HÀNH TRÌNH XUYÊN VIỆT # 8

HÀNH TRÌNH XUYÊN VIỆT # 8

Hà Nội: Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2017 (FREE DAYS tại Hà Nội)

Sau 9 ngày đi thăm thú các tỉnh của miền Đông Bắc VN, group 4 vừa về đến Hà Nội tối thứ hai đêm qua. Đúng theo chương trình đã định từ trước thì Group 4 sẽ có 2 ngày được free tại HN, để mọi người được nghỉ xả hơi hoặc tuỳ ý dùng 2 ngày này để đi thăm bà con, họ hàng tại thành phố này.

Nhưng sau cùng suy nghĩ rằng sẽ không biết lúc nào lại có cơ hội về VN nửa trong khi còn rất nhiều chỗ chung quanh Hà Nội mình vẫn chưa được xem hết, cho nên N, MT và chị TA đã nhờ cậu Tuyến mướn giùm cho 1 xe 16 chỗ /giá $1,700,000 VND (khoảng $75.00 USD) để đi thăm những địa điểm gần gần thành phố HN và cậu Tuyến đã tình nguyện làm Guide đưa 3 cô đi vào ngày hôm nay (thứ ba 10 tháng 1 năm 2017).

Đúng 8:00 giờ sáng, cậu Tuyến đến đón các cô tại Thăng Long Opera Hotel. Hôm nay đúng là Trời không đãi ngộ 3 cô nên thời tiết lạnh quá, trời âm u vần vủ và có lúc lại bị mưa như trút nước trên đường đi. Mưa thì mưa nhưng đã dự định đi rồi thì mình vẫn cứ phải đi thôi. Theo chương trình cậu Tuyến vạch ra tối hôm qua, sáng nay trước hết cậu sẽ đưa 3 cô đến thăm làng gốm Bát Tràng. Từ trung tâm HN men theo bờ trái sông Hồng khoảng 10km, bạn sẽ đến địa phận làng gốm cổ Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Làng gốm Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Cái tên Bát Tràng có nghĩa là “cái sân lớn”, và làng có lịch sử hình thành từ thời Lê. Đây là làng gốm lâu đời nổi tiếng nhất ở Việt Nam và là một địa điểm mà du khách trong và ngoài nước không thể không một lần đến thăm khi có dịp ghé đến miền Bắc của VN.

Hình chụp 1 con đường với những cửa hiệu 2 bên đường trong làng gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng chuyên sản xuất những loại gốm sứ, đa dạng cả về chủng loại lẫn kiểu dáng. Điều thú vị nhất khi đến Bát Tràng là các bạn có thể trực tiếp ngắm nhìn các nghệ nhân làm ra những sản phẩm gốm đầy tinh tế hay được tự tay nặn những sản phẩm theo ý thích.

 Cậu Tuyến dẫn 3 cô vào 1 cửa hiệu trong làng Bát Tràng có tên là "Công Ty CP Bảo Tồn & Phát Triễn Du Lịch Bát Tràng". Ngôi nhà này cao đến 5, 6 tầng. Tầng trệt dưới cùng dùng để chưng bày các sản phẫm đồ gốm đã được làm ra tại đây và cũng là chỗ bán hàng cho du khách. Còn những tầng bên trên thì cứ mỗi 1 tầng là mỗi 1 giai đoạn khác nhau như chỗ nặn ra sản phẫm từ đất sét, tầng kế tiếp là chỗ có các nghệ nhân đang vẽ hay design ra các sản phẫm, tầng khác là chỗ làm lò nung ..v...v...

Khoe với các bác là N đang cầm trên tay 1 sản phẫm do chính tay N làm ra với sự chỉ dẫn của 1 nghệ nhân đang đứng bên cạnh N đấy.

Người dân Bát Tràng vốn có nguồn gốc từ Ninh Bình. Ban đầu Bát Tràng được gọi là Bạch Thổ phường do đất ở đây đặc biệt là đất sét trắng. Nhận thấy đây là một tài nguyên quý nên người dân Bát Tràng đã xây lò làm nghề gốm cách đây khoảng 800 năm và phát triển liên tục cho đến ngày nay.

Trải qua bao thăng trầm nghề nghiệp, có lúc hưng lúc suy nhưng Bát Tràng vẫn giữ vững được nghề và có những nét độc đáo riêng biệt.

 Để tạo ra được những sản phẫm gốm cao cấp, nghệ nhân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ mà bước đầu tiên chính là chọn đất sét, tiếp đó là pha chế đất, phơi sấy và sửa hàng mộc. Đây mới chỉ là giai đoạn 1. Giai đoạn 2 là trang trí hoa văn và phủ men gồm kỹ thuật vẽ, chế tạo men, tráng men, sửa hàng men. Bước sang giai đoạn 3 là nung gốm. Kinh nghiệm làm gốm được các nghệ nhân Bát Tràng đúc kết trong câu “Nhất xương nhì da thứ ba đến lửa”. Ai từng ghé thăm Bát Tràng chắc chắn sẽ háo hức được trực tiếp bắt tay vào làm gốm, quay đất và mang chính sản phẩm mình làm về nhà với giá cả phải chăng.

N đang ở tại tầng lầu có rất nhiều nghệ nhân đang design và vẽ lên trên các sản phẫm đã được làm ra từ đất sét của làng gốm Bát Tràng.

Những họa sỹ đang thả những nét bút mềm mại trên gốm chưa phủ men

Những sản phẫm trong hình dưới đây được chưng bày tại tầng trệt của tiệm để bán cho du khách đến thăm làng gốm Bát Tràng.

Vì hôm nay trời mưa tầm tả, khi xe ngừng thì bọn N chạy vội vào tiệm và chỉ ở bên trong để xem các sản phẫm tại tiệm này mà thôi, chứ giá trời khô ráo thì sẽ còn được xem nhiều thứ khác nửa, chứ hôm nay chỉ được xem cách người ta làm ra sản phẫm gốm Bát Tràng ngay ở tại tiệm này thôi các bác ạ.

Khắp thôn Bát Tràng vẫn còn rất nhiều những con ngõ rất hẹp, hai bên tường đắp đầy than, lối đi chỉ vừa cho một xe máy. Khi vào những con ngõ này,du khách sẽ như bị lạc vào trong “mê cung” của làng gốm. Hiện nay nung gốm thì đã được nung bằng lò gas cho nhanh và sạch sẽ hơn, nhưng có 1 số lò gốm vẫn còn nung bằng than (theo kiểu truyền thống) và những địa điểm làm gốm nung bằng than này vẫn còn được giữ lại như một kỷ vật. Nếu như trời không bị mưa thì mình còn có cơ hội đi nhởn nha, đi lang thang vào trong những con ngỏ hẹp này để xem những chỗ họ làm ra đồ gốm theo phương cách truyền thống trước đây thì cũng rất là thú vị. Ngoài ra trong làng vẫn còn giử lại những thứ xưa củ như:

Nhà cổ Vạn Vân: ngôi nhà này nằm ở cuối làng gốm Bát Tràng, được dựng lên cách đây 11 năm, gồm nhiều gian: gian đầu tiên là ngôi nhà gỗ 200 tuổi được đưa từ Thái Bình về; gian thứ hai cũng là một ngôi nhà cổ ở Nam Định mua về rồi ghép lại; gian thứ ba là ngôi nhà đã có sẵn từ trước đó. Tại đây mình không những chỉ được ngắm kiến trúc của các căn nhà cổ, mà còn được xem nhiều sản

phẩm gốm sứ cổ như: lọ rồng, ấm men lam, bộ khuôn bản dập làm gốm… từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19.

Nhà cổ Vạn Vân mở cửa từ 8:00 đến 5:30 hàng ngày để cho du khách vào xem. Đình làng Bát Tràng: Đình làng nằm hướng ra sông Hồng, đây là nơi thờ Thành Hoàng làng và là chỗ dùng để tổ chức các sự kiện, lễ hội trong làng.

Nhưng vì trời mưa to rất khó khăn khi di chuyển nên bọn này đành phải bỏ qua các mục vừa kể trên tại làng gốm Bát Tràng nên thấy thật là tiếc.

Ở ngoài chợ gốm Bát Tràng (gồm những tiệm trên các con đường trong làng) có đến hàng trăm gian hàng bầy bán hàng sản phẩm từ gốm như: bát đĩa, ấm chén, lọ hoa, con giống, đồ lưu niệm... Khách du lịch đổ về Bát Tràng ngày nào cũng đông, trong đó có không ít khách nước ngoài. Gốm Bát Tràng từng được mang đi triển lãm tại rất nhiều nơi cả trong nước lẫn quốc tế.

Vì hành lý đem theo để dùng cho hơn 2 tháng khi travel tại VN cũng nhiều nên N đã nhất định là suốt chuyến đi sẽ không "mua bán" gì cho khỗ thân, thế mà tại làng Bát Tràng này N cũng không thễ không mua, rốt cuộc lại "tha" thêm 2 cái "phin pha cà phê" vì những nét vẽ trên gốm và màu của nó đẹp quá. Và cuối cùng là .... hối hận vì cái trip còn đi dài dài, còn phải lên xe ... xuống .... máy bay nhiều lần nửa, mỗi lần di chuyển là phải quấn 2 cái phin cà phê này vào 5, 7 lớp quần áo vì sợ .... nó bễ. Nhất định những chỗ sắp tới là không "lạc lòng" và dại dột nửa, mua bán về cũng chẳng dùng tới, chỉ tổ nặng hành lý và lúc nào cũng lo ngay ngáy các bác ạ.

Cả bọn rời làng gốm lúc 11:00 giờ để đến thăm Chùa Dâu trong cơn mưa tầm tả đang đổ xuống.

Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng Tự, Pháp Vân Tự, hay Cổ Châu Tự, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam mặc dù các dấu tích cổ xưa đã không còn, vì nó đã được xây dựng lại.

Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, những tài liệu, cổ vật còn lại ở chùa Dâu, đặc biệt là bản khắc “Cổ Châu Pháp vân Phật bản hạnh”, có niên đại 1752 cùng kết quả nghiên cứu về lịch sử Phật Việt Nam của các nhà Sử học và Phật học đã khẳng định “Chùa Dâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam”. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28/4/1962.

Chính giữa sân chùa trước bái đường, có ngôi tháp Hòa Phong, xây bằng gạch trần cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành, cao chín tầng, nay chỉ còn ba tầng, cao khoảng 17m. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ "Hòa Phong tháp". Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Trong tháp có treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương - 4 vị thần trong truyền thuyết cai quản 4 phương trời- cao 1,6 m ở bốn góc.

Chùa Dâu nhìn từ Tam Quan, tháp Hoà Phong ở chính giửa.

Tháp Hoà Phong tại chùa Dâu

Một trong những điều làm cho mình đặc biệt chú ý ở nơi đây là những pho tượng thờ. Ở gian giữa chùa có tượng Bà Dâu, hay nữ thần Pháp Vân, uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2m được bày ở gian giữa. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc. Ở hai bên là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ. Phía trước là một hộp gỗ trong đặt Thạch Quang Phật là một khối đá, tương truyền là em út của Tứ Pháp.

Do chùa Đậu (tại Bắc Ninh) bị phá huỷ thời kháng chiến chống Pháp, nên tượng Bà Đậu (Pháp Vũ) cũng được đưa về thờ ở chùa Dâu. Tượng Pháp Vũ với những nét thuần Việt, đức độ, cao cả. Những tượng này đều có niên đại thế kỷ 18.

 Tượng bà Dâu hay Nữ Thần Pháp Vân

Tượng Bà Đậu (Thần Pháp Vũ)

Sau khi xem và chụp ít ảnh trong chùa Dâu xong, mọi người rời chùa vào lúc 11:20 để đến thăm Làng Tranh Đông Hồ.

Làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, nằm tại xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng trên 35 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ.

Hình chụp tại cổng vào của cơ sở làng tranh Đông Hồ (Cậu Tuyến và MT).

Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh thường được bán ra vào dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường vào dịp Tết đến, hết năm lại lột bỏ, và dùng tranh mới.

Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở chất giấy in và màu sắc. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp. Màu sắc sử dụng trong tranh đông hồ Bắc Ninh là màu tự nhiên từ cây cỏ như màu đen (dùng than xoan hay than lá tre), màu xanh (dùng gỉ đồng, lá chàm), màu vàng (dùng hoa hòe), màu đỏ (dùng sỏi son, gỗ vang), v.v. Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường thường tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu mà thôi.

Ngoài ra, cái làm nên nét đặc sắc độc đáo của tranh Đông Hồ chính là chất liệu làm tranh, được chế biến thủ công từ các nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên: Giấy làm từ cây dó, màu đỏ từ gạch non, màu vàng từ hoa điệp vàng, màu đen từ lá tre đốt, màu trắng được nghiền từ vỏ sò, ốc… Trên những màu sắc cơ bản ấy người dân đã tạo thêm nhiều màu sắc khác nhau từ việc trộn lẫn các màu để vẽ lên các tác phẩm tuyệt vời. Để hoàn thành một sản phẩm, không kể tới công đoạn khắc tranh trên bản gỗ, có sẵn giấy và màu, người làm tranh phải rất công phu, cẩn thận trong từng giai đoạn: sơn hồ lên giấy, phơi giấy cho khô hồ, quết điệp rồi lại phơi giấy cho khô lớp điệp, khi in tranh phải in từng màu lần lượt, nếu có 5 màu thì 5 lần in, mỗi lần in là một lần phơi… Cứ thế, dưới ánh sáng mặt trời lấp lánh từng hình ảnh, đường nét của cảnh sắc thiên nhiên, nếp sinh hoạt của người dân, những hình ảnh của cuộc sống thường ngày ... như “bừng” sáng trên giấy dó. Mọi giai đoạn đều thật công phu nên đòi hỏi người làm tranh luôn cẩn trọng, cầu kì, chú ý đến từng chi tiết nhỏ để có được một bức tranh đẹp.

Hình chụp trong khuôn viên làng tranh Đông Hồ.

Hình chụp 1 nghệ nhân tại làng tranh Đông Hồ đang khắc tranh.

Tại đây .... chị TA và MT mua bán coi bộ cũng khá nhiều ... còn N, cũng có nhiều thứ muốn mua lắm, tuy nhiên lòng đã dặn với lòng rồi ... không nên mua bán gì cả, không phải là sợ tốn tiền nhưng cái chính là ... già rồi nên khi travel cần phải thật là nhẹ thì mới kéo nổi valise các bác ơi. Cứ mỗi nơi 1 tí thì chỉ tổ khỗ thân thôi.

Rời khỏi làng tranh Đông Hồ lúc 12:30 để đến thăm Chùa Phật Tích. Chùa này cách Hà Nội khoảng 20km về phía Đông. Chùa Phật Tích còn có tên là Vạn Phúc Tự, nằm ngay dưới chân núi Phật Tích (còn gọi là Lạn Kha, Non Tiên…) ở đoạn cuối của dãy núi Nguyệt Hằng thuộc thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.Theo sách Đại Việt Sử ký toàn thư và các di vật cổ tìm thấy ở khu vực chùa thì Vạn Phúc Tự được xây dựng vào năm Đinh Dậu, niên hiệu Long Thuỵ Thái Bình thứ IV đời vua Lý Thanh Tông (1057). Chùa tựa vào núi, quay về hướng tây nam, nhìn ra sông Đuống.

Vào lúc xe đến chùa Phật Tích thì mưa gió tầm tả nặng hạt không cách chi để xuống xe vào thăm chùa được, nên chỉ còn có cách ngồi trên xe chụp vội 1 tấm ảnh của chùa mà thôi các bác ạ.

Hình chụp (vội vàng từ trên xe) Tam quan chùa Phật Tích.

Trong cảnh mưa gió sụt sùi như thế này, xe lại bắt đầu lên đường đến thăm Chùa Lim. Chùa Lim tọa lạc tại xã Vân Tương, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Chùa nằm trên đỉnh núi Hồng Vân (núi Lim), thuộc làng Lũng Sơn. Chùa thờ Phật, thờ Mẫu Liễu Hạnh. Ngày nay, chùa đã thu nhỏ nhưng nhờ hội Lim mà chùa vẫn được đông khách thập phương đến lễ.

Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc. Gắn với khu di tích chùa Lim là Lễ Hội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm diễn ra khắp các làng xã trong tổng Nội Duệ xưa với nhiều tập quán, nghi lễ truyền thống như tế lễ, rước kiệu và nhiều trò vui đặc sắc như đánh cờ người, đấu vật, tổ tôm điếm, đánh đu, chọi gà, thi dệt vải, thi làm cỗ ... nhưng nổi tiếng và tiêu biểu, hấp dẫn nhất là tục đón bạn và ca hát Quan Họ đã thu hút hàng vạn du khách khắp nơi về trảy hội Lim.

Khoảng 2:00 pm xe của chúng tôi đến Chùa Lim thì trời mưa ơi là mưa, chẳng nhìn thấy Chùa đâu cả mà chỉ thấy ôi thôi là gạch đá ngổn ngang, là cả một công trình to lớn đang rộn ràng hấp tấp để xây cất nào là cổng chào, nào là 5 cái chòi hát (lán quan họ) dọc từ quảng trường trung tâm (dưới chân núi) lên đến trên chùa Lim ..... Vì tại đây sẽ là chỗ dùng cho các "liền anh, liền chị" thi đua hát trong ngày Lễ Hội Lim, các liền anh, liền chị sẽ cất lời ca tiếng hát theo giọng điệu quan họ để phục vụ du khách đến trẩy Hội Chùa Lim ..... nghe nói bằng mọi cách tất cả các công trình phải hoàn thành hết cho kịp đến ngày Lễ Hội Lim sẽ được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch (tức là ngày 9 tháng 2 dương lịch 2017) sắp tới đây.

Những bậc thang bằng đá xanh rong rêu vì thời gian, trơn trợt vì mưa và cao vời vợi dẫn lên chùa Lim đã bị chắn ngang vì chùa đang trong quá trình xây cất thêm hay sửa chửa gì đó, cộng thêm mưa rất nặng hạt, cộng thêm sình bùn, đất cát lầy lội làm N ngại leo trèo sợ trợt chân té nên đành phải ngồi lại trên xe, ngóng mắt nhìn lên Chùa. Chị TA và MT không đành lòng bỏ qua nên đã đội mưa tìm đường leo lên Chùa. Kễ ra hai chị này không thễ bỏ qua là phải, vì 1 người chuyên tu thiền, còn 1 người chuyên nghiên cứu kinh Phật mà hôm nay đã đi tới mấy cái chùa rồi mà không được vào thì đâu có được. Riêng N, cũng muốn được lên xem chùa Lim vì đằng nào cũng đã cất công tới đây rồi, nhưng mưa gió sụt sùi làm cảnh vật tiêu điều chán quá nên thôi đành ngồi lại trong xe cho đở ướt át, mà lại an toàn. Thật ra ngại không dám leo lên chùa là vì vấn đề an toàn, vì ... già rồi, đường trơn trợt lầy lội thế kia mà lóng ngóng đội mưa để leo trèo không biết sẽ là bao nhiêu chục bậc thang bằng đá xanh rong rêu để lên tận đỉnh núi, ngộ nhỡ trợt chân ngã .... bễ bàn toạ một cái thì khỏi được đi travel nửa là cái chắc. Hiện tại chân cẳng hãy còn ok, vẫn còn muốn đi thêm vài cái trip nửa nên phải giử gìn các bác ạ. Có điều hôm nay chả có nhiều hình ảnh để cho các bác xem.

Đây là cái cổng chào tại chùa Lim đang được xây cất dở dang khi N đến đây. Phía dưới cổng chào còn gạch đá ngổn ngang trông rất chán nên N chỉ chụp phần trên cho mọi người xem thôi ạ.

Đường chính leo lên chùa thì đã bị người ta quàng dây ngăn lại, không biết 2 chị kia lò mò đội mưa đi lối nào để mà lên Chùa đến tận đỉnh núi được đây. N và cậu Tuyến, chú tài xế ngồi trong xe chờ cũng lâu lắm mà vẫn chưa thấy 2 chị quay về. Được một ít lâu thì trời bớt mưa nặng hạt nên N xuống xe đi vòng vòng khu đang xây cất xem cho đở cuồng chân. Cậu Tuyến cho biết tại khu vực này sẽ là chỗ diễn ra Hội Lim hàng năm và sẽ có hàng ngàn người đến đây để trẩy hội. Tại khu vực đang sửa sang xây cất, cậu Tuyến có chỉ cho N xem 1 ngôi mộ cổ đang được xây cao lên cẩn thận lắm. Cậu kể, trước kia mặc dù ngôi mộ cổ đã được rào lại kỷ lưởng nhưng mỗi năm vào dịp hội Lim, du khách cứ thản nhiên trèo lên mộ, đạp lên mộ để giành lấy chỗ tốt xem hát quan họ .... năm nay sẳn dịp thành phố xây dựng lại địa điểm hội Lim cho to rộng ra thì họ đã xây lại ngôi mộ cổ này cho cao hơn, kiên cố hơn lên để bảo quản cho tốt vì ngôi mộ cổ này đã được cho vào danh sách Bảo Tồn Di Tích Lịch Sử. Đọc những chữ khắc trên bia thì được biết đây là mộ của 1 ông Quan (không rỏ tên họ - nghe nói tên là Nguyễn Thiên Tích). Cụ đổ Tiến Sĩ Khoa Hoành Từ, làm quan chức Hàn Lâm Viện Thị Độc Nội Mật Viện Phó Sứ Binh Bộ Thượng Thư, và đã 3 lần đi Sứ. Cụ sinh năm 1400 - Mất năm 1470.

Đây là những chữ khắc trên bia của Cụ Tiến Sĩ

Hình dưới đây là ngôi mộ Cụ Tiến Sĩ đã được xây lại cho cao và kiên cố hơn. (Không biết sau khi công trình xây dựng khu quảng trường của Hội Lim hoàn tất, họ có cho rào lại ngôi mộ này không? Nếu cứ để khơi khơi như cái hình dưới đây thì chuyện người người leo lên top ngôi mộ để giành chỗ tốt trong đám đông hàng ngàn người thì chắc cũng không có gì là lạ).

Ngồi chờ thêm 1 chút nửa thì 2 chị kia lò mò quay về. Hai chị kể là đi vòng vèo tìm đường tắt thì sau cùng cũng tìm ra đường leo lên núi, và 2 chị đã leo lên được tới chùa Lim trên núi. Hai chị kể là được 1 ông Từ giử chùa dẫn đi xem chung quanh chùa, kể sự tích chùa ...v..v... sau đó ông lại còn biểu diễn hát Quan Họ cho 2 chị nghe cho nên ở trên đó hơi lâu.

2:45 pm - lên xe đi đến làng gỗ Đồng Kỵ.

Suốt một đoạn đường dài gần 3 km, hàng trăm căn nhà 4-5 tầng với kiến trúc hiện đại san sát nhau. Những xe hơi đời mới biển 29, 99... đưa khách đến giao dịch đậu san sát ngay dưới lòng đường. Đó là đường vào làng Đồng Kỵ, phường Đồng Kỵ , thị xã Từ Sơn - một trong những làng được xem là giàu nhất tỉnh Bắc Ninh. Đến nay, làng Đồng Kỵ có khoảng 2.600 gia đình thì đã có đế

công ty, chưa kể xí nghiệp, hợp tác xã ... với trên 500 giám đốc, phó giám đốc. Có gia đình cả bố và con đều là... giám đốc.

Đồng Kỵ có đến hơn 13.000 nhân khẩu, nhưng người dân ở đây hình như không biết đến chuyện thất nghiệp vì cả làng luôn là một đại công xưởng. Đi từ đầu làng đến cuối làng, ở đâu cũng thấy vang lên những âm thanh của đục, cưa, chà gỗ... Chỗ cậu Tuyến đưa 3 cô vào coi cho biết xem làng Đồng Kỵ nó như thế nào, sản phẫm họ làm ra sao và có đẹp không, giá cả bao nhiêu ...v...v... thôi, chứ các cô có định mua bán gì đâu. Đồ làm bằng gỗ kể ra thì cũng đẹp và công phu đấy, nhưng nếu phải chở những thứ này về Mỹ thì ..... thôi!

Đây là 1 cái hình N chụp sản phẫm gỗ làm ra tại làng gỗ Đồng Kỵ nè. N thấy bên VN hình như có nhiều nhà xài đồ gỗ này lắm, vì đến nhà nào N cũng bị ngồi lên cái sa-lông bằng gỗ. Nhìn thì .... cũng đẹp và quý vì đồ dùng làm ra được chạm trỗ bằng tay nhưng ngồi lên thì coi bộ .... hơi đau vì cứng quá.

 

3:30 pm thì lên đường đến chỗ làm tranh Sơn Mài trong lúc trời vẫn tiếp tục mưa các bác ạ. Sau một ngày dài chạy từ chỗ nọ đến chỗ kia không ngừng nghỉ dưới những cơn mưa tầm tả, bây giờ ngồi đây đọc lại notes đã ghi xuống để viết lại nhật ký này thì ..... ủa, sao từ sáng đến giờ trong notes chẳng thấy nói gì

đến chuyện mình đã ngừng tại đâu để mọi người được ăn trưa, và đã ăn món gì, có ngon không ..... và nhất là cho cậu Tuyến, chú Tài xế ăn trưa và uống nước nhỉ? Hoá ra là từ sáng đến giờ mãi mê đi cho hết những nơi đã định sẳn nên chẳng ai ăn uống gì cả.

Chắc là đến lúc này thì thấm mệt rồi cho nên đã ghi notes lạng quạng, vì bây giờ nhìn lại notes thì không thấy ghi là cậu Tuyến đã đưa đến tiệm nào, hảng nào để xem người ta làm tranh sơn mài cả .... chỉ thấy trong máy ảnh là có hình chụp mà thôi. N nhớ là tại đấy có nhân viên của tiệm đã đưa mình đi xem và giảng giải từ chặng một, xem quá trình cách họ làm sơn mài ra sao nửa mà, thế mà lại không có ghi cơ sở làm sơn mài ở đâu và tiệm tên gì.

Ông này đang cưa vỏ sò và design trước khi ghép vào tranh.

Cô này đang ghép vỏ sò và vài miếng vàng nhỏ vào tranh.

Ông hoạ sỹ vẽ bức tranh này chỉ trong vòng có vài phút là xong.

Ở tiệm Sơn Mài ra thì đã 5:00 chiều rồi, trời chập choạng tối và mưa vẫn không ngừng rơi các bác ạ. Theo chương trình thì vẫn còn một chỗ nửa phải đi, đó là làng Lụa Vĩnh Phúc. Chỗ này thì không ai muốn bỏ vì chị nào cũng muốn sắm cho mình 1 cái khăn quàng cổ hay 1 xấp vải may áo dài chính hiệu tơ tằm của lụa Hà Đông. Cậu Tuyến lại còn muốn cho các cô xem cách họ làm lụa, dệt vải nửa. Nhưng khi tới được làng lụa Vĩnh Phúc thì trời tối quá và nhà nào họ cũng dẹp khung vải hết cả rồi, nên đành chỉ đi dạo qua các cửa hàng để xem có mua được khăn hoặc vải may áo hay không thôi.

Làng lụa Vạn Phúc bây giờ chính là Làng lụa Hà Đông xưa kia, vốn rất nổi tiếng và đã đi vào thơ ca, nhạc họa như một nét đẹp văn hóa truyền thống. Đây là một trong những làng nghề lâu đời bậc nhất Việt Nam, nằm bên bờ sông Nhuệ, thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Xưa kia, dân cư còn thưa thớt, các sản phẩm lụa đều làm ra ở Vạn Phúc nhưng thường được gọi là Lụa Hà Đông để có địa giới rộng hơn, để cho người ta dễ biết đến. Hiện tại, quận Hà Đông đã được chia ra nhiều khu vực khác nhau, nên cái tên Lụa Vạn Phúc được sử dụng phổ biến hơn để cụ thể hóa địa danh xuất xứ.

Ngày nay, làng lụa Vạn Phúc mang dáng vẻ khang trang với những cửa hàng mọc lên san sát, con phố lụa cứ dài ra mãi, tấp nập bước chân người mua kẻ bán. Nhưng làng vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính qua hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, và những phiên chợ chiều họp ở sân đì

Hình chụp 1 con ngỏ trên Phố Lụa Vạn Phúc.

Làng lụa Vạn Phúc hiện có gần 800 gia đình làm nghề, chiếm gần 60% trên tổng số gia đình sinh sống tại đây. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại. Ngoài công việc chính, họ còn tham gia làm du lịch, đón tiếp du khách đến tham quan làng nghề.

Làm nghề lâu năm, người dân làng lụa Vạn Phúc đã liên kết với nhau như một dây chuyền sản xuất, người vẽ hoa, người cung cấp tơ, người nhuộm, người se chỉ màu, người hồ sợi... Trong làng cũng đã hình thành một số doanh nghiệp có quy mô, nên các mặt hàng lụa ngày càng thêm phong phú.

Chỉ mới có hơn 5:00 giờ chiều, vì mưa cả ngày nên trời tối hù, chắc vì cũng đã thấm mệt và lại đói nửa nên ai cũng có cảm tưởng như là đã khuya lắm rồi. Nhưng cậu Tuyến thì cứ miên man dẫn mọi người đi hết tiệm nọ đến tiệm kia để các cô lựa mua cho được vừa ý. Các cô đều cảm động và thấy cảm ơn cậu TG hết sức vì đã tình nguyện đưa đi không chịu lấy công ngày hôm nay mà lại còn rất hết lòng, hết sức. Trời đất ơi, vậy mà các cô đành lòng quên, bỏ đói cậu không cho ăn trưa mới chết chứ!

Không biết tại vì trời tối quá, đói quá, mệt quá nên .... mắt bị quáng gà chăng .... lúc trước N ước ao tìm mua được 1 cái áo hay 1 cái khăn chính lụa Hà Đông khi mình có dịp vào đúng nơi làm ra nó, nhưng sao bây giờ N chẳng thấy có gì là đẹp, là vừa ý cả. Cuối cùng thì người mua vẫn là chị TA và MT, lại thêm cậu Tuyến đã lựa được cho Vợ 1 cái khăn lụa quàng cổ rất đẹp, suy nghĩ sao cậu lại lựa thêm cho Mẹ cậu 1 cái khăn và bảo rằng nên làm thế cho .... đồng đều. N trả tiền để mua biếu 2 cái khăn này làm quà cho vợ và mẹ cậu, nhưng cậu nhất định không nhận. Cậu bảo phải do chính cậu mua tặng Mẹ và Vợ thì mới quý.

Đến lúc này thì điện thoại của N reo liên hồi. Mấy cô em họ của ông xã giục rối rít lên là phải về ngay và ghé qua tiệm Canh Bánh Đa Cá Rô Phủ Lý do con cháu con của cô Hồng (em họ) làm chủ. Mấy cô em muốn mời chị N và các bạn đi cùng, và cả cậu Tuyến và chú tài xế về ăn tối tại quán này. Ngoài trời đang mưa gió rỉ rã lạnh lẻo, trong lòng thì kiến đang cắn bụng lung tung ..... nghe đến canh bánh đa cá rô nóng hổi thì ai cũng hào hứng cho nên bèn lẹ lẹ mua bán cho xong để còn đi về ăn canh bánh đa.

Hình chụp trước cửa tiệm Bánh Đa Cá Rô Đồng Phủ Lý do con cháu gọi ông Xã bằng bác làm chủ. Đây là tiệm thứ hai của cháu đã mở ra tại Hà Nội.

Hồng (áo xanh bên trái) và con trai, Hằng (áo hồng -thứ 5 trên hình) là em họ con cô cậu với ông Xã N. Con của Hồng là chủ tiệm này.

Không biết là vì chết đói từ sáng đến giờ, hay vì trời bên ngoài đang lạnh lẻo .... hoặc là vì cô chủ tiệm này tay nghề quá giỏi .... mà bát canh cá nóng hổi ăn tối nay ngon không thễ tả được. Ai cũng xì xụp quất cho một bụng no ứ hự mới thôi.

Ăn tối xong thì cậu Tuyến đưa 3 cô trả về Hotel. Hẹn sáng ngày mốt là thứ năm, 12 tháng 1-2017 thì sẽ đến đón Group 4 để lên đường đi Quảng Ninh.

Sau một ngày trời chạy đôn đáo dưới trời mưa, thân thễ rả rời, N và MT lật đật tắm rửa rồi lên giường sớm để lấy sức cho ngày mai còn đi tiếp.

Viết xong ngày Nov. 15-2017 @ 10:00 pm. Bài kế tiếp: Thêm 1 ngày Free Day tại Hà Nội (Làng Cổ Đường Lâm, Chùa Thầy, Chùa Mía).

***NAM MAI ***

 

 Ảnh bìa con suối, dòng sông

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %16 %103 %2017 %20:%11
back to top