(Mt 26,26-29; Mc 14, 22-25; Lc 22,15-20; 1Cr 11,17-34)

Bữa ăn cuối cùng Đức Kitô đã ăn với các môn đệ, vào đêm trước ngày Người bị bắt, bị xét xử, và bị đóng đinh, thường được gọi là “Bữa Tiệc Ly”. Có nhiều tường thuật khác nhau về bữa ăn vào ngày thứ Năm, mặc dù có một số cuộc tranh cãi về ngày thực của bữa ăn. Đó là buổi cử hành các nghi lễ của người Do Thái về Lễ Vượt Qua – Lễ Bánh Không Men. Trong việc kỷ niệm sự giải cứu của Thiên Chúa đối với dân Ngài khỏi sự trói buộc ở Ai Cập, người Do Thái ăn bánh không men và giết chết con chiên vượt qua trong việc cử hành nghi lễ này. Việc mở rộng truyền thống bữa ăn của người Do Thái là bẻ và phân phát bánh, đi kèm với một lời cầu nguyện tạ ơn và uống rượu (I. Howard Marshall, 1993, 466).

Đó là vào bữa ăn tối này trong “Phòng Tiệc Ly” mà Đức Giêsu đã giải thích tầm quan trọng của tấm bánh và chén, tấm bánh như một biểu tượng thân thể của Người được trao ban, chén là biểu tượng máu của Người. Người cũng nói với các môn đệ rằng đây là bữa ăn cuối cùng Người chia sẻ với họ. Trong những Lời của Người, Người nhắc đến việc đến lần thứ hai của Người, khi Đấng Mê-si-a sẽ trở lại cử hành một thời kỳ mới với các môn đệ (Mt 8,11). Và Người tuyên bố rằng một trong các môn đệ của Người sẽ phản bội Người, rõ ràng Người hàm ý kết tội Giuđa, người đã nhanh chóng rời khỏi phòng tiệc. Các tác giả Tin Mừng có sự khác nhau đôi chút, nhưng không đáng kể, trong việc nói về sự kiện này. Đó là một cơ sở rõ ràng về Giao ước mới, thay thế Giao Ước cũ với Môisê và Ít-ra-en.

Niềm tin và thực hành Kitô giáo

Trong Kitô giáo, Bữa Tiệc Ly đã trở thành cơ sở cho bí tích về Bữa Tiệc của Chúa, nó cũng được nhận biết trong các nhà thờ riêng biệt như Thánh Lễ, Rước lễ, và Thánh Thể. (Theo tiếng Hy lạp, thuật ngữ Eucharistia có nghĩa là “lòng biết ơn”. Thuật ngữ mass có thể xuất phát từ missa, dạng rút gọn của một phúc lành và được sai vào thế giới lúc kết thúc phụng vụ). Trong thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Cô-rin-tô (1Cr 11,17-34), vị tông đồ lưu ý rằng điều ngài đã “nhận được từ nơi Chúa”, ngài truyền lại cho những người theo ngài để họ cùng chia sẻ bánh và rượu, biểu hiện thân thể của Đức Kitô bị bẻ ra cho chúng ta và máu của Người đổ ra để chuộc tội lỗi chúng ta. Thánh Phaolô nói rõ ràng rằng đây là một hành động thường xuyên, không phải là một bữa tiệc nhưng là một sự “tưởng nhớ”. Thánh nhân điều chỉnh Giáo đoàn Cô-rin-tô, ở đó, dường như dân chúng xem các bữa ăn như một cơ hội ăn uống thoải mái, với các thành viên giàu có hơn từ chối chia sẻ quà tặng của họ với các anh chị em nghèo.

Trong những năm qua, điều này đã dẫn đến những diễn giải khác nhau, Giáo hội Công giáo Rôma giữ ý tưởng về sự Biến đổi, với niềm tin rằng bánh và rượu được biến đổi thành Mình và Máu thật Đức Kitô – khái niệm về “sự hiện diện thật” (một phần, điều này này dựa trên sự biến đổi nước thành rượu ngon tại tiệc cưới tại Cana). Giáo lý này đã được phát triển đầy đủ vào thế kỷ thứ mười hai, cuối cùng đã được thánh Tôma Aquinô xác định rõ trong thế kỷ XIII. Đối với các tín đồ của phái Luther và các giáo phái khác một phần nào khác nhau khái niệm về thuyết đồng bản tính, mô tả mầu nhiệm sự hiện diện của Đức Kitô là một điều kỳ diệu, nhưng không thể lý, không thay đổi trong các yếu tố. (Luther so sánh điều này với mầu nhiệm Nhập Thể). Như Luther, nhà thần học Calvin, tin rằng Chúa Kitô “thực sự đã được trao ban và được lãnh nhận” trong bí tích, ông nhấn mạnh mối liên hệ với Mầu Nhiệm Nhập thể, nhưng ông đã không chấp nhận ý tưởng của sự thay đổi kỳ diệu trong các nhân tố.

Đối với hầu hết các tín hữu Tin Lành, bí tích là một hành động tượng trưng, đại diện nhưng không thay thế sự hiến tế. Đó là một hành động của việc tưởng nhớ và là một dịp để cầu nguyện và tìm kiếm linh hồn. Trong mọi trường hợp, bí tích này được coi là một bí tích của Giáo hội phổ quát, liên kết Thân Thể Đức Kitô, Giáo hội, với những tín hữu khác và với chính Đức Kitô.

Các thực hành phụng vụ cũng khác nhau từ một tên khác. Nó có thể xảy ra ở những địa điểm khác nhau trong việc phụng vụ, với khoảng thời gian khác nhau, hàng tuần, một số nhà thờ có sự hiệp thông, một số hạn chế chỉ nhiều lần trong một năm. Ngoài ra, một số nhà thờ thực hành “khép lại sự hiệp thông” và một số nhà thờ “mở rộng sự hiệp thông”, tùy thuộc vào việc chỉ các thành viên được mời gọi hiệp thông, hoặc nếu nó được mở ra cho bất kỳ ai tuyên xưng niềm tin.

Bữa Tiệc của Chúa trong Nghệ thuật

Bữa Tiệc của Chúa là một sự kiện rất quan trọng trong cuộc đời của Đức Kitô và là một hình ảnh rất mạnh mẽ trong những ngày cuối cùng của Người trên trần gian, điều này đã truyền cảm hứng cho rất nhiều nghệ sĩ Kitô giáo. Các nhà thờ chính tòa thời trung cổ thường có những bức chân dung các cảnh tượng về bữa tiệc trong lăng kính của họ. Hình ảnh độc ác của Giuđa bên cạnh thái độ từ bi nhân từ của Đức Giêsu mời người xem nhìn vào mối đe dọa sự phản bội còn ẩn giấu. Các môn đệ khác đã được trình bày trong các nhóm hoặc cứng nhắc ở vị trí phía trước, đôi khi họ cười và nói chuyện với nhau, đôi khi thật trang nghiêm. Các bức bích họa khác nhau thường dùng trang trí tường hoặc trần nhà trong những nhà thờ lớn. Bức tranh của Leonardo da Vinci Milan nổi tiếng nhất trong số này. Rất nhiều các bậc thầy thời Phục hưng miêu tả các Môn đệ tụ tập quanh bàn, với Đức Kitô ở trung tâm. Con người thời hiện đại đã tiếp tục truyền thống. Bức họa khơi lên sự  tò mò, khi ngày càng nổi tiếng hơn qua việc mô tả một bàn tiệc tiêu chuẩn chứ không phải là phòng ăn lịch sử đúng cấu trúc phòng ăn giường ba mặt, nơi khách sẽ ngả dựa trên một khuỷu tay và với lấy thực phẩm của họ bằng tay kia.

Các chủ đề cũng là một phần tiêu chuẩn của các vở kịch bí ẩn thời trung cổ, những chu kỳ các vở kịch đó kể về câu chuyện của Kinh Thánh từ Sáng tạo cho đến việc Chúa trở lại lần thứ hai. Ở Anh, vở kịch Corpus Christi của thế kỷ thứ mười bốn và thế kỷ mười lăm miêu tả Bữa Tiệc Ly ở dạng kịch tính (ví dụ, Coventry và York). Phần lớn bài thơ tiếng Anh nói về mầu nhiệm Thánh Thể như đã thực hành trong Giáo hội Anh. Những bài thơ và bài ​​thánh ca của Isaac Watts thường xuyên trỗi vượt các yếu tố thiêng liêng. Một trong các bài thuyết trình ấn tượng nhất của các học thuyết xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết Sức Mạnh và Vinh Quang của Graham Greene. Greene, một tiểu thuyết gia Công giáo La Mã thế kỷ 20, thể hiện sự hiệu quả của bí tích, ngay cả khi bí tích được thực hiện bởi một linh mục thoái hóa.

Trong âm nhạc, Bữa Tiệc Ly của Chúa đã truyền cảm hứng cho rất nhiều lễ cầu hồn của Bach, Andrew Lloyd Weber, Handel, v.v (David Jeffrey và I. Howard Marshall năm 1992, 249). Trong biểu tượng phong phú của Bữa Tiệc của Chúa, kết hợp với lịch sử lâu dài của dân Chúa, bữa ăn tối cuối cùng của Đức Giêsu với các bạn của Người đã trở thành một trong những bí tích mạnh mẽ nhất của Giáo hội Kitô giáo.

Đọc thêm:

– Jeffrey, David L. and I. Howard Marshall. “Eucharist”, in A Dictionary of the Biblical Tradition in English Literature. Grand Rapids, Mich.: William B. Eerdmans Publishing Company, 1992.

– Marshall, I. Howard. “Lord’s Supper”, in The Oxford Companion to the Bible. New York: Oxford University Press, 1993.

– Mershman, Francis. “The Last Supper”, http://www.newadvent.org (accessed January 2, 2005).

 

 Sr. Maria Ngô Liên
Trích dịch trong tác phẩm “All Things in the Bible”, tác giả Nancy M. Tischler