NGÀY XUÂN NÓI CHUYỆN TẾT

Image result for NGÀY XUÂN NÓI CHUYỆN TẾT photos

NGÀY XUÂN NÓI CHUYỆN TẾT


Tết Xưa



Người VN xưa quan niệm rằng những điều may mắn hay xúi quẩy phụ thuộc rất nhiều vào những ngày Tết, nên rất coi trọng chuẩn bị cho Tết để cúng Phật, cùng tổ tiên và ông bà , sau đó là ăn Tết và vui chơi. Vì vậy cái gì quí nhất , ngon nhất đều để dành cho Tết và chuẩn bị hàng tháng trước Tết, tôi còn nhớ những ngày xưa ở 53 Lãn Ông các cụ coi việc sửa sang, dọn dẹp bàn thờ là việc vô cùng thiêng liêng để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, việc trang trí ban thờ cũng rất công phu: từ hoành phi, câu đối, rồi tam sự, ngũ sự bằng đồng, cho đến ngai thờ, tranh chân dung, bình hoa, nhang nến...Gói bánh chưng là công việc chính và nổi trội cho Tết, và trẻ con rất thích thức đêm cùng người lớn canh nồi bánh trưng và khi luộc xong còn được thưởng thức ngay vài cái bánh gói nhỏ, nhà nào nhà nấy cũng gói tới hàng chục chiếc, rồi làm hay mua các lọai mứt,muối dưa cải hay củ kiệu, sắm cành đào và các lọai hoa phổ biến là hoa cúc vàng, chậu quất đỏ,hoa mẫu đơn và sang thì có hoa thuỷ tiên …và trang trí nhà cửa thật đẹp. 

Các món ăn ngày Tết khá phong phú, nổi trội là bốn loại: bóng, mực, miến, thịt ninh với măng khô, sang hơn thì thêm bát nấm, bào ngư.. Ngoài ra còn thịt gà luộc( kiêng ăn thịt vịt trong ngày Tết vì vịt chậm chạp hơn gà ), giò lụa, giò thủ, lạp xường, trứng muối, cá kho ngọt. Ngày mồng 3 nhiều nhà hay làm bún thang,một đặc sản của HN. Ăn những thứ này phải có cà cuống pha vào nước mắm Trong ba ngày Tết, buổi chiều thường cúng mứt, không cúng cơm. Trà uống phổ biến là trà mạn sen hay trà Thái Nguyên, hạt dưa, hạt bí để nhâm nhi trong những ngày Tết. Ngày Tết mọi người đều ăn mặc đẹp dù ở trong nhà hay khi ra ngòai đường, nhất là trẻ em vui mừng xúng xính trong những bộ quần áo mới đẹp mắt.và nhất là được lì xì trong mấy ngày Tết.

Phố xá thì sạch sẽ vắng vẻ hơn ngày thường, trước cửa mỗi nhà còn giữ lại xác pháo mầu hồng đốt đêm Giao Thừa để hưởng lộc. Tết Việt Nam là dịp dành cho sự sum họp gia đình.nên xa xưa ít có sinh họat vui chơi cho cộng đồng như ngày nay.Mấy ngày đầu năm mới dành cho việc thăm và chúc Tết họ hàng, ít ai đi ăn cơm khách. Thú vui chính là đánh tam cúc hay về quê ở Mọc Quan Nhân ra đình xem đánh cờ tường với các quân cờ bằng người thực Sau này khi có truyền hình thì nhiều người nhất là người già ít đi chơi mà ở nhà xem các chương trình giải trí đặc biệt dành cho Tết.
Hình ảnh của ngày Tết đã đi vào ca dao như :
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. 
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh."
 
 
Tết Sài Gòn 
 
 Ở miền Nam thường gói bánh tét hình trụ tròn ,có nhiều loại: bánh tét chay, bánh tét mặn, bánh tét ngọt và bánh phồng làm bằng gạo nếp nấu chín bỏ vào cối giã như giã giò, xoa mỡ hình tròn, khi chiên thì phồng to. Cây mai vàng là cây cảnh trang trí chính của mọi nhà ở miền nam. Dưa hấu là hoa quả chính dành cho ngày Tết. Nổi tiếng nhất là dưa Trảng Bàng, Trà Vinh... Bổ quả dưa ra, ruột đỏ như son, hạt đen huyền nhỏ rít, thịt óng ánh như hạt đường kính, ăn ngọt tê cả răng. Người ta mua dưa về trước để cúng tổ tiên ngày tết trên bàn thờ nhà nào cũng thấy hai quả dưa hấu to 3 - 5kg. Người ta dán lên lớp vỏ xanh mượt của mỗi quả một miếng giây hồng điều cắt thành hình bông hoa xinh xắn, và đặt nó ngồi chễm chệ giữa mấy nải chuối chín vàng tươi xếp vây tròn quanh một chiếc đĩa bằng sứ màu trắng.

Mâm ngũ quả là không thể thiếu trong ngày Tết : mãng cầu (na ), dừa, đu đủ, xoài, mà theo cách phát âm miền Nam hiểu là "cầu vừa đủ xài".Chuối phổ biến là chuối sứ xanh chín chậm, để giữ được lâu trong các ngày Tết. Ở miền Nam, bốn món cúng và là bốn món ăn ngày Tết,món thứ nhất là thịt hầm.,phải là thịt bắp đùi, hầm cho nhừ với vài vị thuốc Bắc, món này chỉ để ăn chơi chớ không ăn với cơm. Món thứ nhì là thịt kho tàu, bắt buộc phải là thịt ba rọi (ba chỉ) ,miếng phải to nấu với dừa xiêm,. Món thứ ba là khổ qua ( mướp đắng) ruột dồn thịt heo xay . Món thứ tư đó là nem . Rau chỉ có một thứ độc nhất và cũng bắt buộc, ấy là món dưa giá tức là giá sống ngâm trong nước có ít muối. Ăn bất kỳ món nào trong bốn món kể trên cũng bắt buộc ăn với dưa giá.Từ ngày mùng 3 có thể ăn cá, gà..

 
Mỗi năm hoa đào nở 
Lại thấy ông đồ già 
Bày mực tàu, giấy đỏ 
Bên phố đông người qua 
(Vũ Đình Liên)

Related image

NGÀY XUÂN NÓI CHUYỆN TẾT

Related imageHồi nhỏ, tôi thường đi học xa; nhưng tranh thủ năm nào chiều ba mươi tháng chạp tôi cũng có mặt tại nhà để đón Giao thừa và ăn Tết cùng với gia đình. Trẻ con thường ước mong Tết chóng đến để được những thứ mà ngày thường không dễ gì có được, như cái nón mới, áo quần mới, chạy nhảy vui chơi, nhất là có dịp đốt pháo; nhưng tuyệt nhiên chẳng bao giờ trong đầu tôi nẩy sinh câu hỏi: chữ Tết từ đâu đến và nó mang ý nghĩa gì?   TẾT là ngày đầu, tháng đầu, của năm mới Âm lịch gọi là ngày Tết. Theo GS. Kim Định, Tết là cách đọc trại của chữ Tiết – nhịp điệu uyên nguyên, qua đó mọi hoạt động khác trong trời đất phải vận hành theo, với một sinh lực đỉnh cao để đạt được sự Thái hòa, tựa như vòng xoay của Vũ trụ: Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàn,
 
 nghĩa là cái vòng hoạt động Âm Dương của dân nông nghiệp với nền văn minh lúa nước phồn thực, luôn nương theo nhịp điệu tuần hoàn của thời tiết trong năm: mùa Xuân khí trời ấm áp, cây cỏ bắt đầu đâm chồi nẩy lộc (Xuân sinh) , đến mùa Hè khí hậu bắt đầu nóng ấm hơn, bao nhiêu năng lượng của cây cỏ bắt đầu tăng trưởng, phát triển tối đa để trưởng thành (Hạ trưởng), đến mùa Thu, khí hậu bắt đầu dịu bớt, sinh lực của cây cỏ cũng theo đó mà giảm theo  và co rút vào thân cây nằm đó đợi Đông sang (Thu liễm); khi Đông đến thì khí trời lạnh giá cũng theo về: cây cỏ rụng lá trơ cành, nhựa sống cũng co vào và nhựa sống của cây lá cũng đọng lại (Đông tàn), chờ mùa Xuân kế tiếp để tái diễn vòng tuần hoàn kế tiếp.
Như vậy sự chuyển động cùa thời tiết, mùa màng, cây lá, là một vòng chuyển động sinh hóa, theo tiết điệu tuần hoàn (the Cycle of birth-and-transformation in accordance with the periodic Rhythm)
 

  Như vậy Tết, nhất là Tết Nguyên Đán (Tết đầu năm; Nguyên đán = ngày đầu năm) đối với người Việt chúng ta, nó là một lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm.  Đến Tết, các thành viên trong gia đình, dù có ở  chân trời góc bể nào, xa xôi bao nhiêu đi nữa, cũng phải bằng mọi cách cố về đến nhà, muộn nhất là trước giờ giao thừa (The New Year’s Eve) .
 
Tết là dịp để cho các thành viên trong gia đình đoàn tụ, gặp nhau sau một thời gian dài xa cách. Ngoài những người thân yêu ruột thịt trong gia đình gặp nhau còn có những người bà con tộc họ đến thăm nhau, chúc phúc, chúc thọ cho nhau.Tết chẳng những là những ngày vui chơi đình đám tưng bừng của người sống mà còn là dịp để tổ tiên ông bà về sum vầy với con cháu, đặc biệt là trong ba ngày:  mồng một, mồng hai và mồng baÍt nhiều ba ngày Tết; còn hết bảy ngày xuân.
 
Related image
 * Tết Nguyên Đán:
Thời gian nhuốm màu Tết bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp hằng năm, thể hiện bằng lễ cúng đưa Táo quân về Trời.
Đầu tiên người ta trồng cây nêu. Cây nêu là một thân tre, dài chừng 5m-6m, trồng trước nhà. Ở phía dưới ngọn cây tre vài tấc, người ta buộc vào đó một cái vòng bằng tre, có hình dáng cây cung với một mủi tên, có dán giấy tiền vàng bạc và hình một con cá chép . Theo truyền thuyết, con cá chép ấy sẽ hóa rồng để đưa ông Táo về Trời.
 
  
Dựng cây nêu, Hai ông với một Bà, Vua Bếp cưỡi cá Chép về Trời   
 
Vào buổi chiều cùng ngày, người ta dọn lễ vật cúng đưa ông Táo. Táo quân gồm có ba vị thần họp lại thành bộ tam (La triade domestique): Thổ địa (Dieu du sol), Thổ kỉ (Déesse de la terre), và Ông Táo, hay Thổ công, hay Ông Vua Bếp (Dieu de la cuisine , ou du sol ou Roi du foyer) .
Táo quân hay Vua Bếp sẽ về Trời và ở lại đó trong 7 ngày để trình báo với Ngọc Hoàng Thượng Đế tất cả mọi việc trong nhà gia chủ bằng một bản “Tường trình”,  thường được gọi là sớ Táo quân (Kitchen God’s Annual Report). Táo quân làm việc ở thượng giới cho đến chiều ngày 30 tháng chạp, và chủ nhà cũng phải sắm lễ cúng để rước Táo quân quay về lại “nhiệm sở” cũ để tiếp tục công việc của mình. Không có tài liệu nào nói rõ giờ nào trong chiều 30 tháng chạp Táo quân sẽ trở  lai nhà gia chủ cũ.
Theo truyền thuyết thì trong thời gian vắng mặt Vua Bếp là lúc mọi sinh hoạt ở trần thế cũng ngưng trệ vào những ngày cuối Đông để rồi sau đó hồi sinh tươi trẻ trở lại khi Táo quân quay về. Do vậy, Tết là một ngày có ý nghĩa đặc biệt. Nó làm cho mọi người cảm thấy thời gian dường như ngưng đọng khi Táo quân ra đi “công tác”  và nó cũng mang lại một nhịp điệu tràn đầy năng lượng cho mọi người và muôn vật. (His absence symbolizes the death of Nature during Winter, and his return marks its rejuvenation and renewal. Therefore, the Tết is an important date that disrupts the continuity of time and puts rhythm into men and things’life.) [ Przyluski ]
Chiều tối 30 tháng chạp, nhà nào cũng chuẩn bị sắm lễ cúng rước ông bà về ăn Tết cùng con cháu, đồng thời cũng sắm lễ cúng rước ông Táo về lại nhà trước giở Giao thừa.
 
* Cúng Giao Thừa

Sau lễ cúng rước Táo quân thì nhà nhà đều  chuẩn bị lễ cúng Giao thừa. Có thể nói Giao thừa là lễ bàn giao (Hand-over Ceremony) —bàn giao giữa cái cũ và cái mới, giữa người cũ và người mới (L’heure où finit l’année précédente et où commence l’année suivante). Theo tục lệ, nửa đêm hôm ba mươi tháng chạp rạng ngày mồng một, nhà nào cũng bày hương án ra giữa sân để cúng Giao thừa. Tục ta tin rằng mỗi  năm có một ông Hành khiển thay mặt Ngọc hoàng trông coi việc nhân gian, hết năm thì thần cũ bàn giao công việc lại cho thần mới. Cho nên phải có việc cúng tế để tiễn cựu nghênh tân.
Thường thì mùa Tết kéo dài trong 7 ngày, từ ngày mồng 1 cho đến hết ngày mồng 7 tháng giêng. Người giàu kẻ nghèo, người sang kẻ hèn mặc lòng, đến ngày Tết đều phải ráng lo ăn cái Tết cho được đầy đủ, cúng Tổ tiên Ông bà phải cho được tươm tất như câu dân gian người ta thường nói: ít nhiều cũng ba ngày Tết, còn hết cũng bảy ngày xuân. Tuy nhiên, thực chất thì chỉ có 3 ngày là quan trọng: ngày mồng 1, ngày mồng 2 và ngày mồng 3 Tết. Công việc được phân bổ như sau :
– Ngày mồng một, mọi việc dành riêng cho gia đình. Sáng sớm người ta  chuẩn bị làm cỗ cúng Gia tiên, Thổ công, Táo quân và Nghệ sư (Tổ nghề). Cỗ bàn lớn nhỏ thế nào mặc lòng, nhưng làm thế nào cũng phải có bánh chưng, giò, chả, dưa hành, thịt bò hay thịt heo thì mới ra cỗ ngày Tết Nguyên Đán; vì Tết nầy là Tết lớn nhất trong năm.
Hôm ấy mọi người phải giữ gìn từng lời ăn tiếng nói, sợ nói bậy bạ thì xui xẻo cho cả năm, không làm ăn nên nổi. Nhiều nhà nhờ một người phúc hậu dễ tính, sáng sớm đến xông đất dùm, để cho cả năm được hanh thông may mắn, làm ăn phát tài.
 
Cúng Gia tiên xong thì con cháu ra mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cha mẹ cho con cháu một món tiền nhỏ gọi là tiền lì xì mừng tuổi.
– Ngày mồng hai thì mọi người đi thăm bà con thân tộc nội ngoại, chúc cho nhau được vạn sự như ý, sinh năm đẻ bảy, được thăng quan tiến chức, v…v…
– Ngày mồng ba, đặc biệt dành để đi thăm và chúc Tết thầy dạy mình học, và thăm bạn bè, chúc phúc cho nhau.
– Ngày mồng bốn là lễ Hóa vàng, có nhà đến mồng bảy mới làm lễ Hóa vàng. Hóa vàng là lễ cúng tất tiễn đưa ông bà tổ tiên về lại chốn cũ quê xưa. Hôm ấy con cháu họp mặt đông đủ ăn uống vui vầy với nhau.
Suốt cả tháng giêng, già trẻ trai gái, người quê kẻ chợ, quần điều áo thắm, kẻ thì lễ bái chùa nầy miếu nọ, người thì du ngoạn cảnh nọ cảnh kia. Những người nhàn rỗi, năm ba người họp lại đánh bài vui chơi. Ngoài ngã ba ngã bảy, đám thì quay đất, đám thì lúc lắc thò lò, tổng chi gọi là Cách Thưởng Xuân.
Ngoài Tết Nguyên đán, chúng ta cũng còn có các ngày Tết khác trong năm :
 
– Tết Hàn thực:  nhằm vào ngày 3 tháng 3Âm lịch. Tết Hàn thực tức là Tết ăn đồ lạnh, có gì ăn nấy chứ không sắm sửa nấu nướng món gì trong ngày nầy.
 
-Tết Thanh minh: 
 

Thời gian đâu đó trong tháng 3 như cụ Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều :
 
         Thanh minh trong tiết tháng ba,
         Lễ là Tảo mộ, Hội là Đạp thanh (  Nguyễn-Du)
 
Nên để ý : trong Tết Thanh minh có hai phần: phần Lễ và phần Hội, như cụ Nguyễn đã chỉ dạy cho chúng ta rõ qua hai câu Kiều trên.
 
– Tết Đoan ngọ: 
Nhằm ngày mồng 5 tháng 5, trong lễ Tết nầy dân mình theo cách người Trung hoa, trong đó nổi bật có tục lệ hái lá. Tục hái lá là do từ điển tích Lưu Thần và Nguyễn Triệu đời nhà Tấn: hôm mồng 5 tháng 5 hai anh chàng vào núi Thiên thai hái lá thuốc gặp tiên thành tục.
Ở ta, lác đác trong ngày Tết Đoan ngọ cũng còn có người đi vào rừng hái lá về làm thuốc.
 
– Tết Trung nguyên:
Rằm tháng 7 gọi là Tết Trung nguyên. Người tin theo thuyết nhà Phật thì gọi đó là Lễ Vu-Lan, ngày vong nhân xá tội, nghĩa là trong ngày hôm ấy người dưới Âm phủ được Diêm Vương xét mà tha tội. Sách Lục Du của Tàu có nói: Cứ đến ngày Rằm tháng 7 thì làm một mâm cỗ đơn sơ, cúng Thần Tiên (thần sinh ra nghể dệt cửi) và đốt giấy tiền vàng bạc.
Người Phật tử thường gọi Rằm tháng 7 là Lễ Vu Lan hay Vu Lan Bồn – Bồn là cái chậu đựng thức ăn đem cúng dường chư tăng vào ngày nầy  để cầu nguyện cho linh hồn người quá cố khỏi phải bị đọa đày trong cảnh khổ nữa.
Vu Lan là dịch âm từ chữ Sanskrit Ullabana nghĩa là cứu nạn treo ngược. Những người khi sống làm điều ác thì khi chết phải thác sinh xuống một cõi rất khổ gọi là địa ngục, ở đây có một khổ hình là bị treo ngược. Người  đệ tử của Đức Phật Thích Ca là Mục Kiền Liên, sau khi đắc đạo, dùng mắt thần nhìn xuống các cõi khổ, thấy mẹ mình đang bị treo ngược, bèn đem cơm xuống cho mẹ ăn, nhưng mẹ ăn không được. Mục Kiền Liên hỏi Phật,  Phật bèn dùng Kinh Vu Lan Bồn mà giảng, khuyên vào ngày rằm tháng 7, nhân dịp Tăng chúng vừa kết hạ, làm cơm chay cúng dường Phật và Tăng chúng thì có thể cứu mẹ thoát được cảnh khổ.
Kinh nầy do nhà sư Ấn độ Dharmaraksa đời Tây Tấn dich từ chữ Sanskrit sang chữ Hán (tk III TL)
 
– Tết Trung thu: 
Tết Trung thu nhằm vào ngày Rằm tháng 8. Tết Trung thu ta thường gọi là Tết của thiếu nhi, nhi đồng.
 
                                             
Tết Trung thu (tranh Bùi Xuân Phái)
 
Ban ngày làm cỗ cúnng Gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh Trung thu hay bánh Mặt trăng, cùng với các bánh trái bông hoa, màu sắc sặc sỡ, xanh trắng đỏ vàng. Trẻ con tối hôm ấy kéo nhau đi chơi vui đùa, trên tay đứa nào cũng có cây đèn ông sao; chúng dắt díu nhau từng đàn từng lũ, đám rước đèn, đám rước sư tử, múa lân đánh trống và phèn la kêu vang cả xóm. Có nơi bày ra hát trống quân, tổng chi gọi là cách Trung Thu thưởng nguyệt.
Tục treo đèn bày cỗ do ở điển Đường Minh Hoàng. Tục rước đèn do từ đời Tống.
Tục hát trống quân có từ đời Quang Trung Nguyễn Huệ. Nguyên khi ông đem quân ra Bắc, quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà, ông bèn cho bày ra cách hát nầy: cho một đôi, chia hai, một bên giả làm trai, một bên giả làm gái, hát đối đáp với nhau để cho quân sĩ đỡ buồn vì nhớ nhà. Khi hát có đánh trống giữ nhịp, cho nên gọi là hát Trống quân.
 
 – Tết Trùng Cửu:
Lễ Tết ngày 9 tháng 9 gọi là Tết trùng cửu. Lễ nầy ít nhà ăn; nhưng đôi khi cũng có người ăn theo lối người Tàu.
 
– Tết Trùng thập :
Mồng 10 tháng 10 là Tết trùng thập. Các thầy thuốc và những người đồng cốt mới ăn Tết nầy,  nhưng ở nhà quê cũng có nhiều nơi ăn, có nơi ăn to lắm. Họ làm bánh dầy, nấu chè xôi cúng thần, cúng gia tiên, rồi đem biếu bạn bè thân thuộc.
Các nhà thầy thuốc ăn Tết một là để cúng cấp, hai là để khoản đãi các đệ tử và các thân chủ của mình. Đại để nhà quê ăn Tết Trùng thập là để nhớ  đến ơn tiên nông mà cúng tế và an ủi, đền bù lại cho sự khó nhoc tháng năm qua. Còn lại phần nhiều người ta chỉ cúng gia tiên mà thôi.
 
– Tết Táo quân:
Như trên đã nói, chiều 23 tháng chạp nhà nhà đều sắm lễ vật cúng tiễn đưa Táo quân hay Vua Bếp về Trời.
Chuyện kể rằng có hai vợ chồng nhà kia ăn ở với nhau hơn 5 năm trời mà chẳng có một mụn con. Hai vợ chồng rất buồn, lại gặp nạn đói nên hai vợ chồng phải mỗi người một phương tìm kế sinh nhai.
Một hôm người vợ  được ông quan hưu trí góa vợ nhận cho làm gia nhân giúp việc nhà, dần dà hai người thương mến nhau kết nghĩa vợ chồng.
Một hôm người vợ đang cúng đốt vàng mã ngoài sân thì có một người đàn ông vào ăn xin. Người đàn bà nhận ra đây là người chồng cũ của mình, động lòng thương cảm, liền đem cơm gạo tiền bạc ra cho. Liền lúc đó ông chồng sau đi săn về bắt gặp cảnh thương cảm nhau giữa hai người  thì đem lòng nghi cho vợ nầy kia. Người vợ lấy làm xấu hổ liền đâm đầu vào đống rơm, châm lửa tự thiêu. Người chồng  “ăn mày” nhảy theo cũng đâm đầu vào đống lửa. Người chồng sau thấy vậy cũng nhảy vào đám lửa rơm đang cháy. Hậu quả : ba người cùng chết cháy trong đống rơm.
Về sau biết chuyện thương tâm nầy, Ngọc Hoàng cho cả ba đều làm Táo quân. Do đó chuyện Táo quân là chuyện của hai Ông một Bà, trong đó mỗi người cò một chức vụ riêng.
Đến đây, thiết tưởng kể ra một số lễ Tết như trên cũng tạm đủ, trong đó đáng kể nhất là Tết Nguyên Đán, Tết Thanh Minh, Tết Trung Nguyên và Tết Trung Thu. Những Tết kia kể ra để biết vậy thôi chứ bây giờ không còn mấy ai ăn nữa.
Như trên, ta thấy những sinh hoạt phần lớn thuộc về lễ  của Tết. Nhưng Tết mà thiếu phần hội, thiết tưởng đã mất đi cái sinh khí vui tươi và ý nhị của Tết cổ truyến Việt-Nam.
Hàng năm cứ khi xuân về Tết đến, người dân, ngoài lễ Tết ra, họ thừơng tổ chức những hội hè dình đám vui chơi; nhất là ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung còn giữ lệ tổ chức hội hè như hội đua ghe, hội hát bội, hát bài chòi ở Quảng nam, Quảng ngãi, Bình thuận, đặc biệt người ta thường tổ chức hát Quan họ ở tỉnh Bắc Ninh, chẳng hạn.
 
                                               
Hát Quan Họ  (tranh sơn mài)
 
Vào sáng ngày 13 tháng Giêng, họ họp nhau lại, độ chừng năm bảy cụ ông, năm bảy cụ bà với một số nam nữ có giọng hát hay, kéo nhau sang làng Tam sơn dự hội. Bên Tam sơn cũng cử một số đông ra tận đường cái quan đón chào. Sau khi phân ngôi chủ khách, trên dưới thứ tự, chuyện trò chè chén vui vầy thì bắt đầu cuộc xướng hát. Lần lượt trai bên nầy xướng, gái bên kia họa, gái bên kia cầu, trai bên này ứng; luân phiên nhau đối đáp. Lúc ấy các bô lão ngồi nghe, thưởng thức các câu hát hay, giọng hát ngọt, vỗ tay ban thưởng. Các cụ Ông cụ Bà là quan khách đồng thời cũng là Ban Giám khảo, phân định bên thắng, bên thua.
Nội dung lời ca tiếng hát đại khái là những lời diễn đạt tình cảm nam nữ, tuy chơi đùa trêu chọc mà vẫn có mức độ, nồng nàng mà vẫn vẫn giữ được cái vẻ trong sáng hồn nhiên. Cuộc vui kéo dài thâu đêm suốt sáng. Sau đây tôi xin trích một vài đoạn tiêu biểu. Hát mời trầu: Miếng trầu là đầu câu chuyện :
– Nữ :
Gặp nhau ăn một miếng trầu,
     Gọi là nghĩa cũ về sau mà chào !
-Nam :
Miếng trầu đã nặng là bao,
     Muốn cho đông liễu, tây đào là hơn !
– Nữ :
Miếng trầu kể hết nguồn cơn,
     Muốn xem đây đấy thiệt hơn thế nào ?
– Nam :
     Miếng trầu là nghĩa xướng giao,
     Muốn cho đây đấy duyên vào hợp duyên !
 
Mời trầu xong, hai bên nam, nữ mới đi vào những câu hát đố :
 
-Nam :
Ở đâu năm cửa nàng ơi ?
     Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
     Sông nào bên đục bên trong ?
     Núi nào thắt quả bồng mà có thánh sinh?
 
– Nữ :
Thành Hà-nội năm cửa chàng ơi!
     Sông Lục đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
     Nước sông Thương bên đục bên trong,
     Núi Thánh Tản thắt quả bồng mà lại có Thánh sinh.
Rồi dần dà họ đi đến những câu đố đậm đà tình tứ hơn :
– Nam :
     Một năm có mấy tháng xuân?
     Một ngày có mấy giờ dần sớm mai?
– Nữ :
Một năm có ba tháng xuân,
Một ngày có một giờ Dần sớm mai.
– Nam :
     Bây giờ mận mới hỏi đào,
     Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
– Nữ :
Mận hỏi thì Đào xin thưa,
     Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào!
Giọng hát cứ thế mà ngân nga, càng lúc càng cao, càng tình tứ đậm đà cho mãi đến chiều tà, bên nào thua phải mời bên được về nhà thết đãi, để rồi lại tiễn đưa ra về đến cổng làng mới chia tay, hoặc là chia tay ngay dưới chân núi, xiết bao quyến luyến giằng giai với những lời hẹn hò tiếc nhớ, vừa đi vừa hát :
– Nam :
Ấy ai dắt mối tơ mành,
     Cho thuyền quen bến, cho anh quen nàng.
-Nữ :
Tơ tằm đã vấn thì vương,
     Đã trót dan díu thì thương nhau cùng.
– Nam :
Ai về đường ấy hôm nay,
     Ngựa hồng ai cưỡi, dù tay ai cầm?
– Nữ :
Ngựa hồng đã có tri âm,
      Dù tay đã có người cầm bạn ơi!
Sau cùng là lời chào từ biệt gợi cảm của bên nam :
– Nam :
     Ai về đường ấy hôm nay,
     Gởi dăm điều nhớ, gởi vài điều thương.
     Gởi cho đến chiếu đến giường,
     Gởi cho đếnn chốn buồng hương em nằm!
Cứ thế mà đối đáp đến khi không còn tiếp tục nữa mới thôi. Cuộc hát quan họ đại khái là thế ấy.  Các tỉnh miền Trung cũng có tục tổ chức những hội đua ghe, hát bội, hát bài chòi v…v… Các tỉnh miền Trung, từ Quảng trị đến Bình thuận, ngày Xuân, ngoài những cuộc vui chơi khác, người ta còn có hội hát bài chòi.
 
                                                                    
Hát bài chòi
 
Người ta cất 10 cái chòi phân bổ xung quanh một cái chòi Hiệu hay Hát Hiệu. Người chơi mua một thẻ bài và lên ngồi trên một cái chòi lắng nghe anh Hiệu ở cái chòi ở giữa hay đi lại và hô bài hiệu. Người nào có con bài đã mua giống như con bài hiệu đã hô to thì người ấy thắng cuộc. Trò chơi cứ thế mà tiếp tục.  Sau đây tôi xin trích dẫn vài câu thơ trong hát Bài chòi :
– Nhất Trò :
Không ngon cũng bánh lá gai,
     Dù anh có dại cũng trai học trò.
– Nhì Bí :
Bình định có núi Vọng Phu,
     Có đầm Thị Nại, có cù Lao Xanh,
     Em về Bình Định cùng anh,
     Được ăn  đỏ nấu canh nước dừa.
– Tam Quăng :
Anh đang viết liễn trong đình,
     Nghe em chồng hỏi giật mình quăng nghiên.
Cứ thế mà Ông hay Bà Hiệu rao lên cho hết bộ bài. Bộ bài này có những con bài mang tên Trò, Bí, Quăng…như trên. Bộ bài nầy có tên là Bài Tới. Tại sao bộ bài có tên Bài tới và những con bài được đặt tên như thế thì cho đến nay chưa ai giải thích được rành mạch.
Như vậy xét cho cùng thì Tết, nhất là Tết Nguyên Đán, là một lễ hội đặc trưng của các dân tộc nông nghiệp Á Đông, nhất là dân Việt chúng ta; bởi mùa màng cây lúa, hoa quả đều lệ thuộc vào sự vận chuyển đổi thay của thời tiết và con nước: Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàn. Theo Przyluski thì khi vắng mặt Táo quân Thiên nhiên tạo vật dường như cũng ngừng hoạt động và mọi sinh hoạt sẽ bắt đầu trở lại khi Ông Táo trở lại thế gian.
Cuối Đông và đầu Xuân, khí trời và thời tiết cũng chưa thuận hòa cho công việc nông trang và đây cũng là cơ hội để người lao động nghĩ ngơi vui chơi, bù lại công lao cực nhọc trong những ngày tháng qua. Thế thì việc ăn Tết Nguyên Đán của dân ta là đáng trân trọng gìn giữ chứ sao lại bỏ đi như một số người chủ trương?!
Tóm lại, qua những trang viết trên đây, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau :
Tết Âm lịch mà chúng ta quen gọi là Tết Nguyên Đán có một ý nghĩa sâu sắc, tác động đậm nét vào xương vào máu dân ta; có thể nói nó là cái phần hồn cốt trong nền Văn hóa lúa nước của dân tộc Việt-nam. Lý do tại sao thì cũng có nhiều người đã lý giải. Theo tôi lý do cơ bản nhất là chuyển động của mặt trăng có ảnh hưởng sâu đậm đến mùa màng, Nông cũng như Ngư, bởi thời tiết và con nước thủy triều lên xuống. Do đó ngày tháng theo Âm lịch gắn chặt với sinh hoạt mùa vụ của đa số người dân Việt-nam. Nói cách khác: chúng ta làm ăn theo mùa và nghỉ ngơi cũng theo mùa. Bởi lý do đó, chọn ngày nghỉ cuối năm theo Tết Dương lịch là một điều khiên cưỡng với tập tục và truyền thống bao đời nay của dân tộc ta
Tôi xin mượn mấy dòng sau đây của cụ Phan Kế Bính, tác giả sách Việt Nam Phong Tục, để khép lại bài viết nầy :
Xét về các ngày Tết của ta, phần nhiều là noi theo tục Tàu, nhưng chủ ý thì chỉ nhân ngày tuần tiết mà dâng lễ vật cúng gia tiên, chớ không có ý gì nhớ đến người Tàu.
 Cứ như nước ta khi xưa, quanh năm chí tối lo làm ăn, mồ hôi nước mắt, không có thì giờ nghỉ ngơi. Nhà nông làm ruộng thì sáng vác cuốc, trưa vác cày, hết mùa cấy đến mùa gặt, quanh năm chí tối, chân lấm tay bùn. Người làm thợ thì canh ba chưa nằm, canh năm đã phải dậy, làm lụng chúi mũi, không lúc nào mở mắt ra được. Người đi buôn thì nay ngược mai xuôi, tất ta tất tưởi để cầu lấy chút lợi cho mình. Người đi học thi nung kinh nấu sử, thức khuya dậy sớm để cầu lấy chút danh phận cho vẻ vang cùng người.
 Nói tóm lại thì tính dân ta rất là cần mẫn, chịu thương chịu khó, mà không có ngày nào là ngày chủ nhật. Vậy nên thỉnh thoảng phải có những ngày nghỉ ngơi ăn chơi giải trí. Nhưng chẳng lẽ tự nhiên vô cớ mà nghỉ công nghỉ việc để ăn chơi. Vậy mới nhân tuần nầy tiết nọ, bày ra cách ăn Tết, trước là đem lòng thành kính, thờ phụng tổ tiên, sau là được vài ba ngày nhàn nhã cầm chén rượu mà yên úy tinh thần.
 Cứ như chủ ý thì cách ăn Tết của ta không hại gì. Nhưng chỉ hiềm một nỗi là ta hay tin những chuyện huyền hoặc của Tàu mà không nghĩ đến ý nghĩa chính yếu của những ngày Lễ Tết ! 
Nhận định và đánh giá về việc Tết tây Tết ta trên đây của cụ Phan Kế Bính, thiển nghĩ cũng có thể dùng làm câu trả lời phản biện lại  đề nghị của nhiều người gần đây đưa ra : muốn sáp nhập Tết ta vào Tết tây.
Lý do cụ Phan đưa ra, theo tôi, là có cơ sở và rất thuyết phục.
Những ngày đầu Xuân Mậu Tuất  . 
Ngày 27 tháng 1 năm 2018   
 
Nguyễn Văn Chương
Hình ảnh: nguồn Net
_________________________________________________
Nguồn tham khảo và trích dẫn :
  1.  Việt Nam Phong Tục                   (Phan Kế Bính)
  2.  Tư Tưởng Việt Nam                   (Nguyễn Đăng Thục)
  3.  Vietnamese Legends                  (Lê Huy Hạp)
  4.  Connaissance Du Vietnam         (Pierre Huard et
Maurice Durand )
  1.    VIETNAM: Civilization and Culture      (Vũ Thiên Kim)

    ▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬ஜ ۩  ۩ஜ ▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬

 
Image result for tranh Xuân Mậu Tuất 2018 photos

Bên mâm cơm mẹ nấu

 Người Việt tâm niệm, ngày thường ăn uống sao cũng được, Tết nhứt mọi sự khác hẳn. Mọi thứ trên mâm cơm không chỉ đẹp về hình thức mà còn phải tốt về chất lượng. Tết đến, ngay cả cái bàn ăn cũng được trải khăn đẹp, điểm xuyết lọ hoa tươi.
Mâm cơm cúng ông bà luôn được bày biện những thực phẩm tinh túy nhất mà con cháu đã sắm sửa. Ảnh: Q. T
Mâm cơm cúng ông bà luôn được bày biện những thực phẩm tinh túy nhất mà con cháu đã sắm sửa. Ảnh: Q. T
Bữa cơm chiều cuối năm
 
Với mỗi người con đất Việt, bữa cơm chiều cuối năm là bữa ăn ngon nhất trong năm. Bữa cơm ấy luôn phải đủ đầy các thành viên trong gia đình. Nhiều nhà chờ cho người cuối cùng (ở xa) về mới tổ chức bữa cơm tất niên sum họp. Trong bữa cơm ấy, những người phụ nữ thường dành nhiều tâm sức, sự cẩn trọng, để không chỉ bỏ công chế biến những món ăn hợp khẩu vị cho từng thành viên trong gia đình, mà còn là mâm cơm thành kính dâng cúng ông bà.
Nhiều người còn nói, bữa cơm 30 là bữa cơm cốt lõi, tinh túy nhất của gia đình ngày Tết. Thêm nữa, người Việt có tính hiếu khách. Ngoài việc nhắm đến món ăn gì, cũng sẽ nghĩ đến dọn bày khách thế nào cho ưng ý.
Món ăn nào mình chưa ăn qua, chưa đánh giá được ngon, dở sẽ không dám mời khách. Chai nước mắm nhĩ mẹ mua để dành ăn Tết cũng được lấy ra ăn thử trong bữa cơm 30. Cũng thứ nước mắm cá cơm sánh vàng, thêm chút ớt, tỏi giã nhuyễn ấy mà ai cũng xuýt xoa khen ngon. Con cá thu mua từ độ 26, 27 Tết cũng được đem ra… ăn thử phần đầu, đuôi xem cá có tươi ngon không. Hũ dưa kiệu, tợ thịt mẹ mới mắm vài ngày trước cũng được bày ra dĩa…
Dẫu đã bày dọn tươm tất, đủ đầy, vậy mà người nấu vẫn chưa yên lòng. Trong suốt bữa cơm, mẹ theo dõi nét mặt từng thành viên trong gia đình để xem “tay nghề” của mình năm nay thế nào. Nếu cả nhà vừa ăn vừa gật gù khen ngon, hẳn mẹ sẽ rất vui lòng vì đó là điềm báo một năm tới tròn trịa, suôn sẻ.
Chị Quỳnh Phương (đường Nguyễn Thiện Kế, quận Sơn Trà) kể lại, dù năm nào, mâm cơm chiều cuối năm cũng bày biện hàng chục món quen thuộc nhưng chị và các chị em trong gia đình chẳng bao giờ chán.
Bởi đó là món mẹ nấu, là món ăn truyền thống phải có mỗi dịp Tết về. Đó là tô canh khổ qua, đĩa ram chả, lát cá thu chiên, tợ thịt mắm, đĩa giò thủ mẹ gói từ hôm cúng đầu heo… Vậy mà ngon, mà ấm áp. Bữa cơm ấy mẹ luôn đong gạo rộng tay để cơm dư lại một ít trong nồi với ý nghĩa “năm cũ liền qua năm mới sẽ có cơm ăn”. “Có rất nhiều việc nhỏ nhặt mẹ làm mà ngày ấy tôi cho là mê tín, không cần thiết. Ví dụ ngày Tết mẹ kiêng mua tôm (thụt lùi), khế (chua chát), lươn (trơn trượt)…
Rồi sau khi nấu ăn, dọn dẹp, mẹ tranh thủ xay tiêu (tránh qua năm mới mà phải… tiêu), nồi niêu soong chảo đều được mẹ đậy nắp lại… Vậy mà từ ngày lấy chồng, tôi lại học theo nếp của mẹ. Bởi tôi biết, những việc mẹ đã và đang làm chỉ với một mong ước duy nhất là mong cho năm đến, gia đạo sẽ gặp may mắn, bình an”, chị nói.
 
Tấm lòng thành kính
Cách đây vài tuần, phim ngắn “Mẹ chỉ mong Tết về” của nam ca sĩ Hà Anh Tuấn đã lấy đi biết bao nước mắt của khán giả vì những cảm xúc thật, chứa đựng trong lời bài hát nhẹ nhàng, nhưng gợi nhớ ký ức sâu sắc. Trong hoài niệm của chàng trai trẻ, những ngày Tết là mẹ thật bận bịu, vầng trán luôn ướt đẫm mồ hôi nhưng đôi tay vẫn cứ thoăn thoắt, hết cuốn ram đến mắm thịt, muối dưa...
Từ miếng thịt, bó rau, hoa quả chưng đều phải chăm chút kỹ lưỡng từng chút một. Có lẽ, bất kỳ đứa con nào cũng nhìn thấy hình ảnh của mẹ mình trong bộ phim ấy. Hình ảnh nổi bật nhất trong bộ phim có lẽ là hình ảnh người mẹ tỉ mẩn lau chùi bộ chén bát gốm sứ in hình nhành mai. Ngày Tết, người Việt có lệ mời (cúng) cơm người đã khuất.
Rước ông bà và đưa ông bà ngày Tết. Con cháu quây quần bên mâm cơm thì trên bàn thờ gia tiên các món ngon vật lạ cũng đuợc bày biện để tỏ lòng thương kính người đã khuất. Không chỉ mâm cao cỗ đầy là đủ, những thứ tưởng như vụn vặt như bộ chén bát mới, bó đũa mới, bình hoa tươi thắm… là những tiểu tiết nhưng thể hiện sự tinh tế, chỉn chu của người phụ nữ trong gia đình.
Chị Huỳnh Thu Trang (tổ 26, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn), rưng rưng nhớ lại, hơn 20 năm sống cùng bố mẹ là chừng ấy năm chị đón cái Tết bình yên, sum vầy cùng gia đình. Chị vốn là đứa ít để ý nhưng lại nhớ thật lâu những điều mẹ làm.
Bởi những điều ấy được lặp đi lặp lại qua hàng chục năm. Mẹ luôn nhắc nhở, có một ngày lấy chồng, con cũng phải tự tay làm như thế, mẹ đâu thể ở mãi bên con, làm thay con được… “Tôi nhớ nhất là những chiều 30, sau khi đã tất bật nấu mâm cơm cúng, mẹ mở ngăn tủ bếp phía trên cùng, lấy ra bộ chén bát đã mua mới từ hồi nào, rồi tỉ mẩn lau chùi. Mẹ bảo, Tết mình sắm quần áo, vật dụng mới thì cũng phải sắm sửa đồ dùng mới cho ông bà. Như vậy mới thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, sự trân trọng gia đình”, chị nói.
Sau bữa cơm chiều cuối năm, kết hợp rước ông bà, người phụ nữ trong gia đình sẽ bận bịu với bếp núc cả ba ngày Tết. Mỗi ngày là mỗi mâm cơm với đủ đầy cá, thịt, canh… Ông Hòe (đường Lê Đại Hành, quận Cẩm Lệ) trầm ngâm:
“Ngày xưa không có quán xá gì nhiều. Lũ trẻ có đi đâu chơi rồi cũng phải ghé về nhà ăn cơm. Mâm cơm vì thế luôn đủ đầy thành viên trong gia đình. Giờ đâu đâu cũng có quán xá, tụi nó đi chơi, tiện đâu ăn đó. Thành ra, ba bữa cơm ngày Tết cũng chỉ lủi thủi hai ông bà già. Mình thì quan niệm, khi đã rước ông bà về thì phải cùng ăn cơm với ông bà, không thể bỏ đi đâu được. Sáng ra có việc đi đâu thì cũng phải tranh thủ trước giờ trưa về để thắp cây hương. Đó là lệ rồi, không thay đổi được”.
Bữa cơm ngày xuân, bữa cơm lòng thành ấy chính là bữa cơm cả nhà quây quần đoàn tụ. Những món ngon mà mẹ làm ra để dâng lên đấng sinh thành là những món ngon mẹ chắt chiu cho chồng, con thưởng thức, thay cho bữa cơm thanh đạm ngày thường. Nhìn mâm cơm mẹ nấu, những đứa con trong gia đình sẽ hiểu, trong cuộc sống, lòng thành càng chặt mới mong nhận được sâu.
 
QUỲNH TRANG
 

▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬ஜ ۩  ۩ஜ ▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬

Ngọt thơm món mứt ngày xuân

Tết đang đến thật gần, đây là khoảng thời gian mọi người nhanh tay chọn mua hoặc chọn nguyên liệu để làm nên món mứt thơm ngon, giàu dinh dưỡng.
Khách hàng chọn mua cà rốt về làm mứt ở một cửa hàng rau sạch tại số 90 Hải Phòng, quận Hải Châu. Ảnh: T.Y
Khách hàng chọn mua cà rốt về làm mứt ở một cửa hàng rau sạch tại số 90 Hải Phòng, quận Hải Châu. Ảnh: T.Y
 
Chọn món ngon mời khách
Ngay từ giữa tháng 1, chị Ngô Thị Phương ở đường Kinh Dương Vương, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu đã chuẩn bị thật nhiều dừa sợi, dừa cắt sẵn lẫn dừa non để bán cho chị em có nhu cầu làm mứt tại nhà. Chị Phương cho biết, hiện mức giá thị trường khoảng 15.000 đồng/quả dừa non và 20.000 đồng/quả dừa dẻo. Đến thời điểm hiện tại, gia đình chị bán ra hơn 100kg nguyên liệu mứt dừa và khoảng 50kg mứt làm sẵn. Để thuận tiện cho những bà nội trợ không có thời gian cắt cơm dừa, từ Tết năm ngoái, gia đình chị đã sắm máy cắt cơm dừa hình lát hoặc hình sợi. Bên cạnh đó, chị cũng nhận làm mứt dừa, dừa bào, nước cốt dừa để khách nấu xôi, chè dịp Tết. Trong đó, món mứt đặc sản được chị Phương giới thiệu là mứt dừa sữa lá dứa hình hoa ngộ nghĩnh, mềm, dai, ngọt, khá phù hợp với trẻ con.
“Vài năm trở lại đây, người dân chuộng các loại mứt nhà làm, không chất bảo quản, tạo màu bằng các loại nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên như lá dứa, cà rốt, củ dền, sữa tươi, sữa dâu hay màu sắc tự nhiên của các loại quả. Tuy nhiên, với những loại mứt này, thời gian sử dụng ngắn nên thông thường cận ngày Tết chúng tôi mới đẩy mạnh việc sản xuất, mua bán”, chị Phương chia sẻ.
 
Bên cạnh dừa non, vỏ bưởi cũng là nguyên liệu làm mứt tuyệt hảo được nhiều người lựa chọn. Lần đầu tiên kinh doanh mặt hàng Tết qua mạng, chị Nguyễn Hồng Lan, nhân viên văn phòng một công ty có trụ sở tại quận Hải Châu chọn sản phẩm mứt bưởi sấy của Công ty TNHH Thực phẩm Nông Lâm (Nong Lam Food) bán dịp Tết. Chị Lan cho biết, vỏ bưởi sấy ngoài công dụng ăn vặt, ăn chơi còn là món quà quý từ thiên nhiên cho sức khỏe như giảm ho, giảm viêm họng, giảm mỡ máu, hạ cholesterol, cắt giảm chất béo và đốt cháy calo. Ngoài ra, Lan còn bày bán một số loại mứt đặc biệt khác như mứt chanh dây, mứt quả dứa, (quả thơm), mứt cau kiểng có xuất xứ từ tỉnh Cà Mau…
Có người nhà đang sinh sống tại đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi nên hầu như Tết năm nào, trên mâm bánh mứt ngày Tết của gia đình chị Nguyễn Thị Tâm, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu cũng có món mứt rong sụn, đặc sản của cư dân đảo này.
Bên cạnh mứt gừng cay thơm, ấm bụng, hương vị của biển cả thấm đượm trong món mứt rong sụn khiến ai đến nhà chị chơi xuân cũng trầm trồ khen ngợi. Từ sở thích của gia đình, cứ gần Tết chị lại giúp bạn bè đặt gần 100kg mứt rong sụn về ăn chơi. Được biết, mứt rong sụn ngoài giòn, dai, còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng…
 
Ưu tiên dùng thực phẩm sạch
Từ một tháng trước, lò mứt của chị Nguyễn Thị Phượng, hẻm 505 đường Hoàng Diệu thơm nức mùi mứt gừng và mứt dừa các loại. Ngày thường, chị Phượng chuyên cung cấp các loại dừa xiêm, dừa lấy nước cho một số điểm bán nước giải khát. Cách đây vài ba năm, thấy nhiều khách hỏi mua, chị lựa chọn dừa để mở lò bán nguyên liệu làm mứt. Thời gian rảnh, gia đình chị làm thêm mứt dừa để bán trong dịp Tết cho những mối hàng thân quen. Trung bình mỗi Tết, chị bán ra khoảng gần 200kg mứt dừa các loại, mang lại một khoảng thu nhập đáng kể. Theo chị Phượng, tùy theo yêu cầu của khách quen, chị cắt cơm dừa hình sợi, thái mỏng hoặc vuông vức. “Mứt nhà làm, bán cho khách quen nên chúng tôi rất chú ý đến khâu vệ sinh, nói không với các chất bảo quản, phụ gia có hại cho sức khỏe”, chị Phượng khẳng định.
 
Tương tự, hơn 10 năm nay, hộ gia đình chị Hà Thị Kim Chi (ở 268/24 Trần Cao Vân) có thêm nguồn thu nhập ổn định trong những ngày cận Tết nhờ nghề tay trái là kinh doanh bánh mứt tự làm. Không chất bảo quản, không phẩm màu nên mặt hàng mứt gừng, mứt nghệ của gia đình chị được khá nhiều người yêu thích.
Tính đến thời điểm hiện tại, mặt hàng mứt Tết của chị đến tay người tiêu dùng hơn 150kg. Khách hàng chủ yếu là người quen, người thân và bạn hàng bán ở các khu chợ trong thành phố. Chị Chi cho biết, từ đây đến Tết chị đã nhận đơn hàng của gần 50 người, với hơn 200kg mứt gừng, nghệ.
Bên cạnh đó, nhiều chị em cũng chịu bỏ tiền túi để mua các loại củ, quả trồng theo phương pháp hữu cơ làm nguyên liệu mứt ngày Tết. Dịp này, Ban quản lý (BQL) An toàn thực phẩm TP. Đà Nẵng cũng khuyến cáo người dân nên cẩn trọng với những loại bánh mứt thủ công tự làm đang được rao bán tràn lan trên các trang web, mạng xã hội. Theo ông Nguyễn Tứ, Phó BQL An toàn thực phẩm thành phố, đơn vị đã thành lập 5 đoàn kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết, đảm bảo việc kiểm soát, truy xuất nguồn gốc các loại củ, quả nhập về Đà Nẵng. Tuy nhiên, với những sản phẩm rao bán trên mạng xã hội, được đưa từ địa phương khác về, đơn vị rất khó kiểm soát.
Do đó, người dân khi chọn mua sản phẩm, đặc biệt là bánh mứt, cần chú ý thời hạn sử dụng, nguyên vật liệu, nên mua ở cửa hàng quen biết, có uy tín. Bởi trên thực tế, đã có một bộ phận người tiêu dùng bị lừa khi mua các loại mứt được quảng cáo “nhà làm” nhưng thực chất được đưa từ nơi khác về, không rõ nguồn gốc.
 
TIỂU YẾN

▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬ஜ ۩  ۩ஜ ▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬

Bánh Tết 

Bánh quê, bánh truyền thống, bánh Tết... đằng sau những tên gọi nghe đến nao lòng ấy là tinh ba tú khí của đất trời, là hai sương một nắng của con người. Dâng bánh cúng Tổ tiên chính là dâng tấm lòng thơm thảo của cháu con gửi gắm trong từng chiếc bánh.
Bà Tán Thị Hương bên nồi bánh tét nấu bằng củi.  Ảnh: V.T.L
Bà Tán Thị Hương bên nồi bánh tét nấu bằng củi. Ảnh: V.T.L
 
Bà Tán Thị Hương đang loay hoay thêm củi cho nồi bánh tét thì tôi đến. Nhà bà cách không xa đình Bồ Bản, xã Hòa Phong, nơi thỉnh thoảng tổ chức những hội làng đình đám không thua kém gì hội làng Túy Loan cách đó gần 2 cây số. Nước sôi sùng sục, làn khói mỏng đưa hương vị đặc trưng của lá, của nếp bay lên tận nhà trên. 23 năm trước, bà kể, khi nhạc sĩ Lương Nguyên, bấy giờ là Phó ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam đến tổ chức chương trình “Làng vui chơi, làng ca hát” ở đình Bồ Bản, bà cùng cha mình thi gói bánh tét và rinh ngay giải nhất. Tuy hồi đó chỉ gói thôi chứ không nấu vì không đủ thời gian, nhưng bánh của cha con bà nhìn qua đã mê bởi “ngoại hình” quá đạt: tròn lẳn từ đầu đến chân, dây lạt cân phân đến từng mi-li-mét, lá đều tăm tắp như được làm bằng... máy!
 
Hơn 10 năm sau đó, bà mới có dịp tỏ cho bàn dân thiên hạ biết rằng bánh nhà bà không chỉ đẹp về mẫu mã mà còn ngon về chất lượng bên trong. Đó là khi Đài Phát thanh-Truyền hình Đà Nẵng làm chương trình về văn hóa dân tộc lên sóng đúng Tết Đoan ngọ mồng 5 tháng 5 âm lịch. Các công đoạn, từ lúc gói bánh, nấu bánh đến khi vớt bánh ra, bóc lớp lá chuối để lộ ra thân bánh trong trắng ngoài xanh và thưởng thức hương vị quê hương... đều được phóng viên nhà đài ghi hình tỉ mẩn.
Không hổ danh 3 đời làm bánh, hồi cha còn sống, bà còn làm thêm bánh khô và tạo được “thương hiệu” ở chợ Túy Loan. Nay chỉ làm độc một loại bánh tét, ngày thường cứ cách nhật bà gói 15 đòn, đến tháng 10-11 Âm lịch, bắt đầu vào mùa chạp mả thì làm nhiều hơn. Qua đầu tháng Chạp bắt đầu tăng tốc, cao điểm là 3 ngày, từ 27 đến 29. Tết năm rồi, bà cùng hai người chị làm trên một nghìn đòn bánh, phần lớn làm theo đặt hàng của khách quen. Bánh tét cỡ lớn nhất gọi là bánh tét tượng (to như... voi) một đòn nặng 2,5kg, dài khoảng 30cm, đường kính gần 10cm, tét một lát là chưng đầy một đĩa loại vừa. Kế là bánh trung lớn nặng 2,2kg và bánh trung nhỏ nặng 1,5kg.
 
Bà Châu người làng Hòa Nhơn bên cạnh, mua bánh tét gửi đi Nhật cho con trai ăn Tết. Bên đó người ta ăn Tết theo dương lịch nên cậu này nhớ quay nhớ quắt mỗi khi Tết đến xuân về trên nước bạn. Chính cái hương bánh tét đã làm cậu nguôi ngoai nỗi nhớ quê nhà.
Bánh tét ngon, theo cách của bà Hương, chỉ có 2 tiêu chí là nếp và lá. Nếp phải là nếp hương, không được lẫn với gạo hoặc có nốt ruồi (lấm tấm chấm đen trên hạt nếp), không ẩm mốc. Lá phải chọn loại lá vừa “dậy thì”, đó là một lá mới vừa lớn bên cạnh một lá đã “trưởng thành”.
Để có bánh đẹp và ngon, lá đó giá mấy cũng mua. Một số người vì ham lời nhiều mà quơ đại các loại lá già, lá bị “rỗ” mặt nên dù có chọn nếp “thượng hảo hạng” cũng cho ra lò những đòn bánh không đạt.
Gần nhà bà Hương là nhà ông Hứa Đạt, cũng chuyên nghề bánh trái. Ngày thường ông làm nhiều loại bánh: tét, đúc, chưng, rò, gói; mỗi thứ một ít bán ở chợ, trong đó bánh tét chỉ to bằng cổ tay. Tết chủ yếu các loại bánh tét, chưng, rò.
Vợ ông, bà Phan Thị Ân, ngày trước làm HTX nông nghiệp, nằm đêm nghĩ cách làm thêm để tăng thu nhập. Sáng ra, bà đổ mấy lon nếp nấu thử bánh tét, đem lên chợ bán. Cả một vùng quê nghèo lam lũ làm ăn, bỗng dưng xuất hiện loại bánh tét “tí hon” ở chợ, ai thấy cũng ưng, giá cả vừa túi tiền nên mua về cho nhà dùng để thấy hương Tết giữa ngày thường. Từ đó, gần 30 năm nay bà và cô em ruột (ở thôn Cẩm Toại Đông) “cắm” luôn ở chợ Túy Loan với các loại bánh mang hương vị quê nhà.
 
Bánh quê, bánh truyền thống, bánh Tết... đằng sau những tên gọi nghe đến nao lòng ấy là tinh ba tú khí của đất trời, là hai sương một nắng của con người. Dâng bánh cúng Tổ tiên chính là dâng tấm lòng thơm thảo của cháu con gửi gắm trong từng chiếc bánh.
Ở chợ Lệ Trạch, xã Hòa Tiến, có gian hàng chuyên bánh trái của ông Võ Nghĩa. Ngoài các loại bánh công nghệ, ông còn bán một số loại bánh truyền thống được làm thủ công ngay tại địa phương. Mỗi Tết ông Nghĩa nhập trên dưới 50 triệu đồng bánh quê các loại.
Chợ Lệ Trạch nằm ở vị trí “đắc địa”, bên đường ĐT 605 nối cầu Đỏ với các xã thuộc thị xã Điện Bàn giáp ranh với Hòa Tiến như Điện Tiến, Điện Hòa, Điện Thọ... nên lượng bánh bán sỉ rất nhiều. Có thể kể ra: bánh khô mè, khô nổ của bà Điểu (em bà Liễu bánh khô mè ở Khuê Trung, quận Cẩm Lệ) ở thôn Yến Nê, xã Hòa Tiến; bánh khô mè gói mộc, tuy bao bì không “hoành tráng” như các sản phẩm cùng loại khác nhưng vẫn có vuông giấy nhỏ ghi Cơ sở sản xuất Bánh khô mè Minh Quân, thôn Xuân Phú, xã Hòa Sơn.
 
Ông chủ Minh Quân cho biết, cơ sở ông sản xuất bánh khô mè được 5 năm rồi. Ngày thường ông làm khoảng 30kg bánh, ngày Tết cỡ 20 tấn. Ngoài Đà Nẵng, ông đưa hàng vô Điện Bàn, Duy Xuyên, Tam Kỳ, lên Trà My, Tiên Phước. Toàn bộ các công đoạn đều sử dụng củi: từ nướng ruột bánh, rang mè đến thắng đường, sấy bánh. “Ngày nay khi xã hội tân tiến thì đâu đó mỗi người chúng ta lại muốn trở lại với cội nguồn, quay về với những sản phẩm bánh trái của vùng quê được làm thủ công, không một máy móc hiện đại”, ông nói.
Nấu củi, tuy tốn chi phí nhiều hơn so với nấu bằng than đá hay chạy điện. Nhưng không sao, cả bà Hương lẫn ông Đạt cũng đều khẳng định, tuy lời ít hơn nhưng giữ được hương vị bánh trái quê nhà trong lòng người, nhất là mỗi khi Tết đến xuân về...
 
VĂN THÀNH LÊ
 
Image result for XUÂN TẾT mau tuat photos

▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬ஜ ۩  ۩ஜ ▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬

Dọn nhà đón Tết 

Trang trí nhà cửa dịp Tết là một trong những phong tục đẹp của người Việt. Năm hết Tết đến, cả gia đình quây quần dọn dẹp ngôi nhà với ước vọng xua đuổi những điều không may trong năm cũ và chào đón một năm mới tốt đẹp hơn. Hiện nay, với người trẻ, việc trang trí nhà không còn được chuẩn bị một cách công phu và kỹ lưỡng như trước nhưng cũng không vì thế mà bị xem nhẹ.
Hoa là vật trang trí chủ đạo trong nhà ngày Tết dù là trước đây hay bây giờ. Ảnh: Q.T
Hoa là vật trang trí chủ đạo trong nhà ngày Tết dù là trước đây hay bây giờ. Ảnh: Q.T
Cách của người xưa
Trong cuốn Tết xứ Quảng, tác giả Võ Văn Hòe dành riêng một chương để nói về việc trang trí trong nhà ngày Tết. Đại ý rằng: “Ngay từ đầu tháng Chạp, người ta đã bắt đầu mua sắm bông hoa trang trí trong nhà ngày Tết. Kèm với đó là sửa soạn, sắp xếp lại nơi thờ cúng ông bà tiên tổ. Những gì của năm cũ phải được lau chùi kỹ lưỡng, nếu cần thì thay mới. Trong nhà, mẫu vật nào đẹp, có giá trị được đem ra trưng bày nơi phòng khách. Người ta còn quét vôi, sơn phết tường nhà, cửa bằng những gam màu mới, tạo cho căn nhà dáng vẻ mới mẻ. Vườn tược được dọn trước, quét sau, các chậu hoa được đặt vào sân nhà ở vị trí tương ứng nhất sao cho toàn cảnh phù hợp với căn nhà…”. Như vậy, việc năm hết Tết đến phải trang trí lại nhà cửa đã như là một lệ, một thói quen trong tiềm thức của người Việt.
Bà Nguyễn Thị Chung (80 tuổi, tổ 82, phường An Hải Đông, quận Sơn Trà) nhớ lại, cách đây độ hai, ba chục năm, khoảng trước Tết từ tháng rưỡi đến hai tháng là người ta bắt đầu gieo hoa chơi Tết. Hai loài hoa chủ lực ngày ấy là vạn thọ và thược dược. Với vạn thọ, người ta giữ lại vài ba gốc hoa sau khi đã cúng Rằm/mồng Một tháng trước, rồi dăm vào ảng nước phía sau nhà. Còn thược dược thì sau khi chưng, người ta không bỏ đi mà giữ lại củ, ủ trong tro, treo đâu đó trong nhà. Canh đến gần Tết thì đem ra gieo xuống đất. Vạn thọ là loài hoa có sức sống dai dẳng, chưng cả tháng không tàn, còn thược dược thì bông hoa sặc sỡ. Theo quan niệm của ông bà ta ngày ấy thì hai loài hoa này bổ sung cho nhau, chưng trong nhà có ý nghĩa vừa đẹp, vừa thọ. “Bên cạnh những loài hoa tự trồng thì gần Tết, người ta cũng đi mua thêm cây kiểng mới. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà các loại cây cũng khác nhau. Nhà có điều kiện thì họ hay mua mai, bonsai, áp Tết thì mua thêm hoa cúc. Nói chung, mùa xuân thì hoa phải nở rộ trong nhà. Ngoài hoa, để làm đẹp cho nhà, người ta còn treo tranh. Hồi xưa có cả những tiệm chuyên bán tranh treo Tết. Người ta rất thích tranh phong cảnh, hoặc bức tranh có in hình chú nai quay đầu. Mua về chưng trong 3 ngày Tết rồi cuộn lại cất kỹ, năm sau lại đem ra dùng”, bà Chung chia sẻ thêm.
 
Tết nay: đơn giản, hiện đại
Hiện nay, do điều kiện không cho phép như không gian nhà cửa hạn chế, thời gian eo hẹp nên nhiều bạn trẻ đã chọn mua hoa, các chậu cảnh bán sẵn nhằm mục đích trang trí cho ngày xuân thêm rạng ngời hơn. Những ngày này, tại các lô bán hoa trên đường Lê Đại Hành (quận Cẩm Lệ) tấp nập người đến mua hoa. Những loài hoa có màu sắc sặc sỡ như hồng, cẩm chướng, thủy tiên, phong lan… rất được ưa chuộng. Chị Trần Thị Trang (trú đường Lê Đại Hành) chia sẻ: “Tôi thấy hiện nay về cơ bản thì việc bày biện mâm ngũ quả hay chưng mai, đào, quất cũng theo truyền thống như xưa. Chỉ có trang trí thêm đèn nháy lên mai, đào. Nhưng việc trang hoàng nhà cửa chuẩn bị đón Tết thì thường trễ hơn do cuộc sống bây giờ bận rộn. Các cụ ngày xưa tự tay sơn phết tường nhà chứ bây giờ phải thuê hết. Mình muốn thuê sớm cũng không được, phải phụ thuộc vào đội thợ. Nhà ai muốn chưng các chậu hoa nhỏ trong sân nhà thì thường mua sớm, hoa sớm bao giờ cũng đẹp hơn. Khoảng đầu tháng Chạp đi mua là vừa”.
 
Nhiều năm nay, gia đình chị Trang trung thành với phong cách trang trí đơn giản trong ngày Tết. Độ vừa sang tháng Chạp là chị thường tự tay dịch chuyển, bố trí lại đồ đạc trong nhà để tạo sự tươi mới. Qua Rằm, nếu có thời gian, vợ chồng chị sẽ cùng nhau dọn dẹp, lau chùi nhà cửa. Nếu không, chị sẽ thuê đội dọn dẹp nhà. Chị cũng không chưng mai, quất mà thường mua những loài hoa ngoại về chơi Tết. Có năm là tu-lip, có năm là lan vanda hay hồng leo Thái Lan. Theo chị, các loài hoa này có màu sắc rực rỡ, tươi thắm, đặc biệt là rất sang trọng, phù hợp với không khí xuân sang.
Chị Hà Quỳnh Mai (đường Hàm Nghi, quận Thanh Khê) thì lại thích “thay áo mới” cho nhà cửa bằng cách sử dụng giấy dán tường 3D. Loại giấy này có ưu điểm là mẫu mã đẹp, dễ dán, ít tốn thời gian, công thợ, bề mặt tranh dán mịn, có thể lau chùi thoải mái. “Trước đây, muốn làm mới nhà cửa chỉ có cách sơn phết lại. Mỗi lần sơn mới là mỗi lần phải dọn dẹp rất mất thời gian. Nay có loại tranh dán 3D này, mình tha hồ lựa chọn mẫu mã. Đặc biệt, các loại tranh dán tường này có độ bám dính cao nên rất bền. Trừ khi mình muốn thay đổi cho mới mẻ, nếu không, ít nhất cũng để được 5 - 7 năm”, chị Mai nói.
Một trong những vật dụng nữa mà nhiều gia đình muốn thay đổi cho ngôi nhà mình dịp Tết đó là khăn trải bàn. Hiện nay, chị em thích “săn lùng” những loại vải dày dặn, có họa tiết độc đáo. Tại cửa hàng Cổ và Cũ trên đường Bạch Đằng, chị Phan Thị Quỳnh (đường Võ Văn Tần, quận Thanh Khê) đang tỉ mỉ chọn lựa những loại vải được dệt từ thổ cẩm, tweet… Chị Quỳnh đặc biệt yêu thích phong cách vintage (đồng quê) nên những vật dụng trang trí nhỏ xinh mang hơi hướng cổ điển như lọ hoa, khung ảnh, những tấm khăn có họa tiết dân tộc… được chị ưu tiên lựa chọn để trang trí nhà cửa mỗi dịp xuân về. Chị cũng sẽ chọn thêm hoa khô (đã được nhuộm màu) về cắm trong các lọ hoa bằng giấy hoặc thủy tinh nhỏ xinh. Đơn giản vậy thôi là thấy Tết về bên hiên nhà.
 
Anh Cao Minh Công (kiến trúc sư tại Công ty TNHH Lima Desige) cho rằng: “Việc trang trí nhà cửa dịp Tết hiện nay có sự đan xen giữa mới và cũ. Về cơ bản, việc chuẩn bị Tết vẫn như xưa nhưng chất liệu đa dạng, phong phú hơn và không bó buộc nhiều. Ví dụ, ông bà ngày xưa chơi hoa thì ngày nay giới trẻ cũng chơi hoa. Nhưng thay vì chưng các loài hoa truyền thống, theo quan niệm xưa thì người trẻ chọn hoa tùy theo sở thích, điều kiện, khả năng sáng tạo của mỗi người. Không chỉ mua hoa về cắm vào bình là xong, nhiều gia đình còn cắm hoa vào ấm trà, chai thủy tinh… tạo sự độc đáo, mới lạ. Do hiện tại, thứ gì cũng được bày bán sẵn trên thị trường nên việc chuẩn bị cũng không công phu như trước. Xu hướng hiện nay là “chơi Tết” nhiều hơn nên các công đoạn đều được giảm thiểu”.
QUỲNH TRANG
 

▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬ஜ ۩  ۩ஜ ▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬

Image result for  XUÂN TẾT mau tuat photos

Vị mắm ngày Tết

 Cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, trong giỏ đi chợ của các chị, các mẹ bao giờ cũng có vài chai nước mắm mua về dự trữ trong những ngày đầu năm. Đặc biệt, đối với người dân Đà Nẵng sống ven biển, nước mắm càng trở nên không thể thiếu để chế biến món ăn. Tuy ngày nay nhiều cơ sở chế biến nước mắm bị mai một nhưng nhiều người dân vẫn tìm mua những loại nước mắm ngon, nguyên chất để dùng bởi hương vị mắm truyền thống đã gắn bó với họ từ bao đời.
Để có nước mắm ngon phục vụ Tết, ông Trần Ngọc Vinh chuẩn bị làm từ tháng 2, tháng 3 hằng năm. Ảnh: Đ.L
Để có nước mắm ngon phục vụ Tết, ông Trần Ngọc Vinh chuẩn bị làm từ tháng 2, tháng 3 hằng năm. Ảnh: Đ.L
 
Ưa dùng bởi hương vị đậm đà
Chị Nguyễn Thị Vân Dung, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ cho biết, vào dịp Tết chị thường dùng nước mắm ngon để ngâm thịt, kiệu, làm nước chấm bánh tráng cuốn thịt heo và nêm nếm các món ăn.
Đặc biệt là loại nước mắm quê ở đô thị cổ Hội An, huyện Thăng Bình hoặc nước mắm do mẹ chị làm. Chị thích dùng nước mắm quê vì ăn an toàn hơn nước mắm công nghiệp, đồng thời góp phần giúp bà con có nhiều thu nhập hơn từ nghề truyền thống.
Đối với món thịt ngâm nước mắm, lúc đầu chị chỉ làm cho gia đình ăn và biếu bạn bè nhưng nhiều người thấy ngon nên mong muốn chị làm bán. Năm nay, chị đã sử dụng hết 5 lít nước mắm để ngâm thịt. Chị cũng ưa dùng nước mắm Nam Ô bởi chất lượng thơm ngon, đậm đà.
Chia sẻ về việc sử dụng nước mắm để làm các món ăn, chị Nguyên Dung, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà nói: “Nước mắm là hương vị không thể thiếu trong những ngày Tết. Hầu như các món ăn Việt đều cần đến nước mắm để nêm nếm hoặc dùng làm nước chấm.
Để làm nước chấm ngon, tôi thường dùng nước mắm Văn Tranh. Đây là nước mắm truyền thống của quận Sơn Trà có vị hơi mặn và đậm chất đạm. Còn để làm món thịt ngâm nước mắm, tôi thường dùng nước mắm Nam Ngư vì loại này có vị vừa chừng, nếu mặn quá sẽ không ngon. Nếu thời nắng, gia đình dùng khoảng 3kg thịt, thì ngày mưa lạnh là khoảng 5kg. Khoảng 1,5 lít mắm thì dùng cho 3kg thịt và 0,5 đến 0,7kg đường”.
Nhờ người dân sử dụng nước mắm nhiều trong dịp Tết nên những người bán nước mắm cũng nhờ đó mà gia tăng số lượng. Chị Nguyễn Thị Liên, ở đường Nguyễn Công Trứ, quận Sơn Trà chuyên bán nước mắm quê của huyện Thăng Bình cho khách Đà Nẵng. Ngày thường, mỗi tháng chị bán cỡ 70 lít, còn vào dịp Tết thì tăng khoảng gấp 3 lần. Hiện nay khách đã đặt mua khoảng 150-200 lít.
“Người dân Đà Nẵng vẫn thích dùng nước mắm quê để ngâm thịt, dưa món... vì nước mắm quê có vị đậm và khá mặn. Thường thường khách hàng đã ăn nước mắm quê thì họ sẽ từ chối nước mắm công nghiệp”, chị Liên cho biết.
 
Nâng cao chất lượng với tiêu chí “4 không”
Trong những năm gần đây, nước mắm truyền thống ngày càng được nhiều người ưa chuộng trở lại. Nhờ vậy, nước mắm Nam Ô trở nên nổi tiếng hơn và được khách hàng tin dùng, nhất là sau khi nhiều cơ sở nước mắm nổi tiếng ở các phường Thọ Quang, Mân Thái (quận Sơn Trà) không còn sản xuất.
Ông Phạm Phương Nam, Chủ tịch Hội Nông dân phường Thọ Quang cho biết, trước đây trên địa bàn phường có xưởng mắm Thọ Quang nhưng bây giờ không còn nữa. Hiện nay chỉ còn một vài hộ tự làm chỉ đủ dùng trong nhà.
Trong khi đó, bà Phạm Thị Hải Nguyệt, chủ hộ sản xuất nước mắm thương hiệu Hiệp Hải ở làng nước mắm Nam Ô cho biết, nhà bà làm nước mắm đã hai đời, đến nay hơn 60 năm. Để có nước mắm ngon phục vụ Tết thì khâu chuẩn bị làm mắm từ tháng 2, tháng 3 và sau 10 đến 11 tháng mới lọc được.
Bà chọn loại cá cơm than tươi và muối Cà Ná, không dùng muối trôi nổi trên thị trường. Nước mắm chỉ có cá và muối chứ không dùng bất cứ chất bảo quản, tạo màu, tạo mùi nào cả. Hầu hết nước mắm sản xuất ở đây chủ yếu phục vụ cho các cơ quan, xí nghiệp đặt hàng để làm quà biếu cho các cán bộ, công nhân viên, người lao động.
Ngoài ra, khách hàng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng đặt mua để bán hoặc làm quà biếu. Trong năm, bà chỉ bán lai rai cho khách du lịch khoảng vài trăm lít nhưng vào mùa Tết thì bán khoảng hơn 2.000 lít.
Ông Trần Ngọc Vinh, Chủ tịch Hội làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô cũng phấn khởi cho biết, ngoài 53 hộ sản xuất nước mắm, Hội làng nghề còn có 2 doanh nghiệp và 3 hợp tác xã gồm Đông Hải, Ô Long, Nông nghiệp 1 Xuân Thiều.
Tuy số hộ sản xuất giảm khoảng một nửa do giải tỏa để thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái biển Nam Ô nhưng sản lượng mắm năm nay vẫn tăng cao. So với những năm trước, Hội làng nghề chỉ sản xuất từ 100-150 tấn thì năm 2017 sản xuất hơn 200 tấn nhờ cá được mùa. Riêng hộ gia đình ông Vinh sản xuất 28 phi nước mắm nguyên chất loại 1 khoảng 5.000 lít.
“Nước mắm Nam Ô giờ nổi tiếng khắp cả nước nhờ chất lượng thơm ngon, hương vị đậm đà do người dân chỉ sử dụng cá tươi được lấy tại Đà Nẵng và Hội An; còn muối lấy từ Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) và Cà Ná (Phan Thiết). Đặc biệt, bà con nghiêm túc thực hiện sản xuất theo tiêu chí “4 không” bao gồm không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất, không chất bảo quản, không chất tạo màu, không chất tạo mùi. Nhờ vậy, nước mắm Nam Ô luôn được khách hàng tin dùng, đặc biệt vào dịp Tết, nhất là người dân Đà Nẵng”, ông Vinh khẳng định.
 
ĐOÀN LƯƠNG
 
Kiều Oanh sưu tầm
 
Related image
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %06 %836 %2018 %14:%02
back to top