🍀♬♪🏮▒🎀 Diễn Đàn ▒❤️Góc Nhỏ Sân Trường🌺✨─🕊💃C H À O 🕊 M Ừ N G─quý khách, bạn bè, thân hữu gần xa🌍👪ghé thăm trang GNST hôm nay🍷─🍒▒🌈Không có hình ảnh nào tồn tại lâu dài bằng và không có kỷ niệm nào đã cho ta nhiều êm đềm và hạnh phúc mà đã đeo đuổi cả quãng đời của chúng ta bằng tình bạn🍃tình quê hương trong suốt những năm tháng dài dưới mái học đường.🌺Những kỷ niệm ấy cứ vươn lên trong những giấc mơ êm đềm dầu chúng ta có sống ở vùng đất nào đi nữa🌍🎀Chúc các bạn có một ngày mới nhiều niềm vui, may mắn,mạnh khỏe,hạnh phúc bên gia đình và người thân.🍒👍🎵
Trong độ tuổi trung niên, sự căng thẳng có thể khiến ta nghiện ăn những thực phẩm giàu calore
Bạn ăn để sống hay sống để ăn? Chúng ta có một mối quan hệ phức tạp với thực phẩm, nó chịu ảnh hưởng bởi chi phí, sự sẵn có của thực phẩm và thậm chí áp lực của nhóm người cùng tuổi. Nhưng cái mà chúng ta đều có là sự thèm ăn.
Trong khi sự đói- tức cơ thể cần nên nó làm ta muốn ăn- là một phần của sự thèm ăn, thì nó không phải là yếu tố duy nhất. Nói cho cùng, ta thường ăn khi chúng ta không đói, hoặc có thể bỏ qua một bữa ăn bất chấp cơn đói dằn vặt. Nghiên cứu gần đây đã nêu bật việc quá nhiều tín hiệu về thực phẩm như mùi, âm thanh, quảng cáo trong môi trường của chúng ta là một trong những nguyên nhân làm ta ăn nhiều quá.
Sự thèm ăn cũng không cố định, nó thay đổi trong suốt quãng đời. Như Shakespeare đã nêu, có 7 lứa tuổi cho sự thèm ăn, và việc hiểu rõ hơn về những giai đoạn này có thể giúp chúng ta phát triển những cách thức mới để giải quyết việc ăn thiếu và ăn nhiều quá cùng những tác động lên sức khỏe, như bệnh béo phì.
Thập kỷ đầu tiên, 0-10 tuổi
Trong thời thơ ấu, cơ thể trải qua sự tăng trưởng nhanh và chế độ ăn uống được hình thành khi còn nhỏ tuổi có thể kéo dài sang tuổi trưởng thành, biến một đứa trẻ béo thành một người lớn béo.
Tính kén ăn hoặc việc sợ một số loại thực phẩm nào đó của trẻ có thể làm bố mẹ trẻ phải vất, nhưng chiến lược nếm dần và học ăn trong một môi trường tích cực có thể giúp trẻ biết ăn những thức ăn lạ nhưng quan trọng, như rau chẳng hạn.
Trẻ em cũng nên được trải nghiệm về sự khống chế, đặc biệt là liên quan đến lượng thức ăn cho một lần ăn. Việc bố mẹ buộc trẻ phải ăn hết suất có thể khiến trẻ mất khả năng ăn theo sự ham muốn và mức đói của nó, dẫn đến sau này hay ăn nhiều quá. Có việc kêu gọi ngày càng tăng để chính phủ bảo vệ trẻ nhỏ tránh khỏi quảng cáo thức ăn nhanh- không chỉ trên truyền hình mà trong các ứng dụng, phương tiện truyền thông xã hội và blog video- vì quảng cáo làm tăng mức tiêu thụ thực phẩm, góp phần làm trẻ bị quá cân.
Thập kỷ thứ hai, 10-20 tuổi
Chỉ ăn một số thực phẩm nhất định có thể thành vấn đề phiền phức trong cuộc sống sau này.
Trong những năm thanh thiếu niên, sự tăng mức thèm ăn và vóc dáng bởi hormones, báo hiệu sự xuất hiện của tuổi dậy thì. Cách thức mà một thiếu niên tiếp cận với thức ăn trong giai đoạn quan trọng này sẽ định hình sự lựa chọn lối sống của chúng cho những năm sau đó.
Điều này có nghĩa là các quyết định về chế độ ăn uống mà thanh thiếu niên thực hiện có liên quan đến sức khỏe của các thế hệ tương lai mà chúng sẽ là bậc cha mẹ. Thật không may, nếu không có hướng dẫn, thì thanh thiếu niên có thể có cách thức ăn uống và sở thích thực phẩm liên quan đến hậu quả không tốt cho sức khỏe.
Phụ nữ trẻ nói chung dễ có khả năng bị thiếu hụt dinh dưỡng hơn nam giới trẻ vì sinh học sinh sản của họ. Những cô gái tuổi teen có thai cũng có nguy cơ cao hơn vì cơ thể họ đồng thời phải gánh vác sự tăng trưởng của chính họ và sự tăng trưởng của thai nhi.
Thập kỷ thứ ba, 20-30 tuổi
Sự căng thẳng chúng ta trải qua khi 20-30 tuổi có thể khiến ta tăng cân.
Là thanh niên, những thay đổi về lối sống như đi học đại học, kết hôn hoặc sống chung với một bạn đối tác, và việc làm cha làm mẹ có thể dễ làm tăng cân.
Một khi đã tích tụ, mỡ trong cơ thể thường khó mất đi. Cơ thể gửi mạnh mẽ tín hiệu thèm ăn khi ta ăn ít hơn nhu cầu năng lượng ta cần, nhưng các tín hiệu để ngăn chặn ăn quá nhiều lại yếu hơn, việc này có thể dẫn đến một vòng xoáy ăn quá mức. Có nhiều yếu tố sinh lý và tâm lý khiến việc giảm ăn là khó duy trì được theo năm tháng.
Một lĩnh vực nghiên cứu mới là phát triển cảm giác no. Điều này là hữu ích khi phải cố gắng giảm cân, vì cảm thấy đói là một trong những rào cản chính để ăn ít hơn là cơ thể bảo mình.
Các loại thực phẩm khác nhau gửi các tín hiệu khác nhau đến não. Thí dụ, thật dễ dàng để ăn một cốc kem vì chất béo không kích hoạt tín hiệu trong não để ta ngừng ăn. Mặt khác, các loại thực phẩm chứa nhiều protein, nước hoặc chất xơ làm cho chúng ta cảm thấy no lâu hơn. Làm việc với ngành công nghiệp thực phẩm tạo cơ hội để định hình tương lai của các bữa ăn và đồ ăn nhẹ theo cách có lợi.
Thập kỷ thứ tư, 30-40 tuổi
Cuộc sống làm việc của người lớn mang lại những thách thức khác ngoài cái dạ dày đòi ăn, mà cả những ảnh hưởng của sự căng thẳng, mà nó gây ra những những thay đổi trong cảm giác thèm ăn và thói quen ăn uống ở 80% dân số, được chia đều giữa những người phàm ăn và những người biếng ăn.
Những chiến lược đối phó khác nhau này là rất thú vị: những hiện tượng "nghiện thực phẩm"- một nhu cầu không cưỡng nổi đối với những thức ăn nhất định, thường là nhiều calo- là điều không được hiểu rõ. Nhiều nhà nghiên cứu thậm chí còn nghi ngờ sự tồn tại của nó.
Các đặc điểm khác của tính cách, chẳng hạn như tính cầu toàn và ngay thẳng, cũng có thể đóng vai trò trong việc giảm bớt căng thẳng và thói quen ăn uống.
Việc cấu trúc lại môi trường làm việc để giảm cách thức ăn không tốt, như ăn quà vặt hoặc dùng máy bán hàng tự động, là một thách thức. Người chủ hãng nên cố gắng trợ cấp và thúc đẩy việc ăn uống lành mạnh hơn cho một lực lượng lao động hiệu quả và lành mạnh, cùng với các cách thức để giảm sự căng thẳng và các các tình huống căng thẳng.
Thập kỷ thứ năm, 40-50 tuổi
Từ cách ăn uống (diet, tiếng Anh) từ xuất phát từ tiếng Hy Lạp diaita có nghĩa là "lối sống, cách thức sống", nhưng chúng ta là những sinh vật có thói quen, thường không muốn thay đổi sở thích của mình ngay cả khi chúng ta biết điều đó tốt cho chúng ta. Chúng ta muốn ăn những gì ta muốn mà không thay đổi lối sống của mình, và vẫn có một cơ thể và tâm trí khỏe mạnh.
Có nhiều bằng chứng cho thấy chế độ ăn uống là một yếu tố chính góp phần làm yếu sức khỏe.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới nêu bật việc hút thuốc, chế độ ăn uống không lành mạnh, không hoạt động thể chất và nghiện rượu là tác động chính của lối sống đối với sức khỏe và sự tử vong.
Chính vào độ tuổi từ 40-50 người lớn nên thay đổi hành vi của họ theo đòi hỏi của sức khỏe, nhưng các triệu chứng của bệnh thường vô hình- ví dụ cao huyết áp hoặc cholesterol cao- và vì vậy nhiều người không hành động.
Thập kỷ thứ sáu, 50-60 tuổi
Sau tuổi 50, chúng ta bắt đầu bị mất dần khối lượng cơ, từ 0,5-1% mỗi năm, gọi là sarcopenia. Nó làm giảm hoạt động thể chất, dùng ít protein, và thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ sẽ đẩy nhanh sự suy giảm khối lượng cơ.
Chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng và hoạt động nhiều về thể chất rất quan trọng để giảm thiểu ảnh hưởng của tuổi già, và nhu cầu của người già đối với các loại thực phẩm giàu protein, ngon, có hiệu quả chi phí thường không được đáp ứng.
Thức ăn nhẹ giàu protein có thể là cơ hội lý tưởng để tăng tông lượng protein ở người lớn tuổi, nhưng hiện tại có rất ít sản phẩm được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu và sở thích của người lớn tuổi.
Thập kỷ thứ bảy, 60-70, và nhiều hơn
Một thách thức chính ngày nay khi phải đối mặt với tuổi thọ tăng là duy trì chất lượng cuộc sống, nếu không chúng ta sẽ trở thành một xã hội của những người rất già và ốm yếu hoặc tàn tật.
Dinh dưỡng thích ứng là điều quan trọng, vì tuổi già làm giảm độ thèm ăn và không thấy đói, dẫn đến giảm cân không chủ ý và yếu đuối hơn. Biếng ăn cũng có thể do bệnh tật, ví dụ như tác động của bệnh Alzheimer.
Thực phẩm là một trải nghiệm xã hội, nhưng sự ra đi của một bạn đối tác hoặc gia đình và phải ăn một mình ảnh hưởng đến cảm giác thích thú của ăn uống. Những ảnh hưởng khác của tuổi già, chẳng hạn như có khó khăn khi nuốt, có vấn đề về răng, giảm vị giác khứu giác cũng ảnh hưởng đến ham muốn ăn và tác dụng tốt của việc ăn.
Chúng ta nên nhớ rằng trong suốt cuộc đời, thức ăn không chỉ là nhiên liệu mà còn là một trải nghiệm văn hóa và xã hội. Tất cả chúng ta đều là chuyên gia thực phẩm- chúng ta dùng nó hàng ngày.
Vì vậy, chúng ta nên cố gắng coi mỗi cơ hội ăn uống là một cơ hội để thưởng thức thức ăn và thưởng thức những tác động tích cực do ăn đúng loại thực phẩm phù hợp cho sức khỏe.
Alex Johnstone
10 tác nhân bất ngờ gây thèm ăn
Dành nhiều thờigian lướt Facebook hay sơn phòng ăn màu đỏ đều kích thích cơn thèm ăn, khiến bạn dễ tăng cân.
1. Facebook
Tất cả chúng ta đều biết rằng việc thay thế các hoạt động thể lực bằng những hoạt động tĩnh như ngồi hàng giờ lướt web có thể dẫn tới tăng cân. Vì thế, sử dụng Facebook cũng kích thích thói quen ăn vặt không lành mạnh.
Theo nghiên cứu của Đại học Columbia và Pittsburgh (Mỹ), trò chuyện với bạn thân trên internet sẽ làm tăng sự tự tin trong bạn, nhưng ngược lại, làm giảm khả năng tự kiểm soát, khiến bạn có xu hướng ăn vặt ngay sau khi kết thúc cuộc trò chuyện.
2. Xem tin tức
Nghiên cứu của Đại học Miami (Mỹ) cho thấy nghe những tin tức xấu trên TV có thể khiến bản năng sinh tồn của bạn trỗi dậy, dẫn tới thèm ăn những đồ ăn vặt chứa nhiều calo.
Theo kết quả khảo sát, nhận thức được nguy cơ phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế và quẩn quanh với suy nghĩ “phải tồn tại” trong tiềm thức khiến con người có xu hướng tìm kiếm các loại đồ ăn giàu calo. Dù xem tin tức trên TV, nghe đài hay đọc báo đều dẫn tới những hiệu ứng thèm ăn tương tự.
3. Môi trường xung quanh
Theo nghiên cứu đăng trên chuyên san Personality and Social Psychology Bulletin, môi trường sống là một tác nhân mạnh mẽ ảnh hưởng tới sự thèm ăn ở mỗi người.
Các nhà khoa học tại Đại học South Carolia (Mỹ) đã phát hiện thấy những khách hàng xem phim tại các rạp chiếu có thói quen ăn bắp rang bơ sẽ ăn đúng lượng bỏng họ thường xuyên tiêu thụ, dù là bỏng mới hay đã ỉu. Điều này cho thấy thay vì chất lượng món ăn, môi trường xung quanh mới là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự thèm ăn.
4. 15h23
Theo nghiên cứu về chế độ ăn Atkins, 62% người tham gia khảo sát có xu hướng bỏ bữa trưa của họ, thay vào đó, 15h23 mới là thời điểm họ thèm ăn nhất.
Các nhà khoa học nhận định nguyên nhân dẫn tới thèm ăn trong trường hợp này là stress và sự chán nản, kết hợp với mức giảm năng lượng trong cơ thể.
Để vượt qua được thời điểm “nguy hiểm” này mà không lên cơn thèm ăn, bạn cần đảm bảo ăn các đồ ăn có chỉ số GI thấp, chứa protein để duy trì mức năng lượng trong cơ thể, đồng thời cố gắng để lại những công việc hứng thú và thoải mái vào buổi chiều. Như vậy, bạn sẽ tránh được sự buồn chán và stress vào giữa trưa.
5. Món ăn bạn đang cố tránh
Từ bỏ những món đồ ăn nhanh ưa thích nghe có vẻ là phương pháp giảm cân hiệu quả nhất, tuy nhiên, theo nghiên cứu đăng trên chuyên san Appetite, rất nhiều người có xu hướng thèm ăn những món ăn họ đang nỗ lực để tránh xa.
Thay vì kiêng hoàn toàn những món đồ ăn nhanh ưa thích, thi thoảng bạn hãy thỏa mãn mình để giúp giảm dần mức độ thèm ăn.
6. Tập luyện quá sức
Rất nhiều người cho rằng tập luyện với cường độ nặng là chuyện bình thường bởi stress là một phần của cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên, cảm giác căng thẳng không chỉ kích thích cảm giác thèm ăn, mà còn ảnh hưởng tới cách chọn đồ ăn của bạn.
Nghiên cứu cho thấy hàm lượng serotonin (chất tạo cảm giác thỏa mãn) thấp trong suốt quá trình bị stress sẽ kích thích sự thèm ăn các loại đồ ăn giàu carbohydrate.
Ngoài ra, nghiên cứu của Đại học Cincinnati (Mỹ) còn cho thấy sodium trong muối làm giảm đáp ứng tự nhiên của cơ thể với stress, bằng cách ức chế các hormone stress. Điều này đồng nghĩa với việc bạn thường tìm tới các đồ ăn mặn khi muốn giảm stress.
7. Đồ uống “ăn kiêng”
Rất nhiều người trong số chúng ta lựa chọn các loại đồ uống “ăn kiêng” để giữ cơ thể thon thả, nhưng trên thực tế, chúng là những loại đồ uống kích thích thèm ăn.
Nghiên cứu của Trung tâm khoa học y tế Texas (Mỹ) cho thấy kích cỡ vòng eo của những người dùng đồ uống loại này tăng 70% so với những người không dùng đồ uống “ăn kiêng”.
Theo các nhà khoa học, chất tạo ngọt nhân tạo đã kích thích sự thèm ăn và có thể ức chế các tế bào thần kinh trong não bộ giữ chức năng tạo cảm giác no, từ đó khiến bạn thèm ăn, thèm uống.
8. Bạn bè
Nhiều nghiên cứu cho thấy béo phì có thể “lây” từ người này sang người khác trong một nhóm bạn.
Cụ thể, theo nghiên cứu đăng trên chuyên san The New England Journal of Medicine, có một người bạn béo phì sẽ tăng nguy cơ béo phì của bạn them 50%.
Các chuyên gia tin rằng đó là do khi tiếp xúc với những người thừa cân trong một thời gian dài, bạn sẽ đánh giá việc béo phì là một chuyện bình thường, từ đó xuất hiện suy nghĩ việc mình béo lên cũng không có gì ghê gớm.
Điều này khiến bạn buông lỏng dần với chế độ ăn uống của mình và dễ dãi thỏa mãn các cơn thèm ăn.
9. Thức khuya
Bạn vừa thức khuya đêm qua? Vậy thì hãy coi chừng cơn thèm ăn vào sang hôm sau. Thiếu ngủ không chỉ làm giảm khả năng tự kiểm soát và năng lượng của bạn mà còn kích thích sản sinh hormone gây đói và làm giảm hàm lượng leptin (hormone tạo cảm giác no).
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Columbia (Mỹ) phát hiện thấy những người thiếu ngủ tham gia khảo sát tiêu thụ nhiều hơn 300 calo so với những người ngủ đủ giấc.
10. Màu đỏ
Trong khi màu xanh dương có tác dụng như kiềm chế cảm giác thèm ăn, thì các màu mạnh như đỏ, vàng, cam được cho là kích thích cơn thèm ăn của bạn.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Contract cho thấy những người tham gia khảo sát được ở trong căn phòng sơn màu xanh dương tiêu thụ ít hơn 33% lượng thức ăn so với những người ở trong căn phòng màu đỏ hoặc vàng.