Hoa Thạch Thảo và Mùa Thu Chết

Hoa Thạch Thảo và Mùa Thu Chết

  ▃ ▅ ▆ █☆★█ ▆ ▅ ▃

 

Hoa thạch thảo – Ara Phat

 

Mỗi khi nhắc đến mùa thu, những bài hát về thu, hình như ai cũng nhớ đến một bài hát nổi tiếng của Phạm Duy, bài « Mùa thu chết », ông đã dịch và phổ nhạc từ bài thơ lừng danh, bài »L’adieu » của Guillaume Apollinaire :

L’adieu

Guillaume Apollinaire

J’ai cueilli ce brin de bruyère
L’automne est morte souviens-t’en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends

Guillaume Apollinaire, Alcools, 1913

927D32C095B44A95AB2DF8772CCFBF02.png

Thích nhất là bài dịch của Nhà thơ Bùi Giáng

Lời vĩnh biệt

Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo

Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi

Chúng ta sẽ không tao phùng  được nữa

Mộng trùng lai không có ở trên đời

Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi

Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó…

Loài hoa Thạch Thảo và bài thơ “ Lời vĩnh biệt “ đã dẫn chúng ta tới truyền thuyết về một chuyện tình thật buồn  nhưng cũng thật lãng mạn .

“ Ngày xưa ở một ngôi làng nhỏ,có một đôi trai gái là Ami và Edible. Hai người này sống cạnh nhà nhau từ nhỏ và họ là một đôi bạn rất thân.

Khi Edible trưởng thành, trở thành một thanh niên khôi ngô, tuấn tú, dáng người cao cao và trở thành tâm điểm của biết bao cô gái trong làng. Nhưng anh không để ý tới ai cả vì trong lòng anh đã có hình bóng của một người , người con gái mà anh yêu chính là cô bạn hồi còn bé, bây giờ cũng đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp được mô tả có làn da trắng, đôi môi nho nhỏ lôi cuốn những ai đã một lần gặp mặt, duyên dáng với mái tóc nâu bồng bềnh ôm lấy bờ vai nhỏ bé và khuôn mặt khả ái của Ami làm bao nhiêu chàng trai say đắm và mong ước có được trái tim nàng.

Mùa Thu Chết - Tác giả : Phạm Duy - Ca sĩ : Lệ Thu - YouTube

 Không phải chỉ có cô gái của Hoàng Cầm đòi có lá diêu bông mới lấy làm chồng, Ami chỉ đồng ý lấy ai đem về cho nàng một loài hoa lạ và nàng cảm thấy thích. Bao nhiêu chàng trai đem hoa tới nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu là không phải, mọi người đều bỏ cuộc. Ngay cả Edible cũng không tìm được cho dù là người hiểu rõ tính tình cô bạn nhất.

Một ngày mùa thu khi cả hai vào rừng hái nấm, săn thú. Trên đường về họ cùng nhau trò chuyện và ngắm cảnh rừng núi.
Bỗng Ami nói lớn, gọi Edible và chỉ cho anh một bụi hoa dại màu tim tím mọc trên vách núi cao: « Chính là nó, loài hoa ấy, Ami thích, rất thích « 

Edible nhìn lên bụi hoa rồi nói với Ami:

– Ami đứng đây chờ anh, anh sẽ hái xuống cho Ami

– Không, không được. Edible ! vách núi cao và nguy hiểm lắm

– Nhưng đó là loài hoa Ami thích, Edible sẽ lấy xuống cho Ami.

– Không, Ami không cho Edible đi.

Edible nhìn Ami mỉm cười rồi nói ” đứng đây chờ anh, anh sẽ quay trở lại, sẽ mang nó xuống cho Ami, sẽ mang hạnh phúc đến cho em mãi mãi”.

Nói xong anh từ từ leo lên vách núi . Mặc cho Ami ngăn cản. Vách núi cao dựng đứng thật nguy hiểm không cẩn thận trượt chân là mất mạng ngay.

« Được rồi, cuối cùng thì Edible cũng làm được » – Edible nắm được bụi hoa trong tay quay xuống với Ami, nhưng tại sao tự nhiên anh lại cảm thấy chóng mặt quá.

Mà sao mặt đất bây giờ lại có nhiều Ami thế. Anh bình tĩnh lại, quay xuống nói với Ami: « Ami! Edible làm được rồi, anh làm được rồi nhé!”

 Thả bụi hoa xuống cho Ami rồi sau đó tìm cách leo xuống. Lạ quá, đầu anh choáng váng không còn nhìn thấy gì nữa và chóng hết cả mặt. Đau quá, đã mất minh mẫn. Tay anh mỏi dần, chân không trụ vững trên vách núi nữa…

-…..không…..Ami hét lên khi thấy Edible đang rơi xuống, thả người trong không trung.

Anh quay mặt về phía Ami nói:  » đừng quên anh nhé » rồi nở nụ cười mãn nguyện và anh đã đi xa, xa mãi.

Ami thẫn thờ bên bờ vực thẳm, như người mất hồn, không nói, không cười tay cầm bụi hoa tim tím ấy. Cô ngồi đó cho đến khi người trong làng tìm kiếm và đưa cô về.

Chỉ mình cô về được còn Edible đã quên đường về rồi. Đau đớn đến nỗi Ami không nhỏ được giọt nước mắt, không ăn uống gì cả, suốt ngày chỉ lặng lẽ ngồi trong vườn chăm sóc cho bụi hoa tim tím ấy, bụi hoa đã làm Edible không trở về được.

Thời gian không xóa được nỗi nhớ, cho đến một ngày cô đã chìm vào giấc ngủ dài, giấc ngủ ngàn thu, và chắc chắn một điều là trong giấc ngủ đó  Ami và Edible mãi mãi bên nhau.

Có lần hắn đọc được trong 10 bài đạo ca của Phạm thiên Thư có bài « Pháp thân » làm hắn liên tưởng đến cuộc trùng phùng này dù là nơi cõi niết
Mai sau chờ nhau nhé
Đầu thai làm kiếp hoa
Chốn mây mù phiêu bạt
Chờ đợi chim hót ca.

Sau khi Ami chết đi loài hoa tim tím ấy được người dân trong làng chăm sóc cẩn thận. Ai ai cũng thương xót cho đôi tình nhân trẻ.

Đấy là chùm hoa thạch thảo. Sắp đến mùa lễ Các Thánh (toussaint) ngày thanh minh của Âu châu, những chậu hoa Bruyère (hoa thạch thảo) được đem đến những phần mộ cùng những loại cúc mà người Việt mình hay gọi là cúc họa mi.

Sống ở Bỉ gần 40 năm, năm nào đến mùa lễ Toussaint, nơi các cửa hàng hoa bán nhiều nhất vẫn là hoa « bruyère », cúc đại đóa và hoa cúc pomponnette để đi tảo mộ,chứ những loại này không chưng trong nhà.

 3457E90530F54598AF100D0BDFBC24F7.png

Cúc pomponnette không phải là bruyère như nhiều người VN gọi, dùng để đi tảo mộ

Hoa Thạch thảo (Bruyère – trong thơ  của Apollinaire) không có thực ở Việt Nam . Rất nhiều người VN vẫn quen gọi cúc tím hay cúc cánh mối là hoa Thạch thảo.

Bruyère trong từ điển Pháp-Việt là Thạch thảo, không phải cúc và chỉ có mọc ở xứ ôn đới mà thôi (Nguồn gốc Châu Âu). Bruyère có màu tím mà cũng có màu khác nữa.

59F300C2C40844FFB30122FEDED3219C.png

Bruyère để đi tảo mộ

Có lẽ theo truyền thuyết nhìn thấy chùm hoa trên khe núi mà được dịch là « thạch thảo »(cỏ mọc trên đá) chăng.

Hoa Thạch thảo Âu châu là thuộc cây Bruyère (tiếng Pháp) hay Heather (tiếng Anh) còn gọi là Common Ling hay Briar.

Truyền thuyết hoa Thạch Thảo gắn bó với mùa Thu . Bài thơ vĩnh biệt của Guillaume Apollinaire và dòng nhạc Phạm Duy đã giao  duyên, hợp thành bản nhạc “Mùa Thu Chết” một ca khúc  rất nổi tiếng trong thập niên 70 tại Sài Gòn :

« Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo

Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!

Mùa Thu đã chết, em nhớ cho

Mùa Thu đã chết, em nhớ cho

Mùa Thu đã chết, đã chết rồi. Em nhớ cho!

Em nhớ cho,

Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa!

Trên cõi đời này, trên cõi đời này

Từ nay mãi mãi không thấy nhau

Từ nay mãi mãi không thấy nhau…

Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo

Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!

Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo

Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.

Vẫn chờ em, vẫn chờ em

Vẫn chờ….

Vẫn chờ… đợi em! »

(Mùa Thu Chết – Phạm Duy)

Thời tiết xoay vần đến xuân phân sang hạ chí, kế tiếp là thu phân và theo sau là đông chí. Mùa nào cũng luân lưu đến rồi đi làm gì có cái gọi là « mùa thu chết ».
 Mùa Thu chẳng bao giờ chết, nó đi rồi lại trở về, có chết chăng là  bao cuộc tình đã chết trong mùa Thu, tạo cảnh chia ly cho bao người tình yêu dấu đã chia tay và chẳng bao giờ trở lại theo mùa Thu… cho dù « Vẫn chờ em, vẫn chờ em

Vẫn chờ….

Vẫn chờ… đợi em! »

ARA PHAT

 ---------------------------

Tiếp nối dòng nhạc xưa về mùa thu, chúng tôi xin giới thiệu “Mùa thu chết” của nhạc sỹ Phạm Duy, một bản nhạc có giai điệu đẹp và có rất nhều điều thú vị trong ca từ. Được sự cho phép của tác giả, [dongnhacxua.com] xin đăng lại bài viết của bác sỹ Lê Trung Ngân.

 

 Hoa Thạch Thảo - Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách cắm hoa đẹp

Hoa Thạch thảo hay hoa Cúc Cánh mối ở Việt Nam (Hình từ internet)

Hoa Thạch Thảo ở Âu Châu

Hoa Thạch thảo Ấu châu là thuộc cây Bruyère (tiếng Pháp) hay Heather (tiếng Anh) còn gọi là Common Ling hay Briar.

Từ điển Sinh Học Anh Việt và Việt Anh, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật dịch heather là cây thạch nam. Erica. Trung hoa gọi là Hồng phương bách hay thạch nam. Từ điển phổ thông Pháp Việt gọi là cây thạch thảo.

Phân loại

Tất cả các loại thạch thảo đều trong gia đình Ericaceae, có một loại hoa thạch thảo duy nhất thuộc giống Calluna, ngoài ra là loại Erica. Dưới đây là một số giống Erica khác nhau trong hàng vài trăm loại khác nhau trên thế giới.

Loại Calluna vulgaris là loại thạch thảo thật sự (true heather), loại cây nhỏ, có hoa nhỏ hình chuông màu tím, hay hồng nhạt.

Loại Ericagồm nhiều giống khác nhau từ giống cây nhỏ mọc từng bụi nhỏ hoặc có thể là cây lớn.

– Erica arborea, treeheath, briar, brier: cây nhỏ ở vùng Địa Trung Hải có chùm hoa trắng hình chùy, thơm và có rễ cứng như gỗ được dùng để làm ống điếu hút.

– Giống Erica carnea, spring heather, winter heather, là loại cây hoa nhỏ mùa đông hay mùa xuân, ở Âu châu có hoa hình chuông màu đỏ hay hồng.

– Giống E. cinerea: loại thạch thảo có lá nhỏ, hoa hình chuông màu đỏ tím

– Giống E. tetralix, bellheather, cross-leaved heath là loại cây nhỏ lùn có hoa màu hồng

– Giống E. vagans hay còn gọi là Cornish heath là loại thạch thảo mọc cả bụi có hoa màu hồng hay trắng thường thấy ở cánh đồng hoang tại Cornish và đông nam Ấu châu.

– Giống E. lusitanicahay Portugese heath, Spanish heath mọc rậm rạp ở vùng bán đảo Iberia, có hoa trắng hồng.

– Giống E. perspicua hay Prince of Wales heath mọc rất nhiều ở Anh quốc và Nam Phi châu, có hoa màu trắng. Hoa dài và trông tựa như chùm lông của huy hiệu trên Coat of Arms của Hoàng tử xứ Wales- Anh Quốc, nên mang tên Prince-of-Wales heath

– Erica mammosalà loại Erica có nhiều màu nhất từ màu trắng, tím, cam đến màu đỏ. Hoa chuông đặc biệt dài hơn các loại Erica khác (1)

 

Nếu nói về ý nghĩa của màu hoa thạch thảo thì thạch thảo trắng tượng trưng cho sự che chở, cho sự mong mỏi. Thạch thảo mầu hồng tượng trưng cho may mắn, và màu xanh lạt lavender tượng trưng cho cô đơn, sự hâm mộ thán phục. (2)

Bài thơ L’Adieu

Bài thơ nguyên tác của Guillaume Apollinaire (1880-1918) như sau.

L’Adieu
J’ai cueilli ce brin de bruyère
L’automne est morte souviens-t’en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends

Bản dịch của Bùi Giáng

Bài thơ năm câu trên đây đã đuợc nhà thơ Bùi Giáng dịch như sau.

Lời vĩnh biệt

(1)
Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng đựợc nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó ...

Nhưng Bùi Giáng không phải chỉ dịch một lần. Nhà thơ Bùi Giáng đã khai triển và tiếp tục viết sang bài thứ hai.

(2)
Đã hái nhành kia một buổi nào
Ngậm ngùi thạch thảo chết từ bao
Thu còn sống sót đâu chăng nữa
Người sẽ xa nhau suốt điệu chào
Anh nhớ em quên và em cũng
Quên rồi khoảnh khắc rộng xuân xanh
Thời gian đất nhạt mờ năm tháng
Tuế nguyệt hoa đà nhị hoán tam.

Và tiếp tục dịch thoát ý sang bài thứ ba.

(3)
Mùa thu chiết liễu nhớ chăng em?
Đã chết xuân xanh suốt bóng thềm
Đất lạnh qui hồi thôi hết dịp
Chờ nhau trong Vĩnh Viễn Nguôi Quên
Thấp thoáng thiều quang mỏng mảnh dường
Nhành hoang thạch thảo ngậm mùi vương
Chờ nhau chín kiếp tam sinh tại
Thạch thượng khuê đầu nguyệt diểu mang.

Bùi Giáng (1925-1998) dịch
(“Đi vào cõi thơ”. Bùi Giáng, trang 80-82, nhà xuất bản Ca Dao, Sàigon, Việt Nam.1969)

**

 

Và dưới đây là: Mùa Thu Chết

Sự ra đời của ca khúc 'Mùa thu chết' và cái tên Julie Quang

Mùa thu chết là tên một bài hát của Phạm Duy sáng tác năm 1965, phổ từ bài thơ tiếng Pháp L’Adieu của Guillaume Apollinaire. Bài này rất nổi tiếng trong thập niên 70 tại Sài Gòn, và gắn liền với tên tuổi ca sĩ Julie (Quang).

“Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, đã chết rồi. Em nhớ cho!
Em nhớ cho,
Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa!
Trên cõi đời này, trên cõi đời này
Từ nay mãi mãi không thấy nhau
Từ nay mãi mãi không thấy nhau…

Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.
Vẫn chờ em, vẫn chờ em
Vẫn chờ….
Vẫn chờ… đợi em!”

Mùa Thu Chết (Phạm Duy)

 

*

Bàn luận về bài thơ L’Adieu

Apollinaire làm bài thơ L’Adieu làm sau khi đi thăm mộ con gái của Victor Hugo vào ngày 16 September 1913.

Arnaud Laster, Giáo sư văn chương tại trường Sorbonne (University of Paris III), trong một bài viết đã đặt câu hỏi: “Có phải Apollinaire đã viết bài L’Adieu này để tưởng nhớ Victor Hugo sau khi đi thăm mộ người con gái của Hugo tên là Léopoldine đã chết đuối cùng chồng ở biển tại tỉnh Villequier vào năm 1843”. Bài này có thể có liên hệ với bài Demain, dès l’aube và là nguồn cảm xúc để Apollinaire sáng tác bài L’Adieu chăng? (6)

Trước khi tìm hiểu, cần phải nhắc đến bài thơ Demain dès l’aube của Victor Hugo

Bài Demain, dès l’aube là bài thơ Victor Hugo (1802-1885) đã làm vào năm 1847 (đề ngày 03 September 1847) đề tặng con gái đúng 4 năm sau ngày Léopoldine chết (04 September 1843). Sự mất mát lớn lao này đã làm Hugo đau khổ suốt một thời gian dài và ông đã không in thêm tập thơ nào nữa trong mười năm sau cái chết của Léopoldine.

Demain, dès l’aube…

Demain, dès l’aube, à l’heure où blanchit la campagne,
Je partirai. Vois-tu, je sais que tu m’attends.
J’irai par la forêt, j’irai par la montagne.
Je ne puis demeurer loin de toi plus longtemps.

Je marcherai les yeux fixés sur mes pensées,
Sans rien voir au dehors, sans entendre aucun bruit,
Seul, inconnu, le dos courbé, les mains croisées,
Triste, et le jour pour moi sera comme la nuit.

Je ne regarderai ni l’or du soir qui tombe,
Ni les voiles au loin descendant vers Harfleur,
Et quand j’arriverai, je mettrai sur ta tombe
Un bouquet de houx vert et de bruyère en fleur.

Victor Hugo
03 September 1847
(Les Contemplations- cuốn IV.1856)

Ngày Mai, Từ Rạng Đông

Ngày mai, từ rạng đông lúc trời đồng quê bắt đầu sáng
Cha sẽ đi, Con thấy không cha biết con đang chờ cha
Cha sẽ vượt qua rừng, cha sẽ vượt qua núi.
Cha không thể nào xa cách con lâu dài hơn được nữa
Cha sẽ đi, đôi mắt chãm chú vào suy nghĩ của cha
Chẳng hề màng nhìn chung quanh, không màng nghe một tiếng động
Một mình, không ai biết, lưng còng, hai bàn tay đan nhau
Sầu buồn, và ngày đối với cha cũng tựa như đêm thôi.
Cha sẽ không màng nhìn chiều vàng đang đổ xuống,
Hay những cánh buồm xa đằng phía cảng Harfleur,
Và khi cha đến nơi, cha sẽ đặt trên mộ của con
Một bó hoa có ô-rô xanh cùng thạch thảo đang nở.
(Sóng Việt phỏng dịch nghĩa)

Cái chết của Léopoldine ảnh hưởng mạnh trên Victor Hugo đến độ ông bị ám ảnh vì cô, ông tự hỏi bây giờ Léopoldine ở đâu sau khi chết. Ông tìm kiếm cô qua khung cửa tối tăm của vĩnh cửu, và ông cũng tìm kiếm cô ở ngoài cỗ quan tài, với hy vọng cô thấy có một bóng người đi qua cỗ quan tài đen mà ông tưởng tượng là được đóng lỏng lẻo, người đó chính là ông đã tìm đến bên cô trong bóng tối thiên thu.

“Dis, qu’as-tu fait pendant tout ce temps-là ? – Seigneur,
Qu’a-t-elle fait ? – Vois-tu la vie en vos demeures ?
A quelle horloge d’ombre as-tu compté les heures ?
As-tu sans bruit parfois poussé l’autre endormi ?
Et t’es-tu, m’attendant, réveillée à demi ?
T’es-tu, pâle, accoudée à l’obscure fenêtre
De l’infini, cherchant dans l’ombre à reconnaỵtre
Un passant, à travers le noir cercueil mal joint,
Attentive, écoutant si tu n’entendais point
Quelqu’un marcher vers toi dans l’éternité sombre ?
Et t’es-tu recouchée ainsi qu’un mât qui sombre,
En disant : Qu’est-ce donc ? mon père ne vient pas !
Avez-vous tous les deux parlé de moi tout bas ?”
[“A celle qui est restée en France,” 393]

Một đoạn thơ khác ông kể lể con gái chết là ông mất tất cả, ông đã chôn vùi cả ước mơ, cả hy vọng, cả tình yêu vào trong nấm mồ mà ông đào trong lồng ngực của ông:

“Qu’ai-je appris ? J’ai, pensif , tout saisi sans rien prendre ;
J’ai vu beaucoup de nuit et fait beaucoup de cendre.
Qui sommes-nous ? que veut dire ce mot : Toujours ?
J’ai tout enseveli, songes, espoirs, amours,
Dans la fosse que j’ai creusée en ma poitrine.
Qui donc a la science ? où donc est la doctrine ?
Oh ! que ne suis-je encor le rêveur d’autrefois,
Qui s’égarait dans l’herbe, et les prés, et les bois,
Qui marchait souriant, le soir, quand le ciel brille,
Tenant la main petite et blanche de sa fille,
Et qui, joyeux, laissant luire le firmament,
Laissant l’enfant parler, se sentait lentement
Emplir de cet azur et de cette innocence !”
[“A celle qui est restée en France,” 395]

Bộ Les Contemplations gồm 6 cuốn sách. Cuốn số 4 gồm 17 bài thơ làm riêng cho Léopoldine có đề tựa Pauca meae (vài câu thơ cho con gái tôi). Những bài đầu trong tập 4 ghi ngày làm 3 năm sau ngày con gái ông chết đuối với người chồng mới cưới cỡ 6 tháng. Sự mất mát Léopoldine là một sự mất mát quá lớn lao, nó ăn sâu vào suy nghĩ của V. Hugo làm ông suy tưởng về ý nghĩa của đời sống và tìm cách giải đáp bí ẩn của cái chết cùng thế giới vô hình. Tìm cách giải thích bí ẩn của cái chết có nghĩa là tìm lại được Léopoldine và giải đáp ðược thắc mắc về cái chết. Tuy Hugo đã không thành công trong việc nối kết được với thế giới vô hình, nhưng ông có lòng tin vào Thông linh học/Tâm linh học (Spiritiualism). Hơn mười năm sau cái chết của Léopoldine , sách đã ghi lại là ông đã tham dự nhiều lần vào ngồi bàn cầu hồn, và đã có lần người gọi hồn đã gọi được hồn Leopoldine lên gặp ông. Tưởng cũng nhắc rằng Victor Hugo được Đạo Cao Đài ở Việt Nam tôn sùng như là một trong ba vị thánh mà họ thờ phụng (Tam Thánh: Sun Yat Sen /Tôn Dật Tiên, Victor Hugo, và Nguyễn Bỉnh Khiêm).(7)

Bài thơ L’Adieu (và cả bài Le Pont Mirabeau) của Guillaume Apollinaire đã là đề tài bàn luận và làm tốn khá nhiều giấy bút cho những ai muốn phân tích và tìm hiểu thơ ông. Lý do vì Apollinaire làm thơ mà không hề bỏ dấu vào bài, thí dụ như dấu phẩy, dấu chấm, hay dấu ngoặc đôi (quotation-marks) tại mỗi câu thơ cần bỏ vào trong ngoặc đôi.

Vì thế khi đọc bài thơ không dấu L’Adieu của ông, hai câu chót làm độc giả phải phân vân không biết đó là do nhân vật với đại danh từ Je ở câu đầu vẫn tiếp tục nói hay là đó là lời trả lời của nhân vật thứ hai, được tạm thời bỏ trong ngoặc cho dễ hiểu như sau :

“Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends”

Nếu như hai câu này đã ở trong ngoặc đôi thì rõ ràng là câu trả lời của nhân vật thứ hai:

“Mùi hương thời gian nhành hoa thạch thảo
Và cha nhớ rằng con chờ đợi cha”.

(Với lý luận người chết chờ người còn sống xuống âm phủ với mình chứ người chết làm sao trở lại trần gian như ông đã than ở câu trên).

Lối làm thơ mang vào trong ngoặc đôi của Victor Hugo rất quen thuộc vì ông luôn đóng vai người cha hỏi hay nói rồi trả lời thay cho con như thể chính người con gái nói với ông.

Kết luận

Tóm lại, liệu bài thơ L’Adieu có thể xem như là do Guillaume Apollinaire cảm tác và tưởng niệm Victor Hugo một cách gián tiếp sau khi thăm nhà mồ của Léopoldine và đọc bộ sách Les Contemplations của Victor Hugo không?

Và nếu đúng như thế thì ba câu đầu của bài thơ L’Adieu có thể hiểu như là Apollinaire đã viết thay lời của V. Hugo để nói với con gái đã chết, và trong hai câu chót người con gái yêu của V. Hugo đã trả lời rằng cô mong muốn và chờ gặp lại cha cô ở thế giới vô hình? Hiểu như thế chúng ta sẽ không còn có thắc mắc cho câu chót trong nguyên tác “Et souviens-toi que je t’attends” và trong những bản dịch của nhà thơ Bùi Giáng.

L’Adieu
J’ai cueilli ce brin de bruyère
L’automne est morte souviens-t’en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends

(Guillaume Apollinaire)

Và bài thơ mà Bùi Giáng dịch:

Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó …

(Bùi Giáng dịch)

Có thể hiểu như sau:

Cha đã hái nhành lá cây thạch thảo
Con nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé con đợi chờ cha đó

(Sóng Việt thay đại danh từ)

Hoặc có thể vì Appollinaire biết rằng V. Hugo tin vào Thông linh học, và Hugo đã có lần được tiếp xúc với Leopoldine qua bàn cầu hồn, thì chúng ta cũng có thể cho rằng Apollinaire đã viết thay lời cho V. Hugo nói chờ hồn Leopoldine hiện về thế gian để gặp ông: “Và con nhớ rằng cha chờ đợi con”:

Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends

Mùi hương thời gian nhành cây thạch thảo
Và con nhớ rằng cha chờ đợi con.
(Sóng Việt dịch)

Cái khó khăn khi dịch một bài thơ Pháp ngữ sang Việt ngữ là những đại từ nhân xưng. Trong khi Pháp ngữ chỉ có một số chữ cho ngôi thứ nhất và thứ hai như je, me, tu, te, toi, moi, vous, nous, thì trong tiếng Việt đại từ nhân xưng rất phong phú; cách dùng những đại từ nhân xưng này như anh, em, cô, chú, ông, bác, dì, dượng, tôi, con, cháu, mày, tao, v.v cho người đọc biết sự liên hệ thứ bậc, thái độ và tình cảm của những người giao tiếp với nhau. Khi dịch thơ nếu không hiểu biết rõ hoàn cảnh và thời điểm bài thơ được làm nên thì đôi khi sự sai lầm có thể xẩy ra.

Bài thơ L’Adieu mà Bùi Giáng dịch có thể là do cố ý của Bùi Giáng để tạo thành một bài thơ tình cảm nói về sự chia lìa của đôi nhân tình dù ông biết bài thơ nguyên tác có ý nghĩa khác chăng?

Và có thể nhờ do cố ý hay vô tình dịch như thế (dùng chữ ta, em, thay vì cha, con), mà bài thơ đã là nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ sáng tác bản nhạc Mùa Thu Chết?

Không có Hoa Thạch Thảo thì làm sao có Lời Vĩnh Biệt,
Không có Lời Vĩnh Biệt thì làm sao có Mùa Thu Chết?

Hoa thạch thảo (bruyère) được nhiều thi sĩ mang vào thơ nhưng có thể nói rằng hoa thạch thảo đã được đời đời gắn liền với bài thơ Demain, dès l’aube của Victor Hugo và L’Adieu của Guillaume Apollinaire.

 

 ***********

 

Guillaume Apollinaire (28 August 1880-09 November 1918)

 

La guía libertina de Apollinaire, el "erotómano incorregible"

Guillaume Apollinaire: tên thật Wilhelm Albert Vladimir Apollinaris Kostrowitcki, nhà thơ Pháp gốc Ba Lan, sinh ở Roma, Italy.

Nãm 1887 Wilhelm Kostrowitzky cùng gia đình mẹ chuyển về Monaco và học ở Monaco, Cannes. Từ nãm 1899 chuyển về sống ở Paris, làm thơ, viết báo với bút hiệu Guillaume Apollinaire, ông cộng tác với một số tờ báo như La Revue blanche, La Plume và Le Mercure de France. Năm 1903, ông lập ra các tờ tạp chí của chính mình Le Festin d”Esope (November 1903-August 1904) và La Revue immoraliste (1905).

Năm 1912 ông cùng bạn bè thành lập tạp chí “Les soirées de Paris” và làm chủ bút từ năm 1913. Cũng trong năm này in bài thơ nổi tiếng nhất của ông: Le Pont Mirabeau và trường ca Zone. Năm 1913 ông phát hành tập thơ Alcools (Rượu), và năm 1914 có xuất bản một số bài thơ viết theo kiểu tạo hình. Apollinaire mất ngày 9 tháng 11, năm 1918 tại Paris, Pháp. Mộ ông chôn ở nghĩa trang Père Lachaise ở Paris.

Nhà thơ đa tài Bùi Giáng (17.12.1926 – 07.10.1998)

Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại làng Thanh Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông là một nhà thơ, dịch giả và nghiên cứu văn học của Việt Nam, ông nổi tiếng từ thập niên 1960 với tập Mưa Nguồn.

Thuở nhỏ ông theo học tại học Trường Bảo An tại Ðiện Bàn (Quảng Nam), học trung học ở trường Thuận Hóa (Huế). Tháng 5 năm1952 Bùi Giáng về Huế thi Tú Tài tương đương và vào Sài gòn ghi danh Ðại Học Văn Khoa. Cũng trong năm này Bùi Giáng quyết định chấm dứt việc học ở trường và bắt đầu viết khảo luận, sáng tác, dịch thuật và đi dạy học tại các trường tư thục.

 
Thơ Bùi Giáng: Top 10 Bài Thơ Hay Của Bùi Giáng - Dr. Khỏe Review
 
 Từ 1957 đến 1997, Bùi Giáng có khoảng 55 tác phẩm đã in về thơ, dịch và triết học trong đó tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tập thơ “Mưa Nguồn”, xuất bản năm 1963..

Năm 1965, nhà ông bị cháy làm mất nhiều bản thảo của ông

Năm 1969, ông "bắt đầu điên rực rỡ" (chữ của Bùi Giáng). Sau đó, ông "lang thang du hành Lục tỉnh" (chữ của Bùi Giáng), trong đó có Long Xuyên, Châu Đốc.

Năm 1971, ông trở lại sống ở Sài Gòn. Thi sĩ Bùi Giáng mất lúc 2 giờ chiều ngày 7 tháng 10 năm 1998, sau một cơn tai biến mạch máu tại bệnh viện Chợ Rẫy (Sài Gòn) sau những năm tháng sống "điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang" (chữ của Bùi Giáng). Ông được chôn cất tại nghĩa trang Gò Dưa, quận Thủ Đức.

 

 

Huỳnh Trúc Lập sưu tầm

 

 

Nhạc Việt - MÙA THU CHẾT (PHẠM DUY; THƠ BÙI GIÁNG - GUILLAUME APOLLINAIRE)  Anh đã hái một nhành hoa thạch thảo Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi Dẫu chúng

 

 
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %30 %741 %2022 %12:%10
back to top