HAPPY MEMORIAL DAY !

 
 
HAPPY MEMORIAL DAY !
 
 
 

 

Ngày Lễ Tưởng niệm (Memorial Day) ở Mỹ

Ngày Tưởng niệm (Memorial Day) là một ngày lễ liên bang tại Hoa Kỳ, diễn ra vào ngày thứ Hai cuối cùng trong tháng 5 hằng năm. Trước kia với tên gọi là Ngày Trang trí (Decoration Day), ngày lễ này tưởng niệm những quân nhân Mỹ đã hi sinh trong khi làm nhiệm vụ (Có ý nghĩa tương tự như ngày Thương binh Liệt sỹ 27.7 ở Việt Nam).

635059103126529025 Ngày Lễ Tưởng niệm (Memorial Day) ở Mỹ
Cựu binh Mỹ diễu hành với xe Harley Davidson trong Memorial Day ở thủ đô DC


Từ năm 1971 Ngày Tưởng niệm chính thức trở thành ngày lễ liên bang ở Hoa Kỳ. Vào ngày này người Mỹ đi viếng thăm các nghĩa trang và các đài kỉ niệm; lá cờ Mỹ để rũ cho đến trưa theo giờ địa phương. Nhiều người Mỹ coi Ngày Tưởng niệm là ngày bắt đầu mùa hè. Theo truyền thống ngày này kèm theo các hoạt động gia đình, đi cắm trại hay các sự kiện thể thao.

Ngày 5 tháng 5 năm 1868, ba năm sau cuộc nội chiến Hoa Kỳ kết thúc, tổ chức cựu chiến binh Liên bang miền Bắc Grand Army of the Republic thành lập Ngày Trang trí làm ngày để trang trí hoa lên các phần mộ binh sĩ hy sinh trong chiến tranh. Thiếu tướng John A. Logan, người lãnh đạo tổ chức Grand Army of the Republic, chọn ngày 30 tháng 5 để làm lễ này. Người ta tin rằng ngày này được chọn vì lúc đó hoa đang nở rộ khắp nước Mỹ. Lễ quan trọng đầu tiên được tưởng niệm tại Nghĩa trang quốc gia Arlington gần Washington, D.C. Song nhiều địa phương cho rằng họ mới là nơi đầu tiên đã tưởng niệm ngày lễ này vào mùa xuân năm 1866.

635059102979077525 Ngày Lễ Tưởng niệm (Memorial Day) ở Mỹ
Cựu binh Mỹ bên bức tường kỷ niệm chiến tranh Việt Nam ở DC


Vào cuối thế kỷ 19, Ngày Tưởng niệm được tổ chức vào ngày 30 tháng 5 toàn quốc. Các cơ quan lập pháp tiểu bang đã thông qua luật chọn ngày này để làm lễ tưởng niệm. 
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngày này được mở rộng để tưởng nhớ tất cả các quân nhân tử nạn trong các cuộc chiến mà nước Mỹ đã tham gia. Năm 1971, Ngày Tưởng niệm được Quốc hội tuyên bố là ngày lễ quốc gia, nhưng nó vẫn thường được gọi là Ngày Trang trí. Cũng như một số ngày lễ liên bang khác, hàng năm lễ Tưởng niệm rơi vào ngày thứ Hai cuối cùng trong tháng 5. (ST)

Lễ tưởng niệm cạnh bức tường chiến tranh VN. Ảnh: HM
Lễ tưởng niệm cạnh bức tường chiến tranh VN. Ảnh: HM

 
Cuối tuần này ở Mỹ là ngày lễ Memorial Day, một ngày lễ lớn, cả nước chính thức được nghỉ. Ý nghĩa chính của ngày lễ Memorial là tưởng niệm những người đã ngã xuống cho đất nước. Khái niệm anh hùng của người Mỹ đơn giản và vị tha. Những người hy sinh để bảo vệ đất nước, bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ người khác, hoặc vì mệnh lệnh tổ quốc mà hy sinh, đều được coi là anh hùng.
 
Nước Mỹ trải qua nhiều đời tổng thống, nhiều cuộc chiến, dân chúng đồng tình cũng có, phản đối cũng có, nhưng người ngã xuống đều được trân trọng, vì họ đã hy sinh cho đất nước. Người Mỹ có Civil War, cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn. Họ vẫn nhắc nhở về cuộc chiến này, tri ân những người đã hy sinh, giảng dạy kinh nghiệm, nhưng họ không tự hào về cuộc chiến Bắc Nam đó. Ngược lại, họ dùng cuộc nội chiến để nhắc nhở những kinh nghiệm qúy giá, và kêu gọi sự đoàn kết đất nước để tránh chia rẽ .
United We Stand – Đoàn kết chúng ta tồn tại ! Một đất nước non trẻ như Mỹ, không hề có bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến như các nước phương Đông hoặc châu Âu, lại hiểu ra và thực hiện cái nguyên tắc bó đũa hay như vậy. Do vậy, đất nước họ mạnh.
 
Nghĩ lại, đất nước Việt Nam có bốn ngàn năm văn hiến nhưng chưa có một ngày Memorial Day chung cho cả dân tộc. Bao nhiêu anh hùng liệt sĩ Việt nam đã ngã xuống, anh dũng hy sinh vì quê hương đất nước. Nhưng cái nhìn của người VN có khác, mỗi chế độ có ngày liệt sĩ riêng để tưởng niệm cho chính thể của mình.
Đất nước thì trường tồn, còn chế độ thay đổi theo thời gian . Tính ra, từ thời các vua Hùng dựng nước, trãi qua bao giai đọan lịch sử … chống Tàu, chống Pháp, chống Mỹ … từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê … rồi Quốc gia, Cộng sản… Đất nước Việt Nam thì vẫn còn đó, nhưng bao nhiêu triều đại đã đổi thay.
 
Bao nhiêu cuôc nội chiến đã xảy ra … triều Trịnh thì xử Lê, Nguyễn thì xử Trịnh, Gia Long thì xử Nguyễn Huệ ….cứ chế độ sau thì phải xử chế độ trước, thậm chí còn không đội trời chung !!! Có lẽ vì sự thù hận và những ngộ nhận giữa thể chế chính trị và quốc gia, mà người ta không chấp nhận sự hy sinh của người khác cũng là vì tổ quốc chăng? Có nhiều quan niệm cho rằng yêu chế độ, yêu đảng cầm quyền, mới là điều kiện cần và đủ để yêu nước.
Thậm chí nhiều người còn đồng hoá giữa việc yêu tổ quốc và đồng quan điểm chính trị. Ví dụ như chỉ có ông Nguyễn Huệ yêu nước thôi, còn ông Hàm Nghi thì không, vì ông Hàm Nghi là con cháu ông Gia Long? Đại loại như thế rồi cùng nhau cãi cho qua ngày tháng !
Thiết nghĩ, tất cả những người con của đất nước Việt Nam đã hy sinh cho tổ quốc từ thời dựng nước đến nay đều xứng đáng được chúng ta tri ân.
 
Nhiều nước trên thế giới, các đảng phái có quan niệm chính trị khác nhau, tranh cãi rất mãnh liệt, nhưng khi đụng đến quyền lợi tổ quốc họ lại chung tay nhau. (Đảng cọng hoà & dân chủ của Mỹ là một ví dụ, và cũng có hàng triệu người đã hy sinh đóng góp cho đất nước Mỹ mà chẳng theo đảng phái nào cả.)
Thời đại ngày nay, thế giới văn minh và dân trí cao. Hầu hết, ai cũng phân biệt được đâu là cái chung, đâu là cái riêng. Nước mất thì nhà tan ! Một quốc gia mạnh là quốc gia luôn đặt quyền lợi của tổ quốc và nguyện vọng người dân trên cao nhất. Có vậy mới tạo được sức mạnh đại cuộc. Mình nghĩ vậy.
Happy Memorial Day !

Vài hình ảnh về ngày Memorial Day tại Washington DC do HM.
Bài viết của bạn đọc Phú Thọ Nguyên, Cảm ơn tác giả. 
 
 
Người Việt từ Canada với giàn xe Harley. Ảnh: HM
 Ảnh: HM
Cựu binh Mỹ tham chiến tại VN. Ảnh: HM
Cựu binh Mỹ tham chiến tại VN. Ảnh: HM
Dưới chân tường. Ảnh: HM
Dưới chân tường. Ảnh: HM
Xe Harley của cựu binh Mỹ. Ảnh: HM
Xe Harley của cựu binh Mỹ. Ảnh: HM
Diễu hành bằng xe. Ảnh: HM
Diễu hành bằng xe. Ảnh: HM
Xe lạ. Ảnh: HM
Xe lạ. Ảnh: HM
Bức tường chiến tranh VN trong chiều tà. Ảnh: HM
Bức tường chiến tranh VN trong chiều tà. Ảnh: HM
Washington Monument. Ảnh: HM
Washington Monument. Ảnh: HM
Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %27 %518 %2016 %07:%05
back to top