đôi chút tôi mới dáo dác tìm anh, dễ dàng nhận ra dáng anh giữa bộn bề hàng hóa và kẻ qua người lại. Nhưng tôi không tin vào mắt mình nữa khi thấy bên cạnh anh là một phụ nữ trẻ đẹp, anh đẩy xe đi theo cô ấy, hoặc cùng đứng lại chọn hàng, cả hai nói cười vui vẻ, có vẻ như là đôi vợ chồng mới cưới.
 
Tôi tuyệt vọng não nề, chỉ muốn bỏ chạy ra ngoài, ngay lúc này nếu được nằm trong phòng riêng mà khóc chắc sẽ đỡ đau khổ hơn, nhưng tôi cố ngăn cho nước mắt mình đừng rơi ra vì vợ chồng anh đã đến bên tôi. Cô gái móc bóp trả tiền, đúng là tính cách của một người vợ, quán xuyến gia đình. Anh và cô tươi cười quấn quýt, đứng đối diện tôi, anh nhìn tôi thản nhiên, bình thường. Trong ánh mắt anh tôi biết là anh chẳng cần nhớ làm gì cái hôm đã trao tôi chiếc lá vàng tươi ấy, có lẽ anh chỉ coi tôi như một con bé chưa trưởng thành, hay chỉ là sự trao đổi chuyện trò xã giao giữa cô bé bán hàng và người mua, trong lúc tình cờ gặp gỡ . Vậy mà tôi đã coi đó là một kỷ niệm nên thơ đẹp đẽ, tôi đã giữ gìn chiếc lá như một ân tình, một kỷ vật.
 
                                  ************
 
Trận ốm này cả tuần lễ sau tôi mới khỏi, có lẽ vì tâm bệnh nên mới lâu như thế. Tôi không hi vọng chờ mong gì ở anh nữa, và cho tới bây giờ tôi cũng chưa biết tên anh.
 
Mùa Thu có hàng ngàn, hàng triệu chiếc lá vàng, nhưng chiếc lá vàng của anh cho tôi, là mối tình đầu mong manh của tôi, sẽ mãi mãi là chiếc lá mùa Thu đẹp nhất.
 
                           Nguyễn thị Thanh Dương

Xem thêm...