Khoa học kỹ thuật

Khoa học kỹ thuật (99)

NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ ĐẤT HIẾM

NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ ĐẤT HIẾM

Chắc rất nhiều bạn đã nghe nói về đất hiếm, kim loại "quý hơn vàng" giúp kinh tế Trung Quốc tăng trưởng phi mã. Vậy đất hiếm là gì? Tại sao nó lại đắt như vậy? Mời bạn cùng tìm hiểu về đất hiếm qua bài viết dưới đây.



Đất hiếm là gì?

Đất hiếm (rare earth) là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt.

Trong nhóm nguyên tố đất hiếm có những nguyên tố có hàm lượng trong vỏ Trái đất còn cao hơn cả bạc và chì.

Nhóm nguyên tố đất hiếm gồm 17 nguyên tố chia làm hai nhóm:
  • Nhóm nặng gồm 10 nguyên tố: Dysprosium (Dy), Erbium (Er), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Holmium (Ho), Lutetium(Lu). Terbium (Tb), Thulium (Tm), Ytterbium (Yb), Yttrium (Y).

  • Nhóm nhẹ gồm 07 nguyên tố: Cerium (Ce), Lathanium (La), Neodymium(Nd), Praseodymium (Pr), Promethium (Pm), Samarium (Sm) và Scandium (Sc).
Trong vỏ Trái đất có hơn 10 khoáng vật chứa nguyên tố đất hiếm, trong đó có ý nghĩa là nguồn chính của đất hiếm là các khoáng vật BASTNAESITE (Ce, La, Y...) , CO3(f,OH)3 và MONAZITE (Ce, La, Nd, Th, Y...) (PO4, SiO4)3.


Khai thác đất hiếm

Các nước có trữ lượng đất hiếm đáng kể:
  • Trung Quốc (27 triệu tấn chiếm 30,6% của thế giới).

  • Mỹ (13 triệu tấn chiếm 14,70%).

  • Australia (5,2 triệu tấn).

  • Ấn Độ (1,1 triệu tấn)...


Khai thác đất hiếm đòi hỏi phải có quy trình công nghệ rất cao.

Có 4 nước khai thác đất hiếm đáng kể là: Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Malaysia... Trung Quốc là nước khai thác đất hiếm nhiều nhất thế giới.

Các nước tiêu thụ đất hiếm lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Các nước xuất khẩu các sản phẩm đất hiếm lớn nhất là: Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Thái Lan. Các nước nhập khẩu các sản phẩm đất hiếm lớn nhất là Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh, Australia.

Nhu cầu về đất hiếm

Nhu cầu về đất hiếm ngày càng tăng do thực tế là chúng rất cần thiết cho công nghệ mới và sáng tạo đang được tạo ra. Những sản phẩm mới cần đất hiếm để sản xuất là các thiết bị công nghệ cao như: điện thoại thông minh, máy ảnh kỹ thuật số, linh kiện máy tính, chất bán dẫn, v.v. Ngoài ra, các nguyên tố này phổ biến hơn trong các ngành công nghiệp sau: công nghệ năng lượng tái tạo, thiết bị quân sự, sản xuất thủy tinh và luyện kim.

Nhu cầu tăng đã gây căng thẳng cho nguồn cung và ngày càng có lo ngại rằng thế giới có thể sớm phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt đất hiếm. Trong nhiều năm kể từ năm 2009, nhu cầu về các nguyên tố đất hiếm trên toàn thế giới dự kiến sẽ vượt quá nguồn cung 40.000 tấn/năm trừ khi có các nguồn mới lớn được phát triển. Năm 2013, người ta tuyên bố rằng nhu cầu về đất hiếm sẽ tăng do Liên minh châu Âu phụ thuộc vào các nguyên tố này.

Thực tế là các nguyên tố đất hiếm không thể thay thế bằng các nguyên tố khác và đất hiếm có tỷ lệ tái chế thấp. Hơn nữa, do nhu cầu tăng và nguồn cung thấp, giá của đất hiếm trong tương lai dự kiến sẽ tăng, nhiều quốc gia đã mở các mỏ đất hiếm. Hiện Australia đang là nhà cung cấp lớn thứ 2 thế giới về kim loại đất hiếm, chiếm 15% sản lượng toàn cầu với hai dự án lớn là: Nolans ở miền Trung và Mount Weld. Việc tìm kiếm các nguồn thay thế ở Brazil, Canada, Nam Phi, Tanzania, Gđất hiếmnland và Mỹ cũng đang diễn ra.


Một điểm khai thác đất hiếm ở Long Nam, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.

Steenkampskraal ở Nam Phi - mỏ đất hiếm và thorium chất lượng cao nhất thế giới, đóng cửa năm 1963, đã quay trở lại sản xuất. Các mỏ khác bao gồm dự án núi Bokan ở Alaska (Mỹ), dự án Hồ Hoidas hẻo lánh ở miền Bắc Canada có tiềm năng cung cấp khoảng 10% trong tổng số 1 tỷ USD tiêu thụ đất hiếm ở Bắc Mỹ mỗi năm.

Tại Anh, Pensana đã bắt đầu xây dựng nhà máy chế biến đất hiếm trị giá 195 triệu USD với nguồn tài trợ từ Quỹ Chuyển đổi ô tô của Chính phủ Anh. Nhà máy có nhiệm vụ xử lý quặng từ mỏ Longonjo ở Angola và các nguồn khác khi có sẵn với mục tiêu sản xuất 12.500 tấn đất hiếm riêng lẻ, bao gồm 4.500 tấn đất hiếm kim loại nam châm.

Công dụng của đất hiếm

Đất hiếm được sử dụng nhiều trong các ngành công nghệ cao như công nghệ thực phẩm, y tế, đánh bóng thuỷ tinh, sứ gốm, máy tính, màn hình tivi màu, chiếu sáng, ô tô thân thiện với môi trường, nam châm, pin, xúc tác lọc hoá dầu, tên lửa, radar...
  • Dùng để chế tạo các nam châm vĩnh cửu cho các máy phát điện

  • Dùng để đưa vào các chế phẩm phân bón vì lượng nhằm tăng năng suất và chống chịu sâu bệnh cho cây trồng

  • Dùng để chế tạo các nam châm trong các máy tuyển từ trông công nghệ tuyển khoáng

  • Dùng để diệt mối mọt, các cây mục nhằm bảo tồn các di tích lịch sử

  • Dùng chế tạo các đèn catot trong các máy vô tuyến truyền hình

  • Dùng làm xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý môi trường

  • Dùng làm vật liệu siêu dẫn

  • Các ion đất hiếm cũng được sử dụng như các vật liệu phát quang trong các ứng dụng quang điện

  • Được ứng dụng trong công nghệ laser
Chú ý: Đất hiếm là các nguyên tố rất độc (có nhiều nguyên tố có tính phóng xạ). Vì thế, nếu khai thác không đảm bảo sẽ gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, để khai thác, tuyển và chế biến đất hiếm đòi hỏi phải có quy trình công nghệ rất cao... Vì vậy, việc khai thác đất hiếm cần phải được nghiên cứu một cách thấu đáo.

An Nguyên (tổng hợp) / Theo: khoahoc
 
 
 
Xem thêm...

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO và MỐI NGUY HIỂM

 TRÍ TUỆ NHÂN TẠO và MỐI NGUY HIỂM

ĐẶC ĐIỂM THUYẾT NGỘ ĐẠO

Ngày nay công nghệ AI (Artificial Intelligence – trí tuệ nhân tạo) thịnh hành, nhưng lợi bất cập hại, như tiền nhân mỉa mai: “Lợi thì có lợi mà răng chẳng còn.”

 

Mới đây, một ấn phẩm Công giáo có uy tín đã đăng bài đầu tiên trong một loạt ba bài báo. Vừa trở về từ cuộc họp thành viên Hiệp Hội Các Nhà Xuất Bản Công Giáo (ACP – Association of Catholic Publishers), trong đó có ba phiên thảo luận đột phá về trí tuệ nhân tạo, một đồng nghiệp đã đọc bài báo và nghĩ rằng có điều gì đó có vẻ hơi sai lệch. Anh ấy nghĩ rằng anh ấy đã phát hiện các yếu tố trong văn bản AI và xem nhanh, tôi đồng ý. Tôi đã sao chép bài viết và dán vào một công cụ AI được thiết kế để phát hiện nội dung do AI tạo ra. Công cụ xác định rằng 82% văn bản là do AI tạo ra. Tài liệu “nguyên bản” duy nhất là một đoạn trích dẫn được rút gọn từ một thông điệp của Thánh GH Gioan Phaolô II và một câu duy nhất giới thiệu đoạn trích dẫn đó.

 

Không chỗ nào trong bài báo hoặc hạn mức ghi nhận có lưu ý rằng AI đã được sử dụng để tạo ra nội dung. Không có ghi chú của biên tập viên giải thích nguồn gốc của nó, điều này khiến tôi tin rằng các biên tập viên của ấn phẩm không biết người có tên gắn liền với bài báo đã gửi gì. Chính tác giả giả định đã cung cấp một tiểu sử dài, trong đó tác giả lưu ý rằng chủ đề của loạt bài gồm ba bài này rất gần gũi và thân thiết với ông.

 

Chủ đề là gì? Tính độc đáo của nền giáo dục Công giáo.

 

Điều trớ trêu này có thể sẽ không bị bạn bỏ qua. Tôi không biết tác giả giả định đã sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn (LLM – Large Language Models) nào để tạo ra văn bản mà anh ta đã chèn một trích dẫn và một dòng văn bản của chính mình vào đó, nhưng tôi biết điều này: Không một LLM nào thực sự đã học trường Công giáo hoặc được hưởng lợi từ nền giáo dục Công giáo. Được đào tạo về số lượng lớn văn bản – phần lớn trong số đó đã được sử dụng, như bất kỳ ai theo dõi sự phát triển của các LLM này đều biết, mà không có sự hiểu biết hoặc đồng ý của các tác giả – Chatbot AI đã tạo ra một bài luận sáu đoạn có thể chấp nhận được về tính độc đáo về điều gì đó nó chưa từng trải qua. Và tác giả giả định, dường như không thay đổi một từ nào, đã trình bày văn bản này như của mình.

 

Tôi cũng tin vào sự độc đáo của nền giáo dục Công giáo, mặc dù tôi chưa từng có kinh nghiệm về giáo dục Công giáo cho đến khi học cao học tại Đại học Công giáo Hoa Kỳ. Có lẽ tôi đang đạo đức giả khi chỉ trích một Chatbot AI vì đã “viết” về điều gì đó mà nó có thể chưa bao giờ trải qua khi trải nghiệm của tôi còn quá hạn chế chăng? Tất nhiên, sự khác biệt là tôi có thể dùng kinh nghiệm hạn chế của mình và suy luận từ đó một cách tưởng tượng để hiểu được những lợi ích của nền giáo dục Công giáo, và tôi có thể nhìn thấy sự khác biệt mà nền giáo dục Công giáo đã tạo ra trong cuộc sống của những người tôi biết và ngưỡng mộ. Tôi có thể so sánh điều đó với nền giáo dục tiểu học và trung học không theo Công giáo của chính tôi và nhận ra những gì tôi thiếu sót.

 

Tôi lớn lên tại một thị trấn nhỏ ở giữa vùng Trung Tây vào thập niên 70 và 80, và nền văn hóa đạo đức bảo thủ trong cộng đồng của chúng tôi đã được phản ánh trong các trường công lập, vì vậy, theo tiêu chuẩn ngày nay, nền giáo dục công của tôi là một nền giáo dục đạo đức. Tuy nhiên, đạo đức đó không nằm trong bối cảnh đức tin Công giáo, và đó là điều mà tôi có thể hiểu là tôi đã thiếu sót, trong khi một Chatbot AI không thể. Tất nhiên, tác giả giả định của bài tiểu luận do LLM tạo ra này có lẽ đã học được trong quá trình học Công giáo của mình rằng việc truyền tải văn bản mà ông không viết như của mình là vi phạm tinh thần của điều răn thứ bảy, ngay cả khi điều đó là không thể về mặt pháp lý để đánh cắp từ Chatbot vì nội dung do AI tạo ra không có bản quyền.

 

Nói cách khác, việc trải qua nền giáo dục Công giáo không đảm bảo rằng người ta sẽ sống phù hợp với những bài học đã học được trong đó.

 

Nói rằng sự bùng nổ của AI sáng tạo đã đưa chúng ta bước vào một thế giới mới đầy dũng cảm đã trở thành một câu nói sáo rỗng, nhưng những câu nói đó là những câu nói sáo rỗng vì chúng tự mặc nhiên là đúng. Trí tuệ nhân tạo có tiềm năng lớn trong việc làm cho công nghệ trở nên hữu ích hơn, nhưng cũng có mối nguy hiểm lớn nếu chúng ta sử dụng nó theo những cách làm xói mòn năng lực đạo đức và sáng tạo của tâm hồn con người – những năng lực bộc lộ đầy đủ nhất rằng chúng ta được tạo ra theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa.

 

SCOTT P. RICHERT

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)

 

**************

 

ĐẶC ĐIỂM THUYẾT NGỘ ĐẠO

Nếu bạn dành đủ thời gian trong giới Công giáo, cuối cùng bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ “Ngộ Đạo.” Thông thường nó được sử dụng theo nghĩa xúc phạm, tương tự như người theo chủ nghĩa tinh hoa, cụ thể là tin rằng mình có bí mật về kiến thức đặc biệt hoặc kiến thức nội bộ mà người khác không có được. Đôi khi cụm từ này biểu thị niềm tin rằng kiến thức cụ thể khiến một người trở thành người có niềm tin tốt hơn, một kiểu của “sự cứu rỗi nhờ kiến thức bên trong.” Trong bối cảnh này, Ngộ Đạo được đặt ngang hàng với kiến thức bí mật, ngụ ý rằng Ngộ Đạo tuyên bố sở hữu hoặc hành động dựa trên kiến thức bí mật.

 

Có giá trị nào đó đối với các định nghĩa phổ biến này, nhưng cuối cùng chúng không cung cấp cho chúng ta sự hiểu biết toàn diện về Thuyết Ngộ Đạo thực sự là gì và có nguy cơ biến nó thành một từ ngữ có nghĩa xấu mơ hồ với chút ít nền tảng về lịch sử hoặc thần học. Suy cho cùng, Thuyết Ngộ Đạo là một tà thuyết lịch sử phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ I đến thế kỷ III sau Công Nguyên – và nó còn nhiều điều hơn thế nữa ngoài “kiến thức bí mật!” Trong bài viết này, chúng ta xem xét năm đặc điểm của Thuyết Ngộ Đạo lịch sử để hiểu rõ hơn về ý nghĩa thực sự của thuật ngữ này.

 

1. THIÊN CHÚA SÁNG TẠO QUA SỰ PHÁT SINH

Thuyết Ngộ Đạo là một hệ thống tư tưởng phức tạp và đa diện, kết hợp ý tưởng từ nhiều truyền thống khác nhau, khiến việc giải thích trở thành một thách thức. Tuy nhiên, cốt lõi của tất cả các hệ thống Ngộ Đạo là ý tưởng về sự sáng tạo như một chuỗi các nguồn gốc từ Thiên Chúa. Đây là mấu chốt mà các hệ thống Ngộ Đạo khác nhau xoay quanh. Trong Thuyết Ngộ Đạo, Thiên Chúa sáng tạo bằng các phương tiện phát sinh, những sự phát ra này giống như những làn sóng xuất phát từ sự tồn tại của Thiên Chúa và khiến những thứ khác tồn tại. Bởi vì những sự phát ra này chính là bản chất của Thiên Chúa nên tư tưởng Ngộ Đạo luôn mang hương vị phiếm thần. Thiên Chúa không sáng tạo từ hư không; Ngài phát ra, giống như cách các Kitô hữu hình dung Chúa Thánh Thần “xuất phát” từ Chúa Cha và Chúa Con. Bản thân sự sáng tạo là một kiểu rước từ thần linh, thậm chí một số người Ngộ Đạo thô thiển còn giải thích như “sự tiết ra” từ Thiên Chúa, như Thánh Irênê đã phàn nàn trong kiệt tác thần học “Adversus Haereses” (Chống Lạc Giáo). Vì thế, nguyên lý đầu tiên của Thuyết Ngộ Đạo là sự sáng tạo như một sự phát sinh.

 

2. SỰ PHÁT SINH PHỤ CỦA CÁC THỜI ĐẠI

Điểm thứ hai là thứ tự phân cấp của các sự phát sinh này, với mỗi sự phát sinh tạo ra “sự phát sinh phụ” kế tiếp của nó. Ví dụ, sự xuất phát nguyên thủy của Thiên Chúa làm phát sinh những thực tại tâm linh khác; đôi khi những thực tế này là trí thông minh, giống như các thiên thần, trong khi vào những thời điểm khác chỉ là sự trừu tượng thuần túy hợp lý thuộc về thế giới thực thể (ví dụ: tâm trí, suy nghĩ, im lặng, sâu sắc, v.v...). Những sự phát ra này có nhiều tên khác nhau – Teleos, Bythos, Charis, Ennoea, v.v... Đôi khi chúng còn được nhóm lại thành những cặp nam-nữ gọi là “sóc vọng” – các thời điểm giao hội hoặc xung đối. Chúng ta có thể lạc vào một cái hang thỏ thực sự kỳ quái để thảo luận về tên chức năng của các sự phát ra khác nhau, nhưng điều đó sẽ đưa chúng ta đi quá xa. Chỉ cần lưu ý rằng các sự phát ra được gọi chung là Aeon (thời đại, niên kỷ, khoảng vô tận). Các Aeon này sinh ra nhau theo sự sắp xếp phức tạp của các sự phát ra, tạo ra các hệ thống phân cấp phức tạp. “Gia đình” này của Thiên Chúa và các sự phát ra liên tiếp của Ngài được gọi là Pleroma – thế giới siêu cảm giác.

 

3. SỰ MỤC NÁT CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT

Nguyên lý thứ ba của Thuyết Ngộ Đạo là việc tạo ra thế giới vật chất như một sự lệch khỏi sự thuần khiết của Pleroma. Những huyền thoại Ngộ Đạo khác nhau tùy thuộc vào nguồn chúng ta đọc, nhưng tất cả đều đồng ý rằng tại một thời điểm nào đó, một trong các Aeon đã phát ra thứ gì đó không phản ánh sự thuần khiết được tìm thấy trong Pleroma. Một số người cho rằng đó là điều thiếu sót, số khác cho rằng đó là niềm đam mê hoặc tội lỗi của một trong các Aeon. Dù thế nào đi nữa, sự sai lệch này chính là sự sáng tạo vật chất, vũ trụ vật chất. Có những bất đồng về việc Aeon hoặc các Aeon chịu trách nhiệm gì cho việc này. Trong Thuyết Ngộ Đạo Kitô giáo, đó là tác phẩm của Satan hoặc (theo Thuyết Marcion) Thiên Chúa của Cựu Ước, Đấng là sự phát sinh thấp kém nổi loạn từ Đấng Duy Nhất. Những người theo Thuyết Ngộ Đạo thường gọi sinh vật này là Demiurge, hoặc đôi khi là Great Archon. Dù thế nào đi nữa, vấn đề là thế giới vật chất thể hiện sự băng hoại của sự thuần khiết tinh thần mà Đấng Duy Nhất đã hình dung ra.

 

4. CON NGƯỜI TỚI THẾ GIỚI SIÊU CẢM GIÁC

Vật chất được phát ra, những sự phát ra thứ cấp tiếp theo tạo ra những sinh vật vật chất, và do đó con người đi vào thế giới vật chất. Là những sinh vật trong chuỗi các sự phát ra thần thánh, con người thực sự có sự sống thần thánh trong mình, là “một phần của Chúa” theo nghĩa đen. Tuy nhiên, họ thấy mình được vật chất hóa trong bản chất hư hỏng của sự tồn tại vật chất, bị mắc kẹt trong sự tồn tại vật chất. Khi đó, sự cứu rỗi của con người được hiểu là sự ngược trở lại qua các Aeon cho đến khi chúng ta đến được Pleroma. Sự cứu rỗi là sự trở lại với sự tồn tại của Pleroma được coi là thuần túy tâm linh. Việc trở lại Pleroma qua việc đi lên Aeon về cơ bản là trở về nhà của chúng ta. Đó là kiểu quan niệm của Platon về thế giới, một quan điểm coi sự giác ngộ tâm linh như sự phủ nhận vật chất khi chúng ta dần dần quay trở lại sự tồn tại thuần túy tâm linh trong sự hòa hợp với Đấng Duy Nhất trong Pleroma. Làm sao chúng ta có thể quay trở lại qua các Aeon? Qua sự kết hợp giữa nghi lễ, kiến thức và chủ nghĩa khổ hạnh, tất cả đều tìm thấy trong các cấp bậc tôn ti của cộng đồng Ngộ Đạo.

 

5. MẶC KHẢI QUA HUYỀN THOẠI

Cuối cùng, chúng ta đến với nguyên lý thứ năm của Thuyết Ngộ Đạo, sự tiết lộ dần dần chân lý qua ngôn ngữ thần thoại. Việc đi lên qua các Aeon để trở lại Pleroma là chuyển động từ vật chất sang tinh thần, kéo theo sự thanh lọc trí tuệ. Một người mới bắt đầu không thể suy ngẫm về những chân lý siêu phàm theo cách mà một người thụ giáo dày dạn kinh nghiệm có thể làm, tâm trí của họ quá tối tăm bởi vật chất thô thiển. Vì vậy, các thầy dạy Ngộ Đạo đã sử dụng ngôn ngữ thần thoại để giải thích hệ thống của họ cho những người mới bắt đầu và những người chưa có kinh nghiệm. Chúng ta đã thấy các Aeon có thể được nhân cách hóa, nhân tính hóa và đặt tên như thế nào; sự xuất hiện của các Aeon sau đó sẽ được giải thích bằng thuật ngữ vật chất, ví dụ: thế giới được hình thành bởi nước mắt của Aeon Sophia, hoặc bởi tinh dịch của Demiurge.

 

Sau đó, khi người thụ giáo tiến bộ qua hệ thống phân cấp của cộng đồng Ngộ Đạo, ý nghĩa triết học và thần bí của những huyền thoại này sẽ được giải thích cho anh ta. Ngôn ngữ thần thoại này là lý do Thánh Augustinô, khi có cơ hội phỏng vấn Faustus, thầy dạy Ngộ Đạo, đã thất vọng trước người đàn ông này, người có những lời giải thích về Thuyết Ngộ Đạo “đầy rẫy những ngụ ngôn, về thiên đường, các vì sao, mặt trời và mặt trăng, bây giờ tôi không còn nghĩ ông ấy có thể quyết định một cách thỏa đáng những gì tôi rất muốn biết.” (Thánh Augustinô, Tự Thuật, Cuốn V). Tertullian cũng phàn nàn về các ngụ ngôn này, rằng người thụ giáo “ngay khi tìm thấy rất nhiều tên của các Aeon, rất nhiều cuộc hôn nhân, rất nhiều con cái, rất nhiều lối thoát, rất nhiều vấn đề, những may mắn và bất hạnh của một vị thần bị phân tán và bị cắt xén, liệu người đó có lưỡng lự tuyên bố rằng ‘có những ngụ ngôn và những gia phả vô tận’ mà vị tông đồ linh cảm bởi sự tiên đoán bị chỉ trích, trong khi các hạt giống tà giáo này cứ đâm chồi lên?” (Tertullian, Chống Lại Các Hoàng Đế Valentinian, Chương 3)

 

VĨ NGÔN

 

Điều thú vị là Thánh John Henry Newman, sử gia uyên bác, khi tóm tắt Thuyết Ngộ Đạo, đã bỏ qua bất kỳ đề cập nào đến “học thuyết bí mật.” Khi nói về bản chất của niềm tin Ngộ Đạo, ngài nói: “Thuyết Ngộ Đạo là… học thuyết về hai nguyên tắc, đó là sự xuất phát, bản chất ác tính nội tại của vật chất, tính vô tội của sự nuông chiều xác thịt, hoặc tội lỗi của mọi cảm giác khoái lạc.” (Tiểu Luận về Sự Phát Triển Học Thuyết Kitô Giáo, Chương 1, Mục 1, §1). Thánh Newman xác định một cách đúng đắn sự phát sinh và sự hư hoại của thế giới là những ý tưởng cơ bản của Thuyết Ngộ Đạo nhưng không đặt ra những tuyên bố về kiến thức bí mật trong số các nguyên lý chính của Thuyết Ngộ Đạo. Vậy thì từ đâu mà chúng ta có ý tưởng này?

 

 Có vẻ như việc thực hành bắt đầu bằng ngôn ngữ thần thoại đối với những ý nghĩa đơn giản và dần dần xếp lớp những ý nghĩa phức tạp hơn vào ngụ ngôn khi người thụ giáo tiến triển là điều đã làm nảy sinh khái niệm Ngộ Đạo bao gồm “kiến thức bí mật.” Như bạn có thể thấy, đây chỉ là một phần nhỏ của hệ thống Ngộ Đạo và nó cũng không dành riêng cho Thuyết Ngộ Đạo. Các giáo phái bí ẩn ngoại giáo, chẳng hạn như các giáo phái Isis, Eleusis và Mithras, cũng sử dụng phương pháp này. Trường phái triết học của Pythagore cũng vậy. Kitô giáo cũng sử dụng sự mặc khải dần dần về chân lý trong các nghi thức khai tâm. Ý tưởng về kiến thức dành riêng cho những người thụ giáo chỉ đơn giản là một chủ đề chung của tâm linh cổ xưa. Ngay cả Chúa Giêsu Kitô cũng xác định rằng có một kiến thức đặc biệt chỉ dành cho những người “có mắt để thấy.”

 

Các môn đệ đến gần hỏi Đức Giêsu: “Sao Thầy lại dùng dụ ngôn mà nói với họ?” Ngài đáp: “Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không. Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất. Bởi thế, nếu Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe không hiểu. Còn anh em, mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc, vì được nghe.” (Mt 13:10-13, 16)

 

Có thể hiểu được rằng người ta lạm dụng các thuật ngữ “Thuyết Ngộ Đạo” và “Ngộ Đạo.” Cuối cùng, tà giáo Ngộ Đạo rất phức tạp và không dễ dàng tóm tắt bằng một thuật ngữ tiện dụng duy nhất. Tuy nhiên, hy vọng chúng ta có thể sáng suốt và chính xác hơn một chút trong cách nói khi sử dụng từ ngữ này.

 

PHILLIP CAMPBELL

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)

 

Ngọc Lan sưu tầm

 

Xem thêm...

14 loại chất độc khủng khiếp nhất thế giới

 14 loại chất độc khủng khiếp nhất thế giới

Khi nghĩ đến chất độc, chúng ta thường nghĩ ngay đến những cái tên nổi tiếng như cyanua, thạch tín, hay strychnine. Tuy nhiên chúng không phải là những chất độc nhất từng được biết đến.

Việc đánh giá độc tính của một chất không phải là một điều đơn giản. Ví dụ, nếu bạn nuốt thủy ngân lỏng thì phần lớn trường hợp chúng sẽ được thải ra ngoài mà không gây ra bất kì tổn hại nào. Tuy nhiên, nếu chúng ta hít phải hơi thủy ngân thì mọi chuyện sẽ cực kì tồi tệ.

  1. Dimethyl cadmium (CH3-CO-CH3)

Dimethyl cadmium - Hít vào là chết.

Dimethyl cadmium (CH3-CO-CH3) là một hợp chất thuộc nhóm hữu cơ kim loại. Nó là một chất lỏng không màu cực độc, bốc khói trong không khí. Nó là một phân tử tuyến tính với độ dài liên kết C-Cd là 213 pm. Hợp chất tìm thấy việc sử dụng hạn chế như một thuốc thử trong tổng hợp hữu cơ và trong lắng đọng hơi hóa học kim loại (MOCVD). Nó cũng đã được sử dụng trong quá trình tổng hợp hạt nano cadmium selenide , mặc dù những nỗ lực đã được thực hiện để thay thế nó trong khả năng này do độc tính của nó.

Chất này cũng có cả hai tính chất đáng sợ là cháy khó dập tắt và dễ nổ, nhưng sự đáng sợ của nó lại đến từ nồng độ độc chất nó đem lại. Chỉ vài phần triệu gram hơi dimethyl cadmium phân tán trong thể tích 1 mét khối vuông cũng đã đủ khiến một người vong mạng.

Độc tính của dimethyl cadmium gây ra cả ảnh hưởng cấp tính và mãn tính lên cơ thể người. Khi được hít vào, chất độc này nhanh chóng hấp thụ vào máu, từ đó lan rộng khắp cơ thể, gây tác động gần như tức thì lên các cơ quan như phổi, gan, thận. Thậm chí, ngay cả khi nạn nhân vẫn còn sống vài giờ sau khi hít phải khí này thì hậu quả sau đó cũng rất khủng khiếp. Chất độc này là tác nhân gây ung thư cực mạnh. Nghe đến đây chắc bạn cũng tưởng tượng được sức tàn phá của Dimethyl cadmium khủng cỡ nào.

Vậy nếu vô tình làm tràn dimethyl cadmium ra ngoài, làm cách nào để làm sạch, tốt nhất là bạn đừng bao giờ để điều đó xảy ra. Bởi việc dùng nước rửa, hay quét là không thể vì kích thích phản ứng cháy nổ. Thậm chí, chờ dimethyl cadmium phân hủy cũng không khả thi, do chất mới tạo ra còn dễ nổ hơn cả chất ban đầu.

  1. Brodifacoum

Brodifacoum là một hóa chất diệt thú vật bằng cách ngăn đông máu, dẫn đến chảy máu trong liên tục.

Brodifacoum là một chất chống đông máu rất mạnh làm giảm mật độ vitamin K trong máu, gây chảy máu trong và tử vong. Nó được bán dưới dạng thuốc diệt chuột có những tên như Talon, Jaguar và Havoc. Con người và thú cưng cũng sẽ phải chịu tình cảnh tương tự dù chỉ chạm nhẹ vào vật nhiễm độc. Chất độc thẩm thấu qua da và được giữ lại trong cơ thể trong nhiều tháng. Những động vật ăn phải loài gặm nhấm nhiễm độc cũng có nguy cơ dính phải.

  1. Cyanide (xyanua)

 

Hạt táo có chứa Cyanide.

Cyanide có lẽ là chất độc nổi tiếng nhất vì nó được dùng trong rất nhiều vụ tấn công khủng bố. Nếu một người hít hoặc hấp thụ Cyanide qua đường tiêu hóa, người đó sẽ chết trong vòng 20 giây do ngạt thở.

Các nhà khoa học nói rằng Cyanide và Strychnine là khá giống nhau về độc tính, nhưng Cyanide có tiếng tâm hơn nhiều. Hợp chất hóa học này có thể được tìm thấy trong các nhà máy, vi khuẩn, nấm và trong hạt của một số loại trái cây.

Hạt táo có chứa Cyanide, tuy nhiên, bạn chỉ có thể ngộ độc khi nhai và nuốt ít nhất 150 hạt táo, điều này sẽ khiến bạn co giật, suy hô hấp, trụy tim và chết trong vòng vài giây.

  1. Thạch tín

Độc tố phổ biến này sẽ không nguy hiểm khi ở liều lượng nhỏ. Trên thực tế, một báo cáo vào năm 2017 cho biết, 2 triệu người Mỹ thường xuyên tiếp xúc với thạch tín từ nước giếng.

Tiếp xúc với thạch tín trong thời gian dài sẽ dẫn đến ung thư, còn nếu sử dụng một lượng lớn thạch tín pha vào thức uống (không mùi, không vị), bạn sẽ chết.

Đó cũng là lý do tại sao thạch tín lại được những kẻ giết người ưa chuộng trong thế kỷ 19 ở Anh. Ói mửa, tiêu chảy là triệu chứng đầu tiên, tùy vào liều lượng mà cái chết sẽ đến trong vòng 2 giờ cho tới 2 ngày.

  1. Botulinum

Botulinum độc gấp 40 triệu lần Cyanide và có thể giết chết một người chỉ với một lượng bằng 80 nanogram. Các triệu chứng bao gồm việc đầu tiên mặt bạn sẽ tê liệt, sau đó là đến chân tay và cơ quan hô hấp của bạn.

Thật không may, như đã đề cập ở đầu bài, loại độc này có thể xuất hiện trong thực phẩm mặc dù rất hiếm, vì vậy nếu sau khi ăn thứ gì đó mà cảm thấy cơ mặt bắt đầu tê liệt và không thể nói được hãy đến bệnh viện nhanh nhất có thể.

  1. Thủy ngân

Thủy ngân tồn tại một cách tự nhiên trong không khí, nước và đất, nhưng nó rất nguy hiểm khi được hình thành bên trong cá và trở thành Methylmercury. Vì đây là con đường dễ nhất để thủy ngân đi vào cơ thể chúng ta khi ăn phải. Nó nằm ở thứ hạng cao trong danh sách bởi vì chỉ một lượng rất nhỏ thủy ngân cũng có thể gây tử vong. Đã từng có nhiều vụ tử vong khi tiếp xúc với thủy ngân, trong số đó là một nhà khoa học Anh vào năm 1996. Cô đã thực hiện tất cả các biện pháp an toàn khi làm việc với chất độc hại nhưng vẫn gặp nguy hiểm khi nhỏ 2 giọt thủy ngân lên tay mặc dù đã mang găng bảo vệ, trong vài tuần sau đó, cô bị suy giảm thần kinh, hôn mê và tử vong.

  1. Strychnine

Strychnine là một chất được tìm thấy với liều lượng cao trong cây mã tiền được bào chế thành nhiều loại thuốc khác nhau. Nguyên nhân gây tử vong chủ yếu bao gồm uống nhầm rượu xoa bóp có ngâm hạt mã tiền, ngộ độc thuốc trừ sâu chứa Strychnine, sử dụng các chế phẩm ma túy như Cocain và Heroin có pha Strychnine hoặc thậm chí bị ô nhiễm thực phẩm và nước.

Nếu bị đầu độc, bạn sẽ biết trong vòng 15-60 phút bởi các triệu chứng lo lắng, đau cơ, co thắt và ở liều cao sẽ dẫn đến suy hô hấp và chết não. Nếu bạn cố cầm cự và vượt qua 12 giờ, bạn có thể sống sót.

  1. Polonium