Người Mỹ gốc Việt tham gia đội USA tại Thế Vận Hội Nam Hàn

Related image

Thế vận hội mùa đông PyeongChang 2018 đã khai mạc vào lúc 8 giờ tối hôm 9/2/2018, mở màn 17 ngày thi đấu đầy kịch tính. Hơn 2.900 vận động viên đến từ 92 quốc gia trên toàn thế giới sẽ tranh tài tại Olympic lần này, xác lập số lượng cao kỷ lục từ trước tới nay. Đây là một kỳ Thế vận hội mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và là một kỳ Olympic hòa bình với sự tham gia của Bắc Triều Tiên.
Khai mạc
Thế vận hội mùa đông Olympic PyeongChang vượt qua kỷ lục cả về số quốc gia và số vận động viên tham dự của Olympic Sochi (Nga) trước đó là 2.858 vận động viên từ 88 quốc gia. Các vận động viên sẽ cạnh tranh tổng cộng 102 huy chương vàng ở 15 bộ môn, cũng là số lượng huy chương lớn nhất từ trước tới nay. Mỹ có tổng cộng 242 vận động viên tham dự, trở thành quốc gia có số vận động viên đông nhất trong lịch sử các kỳ Olympic mùa đông. Có sáu nước đến từ khu vực nhiệt đới, vốn không có thế mạnh với các bộ môn thể thao mùa đông, là Ecuador, Malaysia, Singapore, Eritrea, Nigeria, Kosovo lần đầu tham dự Thế vận hội mùa đông. Về nội dung thi đấu, nội dung Parallel Giant Slalom môn trượt ván tuyết bị loại bỏ. Các nội dung thêm mới gồm Big Air nam, nữ môn trượt ván tuyết, xuất phát đồng loạt (Mass Start) nam, nữ môn trượt băng tốc độ, nội dung đồng đội hỗn hợp nam nữ môn trượt tuyết đổ đèo và nội dung đôi nam nữ môn bi đá trên băng. Các nội dung thi đấu được diễn ra tại ba địa điểm là huyện Pyeongchang, huyện Jeongseon và thành phố Gangneung thuộc tỉnh Gangwon, miền Đông Hàn Quốc. Các bộ môn trên tuyết chủ yếu diễn ra tại Pyeongchang. Toàn bộ các môn trên băng được diễn ra tại Gangneung. Ở Jeongseon sẽ diễn ra một số nội dung thi của môn trượt tuyết đổ đèo. Nước chủ nhà Hàn Quốc có tổng cộng 146 vận động viên tham dự ở tất cả các bộ môn, cao gấp đôi so với kỳ Olympic Sochi diễn ra tại Nga trước đó. Đoàn thể thao Hàn Quốc đặt mục tiêu giành tám huy chương vàng, bốn huy chương bạc và tám huy chương đồng, xếp thứ tư toàn đoàn.
Ý nghĩa lịch sử
Đây là lần thứ hai Hàn Quốc đăng cai Thế vận hội, sau 30 năm kể từ lần đầu tiên là Olympic mùa hè Seoul 1988. Hàn Quốc từng lần đầu tham dự Thế vận hội mùa đông vào năm 1948, kỳ Thế vận hội St.Moritz (Thụy Sĩ). Như vậy là sau 70 năm, Hàn Quốc đã trở thành nước chủ nhà của sự kiện thể thao tầm cỡ thế giới này. Một điều ý nghĩa đó là Hàn Quốc là quốc gia thứ hai tại châu Á sau Nhật Bản đăng cai Thế vận hội mùa đông. Thông thường, Thế vận hội mùa đông được tổ chức chủ yếu ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Châu Á bị cho là “mảnh đất cằn cỗi” của các bộ môn thể thao mùa đông. Thế vận hội mùa đông đầu tiên được tổ chức tại châu Á là kỳ Thế vận hội Nagano tại Nhật Bản, diễn ra vào năm 1998. Với việc đăng cai Olympic lần này, Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ năm trên thế giới sau Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản đã đăng cai cả bốn sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh là Olympic mùa hè và mùa đông, Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup và Giải vô địch điền kinh thế giới.
Olympic Pyeongchang
Ý nghĩa lớn nhất của Thế vận hội lần này đó là việc tạo ra một kỳ Olympic hòa bình. Olympic PyeongChang diễn ra trong bối cảnh hai miền Nam-Bắc nối lại đối thoại sau hàng loạt căng thẳng leo thang liên quan tới vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên, và sự tham dự Olympic của miền Bắc. Hai miền nhất trí hợp nhất đội tuyển khúc côn cầu trên băng nữ tham dự Olympic. Trong lễ khai mạc hôm 9/2, đoàn thể thao hai bên đã lần đầu tiên sau 11 năm cùng tiến vào lễ khai mạc dưới lá cờ bán đảo Hàn Quốc thống nhất. Ngoài ra, đoàn nghệ thuật, đoàn biểu diễn Taekwondo, đoàn cổ động viên và phái đoàn đại biểu cấp cao của miền Bắc cũng đã tới thăm Hàn Quốc nhân dịp này, tạo ra một bầu không khí đối thoại tích cực giữa hai bên. Tuy nhiên, kỳ Olympic lần này vẫn để lại một số tiếc nuối. Đó là việc Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) cấm Nga tham dự Thế vận hội do vụ bê bối sử dụng doping một cách có tổ chức trong kỳ Olympic mùa đông Sochi 2014. Tuy nhiên, đoàn thể thao Nga vẫn tham dự Olympic lần này với tư cách cá nhân, chứ không đại diện cho quốc gia, khiến Thế vận hội Pyeongchang trên thực tế vẫn có thể coi là hoàn thiện về mặt tổ chức. Thế vận hội mùa đông PyeongChang 2018, lễ hội thể thao mùa đông lớn nhất thế giới, sẽ kéo dài trong vòng 17 ngày, từ ngày 9/2 cho tới hết ngày 25/2.

Con của người tị nạn Việt gốc Hoa hãnh diện được tham gia đội USA tại Thế Vận Hội

Image result for Allen Trần USA Thế Vận Hội photos
Trưởng Bếp Allen Trần tại trụ sở của đội trượt tuyết U.S. Ski and Snowboard ở Park City, Utah trong tháng Giêng, trước khi bay qua Nam Hàn để cung cấp thức ăn bổ dưỡng cho các thể tháo gia Hoa Kỳ. 
(Douglas Barnes/AP Images for Blue Diamond Growers)

PYEONGCHANG, Nam Hàn - Anh Allen Trần, 32 tuổi, đã quyết định nói chuyện với nhật báo Deseret News tại tiểu bang Utah, và trong số báo đăng ngày thứ Hai, 12 tháng 2, nhân dịp Thế Vận Hội Mùa Đông 2018 đang diễn ra tại Nam Hàn, nhật báo này đăng câu chuyện của Allen Trần, vì anh muốn nói lên sự đóng góp của di dân cho đất nước Hoa Kỳ, trong một thời đại mà một số người Mỹ cho rằng di dân là gánh nặng của quốc gia và cần được ngăn chặn, trục xuất, để cho đất nước được “vĩ đại như xưa.”
Dưới đây là bài viết của nhật báo Deseret News về cuộc đời của anh Allen Trần.
Nếu không vì những hạn chế về những thứ gì mà người nghèo có thể mua bằng phiếu food stamp, Allen Trần có thể không bao giờ trở thành người phụ trách về dinh dưỡng cho đội tuyển trượt tuyết Mỹ U.S. Ski and Snowboard Team.

Allen Trần, con của một gia đình tị nạn từ Việt Nam, từng thắc mắc tại sao mẹ anh không mua món cereal ăn sáng hiệu Frosted Flakes ngon ngọt mà đứa trẻ nào cũng thích.
Anh ra đời ở gần trung tâm Chicago, sau khi gia đình anh thoát khỏi Việt Nam sau cuộc chiến trong thập niên 1970. Anh nói, “Chúng tôi sống nhờ food stamp. Vì vậy chúng tôi bị hạn chế về loại thực phẩm có thể mua. Nó phải có đủ chất dinh dưỡng. Do đó tôi muốn biết tại sao tôi phải ăn món này chứ không phải món kia? Tại sao tôi phải ăn creal hiệu Total thay vì hiệu Frosted Flakes?” 
Cha mẹ anh rất tỉ mỉ về thực phẩm, và họ dùng cơ hội cần hạn chế này để thảo luận với con về vấn đề dinh dưỡng.
Allen nói, “Cha tôi là một đầu bếp tuyệt vời ở nhà. Sự quan tâm tới thực phẩm và dinh dưỡng như vậy đã sớm ảnh hưởng tới tôi.”
Allen Trần là một thành viên của nhóm đứng đằng sau đội tuyển quốc gia Mỹ ở Pyeongchang.
Năm nay 32 tuổi, anh là đầu bếp chính của đội trượt tuyết U.S. Ski Team. 

Mới đây anh chia sẻ những ý nghĩ của anh về việc gia đình từng khổ nhọc tìm một nơi yên bình để sống trong tự do. Cơ duyên đưa đẩy anh có được niềm hứng thú về dinh dưỡng và thực phẩm, và sau này học tại University of Utah. Là con của di dân, anh có một quan điểm độc đáo về ý nghĩa của việc đại diện cho Hoa Kỳ tại Thế Vận Hội.
Allen nói với báo Deseret, “Hy vọng rằng những việc tôi làm sẽ giúp các lực sĩ đạt được mục đích của họ. Tôi là một phần của nhóm có hiệu suất cao, vì vậy chúng tôi cố gắng làm mọi điều có thể gây tác động từ tâm lý học thể thao cho tới quần áo họ mặc, và lãnh vực của tôi là dinh dưỡng. Đó là một nỗ lực lớn của cả nhóm, và mỗi một chút được ráp lại với nhau thành một bức ảnh.” 

Allen Trần đã đến Pyeongchang cách mấy tuần trước các đội thể tháo gia từ USA, vì anh cần giải quyết bất cứ vấn đề nào về tiếp liệu, trước khi các lực sĩ tới đó.
Anh nói, “Thực phẩm ở đây có an toàn hay không? Hãy tưởng tượng xem, sau tất cả những năm huấn luyện khổ cực, và ai đó bị bệnh, chẳng hạn như ngộ độc thực phẩm hay chứng gì đó, thì còn gì cơ hội để thắng giải. Nhiệm vụ của tôi là tìm và chuẩn bị thức ăn an toàn, làm tăng hiệu suất và ngon miệng cho các lực sĩ.” 
Khi đang sắp xếp thức ăn cho các thể tháo gia ở Pyeongchang, Allen Trần nói với báo Deseret News, “Tôi có một câu chuyện hai lớp về dân tị nạn. Ông bà tôi xuất xứ từ miền nam Trung Hoa, và vào thời đó, nhiều nơi ở Trung Hoa bị tàn phá bởi nạn hạn hán, xảy ra cùng lúc với nạn cộng sản nổi lên trong thập niên 1950. Họ quyết định tìm nơi lánh nạn.”

Các ông bà của Allen - cả ngoại lẫn nội – đã đi bộ đến Việt Nam để thoát nạn đói kém và chiến tranh. Thế nhưng tại Việt Nam thì họ bị chính sách “cưỡng bách đồng hóa,” nên phải đổi họ từ Chen sang Trần. Ông bà của Allen phải học tiếng Việt.
Anh nói, “Họ hòa nhập vào nền văn hóa Việt Nam. Nhưng rồi chiến tranh bùng nổ. Tình thế không an toàn. Đến sau năm 1975, Liên Hiệp Quốc giải quyết cuộc khủng hoảng thuyền nhân từ Việt Nam do [cộng sản] gây ra, và đề nghị các nước tiếp nhận dân tị nạn.”
Anh nói, “Họ lên thuyền mặc dù không biết sẽ đi đâu, miễn là đến một nơi nào họ được tị nạn. Những chiếc thuyền này thực sự nguy hiểm. Nhiều người đã chết. Mẹ tôi thuật lại chuyện không có đồ ăn, và họ ở trên ghe trong một tuần lễ tìm cách chạy tới Nam Dương. Lúc họ tới đó, họ cần được Hội Hồng Thập Tự giải cứu.”
Những chiếc thuyền rời khỏi Việt Nam chở quá đông người, mà nước uống thì rất ít và đôi khi không có đồ ăn. Một số ghe bị chìm hoặc bị lật, và nhiều người chết đuối. Anh nói anh thấy tình cảnh này diễn ra nhiều lần trên thế giới, mới đây nhất là với những người tị nạn từ cuộc chiến Syria ở Trung Đông.
Anh nói, “Lịch sử vẫn tiếp tục tự lặp lại. Chắc chắn tôi có thiện cảm với người tị nạn Syria. vì chúng tôi từng ở trong tình huống giống như vậy.” 
Anh hiểu được những rủi ro mà dân tị nạn đành phải chấp nhận để trốn thoát, ngay cả những căn nhà mà họ yêu mến, vì họ rất sợ cho tính mạng của họ và gia đình.

Mỹ, Pháp và Canada đã nhận người tị nạn Việt Nam nhiều nhất, và cha mẹ anh được chỉ định một cách ngẫu nhiên tới định cư ở Chicago.
Allen Trần cảm thấy rằng việc chỉ định này là vận may cho gia đình anh, vì anh lớn lên trong một cộng đồng đa dạng ở thành phố này. Anh cũng biết ơn vì anh đã có kinh nghiệm đó với sự giúp đỡ của công chúng hồi còn nhỏ, vì điều đó đã đưa anh lên một con đường dẫn tới niềm đam mê của anh: thực phẩm bổ dưỡng và ngon miệng. “Tôi đã đến đại học University of Illinois và may mắn thay, họ có một chương trình dạy về dịch vụ ăn uống. Tôi đã trước tiên là một đầu bếp.” Anh hoàn tất một số đợt thực tập, và sau khi xem chương trình thi nấu ăn “Top Chef,” anh tìm đến nhà hàng ở Napa Valley, Bắc California. 
“Tôi nộp đơn, và được chấp nhận. Tôi thích sống ở Napa Valley.” Anh làm việc cho một số nhà hàng hạng cao nhất trên thế giới, nhưng rồi vì còn trẻ tuổi này anh mau chán với “đời sống của nhà hàng sang trọng.” Vì vậy anh làm một chuyến đi đến Moab ở Utah với một người bạn để đạp xe leo núi.
Anh nói, “Tôi đâm ra mê thiên nhiên. Tôi muốn tới một trường cấp sau cử nhân để học khoa dinh dưỡng, và tôi nộp đơn xin dự chương trình dinh dưỡng thể thao ở Utah.” Giữa chương trình học dinh dưỡng của Utah và dãy núi Wasatch Mountains, anh “yêu thích cuộc sống miền núi.” 

Lớn lên mà không có nhiều tiền, Allen Trần nói rằng việc tiếp xúc với thiên nhiên đã biến đổi đời anh. “Những khoảng không gian rộng mở, các khu công viên quốc gia, tất cả là điều tuyệt vời đối với tôi.”
Một lần kia anh tham dự một cuộc hội thoại của các chuyên gia về đề tài sức mạnh và điều kiện hóa. Trong đó anh nghe một diễn giã từ hiệp hội trượt tuyết U.S. Ski and Snowboard Association.
Anh nói, “Bà ấy là một chuyên gia vật lý trị liệu, và tôi hỏi bà về chương trình dinh dưỡng. Bà mời tôi đến và nói chuyện với đầu bếp, người này cũng là một chuyên gia dinh dưỡng.”
Sự kết hợp nấu ăn và dinh dưỡng là điều hiếm hoi, vì vậy hai người lập tức “gắn bó” vì sở thích chung của họ liên quan tới thực phẩm vừa ngon và vừa tăng cường sức khỏe. Khi người đấu bếp dìu dắt anh quyết định đến trường University of Oregon, Allen tìm mọi cách để được thế chỗ của người bạn mà cũng là người thày của anh khi ấy. Allen Trần nói, “Tôi bước tới và nắm lấy cơ hội.”
Anh chia sẻ chuyện đời anh trên Facebook, sau khi nghe câu chuyện làm anh xúc động của một di dân khác, là Gary Lee, một người Mỹ gốc Đại Hàn và là cựu viên chức của chính phủ Barack Obama. Những mục đầu tiên ông Lee đăng trên Twitter trong tháng Giêng vừa qua đã lan tràn rộng rãi trên mạng, khi ông so sánh một kinh nghiệm với Obama với những lời bình luận của Tổng Thống Donald Trump.

Allen Trần nói rằng sau khi nghe chuyện của ông Lee, anh cảm thấy muốn chia sẻ câu chuyện của mình để làm gương cho những người trẻ tuổi, và mang đến một cái nhìn sâu sắc vào cách thức mà di dân và người tị nạn đóng góp thêm vào cuộc sống của người Mỹ.
"Tôi đã viết câu chuyện của tôi và đọc trong cuộc họp nhân viên của chúng tôi. Rất nhiều người đã buớc đến và cảm ơn tôi. "
Anh cũng có một cái nhìn độc đáo về đội tuyển Thế Vận Hội của Hoa Kỳ.
Anh nói, “Khi tôi mặc đồng phục Team USA, và lá quốc kỳ ở đó, điều mà tôi thấy là lá cờ của một quốc gia của di dân. Trừ khi bạn là người Mỹ da đỏ bản địa, gia đình bạn đã tới đây với niềm hy vọng thăng tiến bản thân. Việc tới Thế Vận Hội và đại diện cho lý tưởng đó, thật là điều làm tôi ấm lòng.”

Anh cảm thấy hãnh diện về những nỗ lực của anh để giúp đỡ các lực sĩ đại diện cho Hoa Kỳ
Anh nói, “Công việc của tôi không trực tiếp tạo ra các huy chương, nhưng nó có ích. Tôi cảm thấy may mắn được ở vị trí này để tác động đến cách thức đất nước chúng ta được nhìn thấy trên thế giới.”
Anh cũng nhìn nhận có những thành kiến không tốt về những người hưởng chương trình trợ cấp xã hội. Anh nói rằng có nhiều quan niệm sai lầm về việc ai dùng những chương trình đó và tại sao.

Anh nói, “Không ai muốn lãnh trợ cấp. Những chương trình đó là để giúp bạn được tự lập. Tôi ví điều đó với việc đẩy một chiếc xe chết máy. Chiếc xe khó mà tự đẩy đi. Nhưng nếu bạn có được một số bạn bè trợ giúp cho xe chuyển động, bạn có thể sang số và rồ máy. Bạn cần động lực ban đầu để giúp đỡ. Có những thành kiến cho là những người hưởng trợ cấp không có một động lực nào cả, nhưng điều đó hoàn toàn ngược lại. Với tất cả các quy định trong các chương trình xã hội, nó gần như bắt buộc bạn phải đóng góp cho xã hội.”
Anh nói rằng trong khi các ông bà của Allen Trần bị ép buộc phải đồng hóa, những người tị nạn ở Mỹ lại muốn được đồng hóa, vì họ muốn trở thành một thành phần của xã hội vĩ đại hơn.   

Thế Vận Hội năm nay mang đến niềm hãnh diện cho người trẻ Mỹ gốc Á Đông


Keita Horiko, 10 tuổi, trong vai “Peter Pan” thắng giải vô địch Mỹ dành cho trẻ vị thành niên. Em ao ước sẽ nối gót những người như Nathan Chen để đại diện nước Mỹ tại Thế Vận Hội. (Getty Images)

NEW JERSEY - Nhân dịp cuộc thi Thế Vận Hội Mùa Đông đang diễn ra sôi nổi tại miền cao nguyên Pyeongchang, Nam Hàn, hãng thông tấn AP đã có một bài viết nói về đội trượt băng nghệ thuật, và đội này đang nói lên niềm hãnh diện cho người Mỹ gốc Á Đông. 
Bản tin được viết Hackensack, New Jersey cho biết mới đây em Keita Horiko đã trượt qua sân băng trong Ice House, tăng tốc độ khi em cố gắng làm một cú nhảy xoáy trên không trung, và em bị té khi rơi xuống lại mặt băng. 
Nhưng không một chút sợ hãi, em trai mới có 10 tuổi này và đã đoạt giải vô địch dành cho trẻ vị thành niên Mỹ, liền đứng dậy và bắt đầu trượt băng lần nữa. Cách đó không xa thì em Yuki, 13 tuổi, anh của Keita cũng đang trượt trên sân băng, tập luyện những động tác trước khi trở về nhà ở Manhattan, và vào ngày hôm sau hai anh em trở lại đây để tiếp tục tập dượt.

Anh Nathan Chen của đội Hoa Kỳ đã giành được huy chương đồng trong mục thi đội tại Thế Vận Hội Mùa Đông và được chụp hình chân dung ngày thứ Bảy, 17 tháng 2, 2018 tại Gangneung, Nam Hàn. (Marianna Massey/ Getty Images)
Keita và Yuki là thành viên của đội U.S. Figure Skating (Trượt Băng Nghệ Thuật Hoa Kỳ). Tuy còn nhỏ tuổi, hai anh em đã có ước mơ lớn ở tầm cỡ Thế Vận Hội. Và khi theo dõi môn thi trượt băng nghệ thuật tại Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang, hai em có những tấm gương để bắt chước. 
Năm nay một đội trượt băng nghệ thuật của Mỹ tham dự Thế Vận Hội có  tới một nửa số thành viên trong 14 người là người Mỹ gốc Á Đông.
Keita nói với AP, “Điều đó mang đến sự phấn khởi cho chúng tôi, và làm cho tôi ao ước rằng tôi muốn được giống như họ.”
Nhiều thể tháo gia môn trượt băng nghệ thuật là người Mỹ gốc Á Châu, từng đại diện cho Hoa Kỳ tại các kỳ Thế Vận Hội trước đây. Hai người nổi bật hơn cả là cô Kristi Yamaguchi đoạt huy chương vàng năm 1992, và Michelle Kwan lãnh huy chương bạc và đồng năm 1998 và năm 2002. Thế nhưng chưa bao giờ có đông đảo khuôn mặt Á Châu trong đội trượt nghệ thuật như năm nay.

Phía nữ giới có Mirai Nagasu, 24 tuổi, và Karen Chen, 18 tuổi. Bên nam giới có Nathan Chen, 18 tuổi, và Vincent Zhou, 17 tuổi. Trong số những người khiêu vũ trên băng, có hai anh em Alex Shibutani, 26 tuổi, và Maia Shibutani, 23 tuổi, cùng với Madison Chock, 25 tuổi.
Đây đúng là một thời điểm hào hứng, đặc biệt cho những người Mỹ gốc Á Đông, vì từ bấy lâu nay người ta vẫn có thành kiến là người Á Đông chỉ giỏi học, làm toán, làm việc bằng trí óc, hơn là giỏ về thể thao.
Bà Mai Hoàng Parmentier, 35 tuổi, ở Yakima, tiểu bang Washington, nói với AP, “Tôi nghĩ đây là thời điểm hết sức tuyệt vời và hấp dẫn.” Bà bắt đầu theo dõi môn trượt băng khi được mục kích cô Yamaguchi tranh tài hơn hai thập niên trước.

Bà nói, “Đối với tôi, khi lớn lên bạn nghe những định kiến, chẳng hạn như người Á Châu giỏi toán học, học thức khoa bảng, hoặc nghệ thuật hay âm nhạc. Tôi mong con gái tôi có thể thấy rằng con không bị bó buộc, rằng con có thể giỏi thể thao.”
Ông Scott Hamilton, một lực sĩ Thế Vận Hội nổi tiếng trong môn trượt băng, nói rằng việc cô Yamaguchi và cô Kwan không những trượt băng trên sân khấu thế giới, mà còn đoạt được chiến thắng nữa, vào đó là niềm khích lệ đối với một thế hệ trẻ hơn của những người Mỹ gốc Á Châu, và cha mẹ các em phải xem xét điều đó.
Thế Vận Hội năm nay đã có một số thành công cho người Mỹ gốc Á: khi trượt băng trong môn thi đấu theo đội, cô Mirai Nagasu trở thành phụ nữ Mỹ đầu tiên hoàn tất một cú nhảy xoáy ba vòng trên không trung trong Thế Vận Hội. 
Thành quả đó cũng đưa đến sự tranh cãi khi Bari Weiss, một nữ ký giả của báo The New York Times, đã viết trên Twitter về kỳ công của Nagasu với câu, “Những di dân: Họ đã làm được việc.” Tuy là lời khen nhưng cũng còn bị vướng thành kiến.
Thật ra thì Mirai Nagasu đã chào đời ở California, chứ không phải là một di dân chào đời ở nước khác, và mục tweet từ đó bị xóa mất sau khi bị chỉ trích bởi một số người bày tỏ sự lo ngại rằng người Mỹ gốc Á Châu vẫn tiếp tục bị coi như người ngoại quốc, dù họ sống mấy đời ở Mỹ.

Cha mẹ của Mirai Nagasu đã quyết định đóng cửa nhà hàng của họ trong một tuần, lần đầu tiên trong nhiều năm nay, để xem cô con gái tranh tài tại Thế Vận Hội.
Thành kiến cho rằng người Mỹ gốc Á là người ngoại quốc cũng từng vang lên tại Thế Vận Hội trước đây, như vào năm 1998, sau khi Tara Lipinski giành huy chương vàng, một tờ báo tại Mỹ đăng hàng tít lớn: “Người Mỹ đánh bại Kwan.” Thật ra cô Kwan là người Mỹ sinh ra và lớn lên tại Nam California.
Trong kỳ Thế Vận Hội năm nay, người Mỹ đang đặt nhiều kỳ vọng vào anh Nathan Chen, một người từ Salt Lake, Utah. Lúc còn là một nhà vô địch mới 10 tuổi, anh đã dự đoán rằng sẽ được tham dự Thế Vận Hội 2018. 
Chen được giới thiệu là một thể tháo gia đáng được xem năm nay, vì khả năng và trình độ thể thao vượt bực của anh, như sự việc anh có thể tạo nhiều cú xoáy bốn lần trên không trung. Chen được xem là người dẫn đầu trong đội nam, mặc dù anh đã gặp chút trở ngại trong chặng đầu.
Sự việc những người Mỹ gốc Á Châu đang đại diện Hoa Kỳ ở Thế Vận Hội Nam Hàn là một lời tuyên bố mạnh mẽ trước thành kiến cho rằng người nam gốc Á Châu chỉ giỏi toán và giỏi học, chứ không giỏi thể thao.    
 

VĐV gốc Việt trong toán USA tham dự Thế vận Hội Mùa Đông 2018

Image result for Allen Trần USA Thế Vận Hội photos
Tiếp nối di sản của hai vận động viên trượt băng nghệ thuật nổi danh Apolo Ohno và JR Celski, thành viên của đội tuyển Olympic Hoa kỳ, một lần nữa trung tâm trượt băng Pattison’s West Skating Center ở thành phố Federal Way, đã cung cấp thêm một vận động viên xuất sắc cho đội tuyển trượt băng nghệ thuật Hoa kỳ tham dự Thế Vận Hội Mùa Đông – Winter’s Olympia 2018 năm nay tại PyeongChang, Nam Hàn. Đó là một vận động viên gốc Việt có tên là Aaron Trần.
Trong phần tiểu sử được tóm tắt giới thiệu trên trang mạng www.nbcolympics.com, vận động viên gốc Việt Aaron Trần đã tỏ ra say mê môn trượt băng từ thời thơ ấu. Vào năm 2006, trong lúc cùng gia đình theo dõi Thế Vận Hội Torino 2006, cậu bé Aaron Trần lúc bấy giờ mới 9 tuổi cảm thấy mình bị thu hút hoàn toàn vào tốc độ và chiến lược của những vận động viên trượt băng ở cự ly ngắn. Thế là bắt đầu từ đó cậu được gia đình cho làm quen với bộ môn trượt băng tại Pattison’s West Skating Center.
Aaron đoạt chức vô địch quốc gia hạng thiếu niên vào năm 2015, và đã thi đấu trong bốn đội hình vô địch thế giới hạng thiếu niên.
Mục tiêu tiếp theo của người vận động viên gốc Việt này là giành huy chương Olympic đầu tiên, sau đó anh ước mơ một ngày nào đó trở thành một trong những tay trượt băng vĩ đại nhất mọi thời đại.
Tại Thế Vận Hội Mùa Đông 2018 được tổ chức tại PyeongChang, Nam Hàn từ ngày 9 đến 25 tháng 2 tới đây, Aaron Trần sẽ khoác áo đội tuyển trượt băng Hoa kỳ tranh tài trong các cự ly 500 và 1000 mét, cũng như giải đồng đội nam tiếp sức.
 
Related image
U.S. team for PyeongChang largest of any nation in Winter Olympic history
Related image
Winter Olympics' chill factor
South Korea and US Marines hurl snow during a joint winter drill in PyeongChang, 180 kilometres east of Seoul and a site of this year’s Winter Olympics.
US marines run on the snow at a joint military winter exercise with South Korean marines in PyeongChang on December 19. Picture: Getty
US marines run on the snow at a joint military winter exercise with South Korean marines in PyeongChang on December 19. Picture: Getty
South Korean and US marines during their PyeongChang exercise. More than 400 marines participated. Picture: AP
South Korean and US marines during their PyeongChang exercise. More than 400 marines participated. Picture: AP
Part of the attraction for Australians is Korean cuisine, seen at the Jeong Gang Won traditional food centre in PyeongChang county. Picture: Patrick Lawnham
Part of the attraction for Australians is Korean cuisine, seen at the Jeong Gang Won traditional food centre in PyeongChang county. Picture: Patrick Lawnham
Related image
Vice President Mike Pence of the United States, center, with his wife, Karen, left, watched with Prime Minister Shinzo Abe of Japan, right, and Kim Yo-jong, the sister of North Korea’s leader, rear left. Credit Doug Mills/The New York Times        
Related image
Image result for winter olympic USA team korea photos
 
Related image
 
Winter Olympics: Chloe Kim grabs gold for Team USA in women's ...
American Chloe Kim, 17, celebrates her gold medal
 
Mirai Nagasu after her performance in the team figure skating competition at the 2018 Winter Olympics in South Korea. She helped lift the United States to a bronze medal. CreditChang W. Lee/The New York Times    
Image result for winter olympic USA team korea photosUS Winter Olympics 2018 medal winners | Fox NewsMikaela Shiffrin, of the United States, celebrate her gold medal during the venue ceremony    
 
Related image
Related image
Image result for winter olympic USA team korea photos
 
Image result for winter olympic USA team korea photos
Related image
Related image
Image result for winter olympic USA team korea photos
Vice President Mike Pence of the United States, center, with his wife, Karen, left, the sister of North Korea’s leader, rear left. 
 
The 13 Asian Americans Competing at the 2018 Winter Olympics
Representing Team Asian America in PyeongChang.



The 2018 Winter Olympics in PyeongChang, South Korea kick off on Friday. Of the 244 athletes representing Team USA in 15 disciplines across seven sports, 13 are Asian American, competing in figure skating, snowboarding and speed skating. And some are serious contenders for gold. (Did we mention the fact thathalf of  is the U.S. figure skating team Asian American?) Here they are, representing Team Asian America. [ Team Asian America's athlete count in PyeongChang has been bumped up -- long track speed skater Jerica Tandiman is lucky number 13!]

Chloe Kim

17-year-old Chloe Kim is the rider to beat in the women's snowboarding halfpipe. She actually could have qualified to compete at the last winter games in Sochi, but she didn't meet the minimum age requirement! Already a veteran in the sport, she holds multiple X Games gold medals, multiple World Snowboard Tour titles, and dual gold in both halfpipe and slopestyle at the 2016 Winter Youth Olympics under her belt.

Hailey Langland

Hailing from San Clemente, California, 17-year-old snowboarder Hailey Langland has established herself as a favorite in big air. She nabbed a gold medal at the 2017 X Games after unveiling a double cork 1080, becoming the first woman in X Games history to land the trick. On top of that, she is a medal contender in slopestyle.

Karen Chen

18-year-old figure skater Karen Chen won gold at the 2017 U.S. National Championship, becoming the first woman not named Ashley Wagner or Gracie Gold to win the title since 2011. In her debut at Worlds in 2017, she finished fourth, helping to earn the U.S. earn three spots in women's figure skating at PyeongChang. Last month at nationals, Chen landed on the podium with a bronze medal.

Nathan Chen

Known for his quadruple jumps, 18-year-old figure skater Nathan Chen is considered a serious podium threat in PyeongChang. In 2016, he became the youngest U.S. man to medal at the ISU Grand Prix Final at age 17. At the 2017 U.S. Figure Skating Championships, he became the first man in figure skating history to land five quadruple jumps in a single performance. He attempted six quadruple jumps in a free skate at the World Championships in 2017 and may surprise us with another attempt on the Olympic stage.

Madison Chock

Ice dancer Madison Chock started competing with partner Evan Bates in 2011, making them a relatively young team compared to many of their rival couples who have been skating together for nearly a decade. Chock and Bates competed at the 2014 Olympics in Sochi, where they finished eighth. From 2014 to 2017, they won one gold medal and three silvers at the U.S. National Championships. In 2018, they earned bronze.

Mirai Nagasu

A veteran of this U.S. figure skating team, 24-year-old Mirai Nagasu finished fourth at the 2010 Vancouver Olympics. Though she earned a bronze medal at the 2014 U.S. Championships, she was infamously not named to the Olympic team for Sochi. Since then, she has slowly fought her way back to the podium, capturing a silver medal at the 2017 U.S.  nationals and earning herself a rightful spot to compete in PyeongChang.

Maia Shibutani & Alex Shibutani

The brother-sister ice dance team of Maia Shibutani and Alex Shibutani have been officially skating together since 2004. Known as the "Shib Sibs," the duo has won a medal at every national championship at the senior level since 2011 -- two golds, three silvers, and two bronzes. In international competition, the Shibutanis are the first U.S. ice dance team to win a medal in their world championship debut, earning a bronze in 2011. They competed at the 2014 Sochi Olympics, where they finished ninth. 

Vincent Zhou

Hailing from Palo Alto, California, 17-year-old figure skater Vincent Zhou is the youngest athlete on the 2018 U.S. Olympic Team across all sports in PyeongChang. He was the 2017 World Junior Champion as well as the silver medalist at the 2017 U.S. Championships, before nabbing bronze last month at the 2018 nationals.

J.R. Celski

A veteran of the 2010 and 2014 Olympic Winter Games, 27-year-old J.R. Celski already has three medals in short track speedskating. In his Olympic debut at the Vancouver Winter Games, he claimed bronze in the 1500m (alongside teammate Apolo Anton Ohno, who won silver), and bronze as part of the 5000m relay. Four years later in Sochi, he led the U.s. men to a silver finish in the relay final -- the only medal won by the U.S. short track or speed skating team at the Sochi Olympics.

Thomas Hong

Born in Korea and raised in Maryland, Thomas Hong started traveling back to Seoul when he was 10 to visit his father and train with South Korean skaters. At 16 years old, he was the youngest athlete at the 2014 U.S. Olympic Short Track Trials, where he finished 11th overall and didn't make the team. In 2017, he made his debut at the senior World Championships, following his fourth appearance at the World Junior Championships, where he won a silver in the 500m and bronze in the 3000m relay.

Jerica Tandiman

Hailing from Kearns, Utah, long rack speed skater Jerica Tandiman was inspired to skate, at age 7, after the 2002 Salt Lake City Games. They built the Utah Olympic Oval in the field next to her house! She clinched a spot on Team USA after finishing fourth in the 1000m last month at the U.S. Olympic Speed Skating Trials.

Aaron Tran 

21-year-old short track speed kater Aaron Tran was the junior overall national champion in 2015, and has competed on four world junior championships teams. At the 2017 World Championships, Tran finished seventh with the U.S. men in the 5000m relay. After falling short of qualifying for the Olympic team in 2014, he punched his ticket to PyeongChang at the U.S. Olympic Team Trials, finishing second in the men's 500m and third overall.
Related imageImage result for winter olympic USA team korea photos
Image result for winter olympic USA team korea photos
Related image
Image result for winter olympic USA team korea photos
Mirai Nagasu of the U.S. competes in the Figure Skating Team Event Ladies Single Free Skating
Related image
Lindsey Vonn of USA takes 1st place during the Audi FIS Alpine Ski World Cup Women's
Image result for winter olympic USA team korea photos
The 2018 Winter Olympics in PyeongChang, South Korea kick off on Friday. Of the 244 athletes representing Team USA in 15 disciplines across seven sports, ...
Image result for winter olympic USA team photos
Nick Goepper of the United States celebrates after winning silver in the Men's Freestyle Skiing Slopestyle final Sunday at Phoenix Snow Park in Pyeongchang, South Korea. Photo by Matthew Healey/UPI
Related image
Ice Hockey – Pyeongchang 2018 Winter Olympics – Men Preliminary Round Match - U.S. v Slovakia - Gangneung Hockey Centre, Gangneung, South Korea – February 16, 2018 - Team USA celebrates after a goal by teammate Ryan Donato against Slovakia. REUTERS/Grigory Dukor
Related image

When Ralph Lauren the Polo Designer Joined Team USA at the Olympics | Fashion Behind

Famous for the Polo brand, Ralph Lauren has been the official designer of Team USA since 2008, bringing a different style to American athletes. 
 
Related imageImage result for winter olympic USA team korea photos
 
 
 
 
Quốc Việt sưu tập
 

 

 
Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %19 %715 %2018 %11:%02
back to top