Thơ

Thơ (23)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Thơ Miên Trà: Ôn cố tri tân

  • Đăng tại Thơ
  • Viết bởi
                        Ôn cố tri tân
                           
 
 
Ngồi đọc thơ xưa có chữ nho
  “ông nghè, ông cống cũng nằm co…”*
   Sao mà ngược đãi thần dân thế
   Tiến sĩ sao cứ mãi học trò
 

ᵒᴼᵒ

 Bạn cũ tới chơi, chán bỏ về
    Trề môi, cười mỉm tỏ ý chê
    Đọc chi ông Tú*cho mỏi mắt
    Thời sự trên phây bút đây nè !(facebook)
 

ᵒᴼᵒ

    Cũng là sau trước chuyện nghỉ hưu
    Lớp trẻ học xong đi giữ cừu
    Ông nghè chưa dám đe hàng tổng **
    Bảo hiểm chờ chờ, sẽ ưu ưu… 
 

ᵒᴼᵒ

 Đọc xưa là để biết chuyện nay
    Lớp trẻ làm theo người lớn bày
    “Ôn cố tri tân” là thế đó
    Mắc chi thời sự nóng trên phây
*Nhà thơ Tú Xương
 
 
 
 
 
*Nhà thơ Tú Xương
       ** “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”     
 
Miên Trà 2016 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Xem thêm...

Thơ : Chế Lan Viên

  • Đăng tại Thơ
  • Viết bởi

Thơ: Chế Lan Viên 

Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 (tức ngày 9 tháng 9 năm Canh Thân) tại xã Cam An, huyện Cam Lộ , tỉnh Quảng Trị.

Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành Chung (THCS hay cấp II hiện nay) thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn và Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.

Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàng thành tứ hữu" của Bình Định.

Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942  ông cho ra đời tập văn Vàng Sao, tập thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.

Cách mạnh tháng tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báoQuyết thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển dần về trường phái hiện thực

Sau 1975, ông vào sống tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh Viện Thống Nhất thành Phố Hồ Chí Minh, ông thọ 69 tuổi.

Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải Thưởng về văn học nghệ thuật (1996).

Con gái ông, bà Phan Thị Vàng Anh cũng là một nhà văn nổi tiếng.

Ngoài bút danh Chế Lan Viên (được hiểu là tác giả tự nhận mình là bông hoa lan trong khu vườn nhà họ Chế- dòng họ vua chúa của dân tộc Chàm ở nước Chiêm Thành xưa) nổi tiếng, trong bài giới thiệu tập tiểu luận Những bước đường tư tưởng của tôi của Xuân Diệu, đăng trên báo Văn học tháng 9 năm 1958, ông ký bút danh Thạch Hãn (tên một con sông tỉnh Quảng Trị quê ông). Nhiều bài báo in trên báo Thống Nhất, xuất bản ở Hà Nội trước tháng 5 năm 1975, ông cũng ký bằng bút danh này.

Từ năm 1959 đến năm 1963, trong thời gian làm biên tập báo Văn học, phụ trách chuyên mục Nói chuyện văn thơ, trả lời bạn đọc, ông ký bút danh Chàng Văn. Năm 1961, Nhà xuất bản Văn học đã cho xuất bản hai tập Vào nghềNói chuyện văn thơ của tác giả Chàng Văn.

( Theo Wikipedia )

Tập thơ:

- Gửi các anh (1955)
- Ánh sáng và Phù sa (1960)
- Hoa ngày thường, Chim báo bão (1967)
- Những bài thơ đánh giặc (1972)
- Ðối thoại mới (1973)
- Hái theo mùa (1977)

Những nấm mồ

 

Thơ Chế Lan Viên

 

Hãy chôn sâu nụ cười trên môi thắm
Hãy giết đi lời hát đáy hầu người
Đừng tìm nữa, của hoa tươi, sắc thắm
Của muôn chim, tiếng ngọc bạn lòng ơi!



Vì mỗi phút vui tuổi thêm nhắc tới
Những điên cuồng chôn tận đáy hồn mơ
Những sầu muộn trong thành tim u tối
Trong mắt buồn, hình ảnh buổi ngây thơ

Cả Dĩ Vãng là chuỗi mồ vô tận
Cả Tương Lai là chuỗi huyệt chưa thành
Và Hiện Tại, biết cùng chăng hỡi bạn
Cũng đương chôn lặng lẽ chuỗi ngày xanh!

Trong nắng hè lá tươi đà đổi sắc
Dệt mùa thu sắp đến. Tựa đời ta
Chuỗi ngày xanh hùa theo nhau phai nhạt
Dệt tấm màn quàng liệm tấm hồn ta!



 

Trà Nha sưu tầm

 

Xem thêm...

THƠ VÀ NHÀ THƠ - MORTON MARCUS

  • Đăng tại Thơ
  • Viết bởi

THƠ NHÀ THƠ

MORTON MARCUS

(1936~)

Morton Marcus là một nhà thơ Hoa-kỳ. Ông cũng sáng tác truyện ngắn và tiểu thuyết. Ông đã xuất bản mười tập thơ và một cuốn tiểu thuyết. Năm 1999 ông được trao tặng danh hiệu Santa Cruz County Artist of The Year, và năm 2007 ông được trao tặng giải thưởng Gail Rich Award vì những cống hiến văn hoá của ông cho Santa Cruz County. Hơn 450 bài thơ của Morton Marcus đã được đăng trên những tạp chí văn học, và tác phẩm của ông (gồm thơ và truyện ngắn) đã xuất hiện trên hơn 85 tuyển tập ở Hoa-kỳ, châu Âu và châu Úc. Ông đã đọc thơ và điều khiển các workshops sáng tác thơ tại rất nhiều trường đại học. Ông đã dạy Văn chương Anh và Điện ảnh tại Cabrillo College suốt 30 năm, cho đến khi ông về hưu năm 1998. Tập thơ gần đây nhất của ông là Pursuing The Dream Bone (Quale Press, 2007).

 Một bài thơ nên làm điều gì?

Một bài thơ thành công thì không chỉ nói với cái đầu và trái tim mà nói với cả các tế bào của người đọc, nơi những hạt giống của mục đích của vũ trụ đã được gieo từ nguyên thuỷ, như thể các nhiễm thể của chúng ta đã được xếp đặt như những viên đá lát đường, viên này tiếp theo viên khác, tạo nên những con đường im lặng và vững chắc bên ngoài sự hiểu biết của lý trí. Bài thơ thành công, vì thế, với một loại tri kiến đặc thù, chạm vào từng tế bào khiến từng tế bào ngân lên như một chiếc chiêng đồng, cho đến khi hàng triệu tế bào trong cơ thể người đọc, trong một khoảnh khắc, trở thành một dàn hoà tấu rung động và dâng cao với âm nhạc của nhận thức, một dàn giao hưởng phong phú và nhất quán của vũ trụ.

 Một bài thơ tạo nghĩa như thế nào?

Các nhà thơ nhận thức rằng ngôn ngữ thì bất xứng để diễn tả những gì họ muốn nói, tuy nhiên, một cách nghịch lý, họ lại chọn ngôn ngữ như phương tiện của họ. Có lẽ vì họ không muốn nói gì cả. Họ chỉ muốn gợi lên bất cứ điều gì họ có thể gợi lên được, chẳng hạn, một tâm trạng, một kinh nghiệm, thậm chí một ý tưởng. Chính nhận thức này khiến họ khởi sự sử dụng ngôn ngữ để diễn tả những gì không thể nói.

Kỹ năng của thi ca là thứ kỹ năng mà qua đó các nhà thơ sử dụng chữ để truyền tải kinh nghiệm: họ không nói bài thơ có ý nghĩa gì, họ cũng không giáo huấn. Họ chỉ trình bày, và đón nhận (hoặc mời gọi) độc giả tham dự vào tác phẩm ngay trong khi đọc.

Thoát khỏi những câu chữ sáo mòn, ngôn ngữ của các nhà thơ bám sát vào những cảm quan: các nhà thơ quan sát thế giới xuyên qua thân thể của họ, bởi vì họ nắm bắt được cái hồn của nhãn giới bên trong làn da của họ. Vì thế, họ sử dụng ngôn ngữ đầy những ấn tượng cảm quan gọi là những hình tượng.

Hình tượng không bao giờ nên dùng để trang trí. Nó phải luôn luôn chứa đựng cái nhìn, luôn luôn uyên áo và dẫn dắt độc giả đến cái kiến quan toàn thể của bài thơ.

 Chức năng của nhà thơ là gì?

Tôi cho rằng nhà thơ là một kẻ dùng chữ để mang hoan lạc đến cho mọi người. Nhưng nhà thơ cũng giữ một vai trò mang tính xã hội và tinh thần, qua đó, nhà thơ vừa ban phát hoan lạc vừa nhắc nhở cho chúng ta những gì quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, nhiều khi đó là những gì chúng ta đã quên hay đã đánh mất từ các truyền thống văn hoá và trong cảm quan về vị trí của chúng ta giữa vũ trụ.

Trong bài thơ, nhà thơ cho phép chúng ta tái khám phá bản ngã tâm linh của mình. Chức năng của nhà thơ là giúp chúng ta nối kết lại với những cảm nhận của chúng ta, hay, trong một ý nghĩa sâu sắc hơn, khai mở cho chúng ta một lần nữa cái “cảnh giới nguyên sơ” — tức là những mục đích của tâm/thân của cả chủng loại con người và của chính cuộc sinh tồn, mà từ căn nguyên đã nằm sẵn trong các nhiễm sắc thể của chúng ta. Có thể nói, không phải chỉ như một giả thuyết, các nhà thơ là những lương y. Bài thơ là phương thuốc của họ. Trong ẩn dụ này, căn bệnh của người đọc là họ không biết, hay đã quên, tại sao họ có mặt trong thế giới này và họ sẽ đi về đâu. Như những lương y của tinh thần, các nhà thơ dùng những bài thơ của mình để trả lời cho những câu hỏi của người đọc, và trong khi làm vậy họ cho phép người đọc trải qua cái kinh nghiệm mà trong đó người đọc có thể bằng tâm linh, một lần nữa, trở về với hoà điệu của vũ trụ.

 ----------

Trích dịch từ “Writings On Writing: Musings From Notebooks And Articles” của Morton Marcus, trên website mortonmarcus.com STwritings html Nhan đề “Thơ và nhà thơ” do người dịch đặt ra.
 
Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn
 
Kim Quy st

 

 

 

Xem thêm...

MỘT THOÁNG ''NÀNG XUÂN''

  • Đăng tại Thơ
  • Viết bởi

MỘT THOÁNG ''NÀNG XUÂN''

Thơ : Phan Văn Phước

Hình minh họa

MỘT THOÁNG ''NÀNG XUÂN''

Nhìn em, tôi thấy ''Nàng Xuân''

Tuổi em chưa tới ''nhị tuần'', phải không?

Bao giờ em mới lấy chồng?

Đừng quên gởi ''Cánh Thiệp Hồng'' cho tôi

 ◦•●◉✿✿◉●•◦

Nhìn em, tôi nói: ''Đây rồi

Hoa Xuân đã nở trên môi em cười!''

Em xinh như đóa hoa tươi

Ở trên đường phố, có người ngắm em

 ◦•●✿✿●•

Da em đâu có xoa kem

Mà sao lại mịn do em dùng gì?

Theo nhìn dáng dấp em đi

Chân tôi chậm bước, lòng thì đắn đo...

 ◦•●✿✿●•

Em còn lứa tuổi học trò

Tóc thề, áo trắng lông cò, đơn sơ...

Ngắm em, về thấy trong mơ

Nữ sinh tan học, đứng chờ đò ngang

Mái chèo khua nước Hương Giang...

Giựt mình, tỉnh mộng, mênh mang nỗi buồn...

Đức Quốc, 04.02.2016

(Phan văn Phước nhớ kỷ niệm gặp hai người con gái

bên bờ Hương Giang khi mình còn sinh viên.)

  

Ca khúc: Mộng Chiều Xuân

Xem thêm...
Theo dõi RSS này