DIARY TRAVEL XUYÊN VIỆT # 6

DIARY TRAVEL XUYÊN VIỆT # 6

  ** Nam Mai **

 *”˜˜”*°•.¸☆¸.•°*”˜˜”*

Đồng Văn-Mã Phì Lèng-Mèo Vạc-Cao Bằng: Thứ bảy, mồng 7 tháng 1 năm 2017

Sau 1 ngày gian nan trên đường thiên lý với những cung đường đèo nguy hiểm từ Hà Giang để đến được Đồng Văn vào tối hôm qua, cả nhà đều thở ra nhẹ nhỏm khi thấy mình đã đến nơi được an toàn, bình yên. Sau bữa cơm tối, ai cũng muốn lẹ lẹ về phòng ngủ 1 giấc cho thật khoẻ, lấy sức cho thật tốt, để có một tinh thần thật minh mẫn sáng hôm sau xem nốt chặng đường còn lại, nghe nói là sẽ "cực kỳ đẹp" nhưng cũng sẽ không kém phần gian nan và nguy hiểm, vì hôm nay là xe mình sẽ vượt qua Đèo Mã Pì Lèng.

Vậy mà mới khoảng gần 5 giờ sáng, đang ngủ say sưa thì N đã bị đánh thức dậy rồi. Nhìn qua cửa sổ thì trời còn tối thui, N bị đánh thức dậy vì có tiếng loa phát thanh đang vang lên vọng lại từ dưới đường các bác ạ, mắt nhắm mắt mở tinh thần hốt hoảng lại cứ nghĩ là "tiếng vọng từ đáy vực" chứ! Trước đây đọc báo thấy nói bên VN sau năm 75, dân chúng hay bị bắt thức dậy vào buổi sáng để tập thễ dục tập thễ theo loa, và bị nghe đọc báo, bị nghe loa phát ra những bài nhạc chiến đấu, bị nghe thông cáo ...vv...và ...vv... Mấy lần về VN trước đây, N đã đi qua nhiều tỉnh, kể cả tỉnh lớn, tỉnh nhỏ của VN, nhưng chưa bao giờ bị nghe cái loa này, nhưng hôm nay mới được chính tai nghe đây. Cái loa hổng có gọi mọi người dậy tập thễ dục, nhưng hình như nó đang đọc báo cho mình nghe hay là đang phát thanh tin tức gì gì đấy. Vì từ xa nên nghe không rỏ chi tiết nó đang nói gì nhưng .... má ơi, sao cái giọng của người nữ xướng ngôn này nó lại có thễ.....chua đến thế! giọng cao xoe xoé, thật chát chúa ....và ... "đầy khí thế"! Bây giờ ngồi nhớ lại, mình ở VN 2 tháng rưởi đã đi khắp từ Bắc chí Nam, thì ra chỉ có mỗi cái thị trấn Đồng Văn này là vẫn còn giử được .... "cái loa truyền thống" hay sao ấy, mấy chỗ khác đâu có đâu! Thế là tỉnh cả ngủ, không ngủ lại được nửa, đành lục đục dậy sửa soạn mọi thứ sẳn sàng và ngồi chờ .... phòng ăn mở cửa lúc 6:30 sáng vậy. Nhưng mà trong cái rủi cũng có cái may, vì nhờ bị thức sớm, lờ vờ không biết làm gì cho nên đành ra ngoài ban công đứng ngó trời, ngó đất và ..... may quá N "chộp" được cái hình dưới đây nè. Giá không bị cái loa đánh thức, nằm ngủ chỏng cẳng ra thì đã bị lở mất dịp chiêm ngưỡng cảnh bình minh rực rỡ này rồi. Xin cám ơn cái loa của thị trấn Đồng Văn nha.

Bình minh tại thị trấn Đồng Văn

Sau khi ăn sáng, mọi người lên đường lúc 7:45 am. Hôm nay sẽ là một ngày trèo đèo vượt núi hơi dài vì từ Đồng Văn đi tới Cao Bằng sẽ mất vào khoảng 300 km.

Nếu muốn đi xem những cảnh đẹp ở VN, nhất là những cảnh trên miền Thượng du của miền Đông Bắc & Tây Bắc VN thì mình phải vượt qua nhiều con đèo rất nguy hiểm nhưng cũng rất là đẹp, nói theo tiếng thông dụng bên VN bây giờ là "cực kỳ đẹp". Chuyến đi này của N, để đi qua những tỉnh của miền Đông Bắc thì N chỉ sẽ vượt có một cái đèo, đó là đèo Mã Pí Lèng mà thôi. Đèo này được xem là 1 trong những cung đường đèo hiểm trở và đẹp bậc nhất vùng núi phía Đông Bắc.

Hôm nay từ Đồng Văn đi chúng ta sẽ vượt qua con đèo nổi tiếng là Đèo Mã Pí Lèng. Nào, mời các bạn cùng lên đường với N nhé.

Đèo Mã Pí Lèng (còn có âm đọc là Mã Pì Lèng) thuộc tỉnh Hà Giang là một cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km, với độ cao khoảng 1.200 m, thuộc cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Mã Pí Lèng được du khách sắp trong danh sách là một trong "tứ đại đỉnh đèo" tại vùng núi phía Bắc Việt Nam bên cạnh các đèo Ô Quy Hồ, đèo Khau Phạ và đèo Pha Đin.

Cái sợi chỉ ngoằn ngoèo nằm trên núi đá xanh xanh bên phía tay mặt của hình là Đèo Mã Pì Lèng đấy các bạn. Xe của group 4 sẽ phải vượt hết con đường này hôm nay đấy. Còn cái sợi chỉ ngoằn ngoèo chính giửa 2 núi là sông Nho Quế.

Hình chụp những con đường sẽ phải đi qua trên đường vượt đèo MPL.

Con đèo như 1 sợi chỉ vắt qua giữa lưng chừng đồi núi tạo nên 1 khung cảnh hùng vĩ của cao nguyên núi đá. Cung đường đèo này đã được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, chỉ riêng đoạn qua Mã Pì Lèng (20km) đã được các thanh niên cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm xong con đường này trong vòng 11 tháng. Đèo Mã Pì Lèng tuy không dài nhưng là cung đèo hiểm trở bậc nhất ở vùng núi phía bắc, được ví như “vua” của các con đèo Việt Nam. Cung đường đèo ban đầu được mở chỉ đủ rộng chỗ cho người đi bộ và xe thồ, về sau được mở rộng hơn cho ô tô, nhưng vẫn rất nguy hiểm vì có những đoạn cua tay áo, hai xe ngược chiều rất khó tránh nhau (ở những chỗ này là tim mình sẽ bị thót lại và sẳn sàng bay ra khỏi ngực đấy). Sau khi hoàn thành, đèo Mã Pì Lèng với 9 khúc quanh uốn lượn bên vách đá dựng đứng, phía dưới là vực thẳm hun hút đã trở thành một kỳ tích được ví như một “Vạn Lý Trường Thành” của Việt Nam. Trên đỉnh đèo có đặt một tấm bia đá ghi lại những dấu ấn xây dựng đường đèo, và đây cũng là nơi để tưởng nhớ những người đã hy sinh, đã đóng góp cả tính mạng của mình để làm nên con đường Hạnh Phúc cho sau này chúng ta có thễ dễ dàng vượt qua những trở ngại chông gai trên đường đi khám phá những phong cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời của miền Thượng Du Bắc Bộ trên quê hương mình.

Dưới đây là tấm bia đá vừa được nói đến ở bên trên. Cái hình này là N phải lấy ở trên Internet vì muốn cho các bạn được xem những gì mình đang kể. Thật ra N cũng có chụp 1 cái hình tấm bia đá này đấy, nhưng hình lại có cái mặt của N dính vào bên cạnh tấm bia này, cậu Tuyến chụp làm sao mà cái mặt của N nhìn ..... to bằng cái bia .... nên N không thễ nào chưng nó ra cho các bác xem được, đành phải "chôm" cái hình trên Internet để các bác được xem cái tấm bia mà N đang kể chuyện ạ. Khi post hình lên Internet, chắc tác giả đã resized tấm hình lại cho nên chữ trên bia đọc không rỏ mấy, khi xem các bác nhớ zoom cho nó lớn ra để xem rỏ chi tiết những gì họ viết trên tấm bia này nhé.

Đây, trông đường đi nằm trên vách núi dựng đứng cao ngất, bên dưới là vực thẳm thấy sợ chưa? Nhưng hôm nay nhờ Trời thương không cho sương mù, lại cho thêm nắng vàng thật đẹp nên nhìn cảnh bên ngoài đẹp tuyệt vời các bác ơi.


Mã Pì Lèng khi dịch theo nghĩa đen là chỉ cái sống mũi của con ngựa, còn theo nghĩa bóng thì tên này chỉ sự nguy hiểm của đỉnh núi, nơi những con ngựa leo lên dốc cao đến mức phải tắt thở. Đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng để ngắm nhìn giòng sông Nho Quế xanh mướt quanh năm, nhìn chung quanh những đỉnh núi cao vời vợi với mây bay lơ lững ngang trời khiến ai đến đây đều cảm thấy như lạc vào tiên cảnh, thấy như mình đang ung dung, tự tại giửa đất trời.

Hình chụp đứng trên đỉnh đèo Mã Pì Lèng

Hình dưới đây là chỗ người ta xây dôi ra bên ngoài trên 1 đỉnh núi cao để có chỗ cho du khách có thễ đứng ngắm cảnh và chụp ảnh, nhưng trước khi ra được đến chỗ này thì mình phải leo lên leo xuống 1 cái cầu thang sắt vòng tới vòng lui trên 1 cái độ cao nhìn xuống phát sợ vì chóng mặt. Đứng đây có thể nhìn xuống giòng sông Nho Quế uốn lượn bên dưới, phía bên tay phải của hình là đèo Mã Pì Lèng.

Sông Nho Quế (phần thượng lưu ở Trung Quốc gọi là sông Phổ Mai) bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn (Vân Nam, Trung Quốc), chảy theo hướng tây bắc – đông nam xẻ qua cao nguyên Đồng Văn, qua các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc thuộc địa phận tỉnh Hà Giang để nhập vào sông Gâm tại Na Nát thuộc xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Sông Nho Quế dài 192 km, đoạn chảy qua Việt Nam dài 46 km. Sông Nho Quế chảy vào Việt Nam tại Lũng Cú, một đoạn là ranh giới giữa hai nước, đến gần Đồng Văn thì chảy hẳn vào nội địa Việt Nam, qua hẻm núi Tu Sản rồi chảy dọc theo đèo Mã Pì Lèng. Đến Mèo Vạc thì sông Nho Quế tách ra chảy theo hướng đông – đông nam vào địa phận Cao Bằng, cuối cùng đổ nước vào sông Gâm. Ở giáp ranh tỉnh Cao Bằng, sông Nho Quế có một chi lưu đổ vào là sông Nhiệm.

Đoạn sông Nho Quế chảy qua khe núi Tu Sản và đèo Mã Pì Lèng được xem là có cảnh sắc ngoạn mục và nên thơ nhất. Nước sông xanh một màu xanh ngọc đẹp đến huyền hoặc, làm cho mê đắm cả lòng người.

Ngay tại đỉnh đèo có cô gái người dân tộc bán hàng cho du khách với các món nướng của Khoai, Bắp,Trứng và cả Chuối nữa.

Trên đoạn đường đèo này cũng có nhà của các đồng bào dân tộc sinh sống, họ trồng trọt các loại rau củ trên từng tấc đất ở ven đường không bỏ sót 1 tí đất trống nào cả. Mọi người ngừng lại hỏi thăm và cho tiền một bà cụ, nhưng hỏi ra thì bà này chỉ mới có hơn .... 50 tuổi thôi. Bốn bà trong nhóm đều hơn tuổi bà này rất nhiều, mọi người đều thấy bị hố khi gọi bà là Cụ, đành im re quê xệ! Cuộc sống cực khổ quá cho nên nhìn họ già trước tuổi chăng? Thật là tội quá đi.

Em bé này trông mặt buồn thiu, em mặc áo, chân thì có mang giầy sandals đàng hoàng nhưng lại .... không mặc quần.

Hình chụp nhà của đồng bào dân tộc sống trên đèo Mã Pì Lèng. Họ sống trong vài căn nhà rải rác lơ thơ trên lưng chừng đèo, trồng trọt rau củ trên những mảnh đất nào còn trống ở hai bên lưng chừng đèo. Chắc là trồng trọt để làm thực phẫm chứ trên đèo hiểm trở này thì ai đến để mua mà hòng buôn với bán.

Đất canh tác của họ là những mảnh đất trống ven lưng chừng đồi của đèo MPL

 Sáng nay khi bắt đầu khởi hành từ Đồng Văn, liên tưởng đến con đường đèo với độ sương mù dầy đặc của chuyến đi ngày hôm qua thì N phát rùng mình ớn lạnh, đã vậy lại nghe nói hôm nay xe sẽ phải vượt qua đèo Mã Pì Lèng là một con đèo hiểm trở vào bậc nhất của vùng Đông Bắc thì trong bụng N bắt đầu hồi hộp, chân cẳng bắt đầu thấy hơi lạnh. Nhưng sau khi xe bắt đầu vượt đèo thì N mới thấy thật may mắn vô cùng vì hôm nay đoàn mình được Trời thương các bác ạ. Là vì hôm nay trời ửng nắng vàng, trời trong, mây thật đẹp, không bị sương mù dầy đặc nên mọi người có thễ nhìn ngắm được phong cảnh bên ngoài quá ơi là đẹp trên con đường đèo nổi tiếng này. Tuy rằng khi lên đến chỗ thật cao thì cũng có bị sương mù chút chút, và đường đèo với những khúc cua tay áo rất nguy hiểm nhưng đường đi cũng không đến nổi "quờ quạng" như sáng hôm qua nên mọi người ai nấy đều hớn hở tận hưởng cảnh đẹp như bồng lai tiên cảnh có một không hai này. Tưởng rằng mình sẽ bị "lên ruột" vì con đường đèo nguy hiểm vào bậc nhất miền Đông Bắc, ai mà ngờ được Tổ đãi nên đã được 1 ngày ngắm cảnh thoả thích quá các bác ạ. Chắc bởi các xe đang chạy trên đèo Mã Pì Lèng đều sợ những khúc cua tay áo khúc khuỷu quanh co với sực sâu thăm thẳm nguy hiểm nổi tiếng của đèo, nên xe nào xe nấy đều lái rất thận trọng chứ không có ai dám vượt nhanh, vượt ẩu vì vậy mọi người đều yên lòng và cảm thấy thoải mái để nhìn ngắm cảnh đẹp bên ngoài. Trời lại thương cho thêm nắng vàng thật đẹp nên hình ảnh chụp ra cũng thấy tươi hơn chứ không có bị màu ảm đạm như ngày hôm qua.

Khi xe chạy được khoảng 8km thì ngừng lại (nơi đây là đỉnh điểm cao nhất của khoảng đường này). Chỗ này là chỗ cho du khách leo lên cao để ngắm nhìn giòng sông Nho Quế đấy.Tại đây họ cũng có 1 cái tiệm nhỏ bán nhiều thứ souvenirs thuộc loại đặc sản miền núi (toàn làm bằng tay) cho du khách như vòng đeo tay, đeo cổ, xách tay, ví cầm tay may bằng thổ cẩm, các loại khèn người dân tộc hay thổi ...., cũng như bán các loại nấm, nghệ, thuốc dân tộc ....và cả các thứ quần áo đủ màu loè loẹt của các cô gái trong bản. Trên xe trước khi đến đây, chú Dũng đã gợi ý "khi đến tiệm trên đỉnh núi, các cô nhớ thuê mấy bộ quần áo, mũ mão của các cô sơn nữ người dân tộc, của tiệm họ cho thuê mặc vào để chụp 1 cái hình làm kỷ niệm cho chuyến đi vùng cao này nhé". Nghe chú Dũng nói thế, N cũng có ý định thuê quần áo, mũ mão mặc vào rồi đeo gùi trên lưng đàng hoàng để chụp 1 cái hình làm kỷ niệm chơi, người ta còn trẻ thì làm Sơn Nữ, còn mình .... tuổi đã cao thì làm ...."Sơn Cụ" cũng được, đâu có sao đâu! Nhưng rất tiếc là sau này tiệm chỉ bán quần áo chứ không có màn cho thuê mặc chụp hình nửa nên .... đành bỏ lở dịp may, tiếc thật!

Kể cho các bác nghe thêm, 4 bà của group 4 thì mỗi người có 1 hobby. Chị TN thì chuyên môn collect .... đá! cục đá, cục sỏi đó quý vị ạ. Khi chị đi qua mỗi tỉnh, chỗ nào chị đặt chân đến thì chị nhặt 1 cục đá, hay 1 hòn sỏi bự tại chỗ đó, chỗ nào có bán cục đá đẹp quý giá thì chị mua liền, mắc tiền cũng ok .... khi hết chuyến đi 26 ngày tour thì trong valise của chị đầy ....đá và sỏi! chị phải bỏ bớt đồ đạc đi để đựng sỏi và đá. Khi qua mấy cái phi trường (domestic), hành lý ký gửi của chị nặng quá, bị over limit thì chị đem bớt đá, sỏi bỏ vào back pack và .... đeo nó trên lưng! Cái thú chơi này .... hơi "đau thương" ha các bác? Chị TA và MT thì rất dễ thương, gặp thứ gì người ta quảng cáo và nài nỉ thì cũng mua, ôi thôi là thượng vàng hạ cám..... trà, nấm linh chi, măng rừng khô,nước mắm, cá khô ...vv.... và ....vv .... cái gì hai chị cũng mua. Ngoài ra 2 bà này một người thì .... tu thiền, còn 1 người thì nghiên cứu kinh sách Phật! cho nên nơi nào mình đến mà có chùa chiền thì dù cao cách mấy 2 chị cũng leo trèo cho đến nơi, cho đến được thì thôi cho dù trời nắng chang chang và chân cẳng thì sắp .... tiêu! Khi vào ngồi nói chuyện với các Thiền Sư hay Thượng Toạ thì ..... ngồi hoài .... không chịu đi ra, 2 chị kia ở ngoài ngồi chờ mệt nghỉ. Còn N thì không hề mua bán gì cả trên đường đi tour vì N biết rằng sẽ có 3 chuyến domestic flight cho cái tour này, mỗi 1 người chỉ được cho 20 ký lô ký gửi và 7 ký xách tay lên máy bay mà thôi. Với lại, quần áo, giầy dép cho cả 2 tháng rưởi đã nặng rồi, lại còn đèo thêm ba cái máy ảnh, tripod, một túi thuốc tây đủ loại như cái pharmacy di động và các thứ lỉnh kỉnh của đàn bà con gái nửa, tay đâu mà xách nếu còn đèo bòng mua bán thêm. Hobby của N chỉ là .... khoái chụp ảnh, chụp cho người và chụp cho mình, chỗ nào mà có cho thuê quần áo giả dạng làm Hoàng Hậu, Công Chúa hay Sơn Cụ, Sơn Nữ, Già Làng gì gì là N làm tuốt. N là khán giả trung trành của phim Hàn Quốc, và cũng rất thích cái văn hoá của nước này, bởi vậy cách đây 3 năm khi du lịch qua đó trở về, N đã có trong tay những cái ảnh Hoàng Hậu trông thật là bệ vệ, oai nghi, ra dáng là 1 bậc Mẫu Nghi thiên hạ nha. Bây giờ ngồi nhà thỉnh thoảng nhìn ngắm lại những hình ảnh đã chụp được khi đi qua các nước mình đã đặt chân qua .... ha ha ha ..... trông cũng vui đáo để!

Từ Đồng Văn xe chạy khoảng 21km, sau khi vòng vèo qua những con đường đèo quanh co khúc khuỷu đầy nguy hiểm nhưng đẹp tuyệt vời của Mã Pì Lèng thì vào lúc 9:15 am xe bắt đầu từ từ xuống núi để vào thị trấn Mèo Vạc

 

Khi vào hẳn trong thị trấn thì thấy nhà của dân hai bên đường. Ai trên xe cũng lấy làm thú vị khi được tận mắt nhìn thấy cảnh mọi người đang mỗ Lợn bên vệ đường. Chắc lúc này gần Tết nên họ chung nhau tiền mỗ lợn để sửa soạn cổ bàn cho Tết sắp đến chăng?

Xe chạy được một lúc thì thấy có chợ. Cậu Tuyến nói đây là chợ Niêm Sơn và gọi mọi người xuống đi bộ vào xem chợ vì hôm nay may mắn đi ngang qua đúng vào lúc có phiên chợ họp. Hôm mới khởi hành, đoàn đã bị lỡ mất 1 dịp thăm chợ phiên Bắc Hà vì mình đi ngang qua Bắc Hà vào ngày thứ tư, mà chợ phiên chỉ họp vào ngày chủ nhật mà thôi. Cũng như khi ở Sapa, mình cũng đã bị lỡ mất dịp thăm chợ phiên tại Sapa vì không đúng ngày chợ họp, và chợ cũng đã bị di dời ra tới 1 địa điểm khác rồi. Khi đi lên các tỉnh trên miền Thượng du, điểm chính (high light) là được đi thăm những buổi chợ phiên của các đồng bào dân tộc trên này đấy các bác ạ. Nếu là chợ phiên thường thì cũng đã hấp dẫn đáng để cho mình xem rồi, vì mình sẽ nhìn vào quang cảnh các chợ phiên để xem cách sinh hoạt và đời sống hằng ngày của từng sắc dân một, cũng như học thêm được những nét văn hoá đặc thù của từng vùng, từng tỉnh mình đi qua. Nhưng may mắn nhất có thễ nói là nếu đi qua nhằm vào dịp chỗ đó có Lễ Hội nửa thì sẽ không còn gì bằng, là vì lúc ấy các cô các bà họ sẽ diện những bộ cánh sặc sở, đầu đội mũ mão và trên tay, trên cổ đeo đầy nữ trang, kể cả cánh đàn ông họ cũng sẽ vận những trang phục của lễ hội thì lúc bấy giờ với người đẹp, cảnh đẹp tha hồ bạn sẽ chụp được những tấm ảnh đẹp tuyệt vời . Kỳ này N hơi buồn và thất vọng vì đi qua bao nhiêu nơi trên miền cao này mà không chụp được 1 cái ảnh nào của các cô gái người dân tộc trong bộ cánh sặc sở truyền thống của bản làng họ.

Niêm Sơn là một xã của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Cùng với chợ phiên của Trung tâm huyện, chợ Khâu Vai, chợ Xín Cái, chợ phiên xã Niêm Sơn được hình thành vào loại sớm nhất của huyện Mèo Vạc. Chợ nằm cách trung tâm huyện 24km trên đường từ huyện Mèo Vạc sang huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Chợ xã Niêm Sơn họp mỗi tháng sáu phiên, tức năm ngày một phiên và bắt đầu từ mồng 5, khác với những chợ phiên khác của vùng Tây Bắc, hầu hết thường họp vào chủ nhật. Những năm gần đây chợ phiên đã được chính quyền địa phương quan tâm, đầu tư mở rộng để tạo điều kiện thuận lợi cho các tiểu thương và bà con các bản đến mua bán, trao đổi hàng hóa. Ở chợ phiên Niêm Sơn, các mặt hàng được bày bán theo từng khu vực, đó là hàng rau, hàng thịt, hàng gạo, hàng quần áo, hàng tạp hóa, đồ điện tử,…để tạo thuận tiện cho người đến mua. Trong khung cảnh nhộn nhịp, đông đúc của khu chợ không khó để nhận ra một số khu vực bán hàng thủ công của địa phương như hàng quần áo dân tộc của đồng bào người Dao xã Sủng Máng, lưới cày của người Mông xã Sủng Trà huyện Mèo Vạc. Dù ở cách xa chợ, song phiên chợ nào họ cũng vượt hơn 30 cây số để đến bán mặt hàng của mình. Ngoài ra có nhiều người tại các bản họ chỉ đơn giản là mong đến ngày họp chợ để được đến dạo chơi chợ và ăn một bát phở nóng hổi, đó là nét văn hóa rất riêng của những phiên chợ vùng cao như thế này.

Ngoài các quầy hàng của các tiểu thương mang vào bán, thì các gia đình sinh sống quanh khu vực chợ Niêm Sơn họ cũng mở những gian hàng tạp hóa ngay trước nhà của họ để bán cho người dân trong vùng.

Cậu Tuyến và chị TN đang đi bộ vào khu vực chợ.

Chợ Phiên vùng cao thường thường là như thế này, hàng hoá đều bày hết cả xuống đất.

Hàng gà

Hàng bán xăng

Hàng bán nhang

Hàng Phở (nhìn bát phở miền Thượng du to và nhiều hơn bát phở ở bên Mỹ nhỉ? ăn xong bát phở này thì no luôn đến 3 ngày)

Hàng thịt

Hàng bán quần áo và tạp hoá.

Cười lên đi cho răng vàng sáng chói .... của cô hàng bán nhang ...

 

Hàng ăn uống của chợ Phiên (nhìn cái ống bơ đựng đủa và bàn ghế nghe quý vị)

Tiện thể N kể luôn cho các bác nghe thêm 1 chuyện nè. Các bác có biết là khi đến địa phận Cao Bằng N chỉ mong tìm ra được chỗ nào có bán món "Phở Chua" để ăn thử không? Hồi còn bên nhà trước năm 75, ông xã có đưa N đi ăn cái món Phở Chua này (N còn nhớ là ngon lắm!). Nghe nói đây là món "đặc sản" đặc biệt của Cao Bằng, thằng Gu Gồ nó cũng nói là Cao Bằng có món này, bởi vậy đã đến tận Cao Bằng rồi thì N cũng muốn được ăn thử món này ngay tận gốc để xem cái "vị chính gốc" của nó ra sao, gồm có những thứ gì trong tô phở và cái sauce của nó taste như thế nào, hy vọng là về nhà mình sẽ bắt chước để nấu y chang như vậy cho cả nhà ăn. N có 1 "món tủ" mà N đã nấu cho gia đình và bạn bè ăn mà ai cũng mê, đó là món Hủ tiếu khô với 1 loại sauce đặc biệt do N "sáng chế" ra mà không có restaurant nào có cái sauce này. Các con, cháu của N khi thèm ăn hủ tiếu khô thì không bao giờ chúng nó ra tiệm mà phải do N nấu, vì tiệm sẽ không có cái sauce giống như của N làm. Đây chỉ là do một sự tình cờ mà N đã "sáng chế" ra được nó thôi chứ không phải là giỏi giang gì, là vì có 1 lần tự nhiên N phát cơn thèm ăn Phở Chua! Hình như lần đó là vì nhớ nhà rồi lẩn thẩn nhớ chuyện nọ, chuyện xưa củ mèm hồi còn ở VN và dĩ nhiên là thèm ăn cái này cái nọ..... rồi bắt thèm tới cái món mà mình đã được ăn vào hồi năm 69 hay 70 gì đó, nên quyết định là mình phải nấu nó để ăn cho đở thèm vậy. Vì đã ăn món này gần 50 năm về trước cho nên bây giờ không cách nào N có thễ nhớ chính xác được cái vị sauce mà mình ăn đã ăn trước kia, vì vậy N đã phải cố công hì hục thử làm tới làm lui, làm đi làm lại rất nhiều lần và sau cùng thì nó thành ra cái sauce này ..... mọi người ăn thì mê lắm, nhưng N biết chắc chắn là ..... không phải NÓ. Cho nên kỳ này đã tới Cao Bằng thì phải tìm cho ra NÓ mới được. Tìm cho ra cái sauce chính gốc hương vị Cao Bằng xem nó ra sao. N và MT đi vòng vòng trong khu hàng ăn uống của chợ phiên Niệm Sơn và hỏi xem ở đây họ có bán phở chua không? Lúc sau thì gặp được một bà đang cầm chổi quét dọn gian hàng của bả, bà nói có, có bán phở chua, nhưng bán hết rồi, và đang dọn hàng đây!!!!

Nhìn tới,nhìn lui gian hàng ăn của bà, và cái gian hàng ăn ở mấy cái hình phía trên kia kìa ..... N nghe bà nói có bán Phở Chua thì mừng quá! nhưng khi bà nói đã bán hết phở rồi thì N cũng ..... mừng quá trời luôn!!! Nếu Phở Chua còn mà mình không ăn thì chắc là sẽ .... vô cùng tức tối! mà nếu ăn thì thử hỏi có bác nào dám ngồi xuống để ăn không hả ???? Trời ơi, nhìn cái ống bơ đựng đủa của cái hình phía trên xem nào, bác có dám ăn bằng đôi đủa đó không? Nhìn cái ống bơ đủa thấy ớn lạnh thần hồn luôn! Cái ống bơ đựng đủa của bà Phở Chua thì coi bộ ..... đở hơn 1 tí, nhưng các bác không biết đâu .... ở bên ngoài nhìn chung quanh khu gian hàng ăn thì trông ..... hãi lắm! Cực kỳ hãi luôn! Ngồi xuống mà ăn được là .... chết liền! Thôi thì đành giả từ giấc mơ ăn phở chua chính gốc Cao Bằng vậy, vì ở chợ phiên vùng cao có phở mà không ăn được, vào đến tận ngay thành phố Cao Bằng thì làm gì có giờ mà chạy vòng vòng để "săn phở" chính gốc đây, vì tới nơi thì tối thui chỉ còn có nước lên giường đi ngủ, sáng mai thì lại ...... ra đi khi trời vừa sáng rồi, làm gì còn có cơ hội nửa. Buồn quá trời!!!!

Đây, đây là bà hàng Phở Chua đã bán hết phở và đang dọn hàng nè.

Cô gái người dân tộc chỉ chờ phiên chợ để diện cho mình 1 bộ cánh thật sặc sở như thế này đây.

Cô bán hàng người đẹp mà nết cũng thiệt là dễ thương ... các bà xin vào bên trong nhà để "xả nước cứu thân" thì cô tươi cười .... cho dzô liền!

Trong bếp của cô (cạnh nhà xí), N thấy có cái món dồi này đang treo để phơi khô ... không biết là loại dồi đặc biệt gì của người dân tộc mà N phải ....đeo mask vào mới đứng trụ lại để chụp được cái ảnh này. Nhìn thì .... cũng ngon đấy chứ nhỉ? nhưng cái mùi thì rất là nặng ... chắc có lẽ món dồi này cũng giống như một loại thắng cố chăng? (cũng làm bằng ruột con ngựa mà không cần rửa kỷ cho sạch hết, vì họ phải giử lại cái mùi đặc trưng cần phải giử như khi họ nấu món thắng cố chăng?). Chắc cậu Tuyến sẽ biết là món gì, nhưng ai lại kéo cậu ấy vào tận nhà xí để hỏi, cho nên bây giờ thì mình chỉ còn đoán mò mà thôi.

Về chợ (phiên chợ tan, mọi người đi bộ về bản làng của mình).

Sau khi rời chợ Niêm Sơn, xe vẫn tiếp tục chạy trong khu vực của thị trấn Mèo Vạc, nhưng cậu Tuyến nói là còn khoảng 5km nửa thì sẽ hết phần đất của tỉnh Hà Giang và chúng ta sẽ bắt đầu đi vào khu vực của tỉnh Cao Bằng.

Vào khoảng 12:30 trưa, xe vào đến thị trấn Bảo Lạc của tỉnh Cao Bằng, và đoàn ghé ăn trưa tại thị trấn này.

Sau khi ăn trưa xong, lại bắt đầu lên đường. Lại cua đèo, vượt đèo, đổ đèo .... nhưng vì trời quang mây tạnh và có nắng nên không còn sợ sương mù cho dù xe có phải leo đồi cao ..... và con tim đã vui trở lại ...... chúng ta không còn sợ hãi gì nửa nên lòng phơi phới tha hồ ngắm cảnh như lên tiên .....

Trên đường đi mọi người nhìn thấy có 3 em bé người dân tộc đang leo lên một vách núi cao, lưng đeo liềm chắc là để cắt cỏ. Nhìn cảnh này thì quả thật là bái phục bái phục! Chân thì mang dép tổ ong (chứ không cần phải trang bị giày leo núi như mình), vách núi thì chẳng có gì để bám víu (chẳng cần phải mua gậy chống như 4 bà khi leo Hàm Rồng) thế mà các em leo cứ thoăn thoắt. N đang nghĩ nếu cho 4 bà leo kiểu này thì chắc sẽ có màn bị rớt lộp bộp và lăn long lóc! Nhưng không biết cắt cỏ xong rồi thì để vào đâu nhỉ? Nhưng nhìn kìa, lưng em nào cũng có 1 cuộn giây thừng, chắc là cắt xong thì bó lại và đeo nó lên lưng các bác nhỉ? Quên chưa kể cho các bác nghe là ở trên này, N thấy họ không có gánh bằng quang gánh (như người miền Nam) hay đội trên đầu (như người miền Trung) đâu, khi có đồ nặng là họ bó lại và đeo trên lưng (trong bài trước số 5, N có post cái hình 1 bà người dân tộc đeo 1 gánh cỏ trên lưng đấy, gánh cỏ ấy là còn nhỏ và nhẹ, có người còn đeo gánh to, cao và nặng hơn nhiều). Hà ... hà .... bây giờ N mới nhớ ra là cái kiểu gánh/đeo của người miền Thượng du nước mình hình như nó giông giống như cái kiểu gánh/đeo của người Hàn Quốc thời Joseon Dynasty rồi. Tối nào N cũng làm part time cho Hội Nghiên Cứu Văn Hoá Dân Tộc Hàn Quốc, N đã nhìn thấy người Hàn Quốc thời Joseon Dynasty họ cũng gánh/đeo những đồ đoàn nặng ở trên lưng giống như các bà con dân tộc miền Thượng du của nước mình đấy các bác ạ.

Khi xe đang chạy thì chợt nhìn thấy cảnh một cô gái người dân tộc đang ngồi giặt giủ bên cầu ao. Hình ảnh đẹp quá, mọi người ngừng xe xin phép được chụp ảnh cô. Cô đồng ý liền, và còn rất thân thiện mời mọi người vào nhà chơi uống chén nước nữa.

Xe tiếp tục chạy cho đến khi vào thị trấn Bảo Lâm của tỉnh Cao Bằng thì bị kẹt lại, nằm ngắc ngứ tại đây hơn 1 tiếng. Hỏi ra thì mới biết, ngày mai Thủ Tướng sẽ bay lên đây làm lễ khánh thành Đập Thuỷ Điện Bảo Lâm 1, cho nên phái đoàn của Thủ Tướng hộ tống đồ đoàn đến trước 1 ngày để sửa soạn sẳn sàng các thứ chờ đón rước Ngài. Không biết họ hộ tống cái gì, bao nhiêu thứ cả thảy, quan trọng như thế nào .... mà đến nổi cần phải chặn đường, chặn xá lại không cho xe của "nhân dân" lưu hành trên đường. Bắt buộc dân phải ngừng lại cho đến khi các quan xong việc thì mới giải toả đường cho dân đi. Giời ơi, xe bị kẹt cứng tạo thành một dảy dài đằng đẳng, không cách gì nhúc nhích cho đến hơn 1 tiếng đồng hồ sau mới thông đường. Đây mới chỉ là phái đoàn phụ tá của Thủ Tướng đến thôi mà đã bị chặn đường, làm kẹt đường của "nhân dân" như thế, không biết ngày mai khi Thủ Tướng đến thì sẽ bị kẹt bao nhiêu lâu đây!

Vào khoảng 4:00 pm thì xe trên đường đi vào khu vực của Mỏ Thiếc Tĩnh Túc. Thấy cậu Tuyến kể chuyện là từ khi mỏ thiếc này được hình thành thì dân các nơi đổ về để tìm công ăn việc làm, lâu ngày chầy tháng thì họ ở lại luôn rồi lấy vợ, sinh con và định cư hẳn tại khu vực mỏ thiếc này. Vì miếng cơm manh áo mà dân chúng phải bỏ làng bỏ xóm tha phương cầu thực để tìm kế sinh nhai, cho dù công việc có nguy hiểm đến đâu cũng không màng. N đang tự hỏi nếu mình sống lâu ngày chày tháng tại mỏ thiếc, hít thở không khí độc hại này thì không biết có bị phương hại gì đến sức khoẻ và có sinh ra bịnh tật gì không? hoặc trẻ con sinh ra và ở đây từ bé thì tình trạng sức khoẻ và sự phát triển của chúng nó sẽ như thế nào nhỉ?

Đây là cái bảng dựng trên đường trước khi đi vào khu vực dân chúng sinh sống tại Mỏ Thiếc. Cậu Tuyến nói cái bảng này được dựng đã lâu (1956), nhưng đến bây giờ tên của nước nhà đã đổi mà sao vẫn thấy họ giử tấm bảng này và vẫn không thấy thay tấm bảng mới với tên mới cho phù hợp.

 

Hôm nay là ngày thứ bảy và chắc cũng là ngày tốt hay sao ấy, nên suốt dọc đường vào trong khu dân của mỏ thiếc sinh sống, tụi này nhìn thấy có đến 4, 5 đám cưới cùng một lúc, vừa Tân Hôn vừa Vu Quy. Tại đây chắc là không có nhà hàng lớn để có thễ đãi 1 lúc được nhiều thực khách, cho nên các gia chủ đều "vô tư" cho quây ngay trước sân nhà mình, sát cạnh đường xe chạy những bàn tiệc để đãi khách rồi chăng đèn, kết hoa trông xôm tụ lắm các bác ạ.

Còn đây là "nhà hàng" đang nấu cổ cưới đây. Phía bên trong nhà nào cũng chật hẹp và chắc là bếp cũng chật luôn cho nên khi có việc gì cần đông người làm như mỗ lợn, nấu cổ thì họ đều làm ngay ngoài mặt đường, ngay trước sân nhà sát bên đường xe chạy.

 Mâm cổ nấu xong được bưng lên đãi khách đây. Người nấu cổ chắc cũng là do 1 hảng thầu chăng ? vì thấy họ đang mặc đồng phục đấy

5:00 giờ chiều thì xe đi ngang qua thị trấn Nguyên Bình, cậu Tuyến cho biết là còn khoảng 40km nửa thì mình sẽ đến Thành phố Cao Bằng.

5:45 pm thì xe vào đến thành phố Cao Bằng. Lúc này trời đã tối rồi, giá đừng bị kẹt xe mất hơn 1 tiếng tại thị trấn Bảo Lâm thì chắc hẳn tụi này đã có giờ đi dạo 1 vòng thành phố xem cho biết Cao Bằng như thế nào rồi.

Bây giờ thành phố đã lên đèn hết rồi, cho nên xe sẽ chạy thẳng về Sunny Hotel cho mọi người check in. Trên đường chạy vòng vòng để đến khách sạn, nhìn ra hai bên đường thì mọi người đều chắt lưỡi hít hà vì không ngờ Cao Bằng .... hiện đại và to lớn như vậy. Thành phố Cao Bằng rất to, sạch và đẹp tuy rằng chỉ có 1 con đường lộ chính và vài con đường cắt ngang con lộ chính này mà thôi. Lúc chưa đến đây, nghe nói Cao Bằng là 1 tỉnh miền Thượng du giáp với biên giới của TQ thì mình cứ tưởng đây là một nơi đèo heo hút gió rất là nghèo nàn chứ, ai mà ngờ thành phố lại to lớn, văn minh đến thế. Hai bên đường của con lộ chính có những vườn hoa to, landscapes rất đẹp, nhưng cái mà làm cho mọi người ngạc nhiên là ngoài những khách sạn to lớn ra, thì có rất nhiều tiệm buôn cao đến 4, 5 tầng lầu với đèn neon đủ màu chớp tắt rất đẹp mắt để quảng cáo cho tiệm của mình, và có ít nhất là 2, 3 tiệm vàng bạc đá quý thật to ngay trên con phố chính này. Ở thành phố Saigon thì tất cả những gian hàng bán vàng bạc, đá quý đều là những quầy nhỏ và đứng chung nhau vào 1 tiệm lớn, nhưng tiệm lớn này chỉ là 1 tầng trệt thôi. Còn mỗi tiệm vàng tại Cao Bằng thì cao đến 4, 5 tầng lầu, trong tiệm đèn đuốc sáng choang, ngoài tiệm thì đèn neon đủ màu từ trên xuống đến dưới chớp tắt, chớp tắt quảng cáo để gây chú ý cho mọi người. Mình thấy mấy cái tiệm sang và to quá nên thú thật nếu có muốn mua gì thì chắc cũng thấy e ngại không dám bước chân vào. Tiếc là đã đến cuối ngày energy không còn nửa, mọi người đều mong mau chóng check in để nghỉ ngơi sau 1 ngày dài, máy ảnh thì đã dẹp mất tiêu nên chẳng chụp được cái hình nào để cho các bác thấy con đường chính của thành phố Cao Bằng với mấy cái tiệm vàng bạc đá quý này được,uổng quá!

Xe đã ngừng tại Sunny Hotel nằm ngay tại con đường chính, mọi người đem hành lý vào check in xong thì ra xe để đi ăn tối ngay. Khách sạn Sunny to, sạch và đẹp nên ai cũng vừa ý và hy vọng là sẽ có được 1 giấc ngủ bình yên sau một ngày đi hơn 300km đường trường. Tối nay vì mệt quá nên mọi người không muốn đi dông dài tìm những món đặc sản của Cao Bằng để ăn thử, mà chỉ vào 1 tiệm ăn nhỏ nhưng sạch sẽ để ăn 1 bữa cơm gia đình cho xong bữa. Thức ăn đại khái cũng được, không có gì đáng chê hay là phải khen quá đáng.

Mọi người về lại hotel và sửa soạn lên giường để mai còn lên đường sớm, nhưng khổ nổi là nằm hoài mà không thể nào ngủ được. Khách của cái khách sạn Hương Sen (trong hình dưới đây) bên kia đường đối diện với Sunny Hotel nó ồn ào quá sức, chắc hôm nay thứ bảy họ có đám cưới hay tiệc tùng gì cho nên sau tiệc thì họ ra sức trổ tài Karaoke các bác ạ. Giời ơi, nghe toàn là giọng nam ồm ồm, oang oang, đã hát dở như hạch, hát lạc giọng đâm hơi, lại còn hát thật to như đấm vào tai người nghe, lại còn hát toàn những bài hát cách mạng nữa mới chết người ta chứ. Nào là "tàu anh qua núi" hay là cái gì gì đó .... mấy cái bài mà mình chưa nghe bao giờ.... thật khổ ơi là khổ! Mãi đến hơn 10:00 giờ đêm thì cái tiệc của họ mới tan hàng. Trời ơi, hú vía, bây giờ thì có thễ ngủ được rồi. Thôi, chúc mọi người ngủ ngon nha.

 

 Viết xong vào ngày August 25-2017 (Harvey Hurrican)

 Nam Mai  

 Tập tin:Trên cao nguyên Di Linh.JPG

 

 

 

 

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %07 %073 %2017 %20:%09
back to top