THẾ GIỚI KIM CƯƠNG

Image result for diamond world tiffany shape photos

Related image

Tìm thấy khối kim cương hơn 400 carat, trị giá 14 triệu USD
 
Khối kim cương tự nhiên thuộc dạng lớn nhất thế giới vừa được một công ty khai thác Australia tìm thấy tại Angola. Các chuyên gia ước tính khối kim cương này trị giá tới 14 triệu USD.
Công ty khai khoáng Lucapa Diamond vừa cho biết đã tìm thấy một khối kim cương nặng tới 404 carat tại mỏ kim cương Lulo thuộc tỉnh Lunda Norte, nằm ở phía Đông Bắc Angola. Đây là khối kim cương tự nhiên thứ 4 có trọng lượng trên 100 carat được tìm thấy và thuộc dạng lớn nhất trong lịch sử. Khối kim cương này được ước tính có giá khoảng 14 triệu USD. Được biết công ty này đã khai thác và tìm kiếm tại khu mỏ rộng 3.000 km2 trong gần 8 năm.
kim cương, 400 carat, 14 triệu đô, lớn nhất thế giới, Angola

Viên kim cương nặng 400 carat vừa mới được tìm thấy

Khối kim cương này dài 7cm và được hãng bán lẻ kim cương Yehuda trụ sở tại New York đã xếp vào loại kim cương Type Iia, tức hầu như không tì vết. Về màu sắc, theo bảng thang độ màu được quốc tế công nhận, viên kim cương này có màu D, tức là màu trắng tuyệt đối. Theo Viện đá quý Hoa Kỳ, đây là loại màu hiếm nhất và có thể cũng là đắt nhất với kim cương trắng.
 

Ngắm viên kim cương “lửa” lớn nhất thế giới. Theo AFP, viên kim cương màu cam, còn gọi là kim cương lửa, lớn nhất thế giới đã về tay người mua với giá 35,5 triệu USD. 

 
Ngắm viên kim cương “lửa” lớn nhất thế giới

Ban đầu, các chuyên gia dự tính giá bán của viên kim cương hình quả lê này chỉ đạt tới 17 hoặc cùng lắm là 20 triệu USD - Ảnh: AFP.

Vì sao giới siêu giàu chuộng đầu tư kim cương màu?

Không chỉ có vẻ đẹp rực rỡ, những viên kim cương màu còn có khả năng đem đến mức lợi nhuận cao ngất ngưởng.

Theo chỉ số đầu tư xa xỉ Knight Frank Luxury Investment Index, giá kim cương màu đã tăng tới gần 50% giá trị chỉ trong 5 năm qua. 
Với sự đắt đỏ của nó, một vị tỷ phú hay triệu phú chỉ cần có một viên kim cương màu nhỏ gọn cất trong túi là hoàn toàn có thể yên tâm mang theo khối tài sản hàng chục triệu USD di chuyển nhanh chóng tới bất kỳ quốc gia nào.
Kim cương hồng có giá đắt nhất trong tất cả các loại kim cương màu. 
 
Trong số các màu của kim cương, màu hồng luôn được giới siêu giàu tìm mọi cách sở hữu. Đó là lý do vào tháng 4/2017, viên kim cương Pink Star đã được nhà bán đấu giá Sotheby’s bán với mức giá kỷ lục 71,2 triệu USD, đắt nhất mọi thời đại.

Trong 10 năm qua, mỗi viên kim cương hồng đã mang về khoản lợi nhuận 300% cho những nhà đầu tư. Vì thế, nhu cầu mua bán loại đá quý màu này là rất lớn. 
Các chuyên gia dự báo, giá kim cương màu, đặc biệt là kim cương hồng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới khi mỏ khai thác 90% loại kim cương này trên thế giới tại Tây Australia sẽ bị đóng cửa trong 4 năm tới. Khi đó, cuộc chạy đua để sở hữu và đầu tư vào kim cương màu sẽ tiếp tục khốc liệt hơn bao giờ hết.

Related image

 
 

THẾ GIỚI KIM CƯƠNG

Image result for 4C kim cuong  gia photos

Kim cương là loại đá quý nhất thế giới. Những viên đá lấp lánh đôi khi có thể khiến bạn có thể bị choáng ngợp.

Quy tắc 4C: Màu sắc (Color), mặt cắt (Cut), độ trong (Clarity), kích thước (Carat).
 
Màu sắc
Những viên kim cương tốt nhất là những viên đá không màu. Những viên đá có màu sắc như xanh, vàng nhạt, hồng... có thể được ưa thích hơn, nhưng chúng thuộc loại đá riêng biệt.
Màu của kim cương được phân loại bởi các chuyên gia của Viện ngọc học Mỹ GIA. Màu của 1 viên kim cương được đánh giá theo thang điểm từ D tới Z bằng cách dùng những viên có chất lượng tốt nhất làm vật đối chiếu.
Lớp D - D: Kim cương được coi là không màu.
Lớp G - J: Kim cương gần như không màu.
Lớp K - M: Kim cương được coi là có ánh màu vàng nhạt.
Lớp N - R: Kim cương màu vàng rất nhạt.
Lớp S - Z: Kim cương vàng nhạt.
Theo tiêu chuẩn của GIA, viên kim cương cấp D sẽ không có màu sắc, trong suốt như 1 giọt nước tinh khiết và dĩ nhiên là có giá trị cao hơn. Ngược lại, cấp Z sẽ bị nhuốm màu vàng hoặc nâu. Đặc biệt, viên kim cương cấp Z có màu vàng nhạt rất hiếm và có giá trị cao.
 
Độ trong
Độ trong suốt của một viên kim cương được đánh giá dựa vào kết quả khi nhìn dưới kính lúp phóng đại 10 lần. Những viên đá có càng ít vết trầy xước, bóng khí, các khuyết điểm khác thì càng quý, hiếm. Những viên kim cương không có khuyết điểm nào sẽ đảm bảo độ trong suốt và lấp lánh. Chúng cũng là những viên kim cương có giá trị đắt nhất.
Related image
 
Các mặt cắt
Trong tiêu chuẩn 4C để đánh giá kim cương, có lẽ các mặt cắt của kim cương là điều quan trọng nhất. Cách cắt khiến cho viên kim cương lung linh và lấp lánh nhất. Ngay cả một viên kim cương có chất lượng trung bình cũng có thể trở nên giá trị nhờ cách cắt, giũa của người thợ kim hoàn.
Công thức cắt giũa kim cương phổ biến nhất tuân theo công thức của nhà toán học yêu thích khoáng vật Marcel Tolkowsky. Ông là người đã đặt ra cách cắt kim cương hình tròn với các tỉ lệ thích hợp. Một viên kim cương được cắt theo hình tròn sẽ có 57 mặt. Trong đó, phần trên có 33 mặt làm nhiệm vụ tán xạ ánh sáng thành nhiều máu sắc khác nhau. Trong khi phần bên có 24 mặt làm nhiệm vụ phản xạ ánh sáng, tăng sự tán xạ và lấp lánh cho viên đá.
Carat
 
Tất nhiên, viên kim cương càng to, trọng lượng càng lớn thì giá trị càng cao. Một đơn vị carat tương đương với 1/5g. Nhưng trọng lượng chỉ xác định kích thước mà không nói lên giá trị của viên kim cương. Nếu bạn chọn viên kim cương vì kích thước của nó, viên đá sẽ không được đánh giá cao. Viên đá lý tưởng nhất được tổng hợp các yếu tố về màu sắc, mặt cắt và độ trong.
 
Kim cương lớn chưa chắc đã là viên đá có giá trị nhất
Viêm kim cương Tiffany màu vàng nhạt đắt nhất thế giới.
Viêm kim cương Tiffany màu vàng nhạt đắt nhất thế giới.
 
Kim cương có chỉ số khúc xạ cao và có thể bẻ cong ánh sáng đi xuyên qua tinh thể. Sự khác biệt về cấu trúc và cách cắt giũa sẽ khiến viên đá có độ trong và lấp lánh khác nhau. Để kiểm chứng điều này, bạn có thể đặt viên đá đến một tờ báo có chữ (đỉnh tròn viên kim cương nằm trên tờ báo). Nếu bạn có thể nhìn được dòng chữ bên dưới, viên đá có thể là kim cương giả. Bởi chỉ số khúc xạ cao của một viên kim cương thật sẽ không cho phép bạn nhìn xuyên qua nó và đọc được dòng chữ phía dưới.
Ngoài ra, người ta có thể đánh giá một viên kim cương nhanh bằng cách quan sát ánh sáng phản xạ. Ánh sáng phản xạ từ viên kim cương thường biểu hiện sắc thái của màu xám. Nếu bạn thấy quá nhiều ánh sáng có màu sắc như cầu vồng, đó có thể không phải là kim cương thật.
Hơn nữa, viên kim cương thật sẽ không bị bám hơi nước nếu bận cố tình hà hơi vào bề mặt. Lý giải điều này là do kim cương có tính dẫn nhiệt mạnh nên hơi nước gần như tiêu tan ngay lập tức. Nếu hơi nước đọng lại trên bề mặt, viên đá có khả năng là giả.
Cách chính xác và hiệu quả nhất để khẳng định giá trị và chất lượng của viên kim cương là thẩm định nó thông qua chuyên gia tại những trung tâm thẩm định chuyên nghiệp và có uy tín. Trên thế giới, Viện đá quý Mỹ (GIA) và Hiệp hội đá quý Mỹ (AGS) là những tổ chức kiểm định nổi tiếng và uy tín có khả năng đưa ra các tiêu chuẩn cũng như kết quả kiểm định kim cương đáng tin cậy.

Chiêm ngưỡng 10 viên kim cương đẹp và đắt giá nhất thế giới

Được xem như hiện thân của sự xa hoa và quyền quý, kim cương từ lâu đã là thứ đồ trang sức không thể thiếu của những người giàu có, nổi tiếng. Sau đây là 10 viên kim cương đẹp và đắt giá nhất thế giới hiện nay.
 
10. Viên kim cương không tên – 30,6 triệu USD
 
10 vien kim cuong dep va dat gia nhat the gioi-hinh-anh-1
 
Viên kim cương trắng 118.28-carat hình quả lê được cho là lớn nhất thế giới vừa được bán với giá 30.6 triệu USD (khoảng 650 tỉ đồng) ở nhà cái Sotheby's đấu giá tại Hong Kong năm 2013.
Chỉ sau 6 phút, viên kim cương đẹp không tì vết này đã thuộc về một người giấu mặt sau một cuộc trả giá qua điện thoại.
 
9. Viên kim cương 101 – 26,7 triệu USD
 
10 vien kim cuong dep va dat gia nhat the gioi-hinh-anh-2
 
Đây không chỉ là một trong những viên kim cương hình trái xoan có kích thước lớn nhất mà còn có chất lượng hoàn hảo nhất, đạt tiêu chuẩn D-color và Type IIa (chỉ chiếm 1-2% lượng kim cương trong tự nhiên).
Nhà đấu giá Christie's đã từng giới thiệu những viên kim cương không màu tuyệt đẹp khác như viên Archduke Joseph 76,02 carat (trị giá 21,47 triệu USD) hay viên Elizabeth Taylor 33,19 carat (trị giá 8,81 triệu USD).
 
8. Viên kim cương Trái tim vĩnh cữu – 16 triệu USD
 
10 vien kim cuong dep va dat gia nhat the gioi-hinh-anh-3
 
“Heart of Eternity” (Trái tim vĩnh cửu) có trọng lượng 27,64 carat và mang một màu xanh được Viện đá quý Mỹ xếp vào nhóm kim cương có phẩm chất cao nhất. Được phát hiện tại một mỏ ở Nam Phi, ước tính giá trị của nó lên tới 16 triệu USD.
 
7. Viên kim cương Wittelsbach – 16,4 triệu USD
 
10 vien kim cuong dep va dat gia nhat the gioi-hinh-anh-4
 
Viên Wittelsbach còn được biết đến với cái tên Der Blaue Wittelsbacher nặng 35.56 carat (tương đương 7.11 grams), có ánh xanh với độ trong suốt ở mức VS2 và được các nhà quý tộc Châu Âu đánh giá cao trong suốt nhiều thế kỷ qua.
Nó có đường kính 40mm và chiều sâu là 8.29mm, được mài dũa 16 khía cạnh bố trí theo cặp nên mang vẻ sang trọng và cổ điển có một-không-hai.
 
6. Viên kim cương Pink Star – 57 triệu USD
 
10 vien kim cuong dep va dat gia nhat the gioi-hinh-anh-5
 
Cuộc đấu giá viên đá ‘Ngôi sao hồng’ này được tổ chức vào tháng 11.2013 tại Geneva, Thụy Sĩ. Viên kim cương này được rao bán bởi một chủ sở hữu người Nam Phi nhưng người mua thì vẫn trong vòng "bí ẩn". Người này đã trả 51,7 triệu euro, tương đương với 1.500 tỉ đồng cho viên kim cương này.
Bản thân nó được coi là viên kim cương lớn nhất cũng như hoàn hảo nhất với khối lượng 59 carat. Pink Star được tìm ra vào năm 1999, có chiều dài là 2,69cm và chiều rộng 2,06cm, có trọng lượng gần 12g sau khi được tinh chế thành hình bầu dục.
 
5. Viên kim cương trắng De Beers Centenary – 100 triệu USD
 
10 vien kim cuong dep va dat gia nhat the gioi-hinh-anh-6
 
Trị giá 100 triệu USD, viên kim cương De Beers Centenary là viên đá hoàn toàn không tì vết, không màu, được phát hiện tại một mỏ ở Nam Phi năm 1986.
Được lần đầu ra mắt ở dạng thô năm 1988 với trọng lượng 599 carat tại mỏ Premier, đến tháng 2.1991, nó xuất hiện dưới dạng hình trái tim, với trọng lượng 273,85 carat.
 
4. Viên kim cương Hy Vọng – 350 triệu USD
 
10 vien kim cuong dep va dat gia nhat the gioi-hinh-anh-7
 
Hope Diamond (Viên kim cương hy vọng) là một trong những viên đá quý nổi tiếng nhất thế giới và có giá lên tới 350 triệu USD. Viên kim cương này nặng 45,52 carat (9,1 g) và hiện được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Smithsonian tại Washington DC.
Khi nhìn bằng mắt thường, viên Hope Diamond có màu xanh lục do có một số nguyên tố Bo trong cấu trúc tinh thế của mình, nhưng nó sẽ phát ra màu đỏ khi được đặt dưới ánh sáng cực tím.
 
3. Viên kim cương Cullinan – 400 triệu USD
 
10 vien kim cuong dep va dat gia nhat the gioi-hinh-anh-8
 
Nặng 3,106,75 carat (tương đương 621.35 grams), Cullinan là viên kim cương thô lớn thứ 2 thế giới cho đến thời điểm này.
Sau khi được chế tác thành 9 viên nhỏ hơn, viên lớn nhất (Cullinan I hay Ngôi sao châu Phi đệ nhất) có trọng lượng 530,2 carat. Hai trong số 9 viên kim cương đang được gắn trên vương miện của nữ hoàng Anh. (Trong ảnh là các viên kim cương Cullinan III và IV Broach và Cullinan VII Delhi Durbar)
 
2. Viên kim cương Sancy – Vô giá
 
10 vien kim cuong dep va dat gia nhat the gioi-hinh-anh-9
 
Sancy là một viên kim cương màu vàng chanh nhạt nặng 55.23 carat (tương đương 11.05 grams). Nó đã từng rất nổi tiếng khi thuộc quyền sở hữu của dân tộc Mông Cổ thời xưa, nhưng có nhiều khả năng nó có nguồn gốc từ Ấn Độ bởi đường cắt của viên kim cương này không giống với những tiêu chuẩn của Tây phương.
 
1. Viên kim cương Koh-i-Noor – Vô giá
 
10 vien kim cuong dep va dat gia nhat the gioi-hinh-anh-10
 
‘Koh-i-noor’ nặng 105 carats (tương đương 21.6 gram), được xem là viên kim cương đắt nhất thế giới hiện nay. Được phát hiện tại khu mỏ Golconda, Andhra Pradesh, Ấn Độ năm 1306, tên của nó có nghĩa là “Ngọn núi của ánh sáng” trong tiếng Ba Tư.
Viên Koh-i-Noor từng thuộc quyền sở hữu của các vị vua chúa của Sikh, Mughal và Ba Tư. Sau khi trải qua cuộc tranh giành với Maharaja Ranjit Singh, cuối cùng nó đã thuộc quyền sở hữu của một công ty Đông Ấn Độ và trở thành một trong những món đồ trang sức đặc biệt nhất trên vương miện hoàng gia Anh vào năm 1877.
Bảo vật này hiện đang được giữ tại tòa tháp London, là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất tại Anh, bởi lịch sử tàn khốc của nó.
 

Lịch sử của kim cương

Image result for diamond Kim Cương photos
 
       Những viên kim cương đầu tiên đã được tìm thấy ở những vùng đất bồi của con sông Golconda tại Ấn Độ, song vào thời gian chính xác nào thì chưa ai biết. Một đoạn trích trong sổ thuế được viết bằng tiếng Phạn xuất hiện từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên người ta đã tìm thấy những bản ghi chép chứng tỏ rằng, kim cương đã là hàng hóa được buôn bán nhiều vào thời đó tại Ấn Độ.

Thời đó tài sản của các vị vua chúa và người giầu có nếu có kim cương thì thường được cất giữ trong trạng thái nguyên thô, những tinh thể pha lê tuyệt đẹp đó đã được đánh giá rất cao. Kim cương đã được yêu thích và phổ biến như là một thứ bùa hộ mệnh nhờ vào độ cứng đặc biệt và những tính chất tuyệt vời khác. Kim cương đã trở thành biểu tượng của sự bền bỉ, mạnh mẽ và quả quyết – đó là những tính cách đặc trưng của người đàn ông.

Quyền lực và sức mạnh thần bí của kim cương đã được phát hiện trong thời đại cổ Hi Lạp, nơi mà việc đeo kim cương trên bốn ngón tay của bàn tay trái mang lại sự bảo đảm rằng "mạch máu tình yêu" được dẫn chuyền từ ngón tay thẳng vào trái tim. Việc gắn kim cương và bụi kim cương ở cuối ngón tay theo truyền thuyết sẽ bảm đảm có được con đường thẳng để nối tình yêu với sự vĩnh cửu của kiếp sau.

Alexandr Đại Đế có lẽ là người đầu tiên mang kim cương đến Châu Âu. Thời đó kim cương được coi như là vật quí hiếm huyền bí, với những tính chất ma lực và chữa được bệnh. Đời xưa truyền lại rằng, khi mà Alexander Đại Đế tiến tới Thung lũng kim cương thì đã nhìn thấy đáy của nó được rải đầy những viên đá quí và được những con rắn khổng lồ với những cái nhìn giết người đang canh giữ. Alexander đã đánh lừa được các con rắn và đã lấy được những viên kim cương của chúng. Vào thời cổ Hi Lạp người ta cho kim cương là "những giot lệ của thánh thần đã rơi xuống trần gian". Để nhấn mạnh độ cứng của kim cương, người ta đã đặt tên cho nó là "adamas", có nghĩa là vô địch. Sáu mươi năm trước công nguyên, Plinius đã viết về kim cương trong cuốn sách của mình có tên là Lịch sử của Thiên nhiên. Viên kim cương thô chưa được mài đầu tiên đã được phát hiện tại Roma vào khoảng giữa thế kỷ nhất và thứ ba Vào thế kỷ thứ 13 Marco Polo đề cập đến Ormuy như là một chợ kim cương chính ở xứ Ba tư.

Tại thế kỷ thứ 13 Venice ở Ý đã trở thành trung tâm và thị trường chính buôn bán kim cương của Tây Âu. Và cũng bắt đầu từ thế kỷ 13. đa số các thủ đô của Châu Âu đã có quan hệ buộn bán với Venice. Và cũng chính từ đây các nhà buôn, thương gia tơ lụa, đã mang kim cương đã đến thành phố Bruggy. Bruggy không những đã trở thành trung tâm buôn bán kim cương mà cũng trở thành nơi kim cương được gia công chế tác. Nền công nghiệp kim cương đã phát triển từ thời đó khá sớm. Người có công góp sức trong việc này là ông Lodewijck van Berken,người sinh ra tại Brugyy, ông chính là người phát minh phương pháp mài kim cương.

Quá trình chế biến kim cương đã được giữ bí mật từ lâu. Bắt đầu vào thế kỷ 14, những viên kim cương tám cạnh trong suốt đã được đánh bóng trên một tấm lót bằng gỗ hoặc bằng đồng được rắc bột kim cương. Phương pháp này cũng đã được sử dụng để chế biến các loại đá quí khác, để gắn lên ngà voi. Để chế tác kim cương cần trải qua một quá trình công phu và tỉ mỉ. Đến thế kỷ thứ 15 kỹ thuật chế biến đã được nâng cao, những viên tinh thể không đều đặn đã bắt đầu được phân chia bằng phương pháp tách rời. Nhưng trong khi mài thì vẫn luôn được bảo đảm giữ được hình dạng của nguyên liệu ban đầu. Những viên đá có hình tháp đã được gắn vào nhẫn. Mục đích chính của việc chế tác đó là loại bỏ đi cho kim cương những khiếm khuyết và những phần không đều trên bề mặt của nó. Mẫu của những viên đá như vậy đã được tìm thấy trong các mảnh vỡ của kim hoàn trang sức và gốm sứ cổ.

Sau này khi phát minh cách mài trên trên tấm lót bằng sắt được rắc bột kim cương đã tạo điều kiện cho các thợ mài nhiều khả năng hơn để chế biến kim cương, đá quí: vào cuối thế kỷ thứ 15 đã xuất hiện bảng các kiểu dạng mài với các hình dạng hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật, hoặc hình nơ.

Sự phát hiện con đường thẳng trực tiếp đi đến Ấn Độ vào năm 1498 bởi nhà hoa tiêu biển Vasco de Gama đã chuyển trung tâm buôn bán từ Venice ở Ý sang Lisabon. Đến cuối thế kỷ thứ 14 thì Antwerp đã trở thành trung tâm buôn bán kim của thế giới. Từ đó kim cương trở thành biểu tượng hoàn thiện của sự liên kết vĩnh cửu. Truyền thống này tượng trưng cho tình yêu bất tận đã được lưu tồn hàng nhiều thế kỷ qua. Những lời đầu tiên mà người ta đã nói về việc tặng kim cương như là biểu tượng độc nhất của tình yêu đã được xuất hiện từ những năm đầu tiên của thế kỷ thứ 15.

Hoàng tử nước Áo Maxmilian Rakousky vào năm 1477 đã khởi đầu truyền thống tặng nhẫn kim cương để cầu hôn. Thời đó ông đã tặng nhẫn kim cương đính hôn cho người vợ tưng lai Marie Burgundska. Từ đó trở đi thì truyền thống tặng nhẫn kim cương đính hôn đã phổ biến rộng ra toàn thế giới, từ những gia đình quí tộc cho đến các gia đình các thương gia. Cho đến cuối thế kỷ 20 thì truyền thống này đã đi vào cả những gia đình trung lưu.

Vào thời đại vàng của thế kỷ thứ 16, việc buôn bán kim cương chủ yếu nằm trong tay những thương gia người Bồ Đào Nha gốc Do Thái hay các các thương gia người Ý.

Vào thế kỷ thứ 17, thời kỳ kim cương được mài với các kiểu mẫu đa dạng đã được bắt đầu. Kim cương đã được mài với các hình dáng như hình ô van, giọt nước mưa, quả lê và nhiều kiểu dáng khác. Các thợ thủ công chế biến kim cương đến từ Antwerp đã làm việc ở trên những tầng cao nhất của các ngôi nhà, nơi mà có ánh sáng tốt nhất. Đến cuối thế kỷ 18, các mỏ kim cương của Ấn Độ đã được khai thác hết. Mặc dù sau đó đã phát hiện được những mỏ đầu tiên ở Brazin (vào giữa thế kỷ 18), nhưng sự phồn thịnh của Antwerp vẫn chưa được khôi phục.

Vào giữa thế kỷ thứ 19 sau một loạt thử nghiệm kỹ lưỡng, Henry Morse đã đưa ra ở Mỹ một kiểu mài kim cương hiện đại đầu tiên, sau đó ông đã hoàn thiện phương pháp tính toán cho dạng cắt mài này. Vào năm 1919 Marcel Tolkowskiy ở Mỹ được coi là người phát minh phương pháp mài kim cương thời trang hiện đại mà ngày nay vẫn được áp dụng.

Tập đoàn kim cương đầu tiên De Beers

Vào năm 1871, chủ nhân một trang trại nhỏ ở Kimberley đã cho phép những người tìm kiếm kim cương Hà Lan khảo sát trên mảnh đất của họ. Công việc khảo sát cho kết quả rằng những mảnh đất của họ có trữ lượng kim cương. Tin này đã lan rộng nhanh như lửa cháy và chẳng mấy chốc trang trại đã bị bao vây bởi những người tìm kiếm kho báu.

Anh em nhà De Beers đã mua trang trại đó và chủ nhân cũ đã chuyển đi nơi khác. Trong số những người tìm kiếm có tham vọng nhất cũng phải kể tới một vài người Anh: Cecil J. Rhones, cùng anh em Harry và Barney Bornat. Từng bước anh em nhà De Beers mua lại hết quyền khai thác này đến quyền khai thác khác, và cuối cùng là họ đã trở thành những chủ nhân một phần lớn nhất của mỏ ỏ Kimberley. Vào năm 1888 họ đã thành lập công ty De Beers consolidated Mines Limited, tiền thân của công ty đang giữ một vai trò rất quan trọng trên thị trường kim cương hiện nay.

Công ty De Beers có hệ thống sở hữu liên kết, tương trợ nhiều công ty rất phức tạp bao gồm toàn bộ nền công nghiệp kim cương từ khâu mua nguyên vật liệu từ các mỏ riêng của mình cũng như là từ các mỏ của các công ty khai thác kim cương khác, tới khâu chế biến và tiêu thụ. (Diamond Producers Association, là hiệp hội các nhà sản xuất kim cương sở hữu các mỏ của tập đoàn De Beers Consolidated Mines Ltd. Một công ty con tiếp theo nữa là Diamond Corporation, chuyên thương thuyết ký kết hợp đồng với các mỏ kim cương De Beers Centenary AG, Central Selling Organisation và các mỏ khác.). Chính công ty De Beers Centenary sở hữu các hợp đồng đảm bảo quyền lâu dài để mua kim cương thô khai thác được ở các nước khác. Thêm vào đó công ty có cổ phần ở trong hơn 1.300 công ty quốc tế và ở Nam Phi. Bằng hình thức này cho đến năm 2001, tập đoàn De Beers đã kiểm xoát được hoàn toàn thị trường kim cương thế giới, kể cả việc sản xuất của công ty khai thác lớn nhất là Alrosa. Tuy nhiên việc suy thoái các mỏ ở nam phi vì đã bị khai thác hết và việc mở thêm các mỏ mới khác ở Nga, Kanada hoặc Úc, đã từng bước làm giảm dần đi sự kiểm soát của De Beers trên toàn thị trường và chính thức vào năm 2001 đã phải từ bỏ sự nỗ lực độc quyền này. Mặc dù vậy cho đến ngày hôm nay De Beers vẫn là một nhà thương gia kim cương lớn nhất trên thị trường thế giới.

Lời nguyền huyền bí từ các viên đá quý

Bất hạnh, tai họa, chết chóc,…. là những lời nguyền được tương truyền có gốc tích từ các viên đá quý tuyệt đẹp. Mời các bạn cùng tham khảo những lời nguyền huyền bí đến từ những viên đá quý dưới đây nhé.

Những viên kim cương mang lời nguyền chết chóc

1. Kim cương Hope

Trái với tên gọi Hi vọng (Hope), viên kim cương này lại đem đến sự tuyệt vọng cho những ai sở hữu chúng.
Theo những lời đồn đại, viên kim cương “Hy vọng” này được tìm thấy ở mỏ “Gani” Kollur thuộc vương quốc Golconda, Ấn Độ vào thế kỉ 17, sau đó được gắn trên bức tượng nữ thần Sita linh thiêng của người Hindu.
Truyền thuyết kể rằng lời nguyền đáng sợ đã giáng vào viên kim cương “Hy vọng”, nó sẽ gây tai họa khi bị lấy ra khỏi bức tượng thần.
Lời nguyền ấy đã gieo rắc bi kịch và cái chết thảm khốc không chỉ đối với những người sở hữu mà thậm chí… những ai chỉ cần chạm vào nó một lần mà thôi.
Năm 1660 - 1661, Tavernier Blue một thương nhân người Pháp chuyên săn lùng châu báu mua được kim cương “Hy vọng” ở Ấn Độ và bán lại cho vua Louis XIV 7.
Sau đó, đến đời vua Louis XVI, hoàng hậu Marie Antoinette tỏ ra vô cùng yêu thích viên kim cương này.
Tuy nhiên chính nó lại đem đến tai họa kinh hoàng cho vợ chồng bà khi cả hai đều mất đầu dưới máy chém của quân Cách mạng.
Lời nguyền huyền bí từ các viên đá quý
Hoàng hậu Marie Antoinette lộng lẫy với viên kim cương
 
Năm 1902, nhà buôn kim hoàn Simon Frankel đã mua "Hy vọng" từ bộ sưu tập đá quý từ một quý tộc danh giá người Anh. Ngay sau đó, Simon Frankel gặp rất nhiều khó khăn về tài chính.
Năm 1908, quốc vương Thổ Nhĩ Kỳ Abdul Hamid mua lại “Hy vọng” nhưng chỉ 1 năm sau đó ông bị phế truất khỏi ngai vàng trong cuộc đảo chính 1909.
Năm 1911, viên kim cương được bán lại cho Evalyn Walsh McLean. 6 năm sau khi sở hữu “Hy vọng”, bà Evalyn, bắt đầu khánh kiệt và liên tiếp gặp phải những tai họa khủng khiếp: con trai gặp tai nạn ô tô qua đời, ly dị chồng, con gái chết vì sốc thuốc.
Hiện viên kim cương đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Smithsonian tại Thủ đô Washington D.C của Mỹ và có giá khoảng 250 triệu.
Kim cương Hope
Kim cương Hope

2. Viên kim cương Koh-i-Noor

Koh-i-Noor, gọi theo tiếng Ba Tư là “Núi của ánh sáng”. Không phải ngẫu nhiên mà kim cương Koh-i-Noor, một trong những viên kim cương đẹp nhất thế giới được gắn lên vương miện dành cho các nữ hoàng Anh.
Đã có một lời nguyền rằng, bất kỳ người đàn ông nào mang viên kim cương này đều có một kết cục thảm thương, chỉ có Thượng đế hoặc những người phụ nữ mới có thể mang nó mà không bị trừng phạt.
Chỉ có Thượng đế hoặc những người phụ nữ mới có thể mang viên siêu kim cương Koh-i-Noor. Thế kỷ 16, Hoàng đế Mughal đầu tiên là Babur từng là chủ nhân của Koh-i-Noor đã bị trục xuất khỏi vương quốc và phải sống lưu vong.
Lời nguyền huyền bí từ các viên đá quý
Viên siêu kim cương chỉ có Thượng đế hoặc phụ nữ mới được đeo
Người kế vị Babur là Shah Jahan đã đặt viên “siêu” kim cương lên chiếc ngai vàng chim công tại triều đình và bị chính con trai ông này giam giữ vào cuối đời.
Tiểu vương Duleep Singh, sau khi tận tay triều cống Koh-i-Noor cho người Anh, đã được nhận khoản “trợ cấp” tương đương 50.000 bảng Anh/năm, nhưng rồi cũng phải chết trong cảnh nghèo đói giữa thủ đô Pari hoa lệ vào năm 1893.
Đến nay, viên “siêu” kim cương Koh-i-Noor thuộc quyền sở hữu của nữ hoàng Anh Elizabeth II. Nó được bảo quản cẩn mật trong Tháp Luân Đôn như một phần trong bộ sưu tập châu báu của Hoàng gia Anh.

3. Đá Sapphire Delhi tím

Viên đá thạch anh tím Delhi được mang tới Anh bởi một Đại tá kị binh người Bengal tên là W. Ferris. Từ ngày giữ viên đá, viên sĩ quan này đã phải gánh chịu cảnh sạt nghiệp và sức khỏe thì suy sụp hoàn toàn.
Sau khi chết, ông có để lại viên đá đó cho cậu con trai trưởng, xem như nó là một “vật báu truyền đời”.
Không ngờ, chỉ một thời gian ngắn sau, người con trai trưởng đang làm ăn phát đạt bỗng khuynh gia bại sản, quãng đời còn lại sống trong nghèo túng và bệnh tật.
Đến năm 1890, con trai của W. Ferris đã tặng viên đá đó cho nhà khoa học Heron Allen. Ngay lập tức, gia đình ông đã phải gánh chịu những điều rủi ro.
Hai lần ông tặng lại viên đá cho hai người bạn hiếu kì thì một người trong số đó đã phải trả lại vì gặp liên tiếp những tai họa giáng xuống, còn người kia - một ca sỹ nổi tiếng thời đó đột nhiên mất giọng và không thể hát nữa.
Lời nguyền huyền bí từ các viên đá quý
Hiện tượng lạ về thạch anh tím Delhi là viên đá mang lời nguyền của quỷ dữ
Đến năm 1904, cảm thấy không thể chịu đựng thêm được nữa, ông quyết định đem chôn giấu viên đá đáng quyền rủa này thật kín, không còn ai nhìn thấy nữa và căn dặn con cái chỉ nên lấy viên đá đó về sau khi ông đã chết được 33 năm.
Giữ đúng lời căn dặn của cha, 33 năm sau ngày Heron Allen chết, con gái của ông đã đem tặng viên đá đó cho Bảo tàng Lịch sử tự nhiên - nơi mà cha cô đã làm việc khi còn sống, cùng với một lá thư cảnh cáo của Heron Allen: “Bất kỳ ai mở chiếc hộp, trước tiên cần phải đọc lời cảnh báo này: Lời khuyên của tôi là hãy ném chiếc hộp cùng viên đá xuống biển”.
Cách đây 7 năm, một cựu Giám đốc thư viện tên là John Whittaker đã quyết định mang câu chuyện kỳ lạ về viên đá đến một hội nghị chuyên đề về cuộc đời và sự nghiệp của nhà khoa học Heron Allen mang tên Heron Allen Society.
Sau khi buổi hội nghị lần thứ nhất kết thúc, trên đường về, đột nhiên trời đất tối sầm.
Vợ chồng ông phải chịu một trận sấm sét kinh hoàng. Mưa không ngớt, sét liên hồi đánh mỗi lúc một to, một dữ dằn. Sợ có điều gì không lành xảy ra, ông đã phải bỏ lại chiếc xe trên đường.
Hai vợ chồng ông chạy thục mạng tìm nơi ẩn nấp. Sợ hãi, run rẩy, vợ ông đã hét lên: “Sao anh lại mang theo cái vật quái quỷ đấy hả?”.
Tai họa vẫn tiếp tục, và vào đúng cái đêm trước khi hội nghị chuyên đề thứ hai diễn ra, ông đã phải chịu một trận đau ruột thừa chí mạng, may có người phát hiện sớm, đưa ông vào viện tiến hành phẫu thuật.
Chưa hết, đến hội nghị thứ ba thì ông không thể đến dự vì bệnh sỏi thận. Ông lại phải vào tiến hành phẫu thuật lần thứ hai.
 

4. Ngọc La Peregrina

Ngọc La Peregrina, gắn với lời nguyền Tình Yêu, là một trong những viên ngọc trai lớn nhất trên thế giới. Theo tiếng Tây Ban Nha, tên viên ngọc có nghĩa “hành hương” hoặc “lang thang”.
Nó được vua Philip II Tây Ban Nha tặng nữ hoàng Mary I Anh trước khi kết hôn nhưng rồi nữ hoàng đã bị bỏ rơi và chết vào năm 1558.
Năm 1969, Elizabeth Taylor được chồng tặng viên ngọc này nhân ngày Valentine. Họ đã kết hôn và ly dị hai lần liền. Còn Taylor từ khi có viên ngọc đã kết hôn tới 8 lần.
Lời nguyền huyền bí từ các viên đá quý

5. Kim cương Black Orlov - mắt thần Brahma

Kim cương Black Orlov, được tìm thấy ở Ấn Độ vào đầu những năm 1800. Theo truyền thuyết viên kim cương bị đánh cắp từ mắt tượng Brahma-vị thần Hin du tại một ngôi đền ở miền Nam Ấn Độ.
Sau đó công chúa Nga Nadezhda Orlov đã mua. Tin đồn công chúa và cùng hai người khác dùng Black Orlov đều nhảy lầu tự sát.
Kim cương Black Orlov
Kim cương Black Orlov

6. Kim cương Xanh da trời

Kim cương Xanh da trời được xem là đá quý hết sức bí ẩn, không biết có tồn tại thực hay không. Nhưng nó đã gắn liền với những câu chuyện huyền bí.
Kim cương Xanh
Kim cương Xanh
Tương truyền năm 1989, một người Thái Lan gác cổng cho cung điện hoàng gia Ai Cập đã đánh cắp viên kim cương này và bán về Thái Lan.
Sau đó nhiều nhà ngoại giao Ai Cập đã bị giết chết, khiến cho giới chức nước này phải bay tới Thái Lan để điều tra vụ việc và gọi nó là vụ Kim Cương Xanh.

7. Con bọ hung bằng ngọc và lời nguyền chết người

Lăng mộ của ông vua trẻ Tutankhamun được nhà khảo cổ học Anh Howard Carter phát hiện năm 1992 trong Thung lũng các nhà vua ở Luxor. Đây là một trong số ít mộ Pharaoh còn nguyên vẹn khi khai quật.
Được chôn cất cùng với xác ướp là những vật trang sức phong phú, quý giá, trong số này có một viên ngọc màu xanh pha vàng hình con bọ hung dài 2,5cm trên chuỗi ngọc đeo cổ.
Lời nguyền huyền bí từ các viên đá quý
Những ai sở hữu viên ngọc này đều phải hứng chịu lời nguyền đáng sợ của Pharaoh: 'Kẻ nào dám quấy rầy giấc ngủ của Pharaoh, đều phải chết!'
Con bọ hung bằng ngọc của vua Tutankhamun với lời nguyền "Kẻ nào dám quấy rầy giấc ngủ của Pharaoh, đều phải chết!".
Sau khi được lấy ra khỏi lăng mộ, con bọ hung bằng ngọc đã bị đánh cắp. Sau đó, nó được một linh hải quân người Nam Phi đem trở về quê hương.
Lời nguyền của viên ngọc bắt đầu linh nghiệm khi người lính này đã chết đuối trong một lần đi biển. Không lâu sau, con gái ông ta cũng qua đời vì bệnh máu trắng.
Kinh hoàng trước những tai ương đổ ập xuống gia đình, vợ của người lính hải quân đã bán lại con bọ hung bằng ngọc cho một người phụ nữ Nam Phi khác.
Song con gái của người phụ nữ này cũng bị chết vì bệnh máu trắng, còn chồng bà thì qua đời bất thường vào đêm trước khi viên ngọc được bán đi.
Cuối cùng, vì quá sợ hãi, người phụ nữ Nam Phi quyết định giao lại con bọ hung bằng ngọc cho chính phủ.
 
Related image
 

Nơi hình thành những viên kim cương lớn nhất thế giới

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra những viên kim cương lớn nhất và giá trị nhất thế giới hình thành trong hồ kim loại lỏng ở sâu dưới lớp vỏ manti của Trái Đất.

Những viên kim cương lớn và đẹp nhất nằm sâu dưới lớp vỏ Trái Đất. Ảnh minh họa: Express.
Những viên kim cương lớn và đẹp nhất nằm sâu dưới lớp vỏ Trái Đất. 
 

Nhóm nghiên cứu do Evan Smith ở Viện Nghiên cứu Đá quý Mỹ đứng đầu phát hiện các tinh thể carbon tinh khiết tạo thành những khối kim cương lớn trong hồ kim loại lỏng ở dưới lớp vỏ manti của Trái Đất, theo nghiên cứu được công bố hôm nay trên tạp chí Science. Các nhà khoa học nghiên cứu 42 mẫu vật còn sót lại sau khi cắt gọt của nhiều viên kim cương lớn nổi tiếng thế giới như Cullinan (3.106.75 carat) hoặc Lesotho Promise (603 carat). Họ nhận thấy những viên kim cương này đôi khi chứa hạt sạn kim loại rất nhỏ bên trong, cấu tạo từ hỗn hợp sắt, kền, carbon, lưu huỳnh, methane và hydro. Kim cương ra đời ở lớp vỏ manti của Trái Đất và được đẩy lên bề mặt thông qua những vụ phun trào magma núi lửa. Những hạt sạn bên trong viên kim cương có thể giúp nhà địa chất học hiểu sâu hơn về điều kiện áp suất, nhiệt độ và thành phần hóa học ở nơi chúng sinh ra. Kim cương trở thành lớp vỏ bảo vệ che chắn cho khoáng chất chứa bên trong, cung cấp mẫu khoáng vật học đặc biệt và hé lộ điều kiện môi trường ở nơi cách mặt đất hàng kilomet. Phần lớn kim cương nằm ở độ sâu khoảng 145-241 km dưới mặt đất, nhưng nghiên cứu của Smith và đồng nghiệp chỉ ra kim cương siêu lớn tập trung ở độ sâu lên tới 410-660 km.

Related image

Tê Hát sưu tập 
 
Ảnh minh họa
Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %20 %664 %2018 %09:%02
back to top