Hành Trình Xuyên Việt #7

Hành Trình Xuyên Việt #7

*** Nam Mai ***

Cao Bằng-Thác Bản Giốc-Bắc Cạn: Chủ Nhật, ngày 8 tháng 1 năm 2017

Sáng sớm tinh mơ khoảng độ 4:30 am thì N và MT đã phải dậy rồi. Vì tối hôm qua, cậu Tuyến có dặn rằng: sáng mai ngay tại thành phố này sẽ có 1 phiên chợ của người Tày họp, và họ họp rất sớm, chợ họp từ 4:00 giờ sáng đến 5:30 hay 6:00 giờ là tan chợ rồi. Vậy sáng mai nếu cô nào muốn đi xem chợ và đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc người Tày thì xuống lobby đi bộ với cháu đến chợ lúc 5:00 sáng. Sau đó 6:00 am thì sẽ trở về check out. Hôm nay các cô bỏ bửa ăn sáng tại khách sạn đi, vì cháu sẽ đưa các cô đi ăn bánh cuốn Cao Bằng. Đây là 1 món đặc sản rất đặc biệt của CB, đã đến đây mà không thử qua nó thì rất là tiếc, vì chẳng những nó ngon, sạch sẽ mà lại còn lạ hơn những loại bánh cuốn mà các cô đã ăn trước đây.

Đây là cái hình chụp vào buổi sáng sớm lúc 5:00 giờ sáng mắt nhắm mắt mở lò dò theo cậu Tuyến đi bộ ra chợ.

Sáng sớm tinh mơ, thành phố còn đang chìm trong giấc ngủ, 4 bà ham vui không muốn bỏ lở mục gì cả nên đều thức sớm để đi chợ. Buổi sáng, khí hậu lạnh buốt, lại còn có sương mù nên trời lù mù trên đường đến chợ. Mọi người đều phải mặc thật ấm, đội mũ cho sương muối không thấm tóc vì sợ bị cảm lạnh. Đi bộ khoảng 10 phút thì đến chợ. Nhìn bao quát khu chợ thì thấy nó cũng giống như chợ phiên Niệm Sơn, có điều hàng hoá phần nhiều là rau xanh, các loại củ và trái cây. Những thứ này rất tươi vì vừa mới cắt từ vườn nhà và được chở thẳng ngay đến chợ. Người đi thật là đông mặc dù trời còn tối hù. Phiên chợ thật là rộn rịp và nhìn rất vui mắt. Cậu Tuyến và các bà ai cũng mua 1 túi nghệ tươi thật to vì thấy nghệ tươi quá chừng. Họ nói bao nhiêu thì bán bấy nhiêu nên không cần trả giá. MT thì đèo thêm mấy nãi chuối để ăn dần trên xe. Hai chị kia cũng mua nhiều trái cây .... Vì trời lạnh, vả lại còn tối thui, hai tay cho vào túi áo khoác thấy ấm quá không muốn rút tay ra cho nên hình như N không có chụp 1 tấm hình nào tại khu chợ này hay sao ấy, vì bây giờ coi tới, coi lui mà chẳng thấy có tấm hình nào chụp tại chợ này. Vì vậy N chẳng có cái hình nào để post lên cho quý vị xem cả, sorry nha.

Trời hơi ửng sáng 1 tí thì chợ cũng từ từ vắng, mọi người xách "chiến lợi phẫm" bỏ sau xe của chú Dũng, rồi lật đật đem hành lý ra check out khỏi khách sạn lúc 6:00 am.

Xe chạy vòng vòng trong phố vài con đường thì đến chỗ tiệm Bánh cuốn Cao Bằng. Quán cũng nhỏ thôi, sâu tuốt đàng sau là nhà ở, phía trước họ để chỗ tráng bánh cuốn với nồi, niêu bằng sắt tây sáng bóng, chén muổng đủa gì trông cũng rất sạch sẽ, bên trong chỉ bày có 2, 3 cái bàn nhỏ để khách ngồi ăn mà thôi. N nghe chú Tuyến giới thiệu, bà chủ tráng bánh này là 1 "nghệ nhân" đấy, vì tại CB, bây giờ hình như chỉ có hàng của bà là còn giử lại kiểu làm bánh cuốn này mà thôi. N nghe nói coi bộ hấp dẫn và lạ nên có quay 1 cái clip đem về cho mọi người xem cách tráng bánh của bà, tuy nhiên khi post video clip lên thì file nặng quá, không gửi đi được. Cho nên bây giờ N sẽ xem lại cái clip và tả lại cho các bạn biết bánh cuốn đặc sản CB lúc tráng bánh ra sao và sẽ ăn như thế nào nhé.

Chỗ ngồi tráng bánh của bà hàng bánh cuốn CB. Bên ngoài nhìn tiệm rất sạch sẽ, thơm tho. Cái thùng sắt tây to cao là thùng nước dùng, thùng ni lông bên cạnh là thùng bột bánh cuốn, cái nồi đang bốc khói là cái nồi dùng để tráng bánh đấy.

  Cái tô màu nâu đậm là tô nhân bánh cuốn (thịt băm thật nhỏ xào với hành), cái bát trứng đập sẳn để trong tô khi nào khách order "bánh cuốn có trứng" thì dùng cái muổng to để múc trứng, cái tô đỏ đựng ngò rí, cái muổng to để trong tô bên cạnh bát trứng là muổng dùng để múc nước dùng, và bạn thấy cái đôi đủa để trên cái mâm không? đôi đủa này là dùng để cuốn bánh chứ bà hàng không có dùng tay trần để cuốn bánh (cái đôi đủa này là N ưng ý nhất đấy).

Bà hàng múc 1 muổng bột tráng mỏng trên cái nồi hấp rồi đậy nắp lại, khi bánh vừa chín tới thì bà dùng 1 cái que tre dài cắt cái bánh ra làm 2, bỏ bánh lên cái mâm và cho nhân thịt vào, rồi dùng đủa cuốn cái bánh lại (đây là bánh cuốn không trứng). Nhưng khi khách order bánh cuốn trứng thì cũng múc bột đổ vào nồi tráng hấp, chờ sau khi bột chín 1 tị thì dùng muổng múc 1 quả trứng (lòng đỏ + lòng trắng) đổ lên chỗ bột trên nồi hấp rồi đậy nắp lại chờ 1 chút cho trứng hơi chín thì đem ra bỏ lên mâm dùng đủa cuốn cái bánh trứng này lại thành hình vuông.

 Bây giờ thì đến cách ăn: bà sẽ bỏ bánh cuốn nhân thịt vừa cuốn vào bát, nếu order có thêm bánh cuốn trứng thì cũng bỏ vào bát luôn và cho 1 muổng ngò rí lên trên, sau đó thì có 1 người đứng bên ngoài sẽ dùng cái muổng to múc nước dùng + múc thêm 1 cây chả đã có sẳn trong nồi, chan vào cái bát bánh cuốn này rồi bưng ra cho bạn. Ăn thì thấy ngon vì nước dùng ngọt và thơm, chả cũng dòn và đậm đà, bánh cuốn bột dẻo và mềm trong miệng ....nhưng nói đi ăn bánh cuốn mà ăn kiểu này thì lại thấy giống như mình đang được ăn súp nên hơi lạ, nhưng nói chung thì món này ngon và rất lạ vì lần đầu tiên được nếm bánh cuốn có trứng và nước dùng. Còn nếu bạn muốn ăn thêm bánh cuốn khô (như kiểu truyền thống đã ăn từ hồi nào đến giờ) thì nói bà hàng để riêng ra ngoài vài cái đừng cho vào bát nước dùng. Bánh này sẽ ăn với nước mắm nhỉ pha với nước cho nhạt nhạt và không có tỏi chanh, kiểu pha của người Bắc. N là người miền Nam cho nên thích kiểu nước mắm pha chanh tỏi ớt của miền Nam hơn, nếu đĩa bánh cuốn khô trong hình này mà được chấm đẫm vào với món nước mắm của 1 người miền Nam pha thì sẽ tuyệt vời nhất.

Nói tóm lại, món đặc sản bánh cuốn CB này N sẽ cho 45 điểm cho món ăn và 50 điểm cho sự tinh khiết sạch sẽ của tiệm và cách chế biến. Hôm nay N ăn 1 cách thật ngon lành không có chút e dè nào hết..... Vậy là kể xong hết chuyện bánh cuốn Cao Bằng rồi nha. Khi nào có dịp đi CB, bạn nên nếm thử cho biết nhé.

Đúng 7:00 am thì mọi người ra xe lên đường đi thăm thác Bản Giốc. Các bà yêu cầu chú Dũng đánh một vòng để được xem thành phố Cao Bằng cho rỏ hơn vào ban ngày vì đêm qua đến thì trời đã tối quá.

Cao Bằng là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Cạn và Lạng Sơn.

Thành phố chạy trải dài bằng một con lộ chính rất rộng, to và đẹp với một vài con đường nhỏ cắt ngang con lộ chính. Hai bên đường con lộ chính là nhiều khách sạn, tiệm buôn, nhà hàng ăn, hiệu vàng bạc đá quý cao to đến 4, 5 tầng lầu .... Khi chạy ra xa khỏi con lộ chính này để rời thành phố thì chúng tôi có đi ngang qua 1 khu vực mới xây sau này của tỉnh Cao Bằng. Tại khu mới này nhìn rất khang trang, hiện đại, nói theo tiếng bên đó bây giờ là rất "hoành tráng" ! Khu nhà này chắc là khu hành chính của chính quyền vì thấy đề bảng bên ngoài nhà như là Uỷ Ban tỉnh Cao Bằng, Kho bạc Nhà Nước, Ngân Hàng Nhà Nước, Sở Thuế Nhà Nước ..... những ngôi nhà hành chính của Nhà Nước này xây thật là đồ sộ, cao to, uy nghi .... trông rỏ thật là đầy khí thế! Nhìn vào có thễ nói còn đồ sộ uy nghi hơn những nhà hành chính của các tỉnh lớn gần thủ đô Saigon hay Hà Nội. Lại cộng thêm với vườn hoa và công viên 2 bên của khu vực mới xây này cũng rộng lớn và landscapes rất đẹp.

Cậu TG cho biết, nhìn tỉnh với nhiều nhà cao, cửa rộng của chính quyền như thế chứ thật ra tỉnh này cũng không có nhiều dân cho mấy. Nhưng vì là tỉnh giáp với biên giới của "người anh em" nên họ cho xây dựng thật to lớn, đồ sộ để "biểu dương lực lượng", cho thấy nước ta là một nước dân giàu, nước mạnh, nước ta có rất nhiều powers.... họ muốn "show-off" cho láng giềng thấy rằng đây chỉ mới là 1 tỉnh nhỏ giáp biên giới thôi mà cũng đã to lớn khí thế như vậy, nếu là các tỉnh thành khác hoặc là Thủ Đô thì sẽ còn powers gấp nhiều lần ..... để cho láng giềng phải biết kiêng nễ, chứ đừng có mà bắt nạt chúng tôi đấy! Hiện nay hầu hết những tỉnh giáp với biên giới của người anh em đều được cho xây dựng to lớn "hoành tráng" cả chứ không phải chỉ riêng gì tỉnh Cao Bằng này đâu.

Xe dần dần rời xa khỏi thành phố Cao Bằng để đến Thác Bản Giốc. Từ thành phố Cao Bằng lên Thác Bản Giốc khoảng độ 85km.

Thác Bản Giốc nằm giữa biên giới Việt – Trung (thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng), là 1 trong 4 thác nước lớn nhất thế giới. Thác nằm ở độ cao 70m, sâu 60m, rộng 208m. Thác là một phần của sông Quây Sơn được chia ra làm 2 phần: Thác chính ( gọi là Thác Thấp) và Thác phụ (gọi là Thác Cao).

Đọc lại tin tức tất cả các báo ở trong nước qua Gu Gồ, thì N thấy có ghi rằng "được biết theo thỏa thuận biên giới đất liền giữa hai nước, Thác phụ nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam, còn Thác chính đã được chia hai giửa nước Việt Nam và Trung Quốc để cùng khai thác". Vì thế khi đến đây, du khách VN mình có ý định thuê bè để chèo đến gần chân thác xem cho biết thì chỉ nên đi gần trong vòng khu vực bên phía tay trái là của VN mà thôi, đừng có nên lấn sang vùng phía bên tay phải là vùng của TQ là có chuyện nha.

N chụp cái hình trên đây coi cũng chẳng đẹp gì lắm vì phải đứng ra xa, để có thễ lấy được toàn cảnh của cả 2 cái Thác đã được nói bên trên cho các bác xem cho rỏ. Cái thác bên tay mặt là Thác chính (tên gọi là Thác thấp), bây giờ đã bị chia đôi cho giửa 2 nước, hiện nay mình chỉ còn có 1 nửa thác mà thôi. Còn thác bên tay trái là Thác phụ (tên gọi là Thác cao) thì nằm hẳn bên phần đất của nước VN nên là của mình hoàn toàn. Từ đó đến giờ khi đọc sách báo, xem TV, phim ảnh, khi nói đến Thác Bản Giốc thì mình chỉ biết đến cái thác bên tay mặt thôi chứ chưa bao giờ nghe nói hoặc được nhìn hình của Thác Cao (bên trái) và mình vẫn nghĩ Thác Bản Giốc (Thác Thấp) đó là của Việt Nam mình. Kỳ này đến Cao Bằng N mới được nhìn thấy và biết đến cái thác Cao bên tay trái là lần đầu tiên đấy các bác ạ.

Tại Cao Bằng khí hậu quanh năm khá mát mẻ, và mùa đông có thể có tuyết rơi, vào mỗi mùa Cao Bằng lại mang đến cho mình một nét đẹp và sự quyến rũ rất riêng của nó. Khí hậu ở thác Bản Giốc được chia thành 2 mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9. Đây là thời điểm thác Bản Giốc hùng vĩ nhất, thác tuôn nước ồ ạt, bọt tung trắng xóa. Nhưng chớ có mà đi lên đây vào mùa mưa vì đường đi lại sẽ khó khăn dễ bị sạt lỡ rất nguy hiểm, đã vậy lại còn mưa nặng hạt thì xem được cái gì mà đi. Và theo kinh nghiệm của nhiều người, muốn xem thác Bản Giốc bạn nên lên Cao Bằng khoảng từ tháng 8-9 , đây là thời điểm thác Bản Giốc đẹp nhất trong năm. Còn khoảng tháng 11-12, là mùa dã quỳ và tam giác mạch thi nhau đua nở, khoe sắc khắp núi rừng cho đến những bản làng xa xôi của Cao Bằng. Vậy các bạn nên ghi nhớ những thông tin này để mai sau có dịp đi thì còn lựa đúng thời gian có cảnh và thời tiết đẹp, kẻo uổng cả 1 lần đi. Lần này N đến Cao Bằng vào tháng 1 của năm nên lở cở chẳng xem được gì ngoài chụp được vài tấm hình của Thác Bản Giốc mà thôi các bác ạ.

Nhìn từ xa và nếu được nhìn từ trên cao nhìn xuống, sẽ thấy thác có 3 tầng và thác nước đổ tuôn xuống trông giống như những dải lụa trắng tung bay uốn lượn trong gió. Đến gần hơn bạn sẽ nghe thấy tiếng nước đổ ầm ầm, dưới chân thác là dòng sông rộng, mặt sông phẳng như gương soi, hai bên bờ cỏ lau mướt một màu xanh của núi rừng. Đặc biệt, nếu lên Cao Bằng vào vụ mùa tháng 10 bạn sẽ được ngắm những cánh đồng lúa vàng óng ả, đu đưa trong gió thu nhè nhẹ, hương lúa thơm phảng phất làm say đắm lòng người, xa xa là những cánh đồng xanh thẳm thẳng cánh cò bay. Lúc N đến thác Bản Giốc vào thời điểm của tháng 1 thì lúa đã gặt hết rồi, nên tất cả chỉ còn lại là những cánh đồng khô trơ trọi. Uổng quá sức!

Được biết, mỗi năm thác Bản Giốc thu hút trên 30.000 lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đến để thăm và thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt vời này.

 Xe của group 4 đến thác Bản Giốc vào lúc 10:00 giờ sáng. Xe phải đậu bên ngoài và mọi người đi bộ vào trong, đi xuyên qua các cánh đồng mà trước đây là những ruộng lúa xanh mướt, sau tháng 10 vì lúa đã gặt hết nên giờ chỉ còn trơ trọi những mãnh đất khô cằn

Lại đi ngang qua chỗ các cô bán hàng cho du khách như khoai nướng, hạt dẻ luộc.

Bây giờ thì đã vào đến thác (chính) Bản Giốc

Cái thuyền có mui đỏ là thuyền mình thuê, chèo đem mình ra gần đến chân thác để có thễ nghe rỏ được tiếng nước chảy ồ ạt và ngắm nhìn thác nước tung bọt trắng xóa cũng rất thú vị.

Một góc chụp khác của thác chính (thác Thấp)

Góc chụp gần của thác chính (thác Thấp)

Rất tiếc vì du khách đứng bên phần đất của VN chỉ được đứng ở 1 độ thấp nên chỉ chụp được phần ngang của thác (chỉ thấy thác có 2 tầng) cho nên nhìn không thấy được hết cái vẻ đẹp hùng vĩ của nó. Nếu như mình được đứng ở vị trí từ trên cao nhìn xuống thì bạn sẽ nhìn thấy thác Bản Giốc đẹp vô cùng, bạn sẽ tha hồ ngắm nhìn được hết cái đẹp của một vưu vật thiên nhiên mà tạo hoá đã ban cho đất nước mình .......

Đây là thác phụ (thác Cao) nằm hoàn toàn bên phần đất của Việt Nam

Hình dưới đây N chụp khi đứng từ bên lãnh thổ của VN tại thác Bản Giốc, chụp qua bên phía tay mặt là phần lãnh thổ của Trung Quốc (bên tay mặt của Thác chính). Đàng sau chỗ họ đang bán hàng đi sâu vào phía bên trong, họ đã cho xây dựng nguyên cả 1 thành phố du lịch để mang du khách Trung Quốc và Quốc Tế đến xem thác Bản Giốc.

Hình bên dưới là hình N lấy trên Internet nhe. Vì N cũng tò mò muốn biết xem là sau khi chia chác được một nửa thác Bản Giốc thì họ sẽ kinh doanh và sẽ được lợi lộc ra sao cho nên N bèn hỏi thằng Gu Gồ, và tìm ra được là họ đã mở hẳn ra một khu du lịch gọi là "Khu du lịch thác Đức Thiên - Đệ nhất Hùng quan Nam Trung hoa ". Khu du lịch này ở tại trấn Thác Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Thác Bản Giốc đã được họ đặt cho một cái tên mới gọi là "thác Đức Thiên" (Detian Waterfall). Từ khu du lịch tại thành phố Sùng Tả của tỉnh Quảng Tây, du khách sẽ được đưa lên xe đi vòng vèo khoảng độ .... 60 km nữa thì sẽ đến vành đai rừng phòng hộ của khu du lịch quốc gia Thác Đức Thiên, sau đó du khách sẽ được đi xe điện lên tận đỉnh thác để ngắm nhìn thác Đức Thiên và cũng chính là Thác Bản Giốc của ta.

Ngoài ra, tại thành phố du lịch Sùng Tả này, du khách có thễ book để ở tại những khách sạn với phòng có view nhìn thẳng ra thác, và tại đó lúc nào họ cũng có thễ ngắm nhìn thác cho dù là vào lúc bình minh hay là vào buổi hoàng hôn nếu không muốn đi bộ hay leo trèo lên cao để ngắm xem cái thác hùng vĩ này.

Hình lấy từ Internet của 1 du khách đã viếng thăm thác Bản Giốc từ thành phố Sùng Tả của Trung Quốc.

Hoặc du khách có thễ theo tour guide đi bộ (treking trail) theo những con đường đã được làm sẳn dẫn lên đến chỗ thật cao để có thễ ngắm nhìn toàn bộ cảnh đẹp của thác.

Hình được lấy từ Internet của 1 du khách đã đến thăm thác Đức Thiên từ thành phố Sùng Tả, Trung Quốc (The slippery but developed stairs and trail leading to the upper overlook).

Bộ du lịch của thành phố Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã biết khai thác triệt để hết cái vẻ đẹp của thác Bản Giốc, vì du khách của họ khi được đi xe điện lên cao tận đỉnh thác, hoặc đi bộ trên những con đường đã được làm sẳn đưa lên đến chỗ cao nhất thì du khách sẽ ngắm nhìn được hết cái vẻ đẹp hùng vĩ của thác Bản Giốc (mà họ đã đặt cho cái tên mới là thác Đức Thiên), còn du khách VN của mình khi đến thăm thác Bản Giốc thì chỉ có đứng ngay tại mặt đất và tầm nhìn cũng rất giới hạn để ngắm nhìn thác chảy mà thôi cho nên không thễ nào nhìn hết được cái vẻ đẹp hùng vĩ, đẹp ác ôn của thác Bản Giốc bằng du khách của Trung Quốc được.

Mỗi năm khách du lịch của Trung Quốc đến thăm thác Đức Thiên (thác Bản Giốc) lên đến con số 1 triệu lượt người. Cha chà chà! Tiền kiếm được của dịch vụ khai thác du lịch từ thác Bản Giốc + thêm với các dịch vụ khác mà du khách phải tiêu pha tại khu du lịch Đức Thiên như Nhà hàng ăn uống, Khách sạn, các dịch vụ linh tinh khác như Shopping, Spa, Massages.....vv .... và ....vv .... với số lượng 1 triệu người/1 năm thì chắc tiền thu vào được cũng không phải là ít, phải không các bác? Hèn chi! Thảo nào! Nhất định phải đàm phán và vẽ lại bản đồ cho bằng được, giằng dai không ngừng nghỉ kể từ năm 1974 và sau cùng đi đến kết quả là chia hai Thác Bản Giốc cho cả 2 nước (Việt Nam và Trung Quốc) để "anh em" chúng ta cùng nhau khai thác vậy

Đây là hình chụp "Khu du lịch thác Đức Thiên" tại trấn Thác Long, Huyện Đại Tân, Thành phố Sùng Tả, Tỉnh Quảng Tây (hình lấy trên Internet-website quảng cáo khu du lịch thác Đức Thiên).

Một góc chụp khác (trước mặt Thác Cao) tại thác Bản Giốc.

Trên đường trở ra xe, mọi người nhìn thấy cảnh này đây các bác nhìn hình xem có buồn cười không, nhà nước cắm biển hẳn hoi là "khu vực cấm bán hàng", nhưng chúng tôi cứ bán thì ..... đã sao nào! Chuyện này là chuyện thường ngày ở huyện mà. Cũng tại Hội An ngay khu phố cổ, rỏ ràng N thấy người ta đã để 1 cái bảng "Cấm Đậu Xe" .... thì bèn có đến 2, 3 cái xe máy đậu ngay tại cái biển đó. "Cam Đai Bay" cũng chẳng sao, cứ việc "vô tư"! Trong thời gian ở VN, N nhìn thấy cảnh này 2, 3 lần, bị xe chạy nhanh quá chứ nếu không thì N cũng đã có vài tấm hình "cam đai bay" này rồi!

Trước khi lên xe, chúng tôi ngừng lại chỗ bán hàng ăn vặt do người dân ở đây bán, để mua một ít hạt dẻ nướng, hạt dẻ luộc ăn thử vì nghe nói hạt dẻ cũng là 1 đặc sản của Cao Bằng. Mua đến mấy bọc để ăn trên đường đi, ăn hoài ăn mãi không hết.

Sau khi xem xong thác Bản Giốc, khi mọi người đã an vị trên xe xong xuôi thì cậu Tuyến lại "báo cáo" nốt chương trình di chuyển của chặng đường kế tiếp cho mọi người biết.

Bây giờ chúng ta phải bắt buộc quay đường trở lại hướng Cao Bằng và từ hướng đó sẽ đi tới Hồ Ba Bễ của tỉnh Bắc Cạn. Trên đường đi, chúng ta sẽ phải vượt qua 4 cái đèo nhỏ là đèo Tài Hồ Sìn, đèo Cao Bắc, đèo Ngân Sơn, và đèo Khâu Khang. Chúng ta sẽ đi qua thị trấn Ngân Sơn, Hà Hiên và qua Chợ Rã thì mới đến Hồ Ba Bễ của Huyện Ba Bễ, tỉnh Bắc Cạn. Chúng tôi nghe cậu thuyết trình nhiều địa danh quá, chẳng biết chỗ nào là chỗ nào nên cứ y như là vịt nghe sấm, cũng ừ ào cho qua nếu có gì thì hỏi lại vậy. Điều cần nhất bây giờ là phải lo lót o bế cái ông Tài Xế cho ổng tỉnh ngủ để lái xe cho tốt mà thôi. Vì lúc sau này MT than "tao nói nhiều thì mệt và đau cổ rồi, nên phải tính cách khác xem sao", vậy là đài phát thanh chỉ còn đủ công lực hoạt động có 50% mà thôi, cho nên bây giờ N bèn nghĩ ra một cách là ...."feed him!", cho ổng ăn liên miên để ổng không buồn ngủ + thêm thỉnh thoảng mọi người trên xe mở máy "tám chuyện vui" + thêm cho ổng nghe cái CD nhạc Vàng Bolero của ổng nửa là ok rồi. N ngồi băng sau, bên ngoài sát cửa kính để chụp hình, nên ngồi ngay sau lưng chú Dũng, mỗi khi lên xe là N supply cho chú đủ thứ thức ăn vặt như .... hạt dẻ, kẹo đậu phọng, hạt sen xấy, kẹo mè đen, kẹo này, kẹo kia ......... nghĩa là đủ mọi thứ ..... N cứ lấy ra bỏ sẳn cho đầy vào cái ngăn nhỏ nằm ngay bên cánh cửa xe (ngay bên phía tay trái của tài xế) và bảo chú cứ việc ăn! Hễ thấy vơi là N lại chêm thêm. Trời ơi, ông tài xế của tụi này bốc ăn liên miên không ngừng nghỉ (chắc là ổng buồn ngủ dử dội lắm đây) .... sau khi đi Tour với group 4 xong thì chú Dũng sẽ lên cân là cái chắc!

Lên đường đi trở lại hướng Cao Bằng để bắt đầu đến Bắc Cạn.

Trên đường đi, cô MT ngỏ ý với cậu Tuyến là cô muốn tìm mua 1 cái liềm bằng sắt để về bên nhà .... làm vườn ???? Mọi người lấy làm lạ, thì cô cho hay là vườn sau nhà cô bé tí tẹo, không có nhiều cỏ mấy nên cô không có đẩy xe cắt cỏ, mà tự chính tay cô cắt cỏ bằng cái liềm, chà! "chơi" kiểu cắt (gặt) lúa bên VN chăng???? Cô nói sắt bên này rất tốt, 2 năm trước cô đã mua 1 cái rồi, bây giờ ....thừa thắng xông lên, cô muốn mua thêm 1 cái nửa để để dành! N nói, "vậy thì sẳn trớn mi nên mua thêm 1 "cái búa" nửa, búa liềm cho nó đủ bộ nhe!". Thời may, trên đường đi, chúng tôi sẽ đi ngang qua 1 làng chuyên môn làm nghề rèn cho các thứ dao, búa, liềm, nhíp xe ... và các loại nông cụ cầm tay. Cả trăm năm nay, người Nùng ở Phúc Sen (huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) đã biết dùng than củi đốt lò rèn sắt làm thành các loại nông cụ cầm tay sắc bén, bền bỉ.

Bám sát quốc lộ 3, cách TP Cao Bằng chừng 30 km, người qua đường, khách du lịch, cánh lái xe tải "cõng" hàng ra biên giới thường hay chọn điểm dừng chân dân dã ở làng rèn Phúc Sen. Tiếng nện búa đinh tai nhức óc, hay tiếng máy mài rin rít suốt quãng đường dài chừng hai km trên đường này. Người bán hàng ở đây không chèo kéo người mua như ở chốn đô thị, đỗ xe tại nhà này, nhưng có sang nhà khác mua dao, chủ nhà vẫn vui vẻ vì họ toàn là làng xóm, họ hàng với nhau cả. Dao Phúc Sen được cánh lái xe tải ưa thích mua vì hợp túi tiền nhưng quan trọng hơn là hết sức sắc bén, bền bỉ bởi đều được làm từ thép tốt.

Hầu như các sản phẩm dao ở Phúc Sen đều có tay cầm bằng sắt không dùng gỗ. Sản phẩm của nhà nào làm ra đều có ký hiệu riêng. Tuy cách làm giống nhau song sản phẩm khi tạo ra lại có hình dáng không giống nhau hoàn toàn và độ sắc, độ bền của lưỡi dao cũng có những khác biệt nhất định.

"Giữ lửa" trăm năm, làng nghề cổ truyền rèn sắt Phúc Sen đã trở nên nổi tiếng, không những góp phần xóa đói, giảm nghèo mà việc gìn giữ phong tục, lối sống, lịch sử, văn hóa từ xa xưa trong một xã hội hiện đại khiến Phúc Sen trở thành một điểm du lịch "ấn tượng" với du khách gần xa.

Tại đây, cô MT mua liềm, dao lớn, dao nhỏ ...tùm lum tà la. Thấy vậy hình như chị TA cũng có vớt 1, 2 cái dao hay dao bào gì đó. N xem đi, xem lại thấy cũng muốn mua vì mấy khi mình được đến đúng làng nghề rèn truyền thống, và biết bao giờ mới được quay trở lại .... nhưng khi nghĩ đến sự phiền hà tại mấy điểm security check points qua nhiều phi trường trong và ngoài nước ..... thôi, bỏ đi cho rồi! Không mua bán gì nên N ra trước cửa các tiệm ngó trời, ngó đất, ngó cảnh vật của làng rèn Phúc Sen. Thấy có 1 anh nông phu dắt trâu đi ngang với cái bừa trên vai mà mình đã đọc được đâu đó trên sách vở ....ở đây đúng là tấc đất tấc vàng, dân làng không bỏ lở chỗ đất trống nào cả, các bạn xem ngay bên 2 lề đường có chỗ đất bỏ không nào là họ quây lại để trồng rau, củ ngay nè.

Mua bán xong thì chúng tôi tiếp tục lên đường, trên đường đi nhìn thấy có rất nhiều xe cam nhông chở đầy heo ngừng ở hai bên vệ đường. Hỏi ra thì mới biết, đây là những xe chở heo để giao qua các tỉnh ngay cửa khẫu của Trung Quốc. Heo này là của các thương lái TQ đã qua và đặt mua trước từ các tỉnh, các làng VN ta, dân ta sẽ nuôi heo cho đến khi đủ ký lô và sẽ giao bán cho họ tiêu dùng vào dịp Tết đến. Các bác tài cho biết, hôm nay không biết vì lý do gì mà tại khắp các cửa khẫu vào TQ như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai ..... cùng 1 lúc các cửa khẫu này đều bị đóng lại và không cho một xe heo nào nhập cửa khẫu cả.

Heo bị nằm chật cứng dồn đống trong củi chật chội trên xe, nằm giửa trời nắng nóng như thiêu nên con nào con nấy da đỏ lừ, ngoặt ngoẹo gần xí lắc léo .... các bác tài xế chỉ còn nước chửa cháy bằng cách dùng vòi rồng xịt nước lạnh vào cho chúng nó cool off bớt. Cậu Tuyến nói, năm nào gần Tết tụi thương lái TQ cũng làm khỗ dân nghèo của mình, năm trước thì tại các cửa khẫu bị dồn đống những xe cam nhông chở đầy vải thiều, cũng đóng cửa không cho qua bắt nằm chơi trên đường dài dài "for no reason" .... trái vải để lâu không giao .... thì sẽ bị hư thúi, hoặc là bị héo, nhìn không còn tươi nửa thì giá tiền bán ra sẽ bị chúng nó dìm giá không trả đúng theo giao kèo đã ký trước đây ..... Năm nay thì hàng hoá giao cho tụi thương lái là Heo. Để lâu sợ heo chết hết, chắc là sẽ bị dìm giá nặng đây hay là sẽ bán tống bán tháo thôi, vậy là dân mình sẽ khỗ nhọc quanh năm chỉ mong kiếm được ít tiền tiêu Tết mà năm nào cũng bị chúng bày trò gian lận không tha. Thật đúng là đồ bất nhân!

Khoảng 12:00 trưa thì xe ngừng ở thị trấn Quảng Uyên để ăn trưa tại quán ăn Tuyết Niệm. Quảng Uyên nằm ở phần Đông Bắc của tỉnh Cao Bằng, cách thị xã Cao Bằng 37 km theo đường số 3. Khoảng 12:45 pm, ăn trưa xong thì lên đường trở lại hướng Cao Bằng, chúng ta bắt buộc phải trở lại Cao Bằng thì mới tới Bắc Cạn được (sẽ mất vào khoảng 36km). Vào lúc 1:34 pm thì xe đến ngã ba để quẹo vào đường đi Bắc Cạn. Nếu vào đến thành phố Bắc Cạn thì sẽ mất 116km, nhưng khi đến gần Bắc Cạn thì mình sẽ rẽ đi vào hướng Hồ Ba Bễ nên chỉ mất có 110km.

Đường đi từ Cao Bằng đến Bắc Cạn rất tốt, không có ổ gà, ổ voi gì cả vì đường thẳng và bằng phẳng như xa lộ của Mỹ, nhưng phải qua mấy cái đèo rất nguy hiểm. Sở dĩ tụi này phải quan trọng o bế chú Dũng là vì nghe đường từ Cao Bằng về đến Bắc Cạn phải vượt qua đến 4, 5 cái đèo. Đường lên đèo, xuống đèo, cua đèo rất là nguy hiểm, đã vậy còn cộng thêm cái cách lái xe của những ông tài xế di chuyển trên các đường đèo này, nên còn làm tăng sự nguy hiểm lên gấp bội. Bên Việt Nam có 1 kiểu lái xe đường trường rất là kỳ cục, mà N thấy chỉ có ở bên VN, bên Russia, bên TQ là có kiểu này, (nhưng cánh tài xế bên Việt Nam là hạng thứ dử, là nhất hạng), họ gọi là lái xe kiểu "đánh vỏng". Không cần biết là xe gì, xe lớn như "xe công" (container), xe truck 18 bánh, xe 45 chỗ hoặc xe giường nằm chở khách xuyên qua các thành phố của các hảng xe , xe chở hàng hạng vừa .... hoặc là loại xe hơi nhỏ cở 16 chỗ, SUV 7 chỗ hay là xe du lịch nhỏ 4 chỗ ..... họ đều luôn luôn có kiểu lái đánh vỏng như thế này .... Cách lái xe này chỉ thấy trên đường trường xuyên tỉnh lộ (o phải đường trong phố).

Đường trường xuyên tỉnh bên VN thường là chỉ có 2 lanes, 1 lane chạy lên (là xe mình) và 1 lane chạy xuống là xe đối diện với xe của mình (nằm bên tay trái), khi tham gia giao thông trên những con đường thiên lý này, là họ cứ chạy ..... và khi chạy gần đến đít của cái xe trước mặt, thay vì chạy kiểu như bên Mỹ là cứ lái bình thường theo sau cái xe trước của mình (traffic flow) đi, nhưng không có đâu nha ..... bất kể là xe lớn, xe nhỏ gì khi chạy đến gần đít cái xe trước mặt, thì ông tài xế đằng sau này sẽ nhắm nhắm rồi mắt trước mắt sau .... lái đánh vòng 1 cái vèo qua bên kia lane (tay trái), tức là đi hẳn vào đường của xe đối diện, để vượt lên qua mặt cái xe đang lái chận đường xe của ông ta, cho dù cái xe bị vượt là xe tải 18 bánh ông ta cũng không màng. Nếu đường bên kia vắng tanh không có xe nào đi lên thì cũng ok đi, nhưng có nhiều tài xế đã thấy rỏ ràng trước mắt mình bên kia lane có xe đối diện đang lù lù tiến tới, nhưng ông tài xế này vẫn coi như không, vẫn cứ vô tư "đánh vỏng" qua lane của xe đối diện mình như thường .... và khi hai xe chạy gần sát vào đầu nhau (sắp head on) thì .... lúc đó cả 2 xe đều chạy chậm lại và họ nhường nhau cho 1 xe vượt qua.

Hú hồn hú vía! Các bác thấy sao? nếu xe đối diện xe mình là 1 cái xe 18 bánh, xe chở khách 45 chỗ hay là xe container cồng kềnh rất là khó để kềm thắng khi xe đang chạy nhanh ... hoặc rủi xui nhằm hôm thằng cha tài xế bên kia buồn ngủ không nhìn thấy xe mình đang sửa soạn head on và không phản ứng nhanh được để nhường, hoặc chả đang giận vợ con, bồ bịch gì đó đang muốn tự tử, hoặc là đang trên đường đổ đèo, cua đèo, có sương mù mà họ lái đánh vỏng kiểu như vậy ..... thì các bác đang ngồi trên xe có thấy muốn ...... "xả nước cứu thân" không? mà họ đâu có làm 1 lần như vậy đâu, trên đường thiên lý thì chuyện "đánh vỏng" này xảy ra đều đều suốt chuyến đi là chuyện thường. Họ cứ đánh qua đánh lại, rồi lại đánh qua đánh lại ..... đều đều trên đường làm cho người ngồi trên xe thấy chóng mặt như là đang bị đưa vỏng vậy đó.

Đây là cái cách lái xe đường trường của hầu hết 95%- 98% cánh tài xế bên Việt Nam đó. N có hỏi chú Dũng "tại sao lại cứ phải lái đánh vỏng quá nguy hiểm như vậy? tại sao không lái theo kiểu "traffic flow" bình thường? thì chú Dũng nói "cánh tài xế cho rằng nếu không đánh vỏng để vượt qua mặt mà chạy cho nhanh mà cứ lái chạy theo đuôi lề mề như vậy thì không biết chừng nào mới đến nơi!!!!". N nghĩ trong bụng "không biết chừng nào đi đến nhà xác hoặc là đến chỗ đầu thai cho nhanh thì có!".

Tấm hình dưới đây N chụp khi vừa mới bay từ Saigon ra Hà Nội vào ngày 1-1-2017 lúc chú Dũng đón 4 bà tại phi trường Nội Bài để chở về khách sạn trong khu phố cổ. Vừa bước lên xe thì N đã rất là "Impressed" khi nhìn thấy cái khẫu hiệu chữ thật to dán ngay board trước mặt của tài xế, chỗ dán cái khẫu hiệu này nếu ai không muốn nhìn cũng không được, vì khi bước lên xe ngồi vào ghế là nó lập tức đập ngay vào mắt mình liền. Lúc nhìn cái khẫu hiệu này, N nghĩ trong bụng "chà, lúc này VN văn minh quá xá, chính quyền và bộ Giao Thông Vận Tải cũng đã xem tính mạng của người đi đường và người ngồi trên xe tham gia giao thông thật quan trọng, chứ không phải là con sâu cái kiến nửa rồi".

Và bây giờ ngồi nhớ lại thì không chỉ có mỗi cái xe của chú Dũng là dán cái "khẫu hiệu" này đâu, mà coi như là 100% xe lớn, xe nhỏ, xe củ, xe mới gì nếu đã dùng xe để chuyên chở hành khách thì đều có dán cái biển này cả. "Tính mạng con người là trên hết"! Chà, thế thì tại sao lại không nghiêm cấm tài xế lái xe tham gia giao thông trên đường bỏ cái kiểu lái xe đánh vỏng vượt mặt qua xe khác 1 cách nguy hiểm và sai với luật giao thông nhỉ? Phạt thật nặng vào những người vi phạm hoặc là rút bằng lái vĩnh viển thì xem họ có còn ỷ y liều mạng vừa làm hại mình mà còn làm hại lây đến người khác nữa không!

Đây là cái cầu và xa lộ mới làm cách nay mấy năm, nối liền phi trường Nội Bài vào thành phố.

Thêm một nguyên nhân nữa là những cung đường đèo Cao Bằng - Bắc Cạn này nằm ở độ cao nên thường bị sương mù che phủ, hoặc sương mù nặng trở thành mưa phùn che khuất tầm nhìn, nên các xe tham gia giao thông rất khó quan sát. Ngoài ra, đây là tuyến đường cấp IV miền núi với rất nhiều khu vực đèo dốc, tốc độ tối đa chỉ cho phép xe chạy max là 40km/h nhưng vì do mặt đường đẹp nên các tài xế nhất là tài xế lạ đường, thường hay ỷ y, phóng nhanh vượt ẩu nên rất dễ dẫn đến xảy ra tai nạn làm hại thân mình đã đành lại còn liên luỵ đến những xe khác đang giao thông trên đường nửa. Sợ nhất là vào mùa mưa, tầm nhìn bị hạn chế, đường cua nhiều nhưng chẳng có gương cầu lồi lõm gì để quan sát đường. Mà dân lái xe container phần nhiều đều rất ẩu, chạy theo chuyến để lấy hàng nên mỗi khi họ lái xe không (chở hàng) thì toàn phóng bạt mạng. Nằm trên tuyến QL3 chạy lên cửa khẩu của Cao Bằng, nên tuyến đường này (Bắc Cạn - Cao Bằng) thường thường tấp nập các xe hàng trọng tải lớn, nhất là xe container.

Chúng tôi bắt đầu say xẩm mặt mày với những đoạn đường cua tay áo, dốc núi của những Đèo Tài Hồ Sìn,Đèo Ngân Sơn, Đèo Cao Bắc & Đèo Khau Khang đã từng được mệnh danh là những “con đèo tử thần”. May mà chú Dũng biết ý các cô "chết nhát" nên chú rất ít khi lái kiểu "đánh vỏng", mà chú còn lái rất từ tốn, chậm rãi, và thận trọng. Lâu lâu khi nào thấy đường đối diện vắng tanh không có xe nào chạy đến thì chú mới "đánh vỏng"1 lần, và mỗi lần chú đánh vỏng như thế là N và MT lại ngồi ngay đơ, người cứng ngăng ngắc, tim đập thình thịch các bác ạ.

Lên đèo cao là sương mù phủ kín, cách hai ba chục mét là rặt một màu trắng mờ ảo. Chiếc xe cứ ì ạch “bò” lên giữa một bên là vách núi dựng đứng, một bên vực sâu hun hút giữa biển mây mù trắng xóa, rồi lại từ từ "bò" xuống ..... Cảm tưởng của mình khi đi trên những con đường đèo này ra sao nhỉ ...... có lúc mình thấy sợ hãi đến nín thở trước sự hiểm trở, nhiều lần đứng tim khi những chiếc xe container kềnh càng không hàng lao đến phóng vụt sát qua xe mình, có lúc lại cảm thấy lạc lõng, trống vắng khi nhìn xe mình đang trên đường giữa ngút ngàn rừng núi, mây trời, nhiều lúc lại thấy thật bình yên, ấm áp khi nhìn thấy các bản làng lúp xúp bên đồi cùng với khói lam chiều toả ra lảng đảng trên các mái nóc nhà ....

 Lúc 1:45 pm, xe đi ngang qua đèo Tài Hồi Sìn.

Trông 3 cái hình chụp trên kia, chẳng nhìn thấy đẹp hay đặc biệt 1 tị nào phải không các bác? Nhưng N yêu cầu chú Dũng chạy từ từ cho N được chụp mấy cái hình trên vì không có chỗ cho xe ngừng lại, N muốn chụp cái cầu này vì nó rất là đặc biệt. Khi đi ngang qua đây, cậu Tuyến kể lại là vào năm 1979 ở khu vực của cái cầu mà các bác vừa nhìn thấy trong 3 hình ở trên kia đấy .... ôi thôi không biết cơ man nào là người chết ..... xác người chết chất đống ngập từ dưới đáy vực tràn lên đến trên cầu và máu thì chảy ngập thành sông tại địa điểm này. Chuyện kể là : vào 5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, lực lượng bộ binh Trung Quốc với khoảng 120.000 quân bất thình lình đánh vào Việt Nam trên toàn 6 tỉnh sát biên giới là Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và Yên Bái ... mở đầu là pháo, tiếp theo là xe tăng và bộ binh.

Tổng cộng quân Trung Quốc xâm nhập Việt Nam trên 26 điểm, các khu vực dân cư Việt Nam chịu thiệt hại nặng nhất từ đợt tấn công đầu tiên này là Lào Cai, Mường Khương, Cao Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái. Tuy Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến nhưng cả hai bên đều phải chịu thiệt hại nặng nề về người và của. Cuộc chiến đặc biệt để lại nhiều tác hại lớn cho phía Việt Nam, đặc biệt là nền kinh tế. Ngoài các thương vong về con người, tổn thất về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá hủy do trận chiến, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ và chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc và đồng minh của Trung Quốc gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao ......

Nói thật nha, trong chuyến đi này có rất nhiều lý do "nhạy cảm" khó nói cho nên group 4 tuyệt đối không muốn hỏi han hay bàn cải gì về vấn đề chính trị, chính em ..... chỉ sợ Tài xế và Tour Guide của mình là những người còn đang sinh sống trong nước, họ sẽ khó ăn, khó nói khi bắt buộc phải trả lời những câu hỏi của mình. Họ có muốn nói đúng sự thật thì cũng ..... khó cho họ, còn họ nói theo bài bản mà họ đã được học tập thì lại ..... trái với cái lỗ tai của mình. Ngay chính trong nhóm của group 4 mà còn không thống nhất ý tưởng thì nói gì ngay đến chính những người còn đang ở trong nước, vì vậy tụi này chỉ nói đến những chuyện vui, chuyện tiếu lâm, hỏi món gì ăn ngon và an toàn, hoặc chỉ hỏi đến chuyện địa lý, phong tục tập quán từng vùng mà mình sẽ đi qua ..... còn ngoài ra không ai đặt ra câu hỏi nào có dính dáng đến chính trị cả.

Nhưng khi đi qua cái đèo Tài Hồi Sìn này và nghe cậu TG kể về chuyện đã xảy ra tại đây vào năm 1979, thì tự nhiên mình đâm ra "ngứa miệng" không nhịn được, nên đã bật ra 1 câu hỏi cho hai chú. "Nếu bây giờ TQ nó lại manh nha muốn đánh và chiếm các tỉnh miền biên giới và sông biển của mình thì hai chú thấy dân chúng ta tại VN có đứng lên hưởng ứng để đánh lại chúng nó không? Sao tôi thấy họ chiếm đất, chiếm biển rần rần mà đi qua các tỉnh thấy dân chúng ai an lạc thì vẫn thấy cứ an lạc, ai ăn chơi, sắm sửa thì vẫn cứ thấy ăn chơi như thường, nghe nói có dân oan khiếu kiện mà chẳng thấy ai hỗ trợ và .... chả thấy có dấu hiệu gì là chiến tranh cả nhỉ?". Hai chú cùng nói, nếu nó tiến đánh chiếm nước mình thì cháu nghĩ mọi người sẽ đứng lên để chống lại chứ không ai để yên cho bọn nó cướp đâu! Nhưng chú Dũng có nói thêm "cháu sinh ra sau chiến tranh (1975) nên chưa có từng trải qua cuộc chiến 30 năm đó, nhưng khi cháu lớn lên sau chiến tranh thì tình trạng đói, khổ vẫn còn triền miên, cháu phải tình nguyện đi bộ đội thì cháu và gia đình mới có "chế độ" để có cái ăn, mới sinh tồn được. Giờ thì hoà bình rồi, tụi cháu lấy vợ sinh con, bây giờ đời sống cũng dễ thở hơn nên chỉ chăm lo làm ăn để lo cho con là việc trước nhất, ai muốn khiếu kiện thì khiếu kiện là việc của họ, tụi cháu nội lo đời sống cho gia đình mình thì cũng khó khăn lắm rồi thì còn lo cho ai được, và nói thật cũng rất là sợ chiến tranh xảy ra".

Chú TG kể "cháu cũng sinh sau chiến tranh, không biết 1 tí gì về giai đoạn đó, nhưng cháu vẫn nghe Bố cháu kể rất nhiều về nó, Bố cháu cũng phải tình nguyện gia nhập bộ đội và có tham gia chiến tranh nửa để gia đình có "chế độ" thì mới sinh tồn được trong giai đoạn ấy, may mà thoát chết trở về nguyên vẹn ..... sau này khi giải ngũ thì mới lấy vợ sinh con, nhưng tình trạng những năm sau đó vẫn đói khổ, cơ cực dữ lắm ... lúc ấy Bố Mẹ cháu chỉ có 1 cái quần độc nhất, hễ chồng đi ra ngoài thì mặc cái quần đó, vợ phải ở nhà không đi đâu ..... bây giờ thì khá hơn rồi, nên chuyện bây giờ là phải lo làm ăn để lo cho vợ con được sống sướng hơn các thế hệ trước là chuyện cần thiết nhất. Đây không phải là chuyện chỉ xảy ra cho riêng gia đình cháu mà tất cả dân chúng ngoài này đều ở vào tình trạng như vậy trong thời gian có chiến tranh và sau chiến tranh .... vì vậy có thễ nói là dân chúng ngoài này rất sợ chuyện xảy ra chiến tranh nửa các cô ạ, vì họ đã trải qua rất nhiều chục năm sống đói, khổ, thiếu thốn, sợ hãi vì chiến tranh rồi cho nên họ không hề muốn có chiến tranh xảy ra nửa, họ chỉ muốn có 1 đời sống yên ổn, bình an để lo cho cái ăn cái mặc tốt hơn, con cái được học hành đến nơi đến chốn ..... còn thì chính phủ nào, ai lên ai xuống gì gì thì đời sống của dân chúng cũng phải tự lo chạy trối chết cho cái ăn, cái mặc, lo cho có chỗ ở, chỗ tạm trú qua ngày cho vợ con như thế thôi các cô ạ". Nghe chú TG nói, N bỗng cảm thấy bâng khuâng, thấy thương cảm hết sức cho những người con dân VN của mình. Câu trả lời của 2 chú, N biết đây cũng chỉ là ý kiến cá nhân của riêng 2 chú mà thôi, nhưng không biết là mình có nên cho rằng đó cũng là ý nghĩ của cả dân chúng miền Bắc không nhỉ?????

Chúng tôi vẫn trên đường tiếp tục vượt đèo, cua đèo rồi lại xuống đèo hết đèo này tới đèo khác ..... cũng may trên đường đi đều hanh thông không có chuyện gì nguy hiểm xảy ra vì chú Dũng bị bắt ăn liên tu bất tận cho tỉnh ngủ, mọi người nói chuyện râm ran, cười đùa bể cả xe .... và cám ơn chú Dũng đã lái xe rất cẩn thận, từ tốn đưa mọi người vào đến địa phận của tỉnh Bắc Cạn an toàn vào lúc 2:22 pm.

Hình chụp 1 cảnh làng quê trên đường xuống khỏi đèo .... nhưng bây giờ không nhớ là đèo nào nữa cả.

4:15 pm thì xe đến địa phận Chợ Rã của tỉnh Bắc Cạn. Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Diện tích đất tự nhiên có 4.859 km2, dân số 313.084 người, gồm có 7 dân tộc anh em (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Kạn,

Xe chạy đến 4:20 pm thì rẽ vào khách sạn Eco Lodge là chỗ mà group 4 sẽ ngủ tối nay. Đây cũng còn có tên gọi là Khu Sinh Thái Lê Hùng. Thấy cậu Tuyến cho biết, đây là cơ ngơi của 1 đại gia (tên Lê Hùng) trước kia ở Hà Nội, giờ về đây mua đất cất nhà làm khu nghỉ dưỡng, tu chí làm ăn bằng cách kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Khu đất của ông rất rộng lớn, tuy nhiên vì tự làm lấy không có người hướng dẫn thiết kế cho nên còn bỏ nhiều đất trống và trông hơi luộm thuộm, nhìn không được professional cho lắm. Nhưng phòng ốc sạch sẽ, thoáng mát, máy lạnh, máy nóng đầy đủ nên cũng rất thoải mái. Lúc tụi này check in thì không thấy có thêm khách nào khác cả, chỉ có 4 bà già này mà thôi. Người miền trên này thật thà quá, thấy khách đến thì ông chủ bà chủ chạy ra nói chuyện lo lắng đủ thứ. Ông Lê Hùng này lấy vợ người địa phương, 1 cô gái người Tày thật là đẹp, da trắng như trứng gà bóc, tuy là bà chủ của 1 khu khách sạn lớn mà cô lo nấu nướng quán xuyến bếp núc và người làm rất giỏi chứ không có ỷ lại lấy đại gia rồi ăn không ngồi chơi. Gia đình này đã có 1 cô con gái khoảng 6 tuổi rất xinh xắn dễ thương và nói chuyện rất lễ phép.

Những nhà chòi vòng vòng trong khu sinh thái của Eco Lodge

Sau khi check in, mọi người tắm rửa nghỉ ngơi một chút và đến phòng ăn để dùng cơm chiều lúc 7:00 tối. Bốn bà tối hôm nay muốn ăn gà luộc rắc lá chanh, rau luộc và miến gà. Đến chỗ nào cũng muốn ăn gà, vì gà trên miền cao này họ nuôi thả rông theo kiểu "truyền thống", nên thịt gà rất ngọt và ngon, chứ không có mềm èo, lạt nhách như gà công nghiệp. Vả lại 4 bà sợ di hại của "formosa" nên tránh không ăn đồ seafoods. Ông chủ có gợi ý là khu sinh thái này có 1 đội ca múa do các cô gái người Tày biểu diễn. Giá tiền cho 1 đêm biểu diễn khoảng 2 tiếng là 900,000.00 VND + với 100,000.00 tiền tip nửa là 1 triệu VND (khoảng $50.00 USD), thông thường nếu có nhiều khách ngụ tại khách sạn, họ cùng xem chung thì mọi người sẽ chia nhau tiền trả cho đội ca múa này, nhưng hôm nay chỉ có đoàn 4 người của các cô, nếu vẫn thích xem thì ông chủ sẽ báo tin cho đội ca múa sửa soạn trình diễn cho các cô xem. Thấy số $ không là bao nhiêu, nếu mình không mướn họ thì các cô trong đội ca múa sẽ không có việc làm, vả lại tụi này cũng tò mò muốn xem thử những bài ca của miền Thượng Du nó ra làm sao, và các cô trong đội ca múa xinh đẹp như thế nào nên 4 bà đều đồng ý xem chương trình biểu diễn của các cô.

Hình chụp tại phòng ăn, phía trước mặt bàn ăn là sân khấu dành cho đội ca múa trình diễn.

Hình dưới đây là đội ca múa của Khu Sinh Thái Lê Hùng Eco Lodge

Đây là chú Dũng tài xế chụp hình kỷ niệm với các cô.

Hình cậu Tuyến Tour Guide

Nam, Mỹ Thiện và Thanh An chụp hình chung với các cô.

Cậu Tuyến đang biểu diễn bài tủ Nhạc Vàng Bolero, hình như là bài Thành Phố Buồn, bài hát đã từng được ca sĩ thần tượng Chế Linh của cậu trình bày trước đây.

Đây là cô Trưởng đoàn của đội ca múa người Tày tại khu sinh thái Lê Hùng. Các bác thấy các cô gái người Tày đẹp đâu có thua gì các cô gái miền Xuôi phải không?

Ông Lê Hùng kể chuyện, nhìn các cô gái trong ban ca múa đều trắng nỏn nà, xinh đẹp, trẻ trung như thế nhưng cô nào cô nấy đều đã có chồng hết rồi đấy. Trên vùng cao này, các cô gái lấy chồng rất sớm, khoảng 16, 17, 18 cho đến 20 là đã thành gia thất hết rồi. Các cô đều xinh đẹp lại có tài đàn, ca, múa hát cho nên cùng ngồi lại rồi lập ra đội ca múa này để đi trình diễn cho những hội hè, tiệc tùng do khách mời .... nhưng ông nói, cũng chỉ được 1 thời gian 5, 7 tháng là tan rả vì mấy thằng chồng ở nhà ngồi không uống rượu rồi sinh ra ghen tương ... xong rượt đuổi đánh nhau tưng bừng cả xóm làng .... xong ..... rả đám! Nhưng chỉ ít lâu sau chồng hết ghen thì các cô lại tụ họp làm lại .... vì đi đàn ca múa hát như thế này vừa vui mà lại không phải ra đồng trồng trọt cày cấy cực nhọc thân, làm đen thui hết làn da trắng nỏn nà của các cô.

Các cô đàn hát nghe cũng hay, biết dùng đủ mọi thứ nhạc cụ, lại múa quạt, múa lụa ....đủ thứ. Những bài các cô hát có 1 vài bài là tiếng Việt, nhưng phần nhiều là các bài hát bằng tiếng địa phương .... mình nghe chẳng hiểu bài hát nói gì .... nghe âm hưởng (melody) của các bài này thì cũng từa tựa như những bài dân ca miền Cao Nguyên của người mình các bác ạ (có bài âm hưởng đại khái giống từa tựa như bài hát Chiêng Trống Cồng gì đó của nhạc sĩ Phạm Duy nữa).

Độ vào khoảng hơn 9:00 giờ tối thì xong chương trình biểu diễn. Mọi người cùng nhau chụp ảnh kỷ niệm với các cô xong thì về phòng để sửa soạn đi ngủ, mai còn lên thuyền đi dạo xem Hồ Ba Bễ, là một thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Bắc Cạn.

(CÒN TIẾP)

Viết xong ngày September 1, 2017 @ 10:00 pm

Nam Mai

 

 

 

 

 

 

 

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %18 %194 %2017 %23:%09
back to top