Rượu Whisky hay whiskey?

Image result for happy father's day june 18, 2017 photos
SUNDAY 18 JUNE , 2017
 
Whisky hay whiskey? Tuyệt đối không bao giờ nhầm lẫn giữa hai từ whisky và whiskey, nếu bạn là người yêu dòng rượu này. Whiskey với chữ cái "e" chỉ được dùng ở Mỹ và Ireland. Còn ở Scotland, người ta gọi là Scotch Whisky không có chữ cái "e" trong tên gọi, hay đơn giản hơn - là scotch. Điều tuyệt vời nhất để nói về whisky đó là người uống có thể trải nghiệm từ từ rất nhiều hương và mùi vị trong một ngụm rượu, độ tuổi và cả dư vị của whisky đọng lại trong miệng. Đối với những người khác nhau, trải nghiệm về cùng một loại whisky cũng hoàn toàn khác nhau. Hãy cùng nhấm nháp một ly Scotch Whisky The Glenlivet để thưởng thức điều tuyệt vời đó vào đêm thứ 6! 
 
Luôn xuất hiện trong các sự kiện quan trọng, The Glenlivet là sự lựa chọn hoàn hảo trong các bữa tiệc từ tiếp đãi bạn thân cho đến chiêu đãi các vị khách quan trọng. The Glenlivet 12 Yo chứa trong mình sự tinh tế của hoa mùa hè, vị trái cây đặc biệt là dứa, thoang thoảng và phong phú hơn với mùi quả mơ chín. Mùi gỗ sồi nhẹ nhàng tăng cường mùi vị với vanilla và các hương nutty.
Luôn xuất hiện trong các sự kiện quan trọng, The Glenlivet là sự lựa chọn hoàn hảo trong các bữa tiệc từ tiếp đãi bạn thân cho đến chiêu đãi các vị khách quan trọng. The Glenlivet 12 Yo chứa trong mình sự tinh tế của hoa mùa hè, vị trái cây đặc biệt là dứa, thoang thoảng và phong phú hơn với mùi quả mơ chín. Mùi gỗ sồi nhẹ nhàng tăng cường mùi vị với vanilla và các hương nutty.
 
Whisky hay whiskey
 
Whisky là một loại đồ uống có chứa cồn được sản xuất từ ngũ cốc bằng cách lên men và chưng cất.

Trên thế giới có 2 từ có ý nghĩa giống nhau, đó là whisky và whiskey, nguyên nhân theo một số cuốn sách về rượu của những Connoissieur nổi tiếng thế giới như Michael Jackson (không phải là Vua nhạc POP), Jim Murray, Serge, Richard Peterson…, thì do có thời gian, rượu Scotch Whisky bị làm lung tung, không có quy định kiểm tra, giám sát chặt chẽ, dẫn đến giảm sút uy tín, nên các Nhà chưng cất ở Ireland quyết định lấy tên gọi chung của rượu whisky Ireland là Irish Whiskey để phân biệt.
Những lò rượu đầu tiên tại vùng đất mới bên thị trấn Bourbon, bang Kentucky của Mỹ cũng là do những người Ai-len nấu, nên họ gọi là Bourbon Whiskey.
Ngoài Ireland và Mỹ, tất cả các nước khác nếu có rượu do mình sản xuất đều gọi là whisky như Scotland.
Whisky Đơn và Whisky Pha trộn
 
Tại Scotland có 05 dòng whisky:
Loại 1 – Single Malt Scotch Whisky
Loại 2 – Blended Malt Scotch Whisky
Loại 3 – Single Grain Scotch Whisky
Loại 4 – Blended Grain Scotch Whisky
Loại 5 – Blended Scotch Whisky.
 
1 – Single Malt Scotch Whisky,
Tiếng Việt thường được gọi là Whisky Đơn, đúng ra phải gọi là Whisky Mạch nha đơn, hoặc đầy đủ thì phải là Whisky Mạch nha Đơn cất của một Nhà Chưng cất duy nhất (để phân bệt với Single Grain Whisky – là loại Whisky Ngũ cốc Đơn cất).
Đây là dòng Whisky ngon nhất, giàu hương vị và có độ phức hợp nhất, đồng thời cũng là dòng whisky có giá cao nhất trong số 05 dòng whisky kể trên. Nó đắt và ngon là bởi vì nó được làm theo quy trình cầu kỳ và tốn rất nhiều công đoạn, tốn rất nhiều công sức.
Nguyên liệu của Single Malt là lúa mạch vàng (barley). Barley phải được làm thành mạch nha (Malted Barley) thông qua công đoạn malting process. Trải qua nhiều bước phức hợp khác nhau (em xin phục vụ các bác ở một bài sau), nguyên liệu được đem chưng cất theo mẻ (batch) ở những nồi đồng (pot still). Quá trình chưng cất cũng rất công phu. Sau đó, nó được đưa vào ủ trong những loại thùng gỗ sồi khác nhau. Sau khi được ủ đến độ tuổi nhất định, ví dụ 12 tuổi, 15 tuổi hay 18 tuổi…, rượu sẽ được mang ra để đóng chai hoặc blend giữa nhiều thùng rượu khác nhau và đóng chai. Cho dù là được blend từ nhiều thùng rượu khác nhau, thì tất cả các thùng này đều phải được lấy từ một Nhà chưng cất (Distillery) duy nhất, rượu mới được gọi là Single Malt.
Rượu Single Malt của Scotland lại được phân nhóm theo những style khác nhau, căn cứ vào vùng sản xuất và style của Nhà chưng cất. Những vùng nổi tiếng nhất là Speyside (với style thiên về dịu ngọt và hương thơm hoa quả), Islay (với style nồng nàn, đượm hương khói và vị biển), Highland (với độ dải khá rộng về phổ hương vị), Lowland (với style hương vị nhẹ nhàng, thanh nhã và dịu dàng), Campbeltown (với style nằm giữa Islay và Speyside)…
Rượu Single Malt thường được đề năm tuổi trên nhãn (Age Statement), trong đó, tuổi ghi trên nhãn là tuổi của thùng rượu trẻ nhất. Tuổi rượu phải được tính đủ ngày (từ ngày, tháng của năm A đến ngày, tháng của năm B). Ví dụ rượu được chưng cất ngày 01 tháng 10 năm 1990 và đưa vào warehouse để ủ, nếu đóng chai vào ngày 30-09-2010, thì chỉ được ghi tuổi rượu là 19 chứ không được ghi là 20. Tại thị trường VN, chúng ta dễ dàng tìm được những chai này, như Glenfiddich 12yo, 15yo, 18yo, 21yo, 30yo, Macallan 12, 18, 21, 30, Glenmorangie 10, 18, 25, Old Pulteney 12, 17, 21, 30, Balvenie 12, 17, 21, 30…
Một số chai rượu thì lại không ghi tuổi rượu (NAS – No Age Statement). Loại này được phân chia theo 2 thái cực khác nhau, hoặc đó là chai rượu trẻ (thường là từ 3 đến 8 năm tuổi), hoặc là những chai cao cấp (super-premium) có chất lượng đặc biệt, được blend từ nhiều thùng rượu có độ tuổi khác nhau, kể cả những thùng được ủ tới hơn 50 năm. Những chai này có thể kể đến Macallan Select Oak hoặc Estate Reserve. Dễ tìm hơn thì có loại Macallan 1851 Inspiration hoặc Glenmorangie Signet.
Một số dòng sản phẩm thì lại ghi rõ năm chưng cất (Vintage). Cách này thì giống như vang. Nhà Chưng cất nhận thấy vào một số năm, họ chưng cất được mẻ rượu có phẩm cấp xuất sắc, nên họ quyết định sẽ đóng chai nguyên mẻ rượu của năm đó và ghi Vintage. Trên nhãn, họ sẽ ghi năm chưng cất (đồng thời cũng là năm bắt đầu cho rượu vào thùng để ủ) và năm đóng chai. Ở thị trường VN, chúng ta có thể tìm thấy loại Balblair Vintage 2000 (10 tuổi), Vintage 1997 (12 tuổi), Vintage 1991 (18 tuổi), Vintage 1989 (21 tuổi), Vintage 1975 (32 tuổi), Macallan Vintage 1991 (18 tuổi).
2 – Blended Malt Scotch Whisky
Là rượu pha trộn của các loại rượu Single Malt với nhau. Trước đây, dòng này cũng có thể được gọi là Pure Malt hoặc Vatted Malt, nhưng Luật 2009 của UK (có hiệu lực từ đầu năm 2010) đã chính thức cấm tên gọi Pure Malt và Vatted Malt.
Để tạo ra một dòng rượu mới với những hương vị khác lạ, một số nhà sản xuất sáng tạo ra bằng cách trộn một số loại single malt với nhau theo những công thức riêng biệt.
Blender có thể chính là nhà sản xuất, nhưng cũng có thể là một nhà khác (họ không sx ra rượu nhưng mua rượu của các nhà khác về để trộn và bán lại).
Dòng này có thể kể đến:
– JW Green Label 15 years old, được pha trộn từ trên 20 loại whisky, trong đó core của blend bao gồm 04 loại Single Malt khá đẳng cấp: Caol Ila, Talisker, Linkwood và Cragganmore.
– Monkey Shoulder, là dòng Blended Malt nổi tiếng của Nhà Glenfiddich, có thành phần bao gồm 03 loại rượu Single Malt do chính Nhà Glenfiddich làm là Balvenie, Glenfiddich và Kinivin.
– Ballantine’s 12years old Pure Malt, được trộn từ trên 10 loại Single Malt, bao gồm Balblair, Old Pulteney, Longmon, BenRiach…
Có một điều khá đặc biệt là, bạn có thể chọn 05 dòng rượu Single Malt rất ngon và đắt tiền để trộn với nhau thành Blended Malt, nhưng sản phẩm cuối cùng lại cho ra một thứ whisky rất dở.
Chai JW Green Label cũng được giới Connoisseur trên thế giới đánh giá như thế. Rượu Caol Ila và Talisker mà 15 tuổi thì khá đắt tiền và rất ngon, nhưng đem trộn với nhau và trộn với một số loại Single Malt khác nữa, thì lại cho ra một sản phẩm có hương hơi nhạt, thiếu cá tính, vị hơi nhiều cay nồng, tươi trẻ. Khi uống, ta có cảm giác là rượu chỉ khoảng 10 năm chứ không phải 15 năm tuổi.
Bản thân mùa đông năm nay, người viết bài này cũng thử blend ra một dòng rượu riêng từ khoảng hơn 20 loại Single Malt mà người viết cho rằng rất phù hợp để trộn với nhau. Đêm đầu tiên, sau khi trộn khoảng 15 loại với nhau theo 2 công thức khác nhau, cả hai sản phẩm đều không ưng ý, một Blended Malt hơi nhạt, còn một thì khá nồng ấm, nhưng body của nó vẫn thiếu balance và vị không được round cho lắm.
Phải mất 3 đêm mới ra được 2 sản phẩm ưng ý: một loại được trộn từ 18 loại Single Malt khác nhau. Một loại được blend từ 10 loại khác nhau. Cả hai sản phẩm này đem mời một anh trong ngành rượu VN tại một Tasting Event thì đều được đánh giá là có cá tính và sẽ bán được trên thị trường. Vấn đề là có đủ để mà bán hay không
3 – Single Grain Whisky
Đây cũng là một dòng Whisky Đơn, nhưng mà là Whisky Ngũ cốc Đơn cất.
Sở dĩ gọi là Whisky ngũ cốc là vì thành phần nguyên liệu để lên men là hỗn hợp nhiều loại ngũ cốc, bao gồm lúa mạch chưa làm thành nha (unmalted barley), mạch nha (malted barley), lúa mạch đen (rye), lúa mỳ (wheat) và ngô (maize).
Quy trình làm và nấu loại rượu này đơn giản và công nghiệp hơn rất nhiều so với rượu Single Malt. Việc chưng cất cũng rất công nghiệp. Các nhà nấu rượu dùng hệ thống lò chưng cất hình tháp (Column Still) thường bằng inox, chưng cất theo công nghệ vào-ra liên tục (chứ không theo từng mẻ một như Pot Still). Đây cũng chính là công nghệ để chưng cất rượu Vodka (kể cả Nga, Pháp, Mỹ, Thụy Điển, Phần Lan hay VN…). Chính vì áp dụng quy trình và công nghệ làm rượu đơn giản, công nghiệp nên giá thành để sx ra loại rượu này rất rẻ nếu đem so với việc làm rượu Single Malt.
Nhưng tiền nào của nấy. Sản phẩm đầu ra của loại rượu này khá tinh khiết (pure), nhưng trung tính (neutral) và thiếu tính cách, thiếu hương vị.
Bởi vậy, rượu Single Grain Whisky đa phần được bán cho các Nhà chuyên Blend để dùng làm rượu background cho các sản phẩm Blended Scotch Whisky, chứ ít khi được đóng chai dưới dạng Single Grain Whisky.
Những chai Single Grain Whisky hiếm hoi hầu như chỉ có thể mua tại chính Nhà chưng cất (khi chúng ta đến thăm Visitor Center của họ – hiện VN cũng đã có một số Tour như thế này) hoặc tại một số Site Bán lẻ nổi tiếng của nước Anh như The Whisky Exchange hoặc The Royal Miles Whisky.
Các bác có thể vào link sau đây để ngắm một chai khá nhiều tuổi (Chưng cất tại Nhà North of Scotland năm 1973, được Nhà Douglas Laing mua về và tự mình ủ 35 năm trong hầm Nhà Douglas Laing theo phưong thức ủ riêng, sau đó đóng chai). Giá chai này bán trên site cũng khá mềm (khoảng 92 Bảng Anh) nếu nhìn vào tuổi rượu và độ hiếm hoi của nó. Bác này ở Anh, hoặc sang Anh chơi, nên xách về chai này để anh em thử hoặc để làm kỷ niệm, nhất là các bác sinh năm 1973
Có một loại Single Grain trước đây đã thấy ở VN, đó là Cameron Brig. Chai này là một chai NAS (không đề tuổi) khoảng 6 tháng trước thấy có bán ở Công ty Mai Anh (334 Khâm Thiên) giá khoảng 300.000 VND (không hời nếu so về chất lượng với các dòng khác, nhưng rất đáng mua nếu muốn thử một dòng khá khan hiếm), nhưng giờ thấy hết sạch. Chai này hình như là do Công ty Linh Gia trước đây hoặc Tập đoàn Diageo hiện nay nhập về VN để dùng riêng cho các Tasting Events hoặc cho các buổi Tutor.
4- Blended Grain Whisky
Dòng Single Grain đã ít người uống, thì có ai đem chúng blend làm gì. Có chăng, thỉnh thoảng các Master Blender đem blend chơi chơi để uống hoặc tặng nhau mà thôi.
Loại này gần như không xuất hiện trên thị trường, kể cả ở UK.
5 – Blended Scotch Whisky
Đây là dòng rượu whisky Scotland phổ biến nhất trên thế giới, chứ không riêng gì tại VN.
Trước đây, nói đến Scotch Whisky là nói đến Johnnie Walker, sau này thì là Chivas rồi Ballantine’s.
Trong các Báo cáo và Tạp chí nghiên cứu về ngành công nghiệp rượu, con số thống kê vào những năm 2005, 2006 cho thấy khoảng 90% rượu Scotch Whisky bán ra trên thị trường thế giới là loại rượu này.
Tuy nhiên, gần đây, trên khắp thế giới, và ngay tại VN, dòng Single Malt ngày càng được ưa chuộng vì tính sang trọng và đẳng cấp của nó. Có thể rồi đây, sản lượng của Blended Scotch Whisky cũng sẽ giảm đi (xét về tỷ lệ % chứ không xét về volume).
Chắc đọc đến đây, nhiều bác đã đoán ra: Blended Scotch Whisky là gì?
Nó là hỗn hợp rượu pha trộn của nhiều loại whisky bao gồm một số loại Single Malt và một số loại Single Grain trộn với nhau theo công thức bí mật của từng Nhà, được Master Blender tuyển lựa và quyết định chất lượng.
Thông thường, trong thành phần của Blended Scotch Whisky sẽ có khoảng 35% là Single Malt, còn lại 65% là Single Grain. Đến đây, các bác đã biết tại sao 1 chai JW Black Label 12 năm tuổi rất ngon như vậy mà Cty Diageo VN (hàng chính hãng nhá) bán ra chỉ có giá tầm khoảng 420.000 đến 450.000 VND, vậy mà 1 chai Glenmorangie 10 năm tuổi có giá tới 650.000 VND, 1 chai Balblair Vintage 2000 (10 năm tuổi) có giá 780.000 VND, và thậm chí 1 chai Macallan 12 tuổi bán tới giá 850.000 VND (gần gấp đôi chai Black).
Bởi rượu Single Malt có đẳng cấp hơn hẳn Single Grain, nên dòng Blended Whisky nào mà có tỷ lệ Single Malt cao, thì dòng đó thường được giới sành rượu ưa chuộng hơn (và cũng mắc hơn).
Chivas 12, 18, 25; Teacher’s, JW Gold Label, Blue Label là những chai có hàm lượng Single Malt khá cao, từ 45% lên đến trên 60%.
Có một điều khá thú vị: Những dòng Single Malt đem Blend với nhau và blend với Single Grain thường thành công và cho ra sản phẩm mới (Blended Scotch) xuất sắc hơn so với việc chỉ đem Single Malt để blend với nhau (Blended Malt).
Nguyên nhân là: do Single Grain khá trung tính, ít mùi vị riêng, nên dùng làm nền để các loại Single Malt trổ hương, khoe vị. Nó không những không át hương vị của các loại Single Malt mà còn tôn thêm một số mùi hương lên thêm. Trái lại, nếu blend riêng các loại Single Malt với nhau mà làm không khéo hoặc thiếu nguyên tắc (và kiến thức và dự cảm), thì loại Single Malt này sẽ át mất loại Single Malt khác.
Bởi vậy, xu hướng là Blended Scotch Whisky vẫn sẽ tồn tại song song lâu dài với các dòng Single Malt (cho dù sale volume của Single Malt ngày càng tăng), còn các sản phẩm Blended Malt nếu có, cũng chỉ là thêm vào danh mục cho phong phú hơn, chứ các nhà làm rượu sẽ ít không trông chờ vào nó.
Nhiều tài liệu được mấy hãng bán Blended Scotch Whisky cung cấp thì nhấn mạnh đến mấy yếu tố:
1- Rượu Blended ổn định và nhất quán về chất lượng hơn Single Malt. Nó làm người uống đỡ bực mình vì năm trước uống chai nhãn ABC thế này, mà năm nay uống chai cũng nhãn ABC đó lại thấy thế khác;
2- Rượu Blended cân bằng về hương vị hơn (balance). Nó không quá nhiều khói như các dòng Single Malt của vùng đảo Islay như Laphroaig, Caol Ila, Ardberg, Bowmore, Bruichladdich, Lagavulin. Nó cũng không quá nhiều hương vị sherried style như Glenfarclas, Balvenie, Dalmore, Glen Elgin. Nó cũng không quá thanh, dịu và nhạt như Glenkinchie, Rosebank… Nó cũng không quá nhiều hương vị vani và mật ong như ex-Bourbon style (Balblair, Glenmorangie, Glenlivet…) v.v…
3- Rượu Blended không quá dậy mùi, gây cảm giác không thích thú, giúp ngườii uống cảm nhận sâu hơn về hương vị ẩn chứa bên trong một ly rượu không quá ngào ngạt hương.
4- Hương vị của Blended complex hơn Single Malt do được blend từ nhiều loại rượu có nhiều mùi vị khác nhau.
Tuy nhiên, các Nhà Blend lại quên mất mấy điểm, hoặc cũng có thể là “giấu”, không nói ra:
a) Giá bán của Blend thường thì sẽ rẻ hơn, nhưng rẻ hơn không quá chênh lệch so với Single Malt cùng cấp, cùng tuổi rượu (tuy nhiên, cũng có một số dòng Super-Premium và Ultra-Premium thì Single Malt đắt hơn hẳn so với Blended). Tuy nhiên, giá cả đầu vào thì Single Malt và Single Grain lại quá chênh lệch. Mà đa phần các Blend đều chứa từ 50 đến 70% Grain Whisky. Do vậy, bán rượu Blended cho nhiều lợi nhuận hơn.
b) Giá bán lẻ đến người dùng rẻ hơn, đồng nghĩa với việc tăng sản lượng và thị phần dễ hơn.
Ngày nay, ý (1) nêu trên vẫn đúng, nhưng thế giới rượu cũng đã có nhiều chuyển động. Các dòng Single Malt, khoảng 30 năm trở lại đây đã giữ được độ consistent khá ngoạn mục. Dường như rất khó tìm được những chai Single Malt thuộc một dòng XYZ lại quá khác xa nhau về hương vị qua những năm đóng chai khác nhau.
Với ý (2) thì chưa chắc, vì ngày nay, nhiều sản phẩm Single Malt cũng rất cân bằng về hương vị. Lý do là Master Blender của Nhà đó đã lựa chọn nhiều thùng rượu có các style khác nhau để blend thành một dòng Single Malt độc đáo của mình, khác với một số chai standard. Điều này có thể thấy rõ trong dòng rượu Highland Park và Dalmore. Chai Glenfiddich 15yo Solera Reserve, Balblair 1989 cũng thuộc vào những chai như vậy.
Với ý (3), lập luận của các hãng Blend chưa chắc đã đúng vì nhiều người rất thích rượu có hương ngào ngạt. Có người thực sự thích ngửi rượu hơn là uống. Thậm chí, khi họ uống, thì uống cũng là để phục vụ cho việc ngửi.
Với ý (4), chai nào được blended tốt thì mới complex. Một trong những chai Blended có độ complex nổ tiếng nhất, đó chính là Black Label. Độ complex tuyệt hảo cũng có trong chai Ballantine’s 17yo, 21yo. Chai Dewar’s Signature và 18yo cũng đặc biệt complex. Dòng Chivas, ngoại trừ chai 12yo, các chai còn lại cũng là những chai khá complex, trong đó Chvas Royal Salute 21yo có nhiều vị, nhưng rất tiếc lại không được rất complex cho lắm về hương. Và hương của dòng này cũng không rộn rã lan tỏa, phải vừa uống, vừa nhấm nháp, nhâm nhi mới thấy rõ.
Ý (a) thì luôn luôn đúng rồi.
Và bởi thế, ý (b) đã thực sự là thành công vang dội của Scotch Whisky. Chính nhờ chính sách và chiến lược hợp lý về sản phẩm, mà Scotch Whisky đã lan tỏa ra khắp thế giới như ngày nay.
Và ngày nay, khi ta nói đến một chai Scotch Whisky chung chung, người nghe sẽ hiểu rằng, à, đó là chai Blended Scotch.
Whisky Single Malt và các dòng rượu cụ thể
Một số dòng Single Malt đặc biệt kén chọn người uống, đó là những chai whisky quá nhiều hương vị khói (như dòng Ardberg, Laphroig và Lagavulin) hoặc là những chai rượu sherried style mà lại quá thiên về sherry.
Rượu whisky khói thường rất đắt và được nhièu người yêu mến whisky săn tìm. Tuy nhiên, với những người chưa dùng nhiều dòng này, thì nên tiếp cận theo từng cung bậc. Ví dụ như dòng Highland Park là một dòng có khói, nhưng ẩn và thanh nhã (kiểu elegant smoke). Cao hơn nữa, có thể dùng chai Talisker 10yo hoặc chai Bowmore 12yo. Cũng theo kiểu khói kha khá, nhưng rất dễ chịu và gây hưng phấn, thì dùng tới chai Caol Ila 12yo hoặc 18yo, Bowmore 15yo.
Chưa uống rượu khói bao giờ mà được mời ly Laphroaig 10yo, hoặc đặc biệt là mấy chai Ardberg thì đảm bảo là nhiều bác sẽ nhăn mặt, nhăn mũi và tìm ngay một ly nước lạnh để chữa lửa đấy ạ.
Cùng với Talisker của vùng đảo Isle of Skye, Bowmore của vùng đảo Islay là hai loại rượu khói mà em thích nhất.
Bowmore

Rượu Bowmore có hương vị khói rất cân bằng so với các hương vị khác có trong rượu, ví dụ như hương vị mật ong, vani, chanh cam, hạnh nhân, táo, nho, mứt quả, sỗ sồi, mùi đồ da… Nó không khói đậm đặc như Ardberg, Laphroaig. Nó cũng không hẳn nhẹ nhàng như Bunnahabahain.
Rượu Bowmore, như chai Bowmore 15yo Mariner 1L (dòng sản phẩm chỉ dành bán trên kênh miễn thuế ở các sân bay quốc tế lớn) uống neat rất ngon, hoặc dùng khá hợp với các món thịt bò xào, rán, đặc biệt hợp với một số món hải sản như cá hồi, cua, ghẹ, bạch tuộc hoặc mực có size lớn.
Bowmore 17yo Single Malt.
Chai Bowmore này thuộc Range làm riêng cho thị trường DFS (Travel Retail). Với Range thông thường, Nhà Bowmore làm chai 18yo.
Bowmore 17yo thậm chí còn đắt hơn chai 18yo của Standard Range.
Đảo Islay hiện có tất cả 8 Nhà chưng cất rượu Single Malt: (1) Bowmore, (2) Caol Ila, (3) Lagavulin, (4) Ardberg, (5) Laphroaig, (6) Bunnahabahain, (7) BruichLaddich và gần đây nhất có (8) Kilchoman. Nhà nào cũng hay, rượu nhà nào cũng ngon, cũng được những người yêu thích whisky săn tìm. Đây là 8 trong số những Nhà làm rượu theo phương pháp truyền thống nhất Scotland, do vậy cũng tốn nhiều công sức con người, nhiều công đoạn phức tạp nhất. Vả bởi vậy, giá thành đắt đỏ cũng là điều dễ hiểu.
Các bác hay bay qua bay lại các sân bay quốc tế nên thỉnh thoảng xách về một vài chai để thử. Nó thực sự rất đáng đồng tiền, bát gạo.
Ở VN, do các hãng đưa hàng này về ít, chủ yếu dành cho giới mê rượu chứ không muốn làm thị trường, nên những chai này có giá cao ngất ngưởng.
Ở thị trường quốc tế, giá bán lẻ những chai này không chênh so với nhiều dòng Single Malt khác (cùng tuổi rượu) đang có bán tại VN là bao nhiêu, nhưng tại VN, giá của mấy sản phẩm rượu khói có giá gấp đôi hoặc hơn gấp đôi.
Ví dụ như chai Talisker 10yo và chai Caol Ila 12yo đang được bán với giá 1.5 triệu VND. Trong khi đó, giá của Glenlivet 12yo, Glenmorangie Original 10yo, Balblair 1997 hoặc 2000, Glenfiddich 12yo, Highland Park 12yo, Balvenie 12yo, anCnoc 12yo, Dalmore 12yo… đang được bán với các mức giá xê dịch từ 650.000 đến 850.000 VND.
Trong mạch này, nếu em không có một bài viết cặn kẽ, đầy đủ về rượu Single Malt của đảo Islay thì e rằng sẽ luôn thấy áy náy vì chưa tròn trách nhiệm của mình với các bác.
Em vẫn thường nghe thấy nhiều bạn tóc vàng nói câu: “Chưa đến Islay thì coi như chưa đến Scotland”. May là em đã được đến rồi, nhưng mới chỉ một lần. Em thực sự có ước muốn được khám phá hết các Distillery của hòn đảo nổi tiếng này. Bác nào đang du học bên Anh, em thực sự khuyến khích các bác nên có một chuyến tiết kiệm tiền ra Islay ít nhất một lần. Một số Nhà làm rượu trên đảo đã mở các Visitor Center rất hấp dẫn. Tùy theo giá vé, các bác sẽ được nếm thử một số loại rượu khác nhau. Có loại đặc chủng, chỉ dành riêng cho Nhà chưng cất và khách đến thăm Distillery của họ trong những dịp đặc biệt.
Chai Bowmore 12yo cũng có mấy version . Nhà Bowmore này hay lắm, họ làm một số version khác nhau cho các nhóm khách hàng khác nhau, không phải là vấn đề giá đắt hay rẻ hơn, mà là phục vụ “gu” của từng nhóm khách hàng.
Rượu cho dân biển và dân đi biển cũng có nhiều loại:
– Chai JW Swing như em đã nói đến;
– Các dòng Single Malt của đảo Islay, đảo Isle of Skye, đảo Arran, đảo Mull, đảo Jura;
– Old Pulteney của vùng bờ biển cực bắc Scotland, với nhãn ghi dòng chữ “The Genuine Maritime Malt”.
Chai Glen Elgin 12 tuổi, thứ rượu Single Malt không thể thiếu được để cung cấp hương thơm hoa quả cho các sản phẩm Johnnie Walker. Dòng Glen Elgin 12yo góp phần vô cùng quan trọng trong việc tạo nên Black Label 12yo. Rượu Glen Elgin 18 tuổi cũng “đóng góp công sức” trong hương vị của Gold Label 18yo. Tuy nhiên, các thùng rượu Glen Elgin 18 tuổi thì không được dùng để đóng chai Single Malt mà chỉ phục vụ cho các sản phẩm blended của Diageo.
Tiếp theo là chai Talisker 10yo danh tiếng lẫy lừng, liên tiếp đạt được hàng loạt giải thưởng lớn tại các event uy tín nhất, lớn nhất về rượu whisky khắp năm châu, là chai không thể thiếu trong tủ rượu của những người yêu thích Scotch Whisky. Đương nhiên để blend nên dòng Black Label 12yo, Nhà Diageo phải sử dụng các thùng Talisker đủ 12 tuổi, hay để blend lên Green Label 15yo, họ phải dùng các thùng rượu Talisker ex-Bourbon 15 tuổi, nhưng chai Single Malt tiêu chuẩn của họ xưa nay vẫn là chai 10yo. Ngoài dòng này, Nhà Talisker còn có 18yo, 25yo, 30yo và một số chai đặc biệt khác như Vingtage 1990, 1991, 1992, 1993, 1994, 57o North…
Kế đến là chai Single Malt rất quen thuộc tại thị trường Việt Nam – Glenmorangie Extra Mature Nectar D’or. Sau khi được ủ tròn trịa 10 năm trong thùng ex-Bourbon của Mỹ (giống như dòng sản phẩm Glenmorangie Original 10yo), rượu được tiếp tục ủ thêm (extra mature) trong một loại thùng gỗ sồi khác – thùng gỗ sồi Pháp đã từng được dùng để ủ rượu vang trắng tuyệt ngon và đắt tiền của Pháp: Sautern. Thời gian ủ thêm khoảng gần 2 năm. Do vậy, đây có thể gọi là rượu 12 tuổi. Chai Nectar D’Or này là một dòng rượu Unchill-filtered có độ cồn quy định là 46%. Nhà Glenmorangie bây giờ cũng đã thuộc về sở hữu của người Pháp, Tập đoàn sản xuất và kinh doanh hàng hiệu, cao cấp Luis Vuiton Moet Hennessy (LVMH). Đúng ra, LVMH và Diageo cùng chia nhau sở hữu Glenmorangie với tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Pháp gấp đôi Tập đoàn UK.
Thứ tư là chai Macallan 12yo, một chai cũng rất quen thuộc tại Việt Nam. Đây là chai thuộc dòng Sherry Oak của Nhà Macallan. Ngoài dòng này, Nhà Macallan còn có dòng Fine Oak. Vì được ủ trọn vẹn 12 năm dài trong thùng ex-Sherry của Tây Ban Nha, nên rượu Macallan 12yo có màu rất đậm, đậm như là được ủ lâu năm hơn vậy. Dòng Sherry Oak thơm hương hoa quả chín, thơm mùi gỗ sồi, mùi gừng nướng, mùi mật ong và hạnh nhân.
Cuối cùng là một chai rượu khói nữa của Tập đoàn Diageo, chai Caol Ila 12yo, một trong những thứ rượu thành phần không thể thiếu để pha chế thành rượu Black Label, Green Label và cả Blue Label nữa. Rượu Caol Ila cũng không phải là loại có vị khói đậm đặc, bởi vậy, nó cũng dễ uống đối với những người chưa uống nhiều và chưa quen lắm với whisky khói.
Cardhu 12yo cũng là một loại rượu góp hương vị hoa quả trong Black Label. Ngoài ra, Cardhu cũng xuất hiện trong Gold Label và Blue Label. Về dòng Cardhu, thiết nghĩ phải có một bài riêng.
Dòng kế tiếp là Blair Athol. Rượu Blair Athol chủ yếu được làm ra để dùng blend các sản phẩm Blended Whisky của Tập đoàn Diageo. Tuy nhiên, thứ rượu Blair Athol để dùng blend Black Label lại không phải là thứ Single Malt Blair Athol 12yo mà em đang uống. Lý do là, rượu Blair Athol để dùng cho blend là loại ex-Bourbon, còn một số lượng rất nhỏ, họ cho rượu vào ủ trong thùng Spanish Sherry và đóng chai thành rượu Single Malt để dùng trong nhà, để tặng, cho những vị khách hoặc bạn bè của họ, chứ không nhằm mục đích bán thương mại ra thị trường thế giới. Bởi thế, chai này khá là hiếm.
Và cuối cùng là một chai độc đáo và cũng khá khan hiếm – Glen Ord 12yo, 750ml và 43%.
Chai này ghi nhãn là “Pure Malt”, nhưng không phải là loại Pure Malt giống như chai JW Pure Malt nhãn xanh đậm em đã post lên vài ngày trước, cũng không phải giống chai Green Label mà các bác trên này mới thưởng thức ở Hà Nội. Nó hoàn toàn không phải là Blended Malt, dòng rượu mà xưa kia thường được các hãng ghi nhãn là “Pure Malt” hoặc “Vatted Malt”. Chai này thực chất chính là một dòng Single Malt của Nhà Glenfiddich. Thật thú vị, chữ “Pure Malt” trong trường hợp này lại được Nhà Glenfiddich dùng để quảng cáo, nhấn mạnh tính chất “purity” trong rượu của họ, hoàn toàn không muốn nói rằng “Pure Malt” nghĩa là “Blended Malt”.
Chai này là một chai không ghi tuổi rượu (NAS) như bác đã nêu, là dòng Single Malt tiêu chuẩn của Nhà Glenfiddich trước đây, là tiền thân của dòng Glenfiddich 12 years old sau này. Độ tuổi của nó không được công bố chính thức, nhưng được những người sành rượu UK “bóc” ra rằng đây là một blend của các thùng rượu có độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi. Như vậy, nó cũng không thuộc về thái cực rượu trẻ (rất trẻ) như nhiều chai NAS của dòng Blended Whisky.
Chai này xuất hiện ở VN khá sớm, là một dòng Single Malt hiếm hoi có mặt ở VN ngay đầu những năm 90s (vào thời điểm ấy, nhiều Nhà làm rượu Scotland chưa muốn bán Single Malt ra khỏi lãnh thổ UK, chứ chưa nói đến VN). Em cũng đang có 03 chai tương tự, được đặt trong hộp thiếc, trên đó in hình nhiều nhân vật có công trong giới quý tộc Scotland khi xưa. Những chai này em chỉ để bày, sưu tập và ngắm nghía. Chất lượng rượu bên trong cũng tương tự như chai Glenfiddich 12yo đang có bán phổ biến trên thị trường VN hiện nay. Thậm chí, một vài mẻ (batch) 12yo sau này có hương vị còn xuất sắc hơn. Do vậy, nếu thích thưởng thức Glenfiddich 12yo, tốt nhất là hãy chạy ra siêu thị hoặc shop nào đó mua 1 chai 12yo, giá xê dịch từ 600.000 đến 700.000 VND, là một trong vài dòng Single Malt 12 tuổi có giá thấp trên thị trường VN (cũng như trên thế giới).
Với giá trị sưu tầm, chai của bác vannguyen có thể được định giá khoảng 1.200.000 VND. Tuy nhiên rất tiếc là những người hiểu rượu và chơi rượu tại VN cũng chưa phổ biến lắm, nên chưa có thị trường thực sự cho những chai kiểu này. Có khi, có bà nội trợ nào đó khui tủ rượu của chồng và mang ra shop bán lại với giá chỉ 300.000 VND.
Glenfiddich như chai của bác và những chai 12yo sau này là một dòng có hương vị nhẹ nhàng, thanh nhã, dễ uống, dễ hợp với nhiều người. Tuy nhiên, nó thực sự không phải là một dòng xuất sắc và có độ phức hợp cao về hương vị. Dòng này được xếp vào nhóm dành cho “Single Malt Beginners”. Những người chưa quen uống Single Malt nên bắt đầu từ dòng này, bởi hương vị của nó na ná giống Chivas 12yo, dễ uống, ngòn ngọt. Thậm chí, hương vị nó nhẹ hơn Chivas, thiếu hương mật ong hơn so với Chivas 12. Đương nhiên, vì nó là Single Malt, nên có độ “malty”, mềm môi hơn Chivas 12yo. Những người đã quen uống Blended Scotch, chưa quen uống Single Malt, khi muốn chuyển sang dùng thử, hãy nên bắt đầu với Glenfiddich 12 và Glenlivet 12, sẽ thấy không bị lệch gu và xa lạ quá nhiều. Nếu Beginner bắt đầu ngay bằng một chai Dalmore 15yo hoặc Laphroaig 10yo sẽ thấy “choáng” và “chán”. Cả Glenlivet 12 và Glenfiddich 12 đều có nhiều hương cây cỏ, hoa lá, rất fresh, hương thơm thơm nhè nhẹ của những trái cây có màu xanh như táo, lê, táo mèo, cam xanh. Glenlivet 12 thì có nhiều hương mật ong và trái cam (màu da cam). Glenlivet 12 chính là nguyên liệu không thể thiếu để làm nên Chivas cùng độ tuổi. Đây là hai dòng rượu rất thích hợp để uống vào một buổi sáng sớm, đặc biệt vào những buổi sáng cuối tuần, khi các bác đi nghỉ ở vùng núi nào đó và thức dậy sớm, muốn có một bữa sáng tinh khiết, trong trẻo, thư thái, tươi mát và lãng mạn. Vợ chồng em đã cùng vác 1 chai Glenfiddich 12yo (mẻ đóng chai đầu những năm 2000s) với hai cặp vợ chồng là những người bạn thân lên Sapa vào tháng 4 năm nay. Em nói câu chuyện này từ tối hôm trước, sáng hôm sau, cả ba nhà dậy sớm và thưởng thức bữa sáng với Glenfiddich 12yo. Ai cũng thấy thú vị! Thật là một kỷ niệm tuyệt vời!
Chính Nhà JW đã cố gắng tạo ra chai Green Label với mục đích tương tự, nhưng với cá nhân em, nếu cho mục đích ấy, chai Green chưa đạt.
Em chỉ là một người thích thưởng thức rượu ngon và chịu khó tìm hiểu về nó, hay uống, nhưng mỗi lần không uống nhiều. Rượu là sản phẩm tinh túy của đất trời, phản ánh văn hóa, lịch sử của nhiều dân tộc trên thế giới. Rượu cũng kể cho ta nghe nhiều câu chuyện thú vị về cuộc đời, về con người, về mối quan hệ giữa người với nhau. Thưởng thức rượu ngon và tìm hiểu về nó, ta cũng thấy được sự kỳ công, sự chỉn chu, cẩn trọng và tâm huyết của rất nhiều con người tham gia vào quá trình làm ra các sản phẩm đó tại nhiều quốc gia, trong đó có các bác “nông dân Tây”.
Thị trường của Single Malt là Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Nhiều hãng rượu lớn đã bỏ nhiều công sức và tiền bạc để kích thị trường phía Nam lên, nhưng chưa thành công là mấy, trừ trường hợp Macallan thấy cũng đã bắt đầu khởi sắc hơn tại đất SGN. Nhà Glenmorangie là một Nhà làm Single Malt sang trọng, rất đẳng cấp, giờ thì là một nhánh của Moet Hennessy, một “Ông lớn” sừng sỏ, có kinh nghiệm lâu năm chiếm lĩnh thị trường Cognac tại VN, có tài chính hùng mạnh, rất chịu chi cho đủ mọi loại chiến dịch, vậy mà thành công ở khu vực phía Nam cũng chưa phải là lớn. Ở phía Bắc, họ không mất quá nhiều thời gian để Single Malt Glenmorangie trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Có những lúc, một số dòng sản phẩm bị cháy hàng, khiến họ đi gom lại hàng đang bán tại một số nước châu Á khác mang về VN, điển hình là trường hợp của chai Signet năm ngoái.
Ngược lại, thị trường SGN và các tỉnh phía Nam là thị trường của Cognac. Trong khi ngoài HN, số chai Single Malt bán ra tăng lên, và số chai Cognac bán ra đang giảm dần, thì tại SGN, số chai Cognac bán ra vẫn tăng đều đặn. NGười SGN uống Hennessy, Remy Martin, Martell trong Nhà hàng, trong Bar, trên sàn và cả ở nhà.
Đây là một xu hướng hơi lạ, vì cùng với việc người Pháp xâm chiếm Đông Dương khi xưa, người Hà Nội là những người đầu tiên làm quen, hiểu biết, yêu thích và tiêu thụ nhiều Cognac.
Nói về các sản phẩm Single Malt đang được bán tại VN, phải cảm ơn một số hãng rượu và một số công ty VN nho nhỏ khác đang cố gắng đưa về VN nhiều sản phẩm chất lượng. Họ kinh doanh và quan tâm đến lợi nhuận, đến thị trường là điều đương nhiên. Nhưng trong số ấy, em biết nhiều bác đang đánh hàng về cũng có một phần là do các bác ấy đang yêu thích những sản phẩm đó. Theo em biết, các bác ấy nếu chỉ tập trung làm vodka hoặc bia ngoại, sẽ làm thị trường đỡ vất vả hơn nhiều và lợi nhuận cũng cao hơn.
Thị trường phía Bắc có nhiều dòng Single Malt hơn thật. Một số sản phẩm phải xuất hiện khá lâu ở thị trường phía Bắc, sau đó mới Nam tiến. Ngược lại, cũng có một số nhãn do mấy công ty tại SGN đang làm, em chưa thấy xuất hiện ở bất cứ đâu tại HN. Vì thế, mỗi lần vào SGN, hoặc có ai ra HN, em lại nhờ mua mấy chai đưa ra để dùng hoặc tiếp khách và tặng, cho.
Glenfiddich và Balvenie (cùng thuộc về Nhà Glenfiddich) thì một thời gian dài do Công ty Tấn Khoa (SGN) làm ở cả thị trường Nam và Bắc. Sau đó, có hai năm, quyền NK và PP các sản phẩm này thuộc về Công ty Tràng An (HN). Nhưng giờ, tất cả đều lại đã quay lại bác Tấn Khoa, nên chắc cả HN và SGN đều có. Balvenie được xếp vào top 10 dòng Single Malt cao cấp nhất Scotland, giá sản phẩm cấp thấp 12yo Double Wood đã vào khoảng 850.000 đến 900.000 VND. Chai 21yo cũng đã khoảng 5 đến 6 triệu VND, còn chai 30yo The Thirty thì giữ mức giá 14 triệu VND vài năm nay, và 2010 đã tăng giá thêm vài triệu nữa. Ngược lại, dòng sản phẩm Glenfiddich thì phổ thông hơn. Nó là dòng Single Malt được xem tương tự như JW trong thế giới Blended, có thể nhìn thấy bày bán mọi nơi trên khắp thế giới.
Macallan và Highland Park là hai nhãn hiệu đình đám (thuộc top 10 nhãn hiệu Single Malt cao cấp nhất) đều thuộc về Tập đoàn Edrington Group (UK) và đều do Công ty Mỹ Tín NK,PP. Các sản phẩm này em đều thấy có ở HN và HCM. Thời gian qua, Macallan cũng đã bỏ tiền ra làm hàng loạt chương trình trong đó, một vài chương trình cũng được giới truyền thông lăng xê ồ ạt một dạo.
Glenmorangie (cũng là 1 trong 10 nhãn hiệu Single Malt cao cấp nhất) thuộc Hennessy và do vậy, họ đã đưa hàng đi khắp cả nước, dựa trên sức mạnh thị trường đã tạo lập được cho các sản phẩm cognac Hennessy.
Balblair và Old Pulteney cũng là những sản phẩm Single Malt đẳng cấp hảo hạng, trong đó, Balblair thuộc vào top 10, Old Pulteneythuộc top 15. Balblair (dòng sản phẩm theo nhãn cũ, kiểu dáng chai cũ) trước đây do Công ty Thịnh An (HN) nhập về. Bác GĐ là một người quản lý rất kinh nghiệm của Chivas VN trước đây. Mấy năm nay, các bác ấy thành lập Công ty Viet3 và mang các sản phẩm Balblair và Old Pulteney về VN. Viet3 ở HN, nhưng hình như họ đã mở Chi nhánh tại SGN, Hải Phòng và Đà Nẵng, nên chắc cũng dễ kiếm được hàng tại SGN.
Dalmore (top 10) thì do Công ty Tân Thịnh (HN) nhập về. Đây là Công ty đã và đang nhập khẩu dòng rượu Blended Whyte & MacKay, chắc đã có nhiều bác quen với nhãn này. Nhà Whyte & MacKay, bên cạnh dòng blended cũng khá nổi tiếng (được định vị ở cấp thấp hơn JW, Chivas, Ballantine’s), còn có hai nhãn hiệu Single Malt rất tiếng tăm là Dalmore và Jure (Nhà chưng cất duy nhất trên hòn đảo Jura), đặc biệt là Dalmore được giới sành rượu thế giới đánh giá cao. Toàn bộ Nhà Whyte & MacKay từ 2006 đã được chuyển quyền sở hữu sang tay một tỷ phú Ấn Độ, ông chủ của Tập đoàn rượu bia lớn có tên là UB Group (ở VN ít người biết đến). Sản phẩm Dalmore, em cũng đã thấy có ở SGN.
BenRiach là một dòng sản phẩm Single Malt cũng khá quyến rũ của vùng Speyside, hiện do Công ty Việt Á (SGN) nhập về. Việt Á có vẻ như không làm chuyên về rượu. Họ còn làm rất nhiều sản phẩm khác, các loại hàng hóa đủ mọi loại. Phải chăng họ thuộc nhóm các công ty thỉnh thoảng nhập một lô về (nếu thấy có lợi nhuận) chứ không định hướng trở thành một nhà NK và PP rượu dài lâu trên thị trường VN. Các sản phẩm BenRiach chưa xuất hiện tại HN. Em đã một số lần nhờ bạn bè mua để mang ra ngoài HN.
anCnoc cũng lá một nhãn khá thuộc vùng Highland. Sản phẩm này đang do Công ty Hoa Sen (Lotus) tại SGN nhập về và cũng chưa thấy đưa hàng ra thị trường phía Bắc.
Singleton of Glen Ord là một nhãn Single Malt thuộc Tập đoàn Diageo. Chính vì thế, họ cũng sử dụng sức mạnh của kênh phân phối vô cùng rộng lớn của JW để đưa sản phẩm này ra khắp cả nước. Đây là một dòng uống rất khá.
Chai Glen Ord mà bác kirsch nói đến là chai này (Singleton of Glen Ord, chai dẹt, 700ml, 40%), hay là chai Glen Ord như trong tấm hình của em (chai vuông, 750ml, 43%). Nếu là chai vuông, em nhờ bác chỉ giúp em tên và địa chỉ của Shop đang bán, có số ĐT và giá bán nữa thì càng tốt. Nếu đúng là chai vuông, em sẽ nhờ bạn em ra lấy mấy chai để mang ra đây vào đầu tuần sau.
Ngoài các dòng trên, thỉnh thoảng thấy một vài nơi có bán mấy đòng hiếm với giá khá cao. Ví dụ như các chai Talisker 10yo, Caol Ila 12yo, Glen Elgin 12yo, Glenkinchie 10yo, Clynelish 14yo với mức giá 1.5 triệu VND, mức giá đã có thể mua được những chai rượu Single Malt 17 hoặc 18 tuổi rất ngon khác như Glenfiddich 18yo, Glenlivet 18yo, Old Pulteney 17yo, Balblair 1991, Singleton of Glen Ord 18yo.
Glenmorangie là một Nhà chưng cất (Distillery) thuộc vùng Highland, đúng ra là vùng Bắc Highland, một vùng bờ biển rất đẹp nằm phía Đông Bắc lãnh thổ Scotland. Cũng giống như các Nhà Old Pulteney, Clynelish, Balblair, Nhà Glenmorangie nằm gần bờ biển, đặc biệt có Cellar số 13 nằm rất gần bờ biển nên rượu được đánh giá là phảng phất hương vị của biển.
Style của các Nhà chưng cất thuộc vùng này (ngoài các Nhà chưng cất ở trên, còn có thêm Glen Ord nữa) được xếp vào nhóm nhẹ nhàng, thanh khiết, tinh tế, nhiều hương hoa quả, đặc biệt là hương vị cam quýt, vani, mật ong, hầu như không có mùi vị khói. Rượu của vùng này hầu hết đều thơm tho những mùi hương dễ nhận biết, dễ cảm nhận cả khi ngửi và khi uống. Cùng với Balblair, hương thơm của Glenmorangie khá ngào ngạt khi rượu được rót ra ly, kể cả những chai ít tuổi và ít tiền hơn chai 18yo của bác, ví như chai Glenmorangie Original 10yo đều thuộc loại tỏa hương xa hàng mét. Có được hương vị đó là do mấy Nhà chưng cất thuộc vùng này sử dụng phần nhiều là loại thùng ex-Bourbon chất lượng cao. Đây là loại thùng gỗ sồi Missouri của Mỹ (thuộc dòng gỗ sồi trắng), đã được sử dụng để ủ rượu Bourbon Whiskey trong thời gian khoảng từ 4 đến 8 năm, sau khi đã mở thùng để lấy rượu Bourbon đóng chai, họ xuất khẩu sang Scotland để ủ rượu Scotch Whisky. Các Nhà chưng cất vùng Bác Highland này sử dụng những thùng ex-Bourbon tốt nhất, mua từ những Nhà làm rượu Bourbon ngon nhất. Do vậy, ngoài hương vị có được do các yếu tố khác, rượu vùng này còn lấy được thêm nhiều hương vị của rượu Bourbon, dòng rượu có nhiều hương vị vani và mật ong.
Malt của Nhà Glenmorangie cũng được lựa chọn từ những loại malt ngon và đắt tiền được malting và làm khô bằng phương pháp không xông khói.
Vùng Đông Bắc cũng nổi tiếng bởi không khí trong lành thuộc loại nhất Scotland, và cũng là nhất UK. Các Nhà làm rượu Whisky gọi đây là “Yếu tố thứ tư” giúp rượu thơm ngon. Lý do là các Cellar ủ rượu của mấy Nhà trên thường lấy gió biển thổi mơn man vào các thùng rượu vào mùa hè và mùa thu để làm cho rượu được mát mẻ và dịu nhẹ hơn.
Gọi là rượu Highland Single Malt là gọi theo cách phân chia đất nước Scotland thành các vùng rượu Whisky, chứ không phân chia vùng địa lý theo các đơn vị hành chính. Về cơ bản, gần như toàn bộ lãnh thổ Scotland là cao nguyên (highland). Đây là một lợi thế rất lớn của các Nhà làm rượu Scotch Whisky. Nói lợi thế là bởi vì do địa hình như vậy, nguồn nước dùng để chưng cất rượu hầu hết lấy từ những con suối (spring water) chảy từ núi cao xuống, nước rất trong lành và tinh khiết. Các vùng làm rượu Scotland bao gồm: Highland (bao gồm cả Bắc Highland, Tây Highland, Trung Highland, Đông Highland, đảo Isle of Skye, đảo Orkney và các đảo khác), Speyside, Lowland, Campbeltown và Islay.
Dòng Glenmorangie 18yo có hai loại rượu thành phần được đem blend với nhau. Thứ nhất là loại Single Malt được ủ trọn vẹn trong thùng ex-Bourbon tối thiểu 18 năm. Thứ haii là loại Single Malt đã được ủ 15 năm trong thùng ex-Bourbon, sau đó rượu được chuyển sang thùng ex-Sherry để ủ tiếp 3 năm nữa. Sau quá trình ủ có thời gian tối thiểu là 18 năm như vậy, rượu được đem blend lại với nhau theo tỷ lệ 70:30 như Glenmorangie công bố trên website của mình (theo đường link mà bác mucdong đưa lên). Do có rượu thành phần được ủ từ hai loại thùng nên rượu có sự kết hợp của cả hai style hương vị. Tuy nhiên, hương vị rượu ex-Bourbon sẽ vẫn chi phối. Bởi vậy, rượu Glenmorangie 18yo giàu hương vị chanh, cam, vani, mật ong, kẹo bơ, hương thơm ngọt và dễ chịu, cho cảm giác khoan khoái, thư thái. Rượu Glenmorangie 10yo và 18yo cũng được xếp vào nhóm “the Summer Drams”. Bên cạnh đó, do có một lượng nhỏ (30%) được ủ thêm 03 năm (extra-matured) trong thùng gỗ ex-Sherry, nên rượu cũng có thêm hương vị của hoa quả khô, mứt quả, nhưng là những loại có hương vị dịu nhẹ như mứt cam, mứt quất. Rượu không có những loại hương quả đậm như dâu chín, táo tàu, nho khô…
Hiện nay, trong range sản phẩm phổ biến (standard range) của Nhà Glenmor, các chai Lasanta, Quinta Ruban và Nectar D’Or là các sản phẩm thuộc serie Extra Matured. Serie này được định vị cao hơn chai Original 10yo và thấp hơn chai Extremely Rare 18yo. Trong nội bộ serie, thứ hạng 03 chai được xếp như sau: (1) Lasanta (thấp nhất); (2) Quinta Ruban; (3) Nectar D’Or.
Cả ba dòng này, ban đầu đều là rượu Single Malt được ủ trong thùng gỗ sồi Mỹ (first-fill Bourbon cask) với thời gian ủ là 10 năm, giống như rượu Original 10yo. Điểm khác biệt nằm ở chỗ: Sau 10 năm ủ, rượu được lấy ra và dilute xuống còn 40% để đem đóng chai Original 10yo; nhưng cũng loại rượu đó, nó không được dilute mà giữ nguyên chất và được chiết sang thùng ex-Sherry để ủ tiếp 02 năm nữa. Sau 02 năm ủ này, rượu được lấy ra, dilute xuống 46% (nhưng không lọc lạnh – unchill-filtered) để đóng thành rượu Lasanta. Cũng là rượu 10yo nêu trên, nhưng nếu đem ủ tiếp 02 năm nữa trong thùng gỗ sồi đã từng được dùng để ủ rượu Porto (Bồ Đào Nha), thì rượu sẽ được gọi là Quinta Ruban. Tương tự, rượu 10yo, nếu đem ủ tiếp 02 năm trong thùng gỗ sồi Pháp đã từng được dùng để ủ rượu vang trắng Sauternes, thì khi đóng chai, rượu sẽ là Nectar D’Or. Tương tự như Lasanta, cả hai chai kể sau cũng là rượu 46% và đều giữ nguyên chất, không bị lọc lạnh.
Do được ủ thêm 02 năm trong hai loại thùng khác nhau, nên hương vị của Lasanta và Quita Ruban cũng khác nhau khá nhiều. Lasanta có hương nồng nhiệt, vị ấm áp đặc trưng của loại rượu được ủ trong thùng Sherry. Rượu có nhiều hương hoa quả chín, mứt quả, mật ong, gỗ sồi, gừng… Với Quinta Ruban, rượu có nhiều vị ngọt, giàu hương vị chocolate đen, chocolate hạt hạnh nhân, táo tàu do lấy được thêm hương vị từ thùng Porto, thứ rượu vang nồng độ cao có vị rất ngọt. Tuy nhiên, do gốc rễ đều là rượu được ủ 10 năm trong thùng ex-Bourbon, nên cả hai loại đều có hương vị chanh, cam, mật ong, vani, nhưng với Quinta Ruban thì những hương vị này ít hơn dòng kia, do mùi vị của Porto có ảnh hưởng mạnh hơn và át bớt hương vị gốc.
Khi mới ra đời, cả serie Extra Matured đều là rượu không đề tuổi rượu (No Age Statement – NAS), nhưng đến cuối năm 2010, Nhà Glenmor đã thay đổi, đề rõ tuổi rượu 12yo cho cả ba loại trong serie này. Không biết có phải là do có phần tác động từ ý kiến góp ý của người viết cách đây 02 năm , hay là do để đối ứng với chiến dịch “Age Statement” đang được Nhà Chivas quảng bá rầm rộ khắp thế giới, mà Nhà Glenmor đã tạo ra sự thay đổi nhanh chóng này?
Như vậy, trong ảnh của bác, chai Lasanta thuộc lô đóng chai cũ, còn chai Quinta Ruban thì thuộc về lô đóng chai và mẫu nhãn mới 2010. Về cơ bản, hương vị của chai NAS và chai 12yo (cùn một dòng) không có nhiều khác biệt.
Ngành rượu đã từ lâu được coi là một ngành công nghiệp có giá trị của UK. Tuy nhiên, tại Nhà chưng cất, thực ra, nó được sản xuất rất thủ công, mà ở đó, vai trò của con người, của “những người đàn ông” cần cù, cẩn trọng, uy tín, trách nhiệm, tinh tế và có tình yêu nghề là vô cùng quan trọng.
Do đặc thù của mỗi nhà mà họ cần bao nhiêu “người đàn ông” như thế.
Nhà Glenmorangie thì xưa nay luôn có 16 người đàn ông coi sóc việc làm rượu. Nhà chưng cất đặt tại Thị trấn Tain ở vùng Đông Bắc Scotland. Những người đàn ông nói trên cũng đều sống ở đây. Để trân trọng và vinh danh những người đàn ông đã ngày đêm làm ra những sản phẩm thượng hạng cho mình để bán ra khắp thế giới, Nhà Glenmor đã đề trên nhãn chai và vỏ hộp dòng chữ “Perfected by the Sixteen men of Tain”. Với các lô sản phẩm trước đây, họ đề dòng chữ “Handcrafted by the Sixteen men of Tain” cũng với ý nghĩa như vậy.
16 người đàn ông giữ vai trò quan trọng trong Nhà chưng cất. Họ giữ những vai trò gì vậy? Các bác tìm hiểu giúp em và đưa lên trên đây để giới thiệu để các anh chị em cùng biết, được không?
Hiện nay Nhà Glenmorangie mỗi năm sản xuất khoảng 10 triệu chai whisky, trong đó có khoảng 3,5 triệu chai được bán ra nước ngoài (?). Thế mà năm 1960, Glenmorangie chỉ bán được vỏn vẹn 72 chai single malt trên toàn thế giới (!!!)
Ngày nay, khi nhắc đến Glenmorangie, người sành rượu thường nghĩ ngay đến “The sixteen men of Tain”, 16 con người huyền thoại đã bảo đảm chất lượng cho nhãn rượu này xuyên suốt hơn 150 năm qua. Trải qua nhiều thế hệ, lượng rượu sản xuất tăng lên, quy trình quản lý và tổ chức sản xuất khoa học hơn nhiều so với năm 1843, nhưng chất lượng của mọi chai rượu Glenmorangie đều được kiểm soát bởi 16 con người này.
Em nghĩ để hiểu được vai trò của “16 người đàn ông” huyền thoại này, có lẽ cần phải tìm hiểu thêm một chút về Nhà Glenmorangie và cách họ làm rượu.
Glenmorangie, theo cách hiểu của những người Scotland thì nó có nghĩa là The Glen of Tranquility (Thung lũng bình yên). Nhà rượu nằm ở thị trấn Tain này vốn khởi đầu là một lò nấu beer từ những năm 1700s, rồi sau đó chính thức chuyển thành Nhà rượu từ năm 1843. Đa số các nhà xưởng của họ hiện nay đều được xây dựng từ năm 1887.
Cho tới bây giờ, Nhà Glenmorangie vẫn sử dụng các nồi chưng cất có cổ cao nhất tại Scotland (xấp xỉ 17 feet = 5,14m – có tài liệu nói cao 7,9m) – gọi là nồi “cổ thiên nga”. Lý do là bởi từ năm 1843, Nhà rượu này được xây dựng từ nền tảng của các nồi chưng cất Gin đã qua sử dụng, được mua của London Gin (hình như đây cũng lại là một loại Gin rất nổi tiếng?). Kể từ đó, đây trở thành một đặc thù của các nồi chưng nhà Glenmorangie, và các nồi mới sau này đều được chế tạo giống hệt những chiếc nồi đầu tiên. Chiều cao đặc biệt này cho phép chưng cất những giọt rượu tinh khiết nhất, trong trẻo nhất.
Loại nồi chưng này là một phần trong phương pháp chưng cất đúp rất kỹ lưỡng mà Nhà Glenmorangie lựa chọn: sau lần chưng cất thứ 2, lượng rượu chỉ còn lại chừng 1/3 so với sau lần chưng cất đầu tiên, và sẽ được mang đi ủ. Chỗ còn lại sẽ được tiếp tục cho trở lại nồi chưng để tiếp tục chưng cất.
Ngoài việc lựa chọn barley grain (mà em không tìm ra tài liệu, một số có nói họ sử dụng barley grain được trồng ngay trong vùng, cung cấp bởi công ty Highland Grain), chìa khóa thành công của Nhà Glenmorangie nằm ở nguồn nước. Quá trình chưng cất mọi chai rượu của Nhà này từ xưa đến nay đều chỉ sử dụng nước từ suối Tarlogie – một con suối nằm trên The Hill of Tain, cao khoảng 1 dặm so với lò rượu. Lý do khiến nước từ dòng suối này trở nên đặc biệt quý hiếm là bởi các cơn mưa sau khi rơi xuống, các giọt nước phải mất đến khoảng 100 năm để thấm qua các lớp đá vôi và sa thạch, trước khi chảy trở lại ra dòng suối Tarlogie. Sự thẩm thấu cực chậm này giúp dòng nước trở nên rất giàu các loại khoáng tự nhiên. Ngoài ra, nghe đồn rằng dòng nước từ con suối đặc biệt này luôn ổn định ở mức 7°C – quanh năm!
Nhờ vào suối Tarlorie, Nhà Glenmorangie cũng trở thành Nhà rượu Highland duy nhất sử dụng nước cứng (thực ra là rất cứng) để chưng cất rượu. Nguồn nước này quý giá và đặc biệt đến nỗi vào năm 1980 (có tài liệu nói năm 1989), Nhà Glenmorangie đã quyết định mua đứt 650 acres đất (khoảng 263 hecta) xung quanh nguồn nước để bảo vệ nó.
Cuối cùng là thùng ủ rượu. Đây cũng là một trong số các bí quyết rất quan trọng của Nhà Glenmorangie. Nghe nói họ đã phải mất tới hơn 1/4 thế kỷ nghiên cứu các loại gỗ để cho ra được bí quyết về các thùng rượu này.
Nhà Glenmorangie phần lớn chỉ sử dụng loại thùng làm từ gỗ sồi trắng của Mỹ (một số tài liệu nói họ chỉ dùng gỗ sồi trắng mọc trên núi Ozark, bang Missouri) để ủ rượu. Những thùng này phải từng được dùng để ủ (đựng?) rượu bourbon trong khoảng 4 năm, cũng như chưa từng đựng hay ủ Scotch whisky. Nghe nói Glenmorangie lựa chọn Jack Daniel’s và Heaven Hill để cho các Nhà này ủ bourbon, trước khi họ lấy thùng để ủ rượu cho riêng mình.
Điều quan trọng là trước khi đóng thùng, loại gỗ sồi trắng này – sau khi được chọn lựa kỹ càng và cắt xén cẩn thận – sẽ được phơi khô tự nhiên ngoài trời trong ít nhất là 2 năm trước khi mang đi đóng thành thùng rượu.
Với các thùng rượu đặc biệt lâu năm, Nhà Glenmorangie sẽ lựa chọn kỹ từng thùng rượu sherry hoặc rượu vang đã qua sử dụng, từ các vineyard và chateaux hàng đầu của châu Âu để ủ. Nghe nói đó là các thùng của Oloroso (sherry), Ruby (port) và Sauterne (wine).
Tùy theo từng loại rượu, mà master blender của Glenmorangie sẽ quyết định pha trộn rượu giữa các loại thùng với tỷ lệ khác nhau.
Nhà Glenmorangie có tổng cộng khoảng 400 nhân công, nhưng đa số họ làm việc tại nhà máy đóng chai ở Broxburn, West Lothian, ngoại ô Edinburgh, Scotland. Chỉ có 28 người làm việc tại lò chưng cất – trong đó bao gồm cả các tour guide và người bán hàng.
Trở lại với chuyện “The sixteen men of Tain”. Em vẫn không thể tìm ra được tài liệu nào nói rõ 16 người này đảm nhận chính xác những công việc gì. Vì thế dựa theo hiểu biết nông cạn mà em vừa học được trong khoảng 3 tuần qua, em tạm chia ra các bộ phận như sau, mỗi bộ phận có thể có một hoặc nhiều người phụ trách:
1. Barley Grain
2. Malt
3. Water
4. Pot Still
5. Distilling
6. Wood
7. Cask
8. Maturing
9. Blending
10. Tasting
11. Bottling
Có một câu chuyện vui nói rằng hệ thống làm việc của Nhà Glenmorangie giờ khoa học lắm rồi, họ bày vẽ chuyện “the sixteen men” chỉ để làm marketing thôi. Thực ra chỉ cần 1 người đàn ông với 1 con chó là đủ bảo đảm công việc: Người đàn ông cho con chó ăn, còn con chó bảo đảm là ông này không bấm sai nút
Thực tế thì câu chuyện của Nhà Glenmorangie giờ đã thành huyền thoại trong giới mê rượu. Đến nỗi vào đầu tháng 1/2009, tạp chí chuyên dành cho triệu phú và tỷ phú là Robb Report đã đưa ra một offer đặc biệt: 17th Man of Tain, với cái giá trọn gói là 6 triệu USD (!!!)
Khách hàng của gói dịch vụ đặc biệt này sẽ được mời đến Tain để trải nghiệm toàn bộ công việc của “sixteen men of Tain”: được học các nguyên tắc cơ bản để sản xuất rượu single malt, đi chọn barley, làm malt, chọn gỗ, học cách đóng thùng, chưng cất, tự mình pha chế lấy 5 loại single malt của riêng mình. Được chọn 20 thùng trong số rượu do chính mình làm ra, được ủ tại Tain trong tối đa 25 năm. Mẻ đầu tiên sẽ được lấy vào năm 2019, khi rượu đủ 10 tuổi, và mẻ cuối cùng có thể chờ tới năm 2034, khi rượu đã 25 tuổi. Ngoài ra mỗi năm được đến nghỉ tại Glenmorangie House để kiểm tra chất lượng rượu đang ủ… (Bác Hoài Hương có biết ai là người đã mua gói dịch vụ này không ạ?)
Một chuyện thú vị nữa em đọc được trong khi tìm kiếm, là vào năm 1999, một guitarist mê rượu khá nổi tiếng người Anh tên là Allan Holdsworth đã cho ra đời một album có tên The Sixteen Men of Tain. Album được thu âm trong phòng thu riêng của anh này, phòng thu có tên The Brewery
Hương vị đặc trưng của Nhà Glenmor là nhẹ nhàng, thanh lịch, nhã nhặn với hương vị chủ đạo là chanh, cam, mật ong, vani, hạnh nhân. Điều này có được là do Nhà Glenmor chủ yếu sử dụng các thùng gỗ sồi first-fill ex-Bourbon, những thùng được họ tuyển lựa rất kỹ và mang về từ Mỹ.
Muốn có hương vị nồng ấm, thậm chí ấm như mùi hương vị của quế, của gừng tươi và gừng nướng…, thì phải nghĩ đến thùng ex-Sherry, (nếu là loại first-fill thì càng tốt), loại thùng gỗ sồi Châu Âu đắt tiền, có sắc đậm, giúp cho rượu whisky có hương vị đậm đà và tăng “chiều sâu” do đã từng được dùng để ủ rượu Sherry của Tây Ban Nha.
Hiểu sâu hơn chút nữa về các loại thùng gỗ, bác sẽ định vị và nhận biết dễ hơn về style hương vị của từng Nhà làm rượu, của từng chai rượu. Ví như nhìn mấy chai có màu rượu đậm đà như Macallan 12yo, 18yo, 25yo, 30yo, Balvenie 12yo, 17yo, 21yo và 30yo, Balblair 1975…, bác sẽ nghĩ ngay đến rượu ex-Sherry Single Malt. Nhìn màu rượu vàng sáng, vàng chanh, vàng rơm hoặc màu như màu của vang trắng của những chai như Glenmor Original 10yo, Glenmor Nectar D’or (12yo), Old Pulteney 17yo, Balblair 2000…, bác sẽ nghĩ ngay đến ex-Bourbon Single Malt. Tất nhiên, cảm nhận rượu thông qua quan sát màu sắc sẽ chỉ đúng với những chai rượu có màu tự nhiên, màu ‘nguyên bản’ được khui trực tiếp từ thùng gỗ (natural colour), chứ chưa được đánh màu caramel cho đẹp (caramel coloring) như nhiều sản phẩm đang có trên thị trường.
Tìm một chai có hương vị cực thanh nhã, nhẹ nhàng, bác nên ‘bỏ qua’ Extremly Rare 18yo mà quay lại dòng ‘rẻ tiền’ hơn là Glenmor Original 10yo. Đặc biệt, một dòng theo style nhẹ nhàng như thế, nhưng có rất nhiều hương vị ‘lạ’, có mùi vị chanh cam, nhưng là hương vị của nhiều loại chanh và nhiều loại cam, đó là chai Glenmor Nectar D’or 12yo (thuộc serie Extra Mature). Có được những hương vị lạ như thế là do, sau khi được ủ tròn 10 năm trong thùng ex-Bourbon (lúc này hương vị sẽ giống chai Original 10yo), rượu sẽ được đưa vào ủ thêm 02 năm nữa trong thùng gỗ nhập về từ Pháp, loại thùng đã được dùng để ủ rượu Sauternes, một loại vang trắng cực ngon, đắt tiền và có nhiều hương vị lạ do được làm từ những trái nho chín ‘lạ lùng’ theo phương pháp đặc biệt. Cả hai chai vừa kể trên đều có màu khá ‘lạt’, nhìn như màu rượu chanh của Nhà máy rượu HN khi xưa. Nhưng đó mới là natural colour. Riêng chai Nectar D’or thì còn là một dòng Non-chill filtered với độ cồn tiêu chuẩn cho dòng này là 46%.
Một chai khác thuộc dòng nhẹ nhàng, tinh tế và có hương vị lạ, đó là chai Balblair Vintage 2000. Ai không hiểu về rượu, nhìn màu rượu thấy phát chán. Rượu có màu nhạt hơn cả hai chai kể trên, nói chính xác phải là màu ‘vàng pha trắng’. Lạ! Tuy nhiên, hương vị của nó thì thanh nhã và tinh khiết đến lạ lùng. Ngoài mùi vị chanh, cam, rượu có cả mùi thơm dịu dàng của chuối chín, mùi dứa (hơi xanh), mùi trái đu đủ chín tới và mùi cơm dừa.
Cũng có một dòng thật lạ lùng nữa, đó là Old Pulteney 17yo (có hình ảnh trong một số post em đã đưa lên). Ủ tới 17 năm trong thùng gỗ sồi, thế mà màu rượu vẫn ‘chẳng thấy đậm đà’, nó vừa vàng như vang trắng (lại Sauvignon Blance), lại óng lên như màu rượu Sauternes và hơi có ánh vàng rơm (chứ không thấy màu red amber như trên website của Old Pulteney và Viet3 nhắc đến). Hương vị cũng rất lạ, ngoài hương chanh, cam đặc trưng của rượu ex-Bourbon, rượu còn rất giàu mùi vị táo, lê, có cả chút hương chanh dây, táo mèo. Ngoài ra, rượu cũng nhẹ nhàng tỏa hương hoa cỏ, một vài loại hương thơm nhẹ như hoa dành dành thoảng đến từ xa, như hoa mộc lan thoảng bay từ góc vườn vào buổi chiều tối, ngọt ngào, quyến rũ và khó nắm bắt. Dòng này thật lạ! Giống như Nectar D’or, đây cũng là một dòng Natural Colour và Non-chill Filtered với độ cồn 46%.
Đi tìm dòng rượu hương vị rất nhẹ nhàng, êm ái, thanh khiết, tinh tế, bác đừng bao giờ tìm đến những chai rượu hoàn toàn hoặc có một phần là rượu ex-Sherry.
Ngoài ra, em cũng đồng ý rằng, chữ ‘Extremly Rare’ chỉ là sản phẩm của marketing, hoặc để họ định vị, ‘đặt tên’ cho một dòng rượu, chứ không có gì là ‘quá khan hiếm’ cả. Dòng Glenmor loại hiếm, hôm nào, em sẽ giới thiệu với bác mucdong và các bác một vài chai khác, những chai mà chưa chắc Hennessy Viet Nam (Công ty NK và PP Glenmor tại VN) cũng chưa chắc đã có sẵn trong Văn phòng của mình
Hiện nay, công đoạn trồng lúa mạch và làm malt, Nhà Glenmor đã outsource từ các công ty chuyên làm việc này. Một số Nhà làm rượu khác vẫn tự trồng lúa mạch (toàn bộ hoặc một phần), ví dụ như Nhà Kilchoman, Highland Park, Balvenie… Có vẻ như Nhà Glenmor cũng đang có kế hoạch dài hạn quay trở lại phương pháp truyền thống đối với một vài dòng sản phẩm (kkhoong phải là tất cả) theo hướng tự trồng barley, và tự làm malt (malting process). Do quy trình hiện nay đang outsource, nên Nhà Glenmor không có “man” nào coi sóc việc này.
“Malting man” – có một “man” được phân công việc phân loại và lựa chọn từng dòng malt từ các nhà cung cấp tương ứng với từng loại Single Malt dự kiến sẽ được làm ra.
Không gọi là “Water man”, nhưng có một “man” làm công việc đảm bảo nguồn nước ổn định về chất lượng, tinh khiết và giúp rượu có thêm hương vị từ nguồn nước tốt.
“Pot still” thì Nhà Glenmor có một đội thợ đồng (Coppersmiths) gồm ba người chuyên lo việc sửa chữa, chăm sóc các lò chưng cất pot still bằng đồng. Đối với các Nhà làm rượu, đội ngũ này được xếp vào nhóm thợ cực kỳ quý giá về kỹ năng nghề, ngày càng hiếm, nhiều người có được nghề là do cha truyền lại (yếu tố thủ công rất nhiều). Mấy việc liên quan đến thợ đồng, không thể có chuyện làm bằng dây chuyền, nhấn nút là xong đâu bác ạ. Họ nói cho vui đấy
“Still man” là một team gồm bốn người phụ trách việc chưng cất. Việc này cũng phải làm thủ công, theo kinh nghiệm và theo trực giác. Trong chưng cất rượu, có một kỹ năng, cũng có thể gọi là một “nghệ thuật”, đó là “cutting”. Ở lần chưng cất thứ hai, khi sản phẩm đầu ra là rượu (spirit), Nhà làm rượu thường phân chia rượu làm ba loại: (1) Head; (2) Heart; (3) Tails. Head là những lít rượu được chưng cất đầu tiên của mẻ, độ cồn cao và có nhiều độc tố. Loại này không dùng để đưa vào thùng ủ được. Heart là thứ rượu quý nhất, thơm ngon nhất, được dùng để fill vào casks và đưa về hầm ủ. Tail thì rượu trở nên nhạt dần, ít hương vị, có thể khiến rượu bị chua và giảm hương. Tail cũng cần phải được loại riêng ra. Cả Head và Tail đều phải được lưu riêng ra, sau đó đem hòa cùng nguyên liệu để đưa lại vào lần chưng cất thứ nhất của mẻ sau. Việc này cũng giúp cho các mẻ trước, sau có sự nhất quán về hương vị. Việc xác định lúc nào là hết “Head” để chuyển sang “Heart” và hết “Heart” để chuyển sang “Tail” là việc làm vô cùng khó, đòi hòi độ tinh tế cao. Các Stillmen này phải túc trực bên các nồi chưng cất, ngừi ngửi, nếm nếm và đưa ra quyết định theo lệnh của Nhóm trưởng.
“Wood” và “Casks” là công việc của một Team gọi là “Cooper Team”. Nhóm này cũng được trả lương rất cao và rất quan trọng. Hiện nhóm này có ba người. Những Nhà chưng cất quy mô lớn như Glenmor thì lượng thùng ra vào hàng ngày rất lớn. Không phải cứ thùng nào mua ở Mỹ, hoặc Tây Ban Nha, hoặc Pháp, hoặc Bồ Đào Nha mang về là dùng được ngay. Có những thùng phải được rã ra để làm lại hoặc ddieeuf chỉnh theo phương pháp riêng của từng Nhà chưng cất. Việc đóng thùng sồi ủ rượu cũng là một nghệ thuật. Chẻ thanh gỗ, vát góc, cạnh và lựa sao cho khít, cho rượu không rỉ ra là việc làm rất khó, bởi vì giữa các thanh gỗ, không được phép trét keo hay bất kỳ hợp chất nào khác, chỉ là gỗ xếp chặt sít nhau với gỗ mà thôi. Tại Scotland hiện nay, đội ngũ Coopers càng ngày càng thiếu vắng những người có kỹ năng xuất sắc. Một số Nhà làm rượu đang có kế hoạch đào tạo trẻ cho việc này vì nhận thấy xu hướng tiêu thụ trên thế giới đang nghiêng nhiều về Whisky và cầu Single Malt càng ngày càng lớn.
“Maturing” thì do một đội ba người đảm nhận. Đội này được gọi là “Warehouse men” hoặc “Warehouse team” có trách nhiệm ‘chăm sóc’, ‘nuôi dưỡng’ các thùng rượu để rượu trưởng thành hàng ngày. Việc này vừa được làm theo những quy tắc và quy trình thuộc về bí quyết từng nhà, nhưng cũng phải dựa rất lớn vào kinh nghiệm, kiến thức và trực giác của Team leader. Các thùng rượu không phải được ủ “bất động” trong suốt cuộc đời nằm ủ của mình. Nó phải được định kỳ thay đổi vị trí, được thăm, khám xem rượu ngon theo từng năm ra sao. Thời gian di chuyển vị trí và cách làm như thế nào phụ thuộc vào bí quyết của từng nhà.
Singleton
Trong chính sách nhất quán từ trước của Nhà Diageo, họ ưu tiên dùng các loại single malts của mình để blend thành các loại rượu Blended Scotch Whisky nổi tiếng và bán khắp thế giới. Có như thế, họ mới tập trung làm thương hiệu dễ dàng, hiệu quả, và đẩy được sản lượng lớn ra thị trường. Điều này đã được chứng minh thông qua thành công vang dội của JW, Bell’s, White Horse, J & B… Về lợi ích khi làm thị trường và bán Single Malts và Blended Scotch, em đã có lần thưa chuyện với các bác trên này rồi ạ. Blended Scotch, cho dù giá bán rẻ hơn khá nhiều so với Single Malt (cùng dòng, cùng đẳng cấp, cùng tuổi rượu), nhưng lại đem lại lợi nhuận (tính theo lít) cao hơn khá nhiều so với Single Malt. Chính về thế, theo em, từ xưa đến nay, mấy nhà như JW, Chivas kiếm bộn tiền từ khắp nơi trên thế giới. Đương nhiên, tiền này rốt cuộc sẽ chảy về túi những ông chủ thực sự đang sở hữu mấy nhãn đình đám và phổ cập đó. Với JW thì là Diageo. Với Chivas thì hiện giờ là Pernod Ricard.
Với chính sách trên, Nhà Diageo không hề ưu tiên làm thương hiệu, và chú tâm đóng chai Single Malt để bán mấy dòng như Auchroisk, Glendullan, Dufftown, Glen Ord. Gần như toàn bộ rượu làm ra tại mấy nhà này đều được dùng để pha trộn nên các loại rượu Blended như JW, Bell’s…. Diageo đang sở hữu số lượng nhiều nhất các Nhà chưng cất rượu Single Malt trải khắp lãnh thổ Scotland, gồm 29 Distilleries đủ các loại, các style – một danh mục khiến rất nhiều tập đoàn và công ty khác thèm thuồng. Họ cũng sở hữu hàng loạt nhãn hiệu Blended Scotch Whisky. Có nhãn được chủ ý làm đại trà cho toàn bộ thế giới (như JW). Có nhãn chỉ tập trung cho thị trường ở một vài nước, vài khu vực. Ví dụ như J&B chỉ tập trung bán ở Châu Âu và Mỹ, chứ không muốn bán nhiều ở Châu Á. Hay như dòng Grand Old Parr thì đích đến lại là Nam Mỹ, chứ không phải Châu Á và Châu Âu. Bell’s thì lại được quảng bá mạnh mẽ để bán tại thị trường UK, chứ không hề có ý đưa đến bán tại Châu Á.
Chính sách thị trường đa dạng và có chiều sâu như vậy, nên các sản phẩm Blended của Diageo được bán ra với số lượng ngày càng tăng vọt, cho dù chưa chắc nó đã thực sự hấp dẫn và có chất lượng hơn so với một vài dòng Single Malt thường thường bậc trung. Nhưng cũng chính vì thế, nhu cầu Single Malts để dùng làm nguyên liệu trộn ra Blended lại vô cùng lớn. Những Nhà máy rượu như Dufftown sản xuất ra một số lượng rượu single malt khổng lồ (công suất gấp khoảng 20 đến 50 lần những Nhà chưng cất nhỏ bé kiểu Glenfarclas, Sprinkbank, Balblair, Old Pulteney, Kilchoman….).
Tuy nhiên, nhu cầu của người tiêu dùng đối với Single Malts xưa nay vẫn luôn có, và xu hướng là càng ngày càng tăng, tăng cả về sản lượng lẫn tỷ trọng trong tổng số lít whisky bán ra qua mỗi ngày, mỗi tháng.
Đáp ứng nhu cầu ấy, Tập đoàn Diageo cũng cho ra đời một ít Single Malts, như họ thấy không cần phải “lãng phí” sức lực và tiền bạc để làm thương hiệu riêng cho từng loại Single Malt của mình (vì mục tiêu chủ yếu của họ vẫn là dùng các dòng rượu ấy để đưa vào các sản phẩm Blended). Chính vì thế, họ không cố gắng tạo ra một dòng Single Malt riêng mang tên Dufftown, mang tên Glen Ord hay mang tên Glendullan…
Thay vào đó, họ có một cách marketing cực kỳ thông thái và rất “quái”. Họ dùng một tên gọi chung, một tên gọi vừa ấn tượng, vừa ngắn gon, vừa dễ phát âm để định danh các loại Single Malt mà họ muốn đóng chai – đó chính là Singleton. Thêm nữa, họ lựa chọn một mẫu chai chung, một kiểu dáng chung trong thiết kế vỏ hộp, dáng chai, tem nhãn để vừa dễ nhận diện, vừa tiết kiện. Điểm khác nhau là, với một dòng, thì bên dưới chữ Singleton là dòng chữ Single Malt of Dufftown, với dòng khác thì dòng chữ ấy lại là Single Malt of Glen Ord… (ghi đúng tên của Nhà chưng cất đã làm ra thứ rượu Single Malt đó).
Hiện tại, Nhà Diageo tung ra 03 dòng Singleton riêng biệt dành cho 03 thị trường khác nhau:
(1) Singleton – Single Malt of Glen Ord: Dành riêng cho thị trường Châu Á, trong đó có VN. Ban đầu, chỉ có chai 12yo, sau đó thêm chai 18yo. Gần đây (cuối năm 2010), họ mới bổ sung thêm chai 15yo vào Range sản phẩm. Ngoài ra, còn có một chai 33yo quý hiếm để bán tại một số Sân bay Châu Á và bán cho một số Nhà hàng, KS sang trọng trong khu vực.
(2) Singleton – Single Malt of Glendullan: Dành riêng cho thị trường Bắc Mỹ. Dòng này hiện nay mới chỉ có chai 12yo. Có khả năng Range sản phẩm sẽ được bổ sung thêm cả 18yo và 21yo.
(3) Singleton – Single Malt of Dufftown: Dành riêng cho thị trường Châu Âu. Range sản phẩm dòng này đang có 12yo và 15yo. Nhiều khả năng, họ cũng sẽ cho bổ sung thêm chai 18yo.
Dòng Singleton (Dufftown) này được dùng để thay thế cho dòng Singleton (of Auchroisk) bán ở Châu Âu trước đây.
Có một số người có quan điểm sai lầm rằng, hàng Châu Âu thì chất lượng phải ngon hơn hẳn hàng Châu Á. Quan điểm này có thể chỉ đúng với việc có một dòng sản phẩm giống y nhau về thương hiệu (ví dụ JW Black Label), chất lượng chai bán ở Châu Âu sẽ nhỉnh hơn chút ít so với chai bán ở Châu Á. Nhưng với trường hợp Singleton thì ngược lại, chai Singleton (Single Malt of Glen Ord) lại được giới yêu mến Whisky đánh giá cao nhất trong cả 03 loại Singleton hiện nay. Điều này khá rõ ràng, rượu Glen Ord (thuộc vùng Bắc Highland, gần Nhà Glenmorangie và Balblair) vẫn là dòng được đánh giá cao từ xưa đến nay, cho dù những chai Single Malt của họ đưa ra thị trường cũng không phổ biến cho lắm.
1) Singleton (Single Malt of Glen Ord) 12yo
2) Singleton (Single Malt of Glen Ord) 18yo.
Dòng Glen Ord là rượu được ủ trong thùng ex-Sherry, trong đó có một số thùng first fill và một số thùng re-fill. Bởi vậy, rượu có màu đậm đà hơn so với rượu Highland Park (cho dù là màu tự nhiên), nhưng lại không sậm màu như Macallan và Balvenie.
Dòng 18yo thì tỷ lệ rượu ủ trong thùng First Fill nhiều hơn.
3) Singleton (Single Malt of Glendullan) 12yo.
Chai Glendullan là rượu blend từ các loại thùng ex-Bourbon và ex-Sherry nên sẽ có cả tính chất và hương vị của rượu ex-Bourbon style như Balblair, Glenlivet, Glenmorangie và có cả style hương vị của rượu ex-Sherry như Macallan, Highland Park (nhưng lại không có chút gì giống so với Dalmore).
4) Singleton (Single Malt of Dufftown) 12yo.
Rượu Dufftown chủ yếu được ủ trong thùng ex-Bourbon, nhưng thường là thùng re-fill nên cốt rượu thanh, nhẹ, hơi nhạt, giàu hương hoa quả tươi, nhưng lại ít mùi vị mật ong, vani.
5) Singleton (Single Malt of Auchroisk) 10yo, 12yo
Đây là những chai đầu tiên mà Nhà Diageo đóng chai Single Malt của mình dưới thương hiệu Singleton. Dòng này khi đó làm ra chỉ để bán ở Châu Âu mà thôi. Hiện nay, nó đã bị khai tử để thay thế bằng các chai số 4 và số 5 ở trên. Diageo dừng đóng chai dòng này cũng là hợp lý, vì thực ra, chất lượng rượu của chai này rất thường. Tuy thế, do là sản phẩm đã ngừng sản xuất, giá trị sưu tầm tăng lên, nên tại Châu Âu, giá mấy chai này lại không hề rẻ.
Old Pulteney – dòng rượu Single Malt đích thực của dân đi biển
Old Pulteney là một dòng Single Malt đẳng cấp mang đặc trưng hương vị của vùng Bắc Highland (Northern Highland) của Scotland.
Nhìn trên nhãn chai và trên vỏ hộp, chúng ta thấy có rất nhiều dấu hiệu của “dân biển”.
Hình ảnh đặc trưng là một con tàu mang dáng dấp tàu biển chạy bằng máy hơi nước hồi Thế kỷ 19 đang nhả khói lướt đi trên trập trùng sóng lớn. Xung quanh tàu, những cánh hải âu trắng, người bạn nhỏ thân thiết của các thủy thủ, đang chao liệng đùa vui. Phía xa xa, những đám mây trời bảng lảng.
Điểm xuyết ở một số vị trí, là hình ảnh bánh lái và mỏ neo.
Trên vỏ hộp ghi rất rõ dòng chữ: “The Genuine Maritime Malt” (thứ rượu Single Malt đích thực của dân đi biển).
Old Pulteney là một Nhà chưng cất rượu Single Malt nằm tại thị trấn Wick, phía mỏm đất trên cùng của Scotland. Đây là Nhà chưng cất trên cùng phía Bắc của mainland UK. Thực ra, xa hơn về phía Bắc, còn có hai Nhà chưng cất nữa, nhưng cả hai đều nằm trên đảo Oakney, đó là Higland Park và Scapa.
Thời xưa, Wick rất hoang vu và xa xôi, nó đích thực là vùng đất khỉ ho cò gáy, thưa thớt người ở, ví như vùng mỏm đất phía Đông của tỉnh Quảng Ninh hoặc vùng đất mũi Cà Mau ngày trước vậy. Tuy nhiên, vì nó nằm ở địa đầu của đất Scotland, vùng án ngữ những tuyến hàng hải lưu thông giữa Baltic, Biển Bắc và Đại Tây Dương, nên các con tàu thường ghé vào Wick để nghỉ ngơi, uống rượu, lấy nước… sau những chuyến hải hành mệt mỏi, hoặc để chuẩn bị cho các chuyến đi dài ngày. Ngày ấy, trên đất liền của Scotland không có đường bộ để đi đến Wick từ Glasgow, Dundee, Perth hay Inverness do địa hình lên mỏm Đông Bắc này quá ư là hiểm trở. Muốn đến Wick, chỉ có cách đến bằng đường biển, muốn đi khỏi Wick cũng phải dùng đường biển. Những cư dân đầu tiên của Wick cũng là người nơi khác đặt chân đến đây từ những con tàu. Sau thấy vùng đất này cũng nhiều tôm cá, nên dân nơi khác đổ về, khiến cho Wick đông vui nhộn nhịp hơn, vừa là một thị trấn của dân đánh bắt cá biển, vừa là một thị trấn của dân hàng hải. Bởi thế, nói đến Wick là nói đến tàu biển, là nói đến dân đi biển, dân sống nhờ biển.
Lênh đênh trên con tàu biển tiến dần về đất Scotland khi màn đêm đang buông xuống mịt mùng, nếu nhìn thấy xa xa đốm ánh đèn nhỏ lấp lóa tỏa sáng ấm ấp mời gọi, thì đó là những quán rượu khuya của Wick. Thời kỳ đầu, rượu bán tại Wick là Brandy của Pháp, là Rum của vùng Carribe, là Whisky của vùng đất phía bên dưới được các con tàu buôn mang tới. Chợt một ngày, một gia đình thủy thủ dừng chân lại nơi đây, quyết định mở một Nhà chưng cất rượu Single Malt nho nhỏ, mục đích làm ra là để uống và để bán cho cánh thủy thủ vẫn đi đi, về về.
Thời kỳ đầu của Nhà làm rượu này rất gian khổ, lúa mạch phải tự trồng, nếu thiếu, lại phải nhờ các con tàu chở từ nơi khác tới. Thùng gỗ, lò chưng cất bằng đồng và các nguyên liệu khác cũng vậy, đều phải nhờ đến các con tàu. Rượu được làm ra, các thủy thủ ghé Wick đều thưởng thức và dần dần chết mê chết mệt với dòng rượu này. Họ hiểu rằng đó đích thực là thứ rượu Whisky dành cho họ, những con người sống chết với biển cả. Một đồn mười, mười đồn trăm, tàu nào ghé Wick cũng mang đi vài thùng rượu Old Pulteney, nhờ thế mà dòng rượu này được đưa đến rất nhiều vùng đất trên thế giới.
Rượu Old Pulteney làm bên bờ biển, dùng nguồn nước cũng ảnh hưởng của vị biển, các thùng rượu được ủ trong cellar nằm sát bờ biển, được gió biển mang hơi muối mặn mà ve vuốt, mơn trớn ngày này qua tháng khác, nên rượu trưởng thành mang hơi thở của biển, khi thưởng thức trong khoang miệng và sau khi nuốt, ta có thể cảm nhận rõ vị muối mằn mặn, và bỗng thấy đâu đây tiếng gió ào ạt, tiếng sóng rì roạp.
Mặc dù Nhà Ballantine’s không hề công bố, nhưng giới thưởng rượu của UK và nhiều nơi trên thế giới đã “bóc ra” rằng trong thành phần của chai Ballantine’s 17yo nhất định phải có Old Pulteney 17yo (Lạ! Cũng là hai dòng cùng 17 tuổi!). Chính hương vị lạ lùng và khó tả của Old Pulteney 17yo đã góp phần tạo nên hương vị nhẹ nhàng mà quyến rũ, thanh khiết mà đậm đà và giàu cá tính của Ballantine’s 17 tuổi.
Chai OP 17yo này là một dòng Natural Colour và Unchill-Filtered, có độ cồn 46%, độ cồn lý tưởng và tiêu chuẩn dành cho hạng Unchill-Filtered. Do là Natural Colour, nên dù được ủ lâu tới 17 năm trong thùng gỗ sồi mà chủ yếu là loại thùng ex-Bourbon, rượu vẫn chỉ có một màu vàng sáng như rượu vang trắng Chardonnay.
Dải sản phẩm tiêu chuẩn của Nhà Old Pulteney (PO 12yo, OP 17yo, OP 21yo và OP 30yo) đã đạt được rất nhiều giải thưởng lớn tại các Event nổi tiếng về rượu mạnh trên thế giới.
Rượu Old Pulteney thì nên uống neat. Tuy nhiên, nếu thích và nếu đang sống trong vùng có thời tiết nóng bức, người thưởng thức hoàn toàn có thể tự tin uống on-the-rock. Khi rượu rót lên trên đá lạnh, rượu phả nhẹ vào mặt một làn gió mát, thoang thoảng, thoang thoảng phong vị của biển cả.
Nếu muốn tìm một chai Single Malt để uống Freezing, Old Pulteney 17yo quả thực là một chai lý tưởng, với hương vị thanh nhã, dịu mát, tinh tế và cho cảm giác cực kỳ khoan khoái.
Ngồi bên bờ biển nhâm nhi với người nhà hoặc bạn bè trong những ngày nghỉ thú vị, một chai OP đặt trên bàn sẽ góp phần làm chuyến đi biển ấy trở nên hoàn hảo và đáng nhớ.
Nhà Old Pulteney lại vừa đưa ra thị trường một dòng Limited Edition – Chai WK209 Good Hope. Tuy nhiên, như một số dòng Limited Edition trước đó, dòng này cũng chỉ được bán trên kênh DFS, chứ không bán đại trà tại thị trường nội địa của bất kỳ nước nào.
Chai Old Pulteney WK209 Good Hope này là một chai single malt được giới thiệu lần đầu tiên vào ngày 08 Tháng Ba tại một số shop trong hệ thống DFS tại UK (như Sân bay Heathrow, Sân bay Glasgow) với tư cách là một sản phẩm Tháng Ba (‘Malt of the Month’)của Chiến dịch bán hàng có tên gọi World of Whiskies (chuyên nhằm giới thiệu các chai rượu Single Malt nổi bật tại các UK DFS theo từng tháng). Giá bán tại các UK DFS là 34,99 Bảng Anh 1 chai dung tích 1 Lít. Rượu có độ cồn 46%, được đóng chai với màu rượu tự nhiên và không lọc lạnh (Natural Colour and Unchill-Filtered). Sau khi tung ra tại London và Glasgow, WK209 sẽ được bán tại một số DFS tại các nước Châu Âu khác và kế đó là HK.
Tại VN, dù không chính thức được bán ra tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất, tuy nhiên sản phẩm vẫn có thể được đặt mua tại một vài shop thông qua các nhân viên HKh hoặc một số người yêu mến rượu whisky xách về.
Lô sản phẩm Limited Edition này có cả thảy 9.600 chai, được đích thân ông Stuart Harvey, Nhà pha chế trưởng (Master Blender) của Inver House Distillers (Tập đoàn sở hữu Nhà Old Pulteney, Balblair, anCnoc, Speyburn và nhiều nhãn rượu khác) lựa thùng từ hầm rượu và pha chế. Đây là loại Single Malt được trộn từ cả hai loại rượu được ủ trong thùng ex-Bourbon và ex-Sherry, trong đó, rượu ex-Sherry chiếm tỷ trọng lớn hơn. Điều này khá đặc biệt, vì Nhà Old Pulteney thường làm rượu thiên về style ex-Bourbon.
WK209 Good Hope là tên gọi được đặt theo tên con tàu chạy máy hơi nước đầu tiên có sử dụng hệ thống điện tín được đăng ký tại hải cảng Wick và số đăng ký của nó là WK209. Hình ảnh con tàu được in lại trên vỏ chai và hộp giấy của sản phẩm. Như đã viết ở bài trước, Wick chính là nơi tọa lạc của Nhà chưng cất rượu Old Pulteney. Xưa kia, Wick là một thị trấn hải cảng quan trọng nằm tận cùng phía bắc lãnh thổ Scotland và là một cảng cá lớn nhất Châu Âu vào thế kỳ 19.
Màu sắc: Màu vàng đồng đậm. Hương và vị: Rất êm dịu và nhiều hương vị, trong đó nổi trội nhất là hương kẹo bơ toffee, chocolate, vani và hương hạt quả phỉ (hazelnut). Trong khoang miệng, ban đầu rượu cho cảm giác dịu ngọt, giàu hương vị chanh cam, kế đến có thể dễ dàng cảm nhận được hương vị trái nho khô, chocolate và hương thơm ấm áp của các loại gia vị. Hậu vị của rượu khá dài, đầy đặn và ấm áp.
Old Pulteney WK499 Isabella Fortuna
Mở màn cho một Range sản phẩm mới độc đáo, có số lượng hạn chế (Limited Edition), chai Old Pulteney WK499 Isabella Fortuna đã được Nhà Old Pulteney đưa ra thị trường từ Tháng Một năm nay, ban đầu tại các DFS của các Sân bay quốc tế trọng điểm ở UK, sau đó sẽ đưa ra rộng rãi hơn trên các DFS Sân bay quốc tế khác thuộc Châu Âu, Châu Á, Mỹ và Úc.
Sản phẩm rượu chỉ được đóng chai với duy nhất một loại có dung tích 1L. Rượu có độ cồn 52% ABV, là loại cask strength (rượu nguyên gốc, được khui trực tiếp ừ thùng ủ, không pha chế thêm với các additives khác – như đã có lần người viết nêu trên Diễn đàn). Dòng Limited Edition này được mang tên con tàu Isabella Fortuna, con tàu thuộc loại herrings drifter cuối cùng còn lại trên hải cảng Wick, địa danh nổi tiếng, cũng là quê hương của rượu Old Pulteney. Đây là loại tàu biển loại chạy bằng máy hơi nước dùng lưới treo nổi chuyên để đánh bắt cá trích, giống cá rất được người Châu Âu ưa chuộng không phải chỉ bởi chất lượng thịt cá, mà còn do nguồn dầu cá dồi dào mà nó cung cấp. Con tàu khi xưa được đăng ký tại Wick dưới số đăng ký WK499.
Chai rượu này được Hãng WDF lựa chọn là Sản phẩm của Tháng Giêng (“Malt of the Month” World of Whiskies), được bán tại các Sân bay London, Glasgow, Edinburgh và Aberdeen với giá 32,99 Bảng Anh.
Theo ông Stuart Harvey, Nhà pha chế trưởng (Master Blender) của Inver House Distillers Ltd (công ty mẹ của Nhà Old Pulteney), thì dòng sản phẩm này được làm ra tất cả là 18.000 chai 1L.
Lịch sử của Nhà Old Pulteney gắn liền với sự phát triển của Thành phố cảng Wick, gắn liền với ngành đánh bắt cá biển nơi rẻo Đông Bắc Scotland này, đó chính là lý do mà Nhà Old Pulteney đã được những người yêu mến whisky khắp UK đặt cho cái tên “Single Malt của Dân đi biển” (‘The Genuine Maritime Malt’). Đã từ lâu, hình ảnh các con tàu xuất hiện trên vỏ chai, hộp giấy, tem nhãn, ấn phẩm quảng cáo của rượu Old Pulteney. Đặc biệt hơn, nhiều gã mê whisky khắp UK cứ nhất định phải đến Wick mua một vài chai OP mang ra bờ biển hoặc ngay trên bến cảng Wick ngồi nhâm nhi với nhau, vừa thưởng thức rượu, vừa hít thở gió biển, vừa ngắm nhìn những con tàu cá bận bịu đang ra vào cảng.
Về màu sắc, hương vị, rượu vừa mang phong cách truyền thốmg của Nhà Old Pulteney, vừa có những nét riêng. Từ lâu, Nhà Old Pulteney đã là một trong số vài Nhà làm rượu đi tiên phong trong việc đóng chai rượu có màu tự nhiên. Chính vì thế, màu rượu không quá đậm như Dalmore hay Macallan, mà thường có màu vàng đồng, vàng sáng, thậm chí là vàng nhạt như vang Chardonnay. Chai WK499 có màu vàng sáng, trong và khá nhẹ nhàng. Hương thơm của rượu có nhiều mùi khá lạ lẫm và gây kích thích. Rượu có mùi thơm của đường mía mới, mùi của trái kiwi, mùi thơm vừa thanh vừa béo của cơm dừa, phảng phất hương kem sữa, táo xanh Granny, chanh tươi và ẩn hiện cả mùi quả vải. Trong khoang miệng, dù rượu là dòng cask strength, có độ cồn cao tới 52% ABV, nhưng rượu rất êm dịu, thậm chí cho cảm giác hơi “phẳng” (nếu ai ưa dùng whisky bốc bốc một chút có lẽ chưa chắc đã thích dòng này). Rượu khá ngọt ngào, mềm mại, vị cay cay luôn có trong whisky chỉ gợn nhẹ và tạo cảm giác lăn tăn, lăn tăn. Hương vị cơm dừa, táo và chanh vẫn được nhận thấy rất rõ, vị mật ong thoảng nhẹ. Cuối cùng thì vẫn không thiếu được hương thơm lâu của vani, và một chút vị mặn, thứ hương vị “truyền thống” của rượu OP. Hậu vị của rượu khá dài, có lẽ cảm giác này có được là do rượu 52%? Khi thêm mấy giọt nước (không đo cụ thể, nhưng ước chừng rượu dilute xuống khoảng 45 – 46%), rượu chuyển từ trong sang đục mờ. Đó là do hiệu ứng của rượu unchill-filtered. Khi pha thêm với nước, hương vị vani, kem, mật ong và táo “nẩy” hơn và khi uống vào, rượu còn cho thêm một chút chát nhẹ của vị gỗ.
Thực ra thì rượu Old Pulteney đang thuộc sở hữu của người Châu Á, dân “hàng xóm” của chúng ta, người Thái.
Là một nhánh con của Nhà Inver House Distillers (www.inverhouse.com), Old Pulteney cùng với Balblair, anCnoc, Speyburn là một nhóm thương hiệu Single Malts khá nổi tiếng ở UK, Mỹ và Châu Âu. Ngoài 04 Nhà chưng cất Whisky đơn này, Inver House còn sở hữu hàng loạt nhãn rượu mạnh và rượu nhẹ khác, trong đó có dòng Whisky Liqueur đã từng bán rất chạy ở VN mấy năm trước là Heather Cream.
Inver House lại là con của Tập đoàn International Beverage Holdings (www.interbevgroup.com), được thành lập năm 2005 bởi Tập đoàn mẹ có tiềm lực tài chính rất mạnh là ThaiBev, hiện đang là Tập đoàn về rượu bia và đồ uống mạnh nhất Đông Nam Á, cả về tài chính và sản lượng. Tuy là Con của ThaiBev, nhưng International Beverage Holdings lại được người Thái đặt đại bản doanh tại Hong Kong và mở Chi nhánh tại Mỹ, Châu Âu, Úc để giúp người Thái vươn dài cánh tay ra thị trường quốc tế, không những bằng các sản phẩm Scotland có tiếng tăm từ lâu mà họ mới mua lại khoảng chục năm nay, mà còn cả những thương hiệu 100% Thái. Nhãn hiệu rượu Thái lan có tên là Mekhong, sản phẩm luôn là Quốc tửu của Thái Lan (‘the Spirit of Thailand’) suốt từ 1941 đến nay, đã bán được khá nhiều tại chính UK và một số quốc gia Châu Âu khác.
Như vậy, hiện nay Châu Á cũng đã có 03 quốc gia sở hữu một lượng khá lớn các Nhãn hiệu rượu bia tên tuổi của Thế giới, với ThaiBev(Thái Lan) sở hữu các nhãn như vừa kể trên cộng thêm Catto’s, Hankey Bannister, Blairmhor, MacArthur’s và Green Plaid Suntory (Nhật Bản) sở hữu Bowmore, Auchentoshan và Glen Garioch, Nikka (Nhật Bản) sở hữu Ben Nevis, Takara Shuzo (Nhật Bản) sở hữu Tomatin, Antiquary và Talisman, UB (Ấn Độ) sở hữu Dalmore, Jura, Whyte & MacKay. Hiện nay được biết người Đài Loan cũng đang muốn nhảy vào lĩnh vực này và cố gắng sở hữu một số nhãn hiệu Scotches và Cognac. Người viết mong rằng một ngày nào đó cũng có một số bác người Việt có máu mặt yêu thích lĩnh vực kinh doanh này và làm điều tương tự. Khi đó, chắc cũng sẽ cố để xin một chân nhỏ nhặt trong ấy để thỏa thú đam mê. Ngày ngày sẽ vỗ về, chăm sóc những thùng rượu mộc mạc, thô ráp, ngoan ngoãn, tĩnh lặng, nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ để nuôi nấng chúng đến khi trưởng thành, để rồi một ngày kia, thứ chất lỏng lóng lánh và quyến rũ ấy được bưng đến phục vụ các bác vui ngất ngây
Glenfiddich Age of Discovery 19 Year Old
Có vẻ như gần đây, một số Nhà Chưng cất rượu Single Malt của Scotland ưa thích chủ đề về đại dương, biển cả. Không chỉ có Nhà Old Pulteney đưa ra các sản phẩm Limited Edition mang tên các con tàu chạy máy hơi nước như WK209 và WK499, mà một số Nhà khác, trong đó có Glenfiddich cũng đã đưa ra thị trường sản phẩm Limited Edition về chủ đề này.
Tháng Ba vừa qua, Nhà Glenfiddich vừa giới thiệu một chai rượu độc đáo mang tên “Age of Discovery” có tuổi rượu là 19 năm. Đây là sản phẩm rượu được ủ trong thùng gỗ sồi đến từ đất nước Bồ Đào Nha, loại thùng gỗ trước đây đã được dùng để ủ rượu Vang Medeira, một loại vang khá nổi tiếng của Bồ Đào Nha được làm trên hòn đảo mà nó mang tên. Chắc có bác vẫn còn nhớ, vừa mới đầu năm trước, đảo này cũng đã bị một trận lụt lịch sử gây ngập lụt diện rộng y như tình trạng lụt lội ở VN vậy.
Sản phẩm rượu được làm ra để vinh danh những người Bồ Đào Nha, những người đã tiên phong cho Châu Âu mở ra một kỷ nguyên thám hiểm thế giới qua con đường hàng hải, bắt đầu từ Thế kỷ 15.
Trên vỏ hộp độc đáo được thiết kế cầu kỳ và in ấn chi tiết, Nhà Glenfiddich đã kể lại cho chúng ta câu chuyện thám hiểm của người Bồ, những hành trình thám hiểm đường biển vĩ đại bắt đầu từ Châu Âu, đi qua Thái Lan, vòng xuống Malaysia để tìm Ấn Độ, để rồi nhầm lẫn và đặt tên đất nước Indonesia. Trên con đường tiên phong ấy, họ đã thành lập nên một khu vực buôn bán quan trọng mà sau này chính là Thành phố Macao nổi tiếng, và nữa, chính họ đã đặt tên cho hòn đảo Đài Loan – “ilha Formosa” (Tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là Hòn đảo Tươi đẹp). Và cũng chính trong những chuyến thám hiểm đó, người Bồ đã tìm ra và nhập vào lãnh thổ của mình các hòn đảo phía Nam như Porto Santo và Madeira, những hòn đảo vốn gần với Châu Phi hơn là với đất Bồ.
Nói về sản phẩm này, ông Brian Kinsman, Nhà pha chế trưởng (Malt Master) mới được bổ nhiệm gần đây để thay cho Nhà pha chế lão luyện David Steward cho biết: “Chúng tôi rất vui khi sáng tạo ra dòng sản phẩm nhằm vinh danh và tưởng nhớ đến những người đã có công tiên phong cho Châu Âu để mở ra một Kỷ nguyên Khám phá thế giới.”
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 125 năm của mình, Nhà Glenfiddich sử dụng thùng Madeira Wine để ủ rượu whisky Single Malt.
Rượu rất ngon miệng và giàu hương vị, nổi trội là hương thơm của trái vả chín mềm (fig), hương vị mứt trái cây và hương thơm đa dạng của các loại gia vị như quế và hạt tiêu đen.
Sản phẩm Glenfiddich này có độ cồn 40% ABV, được làm rất cẩn trọng để đưa ra bán tại các shop trong chuỗi DFS tại các Sân bay quốc tế trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có các Sân bay tấp nập tại vùng Đông Nam Á.
Tại Shop chuyên bán hàng Glenfiddich trong các Sân bay ở UK, giá bán của sản phẩm là 75 Bảng Anh.
Với Nhà Glenfiddich, đây là sản phẩm đầu tiên rượu Glenfiddich được ủ trong thùng vang Madeira của Bồ Đào Nha, tuy nhiên, trước đó, đã có rất nhiều Nhà làm rượu Scotland ủ rượu trọn vẹn hoặc ủ thêm một thời gian trong thùng rượu loại này. NGay chính Nhà Glenfiddich cũng đã từng sử dụng loại thùng này, nhưng đó là họ sử dụng cho một loại rượu khác, rượu Belvenie, một dòng rượu rất tên tuổi, được nhiều người yêu mến whisky đánh giá cao và hiện loại rượu này vẫn do ông David Steward phụ trách về chất lượng và hương vị sản phẩm.
Macallan
Chai 12yo vỏ màu nâu sậm là chai thuộc dòng Sherry Oak, bán phổ biến tại VN.
Chai 12yo còn lại thì thuộc dòng Fine Oak, ít thấy bán ở VN, thường là dòng xách từ nước ngoài về, hoặc dòng DFS.
Chai 15yo cũng là chai thuộc dòng Fine Oak, một trong những chai tuyệt vời nhất của Nhà Macallan, dù tuổi rượu cũng thuộc vào loại trẻ.
Fine Oak là một hướng đi mới của Nhà Macallan, vừa hướng đến mục tiêu thương mại, vừa làm phong phú dải sản phẩm của họ.
Rượu Fine Oak được Blend từ 03 loại rượu được ủ trong 03 loại thùng gỗ sồi khác nhau:
(1) Thùng gỗ sồi Tây Ban Nha được dùng để ủ rượu Sherry. Đây là loại thùng truyền thống của Nhà này, giống như rượu thuộc nhóm Sherry Oak.
(2) Thùng gỗ sồi Mỹ (gỗ sồi trắng), đã được đùng để ủ rượu Sherry.
(3) Thùng gỗ sồi Mỹ, đã được dùng để ủ rượu Bourbon. Điều này tương tự như cách mà Nhà Glenmorangie ủ rượu để đóng chai Glenmor 10yo Original, hoặc Nhà Balblair ủ rượu để đóng chai 2000 Vintage.
Chai 1851 Inspiration là một chai trông có vẻ cổ điển, mộc mạc, thô ráp. Về chất lượng, không thể phù nhận rằng đây là một chai rượu rất ngon thuộc về nhóm Single Malt ủ trong thùng Sherry, nhất là nếu ta tìm được một chai nút gắn xi (đóng chai tầm 2008). Tuy nhiên, dòng này cũng chỉ là một dòng mà Nhà Macallan làm ra thông qua việc “lấy cảm hứng” (Inspiration) từ chai rượu mẫu còn lưu lại được từ mẻ rượu đóng chai năm 1851. Vỏ chai được làm giống gần y hệt chai rượu ngày đó. Tuy nhiên, tem nhãn thì làm mới hoàn toàn theo phong cách của Nhà Macallan hiện tại. Chất rượu bên trong, tuy “lấy cảm hứng” từ rượu 1851, nhưng cũng không phải là sao chép y nguyên công thức. Vì thế, chai này được làm không hạn chế về số lượng để bán ra trên kênh DFS (đương nhiên là sản lượng vẫn thấp hơn mấy dòng tiêu chuẩn, đại trà bán khắp thế giới như chai 12yo, 18yo…).
Ngược lại, chai 1841 là 1 chai thuộc Nhóm Replica – “Sao chép y nguyên” chai rượu còn lại từ năm 1841. Những chai Replica thường là Limited Edition với số lợng tung ra rất ít ỏi, nên khan hiếm. Một số mẫu thường được đặt hàng trước khi hàng được chính thức đưa ra. Khác với dòng 1851, chai 1841 “sao chép” y hệt chai “nguyên mẫu”, từ vỏ chai, tem nhãn, kiểu chữ, nội dung ghi trên nhãn, đến công thức rượu. Do chưa được nếm thử dòng này, nên người viết không biết hương vị ra sao. Tuy nhiên, theo các thông tin có được, thì các dòng Replica này là rượu Macallan được ủ hoàn toàn trong thùng Sherry và được làm từ mạch nha có xông khói. Rượu có hương vị khói chính là sự khác bệt lớn nhất và rõ rệt nhất giữa Macallan hiện đại và Macallan 170 năm trước.
Chai này không hiểu bằng đường nào mà lưu lạc về VN, chứ với số lượng ít ỏi, cộng với sự săn tìm của người sưu tầm rượu khắp nơi, thì việc tồn tại ở VN khoảng chục chai loại này là điều không thể có.
Sự nổi tiếng của Nhà Macallan song hành với các sản phẩm truyền thống Sherry Oak, tức là rượu Single Malt được ủ trọn đời trong các thùng gỗ sồi đã từng được ủ rượu Sherry của Tây Ban Nha.
Nhà Macallan chọn lựa thùng rất kỹ và mua những vỏ thùng có giá cao hơn so với nhiều loại khác được một số nhà làm rượu khác mua về. Chính vì những yếu tố như thế này mà rượu Single Malt của Nhà Mac thường đắt hơn nhà khác, dù cùng năm tuổi.
Rượu ủ thùng ex-Sherry thì hương vị nồng ấm, đậm đà, giàu hương trái chín, mứt quả, mùi vị gừng và gỗ, vị thì khá ngọt. Bởi vậy, dòng rượu này thích hợp để uống trong thời tiết mát hoặc lạnh chứ không hợp với thời tiết nóng.
Rượu ủ thùng Sherry gắn bó với ngành công nghiệp whisky của Scotland từ khá lâu đời và dòng này đã cho ra đời nhiều chai hảo hạng. Tuy nhiên, dần dần, nhiều nhà làm rượu khác đã có được bí quyết làm ra những sản phẩm hảo hạng không kém từ dòng rượu được ủ trong thùng gỗ sồi Mỹ (đã từng được dùng để ủ rượu American Bourbon Whiskey), cho dù những thùng gỗ sồi Mỹ dù được vẫn chuyển xa hơn, nhưng lại luôn có giá thành rẻ hơn vì bị giới làm rượu đánh giá thấp hơn thùng gỗ sồi Tây Ban Nha.
Với thực tế này, Nhà Macallan bị mất một lượng khách hàng tiềm năng, là những người không quá ưa hoặc không thích hương vị ngọt ngào, nồng nhiệt, đậm đà của rượu whisky ex-Sherry. Quyết định vượt qua rào cản truyền thống, bên cạnh dòng ex-Sherry, họ đã cho ra đời dòng Fine Oak, là sản phẩm Single Malt được pha trộn từ 3 loại thùng ủ: (i) thùng sồi Tây Ban Nha đã được dùng để ủ rượu Sherry (loại thùng truyền thống); (ii) thùng sồi Mỹ đã được dùng ủ rượu Sherry; và (iii) thùng sồi Mỹ đã được dùng để ủ rượu Bourbon. Việc pha trộn 3 dòng rượu theo các tỷ lệ khác nhau đã cho ra đời sản phẩm đóng chai có hương vị rất khác biệt so với Sherry Oak truyền thống. Nó vẫn giàu hương trái cây chín, nhưng thoang thoảng hương hoa, hương chanh, cam, vani. Vị của nó bớt ngọt, thanh hơn, trong trẻo hơn, tạo cảm giác trẻ trung và sảng khoái hơn.Với những chai rất thành công dù chỉ có tuổi rượu trung bình thấp như Fine Oak 18yo và 15yo, hương vị rượu rất phức hợp, nhiều lớp, nhiều gam hòa quyện với nhau, gây quyến rũ cả khi ngửi lẫn khi uống.
Tuy nhiên, trái với hương vị rất ấn tượng của những chai 15yo, 18yo và 21yo, rượu Fine Oak 10yo, 17yo lại khá nhạt miệng, hương vị không nổi, không rõ style và thiếu độ thẩm sâu trong khoang miệng.
Tương tự như vậy, dù chỉ kém có 02 năm ủ, nhưng so với chai Sherry Oak 12yo rất thành công, thì chai 10yo Sherry Oak lại chỉ là một chú bé chưa thực sự tự tin vững bước vào đời. Trong hoàn cảnh này, thì việc “già” thêm 02 tuổi nữa lại có ảnh hưởng quá lớn.
Rượu Sherry thì gần như càng ủ lâu càng ngon. Chai Macallan 18yo Sherry Oak có chất lượng và độ hấp dẫn cao hơn hẳn 16yo và 12yo cùng dòng. Đương nhiên, nó còn cao hơn 10yo nhiều nữa. Có lẽ vì tính chất đặc biệt này, mà rất nhiều hãng làm rượu, cho dù truyền thống là làm rượu ex-Bourbon, nhưng khi làm một chai rất nhiều tuổi, đặc biệt là từ 30yo trở lên, họ lại chọn thùng Sherry. Nhưng ở góc độ ngược lại, cũng có lẽ, với thùng ex-Sherry, phải đạt đến một độ tuổi nhất định thì rượu mới ngon. Theo người viết, ngưỡng “sàn” là 12 tuổi.
Macallan 18yo là một chai hảo hạng.
Trong cả dải sản phẩm Sherry Oak của Nhà Mac, em thích nhất chai này, thấy hương vị nó sâu lắng, nhiều tầng, nhiều lớp và quyến rũ hơn hẳn cả chai 21yo, 25yo, và thậm chí là vẫn trội hơn cả 30yo.
Nhược điểm duy nhất của nó là giá bán ở VN mình đắt quá nếu đem so với các dòng Single Malt hoặc Blended Whisky khác. Nói so sánh ở đây là so sánh giữa giá sản phẩm với các nhãn rượu khác đang có bán tại VN, rồi so sánh chúng với giá bán các sản phẩm đó trên cùng một thị trường nước ngoài, ví dụ như cùng tại Hong Kong, Thailand, hoặc cùng tại Mỹ, Anh, Đức, Pháp…
Xin lưu ý là phần lớn các sản phẩm rượu mạnh đang được bán tại VN đều có giá rẻ hơn tại nhiều nước khác (căn cứ trên tỷ giá quy đổi hiện tại), dù cho đều cùng một loại sản phẩm (không thuộc nhóm làm các level sản phẩm khác nhau cho các khu vực thị trường khác nhau, dù cùng nhãn, cùng dòng, cùng loại)
Glenfarclas

Glenfarclas vẫn còn giữ được truyền thống là một Nhà làm rượu gia đình, lâu đời và độc lập, trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối giống như nhà Glenfiddich. Nhà Glenfarclas chỉ chuyên tâm làm rượu ex-Sherry, giống như Nhà Macallan trước đây. Và cũng giống Nhà Mac, họ thường sang TBN lựa nhưng thùng Sherry chất lượng cao, giá đắt. Họ cũng dùng rất nhiều thùng first-fill. Tuy nhiên, khác với Nhà Mac (những năm gần đây), Nhà Glenfarclas vẫn đi theo phong cách truyền thống là làm rượu để cho người dân uống, chứ không phải làm rượu để chơi, để biếu, để tặng. Chính vì thế, cả một dải sản phẩm từ loại NAS, 10yo, 12yo,…. đến những sản phẩm rất lâu năm như 30yo và 40yo, họ đều chỉ dùng một mẫu chai đơn giản, gọn, chắc, và đều đựng trong các vỏ hộp giấy carton hình ống (tube). Và nưa, xưa nay, Nhà này ít chi các khoản tiền lớn cho các khoản làm thị trường và quảng cáo sản phẩm (kể các các kênh thông thường và các chương trình quảng bá đặc biệt). Điều này rất có lợi cho người tiêu dùng vì giá sản phẩm rất rẻ, nếu đem so về chất lượng và tuổi rượu với nhiều nhà khác.
Với những người sành rượu khắp thế giới, chai Macallan Sherry Oak 30yo không bao giờ “có cửa” để đem so về chất lượng và hương vị với chai Glenfarclas 30yo, cho dù giá chai Glenfarclas 30yo chưa bằng giá Macallan 21. Mặc kệ cho những anh hào như Macallan 30yo luôn gây ra ồn ào và lượng cầu cao trên nhiều thị trường (ở VN, giá bị đẩy từ khoảng 14 triệu lên tới 26 triệu chỉ trong năm 2010 và hiện nay chưa hề giảm giá trở lại), Glenfarclas 30yo luôn có một vị trí xứng đáng trong tủ rượu của những người yêu mến whisky khắp thế giới.
Chính Glenfarclas cũng là Nhà đầu tiên tung ra sản phẩm 40yo có mức giá rất hợp lý, với tính cách là một sản phẩm đại trà bán cho người dùng, không cầu kỳ chai lọ, vỏ hộp và những thứ phụ kiện khác. Ngược lại, hầu hết các Nhà khác, khi đưa ra chai có độ tuổi rượu tới 40 năm, họ đều luôn xây dựng các chiến dịch quảng bá, và thường đưa ra thị trường với hình ảnh là một sản phẩm rất cao cấp, rất sang trọng và rất đẳng cấp, đương nhiên cũng rất đắt tiền.
Chai Glenfarclas 30yo đã liên tục đoạt giải uy tín “Single Malt tốt nhất bán tại Úc” suốt từ năm 2003 đến na y. Giữa năm nay, chai 40yo lại tiếp tục đoạt được giải thưởng uy tín này.
Theo em, trên cả dải sản phẩm, dường như có rất ít sản phẩm cùng độ tuổi của Macallan Sherry Oak “địch” lại được Glenfarclas, trong khi giá của Glenfarclas chỉ bằng 2/3, thậm chí là 1/2. Với chai 30yo, có lẽ độ chênh của chai này thậm chí lên tới 1/4 hoặc 1/5.

Nhà Glenfarclas có chai 105 Cask Strength (có độ cồn gốc, lên tới 60 độ) đặc biệt xuất sắc. Trong đó, version đặc biệt nhất là chai 105 Cask Strength 40 years old.
Chai 30yo nếu có bán vào VN hiện nay, chắc là mẻ rượu (batch) chưng cất năm 1978 hoặc 1979. Mấy chao này có nhãn hình vuông và nhìn modern hơn so với version 1974-2004 (tem và hộp màu tím sáng, trên thân chai có đính logo bằng kim loại mang hình chữ G) mà em đã post trong mạch này. Trong các mẻ rượu để đóng chai 30yo, trừ mẻ 2010 và 2011 không biết đã có chưa và nếu có thì chưa biết như thế nào, còn lại, mẻ 1974 được đánh giá là xuất sắc nhất.
Trước hết, về chất lượng rượu, Glenfarclas tại Việt Nam không có bất kỳ vấn đề gì nếu đem so sánh với sản phẩm cùng loại, cùng độ tuổi mua tại Anh, tại một số nước Châu Âu hoặc Úc. Như em đã có lần thưa với các bác trên này, những Tập đoàn đa quốc gia (MNC), những Công ty quy mô lớn như Diageo, Pernod Ricard, Moet Hennessy, Beam Global, Remy Cointreau, Edrington… mới có đủ điều kiện để làm rượu riêng cho từng khu vực thị trường. Ngược lại, các Công ty quy mô nhỏ (bao gồm cả các nhánh rất nhỏ của các Tập đoàn và các Công ty lớn vừa kể trên), và các công ty vẫn hoạt động như một Công ty gia đình nhỏ, ví dụ như Glenfarclas, Glenrothes, Balblair, Old Pulteney, BenRiach, Speyburn, Royal Lochnagar, Clynelish, Caol Ila, Talisker… thì hiện chưa có các sản phẩm phân biệt khu vực thị trường (Châu Âu, Bắc Mỹ, Canada và Úc, NZ, Châu Á, Trung Đông…).
Điều làm em hơi thất vọng về Glenfarclas tại Việt Nam chính là chính sách giá bán cho người dùng cuối, ví dụ như bán tại shop, bán tại Nhà hàng v.v… Nói tóm lại là sản phẩm đang được bán với giá khá cao so với mong đợi của những người dùng đã hiểu biết ít nhiều về nhãn rượu này. Việc này không rõ là do Nhà Glenfarclas ở UK quyết định hay do Công ty NK-PP về VN quyết định. Dường như chuyện này được quyết định bởi chủ thể thứ hai.
Glenfarclas vốn nổi tiếng trong giới yêu mến rượu Single Malt Whisky khắp thế giới ở hai điểm: (1) Là dòng rượu truyền thống theo style Sherried đậm đà hương vị trái chín, vừa dễ uống, lại vừa đa vị, sâu sắc và phù hợp với lớp trung lưu; là lựa chọn không thể thiếu của những người yêu thích style này (cùng với Macallan, Balvenie và Dalmore); (2) Là dòng rượu để bán cho người uống chứ không phải chuyên tâm làm quà tặng, quà biếu, hay để trưng, để bày tủ, bày trên giá, do vậy, có giá rất mềm nếu đem so với Macallan và Dalmore. Giá mềm này có được là do nhiều yếu tố, chẳng hạn như việc họ sử dụng một mẫu chai và phương pháp đóng hộp giản dị, ít tốn kém, hay họ không tốn tiền cho các hoạt động marketing đa dạng, phong phú và ầm ĩ khắp thế giới như mấy NMC vẫn đang làm, hoặc họ có phương pháp quản lý đơn giản (kiểu công ty gia đình rất truyền thống) ít tốn kém chi phí, và nữa, họ chủ trương không “ăn quá dày”, để chia sẻ một phần với cộng đồng đông đảo “những người uống rượu” (drinkers), những người luôn mong muốn có rượu hảo hạng để thưởng thức, nhưng trong túi lại không quá dày tiền.
Chúng ta thường hay mất công tìm kiếm một sản phẩm “ngon + bổ + rẻ”. Trên thực tế thì vẫn luôn có những sản phẩm như vậy, cho dù không ít người không tin vào điều đó vì cho rằng “tiền nào của nấy”. Và suy cho cùng thì đã là con người, mấy chữ “ngon + bổ + rẻ” kia luôn thật hấp dẫn, cho dù họ là người bình thường hay người giàu có. Nếu có yếu tố nào ảnh hưởng đến quyền lợi, thì tự mình, người dùng sẽ đưa ra quyết định phù hợp.
Với chất lượng cao của sản phẩm, Glenfarclas bán giá hợp lý thì còn hấp dẫn. Nhưng khi sản phẩm được bán với giá cao, tính hấp dẫn sẽ giảm đi, hoặc mất đi. Lúc đó, người dùng sẽ suy xét để đưa ra một lựa chọn phù hợp.

Một chai Glenfarclas 105 “Cask Strength” 60% ABV bán lẻ tại UK với giá chưa đến 40 Bảng, nhưng bán tại VN với mức giá 1,6 đến 1,8 triệu VND. Trong khi đó, chai Glenmorangie 10yo Original có giá khoảng 27 Bảng (tại UK) và 750.000 VND (tại VN), Balvenie 12yo DoubleWood giá 31 Bảng (UK) và 900.000 VND (VN), Balblair Vintage 2000 giá 34 Bảng (UK) và 900.000 VND (VN), Macallan 12yo SherryOak giá 35 Bảng (UK) và 900.000 VND (VN).
Với những người đã rất yêu mến, họ sẽ không ngần ngại rút hầu bao để thưởng thức. Nhưng với đa số người dùng, mức giá không có tính cạnh tranh của sản phẩm không hấp dẫn được họ. Với những người hiểu biết chút ít, mức giá cao hơi bất thường của sản phẩm sẽ khiến họ hơi thất vọng và ngần ngại và có thể lựa chọn sản phẩm khác thay thế.
Tuy vậy, 105 Cask Strength là một chai rất đáng để thử. Đây là chai rượu không đề tuổi (NAS) với thành phần chủ yếu là rượu trẻ (dưới 12yo), nhưng cũng có một ít rượu lâu năm và là một chai có độ cồn nguyên gốc (60% ABV) khui trực tiếp từ thùng, không pha loãng với nước, không pha thêm màu caramel và không lọc lạnh. Do ở thị trường VN, những chai rượu Whisky có nồng độ cồn cao trên 50% ABV không nhiều, nên 105 Cask Strength luôn có yếu tố hấp dẫn riêng của nó. Tuy nhiên, với những chai Glenfarclas khác dưới 30yo như 12yo, 15yo, 18yo, 21yo, 25yo có độ cồn 43%, thì sản phẩm sẽ gặp phải sự cạnh tranh mãnh liệt hơn từ Macallan, Dalmore và Balvenie và một vài dòng rượu Single Malt khác (không có cả dải sản phẩm Sherried style, nhưng có một số loại sản phẩm thuộc style này) về giá bán
Dalmore 
là một dòng Single Malt nổi tiếng của Vùng Bắc Highland, Scotland; “hàng xóm” của Balblair, Glen Ord, Glenmorangie.
Hàng Dalmore được nhập khẩu chính thức về VN gồm có mấy loại (xếp từ thấp đến cao, từ rẻ đến đắt theo số thứ tự):
1) Dalmore 12yo;
2) Dalmore Gran Reserva;
3) Dalmore 15yo;
4) Dalmore 18yo;
5) Dalmore 1263 King Alexander III.
Về giá, dạo này em ít đi mua mấy sản phẩm này, nên khoảng hai tháng nay không cập nhật giá. Tuy nhiên, vì là dòng Single Malt của Vùng North Highland và cũng rất có tiếng tăm, nên tại VN (cũng như tại nhiều thị trường khác), giá của Dalmore cũng thuộc vào loại cao. Nhưng dù sao, tiền nào của nấy. Đây là những sản phẩm “uống rất được”, và tất nhiên, nó không hẳn là sản phẩm Single Malt dành cho những người mới bắt đầu làm quen với Malt Whiskies. Em nhớ chai 12yo loại 700ml thì giá khoảng 850.000 đến 90.000 VND.
Rượu Dalmore là rượu được ủ 100% trong các thùng ex-Sherry, thùng đã được dùng để ủ loại rượu vang ngọt có nồng độ cao là Sherry của Tây Ban Nha. Tương tự, Macallan (với serie Sherry Oak) và Balvenie cũng là các Nhà làm rượu ủ 100% trong thùng ex-Sherry.
Rượu Dalmore nổi tiếng thêm ở chỗ, cũng là thùng ex-Sherry, nhưng họ thường lựa chọn nhiều loại thùng Sherry từ nhiều Hãng làm rượu Sherry thuộc các vùng khác nhau của Tây Ban Nha nên hương vị sherry mà rượu whisky “stealing” được cũng khá đa dạng.
Dalmore, cùng với Isle of Jura hiện là 02 nhãn Single Malt thuộc sở hữu của Tập đoàn UB Group, Tập đoàn rượu bia khá hùng mạh của Ấn độ.
Cùng với Dalmore và Jura, Whyte & MacKay cũng được Tập đoàn UB mua lại từ các ông chủ Scotland năm 2006. Ngoài ra, trong thương vụ đó, UB còn mua cả Fettercairn, một nhãn Single Malt “chết lâm sàng” đã lâu, nay cũng đã được UB Group cho hồi sinh.
Sơ sơ mấy dòng để thấy rằng, trong thành phần của Whyte & MacKay (là một sản phẩm Blended Whisky như JW, Chivas, Ballantine’s, Dewar’s, Catto’s, Grant’s…), chắc cũng có cả rượu thành phần từ Dalmore, Jura và Fettercairn.
Dòng Ardmore theo em biết thì cũng có mấy loại. Thông tin bác đưa khá vắn tắt nên em không rõ chai của bác thuộc loại nào. Hiện em cũng đang dùng dở một chai Ardmore NAS có tên gọi đầy đủ là Ardmore Traditional Cask, độ cồn 46%, không lọc lạnh (unchill-filtered).
Nếu đúng là Ardmore Traditional Cask, thì đây là một chai NAS trẻ. Nghĩa là trong thành phần của nó, rượu hầu hết được lấy từ các thùng Single Malt trẻ, có tuổi rượu dưới 10 tuổi. Tuy thế, cho dù là rượu trẻ nhưng vẫn đạt ngưỡng trưởng thành (mature) như rượu 10 đến 12 tuổi. Lý do nằm ở chính cái gọi là “traditional cask”.
Ardmore là một trong vài hãng hiếm hoi của Vùng Speyside còn làm làm rượu theo phương pháp truyền thống. Điểm nổi bật của phương pháp truyền thống này nằm ở hai yếu tố quy trình chế biến mạch nha và phương pháp ủ rượu. Về quy trình chế biến mạch nha, theo truyền thống, mạch nha phải được xông khói bằng than bùn để rượu có vị khói. Quy trình này vốn trước đây phổ biến khắp lãnh thổ Scotland, nhưng kể từ khi Scotland được điện khí hóa, thì việc sấy khô mạch nha hầu hết được chuyển sang làm bằng các phương pháp sản xuất quy mô lớn, hiện đại như sấy gián tiếp và sấy bằng điện. Thậm chí, đã từ lâu rồi, nhiều nhà làm rượu không tự làm mạch nha nữa mà đem outsource cho các hãng chuyên làm loại nguyên liệu này. Về phương pháp ủ, rượu phải được ủ trong thùng gỗ sồi có size nhỏ (Quarter Cask) để rượu giàu hương vị gỗ và quan trọng hơn là rượu sẽ mau trưởng thành. Thùng Quarter Cask có dung tích bằng 1/4 cask thông thường (125 lít so với 500 lít của loại thùng phổ biến được gọi là “Butt”).
Cho dù hầu hết các Nhà chưng cất rượu tại Vùng Speyside (là vùng làm rượu tập trung nhiều nhất các Nhà chưng cất) đã chuyển sang chế biến nha và ủ rượu theo phương pháp mới để hình thành nên một “Speyside style” (style nhấn mạnh hương vị hoa quả, ngọt ngào, dịu êm, phức hợp, giàu hương vị, nhưng không có hương vị khói), nhưng một vài Nhà vẫn kiên trì đi theo lối truyền thống, trong đó có Ardmore, BenRiach, Benromach và góc độ nào đó cũng có thể kể đến cả Balvenie nữa.
Về hương vị của chai Ardmore Traditional Cask NAS, do là rượu làm từ mạch nha được xông khói trực tiếp bằng khói than bùn trong lò sấy (kiln), nên rượu có hương vị khói than bùn (peated smoke) rất rõ rệt, kể cả khi ngửi bằng mũi, ngửi trong khoang miệng và khi nếm rượu. Tuy nhiên, vị khói này nhẹ và nông, không quyện và đậm đà như Talisker, không nóng bỏng và ẩn sâu xuống phía bên dưới họng như Laphroaig. Thêm nữa, do được ủ lần thứ nhất trong thùng ex-Bourbon barrel, rồi sau đó đem ủ lần thứ hai trong thùng Quarter Cask cũng chủ yếu được đóng bằng các thanh gỗ sồi được rã ra từ các thùng ex-Bourbon, nên rượu ảnh hưởng rõ rệt hương vị của loại thùng gỗ này. Mùi nước cốt chanh, vị mật ong và hương vani khá nổi trội.
Nói chung, với hương vị cơ bản là chanh, mật ong, vani và khói, rượu cho cảm giác trẻ trung, năng nổ, khỏe khoắn, tươi mới và nam tính.
Về giá, chai này ở vào tầm giá của chai JW Black Label và Chivas 12yo.
Ở VN, do rượu Ardmore cũng khá hiếm, khó tìm thấy, nên việc có được một chai này đã là tuyệt vời, cho dù giá có thể cao hơn hai chai phổ thông vừa kể tên ở trên tí chút.
Balvenie 14yo Golden Cask
Đây là một chai được Nhà Balvenie làm riêng cho thị trường DFS. Rượu được làm theo phương pháp truyền thống, dùng mạch nha do Nhà Balvenie tự trồng, tự thu hoạch, tự xông khói và lên men.
Khác với các dòng Balvenie khác vốn được ủ trong các thùng Sherry để tạo nên Style rất danh tiếng của Nhà này, dòng 14yo Golden Cask được ủ trong các thùng gỗ trước đây đã được dùng để ủ rượu Rum của vùng Trung Mỹ, mà chủ yếu là Captain Morgan, Meyer’s và Pampero. Vì Rum được làm từ mía đường, rượu có hương vị thơm ngọt, ấm áp và sánh, nên các hương vị này cũng ảnh hưởng khá nhiều đến rượu 14yo Golden Cask (thông qua tiếp xúc với thùng gỗ).
Đây là một dòng rượu để nguyên chất, không lọc lạnh (non-chill filtered). Tuy nhiên, rượu vẫn được pha thêm nước, nên dù có độ cồn khá cao (47.5%), nhưng không phải là Cask Strength. Rượu ủ trong thùng Rum, có độ tuổi 14 đến 15yo, cho dù ủ trong bất kỳ size nào, rượu khui thùng trực tiếp phải có độ cồn ít nhất khoảng 54%.
Về giá, cho dù chỉ là 14yo (nghĩa là nhiều hơn 02 dòng 12yo rất nổi tiếng khác là DoubleWood và Signature có 02 tuổi), nhưng giá của dòng này thường cao gấp đôi. Thậm chí, tại một vài Sân bay, giá chai này còn đắt hơn cả chai 17yo thuộc Nhóm Standard Range.
 
SPEY Reserve 15yo Single Malt.
Đây là một chai Single Malt không phải thuộc dòng OB (Original Bottling – Distilery Bottling – Đóng chai tại Nhà chưng cất) mà là một chai được đóng chai bởi một Nhà độc lập (Independent Bottler). Rượu vì thế mà trở nên hiếm hoi hơn và được giới mê rượu whisky trên khắp thế giới tìm kiếm. Thực ra, số lượng các Nhà đóng chai độc lập tại UK cũng rất đông đảo, nhưng sản phẩm của họ chủ yếu có bán tại thị trường UK và tại những quốc gia có đông đảo người sành rượu mà thôi. Nổi tiếng nhất trong Nhóm này phải kể đến mấy Nhà như Gordon MacPhail Connoisieur Choice, Douglas Laing, Signatory, Ian MacLeods (Chieftain’s Choice), Candehaed, Blackadders, Duncan Taylors.
Các Nhà này chủ yếu được lập nên bởi những người sành rượu UK. Cách đây nhiều năm, một vài cá nhân quá mê rượu Single Malt nên thường lân la đến các Nhà chưng cất khắp đất nước Scotland để hỏi mua những thùng rượu vừa chưng cất xong. Vì quý mến những người này, nên các Nhà chưng cất vui vẻ bán cho họ những thùng rượu mà mình vừa chưng cất và vừa mới chiết rượu vào thùng, thâm chí là còn chưa đem đi ủ. Đặc biệt, các Nhà chưng cất còn cho phép mấy “ông Thần rượu” này được lựa chọn để tìm kiếm những thùng mà các ông ấy ưng ý nhất.
Thường thì các cá nhân này tìm được những thùng thật đặc biệt, sau này, ủ xong và khui ra đóng chai thì đều là những chai hảo hạng. Rượu mua xong thì có thể được nhờ ủ tại hầm của Nhà chưng cất (theo những Hợp đồng riêng về ủ rượu với các điều kiện cụ thể do hai bên thỏa thuận) nếu như cá nhân đó chưa có hầm ủ riêng. Với những người đã có thâm niên và chịu chơi hơn nữa, họ xây hầm ủ riêng theo sở thích và tính toán của mình, sau đó vác rất nhiều thùng rượu được mua từ nhiều nhà khác nhau mang về hầm nhà mình để ủ. Vì thế, rượu khi đóng chai thường có hương vị khá khác biệt và độc đáo nếu đem so với rượu của chính Nhà chưng cất, cho dù đó là rượu cùng tuổi, cùng mẻ chưng cất.
Trải qua năm tháng, nhiều Nhà đóng chai độc lập cha truyền con nối, các con, các cháu vẫn tiếp tục nghiệp đam mê này. Nhiều Nhà phát triển khá mạnh và thậm chí sau đó có tiềm lực tài chính để “mua đứt” lại một vài Nhà chưng cất, điển hình là Nhà Ian MacLeods.
Những người sành rượu khác, do không có điều kiện mua riêng các thùng rượu tại các Nhà chưng cất, nên lại lò mò tìm đến những Nhà đóng chai độc lập để hỏi mua những chai rượu “độc” đó. Dần dần, bên cạnh thú sưu tầm, ham mê thưởng thức, sáng tạo và khám phá sự khác biệt, các Nhà đóng chai độc lập cũng làm thương mại.
Rượu của các Nhà đóng chai độc lập có thể phân làm 02 nhóm chính: (1) Nhóm Single Cask và (2) Nhóm Single Malt thông thường.
Single Cask là rượu được khui ra từ một thùng duy nhất và đóng chai. Những chai này thường đặc biệt hiếm và thường bán hết nhanh chóng. Lượng rượu khui ra của từng thùng là rất hạn chế, như em đã có lần nói trên này, có thùng khui ra đóng được tổng cộng khoảng hơn trăm chai rượu, nên rượu gần như không có điều kiện để đưa ra thị trường một cách đại trà. Ví dụ như chai Blair Athol 1974 mà em đã posted tại #498 (Trang 50) là một chai rượu 35yo (chưng cất và ủ năm 1974, đóng chai năm 2009) được Nhà Douglas Laing mua lại một thùng từ Nhà chưng cất Blair Athol (thuộc sở hữu của Tập đoàn Diageo) mang về ủ 35 năm. Sau khi khui thùng, lượng rượu đem đóng chỉ được vỏn vẹn 217 chai, nghĩa là toàn thế giới chỉ có tất thảy 217 chai rượu này mà thôi. Chỉ trong vài tuần, rượu được bán hết ngay và bây giờ những chai này hoặc là đã được uống, hoặc là đang nằm trong các Bộ sưu tập cá nhân khắp thế giới.
Rượu Single Malt thông thường là rượu được các Nhà đóng chai độc lập mua được nhiều thùng từ một mẻ chưng cất của một Distillery nào đó. Sau thời gian ủ mà họ thấy là tối ưu (ví dụ là 15 năm), họ khui tất cả các thùng này và đem đóng chai. Số lượng các chai rượu có thể lên tới hàng ngàn chai, tuy nhiên, nói gì thì nói, đó vẫn là những dòng thuộc về “Số lượng có hạn” (Limited Edition).
Chai SPEY, theo em là một chai Single Malt của một Nhà đóng chai độc lập (em vẫn chưa rõ là nhà nào) và thuộc về Nhóm hai, nhóm Limited Edition nhưng vẫn có số lượng lớn. Nhìn trên nhãn cũng thấy ghi dòng Limited Edition là có số Bottle Number là 110534. Do không có thêm nhiều thông tin và cũng chưa từng thưởng thức chai này, nên không rõ hương vị em nó thế nào. Tuy vậy, với kinh nghiệm của bản thân, em suy đoán rằng chai này là rượu Single Malt của một Nhà chưng cất thuộc vùng Speyside, có thể của Nhà Benrinnes hoặc Nhà Mortlach. Đã là rượu Speyside, thì hương vị hoa quả vẫn là chủ đạo và style êm dịu. Loại hoa quả gì, độ phức hợp ra sao, nhiều lớp hương vị hay không thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Em có thể khẳng định rằng đây là một chai được đóng chai tại Scotland 100%, mặc kệ tiếng Tàu chi chít ở nhãn phía sau chai. Dân Đài Loan là dân châu Á đầu tiên mê rượu Single Malt và cũng có nhiều người sành Single Malt nhất châu Á. Chính vì thế, ngoài thị trường UK và một số nước Châu Âu khác, các Nhà đóng chai độc lập luôn xuất sang Đài Loan (và cả Nhật Bản nữa) những mẻ rượu vừa được đóng chai của mình. Khi xuất sang Đài Loan, có thể do yêu cầu của Nhà nhập khẩu, họ sẽ in nhãn tiếng Hoa cho nhãn phía sau chai. Em hiện đang có một số chai Chieftain’s Choice cũng có nhãn tương tự. Vì thế, bác cứ yên tâm nhé.
Chai Balvenie 30yo này là một trong những chai cực hảo hạng của dòng Single Malt theo Sherry Style. Thực ra thì phần lớn các chai rượu nhiều tuổi đều là rượu được ủ (ủ trọn vẹn hoặc ủ lần 2) trong thùng gỗ sồi Tây Ban Nha trước đó đã được dùng để ủ loại vang ngọt nồng độ cao tên là Sherry. Có một điều khá thú vị là những chai loại này lại xuất hiện khá nhiều ở VN, như Balvenie 30yo, Macallan 30yo Sherry Oak, Balblair 1975 (32yo), Balblair 1978 (32yo), Glenfarclas 30yo… Có được điều này là do người dùng VN cũng xài khá sang, nhu cầu đối với những loại rượu sang trọng có giá trên 10 triệu VND 1 chai cũng rất lơn, nên các Nhà nhập khẩu và anh chị em hàng không luôn “chịu khó” đem về.
Chai Balvenie 30yo ở VN được bán ra với giá từ 13 đến 16 triệu VND, tùy shop, tùy thành phố. Giá này có được là nhờ vào hàng “xách tay”, chứ nếu nhập khẩu chính thức thì chắc mức giá còn cao hơn nữa.
Tại sao các chai rượu nhiều tuổi lại được ủ trong thùng Sherry? Rượu ủ càng lâu thì giá càng đắt, càng sang trọng và càng được thưởng thức theo cách thức cầu kỳ. Khi uống những chai này, thông thường giới thưởng rượu dùng sau bữa ăn, ngồi nhâm nhi cà phê, khoan khoái nhả khói cigar, nếm một chút hạt, một vài loại hoa quả và có thể là cả vài chiếc bánh ngọt thơm tho. Chính vì thế, để làm ra thứ rượu nhiều tuổi sao cho phù hợp với cách thưởng thức đó, các hãng làm rượu thường chọn thùng Sherry. Thùng Sherry là thùng gỗ sồi nâu có xuất xuws từ Tây Ban Nha, được họ dùng để ủ rượu Sherry trong vòng từ 18 đến 36 tháng, cũng có thùng được ủ tới 8 hoặc thậm chí là 10 năm. Rượu Sherry là một loại vang nồng độ cao (có độ cồn từ 19 đến 25%), khá ngọt và thơm hương hoa quả đậm đà như một số loại trái cây chín mọng, một số loại mứt quả, có cả mùi thơm nồng ấm của gừng cay, của quế. Chính vì thế, khi dùng thùng này để ủ rượu Scotch Malt Whisky, thì rượu whisky sẽ lấy được rất nhiều hương vị từ thùng gỗ này (trong quá trình ủ rượu Sherry, một lượng rượu Sherry ngấm sâu vào thớ gỗ).
Về hương vị, rượu Balvenie rất êm dịu và mượt mà. Rượu có hương thơm mật ong để lâu. Ta có thể cảm nhận như đó là loại mật ong được ngâm chung với một loại quả chín nào đó (ví dụ như cam quýt chín). Bên cạnh đó, rượu ẩn chứa hương thơm kẹo bơ, một loại kẹo hoặc bánh phết bơ được cho vào lò nướng chín và thơm ngậy. Do ủ trọn đời (tối thiểu 30 năm) trong thùng gỗ Sherry, nên hương của gỗ rất rõ, thơm thơm, ngai ngái, nhưng rất dễ chịu. Như bất kỳ một loại rượu Sherried Style Single Malt nào khác, đặc biệt lại được ủ lâu, rượu có hương thơm của mùi gừng nướng, mùi quế và cả hoa hồi.
Về vị, rượu dịu ngọt, nhiều lớp ấm áp và lăn tăn trong khoang miệng. Có vị của rượu nho ủ lâu thoang thoảng như Cognac. Hương vị coffee và dark chocolate cũng được nhận diện khá rõ. Vị quế, vị gừng và vị gỗ chan chát nhẹ, chúng ta sẽ cảm nhận được nếu chúng ta thưởng thức từ từ, nếm một dram nhỏ và lắng đọng. Vị của bánh bơ, vị của trái cam và xoài chín mọng, hương vị hạt hạnh nhân, hạt lạc (đậu phộng) cũng được nhận diện khá rõ rệt.
Hậu vị của rượu kéo dài lâu, thơm tho và ấm áp trong khoang miệng. Cho dù ngụm rượu ngon đã được uống vào trong, ta vẫn thấy ấm áp hương gừng, cam, mật ong, bánh bơ ngọt và chít ít dư vị chan chát của gỗ.
Đây là một chai có chất lượng cao, cá nhân người viết thích chai Glenfarclas, chai này, chai Balblair 1975 hơn hẳn chai Macallan 30yo, cho dù chai Macallan có giá đắt gấp đôi mấy chai còn lại.
Người viết đã được thưởng thức loại rượu này 03 lần, trong đó 02 lần dùng trong bữa tiệc với đồ ăn gồm có cả thịt bò, thịt lợn, thịt chim và cá. Lần còn lại thì thưởng thức sau khi ăn. Với 02 lần dùng với đồ ăn, quả là có vui, nhưng đúng là phí rượu, cho dù ai ai trong bàn cũng đều nhận xét rằng rượu rất ngon.
Chai Balvenie 30yo có nồng độ cồn là 47.3%. Tuy nhiên, khác với chai Balvenie 14yo Golden Cask (47.5%), chai 30yo này là Cask Strength. Đưa vào ủ trong thùng Sherry Butt 500 lít với nồng độ rượu khoảng 78 độ, sau hơn 30 năm, rượu bay hơi mất khoảng gần 50% và nồng độ tự nhiên giảm xuống chỉ còn 47.3%.
Đây là một chai hoàn toàn nguyên chất, khui từ thùng rượu ra như thế nào thì đem đóng chai như thế, không hề pha thêm với nước, không pha thêm màu caramel, không đem lọc lạnh.
 
Tiếp theo phần đầu mà chủ yếu chỉ đề cập tới Whisky Single Malt, phần này sẽ nói rõ hơn đến Whisky Blended, tiện đây cũng phải giải thích lại để hiểu rõ hơn Blended là gì
Nó là hỗn hợp rượu pha trộn của nhiều loại whisky bao gồm một số loại Single Malt và một số loại Single Grain trộn với nhau theo công thức bí mật của từng Nhà, được Master Blender tuyển lựa và quyết định chất lượng.
Johnnies Walker

Chai Blue Label là một dòng ổn định nhất của Nhà JW, rất ít thay đổi cả về kiểu dáng chai và chất lượng rượu bên trong.
Từ lâu rồi (khoảng đầu những năm ’90), họ đóng Blue Label và đề rõ là “A Blend of Our Oldest Whiskies, aged from 15 to 60 years”. Chai này giờ rất hiếm, được các collectors săn lùng để sưu tầm là chính (chứ không phải để uống) và giá đang leo chóng mặt từ khoảng 1.500 USD lên đến khoảng 2.000 USD (chai Blue thông thường hiện bán tại VN với giá khoảng 2.300.000 VND).
Sở dĩ kết luận như vậy là vì không những em tự tìm hiểu về dòng này (kể cả tự trải nghiệm nhiều lần) mà còn có thông tin từ anh em Diageo VN. Bác có thể hỏi họ để biết thông tin chi tiết về các dòng sản phẩm mà họ đang cung cấp. Hiện em vẫn đang mở 02 chai, một chai 75cl đóng chai tầm 2008, một chai 20cl đóng chai tầm 2001, thỉnh thoảng mời bạn bè vài ly, vừa uống vừa so sánh, đối chiếu. Thêm nữa, chủ trương của Master Blender của JW là pha chế ra một dòng rượu có range nhiều tuổi rượu khác nhau. Với những dòng này, nếu họ đề 24yo thì quá phí những rượu thành phần có độ tuổi 27yo, 30yo, 50yo và cả 60yo trong đó, bác ạ.
Về các sản phẩm thuộc gia đình JW, ngoài 05 dòng bác nêu (Red, Black, Green, Gold, Blue) còn có 02 loại khá phổ biến (cũng phổ biến tại VN luôn) là JW Swing và JW Premier và vài loại đặc biệt khác, như JW Blue Label King George V, JW Blue Label 200th Anniversary và gần đây nhất là JW John Walker.
JW nổi tiếng cũng là phải thôi, bởi hầu hết các sản phẩm blended của họ đều có chất lượng rất tốt cho đến đặc biệt tốt. Tất nhiên, theo em cũng chỉ nên đem Blended Whisky so với Blended Whisky thôi, chứ không so sánh với Single Malt Whisky vì chúng thuộc về hai dòng khác nhau mà.

Gold thì cần phải uống lạnh. Càng lạnh càng tốt.
Bác cho cả chai rượu vào ngăn đá, để trong đấy khoảng 24h hoặc hơn. Cả mấy cái ly uống rượu, bác cũng nên cho vào trong ngăn đá. Em mở ngoặc tí, trong ngăn đá nhà em, lúc nào cũng có một chai nhỏ (375ml).
Chai rượu thì bác yên tâm, vì đồ uống có cồn từ khoảng 39% trở lên, nhiệt độ phải xuống tới -70 độ C, nó mới đông lại –> có thể làm vỡ chai. Vang thì các bác đừng làm thế, vì vang có độ cồn thấp, rất nhanh đông lại. Khi đông kết lại, thể tích nó nở ra và làm vỡ vỏ thủy tinh.
Ly thì bác chỉ cho vào một lúc trước khi uống thôi, nếu không, nó rất dễ bị nứt vỡ.
Sở dĩ Gold Label cần uống lạnh vì hương vị đặc trưng của nó là rất creamy, oily. Hương thơm khi ngửi bằng mũi và hương vị khi rượu ở trong khoang miệng rất thơm mùi hạnh nhân, mật ong, kẹo bơ (kiểu kẹo Toffee Alberliebe ấy).
Nhà JW nói rằng, JW rất creamy vì trong thành phần blend ra chai này có rượu single malt Clynelish, thứ single malt đẳng cấp được chưng cất và ủ bên bờ biển vùng đông bắc Scotland. Thấy họ nói thế, em tò mò quá, nên đặt mua ngay 02 chai Clynelish 14 years old (Distillery Bottling) và chai Clynelish 1993 Connoisseurs Choice (Gordon & MacPhail Bottling). Lần lượt thử từng loại một, em thực sự không tìm thấy hương vị creamy và almond trong hai chai gốc của Nhà Clynelish, mặc dù nó rất thơm ngon, có nhiều hương vị mật ong, vani và wood smoke. Em đoán là hương vị của Gold Label, ngoài ‘công’ của Clynelish còn được ‘đẩy’ lên thêm bởi mấy dòng rượu cùng syle được ủ lâu năm khác như Cardhu và Royal Lochnagar.
Gold Label thực sự là một dòng thơm ngon đấy các bác ạ
Cuối cùng là hai version Gold Label đang song song tồn tại: Gold Label 18yo Centenary Blend (mẫu mới) bán trên thị trường quốc tế và Gold Label Reserve (không ghi tuổi rượu) dành riêng cho thị trường VN, Lào và CPC.
Như em đã nói, từ 2006, Nhà JW quyết định tung ra dòng Gold Label Reserve cho thị trường Việt Nam. Khi đó, một chai Gold Label Reserve không đề tuổi rượu lại có giá cao hơn gần 30% so với chai Gold Label Centenary Blend 18 tuổi (chai thủy tinh màu nâu nâu như chai em để freezing, chắc cũng khá quen thuộc với rất nhiều bác trên này). Điều đó khiến em ngạc nhiên và thôi thúc khám phá. Cùng thời gian này, Nhà JW âm thầm thay đổi mẫu mã cho chai Gold Label bán trên thị trường quốc tế. Họ thay thế dần dần, có một số thị trường, chai Centenary Blend mẫu cũ vẫn được bán chính thức tới tậm đầu năm 2010. Tuy trong mẫu mã mới sáng sủa là long lanh hơn, nhưng trên nhãn vẫn ghi rất nhất quán “Centenary Blend 18 years old”. Trải nghiệm cả hai version của Gold Label Reserve, đối chiếu với cả Centenary Blend cũ và mới, em cũng đã hình dung ra lý do tại sao Nhà JW lại tung ra dòng Gold Label Reserve cho thị trường VN, và sau đó lan sang cả Lào và CPC.
Rốt cuộc, do đòi hỏi của thị trường và của những người đã quá yeeu mến chai Centenary Blend năm xưa, cuối năm 2010, JW VN đã nhập về Centenary Blend 18yo để bán song song với Gold Label Reserve. Tuy nhiên, giá hai sản phẩm này lại khác hẳn nhau. Trong khi chai Gold Label Reserve với vỏ hộp tiêu chuẩn hoặc hộp quà Tết đang được bán với giá 650.000 VND, và chai đựng trong hộp nhựa trong vắt rất đẹp được tung ra nhân Lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long có giá 750.000 VND, thì chai Gold Label Centenary Blend 18yo mẫu mới được bán tới giá 1.200.000 VND. Tất cả đều là các sản phẩm có dung tích 750ml.
Gold Label còn có một số dòng nữa khá hiếm hoi như Gold Label 15 years old và Gold Label 18 years old for Japanese market. Hiện nay, ở VN cũng có một số chai này, nhưng chỉ được bày cẩn thận trong các bộ sưu tập rượui, chứ ít khi được mang ra uống.
Còn đây là dòng Blended Malt của Nhà JW. Tất cả rượu thành phần để pha trộn lên những chai whisky này đều là rượu Single Malts, không hề có một chút Grain Whisky nào. Trong số Single Malt để pha trộn thành hai dòng rượu này, có nhiều loại rất quý, rất đặc sắc về chất lượng như: Cardhu, Caol Ila, Glen Ord, Talisker, Linkwood, Clynelish, Royal Lochnagar, Glen Elgin, Glendulan, Cragganmore…
Năm 1997, JW đưa ra thị trường dòng JW Pure Malt 15yo (hai chai bên trái). Chữ “Pure” ở đây không có ý nghĩa là tinh khiết, hay muốn nói rằng sản phẩm này có độ purity hơn sản phẩm khác, mà ý nói rằng nó là pure malt, nghĩa là toàn được làm bằng Single Malt. Không hiểu sao, ngày ấy, mặc dù khoác lên mình sản phẩm này nhãn xanh xanh màu green đậm, nhưng Nhà JW lại không đặt tên là Green Label, trong khi đó, cách đặt tên sản phẩm theo màu nhãn đã có từ đầu thế kỷ như White Label, Red Label, Black Label?
Đến 2003, Nhà JW re-brand sản phẩm này, chính thức đặt tên là Green Label và sử dụng cụm “Blended Malt Scotch Whisky” là thuật ngữ chính thức để gọi tên, phân nhóm. Tuy nhiên, chữ “Pure malt” vẫn còn được sử dụng trên vỏ hộp và nhãn chai.
Cho dù cả hai sản phẩm đều là rượu pha trộn từ các loại Single Malts có tuổi rượu tối thiểu là 15 năm, nhưng về bản chất, hương vị của hai dòng này đã đi theo hai hướng khác hẳn nhau, xuất phát từ ý tưởng của Nhà JW.
Trong khi chai Pure Malt 15yo tập trung đề cao hương vị hoa quả đậm đà, thơm tho của vùng Speyside và Highland, thì chai Green Label 15yo lại tìm cách đẩy hương vị sương khói của vùng đảo Islay, Isle of Skye và hương thơm nhẹ nhàng, tươi mát, cỏ cây, hoa lá của vùng Lowland và Nam Highland.
Nhìn vào nhãn chai cũng thấy thú vị. Với Pure Malt 15yo, Ông già chống gậy bước đi về phía bên trái. Nếu đi từ Scotland, theo hướng ấy, gọi là Tây Tiến. Nhà JW muốn hướng sản phẩm này sang Bắc Mỹ chăng? Với Green Label 15yo, Ông già lại khỏe khoắn, tươi trẻ, đi về bên phải – nhằm hướng Đông mà bước. Châu Á
Truyền thống thì Nhà JW đóng chai rượu có độ cồn 43%. Rượu trong độ cồn khoảng từ 43% đến 50% là lý tưởng để thưởng thức cả hương và vị. Độ cồn mà ‘yếu’, nó sẽ không đủ để giữ hương được lâu và đẩy hương vị rượu lên mức tối ưu. Chính vì thế, cả UK và Pháp đều đưa ra các quy định ràng buộc rằng độ cồn tối thiểu của Cognac và Whisky phải là 40%.
Các dòng Red, Black, Green, Blue, Swing… được đặt độ cồn ở mức 43% là nhằm hướng đến mục đích đó.
Riêng dòng Gold Label, vì đặc tính của rượu (phản ánh mong muốn và style của Nhà JW trong việc này) là êm ái, mềm mại, creamy. Hương rượu có nhiều hương thơm hạnh nhân, vani, mật ong, chocolate, nhưng ở dạng rất mềm mại. Chính vì thế, Nhà JW cố ý để độ cồn chỉ ở mức tối thiểu là 40%.
Những năm gần đây, một loạt sản phẩm của Nhà JW lại chuyển từ 43% sang 40%, đặc biệt là các chai Limited Edition, ví như chai Black Label 12yo 100th Anniversary of Striding Man (2008), Black Label 12yo 100th Anniversary of Black Label (2009), Black Label 12yo F1 McLaren Mercedes-Benz… Một phần vì họ có đưa thêm một số nguyên liệu Single Malt nhiều tuổi, êm hơn vào thành phần của mấy dòng Limited Edition này, nên giảm độ cồn xuống cho nó smooth và melow hơn. Nhưng phải chăng, một khía cạnh khác, đó là Nhà JW muốn ‘tiết kiệm’ rượu? Sở dĩ có nghi vấn này, là vì nếu đóng chai rượu 40% (so với 43%) thì cũng tiết kiệm được kha khá cốt rượu.

Dòng Blue Label là một dòng có hương vị khá “ẩn dật”, không dễ nhận biết và khám phá ngay. Đây cũng là một dòng khiến người thưởng thức lâu nhớ.
Như em đã trao đổi với bác chủ thớt ngay ở những trang đầu tiên, chai Blue Label là một chai NAS (“No Age Statement” – không đề tuổi rượu), nhưng là NAS ở thái cực thuộc về nhóm Super-Premium, chứ không phải là rượu 21yo như chai Chivas Royal Salute (Chivas “sứ”). Rượu được blend từ khoảng hơn 30 loại single malt và single grain whiskies, có tuổi rượu từ 15 đến phổ biến là 25yo, và một số loại (chiếm hàm lượng không nhiều) rượu có tuổi 45yo, 50yo và thậm chí là tới 62yo.
Rượu có hàm lượng 43% alcohol, nhưng uống rất êm dịu, dịu ngọt, thơm nhẹ, chứ không ngào ngạt, xốc nổi. Chí ít, nếu là người chưa thật quen thưởng thức hương vị một cách kỹ lương cũng sẽ nhận ra rằng chai này có hương vị như thế.
Khác với Gold Label, Blue Label lại “quay trở lại” truyền thống và đặc trưng của Nhà Johnnie, đó là hương vị khói. Hương vị khói ở đây không nồng nàn, năng nổ, cay xộc…, mà gợn nhẹ, lăn tăn, khói nhưng là khói lịch thiệp. Nó ắt hẳn là nhờ vào rượu khói lâu năm của Nhà Port Ellen, Nhà nấu rượu Single Malt nổi tiếng trên hòn đảo Islay đã bị Tập đoàn Diageo cho đóng cửa từ năm 1983. Blue Label cũng tinh tế hương hoa, nhưng chỉ thoảng nhẹ, ví như cánh hoa hồng trắng, hương hoa táo. Vì có thành phần rượu được ủ lâu năm, nên rượu cũng thơm thơm mùi hương gỗ, giống như bạn đang đang làm khách, ngồi một mình chờ gia chủ tại phòng khách của nhà họ, một Gia đình khá giàu có và sang trọng với nhiều đồ gỗ sạch sẽ và thơm tho. Nếu tinh ý, bạn cũng có thể cảm nhận thêm hương vị một số loại bánh cake và cookie, ví như bánh hạnh nhân vừa bùi, vừa thơm, vừa ngọt của tiệm bánh Thu Hương vừa mới được ho ra lò vậy
Thưởng thức Blue Label thì nên dùng ly Tulip Shape hoặc ly Cognac Snifter hoặc chí ót cũng là Tumbler có dáng hình như loại Tumbler của Nhà Glenmorangie (mà bác Mucdong cũng đã có lần giới thiệu). Khi uống rượu này, bên cạnh bạn nên có một ly nước lạnh, tốt nhất là dùng một ly vang size lớn, cho đầy đá lạnh vào đó, rồi rót nước vào. Trước khi nhấp rượu, bạn hãy chiêu một ngụm nước nhỏ cho toàn bộ khoang miệng thanh nhẹ, trong trẻo, không bị vương vấn bất kỳ thứ mùi vị gì khác. Sau đó, bác mới nhẹ nhàng cùng nâng ly, chạm ly với bạn bè và thưởng thức rượu.
Trên bàn lúc này nên có một đĩa hạt (điều, lạc, hạnh nhân, sen…), một đĩa táo (bổ miếng hoặc cắt lát) hoặc một đĩa nho tươi (nho đỏ). Nếu có một đĩa bánh ngọt (loại ngọt nhẹ) và một điếu cigar hoặc một loại thuốc lá thơm nào khác thì cũng rất tốt. Nếu không thích mấy thứ bánh ngọt “vớ vẩn” kiểu phương Tây, bác vi_hoang cứ tự tin bày lên mấy đĩa đặc sản Nam Định, chẳng hạn như kẹo Sìu Châu (Nam Định), Bánh Nhãn (Hải Hậu). Mấy thứ này đem ghép với Single Malt hoặc Cognac thì cũng hợp đến… thôi rồi
JW Double Black 1L giá 1 triệu VND là mức giá hợp lý, không hề bị đắt. Với tỷ giá hiện tại, nếu bác trực tiếp xách từ sân bay Changi về, tính ra VND, có lẽ còn cao hơn một chút.
Double Black là một dòng mới mẻ, khá đặc biệt của Nhà JW. Tuy nhiên, đây không phải là sản phẩm Limited Edition, nghĩa là Nhà JW xác định sẽ làm đại trà nếu được thị trường đón nhận.
Do nhận thấy nhu cầu thị trường đối với Single Malt tăng cao, trong đó có cả nhu cầu ngày càng lớn hơn đối với các sản phẩm whisky khói (Peated whisky), Nhà JW đã sáng tạo ra dòng sản phẩm mới này. Về bản chất, Style của Nhà JW được đóng dấu ấn bởi hương vị khói đậm đà và cay nồng. Trong dải sản phẩm của họ, chỉ Gold Label là ít mùi vị khói nhất. Số còn lại, Black Label 12yo là đậm đà vị khói hơn cả. Ngoài việc đây là một sản phẩm Blended Whisky có hương vị khá phức hợp (complex) và rất cân bằng (balanced), sự hấp dẫn của Black Label đối với giới yêu mến whisky còn nằm ở đặc trưng cay nồng vị khói của nó. Tuy nhiên, đối với những người đã quen dùng và yêu mến các dòng rượu khói như Caol Ila, Talisker, Lagavulin…, thì mức độ khói của Black Label là chưa đủ. Double Black ra đời để đáp ứng yêu cầu đó.
Hương vị của Double Black có nhiều vị khói hơn khá nhiều so với Black Label 12yo truyền thống. Nhà JW chắc chắn đã tăng hàm lượng Talisker, Caol Ila và có thể cả Lagavulin nữa trong thành phần của chai Double Black này. Mặt khác, cái tính chất thanh thanh, dìu dịu, tươi mát, nhè nhẹ của thứ rượu single malt của Vùng Lowland (như Glenkinchie…) đã được loại bỏ đi khá nhiều. Thế vào đó, ta cảm nhận thấy rõ sự bổ sung thêm nhiều rượu sherried style của Vùng Speyside, cho tăng thêm cảm giác nồng ấm, giàu vị hoa quả khô và hương vị gỗ. Như vậy, một cách toàn diện, Nhà JW đã tạo ra sự khác biệt của Double Black so với chai Black truyền thống bằng cách tăng thêm rượu khói và rượu sherried single malt. Đồng thời, ta cũng nhận diện được việc gia tăng tỷ trọng của các single malts trong Blend này. Chữ “Double Black” được dùng ở đây thật phù hợp và có sức gợi rất lớn.
Một điều nữa cần nhấn mạnh, Double Black là một chai NAS (không đề tuổi rượu), trong khi Black Label truyền thống là rượu 12yo. Rất có thể, trong thành phần của Double Black có cả một số phần nhất định loại rượu được ủ lâu hơn con số 12.
Như nhiều lần khác đã từng làm, trước khi tung rộng rãi ra thị trường một sản phẩm mới, Nhà JW thận trọng đưa ra thí điểm tại kênh DFS, nhưng cũng chỉ làm trọng điểm ở một số Sân bay quốc tế mà họ cho là hợp lý nhất. Tháng 06 năm 2010, sản phẩm được đưa ra lần đầu tiên tại Sân bay Bangkok. Kế đó, họ đưa sản phẩm này bán tại 05 Sân bay quốc tế nữa: Singapore, Dubai, Beirut (Lebanon), New York JFK và Sydney. Riêng khu vực ĐNA của chúng ta đã có 02 sân bay được bán sản phẩm này khi nó vừa mới ra lò. Việc này là do cả hai Sân bay này đều là những trạm trung chuyển lớn của thế giới, mặt khác đây cũng là một trong vài khu vực tiêu thụ nhiều JW nhất thế giới. Sau khi thử nghiệm thành công, sản phẩm thu hút được nhiều hành khách và bán khá chạy tại 06 Sân bay này, Nhà JW cũng vừa mới quyết định bổ sung thêm sản phẩm tại Sân bay Manila, Hong Kong, Taiwan, 02 sân bay tại TQ và dự kiến tại một vài sân bay Châu Âu nữa. Thời gian tới, nhiều khả năng cả Nội Bài và TSN cũng sẽ được JW lựa chọn đưa vào Danh sách.
Nhìn nhận tổng thế, đây là một sản phẩm thành công nữa của Nhà JW. Hình thức đóng chai và thiết kế vỏ hộp rất bắt mắt, sang trọng. Vỏ chai được làm bằng thủy tinh trong mờ hơi theo sắc đen xám chứ không làm trong như chai Black thường. Chất lượng rượu khá ngon, ấn tượng và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đây là dòng rượu có lẽ chỉ hợp với nam giới. Với nữ giới, ai chưa uống quen rượu khói, có lẽ mức độ cân bằng như Black Label 12yo sẽ phù hợp hơn.
Ballantines

Ballantine’s là một dòng em cũng rất thích, trong đó, thích nhất là chai 17yo.
Chai 21yo bác đang dùng cũng là một chai thơm ngon đấy, tuy nhiên, không phải chỉ do sở thích cá nhân, mà còn dựa vào một số yếu tố được cảm nhận khách quan, em cho rằng chai 21yo không thể so được về hương vị với chai 17yo. Đây là chuyện lạ? Không lạ đâu ạ. Một số nhãn khác cũng có nhiều điều xảy ra tương tự.
Nhà Ballantine’s trung thành và cố gắng bảo tồn kiểu dáng chai và nút chai từ xưa đến nay, nên cho dù là chai rượu rất ngon (17yo, 21yo, thận chí là cả 30yo), chiếc nút vẫn là nút vặn được làm bằng nhựa.
Năm 2010 này, Tập đoàn Pernod Ricard đã nỗ lực Re-Branding cho các sản phẩm Ballantine’s 17yo, 21yo, 30yo và chai Limited, nhìn vỏ hộp và chai đẹp hơn, sang trọng hơn rất nhiều so với mẫu cũ, nhưng dáng chai vẫn tiếp tục “truyền thống” như thế và chiếc nút vẫn là nút vặn bằng nhựa.
Chất liệu thủy tinh của mấy chai này lại là thủy tinh màu, 17yo có màu xanh lục, 21yo có màu nâu nâu.
Khi nào hết chai 21yo, bác thử chuyển sang dùng thử một chai 17yo xem. Hy vọng là bác sẽ thấy rất thích hương vị của nó, đặc biệt là mùi hương.
Ballantine’s 30 years old là một chai rượu quý và ngon.
Hàng Ballantine’s, cũng giống như JW và Remy Martin trước đây, hay Chivas hiện nay, rất dễ vớ phải đồ giả, vì cầu đang cao (các sản phẩm Ballantine’s đang được người tiêu dùng VN ưa chuộng).
Với chai Ballantine’s này, bác nên uống neat hoặc cùng lắm và bác uống on the rock thôi. Ly sử dụng cho những chai rượu tầm 21 tuổi trở lên, cho dù là Single Malt hay Blended Whisky, nếu có thể, bác nên dùng ly Tulip shape hoặc snifter. Với snifter, bác nên dùng loại bầu thật rộng, dung tích lớn (khoảng 120ml), không nên dùng loại 90ml. Bác có thể dùng mấy loại ly Bohemia có bạn đại trà trong các siêu thị khắp cả nước, giá khoảng 500.000 VND/bộ. Loại đấy, em thấy dùng cũng được.
Trong thành phần của Ballantine’s 30, mặc dù Hãng không bao giờ công bố (vì là bí quyết riêng của họ), nhưng cảm nhận được hương vị của các loại Single Malt sau đây: Glennugie, Balblair, Old Pulteney, Aberfeldy, BenRiach, Highland Park.
Chai này ngoài thị trường đang có hai mẫu. Mẫu vừa được đổi năm 2010 (như trong cái ảnh 03 chai Ballantine’s 2010 expressions mà em mới post lên ngày hôm qua) thì đắt hơn mẫu cũ. Do vậy, theo em, bác cứ mua loại mẫu cũ cho nó rẻ ạ.
Chai mẫu cũ, giá vào khoảng 4,5 triệu. Nếu vào hàng quen và họ mới khui được tủ của nhà bác cốp nào đó, thậm chí họ quý mình, họ để cho giá chỉ khoảng 4 triệu. Tháng trước, em mới ẵm được một “chàng” 30yo loại này, hàng Duty-Free của Seoul hẳn hoi. Giá em mua chỉ 3.2 triệu. Chai mẫu mới thì đắt hơn, khoảng 5 đến 5.5 triệu VND. Mua được giá này cũng là nhờ có hàng miễn thuế, hàng các chị em hàng không chuyên xách về cho một số shop lớn, những shop vốn có chút tiếng tăm, uy tín, hay được các bác uống rượu đắt tiền lui tới. Chứ nếu mà là hàng nhập chính thức vào VN theo kênh NK, PP của Pernod Ricard VN, em nghĩ nó cũng sẽ vọt lên tới xấp xỉ chục triệu.
Chai mẫu cũ là hộp giấy. Tuy hộp giấy những hãng làm cũng kỹ lưỡng, trau chuốt, nhìn cũng khá bắt mắt. Vỏ chai thì làm đúng theo truyền thống đơn giản mộc mạc của người Scots.
Chai mẫu mới 2010 thì đẹp mã hơn rất nhiều. Thân chai vẫn giữ dáng cũ, nhưng tem nhãn đẹp hơn, cầu kỳ hơn, nhất là có thêm miếng nhãn đồng dán trên phần thân dưới của chai. Vỏ hộp bằng gỗ cầu kỳ, trau chuốt đên từng chi tiết.
Chai mẫu mới đắt hơn là do cái vỏ hộp, vỏ chai, kiểu dáng mới của sản phẩm và chiến lược tăng giá bán song hành với re-branding, chứ chất lượng rượu bên trong thì vẫn consistent.
Chai Balblair 1975 thì đắt gần gấp đôi, Chai này cũng khó kiếm, chưa bán đại trà trên thị trường. Em quen bác đang nhập dòng Balblair này về VN, bác ấy nói trong cả lô hàng Balblair 1975, mới có khoảng trên chục chai được tung ra thị trường, còn lại, bác ấy đang dành để bán Tết này.
Hương vị và chất lượng của dòng Ballantine’s 30yo và Balblair 1975 có nhiều khác biệt. Khác biệt thứ nhất, chai Balblair là dòng Single Malt, là loại rượu 100% được ủ trong thùng gỗ Sherry Oak Tây Ban Nha trong suốt 32 năm (cũng giống như Macallan 30yo Sherry Oak được ủ trong thùng Sherry Oak Tây Ban Nha trong 30y). Bác đã uống Macallan 30yo và chắc vẫn còn nhớ chút ít về hương vị của dòng này, thì bác hãy tưởng tượng Balblair 1975 nó cũng gần giống như thế. Tuy nhiên, cá nhân em và một số bạn bè (sau một lần uống chung 1 chai với khoảng dăm người bạn và sau nhiều lần độc ẩm, hoặc đối ẩm với một chai em mua sau đó), thì em thấy chai Balblair giàu hương vị, cốt rượu sánh, đậm đặc, dư vị dài lâu hơn so với Macallan 30. Rượu Single Malt mà được ủ nhiều năm trong thùng Sherry, nó sẽ có nhiều hương vị của hoa quả chín đượm, hương thơm các loại mứt quả, hương coffee, hương thơm của gỗ, hương thơm của cognac lâu năm. Tất nhiên, cũng được ủ trong thùng Sherry lâu năm, mỗi loại Single Malt sẽ có một số hương vị đặc trưng khác nhau nữa, nhưng điểm giống nhau nó vẫn trội hơn.
Còn Ballantine’s 30 là một dòng Blended, trong đó Nhà Ballantine’s mua rượu của nhiều Nhà khác về blend thành sản phẩm của mình. Trong cốt rượu của họ vừa có cả loại Single Malt ủ trong thùng sherry, vừa có loại Single Malt ủ trong thùng Bourbon, vừa có loại Single Malt ủ trong thùng đã từng được đùng để ủ các loại Whisky khác. Hương thơm của Ballantine’s 30 vừa có hương hoa quả khô (ít đậm đà so với hai dòng vừa nhắc đến ở trên), vừa có hương hoa quả tươi như táo, cam, vừa có hương mật ong và vani.
Buổi tối mùa đông và Antiquary – một dòng Blended lạ mà quen.
Suốt mấy hôm nghỉ Tết Dương lịch, dù ít dù nhiều, ngày nào cũng dùng đồ uống có cồn, tuy là có nhiều thú vị và hứng khởi, nhưng cũng không thật tốt cho sức khỏe. Hôm qua, dự định sẽ về nhà ngay từ sớm để nghỉ ngơi và làm việc nhà, tuy nhiên, lúc chuẩn bị rời Công ty, lại nhận được liên tiếp hai cuộc điện thoại từ hai bác quen biết từ lâu. Nói chuyện một lúc, biết không thể từ chối được, nên vui vẻ sắp xếp mọi việc để đi ra một nhà hàng nhỏ xinh thuộc quận Hai Bà Trưng. Cũng thấy lòng vui vui vì được những người khác luôn nhớ tới mình.
Trời Hà Nội lạnh tê tái, se sắt. Ngồi trong xe, nhưng vẫn cảm nhận được cái lạnh. Cái lạnh thật là hay, nó mang vẻ đẹp đặc trưng của miền Bắc. Trời lạnh cũng lo ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và mọi người, lo ảnh hưởng đến mùa màng, cây cối, nhưng cái lạnh cũng mang lại cho con người nhiều giá trị. Trong giá lạnh, con người nhận thấy sự ấm áp, ấm cúng có giá trị đến nhường nào. Trong giá lạnh, con người sống chầm chậm lại hơn, dường như biết cách tận hưởng cuộc sống hơn, dường như thấy lòng thanh thản hơn, dường như dành nhiều hơn một góc nào đó cho suy tư và cảm nhận, cho dù dòng người trên phố vẫn luôn hối hả và vội vã.
Bước vào nhà hàng, qua lớp cửa kính thấy không khí ấm áp hẳn lên. Đã thấy ba anh và một chị đang ngồi đợi. Mọi người trò chuyện rôm rả. Sau mà chào hỏi hứng khởi, các bác bắt đầu nêu lý do. Một bác vừa mới đi Anh về. Một bác ngày hôm sau (tức là hôm nay) có tiệc Sinh nhật. Mấy bác này đều bị “lây” từ người viết về chuyện rượu chè. Từ khi quen biết nhau khoảng ba năm nay, khi có dịp đi công tác nước ngoài hoặc sang thăm con, bác nào cũng lọ mọ xách về một ‘dòng lạ’.
Câu chuyện trải dài từ Đông sang Tây, từ kinh tế đến chính trị, từ sức khỏe đến việc học hành của con cái, từ quần áo, khăn váy đến đồ dùng gia đình…, nhưng không thể thiếu sự râm ran về rượu. Những nhóm nhỏ như thế này, khi đã tập hợp nhau lại được vài lần bên mấy chai rượu lạ thì “ghiền” ghê lắm. Chủ đề về rượu, cả rượu vang lẫn rượu mạnh luôn là chủ đề quyến rũ, hấp dẫn và có sức mê hoặc ghê gớm.
Đồ ăn có mấy món salad và rau rất ngon, món chính là bò Úc nướng và một vài loại nem cuốn.
Nhân vật chính là hai “lãng tử” nhìn rất góc cạnh – Antiquary 12 years old và 21 years old, hai chai Blended Scotch Whisky. Đối với người viết, đây là dòng ‘lạ’, chưa được thưởng thức bao giờ. Thú vị lắm đây!
Chủ sở hữu kể rằng, đây là hai chai được anh mua tại một shop lớn ở London, chứ không phải mua tại Sân bay. Giá của chai 12yo thì gần 1 triệu VND, còn giá của chai 21yo thì chỉ có khoảng 1,4 triệu VND thôi. Điều này hơi lạ. Vì rằng, kể cả Single Malt và Blended Scotch, các dòng 12yo, 18yo, 21yo thì chênh nhau về giá một cách rất rõ rệt. 12yo và 21yo thì chênh nhau tới 9 tuổi rượu. Hơn thế nữa, giữa hai dòng này, thường có “bước đệm” là các dòng 15yo (hoặc 16yo) và 18yo (hoặc 17yo). Gần 1 triệu VND cho 1 chai Blended 12 tuổi là một mức giá quá cao, ngay cả khi so sánh với nhiều dòng Single Malt 12yo đẳng cấp đang có bán tại VN. Nhưng 1,4 triệu cho 1 chai 21yo thì lại là một mức giá hời. Tuy nhiên, cũng phải nói với các bác ấy rằng, khi mua rượu tại UK mà không phải là các DFS, thì chấp nhận phải trả cho UK một khoản thuế, trong đó có thuế tiêu thụ đặc biệt và VAT, mà sản phẩm thì lại không phải là được tiêu dùng tại lãnh thổ UK. Chuyện này chấp nhận được, vì có nhiều dòng không hề được bán tại các DFS, kể cả tại London, muốn có, buộc phải mua tại các local shop. Tuy nhiên, với những sản phẩm phổ thông hơn, có bán tại DFS, thì nên mua trong DFS vì sẽ được mức giá thấp hơn do không chịu thuế.
Ngắm qua hai gã này một chút. Kiểu dáng hai chai giống y nhau (chỉ khác tem nhãn), nhìn góc cạnh, nhiều mặt vát, cảm giác như được lấy cảm hứng thiết kế dáng chai từ viên đá quý hay kim cương. Nút nhựa! Chai 21yo mà làm nút nhựa, cảm giác thiếu đi sự sang trọng và quý phái của một dòng rượu nhiều tuổi. So sánh một chút, chai JW Blue xưa nay vẫn là nút bấc, nhìn vẫn thấy ‘đẳng cấp’ hơn, chai Chivas Royal Salute 21yo thậm chí còn có dáng vẻ sang trọng hơn nữa do chai được làm bằng sứ của UK có thiết kế đẹp và đựng trong túi nhung cũng như vỏ hộp cầu kỳ. Cả hai chai đều là nút bi, kiểu nút bi nới ra, vặn vào như vodka Putinka và Viking. Thêm một ví dụ nữa về việc không phải cứ chai có nút bi là hàng sản xuất riêng cho thị trường Châu Á.
Theo tuần tự, chai 12yo, ‘viên kim cương đen’ được mở ra trước. Chai 21yo có nhãn vàng óng ả sẽ được khui ra sau. Cả nhóm quyết định rằng không dùng vang hay đồ uống khác, tất cả phải uống whisky, kể cả bốn bác trai và hai bác gái.
Trái với mong đợi, chai 12yo hương không được tốt cho lắm. Trên nhãn ghi dòng chữ “Superior Deluxe Whisky”. Để xem Superior và Deluxe nó như thế nào. Hương nồng, hăng hăng, mùi hương của cỏ Scotch heather. Phải chăng trong thành phần có chút rượu Highland Park Single Malt? Hương cay cay, tiếp theo thì thấy mùi khói quyện với hương mật ong và vani. Cảm nhận qua mùi hương, rượu có vẻ trẻ hơn so với tuổi 12 của nó. Chân rượu khá tốt, mảnh và bám dính. Nếm một ngụm nhỏ. Cảm giác nồng cay tấn công đầu lưỡi trước tiên. Khói, có khá nhiều khói, vị thanh chứ không đậm đà. Tiếp đến là mùi vị của táo, vani, chỉ có rất ít vị mật ong. Rượu cay và bốc chứ không nồng ấm. Nhưng ngay sau đó, rượu êm dần, êm dần và tăng độ ngọt dịu. Để lâu một chút, cảm nhận vị rượu có độ mằn mặn, hơi hơi giống với vị mặn của chai Ballantine’s 12yo. Dư vị của rượu ở mức trung bình (medium finish). Với hương vị nồng cay, có khói và có vị mặn, thành phần của rượu nhất định phải có chút ít Single Malt của vùng Islay, nhưng thật khó để nhận ra đó là Caol Ila, Lagavulin hay Laphroaig.
Chai 12 cũng nhanh chóng cạn kiệt. Một bác lấy cái vỏ và để lại trong chai 1 ít, chắc để vác về nhà nhâm nhi thêm
Chuyển sang chai 21yo. Hương nẩy hơn và tỏa khá mạnh mẽ, dào dạt. Đây là một dòng rượu rất thích hợp để ngửi. Cảm giác hương lan tỏa hơn cả JW Blue, Chivas 21 và Ballantine’s 21. Khác với chai 12yo, chai này cho nhiều hương hoa quả. Táo, lê, chanh, cam, xoài… Rượu cũng giàu hương mật ong, vani, caramel… Thành phần của blend có nhiều rượu được ủ trong thùng ex-Bourbon? Không thấy nhiều hương hoa quả đậm và mứt quả khô như Chivas 21 và Ballantine’s 21. Thành phần hơi ít rượu ex-Sherry? Nếu chỉ ngửi hương, không cảm nhận được mùi rượu khói, nhưng khi uống, trong khoang miệng, hương vị khói, nồng nồng, cay cay được cảm nhận rất rõ ràng, thêm chút ít chan chát của tannin. Cốt rượu không thuộc dòng đậm và sâu về vị. Mặc dù cũng khá phức hợp và đa dạng về vị (complex), nhưng vị lại không thật sâu. Có vẻ như các dòng Single Malt được chọn để blend nên sản phẩm này thiên về rượu Highland và được tô điểm thêm bằng một ít cốt Islay, cảm giác là Laphroaig. Có thành phần là các loại rượu được ủ tối thiểu 21 năm, nên rượu mềm mại hơn chai 12yo, nhưng vẫn cảm giác rượu có độ cường tráng, mạnh mẽ.
Qua nếm trải hương vị của hai dòng Antiquary, một ‘già’, một ‘trẻ’, nhận thấy style hương vị của dòng này nghiêng nhiều về chất tươi tắn, trẻ trung, mạnh mẽ (kể cả là rượu 21yo), cõ lẽ là thứ rượu whisky dành riêng cho đàn ông chứ không dành cho cả hai giới.
Dòng sản phẩm này chưa thấy xuất hiện tại Việt Nam và các DFS loanh quanh khu vực. Bởi thế, có thể nói đây là một dòng lạ. Hương vị nồng nhiệt, mạnh mẽ, có nhiều vị cay và khói rất hợp với những ngày lạnh, nhắc nhở về một dòng quen, JW Black Label. Bởi vậy, có thể nói, Antiquary vừa lạ, vừa quen.
 
Do không tiện chụp ảnh, người viết chẳng có tấm hình nào trực tiếp chụp hai chai đã được thưởng thức, nên đành “mượn tạm” hai tấm hình trên trang thewhiskyxchange vậy. Liếc qua phần nội dung liên quan đến hai chai Antiquary trên site bán lẻ rất uy tín này, thấy thông tin về sản phẩm sơ sài quá. Giá bán chai 21yo trên site đúng là rẻ thật, 52.59 Bảng, so với các sản phẩm 21 tuổi khác có bán tại thị trường UK, đây là một mức giá khá hời đối với một dòng Whisky 21 tuổi hạng khá.
Whyte & MacKay
(a) Chai Whyte & MacKay Special (Rượu NAS trẻ): uống thường thường, nhạt và ít hương. Cốt rượu êm, nhưng chỉ là rượu để uống.
(b) Chai Whyte & MacKay 13yo (“the Thirteen”): có khá nhiều vị rượu sherry nồng ấm. Chất lượng tương đối tốt (cả hương lẫn vị). Cùng với Catto’s 12yo, Dewar’s 12yo, đây là Nhóm 3 sản phẩm có tuổi rượu từ 12 đến 13yo có chất lượng rất tốt, nhưng chưa được người tiêu dùng VN biết tới và đón nhận. Khi muốn tìm 1 dòng Blended Whisky mới (mà không phải là các nhãn đã uống quá nhiều lần như JW Black Label 12yo, Chivas Regal 12yo, Ballantine’s 12yo), thì bạn có thể khám phá thử 03 dòng vừa kể ở trên xem.

(c) Chai Whyte & MacKay 19yo (“Old Luxury”): Cũng là một chai có khá nhiều rượu Dalmore trong thành phần Blend của nó. Rượu nồng ấm kiểu Chivas 18, khá tốt nếu xét đến cả hương và vị.
(d) Chai Whyte & MacKay 22yo (“Supreme”): Dù là rượu được ủ nhiều hơn 01 năm so với Chivas “sứ” 21yo và Ballantine’s 21yo, nhưng chai này không được giới yêu mến whisky trên thế giới đón nhận nhiệt tình, ở VN cũng vậy. Tuy nhiên, đây cũng vẫn là một chai uống được. Hương vị cũng vẫn thiên về gam có nhiều sherry, giàu hương mứt quả và hương gỗ. Ngược lại, nó ít hương vị vani, mật ong và hầu như không thấy vị khói. Đây có lẽ là style mà ông Master Blender của Nhà này là Richard Peterson ưa thích.
(e) Chai Whyte & MacKay 30yo: Chai này em chưa được trực tiếp Tasting. Em cũng đã nhận được lời mời nếm thử chai này vào cuối tháng 03, khi mà một người bạn em có một event quan trọng. Hy vọng sẽ có một đôi dòng Tasting Notes để phục vụ các bác.
Dewar’s – Một dòng Blended Scotch Whisky cao cấp
Dewar’s là một dòng đặc biệt, hàm lượng Single Malt trong Blend của họ rất cao, nên uống rượu Dewar’s có cảm giác như đang uống Single Malt, cho dù đây chỉ là sản phẩm Blend.
Trong các blends của Nhà Dewar’s, có rất nhiều loại Single Malt quý hiếm.
Một trong những mùi hương đặc trưng của Nhà Dewar’s là hương củaScottish heather, hương thơm nồng nồng, ngai ngái, hăng hắc rất lạ và quyến rũ. Các bác hãy cứ thử mở chai 12yo mà thử xem.
Điều lạ là, mặc dù là sản phẩm cao cấp, giá bán lẻ tại gần như tất cả các nước đều cao hơn Chivas và JW (cùng dòng, cùng tổi rượu), nhưng ở VN, cho dù được bán rẻ hơn, rượu Dewar’s vẫn có vẻ được tiêu thụ chậm.
Chai Dewar’s White Label mà bác oi_bongda mua ở Malaysia là chai mẫu ra sau so với chai White Label của em trên hình. Chất lượng rượu thì vẫn y chang nhau. (Xin nói nhỏ thêm, chai này không lạ đâu bác ạ. Nó xuất hiện ở VN từ khoảng trên chục năm nay rồi). Chai này là một trong vài loại Blended Scotch Whisky bán chạy nhất nước Mỹ vì đa phần người Mỹ mua whisky trẻ (không đề tuổi rượu – No Age Statement) về pha với coke hoặc các thành phần khác để tạo nên mix-drinks.
Trước 1998, Nhà Dewar’s thuộc sở hữu của Tập đoàn rượu bia lớn nhất thế giới là Diageo. Kể từ khi thành lập đến thời điểm 1998, cho dù sang tay đổi chủ một số lần, sản phẩm của Nhà Dewar’s vẫn chỉ có một chai White Label.
Sau khi về tay Tập đoàn Bacardi năm 1998, Nhà Dewar’s đã tạo ra và mang đến cho những người yêu thích whisky trên thế giới những dòng sản phẩm chất lượng hảo hạng, đặc biệt là ba sản phẩm Dewar’s Special Reserve 12yo, Dewar’s Founder’s Reserve 18yo và Dewar’s Signature. Cả ba đều giành được vô số giải thưởng lớn tại khắp các sự kiện rượu bia lớn nhất trên thế giới.
Nếu bác mucdong thích hương vị chocolate của Chivas 18yo, thì bác có thể một lần thử xem, hương vị chocolate của chai Dewar’s Founder’s Reserve 18yo nó có nồng nàn hơn không, hấp dẫn hơn không.
Có bác nào hỏi về rượu và thuốc lá. Xin thưa, nếu chọn rượu ngon để uống kèm với thuốc lá, sao không dùng thử Founder’s Reserve 18yo hoặc cao cấp và cho hương vị tuyệt vời hơn nữa, là Dewar’s Signature. Nói đúng hơn, hai dòng này rất thích hợp nếu được uống vào một buổi tối se se lạnh, với khoảng 3 – 4 người bạn tâm giao, thêm một điếu cigar ngon (như Cohiba hoặc Habana không quá khó tìm mua ở HN, SGN) và một ly espresso nho nhỏ. Nếu không có cigar, thì có thể dùng với thuốc lá thơm mà bác ưa thích.
Dòng White Label, Special Reserve 12yo thì không hợp với thuốc lá cho lắm. White Label nên dùng để mix chứ không nên uống neat. Special Reserve 12yo thì thích hợp với nhiều loại đồ ăn hoặc dùng với các loại hoa quả sau khi đã ăn bữa chính.
Và tóm lại, như nhiều loại rượu khác, cách uống thế nào chỉ là để tham khảo, chưa hẳn đã phải là hướng dẫn sử dụng. Các bác có thể có cách uống riêng, miễn sao thấy vui, thấy khỏe, ngon miệng, thơm tho và thích thú.
Đây là version có độ cồn là 43%. Ver ra sau, Nhà Dewar’s đã giảm độ cồn xuống mức tối thiểu, còn 40%. Chai 43% thì nhãn mặt trước của chai như trên. Chai 40% thì sửa nhãn một chút. Họ bỏ dòng chữ in nhũ vàng trên mặt thủy tinh “Special Reserve – Blended Scotch Whisky”, thay vào đó, họ kéo nhãn giấy phía trên to ra và đưa 02 dòng chữ ấy vào đó, nhìn không đẹp bằng. Cả về hình thức và chất lượng rượu, em thích chai 43% hơn.
Nhưng cả 02 version này cũng sắp sửa kết thúc vòng đời. Và như thế, nó sẽ trở nên khan hiếm dần dần, sẽ từ từ chui vào các ngăn tủ sưu tầm chứ không chễm trệ trên giá các shop, siêu thị như trước đây nữa. Năm 2010, Nhà Dewar’s đã thực hiện re-branding, re-design lại các dòng sản phẩm của mình. Một số mẫu mới được em đăng dưới cuối bài.
Còn tấm ảnh phía ngay bên dưới là nhãn phía sau của chai Special Reserve 12yo. Với các mẫu từ 1998 đến 2010, Nhà Dewar’s khá đặc biệt khi đánh số thứ tự (Bottle Number, Serial Number) cho từng chai rượu từ 12yo trở lên. Điều này hơi lạ, vì đa số các hãng khác chỉ đánh số thứ tự nhằm “cá thể hóa” chai rượu đối với những dòng rất cao cấp trong Range của họ, ví như JW chỉ đánh số serie cho dòng Blue Label, còn Gold Label, Green Label, Black Label thì không. Chai rượu có số serie cho cảm giác rượu được làm kỹ lưỡng hơn, trân trọng hơn, đặc biệt hơn và thường là số lượng có hạn.
Việc đánh số thứ tự cho từng chai rượu là công việc tốn kém hơn, tốn công tốn sức hơn trong việc in nhãn và quản lý số lượng, lô xuất xưởng so với việc đóng chai không có serie. Hình như trong mẫu các chai mới của Re-branding Range 2010, Nhà Dewar’s đã bỏ số serie cho các chai 12yo và 18yo. Em chưa được cầm các sản phẩm mới này trên tay, nên chưa chắc chắn lắm. Hiện nay, các sản phẩm theo mẫu 2010 mới chỉ được thử nghiệm tại một số địa điểm, chưa làm đại trà.
Chivas Royal Salute the Hundred Cask Selection
Ở VN, dân chúng ta hay gọi là chai “Chivas trăm mùi” hoặc “Vát trăm vị”. Đây là cách gọi nôm na của mấy shop rượu, về sau, những người mua rượu và uống rượu cũng bị cuốn theo và quen với cách gọi đó, cho dù trong số họ nhiều người biết tiếng Anh và hiểu thế nào là “100 casks”. Chuyện này cũng giống ngày xưa, dân mình hay gọi chiếc xe máy Honda Astrea là xe A-tếch. Rất ngộ!
Nhân nói chuyện về dòng này, thỉnh thoảng em vẫn gặp được câu hỏi là “Tại sao Chivas 21yo đã là chai sứ, nhưng đến Chivas 25yo lại là chai thủy tinh, rồi đến chai Chivas 38yo lại là chai sứ?”.
Thực ra, mấy chai vừa được nhắc đến thuộc về hai dòng khác hẳn nhau của Nhà Chivas. Dòng Chivas Regal bao gồm Chivas 12yo, Chivas 18yo Gold Signature, Chivas 25yo. Dòng này thì tất cả các chai đều được làm bằng thủy tinh.
Có thể trong những năm tới, Nhà Chivas tiếp tục cho ra đời những chai Chivas Regal cao cấp hơn, chẳng hạn như Chivas Regal 30yo.
Còn dòng Chivas Royal Salute thì cấp thấp nhất chính là chai “Vát sứ” 21 tuổi mà chúng ta vẫn quen dùng (em chắc rằng trên này đã có nhiều bác đã từng hoặc đang thưởng thức chai này . Cao hơn một chút là chai 100 Cask mà bác trotàn nhắc tới, cao hơn nữa là chai Royal Salute 38yo Stone of Destiny, cao cấp nhất và hiếm có nhất thuộc dòng này có chai Royal Salute 50 years old. Chai này chưa từng được đưa về VN theo kênh chính thức. Tìm hiểu qua một số người chơi rượu và hiểu ề rượu tại VN, em cũng chưa nghe thấy thông tin về sự xuất hiện của chai này tại VN.
Mới đây, Nhà Chivas đã chuẩn bị rất công phu và đưa ra thị trường một dòng Royal Salute nữa – 62 Gun Salute Blend. Khác với những chai Royal Salute kể trên, vỏ chai 62 Gun Salute không được làm bằng sứ mà bằng pha lê xanh nước biển của nhà Dartington Crystal rất danh tiếng. Chai này cũng được Nhà Chivas nhắm đến thị trường Châu Á, với những người tiêu dùng sẵn sàng chi rất nhiều tiền để không những mua thứ rượu ngon, mà còn mua được sản phẩm đẹp mã, sang trọng, “hoành tráng”, thể hiện ra bên ngoài được sự giàu có, cầu kỳ để muốn khẳng định mức độ “thượng lưu” của mình, cho dù có thể họ chỉ là mấy anh nhà giàu xổi ở Trung Quốc hay Việt Nam.
Định vị ở cấp độ cao hơn dòng 38yo Stone of Destiny, chai này dự kiến giá bán lẻ trên thị trường vào khoảng 2.000 đến 2.500 USD, chắc là nhắm tới việc cạnh tranh với sản phẩm John Walker cao cấp, đang được nhà JW đem giới thiệu ở những sân bay quốc tế trọng điểm. Giới tìm hiểu về rượu dự đoán, chai 62 Gun Salute sẽ rất thành công ở thị trường Châu Á, đặc biệt tại Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong, TQ, Singapore và Việt Nam.
Famous Grouse
Là một dòng Blended Whisky, là một nhãn cũng khá phổ biến tại UK và một số nước Châu Âu.
Famouse Grouse là nhãn Blended Whisky chính của Tập đoàn Edrington, Tập đoàn đang sở hữu cả Macallan, Highland Park, Glenrothes và Cutty Sark.
Nhiều hãng sản xuất Blended Scotch Whisky, trong những năm gần đây đều cho ra đời những chai Blended Malt Whisky (rượu Whisky pha trộn, trong đó thành phần rượu chỉ toàn là Single Malt trộn với nhau) bên cạnh những chai Blended Scotch thông thường (rượu Whisky pha trộn, trong đó nhiều loại Single Malt được đem trộn với Single Grain Whisky, mà Single Grain chiếm hàm lượng lớn hơn).
Nhà JW thì có chai Green Label. Nhà Dewar’s thì có chai 15yo, Nhà Ballantine’s thì có chai 12yo Malt Whisky.
Tuy nhiên, Nhà Famous Grouse lại “chơi” khác hẳn. Họ “chế” ra một Range các sản phẩm Blended Malt Whisky bán song song với Range Blended Scotch Whisky thông thường. Chính vì thế, cùng là chai 12yo, thì họ có tới 02 chai, một là Blended Malt Scotch Whisky, và một là Blended Scotch Whisky. Tương tự như thế với các sản phẩm 18yo và 30yo.
Do sở hữu cả Macallan và Highland Park, nên trong thành phần của Famous Grouse, Tập đoàn Edrington dùng cả hai loại Single Malt này để blend. Điều đáng ngạc nhiên là, mặc dù hai nhãn Single Malt vừa kể tên ở trên đều rất đặc sắc về chất lượng và quá nổi tiếng, nhưng các sản phẩm Famous Grouse chưa bao giờ có một chai xuất sắc tầm cỡ như Dewar’s 18yo, Dewar’s Signature, Ballantine’s 17yo, 21yo, JW Black Label, Gold Label, Blue Label, Chivas 25yo, Royal Salute 21yo, Robbie Dhu 12yo.
Nhìn chung, theo cá nhân người viết, Famouse Grouse là một nhãn kha khá, chứ không thật xuất sắc. Trong số các chai Blended Malt Whisky, chai 18yo là chai uống khá được, hương vị Macallan được nhận diện khá dễ. Trong số các chai Blended Scotches, chai 12yo Gold Reserve là một chai khá ổn. Tuy nhiên, chai 12yo này vẫn không được người viết ưa thích bằng chai JW Black Label, Chivas 12yo, Robbie Dhu 12yo và Grand Old Parr 12yo.
Tullamore Dew
Là một dòng Pot Still Irish Whisky. Irish Whiskey có cách phân loại tương đối khác biệt so với cách phân loại của Scotch Whisky, Japanese Whisky và Indian Whisky dù cũng đều có Single Malt Whisky và Grain Whisky.
Nói một cách ngắn gọn thì Irish Whisky có bốn dòng chính: (1) Irish Pot Malt Whisky; (2) Irish Pure Pot Still Whisky; (3) Irish Grain Whisky; và (4) Irish Blended Whisky.
Jameson mà chúng ta vẫn thường nhắc đến thuộc về dòng (4). Tullamore Dew thì thuộc dòng thứ (2).
Rượu Irish Whiskey được chưng cất tới ba lần (triple distilled) so với hai lần (double distilled) của Single Malt Scotches hoặc một lần (single distilled) của Grain Scotches và American Whiskey. Vì được chưng cất ba lần nên chất lượng trong trẻo, tinh khiết, nhưng vị thiên về style nhẹ nhàng, hoa quả, tươi tắn và dễ uống. Thêm nữa, cho dù là được chưng cất ba lần, nhưng phần lớn lại được chưng cất bằng nồi đồng (Pot Still) theo từng mẻ, nên rượu vẫn không bị quá nhạt, mà vẫn giữ được nhiều hương vị đặc trưng của phương pháp này.
Theo truyền thống xa xưa, trái ngược với Scotch Whisky, người Ireland lại không thích làm malt từ barley (malting process) bằng phương pháp xông khói, mà thay vào đó, họ làm khô malt bằng phương pháp tiếp nhiệt gián tiếp (không cho malt tiếp xúc với lửa và tiếp xúc với khói). Chính vì thế, rượu Irish Whiskey (trong đó có Tullamore Dew) là dòng Whiskey không có hương vị khói. Chính phương pháp này, cùng với kiểu chưng cất ba lần trong nồi đồng Pot Still đã giúp hình thành lên style đặc trưng của rượu Irish: thanh nhã, nhẹ nhàng, không quá cay nồng, không khói, nhiều hương hoa quả tươi, nhiều hương vị chanh, cam, táo, lê. Bên cạnh đó, người Ireland cũng ít dùng thùng ex-Sherry như người Scots và người Nhật Bản, nên tìm được một chai Irish có style như Macallan, Balvenie, Dalmore (đậm đà hoa quả khô, mứt quả, gừng, quế, mận, chocolate…) là rất khó. Nhìn chung, rượu Irish Whisky có nhiều điểm tương đồng về tính chất và hương vị với dòng Lowland và một số dòng sản phẩm Speyside theo style nhẹ nhàng của rượu Scotch (ví dụ như Rosebank, Auchentoshan, Glenkinchie, Glenfiddich, Dufftown…).
Ngày nay, để đa dạng hóa sản phẩm và trải rộng thêm dải hương vị, cũng đã có một số Nhà chưng cất của Ireland làm rượu Whisky có mùi vị than bùn và hương vị khói, điển hình là dòng Connerama Irish Peated Single Malt. Dòng này, về bản chất, giống y hệt sản phẩm Scotch Single Malt có hương vị khói.
Tullamore Dew mới thuộc về sở hữu của Nhà Glenfiddich trong năm 2010. Jameson thì thuộc sở hữu của Tập đoàn Pernod Ricard, Tập đoàn lớn số 2 thế giới về đồ uống có cồn, đang sở hữu các thương hiệu lớn như Chivas, Ballantine’s, Martell, Glenlivet, Pernod, Ricard… Bushmills cũng là một nhãn đẳng cấp của dòng Irish Whiskey và đang thuộc sở hữu của Tập đoàn số 1 thế giới Diageo, ông chủ của JW, Smirnoff, Baileys, J&B, Jose Cuervo, Tanqueray, Gordon’s Gin, Windsor, Crown Royal…
Dòng Tullamore Dew, em mới được dùng loại Tullamore Dew Original (NAS) và loại Tullamore Dew Special Reserve (12yo), và cũng dùng cách đây vài năm, hiện không còn chai nào trong nhà. Mấy sản phẩm vừa được nhắc tới cũng mang style điển hình của Irish Whiskey như đã nêu ở trên. Tullamore Dew Black 43 là một dòng mới. 
 
TG: Cụ Hoài
 
 
 
Nguyễn Ngọc Quang 

Sưu tập->Hoàng Xuân Phong
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %15 %014 %2017 %19:%06
back to top