Ban Chấp Hành

Ban Chấp Hành

IN MEMORY OF MR. QUY HUY LA

IN MEMORY OF QUY HUY LA

Obituary main image

May 13, 1934 – January 6, 2025

 OBITUARY 

  REMEMBERING  

Quy Huy La

May 13, 1934 – January 6, 2025
Obituary of Quy Huy La
 
IN THE CARE OF

Chapel of Eternal Peace at Forest Park

 A Life of Courage, Dedication, and Service 

Mr. Lã Huy Quý was born on May 13, 1934, in Bất Nạo Village, Thanh Miện District, Hải Dương Province, Việt Nam, to Mr. Lã Huy Phong and Mrs. Nguyễn Thị Ý. As the second eldest of five children, he faced responsibility early in life, particularly after his father's passing when he was just 18 years old. His mother, Mrs. Nguyễn Thị Ý, lived to the remarkable age of 100, passing away in San Jose, California.

In 1954, during a turbulent time in Vietnamese history marked by the Geneva Accords, Mr. Lã enrolled in Pedagogy College in Hanoi. When his mother and three sisters immigrated to the South, he chose to remain in the North with his brother to complete his studies. This decision exposed him to the brutalities of the communist regime, including the infamous “Cải Cách Ruộng Đất” and “Đấu tố” period, during which he witnessed firsthand the violence and oppression inflicted upon innocent civilians. With unwavering determination, he planned and executed a daring escape from North Vietnam, crossing the Bến Hải River under life-threatening conditions to reach the Republic of Vietnam in the South.

Reunited with his mother and sisters in the South, Mr. Lã became an outspoken critic of communist atrocities, delivering impactful speeches to educate others. After graduating from Pedagogy College, he began his career as an educator, teaching Vietnamese literature at Phan Sào Nam, Nguyễn Bá Tòng and Hưng Đạo High Schools. Throughout his life, Mr. Lã’s passion for education and cultural preservation remained steadfast, leaving a profound impact on countless students.

A Distinguished Military Career

In 1963, Mr. Lã joined the Military School Thủ Đức as part of Class 17. Midway through his training, he transitioned to the School of Administration to specialize in finance. He graduated from the School of Financial Administration’s Class 10 as a Warrant Officer and was subsequently assigned to Financial Administration Unit 6 as an Auditor. Later, he served at the Finance and Auditing Headquarters of the Defense Department for the Republic of Vietnam.

In 1966, he was promoted to Lieutenant and appointed Chief of Staff at the Telecommunication Bureau, where he continued to serve with honor until his discharge.

A Devoted Family Man

In 1967, Mr. Lã married Ms. Mai Thị Nam in Saigon, and together they built a loving family blessed with three children: Lã Huy Bảo-Quốc, Lã Huy Bảo-Ân, and Lã Mai Nam-Phương (Nicole).

In 1973, Mr. Lã became the Executive Director of Phượng Hoàng Insurance Company in Saigon, a role he held until the fall of the Republic of Vietnam in April 1975.

A New Chapter in the United States

On April 29, 1975, Mr. Lã and his family fled Vietnam aboard the naval ship HQ2, arriving at Subic Bay, Philippines, before settling in Tampa, Florida. In August 1975, he worked at the Florida Mental Health Institute and later as a teacher's aide at Webb Junior High School. Driven by his love of learning, he pursued a degree in Vocational Electronic Technology, completing it in 1978.

In October 1978, the family relocated to Houston, Texas, where Mr. Lã worked as an electronic technician for Texas Instruments until his retirement in 1996. Even in retirement, his commitment to education, cultural preservation, and community leadership never wavered.

A Leader of the Vietnamese American Community

Mr. Lã was a visionary leader in the Vietnamese American community in Houston. He co-founded the Lạc Việt Arts and Social Group in 1980 and served as its second president. The group provided critical social services while preserving Vietnamese culture through art and cultural programs. Mr. Lã also spearheaded media initiatives, serving as the Head of the Editorial Board for the Voice of Vietnam Radio (KPFT) and Chief Editor of the Vietnam Television Program (THVN) in Houston.

During the 1980s and 1990s, Mr. Lã was an active leader in the Free Vietnam Front (MTVNTD), advocating tirelessly for democracy and human rights in Vietnam. Known for his unwavering tenacity and profound compassion, he was a fierce advocate for justice and a source of inspiration for those around him.

A Legacy of Love and Resilience

On January 6, 2025, Mr. Lã Huy Quý peacefully concluded his earthly journey. He is survived by his devoted wife of 57 years, Ms. Mai Thị Nam, and their three children, La Huy Bao-Quoc, La Huy Bao-An, La Mai Nam-Phuong (Nicole), daughter-in-law Kit La and grandchildren Sydney La, Casey La, Ellie La, Hannah Ngo, Matthew Ngo, and Alyssa Ngo.

Mr. Lã Huy Quý will be forever remembered as a courageous freedom fighter, a dedicated educator, a visionary leader, and a compassionate family man. His life was a testament to the values of resilience, service, and love. His legacy will live on in the hearts of his family, friends, and all those whose lives he touched.

"To his family, friends, and community, Mr. Lã Huy Quý was not just a man of exceptional character and courage—he was a light of hope and an enduring symbol of the Vietnamese spirit of perseverance and love."

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 Một Cuộc Đời Can Đảm, Tận Tâm và Phụng Sự 

Ông Lã Huy Quý sinh ngày 13 tháng 5 năm 1934 tại làng Bất Nạo, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, Việt Nam, con trai của ông Lã Huy Phong và bà Nguyễn Thị Ý. Là con trai trưởng trong gia đình năm người con, ông gánh vác trách nhiệm từ khi còn trẻ, đặc biệt sau khi cha qua đời lúc ông mới 18 tuổi. Mẹ ông, bà Nguyễn Thị Ý, sống đến 100 tuổi và qua đời tại San Jose, California.

Năm 1954, trong thời điểm đầy biến động của lịch sử Việt Nam khi Hiệp định Genève được ký kết, ông theo học Trường Đại Học Sư Phạm tại Hà Nội. Khi mẹ và ba chị em gái di cư vào Nam, ông quyết định ở lại miền Bắc cùng một người em trai để hoàn thành việc học. Quyết định này khiến ông phải chứng kiến sự tàn bạo của chế độ cộng sản, đặc biệt trong giai đoạn “Cải Cách Ruộng Đất” và “Đấu Tố.” Với ý chí kiên cường, ông lên kế hoạch và thực hiện cuộc đào thoát đầy nguy hiểm bằng cách bơi qua sông Bến Hải, vượt vĩ tuyến 17 để đến miền Nam Việt Nam.

Đoàn tụ cùng mẹ và các chị em gái ở miền Nam, ông đi diễn thuyết khắp nơi để chia sẻ những tội ác của chế độ cộng sản, chia sẻ những câu chuyện nhằm thức tỉnh cộng đồng. Ông cũng ghi danh đi học lại tại Đại Học Sư Phạm ở miền nam. Sau khi tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Sư Phạm, ông bắt đầu sự nghiệp giáo dục, giảng dạy văn học Việt Nam tại các trường trung học Phan Sào Nam, Nguyễn Bá Tòng và Hưng Đạo. Suốt cuộc đời, ông luôn đam mê giáo dục và bảo tồn văn hóa, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ học sinh.

Thời kỳ trong quân đội VNCH

Năm 1963, sau ngày đảo chánh ông Ngô Đình Diệm, ông động viên vào Trường Sỹ Quan Thủ Đức, Khóa 17. Sau giai đoạn I, ông về Trường Hành Chánh Tài Chánh để học giai đoạn II chuyên ngành Hành Chánh Tài Chánh. Ông tốt nghiệp Khóa 10 Hành Chánh Tài Chánh với cấp bậc Chuẩn úy và được bổ nhiệm vào Sở Hành Chánh Tài Chánh số 6 với tư cách là Sỹ quan kiểm tra tài chánh Binh Đoàn. Sau đó, ông được chuyển về phục vụ tại Tổng Nha Tài Chánh và Thanh Tra Quân Phí của Bộ Quốc Phòng Việt Nam Cộng Hòa.

Năm 1966, ông được thăng cấp Thiếu úy và được biệt phái về Cục Vô Tuyến Truyền Thanh với chức vụ Chánh Văn Phòng và vẫn tiếp tục phục vụ tại Cục Vô Tuyến Truyền Thanh sau khi đã giải ngũ năm 1968.

Người đàn ông của gia đình

Năm 1967, ông kết hôn với bà Mai Thị Nam tại Sài Gòn, cùng xây dựng một gia đình đầm ấm với ba người con: Lã Huy Bảo Quốc, Lã Huy Bảo Ân và Lã Mai Nam Phương.

Năm 1973, ông làm Giám đốc Điều hành Công ty Bảo hiểm Phượng Hoàng tại Sài Gòn cho đến ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975.

Cuộc đời mới trên đất Mỹ

Ngày 29 tháng 4 năm 1975, ông cùng gia đình rời Việt Nam trên tàu HQ2, đến Subic Bay, Philippines. Rời trại tị nạn vào ngày 17 tháng 7 năm 1975, gia đình định cư tại Tampa, Florida. Đầu tháng 8 năm 1975, ông làm việc tại Viện Sức khỏe Tâm thần Florida và sau đó làm thầy giáo trợ giảng tại Trường Webb Junior High School. Không ngừng học hỏi, ông lấy bằng Công nghệ Điện tử vào năm 1978.

Tháng 10 năm 1978, gia đình ông chuyển đến Houston, Texas, nơi ông làm kỹ thuật viên điện tử tại công ty Texas Instruments cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1996. Ngay cả sau khi nghỉ hưu, ông vẫn không ngừng cống hiến cho các dự án giáo dục, bảo tồn văn hóa và sinh hoạt cộng đồng.

Hoạt động Cộng Đồng Người Việt Tại Mỹ

Ông Lã Huy Quý là một nhà lãnh đạo có uy tín trong cộng đồng người Việt tại Houston. Ông là thành viên của Nhóm sáng lập và điều hành Đoàn Văn Nghệ và Công Tác Xã Hội Lạc Việt vào năm 1980. Sinh hoạt với quy chế vô vị lợi, Đoàn Văn Nghệ Lạc Việt tham gia việc tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, các buổi Văn Nghệ Đấu Tranh trong cộng đồng Người Việt Quốc Gia tại Houston và vùng phụ cận. Ông là Đoàn Trưởng sau cùng của Đoàn cho đến khi Đoàn ngưng sinh hoạt.

Ông cũng là Trưởng ban Biên tập Chương Trình Tiếng Nói Việt Nam phát thanh hằng tuần trên đài KPFT, được hỗ trợ bởi Đoàn Lạc Việt về văn nghệ, tin tức định cư, tin cộng đồng và kỹ thuật.

Ông cũng là Trưởng Ban Biên tập Chương trình Truyền hình Việt Nam (THVN) tại Houston, phát hình một tiếng mỗi tuần trên các băng tần 48 rồi 22 từ năm 1987 đến 1995. Đài THVN cũng được Đoàn Lạc Việt hỗ trợ về nội dung và kỹ thuật.

Trong các thập niên 80 và 90, ông là một nhà lãnh đạo tích cực của Mặt trận Việt Nam Tự Do, đấu tranh không mệt mỏi cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.

Di Sản Của Tình Yêu và Nghị Lực

Ngày 6 tháng 1 năm 2025, ông Lã Huy Quý đã ra đi trong sự thanh thản. Ông để lại người vợ yêu quý, bà Mai Thị Nam với 57 năm hạnh phúc, các con Lã Huy Bảo Quốc, vợ Kit La, cháu nội Sydney La, Casey La, Ellie La, Lã Huy Bảo Ân, Lã Mai Nam Phương, cháu ngoại Hannah Ngô, Matthew Ngô và Alyssa Ngô.

Ông Lã Huy Quý sẽ mãi được nhớ đến như một chiến sĩ kiên cường, một nhà giáo tận tâm, một nhà lãnh đạo kiên trì và người đàn ông gương mẫu của gia đình. Cuộc đời ông là một minh chứng cho tinh thần bền bỉ, phụng sự và tình yêu thương.

"Đối với gia đình, bạn bè và cộng đồng, ông Lã Huy Quý không chỉ là một con người với phẩm chất phi thường—ông là ngọn đuốc của hy vọng và biểu tượng bất diệt của tinh thần Việt Nam kiên cường và nhân ái.”

 

  PHÂN ƯU:  

Nhận được tin buồn:

Ông  Lã Huy Quý sinh ngày 13 tháng 5 năm 1934 tại làng Bất Nạo, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Đã từ trần – January 6, 2025 tại Houston, Texas. Hưởng thọ 91 tuổi.

BBT- GNST và tất cả thành viên xin thành thật chia buồn cùng chị Nam Mai và tang quyến.

Nguyện cầu hương linh Ông Lã Huy Quý sớm tiêu diêu miền cực lạc.

 

  BCH-GNST ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU  

 

Lời chào tạm biệt

Lời chào tạm biệt 

 

 
Đọc những dòng chữ này, có lẽ ai cũng sửng sốt và ngạc nhiên vì cách đây khoảng bốn tuần, GNST vừa tưng bừng ăn mừng sinh nhật trang nhà vừa tròn 12 tuổi mà sao lại phẹt mê bú tích, nói vui theo phiên âm tiếng phú lang sa “fermer boutique”, đóng cửa tiệm một cách đột ngột thế này. Vâng, chính chúng tôi đây, những người chăm sóc vườn, cũng không khỏi ngỡ ngàng khi nghe người chủ trương thông báo tin này, thậm chí có người còn cẩn thận coi lại lịch xem hôm đó có phải là ngày mồng một tháng tư, ngày mà người ta gọi là cá tháng tư, một ngày mà người ta có quyền nói chơi mà không ai được trách cứ vì đó là tập tục. Sau khi nghe lời “trần tình” của người chủ vườn, ai cũng có cùng một suy nghĩ, điều này thật đúng. Như chúng tôi có đề cập đến trong dịp mừng sinh nhật GNST, diễn đàn này như là một đứa con tinh thần của nhóm chủ trương, thật vui khi nó lớn, phát triển và thăng hoa ngoài dự đoán mà bây giờ phải ngậm ngùi, chia tay với nó. Câu mà người xưa hay nói “lực bất tòng tâm” rất đúng trong trường hợp này.
 
Mười hai năm trước, GNST giống như một đứa bé thật èo uột vì sinh thiếu tháng, không ai dám nghĩ nó có thể phát triển bình thường như những đứa trẻ khác nói gì đến sự phát triển một cách sung mãn như hôm nay. Điều này xảy ra có lẽ nhờ bà mẹ, nhóm chủ trương, tuy nghèo về đủ mọi phương diện nhưng vẫn rán hy sinh hết sức mình, vắt những giọt sữa gần cạn kiệt trong bầu sữa thật khô héo vì muốn đứa con của mình bằng người nọ người kia. Nói một cách thậm xưng như vậy để quý vị có thể hình dung ra được sự hy sinh một cách thầm lặng của người sáng lập cùng hiền nội là anh Nguyễn Ngọc Quang, chị Weiling, chị Tê Hát (Thái Hằng) và bà từ giữ đền là chị Trần Kim Phượng đã bỏ không biết bao nhiêu công sức để bảo trì, tu bổ về mặt kỹ thuật cũng như bài vở. 
 
Thật vậy, mỗi lần trang web bị “hacked” là mỗi lần anh Quang phải thức đêm thức hôm để giải quyết vì giờ giấc bên Úc, nơi anh ở, khác giờ bên giờ bên mẽo khoảng 14,15 múi giờ. Đã thế, một thương gia thật bận rộn như anh, với những hợp đồng có khi lên đến hằng trăm triệu mà lúc nào cũng chăm sóc mảnh vườn thì đủ thấy anh “cưng” đứa con tinh thần của mình như thế nào.
Giữa công việc và sở thích, anh, cũng như Từ Hải lúc chia tay Thuý Kiều trong lúc tình yêu đang mặn nồng để ra đi lập nghiệp.  Đó là chưa kể anh còn nhiều trọng trách với gia đình, mẹ già gần 105 tuổi.
 
“Nửa năm hương lửa đang nồng,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng  rong”.
 
 
 
Thôi thì đành phải chấp nhận. Cuộc vui nào rồi cũng có lúc tàn. Xuân đi đông đến, có luyến tiếc cách mấy thì cũng đến lúc phải chia tay. Là một người công giáo, chúng tôi luôn nhớ lời của Chúa trong phúc âm “ hãy thương yêu nhau vì đây là dấu chứng để người ta nhận biết các con là con của thầy.” Cũng vậy, bàng bạc trong những bài viết, thơ hay chỉ là những lời chia sẻ thật chân tình của các thành viên trong diễn đàn GNST, người ta có thể nhận thấy đây là một tập thể, tuy khác nhau về lãnh vực chuyên môn, tuổi tác nhưng tất cả thành viên đều có một mẫu số chung, đó là sự trân quý, kính trọng lẫn nhau cho dù ai cũng kiến thức đầy mình giống như ngạn ngữ của pháp “hãy cho tôi biết bạn của bạn là người như thế nào, tôi sẽ nói về con người của bạn”.
 
 
Rằng trăm năm cũng từ đây,
Của tin gọi một chút này làm ghi”.
(Kiều)
 
Chúng tôi xin mượn hai câu trong truyện kiều để hy vọng rằng dù GNST không còn hiện hữu nữa nhưng tinh thần của diễn đàn là gieo trồng những hạt giống văn hóa, nghệ thuật và nhất là tình tương thân tương ái của chúng ta sẽ bất diệt.  
 
Hơn lúc nào hết, lời bài hát Lo Mucho Que Te Quiieo của Rene Ornelas & Rene Herrera được nhạc sĩ Trường Kỳ phổ lời việt có thể diễn đạt tâm tình của ban chấp hành lúc này:
 
 

 

 

Rồi mai đây khi mình xa nhau nhớ đến nhau hoài

Rồi mai đây khi tình bay xa nhớ đến hôm này

Còn mãi mãi những gì mình chất chứa trong lòng

Còn cho nhau chút dư hương, đừng tiếc nhau gì vấn vương.

Mình xa nhau xin đừng quên nhau, chớ trách nhau gì

Mình xa nhau xin đừng quên mau, nắng sẽ phai màu

Đừng khóc nữa gió buồn vì mắt ướt hoen rồi

Đừng cho nhau tiếng than van, đừng nói lên lời khóc than...

 

 

Hy vọng mai này trên vạn nẻo đường đời, nếu có dịp còn gặp lại nhau, hoặc trên một Diễn Đàn hay trong sự kiện nào đó, ngoài sự vui mừng được gặp lại cố tri, chúng ta còn niềm hãnh diện là đã từng cùng nhau sinh hoạt trong một mái ấm GNST.  Cũng nhân dịp này, chúng tôi vô cùng tri ân tất cả sự cộng tác của các văn sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ và của toàn thành viên GNST đã gắn bó sinh hoạt mỗi ngày trên diễn đàn trong suốt 12 năm dài qua.  Sự đóng góp của mỗi thành viên đã tô thắm cho khu vườn GNST luôn tươi đẹp và phát triển không ngừng trong suốt một chặng đường không ngắn.  Có lẽ sự quyết định khép lại trang GNST là một trong những quyết định khó khăn nhất của anh Nguyễn Ngọc Quang cũng như ngoài ý muốn của BCH-GNST.  Lật từng trang, từng trang của GNST, biết bao nhiêu kỷ niệm buồn vui mà mỗi người chúng ta đã có với nhau như một thước phim quay chậm trở về những ngày đầu thành lập cho đến ngày hôm nay.  Gấp lại quyển lưu bút ngày xanh, ta ôm vào lòng và sẽ giữ mãi những tình cảm đẹp đẽ trân quý này.

 

 

Để thay lời từ giã, lại xin mượn 1 bài hát nữa mà chúng tôi vẫn  hát vang lên khi chia tay sau những buổi gặp gỡ, sinh hoạt đoàn thể khi còn niên thiếu. Bài hát tiếng Do Thái đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên Thế giới.

 

 Shalom Chaverim

Shalom chaverim! Shalom chaverot.

Shalom, shalom.

Lehitraot, lehitraot,
shalom, shalom.

 

Shalom, my friends! Shalom, my friends.
Shalom, shalom.
Farewell, my friends, farewell, my friends,
shalom, shalom.

 

GIÂY PHÚT CHIA LY

Rời tay phút chia ly

Bạn ơi vui lên đi, bạn hỡi! Vui đi

Gian khó ta không nề, ghi nhớ nhau muôn đời

 Từ nay cách xa.

 

 

 
Trân trọng, 
 
BCH- GNST
 
 
 
 
 
 

ĐIỆU TÂY Ý TA: MỪNG XUÂN KHÚC NHẠC HOAN CA

ĐIỆU TÂY Ý TA: MỪNG XUÂN KHÚC NHẠC HOAN CA

 

Cho dù là nhạc nhẹ, bán cổ điển hay nhạc hòa tấu không lời, nhưng chỉ cần tiết tấu nhẹ nhàng, giai điệu tươi sáng, tâm hồn người nghe lại chợt liên tưởng đến hơi thở mùa xuân hồi sinh trên phím đàn, quyện cung tơ lãng mạn… Mời quý thính giả và các bạn cùng Góc vườn Âm nhạc tìm đến những giai điệu nhạc nước ngoài lời Việt với hình tượng mùa xuân, một chủ đề luôn gợi hứng cho nhiều thế hệ tác giả.

Ảnh minh họa: Hoa đào ngày Tết. AP - Hau Dinh

Niềm lạc quan trong cuộc sống hiện tại hay những năm tháng hạnh phúc dù chỉ là kỷ niệm, thường là động lực thúc đẩy các nhạc sĩ viết lên những giai điệu thiết tha yêu đời. Trong số này, có nhạc phẩm « Khi mùa xuân trở lại ». Trong nguyên tác « Khi mùa xuân trở lại » là một giai điệu nhạc Pháp, do nam danh ca người Bỉ gốc Ý Adamo sáng tác vào năm 1989.

Được trích từ album « Sur la route des étoiles » (Trên con đường đầy sao sáng), bài hát « Quand le printemps revient » của Adamo thường hay bị nhầm lẫn với nhạc phẩm « Dès que le printemps revient » (Ngay khi mùa xuân về) do nam danh ca Hugues Aufray sáng tác và ghi âm để đại diện cho Luxembourg nhân Cuộc thi hát truyền hình châu Âu Eurovision năm 1964. Tại Pháp, ngoài các sáng tác cho riêng mình, Hugues Auffray còn nổi tiếng nhờ chuyển các bài hát của Bob Dylan sang lời Pháp cũng như sáng tác cho Johnny Hallyday.

Salvatore Adamo

Khi mùa xuân trở lại, bản gốc của Adamo

Bài hát « Quand le printemps revient » của Adamo là một bản tình khúc chứa chan hoài niệm, nhìn mùa xuân đang đến, mà nghe trong tâm hồn sống lại những vết đau ngọt ngào của một mối tình đã mất. Thế nhưng, mùa xuân cũng báo hiệu cho sự khởi đầu, biết đâu chừng con tim đã vui và muốn yêu trở lại. Trong tiếng Việt, tác giả Khúc Lan đã Việt hóa bài này thành nhạc phẩm « Khi mùa xuân trở lại » từng được nam ca sĩ Lâm Nhật Tiến ghi âm và trình bày.
 

Trong số các ngòi bút Pháp trứ danh, có tác giả Jacques Plante từng viết lời cho hàng loạt giai điệu kinh điển như « Tango Xanh » cho Tino Rossi, « Marjolaine » cho Dalida hay « La Bohème » (Kiếp phóng lãng) cho Charles Aznavour. Ngoài nhạc phẩm « Dès que le printemps revient » viết với Hugues Aufray, ông còn đặt lời cho giai điệu nổi tiếng « Domino » của nhạc si Louis Ferrari.

Người đầu tiên ghi âm bài này là André Claveau, giọng ca crooner nổi danh vào thập niên 1950. Bài hát sau đó được tác giả người Mỹ Don Raye đặt thêm lời tiếng Anh, được các nam danh ca Tony Martin, Bing Crosby và nhất là Andy Williams lần lượt ghi âm vài năm sau đó.
 

Trong tiếng Pháp, « Domino » là cách gọi thân mật tên của tình nhân Dominique, người mà theo cách mô tả của tác giả là tiếng gọi của con tim, cho giai điệu tình yêu rạo rực tâm hồn, bao tiếng xuân cùng hát trong ta (le printemps chante en moi). Được sáng tác theo điệu valse, nhạc phẩm nổi tiếng của Pháp có ít nhất ba lời trong tiếng Việt.


Tác giả Hương Huyền Trinh, cô ruột của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên từng đặt lời Việt cho bài này trước năm 1975 với tựa đề « Khúc nhạc muôn đời » với những câu như sau :

Khúc nhạc muôn đời (Domino) - lời Việt : Hương Huyền Trinh – tiếng hát Khánh Ly

Trăng đã lên, trăng đã lên.
Hương ngát thơm bao u huyền vườn thu thiết tha.
Trăng sáng soi trên lá hoa.
Dâng nhớ bao câu mong chờ nhạc xưa đã qua.
Xa xôi rồi nhớ thương, ai mong chờ vấn vương.
Riêng có ta tim xót xa, luyến thương bao khúc ca xưa đã phai nhòa….
 

Domino : Ca từ Xuân trong các bản phóng tác tiếng Việt

Sau năm 1975, đến phiên tác giả Hà Quang Minh đặt thêm lời thứ nhì cho bài hát tiếng Pháp thành nhạc phẩm « Người tình Domino ».
 

Domino, anh hỡi anh, trong gió xuân em ôm từng lời ca thiết tha.

Ôi ánh dương muôn sắc pha, cho trái tim em theo nhịp tình đôi chúng ta.

Hãy buông gần cánh tay cho em tình ngất ngây…

Anh hỡi anh, ôm xiết em, rót cho em chén yêu đương giữa xuân nồng.

Người tình Domino – tiếng hát Phạm Thu Hà

Về phần mình, tác giả Phạm Lê Phan cũng gợi hứng từ nhạc phẩm « Domino » để đặt thêm lời Việt thứ ba thành bài hát mang tựa đề « Hội Mùa Hoa » : 

Ta tới đây, vui với nhau, nghe nắng xuân reo tưng bừng trên muôn đóa hoa.

Xiêm áo bay, theo tiếng ca, ôi tóc em xanh vương dài như mây thướt tha.

Nghe tâm hồn đắm say, dâng men tình ngất ngây.

Tung bước vui, tay nắm tay, mến thương trao ái ân nồng cháy trong hồn...

Domino - Hội mùa hoa – tiếng hát Thùy Dung (Louis Ferrari, Jacques Plante )

Cả ba phiên bản đều đẹp như một bài thơ tình, duy chỉ có « Hội mùa hoa » và « Người tình Domino » mới dùng hình tượng mùa xuân tươi thắm, khắc họa tình yêu mãnh liệt, lan tỏa hương nồng say đắm, cho dù lời Việt không hẳn giống như bản nguyên tác tiếng Pháp của Jacques Plante.
 

Trung thành hay thoát ý so với nguyên tác, chuyện đặt lời là còn tùy theo hoàn cảnh chấp bút sáng tác cũng như cảm hứng nhất thời của từng tác giả. Việc chọn một khúc nhạc hòa tấu để đặt lời cũng là một cách để không bị trói buộc hay lệ thuộc vào bản nhạc gốc. Về điểm này tác giả Thích Chân Quang đã chọn một bản độc tấu đàn ghi ta để đặt thêm lời Việt thành nhạc phẩm « Lời hát cho mùa xuân » do nam ca sĩ Dzoãn Minh trình bày.

Dùng nhạc hòa tấu không lời để làm giàu nhạc xuân

Trong nguyên tác, giai điệu này là bản nhạc hòa tấu mang tựa đề « Quelques notes pour Anna » do nghệ sĩ Nicolas de Angelis ghi âm. Một trong những đồng tác giả bài này là nhạc sĩ người Pháp Jean Beaudlot. Sau một thời gian đi hát nhưng không thành công, ông mới chuyển qua sáng tác cho nhiều nghệ sĩ khác trong đó có Michèle Torr (J'aime) hay Joe Dassin (À toi). Quan trọng hơn nữa, ông tham gia nhóm sáng tác của Paul de Senneville và Olivier Toussaint để viết nhạc cho Richard Clayderman (piano), Jean Claude Borelly (kèn đồng) và Nicolas de Angelis (ghi ta).
 

Khúc nhạc hòa tấu không có liên quan gì đến mùa xuân, nhưng giai diệu đầy âm sắc dịu dàng tươi sáng đã gợi hứng cho tác giả Thích Chân Quang đặt lời Việt thành một bản nhạc xuân : Mùa xuân triệu hoa thắm hái dâng người. Lời xuân là muôn tiếng hát dâng đời… Mùa xuân chờ nhau góc núi chân trời. Gọi nhau tìm trong ánh mắt trông vời. Ngày mới xin mắt ai thôi lệ rơi Vì có những bước chân reo tiếng vui.

Nhờ khéo được đặt lời, cho nên ca từ trong những khúc nhạc gợi hứng từ điệu Tây, lại thêm đậm đà ý ta. Một số tác giả đã thành công trong nỗ lực đem những giai điệu nhạc ngoại dù là nhạc nhẹ, bán cổ điển hay nhạc hòa tấu đến gần hơn với thính giả người Việt, đồng thời làm giàu thêm bộ vựng tập nhạc xuân, sáng tác trong tiếng Việt… Lời nhạc tươi thắm muôn màu, thì thầm vương vấn hồn hoa, cho bao hương non sớm nồng, lộc xuân càng thơm hơi ấm.

Tuấn Thảo
Theo: RFI Tiếng Việt
 
 
 
Theo dõi RSS này