TRỞ VỀ DÒNG SÔNG TUỔI THƠ PHAN THIẾT

TRỞ VỀ DÒNG SÔNG TUỔI THƠ PHAN THIẾT 

Sáng tác: Hoàng Hiệp

Trình bày: Mỹ Linh 

Quê tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà

Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi

Bao năm xa quê ấy trong mơ tôi vẫn thấy

Hôm nay tôi trở về lòng chợt vui thấy sông không già

Sông vẫn in màu mây

Vẫn khi vơi đầy vẫn mang phù sa làm đẹp thêm làng quê yêu dấu

Sông vẫn như thuở ấy

Vẫn con đò ngang đón đưa người sang và từng đêm hát ru đôi bờ

Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình

Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ

Con sông tôi tắm mát

Con sông tôi đã hát

Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà

Sông cũng như người ấy

Có khi vui buồn có khi hờn ghen chỉ tình yêu tuổi thơ mới thấy

Ôi những con thuyền giấy những năm tuổi thơ đã đi về đâu ?

Ðể mình tôi nhớ nhung bây giờ

 
Image result for TRỞ VỀ DÒNG SÔNG TUỔI THƠ PHAN THIẾT photos
 
TẢN MẠN VỀ “ TRỞ VỀ DÒNG SÔNG TUỔI THƠ” CỦA NHẠC SĨ HOÀNG HIỆP
 
Sông cũng như người ấy
Có khi vui buồn có khi hờn ghen chỉ tình yêu tuổi thơ mới thấy
Ôi những con thuyền giấy những năm tuổi thơ đã đi về đâu ?
Ðể mình tôi nhớ nhung bây giờ...


Nhạc sĩ Hoàng Hiệp( 1931-2013) là người miền Nam tập kết.Ông lớn hơn thế hệ chúng tôi gần 20 tuổi. Tôi và bạn bè ở trường học sinh miền Nam thời niên thiếu những năm đầu sống xa quê rất thích bài “ Câu hò trên bến Hiền Lương” của ông. Nó làm chúng tôi nhớ gia đình da diết vì lúc ấy đất nước bị chia cắt,cây cầu Hiền Lương là biểu tượng của sự cách biệt phân ly. Lúc ấy chúng tôi không biết Hoàng Hiệp  là ai, chì biết ông nói hộ nỗi nhớ miền Nam của chúng tôi bằng ca từ thật sâu đậm về một mối tình bị chia cắt, bằng nổi nhớ khắt khoải của người chồng ở bờ Bắc tới người vợ thân yêu ờ bờ Nam sông Bến Hải. Về sau tôi mới biết Hoàng Hiệp sáng tác ca khúc naỳ năm 1957 khi ông đi thực tập tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường Âm nhạc Việt nam và nổi tiếng từ đó. Tôi rất hâm mộ người nhạc sĩ người miền Nam tài ba này,là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc cách mạng Việt nam. Âm nhạc của ông là sự hài hòa giữa âm hưởng trữ tình lãng mạn và hào hùng cách mạng, là nhạc sĩ phổ thơ xuất sắc. Hai mươi năm sống ở Hà nội, Hoàng Hiệp sáng tác hơn 100 ca khúc. Những ca khúc của ông mang âm hưởng dân ca, dễ nhớ và dể gây xúc đông lòng người.

Related image

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã đi về với “Dòng sông tuổi thơ” của mình và mỗi ngày tắm mát trên dòng sông đó: "Con sông ai cũng có trong trái tim mình!"

 Sau ngày đất nước thống nhất Hoàng Hiệp trở về Nam. Ở quê mình , ông tiếp tục sáng tác trên 200 ca khúc nữa. Vẫn là đề tài quê hương đất nước, nhưng ca từ của các bài hát thấm đậm tự sự, những ký ức đã chôn chặt trong lòng giờ đây bùng lên dữ dội.Ông viết về Hà nội với tình yêu tha thiết những con người, cảnh vật, kỷ niệm về một thời chiến tranh ,một thời hòa bình khiến ai đã từng gắng bó với Hà nội khi đi xa không khỏi bồi hồi xúc động đến nao lòng( Nhớ về Hà nội). Hoàng Hiệp lấy cảm hừng từ người vợ Hà nội xinh đẹp ở con phố Nguyễn Du. Mối tình thơ mộng ấy được kể bằng những ký ức ấm áp da diết, tạo nên một khúc tình ca hay vào loại bậc nhất về Hà nội: Tình yêu với người con gái Hà nội đã làm nên bài ca sống mãi trong lòng mọi người và đi cùng năm tháng…

Tôi rất yêu thích bài hát “ Trở về dòng sông tuổi thơ” của Hoàng Hiệp. Những ca từ ở đoạn 2: “ Trong tim ai cũng có dòng sông riêng mình. Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ…”. Lời bài hát đã làm tôi rơi nước mắt khi nghĩ đến dòng sông của tuổi thơ tôi, nhớ những ngày còn gắng bó với dòng sông quê hương:Lại Giang của tôi.

Tôi sinh ra và lớn lên dưới rặng dừa xanh của quê hương Hoài nhơn Bình Định, nơi có dòng Lại Giang chảy qua thị trấn Bồng Sơn. Lại Giang là tên gọi tắt của Lại Dương giang .“Lại” là nhờ cậy, là lợi ích, “dương” là khí dương. Lại Dương giang có nghĩa là con sông nương nhờ vào khí dương để đem phồn thịnh vào cho xứ sở quê tôi. Lại Giang in sâu vào tâm khảm tôi với bãi cát trắng tinh, mặt sông phẳng lặng như mặt hồ, nước trong xanh biên biếc mênh mông hòa với màu xanh của hàng dừa nghiêng nghiêng soi bóng. Thiên nhiên và khí hậu làm cho con người trở nên đẹp lạ thưởng:

Cầu Bồng Sơn cũ thời Pháp bên cạnh cầu mới

Sông Lại Giang và :


” Gái Lại giang da trắng tóc dài

Nhìn nhau một khắc nhớ hoài ngàn năm”

“ Nước Lại Giang mênh mang mùa nắng

Dòng sông Côn lai láng ngày mưa”

Tôi nhớ những buổi trưa hè cùng bạn bè lội ra giữa dòng sông cạn đùa giỡn, tắm thỏa thích mà không phải sợ như mùa lũ, nước ở đâu tràn ngập hai bờ, nước trắng xóa cuốn theo cơ man nào thân cây, cành gẫy… Tôi nghe kể lại sau ngày đi tập kết, trong một cơn lũ lịch sử, nước Lại giang dâng cao cuốn đi hàng chục căn nhà trong đó có nhà tôi . Đó là trận lụt cuối tháng 10 năm 1958. Trước cách mạng tháng Tám từng có cây cầu lớn do Pháp xây bắc qua Lại giang gần thị trấn Bồng Sơn.Cây cầu bị phá hoại sau đó chỉ còn vài nhịp cầu sát bờ.Lũ trẻ con ngày ấy thật bạo dạn, chúng nhảy từ nhịp gãy của cầu xuống sông mà không chút lo sợ!Bây giờ đã có cây cầu mới được xây bên cạnh mố cầu cũ nối quốc lộ 1 đi vào trung tâm Bồng Sơn và còn thêm một cầu nữa có đường sắt chạy bên ngoài thị trấn của quốc lộ 1A.

Nhà tôi ở sát bến đò. Bên kia sông là Hoài Đức quê ngoại. Bến đò lúc nào cũng  đông khách. Khách từ làng tôi sang sông đốn củi tận núi Định Bình. Họ đi từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về. Chạng vạng còn nghe tiếng í ới gọi đò. Dân bên ngoại tôi sang đò mua thóc gạo hay đi chợ Bồng Sơn bán dầu rái ,một đặc sản bên ngoai tôi. Cây dầu rái có thân nhỏ mọc trên núi, khi đốt thân cây tiết ra một loại dầu trong suốt .Ngày nay dầu rái được dùng nhiều trong sản xuất mỹ phẩm,làm chất chống thấm nước cho tàu thuyền trên sông. Nhà tôi cách nhà ngoại 6-7 km vậy mà thuở 5-6 tuổi tôi dám một mình theo chân dân đi củi sang ngoại chơi.Những lần nghịch ngợm bị mẹ cho “ăn đòn” tôi lại trốn nhà sang ngoại. Tôi rất thích ở với ngoại vì được cưng chìu, được các dì tôi hái cho trái chín trên cây, cho những quả trứng gà tí hon nằm trên đống rơm và nghe tiếng chim hót vang sân vườn.Một lần bỏ nhà sang ngoại như vậy giữa đường tôi bị chó cắn máu chảy lênh láng, tôi được ai đó cõng về nhà ngoại. Đó là lần cuối tôi sang để rồi mãi 20 năm sau tôi mới trở về thăm quê ngoại tôi. Ngày trở về tôi không còn nhìn thấy cây bồ quân trĩu quả đâu nữa.Dưới bóng cây cao lớn ngày ấy hay tụ tập đám thợ săn để chia nhau chiến lợi phẩm .Thời ấy sao nhiều thú rừng thế! Tôi nhìn thấy cơ man nào hưu, hoãng, cheo và cả heo rừng nằm la liệt bên cạnh lũ chó săn gầm gừ sủa vang. Tôi tiếc cây bồ quân quá chừng. Nó bị trúng một quả đạn pháo vào giữa thân cây. Trong chiến tranh quê ngoại tôi là vùng núi căn cứ cách mạng , được giặc tăng cường bắn phá ngày đêm.Cây rừng trước đây bạt ngàn xanh tốt là thế  giờ chỉ còn đồi trọc. Chiến tranh tàn khốc đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng của người dân hai quê nội ngoại của tôi. Hai xã Hoài Xuân, Hoài Đức và huyện Hoài Nhơn của tôi đều là xã, huyện Anh hùng chống Mỹ. Trước ngày xa quê ra Bắc cảnh tượng thật thanh bình. Những đêm có hát bội (tuồng) ở xã tôi, bến đò lại tràng ngập khách bên ngoại sang.Người dân quê tôi mê hát tuồng vô cùng. Mặc cho ai đó ngân nga câu :

”Hát bội hát bội làm tội người ta

Mất của, mất nhà cũng vì hát bội”

 …Những đêm có hát bội nhà cửa trong làng xã vắng ngắt, mọi người say sưa với các vai diễn có tích cổ trong trang phục áo mũ cân đai, gươm giáo loãn xoảng ,tiếng lục lạc giả làm tiếng ngựa chạy…Tôi chỉ thích thú xem đấu võ trên khán đài mỗi khi có lễ hội. Ngày này còn có trò bắt vịt dưới ao, thanh niên tham gia đông vui tiếng hò reo vang dậy khắp vùng.

Có lần tâm sự, Hoàng Hiệp cho biết ông thích nhất ca khúc Trở về dòng sông tuổi thơ trong hơn 300 ca khúc trong suốt cuộc đời sáng tác của mình. Ông nói ca khúc được viết 7-8 năm trước khi đến với công chúng yêu nhạc. Ông định giành riêng nó cho bản thân  để thỉnh thoảng ngân nga. Một lần như vậy bài ca lọt ra ngoài và lập tức nó hút hồn người yêu nhạc và cũng như người ta luôn yêu mến người nhạc sĩ tài ba này.Mời các bạn cùng nghe lại bài hát này:

 “ Quê tôi ai cũng có dòng sông bên nhà

Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi.

Bao năm xa quê ấy trong mơ tôi vẫn thấy

Hôm nay tôi trở về lòng chợt vui thấy sông không già.

Sông vẫn in màu mây

Vẫn khi vơi đầy vẫn mang phù sa làm đẹp thêm làng quê yêu dấu

Sông vẫn như thuở ấy

Vẫn con đò ngang đón đưa người sang và tưng đêm hát ru đôi bờ.

Trong tim ai cũng có dòng sông riêng mình

Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ

Con sông tôi tắm mát

Con sông tôi đã hát

Con sông cho tôi đậm môt tình yêu nước non quê nhà.

Sông cũng như người ấy

Có khi vui buồn có khi hờn ghen chỉ tình yêu tuổi thơ mới thấy

Ôi những con thuyền giấy những năm tuổi thơ đã đi về đâu?

Để mình tôi nhớ nhung bây giờ.”

 

Mỹ Linh tên đầy đủ là Đỗ Mỹ Linh sinh ngày 19/08/1975 là một ca sĩ nổi tiếng Việt Nam. Cô là một trong bốn giọng ca được công nhận là diva Việt Nam bên cạnh Thanh Lam, Hồng Nhung và Trần Thu Hà. Cô là nghệ sĩ đã giành được 7 đề cử và chiến thắng 3 lần tại giải Cống hiến. Mỹ Linh  sinh ra trong một gia đình công nhân ở Hà Nội có ba anh em. Bố Mỹ Linh trước kia là giáo viên dạy văn sau chuyển thành công nhân, thầu xây dựng, ông mất năm 2007 sau một năm bạo bệnh. Mẹ cô là công nhân Xí nghiệp Dược phẩm TW2. Anh trai là kỹ sư về đầu máy diesel, em gái học kinh tế. Mỹ Linh lập gia đình năm 1998 cùng nhạc sĩ Anh Quân và có với nhau một trai và một gái. Hiện Mỹ Linh  sống cùng chồng và ba con. Bé lớn là Anna Trương, tên tiếng Việt là Trương Mỹ Hà (con riêng của Anh Quân và vợ trước), bé thứ hai là Trương Anh Duy và bé út là Trương Mỹ Anh.

Mỹ Linh  học cấp 1 và cấp 2 (từ lớp 1 đến lớp 8) tại trường Phổ thông cơ sở Trưng Nhị, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Học cấp 3 tại trường Phổ thông trung học Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Trong 12 năm, Mỹ Linh  luôn làm quản ca của lớp và của trường nơi mình học. Khi còn đi học Mỹ Linh học tương đối khá đã từng 2 lần được đi dự Đại hội học sinh giỏi Thủ đô, được Thủ tướng khen thưởng. Khi còn đi học Mỹ Linh đặc biệt có năng khiếu các môn xã hội như: Văn, Sử và Nhạc.

Năm 1991, Mỹ Linh dự thi Giọng hát hay PTTH toàn quốc lần thứ 2 và giành huy chương vàng cùng với giải dành cho người hát về thầy cô và mái trường hay nhất. Năm 1993, Mỹ Linh thi đỗ thủ khoa thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội và bắt đầu học tập ở đó 4 năm từ 1993 đến năm 1997, người thầy dạy hát đầu tiên của Mỹ Linh  là giảng viên Diệu Thúy. Tháng 8 năm 1993, Mỹ Linh cùng ban nhạc Hoa Sữa tham gia Liên hoan các ban nhạc nhẹ toàn quốc và đoạt giải nhì cùng với giải "Ca sĩ trẻ gây ấn tượng nhất liên hoan" với bài "Thì thầm mùa xuân" (của nhạc sĩ Ngọc Châu). Sau cuộc thi đó, cô bắt đầu sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp và "Thì thầm mùa xuân" cũng trở thành hit đầu tiên của cô. Sau đó cô tiếp tục thành công với "Chị tôi" (Nhạc: Trọng Đài, thơ: Đoàn Thị Tảo), "Trên đỉnh Phù Vân" (Phó Đức Phương) vào năm 1996. Năm 1997, Mỹ Linh  tốt nghiệp hệ trung cấp, khoa thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội.

Năm 1998, Mỹ Linh  lập gia đình với nhạc sĩ Anh Quân. Đó là sự chuyển đổi quan trọng trong đời sống riêng và trong phong cách riêng của Mỹ Linh . Cô bắt đầu học và hát nhạc Soul và Funk. Album thành công nhất của Mỹ Linh thời gian này là Tóc ngắn. Cũng trong năm 1998 Mỹ Linh thực hiện tour biểu diễn xuyên Việt đầu tiên mang tên "Tiếng Hát Mỹ Linh " đã rất thành công tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Saigon. Cũng trong năm này, cô tham gia giải Làn Sóng Xanh với bài hát Một mình của nhạc sĩ Thanh Tùng. Tour xuyên việt thứ hai năm 1999 có tên "Mỹ Linh  và anh em" đã diễn ra tại Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thành phố Saigon, Vũng Tàu, Nha Trang và Hải Phòng. Sau hai tour diễn dài hơi, Mỹ Linh nghỉ một thời gian để chuẩn bị cho album tiếp theo: 

 

Tóc Ngắn 2 ra đời vào tháng 4 năm 2000. Năm 2003, Mỹ Linh phát hành album Made in Vietnam. Đây là album đầu tiên đánh dấu sự hợp tác giữa ekip người Việt và ekip người nước ngoài (Blue Tiger Records). Ca khúc "Em mơ về anh" trích từ album này đã được Mỹ Linh mang đi tham gia dự thi chương trình VTV Bài hát tôi yêu. Năm 2005, Mỹ Linh tiếp tục gây bất ngờ bằng album Chat với Mozart. Đây là một sự sáng tạo mới mẻ của Mỹ Linh và nhạc sĩ Dương Thụ khi phổ lời Việt cho các ca khúc cổ điển nổi tiếng của thế giới như "Hồ thiên nga", "Ave Maria",... Các ca khúc này cũng được làm mới lại trên nền hòa âm mang đậm chất R&B hiện đại. Năm 2006, khi dư âm của Chat với Mozart chưa kịp lắng, Mỹ Linh tiếp tục phát hành Để tình yêu hát nhân dịp lễ Valentine. Album với chất nhạc quen thuộc của Mỹ Linh cùng những bài tình ca nhẹ nhàng đã gây được cảm tình trong lòng khán giả. Vừa phát hành album, Mỹ Linhtiếp thực hiện show diễn "Mỹ Linh tour 06". Đây là một liveshow được dàn dựng công phu, đánh giá bước tiến mới trên con đường nghệ thuật của cô.

Cuối năm, Mỹ Linh được bình chọn là Ca sĩ của năm của Giải thưởng Cống Hiến do báo Thể thao và Văn Hóa tổ chức.[2] Cũng trong năm này, Mỹ Linh tham gia chương trình Sao Mai điểm hẹn 06 của VTV với vai trò thành viên hội đồng giám khảo. Tuy nhiên với cách nhận xét khá thô và nặng về cảm tính, Mỹ Linh không nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía khán giả trực tiếp và khán giả màn ảnh nhỏ. Năm 2007, Mỹ Linh mở rộng thị trường âm nhạc của mình sang Nhật. Cô đã giới thiệu 3 album đã thành công của mình là Made in Vietnam, Chat với Mozart và Để tình yêu hát[4]. Album Made in Vietnam đã được bình chọn là album của tháng tại Nhật Bản. Sau 5 năm kể từ khi phát hành album Để tình yêu hát, năm 2011, Mỹ Linh trở lại với sản phẩm âm nhạc mới: Tóc ngắn Acoustic - Một ngày được ấp ủ và thực hiện trong suốt 3 năm. Trong Tóc ngắn Acoustic - Một ngày, khán giả được khám phá Mỹ Linhở vai trò mới - người viết lời ca khúc. Bảy trong số mười bài hát trong album được cô viết lời từ chính những tình cảm, cảm xúc đã trải qua. Với chất lượng âm thanh cao, Tóc ngắn Acoustic - Một ngày đã được phát hành dưới dạng đĩa than cùng ấn bản CD. Mỹ Linh cho biết, đĩa than được sản xuất với số lượng nhỏ (500 bản), để dành cho đối tượng khán giả "chơi" âm thanh, cộng đồng audiophile Việt. "Từ trước đến giờ, họ chỉ mới được nghe đĩa than của các nghệ sĩ nước ngoài mà ít có đĩa của nghệ sĩ Việt Nam.

SingingMylinh.png

Tôi muốn mang đến thêm sự lựa chọn cho khán giả" - Mỹ Linh cho biết. Không chỉ phát hành tại Việt Nam, Tóc ngắn Acoustic - Một ngày sẽ đến với thị trường nước ngoài qua trang mạng Amazon.com, iTunes. Tháng 4 và tháng 5 năm 2012,Mỹ Linh  cùng Công ty Quảng cáo và Giải trí Mỹ Thanh thực hiện chương trình live show xuyên Việt mang tên "Mỹ Linh In the Spotlight - Và em sẽ hát...". Chương trình là một câu chuyện được viết bằng âm nhạc, khắc họa con đường hoạt động nghệ thuật 20 năm của cô. Mỹ Linh đã trình bày những ca khúc gắn liền tên tuổi của cô như: "Thì thầm mùa xuân", "Chị tôi", "Hà Nội đêm trở gió", "Trên đỉnh Phù Vân", "Hương ngọc lan"..., và một số ca khúc mới trong album Tóc ngắn Acoustic - Một ngày, với tất cả cảm xúc và trải nghiệm sống của một Diva đang ở giai đoạn chín muồi về sự nghiệp. Chương trình được dàn dựng công phu bởi nhạc sĩ Hồng Kiên, với sự tham gia của ban nhạc Anh Em, ca sĩ khách mời là ngôi sao ca nhạc Im Tae Kyung đến từ Hàn Quốc (tại Hà Nội) và danh ca Tuấn Ngọc (tại Đà Nẵng và Thành phố Saigon).

Nữ ca sĩ đã khiến cho hàng ngàn khán giả ở cả ba thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Saigon thổn thức theo những câu chuyện kể, những lời chia sẻ chân thành và trên hết là âm nhạc mà cô thể hiện. Năm 2013, Mỹ Linh thử sức với một thử thách mới trong vai trò là huấn luyện viên trong cuộc thi Giọng hát Việt mùa thứ 2. Bên cạnh đó cô còn làm giám khảo của chương trình giải trí Gương mặt thân quen. Trong suốt sự nghiệp của mình, tính từ năm 1996 tới nay, Mỹ Linh đã cho ra mắt tổng cộng 14 album phòng thu (trong đó có 2 album với Hồng Nhung, 1 album với Bằng Kiều), cùng với đó là vài album chọn lọc với rất nhiều thử nghiệm và phong cách mới mẻ. Các album đã phát hành: Xin mặt trời ngủ yên (1996) Vẫn hát lời tình yêu (1996) Cho một người tình xa (1996) Trên đỉnh Phù Vân (1997) Mùa thu không trở lại (1998) Chiều xuân (1998) Tiếng hát Mỹ Linh (1998) Còn mãi tìm nhau (1998) Tóc ngắn (1999) Tình 2000 (2000) Tóc ngắn Vol. 2: Vẫn mãi mong chờ (2000) Hà Nội mùa thu sớm (2001) Made in Vietnam (2003) Chat với Mozart (2005) Để tình yêu hát (2006) Tóc ngắn acoustic: Một ngày (2011) Chat với Mozart Vol. 2 (2017)

 

- Những Tài Danh Làm Đẹp Phan Thiết & Bình Thuận -

Nhắc Lại Những Tài Danh Làm Đẹp Phan Thiết & Bình Thuận

Phan Thiet

Làm cho Bình Thuận và Phan Thiết có được sự thành công và trân quý như hôm nay, là công khó máu chan cơm, nước mắt thay canh của tiền nhân qua bao thế hệ. Họ là con dân Đại Việt vùng Thuận Quảng, tay gươm tay cuốc, theo đoàn quân Nam tiến của Chúa Nguyễn tới đây rồi dừng bước và tận dụng tài năng để biến sỏi đá thành ruộng đồng, rừng già biển dữ trở nên kho bạc vàng châu báu cho con cháu tận hưởng muôn đời.

Họ là tráng sĩ vung gươm giữ yên nhà nước, là các anh hùng Nguyễn Xuân Ôn, Ưng Chiếm, Bùi Hàng, Cao Hành.. nối tiếp là Vũ Anh Khanh, một đời vì nước dù thân xác có bị giặc Pháp phanh thây phơi xác. Họ là hậu duệ của lớp sĩ phu yêu nước, là những người hàm hộ, phú ông, điền chủ.. giàu có nhưng dùng gia tài riêng để lo chuyện quốc sự. Hai người trong lớp tiền phong tiêu biểu của Bình Thuân là Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh, con Nguyễn Thông... được coi như các nhân sĩ nồng cốt trong phong trào Duy Tân tại Phan Thiết do Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh khởi xướng từ đầu thế kỷ XX…

Trên đỉnh cao trí thức lúc đó, cũng không thể quên cử nhân Trương Gia Mô, con của sĩ phu Trương Gia Hội, đồng khoá với Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh, Nguyễn Sinh Sắc.. Ông có viết Gia Định Tam Tiên Liệt Truyện, ca tụng ba vị anh hùng chống Pháp tại miền Nam là Hồ Huấn Nghiệp, Nguyễn Hữu Huân và Nguyễn Trung Trực. Về cái chết của ông chỉ biết mất năm 1929, sử liệu không thấy đề cập tới lý do.

Ngoài ra còn có Hồ Tá Bang (1875-1943), sinh tại Hương Điền, Thừa Thiên nhưng làm việc và lập nghiệp tại Phan Thiết vì là nghĩa tế của hào phú họ Huỳnh tại đây. Ông là chiến sĩ trong phong trào Duy Tân miền Trung, bạn đồng chí của Trương Gia Mô, Phan Chu Trinh, góp công nghiệp rất to lớn và quan trọng trong công cuộc Duy Tân tại tỉnh Bình Thuận. Là một thế gia vọng tộc, con trai là Bác Sĩ Hồ Tá Khanh từng giữ chức Bộ Trưởng Bộ Kinh Tế trong chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945, con rể là Kỹ Sư Lâm Tô Bông cũng giữ nhiều chức vụ trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Ông mất năm 1943 và mộ phần hiện tại Phan Thiết, có lưu lại “Tế Thủ Tiền Lỗ Văn”. Phải kể thêm các thân hào Huỳnh Văn Ngô, Nguyễn Văn Chu, Đinh Văn Mỹ, Huỳnh Ngọc Vinh, Huỳnh Ngọc Chi... là những người đã góp phần chấn hưng nền kinh tế trong tỉnh, mang đến nghề nghiệp cho mọi giới tại Phan Thiết, trong đó có ngư dân và lao động.

Kỹ Sư Lâm Tô Bông cũng là một trong những khuôn mặt khả ái của Bình Thuận. Ông sinh năm 1915 tại Quảng Ngãi nhưng coi mình là người Bình Thuận vì lập gia đình với bà Hồ Tiểu Sinh tại đây. Nhưng trên hết cuộc đời của ông đã gắn liền với các sinh hoạt của Phan Thiết như phong trào Hướng Đạo Sinh 1945-1950, công cuộc tế bần 1942-1945 và điều hành trường Tư Thục Cẩm Bàn.. Theo bài viết của Kỹ Sư Trương Tiến Huân (em ruột Thầy Trương Tiến Hinh) cũng là một nhân sĩ của tỉnh nhà, thì trong vụ đói năm Ất Dậu 1945 tại Bình Thuận, đoàn Hướng Đạo do ông Lâm Tô Bông hướng dẫn đã quyên góp tiền bạc, thực phẩm, cứu trợ đồng bào bất hạnh.

Làm đẹp Bình Thuận còn có Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Thọ, sinh năm 1916 tại Phan Thiết, đã tốt nghiệp Tiến Sĩ văn chương tại Đại Học Sorbone Pháp với các ngành về ngoại giao, chính trị, cao học quốc tế, cao học xã hội. Cựu thỉnh viên Hàn Lâm Luật Học Quốc Tế La Haye (Hòa Lan), cựu công chức Bộ Ngoại Giao Pháp làm việc tại Madrid (Tây Ban Nha) và Đức. Tác phẩm ”Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp tại VN (1858-1897)”, xuất bản tháng 1-1996, được các sử gia, học giả Phạm Cao Dương, Lưu Trọng Khảo, Minh Đức Hoài Trinh, Nguyễn Sĩ Tế.. đánh giá cao về giá trị tri thức và sử liệu.

Tiến Sĩ Dược Khoa Trương Văn Chôm sinh ngày 5 tháng 1 năm 1923 tại Phan Thiết. Là học sinh trường Trung Học Petrus Ký Sài Gòn. Sau khi đổ Tú Tài 2, năm 1948 du học Pháp ngành Dược. Năm 1956 về Việt Nam mở nhà thuốc Tây tại Bến Chương Dương và dạy môn Hóa Học Hữu Cơ tại Đại Học Y Khoa Sài Gòn. Chính Ông là người đã tranh đấu nhiều năm để Phân Khoa Dược trở thành Đại Học Dược Khoa và Ông là khoa trưởng. Kế tiếp Ông là Giáo Sư Nguyễn Vĩnh Niên; tới tháng 4-1975, sau đó Việt Cộng lại đem Dược Khoa sáp nhập vào Đại Học Y Khoa.

Đồng thời với Tiến Sĩ Trương Văn Chôm là Tiến Sĩ Chính Trị Học Ngô Hữu Thời sinh quán tại Hòa Đa Bình Thuận. Ông là cựu dân biểu Đệ Nhất VNCH. Sau đó là phó giám đốc Tín Nghĩa Ngân Hàng và giáo sư tại trường Đại Học Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt, giảng dạy về môn Ngân Hàng..

Về lãnh vực giáo dục, người Phan Thiết cố cựu không ai không biết tới ông Hoàng Tỷ, sau này kế tiếp là Hoàng Tư, với các tư thục đầu tiên tại Phan Thiết, đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ thanh niên nam nữ làm rạng danh với đời. Hoàng Tỷ còn là bạn tâm đắc của cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm khi ông còn làm quan Tri Phủ Hoà Đa và Tuần Vũ Bình Thuận. Lúc còn sinh tiền (1955-1963), Tổng Thống Diệm khi có dịp kinh lý Phan Thiết, thường đến viếng mộ phần cố nhân chôn tại khu đất riêng trên đường Nguyễn Hoàng, gần trường Phan Bội Châu.

Là chốn ăn chơi, tuy không bằng các công tử miền sông Tiền, Sông Hậu nhưng Phan Thiết lại có nhiều nhà mạnh thuờng quân giàu lòng hảo tâm. Đây chính là động lực đưa hội tuyển túc cầu Phan Thiết nở mặt khắp bốn miền đất nước trước năm 1975. Họ là Phạm Tư Tề, Trần Khải Hoàn, Hoàng Thọ Vĩnh.. về sau có Tăng Khánh, Thành Kim, Vĩnh Lợi, Dương Quang Thiết..

Huyền Vũ cho tới nay vẫn đưọc coi là ký giả thể thao Việt Nam không địch thủ. Trước năm 1975, Huyền Vũ là một trong những ký giả thể thao nổi tiếng nhất của Việt Nam Cộng Hòa, tên thật là Nguyễn Ngọc Nhung, sinh năm 1915 tại Phú Trinh Phan Thiết. Người Bình Thuận xưa nay nổi tiếng ham thích thể thao, mê coi đá banh mà Phú Trinh lại là địa phương sản xuất nhiều cầu thủ nổi tiếng như Vinh, Ta và Huyền Vũ. Trước đây nhiều người vì bận rộn sinh kế, nên thường ít tới sân banh để xem các trận giao đấu giữa các hội trong và ngoài nước. Không sao, họ chỉ cần mở máy thu thanh của đài phát thanh Sài Gòn hay Quân Đội, là có thể thưởng thúc đầy đủ, qua giọng truyền cảm thu hút của ký giả thể thao Huyền Vũ. Ngoài ra ông còn là một nhà văn, đã viết nhiều bài phóng sự giá trị trong bộ môn thể thao, đăng tải trên hầu hết các báo chí Sài Gòn thời đó. Theo Đinh Văn Ngọc, trong hồi ký “Hai Mươi Năm Thăng Trầm”, cho biết Huyền Vũ với bản chất trung thực, ăn ngay nói thẳng của người Phan Thiết nên đã va chạm với một số người khi hành nghề.

Bắt đầu vào nghề rất sớm trên hai đài quân đội và Sài Gòn, qua tường thuật các trận đấu bóng rổ, bóng bàn và bóng tròn. Năm 1956 làm phóng sự giải Merdeka tại Mã Lai Á. Năm 1958 phóng sự Á Vận Hội tại Nhật. Năm 1959 giải Đông Nam Á Vận Hội tại Vọng Các, Thái Lan và sau đó coi như đi hầu hết các quốc gia Á Châu để tường thuật về các trận tranh giải thể thao quốc tế. Ngoài ra, ông cũng tới Ba Tư, Tây Đức làm phóng sự thể thao. Đồng bào Việt Nam Cộng Hòa thời đó nhờ những bài tường thuật sống động sôi nổi này mà biết được tin tức và thực trạng thể thao khắp năm châu, bốn biển. Năm 1975, lưu vong và hiện đang sống tại Hoa Kỳ.

Noi bước đàn anh, Phan Thiết còn có Mai Xuân Cúc, cựu học sinh Trung Học Phan Bội Châu, Đại Úy Quân Lực Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông đã viết nhiều bài báo giá trị về bộ môn thể thao tại tỉnh nhà trước tháng 5-1975. Nhờ vậy chúng ta mới biết được Đội Bóng Tròn Phan Thiết, các Danh Thủ Quần Vợt, Bóng Bàn địa phương như Nguyễn Văn Cung, Đinh Văn Phùng, Đinh Quốc Hùng, Đinh Quốc Cường, Đinh Quốc Tuấn..

Là người Phan Thiết, chắc ai cũng giống ai về sự đa sầu đa cảm mà trời thường đặc ban cho người miền biển, vốn có sẵn trong trăng thanh gió mát, sóng nuớc gợi tình. Bởi vậy cứ mỗi lần vô tình nghe từ đâu đó, vọng lại các loại đàn tranh, kìm, độc huyền... hoà điệu với những bài bản Nam hay Bắc, là hồn như muốn trổi dậy cái thời xa lắc miên man chốn Phan Thành. Nhớ hoài dòng sông Cà Ty nước ròng, nước lớn, lấp lánh đèn nhà ai toả sáng đôi bờ, dòng sông của tuổi thơ một thời đáng nhớ.

Sao mà không mềm lòng được với những hò, xự, xang, xê, cống... với vọng cổ, xuân tình, tây thi, tứ đại oán... để rồi khựng nhớ tới lớp nghệ sĩ tiền phong tài tử của Phan Thiết thời vui chơi xã láng của Ba Bữu, Song Én, Mười Quờn, Năn... nhưng nghề nhất là ông Phan Sinh thiện nghệ gần như tất cả nhạc cụ cổ truyền và có những ngón tay nhảy múa trên phím đàn rất là tình tứ và mời gọi. Còn giọng ca thì ai hơn được Năm Bờ, Tám Mới hay Tao Ngộ?

Ngay từ các thập niên 20-30, thị xã Phan Thiết đã có tới ba rạp hát là rạp Bà Đầm, chủ nhân là bà Oggéri người Ý, sau tân trang thành rạp Modern. Tại Ngã Bảy có rạp Ciné Star của một thầu khoán Pháp tên George Motte, sau đổi tên là Ánh Sáng. Một rạp khác ở đường Trần Hưng Đạo tên là Odéon, sau đổi là rạp Hồng Lợi, chuyên hát cải lương, chủ nhân là Phan Bá Thiện tức Thất Ngàn. Rạp Lilas ở đường Nguyễn Du mở cuối thập niên 50. Bây giờ phong trào cải lương, hát bội đang khởi sắc ở Trung, Nam kỳ. Phan Thiết là chốn thị tứ nên cũng đã có nhiều gánh hát bội của các Bầu Tiền, Sầm, Kiểm, Hoạch... nhiều đào kép nổi danh như kép Bành, kép Xưa, cô đào Năm Nam tài sắc vẹn toàn làm ai cũng ái mộ, thương nhớ.

Nghệ Sĩ Vĩnh Lợi tên thật là Nguyễn Văn Bé, sinh năm 1926 tại Đức Nghĩa. Ông bắt đầu đóng kịch với cô Sáu Ngọc Sương và các nghệ sĩ tiền phong của Phan Thiết lúc đó như Năm Nam, Trần Thiện Hải, Mai Hiếu, Nguyễn Văn Khánh (thân phụ của diễn viên điện ảnh Trà Giang).

Sáu Ngọc Sương là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng tại Sài Gòn vào thập niên 40-50, sinh quán tại Đức Nghĩa, Phan Thiết. Cô Sáu từng là đào chánh các đoàn cải lương nổi tiếng thời đó như Phước Chung, Tiếng Chuông, Sống Mới... đi lưu diễn khắp Việt Nam, qua tận Nam Vang, Vạn Tượng và Ba Lê. Tại Phan Thiết, gánh hát bội của Bầu Hoạch, thân phụ đào Năm Nam, đã chuyển hát cải lương với tên Tiến Hóa mà Trúc Viên là soạn giả chính của đoàn cũng là chồng của đào Năm Nam. Ngoài ra Sáu Ngọc Sương còn là đào chính của ban Việt kịch Năm Châu ở Sài Gòn. Sau này hai cô Sáu Ngọc Sương và Năm Nam về Phan Thiết, hợp tác với Trần Thiện Hải, thân phụ Nhật Trường, trình diễn các vở nhạc kịch tại Phan Thiết như Tâm Hồn Thôn Nữ, Bức Màn Yên Bái, Khúc Ly Ca.

Giữa thập niên 30 ra đời hai bộ phim Cánh Đồng Ma  Trận Phong Ba tại Hà Nội của đạo diễn Đàm Quang Thiện, làm Sài Gòn xôn xao. Năm 1937-1938, Nguyễn Tất Oanh từ Pháp về hợp tác với hãng Asia thực hiện cuốn phim trắng đen 36 ly “Trọn Với Tình”. Hai nam nữ diễn viên chính của phim là Duy Chánh và Quỳnh Khanh đều là người Phan Thiết. Ngoài ra theo lời nghệ sĩ Vĩnh Lợi thì tại Phan Thiết cũng có quay một cuốn phim “Cánh Đồng Ma” do Duy Chánh và Quỳnh Khanh đóng. Phim thực hiện xong nhưng không biết vì lý do gì không được trình chiếu tại rạp Modern như chương trình đã định. Tài tử Duy Chánh tên thật là Trần Duy Chánh, sinh tại Đức Nghĩa Phan Thiết, em ruột họa sĩ Duy Liêm. Ngoài ra còn có Mai Hiếu cũng là một nghệ sĩ tài hoa của Phan Thiết, nổi tiếng một thời trong các lãnh vực điện ảnh, kịch nghệ và nghệ thuât tranh dán giấy.

Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết là những người Phan Thiết nổi danh đầu tiên trong lãnh vực tân nhạc, đồng thời với Hồng Phúc cũng người Phan Thiết, tại Đài Phát Thanh Pháp Á. Họ nổi tiếng từ bài hát “Dân Ca Lúa Vàng”.

Dzũng Chinh, sống mãi với bài “Những Đồi Hoa Sim”, tên thật là Nguyễn Văn Chính, sinh tại Bình Hưng Phan Thiết, con ông Nguyễn Xuân Hước, trưởng Ty Bưu Điện Bình Thuận. Bản tính hiền lành ngay từ lúc còn đi học, Dzũng Chinh đã hoạt động văn nghệ trong Gia Đình Phật Tử Phan Thiết và tài năng đã nẩy nở từ đó. Đầu tiên Dzũng Chinh ở trong binh chủng Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa. Bộ ba Dzũng Chinh, Anh Thi và Huy Hoàng (cũng Phan Thiết), đi khắp sông hồ nơi có bóng Hải Quân để trình diễn. Là một ca-nhạc sĩ thông thạo nhiều nhạc cụ kế cả trống, sáng tác nhiều ca khúc để đời như Tách Trà Xưa, Tha La Xóm Đạo (phổ thơ Vũ Anh Khanh) nhưng có lẽ Chinh thích nhất là bài “Những Đồi Hoa Sim”, phổ thơ Hữu Loan.

Giữa thập niên 60, Dzũng Chinh thuyên chuyển về một đại đội tác chiến thuộc Trung Đoàn 45/Sư Đoàn 23 Bộ Binh và Ông đã tử thương trong cuộc phục kích tại An Phước, Ninh Thuận. Sau đó Dzũng Chinh được chôn tại Nghĩa Trang Quân Đội Nha Trang trên đèo Rù Rì. Một đĩa nhạc “Màu Tím Hoa Sim” được những người thân đặt nơi phần mộ để chiều chiều, sáng sáng hay giữa lúc khuya buồn, nhớ nhà, nhớ Phan Thiết, Dzũng Chinh lại hát ‘bình hương xưa ngày cưới, nay thành bình hoa tàn lạnh vây quanh..’.

Nhật Trường & Trần Thiện Thanh là một tên tuổi lừng lẫy trong giới ca nhạc sĩ miền Nam suốt hai thập niên 60, 70 và tới bây giờ. Những ca khúc của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết về quê hương điêu tàn trong thời lửa loạn, về thân phận của người lính chiến nổi trôi theo vận nước, về những địa danh bất tử trong dòng quân sử cận đại Ashau, Ia-Dran, Kon Tum, Tân Cảnh.. sẽ miên viễn như Đại Tá Bảo tại Charlie “Anh Không Chết Đâu Anh”.

Nhật Trường tên thật là Trần Thiện Thanh, sinh tại Phú Trinh Phan Thiết. Cựu học sinh trường Trung Học Phan Bội Châu. Phụ thân là Trần Thiện Hải cũng là một nghệ sĩ kiêm soạn giả nổi tiếng của Phan Thiết. Chất nghệ sĩ và núi sông miền biển mặn đã tạo cho Nhật Trường một khả năng sáng tạo đặc biệt cộng thêm lối trình diễn sôi động độc đáo làm cho tên tuổi của người ca nhạc sĩ tài hoa đất Phan Thành vang danh theo bước chân lính khắp các vùng chiến thuật. Đâu có lời nào buồn hơn, thắm thiết hơn và làm rơi nước mắt khi bất chợt nghe được những não nùng từ “anh về với em rồi mai lại đi” hay “vào một đêm sương có người trai hồi hương, báo một tin thật buồn” hoặc “từ khi đôi đứa đôi đàng”. Về quê hương Phan Thiết, ngoài ca khúc Lầu ông Hoàng, Hàn Mạc Tử, nhạc phẩm “Biển Mặn”, đã gói ghém trọn vẹn tình của người miền biển, theo con sông phát nguồn từ Trường Sơn chất ngất, ôm ấp tình thương, nước ra sông nguồn.. Xóm Lụa, Phú Hài, Cà Ty, Thương Chánh.. Trần Thiện Thanh mãi sống trong hồn người dù “nếu em biết rằng có những người đi đấu tranh chưa về.. vì mang lời thề lên miền sơn khê…”

Phương Đại sinh tại Phú Trinh năm 1940, học trường Bạch Vân và Nguyễn Bá Tòng, Phương Đại tên thật là Trần Đại Phú, bạn thân của Dzũng Chinh, nổi tiếng hát hay từ khi còn đi học nhờ sự chỉ dẫn của ca sĩ Nguyễn Hữu Sáng từ lúc đầu. Năm 1964, Phương Đại gia nhập Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và cùng với Thanh Phong, Duy Mỹ thành lập ban tam ca ‘Sao Băng’ trong Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, chuyên hát cho lính nghe khắp bốn vùng chiến thuật mà bài hát tiêu biểu nhất ai cũng ưa thích, đó là bài “Tôi Trở Về Thành Phố” của Y Vân. Năm 1986 đang lúc trình diễn trên sân khấu, Phương Đại bị bạo bệnh và đời trai chưa thỏa mộng từ đó. Định cư tại Mỹ năm 1990, nhờ sự chăm sóc hết mực của hiền phụ Trần Thị Hường, hiện Phương Đại đã nói và đi được tuy không bằng lúc trước.

Anh Khoa sinh năm 1948 tại Đức Thắng, Phan Thiết, Anh Khoa tên thật là Trần Công Khai, cựu học sinh Trường Bán Công Phan Chu Trinh Phan Thiết và Tư Thục Nguyễn Huệ Nha Trang. Đã nổi danh từ năm 12 tuổi khi đoạt giải nhất đơn ca với bài “Một Mai Anh Biệt Kinh Kỳ”, khi đại diện cho tỉnh Bình Thuận dự Đại Hội Văn Nghệ Ấp Chiến Lược Toàn Quốc tổ chức tại Sài Gòn. Từ đầu thập niên 70 trở về sau, chiến tranh càng ngày càng trở nên ác liệt tại miền Nam, thanh niên nam nữ trước nỗi chết bất chợt, đã yêu cuồng sống vội. Đây là giai đọan khởi sắc của nhạc vàng, nhạc xanh rất hợp với giọng ca trầm buồn chất ngất của Anh Khoa qua các ca khúc “Anh Đến Thăm Em Đêm 30, Nửa Đêm Chờ Sáng, Bài Không Tên Số 7..”, đưa tên tuổi người ca sỉ trẻ của Phan Thành vào tâm hồn mọi người trong lúc buồn. Năm 1989 Anh Khoa tới Hung Gia Lợi và cũng kể từ đó tiếng hát lại theo thời gian giống như những bài không tên năm nào của Vũ Thành An, đưa người ca sĩ trở lại với dòng đời và đồng hương Phan Thiết.

Minh Hùng tới Mỹ năm 1985, vẻ vang đoạt giải Khôi Nguyên Vọng Cổ 2000 do Hội Gò Công tổ chức và đã được nhiều báo ở Orange County như báo Tiền Phong, Người Việt, Đông Phương, Mai, Nghệ Sĩ, Việt Báo Kinh Tế, Viễn Đông giới thiệu là một tài năng cổ nhạc của đảo Phú Quý, Bình Thuận.

Nguyễn Ngu Í là một ký giả lão thành và nổi tiếng trong báo giới miền Nam qua các bài phỏng vấn, đàm thoại các tên tuổi lừng lẫy đương thời trước năm 1975. Ông tên thật là Nguyễn Hữu Ngư, sinh ngày 20-4-1921 tại Hàm Tân, Bình Thuận và mất tại Sài Gòn vào tháng 8-1977. Ngoài bút hiệu trên, ông còn lấy nhiều bút hiệu khác như Trinh Nguiên, Tân Fong Hiệp, Phạm Hoàng Mĩ, Trần Hồng Hừng, Lưu Nguiễn, Ngê Bá Lí.. Để giải thích về những chướng tai gai mắt trong cách sử dụng các âm e, c, g, i, y.. bất bình thường, trái với âm luật Việt ngữ, Nguyễn Ngu Í cho biết vì qua bất bình từ thuở nhỏ về chữ quốc ngữ, mà thấy gần nửa thế kỷ qua, vẫn không được ai cải cách. Thật ra đây cũng chỉ là cách nói của người cầm bút, vì ai cũng biết Nguyễn Ngu Í cầm bút rất sớm từ năm 1939. Sau đó hoạt động văn nghệ một thời gian dài tại Liên Khu 5, chán chê mới bỏ về tề nhưng vẫn được báo giới miền Nam mở rộng vòng tay đón nhận để thành danh nhưng vẫn không dám quên gốc cũ. Ngoài việc hợp tác thường xuyên với Bách Khoa, Mai, Sáng Dội Miền Nam, Hòa Đồng Nghệ Thuật.. còn có nhiều tác phẩm như Khi Người Chết Có Mặt (1962), Sống Và Viết (1966), Hồ Thơm Nguyễn Huệ Quang Trung (1967), Quê Hương (1969)..

Lê Hương, nhà biên khảo số 1 của Bình Thuận. Nổi danh từ năm 1952 với tác phẩm ‘Quả Đấm Thôi Sơn’. Sau đó ông đã tự chọn cho mình một lối đi gần như cô độc giữa phong trào trăm hoa đang đua nở trong vườn ngự uyển của miền Nam. Đó là viết phóng sự, một bộ môn gần như bị chê vì tính cách khô khan, không lối thoát, vậy mà ông đã thành công với những tác phẩm sưu khảo giá trị vượt thời gian.

Tên thật là Lê Quang Hương, sinh ngày 22-9-1922 tại Cao Lãnh, Kiến Phong nhưng gia đình đã tị địa tại Phan Thiết, Bình Thuận lâu đời và có nhiều người khác cũng nổi tiếng như Lê Quang Nghiêm (em ruột) giải nhất biên khảo 1969 của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam, về tác phẩm: Tục Thờ Cúng Của Ngư Phủ Lưới Đăng Khánh Hòa. Ngoài ra còn có Lê Hữu Lễ và Trịnh Thị Hương cũng là các nhà báo nổi tiếng của Bình Thuận.

Sống nhiều năm trên đất Chùa Tháp từ 1942, nên ông thông thạo Miên ngữ cũng như các phong tục tập quán của người địa phương nên đã viết được nhiều tác phẩm biên khảo để đời, qua hình thức ký sự. Góp phần tạo nên sự thành công trên là nhờ phần lớn thời gian làm thông tín viên cho Việt Nam thông tấn xã tại Cao Mên, cũng như phụ trách nhiều tờ báo của Việt kiều Kampuchia, nên ông có những dữ kiện lịch sử chính xác, làm cho tác phẩm không bị cô động. Điểm đặc biệt nữa của Lê Hương là văn chương ông rất sâu sắc, gần như bi phẩn cay cú, trước nỗi tân khổ của kiếp người Việt Nam trong thời loạn.

Là người Phan Thiết nên ông rất am tường về phong tục tập quán của người Bình Thuận và đã kể lại trong “Truyện Ký Việt Nam” nhiều chuyện xưa tích cũ của Bình Thuận ba trăm năm qua như chuyện Cô Gái Không Xương ở Phan Rí, Long Vương Lấy Gỗ năm lụt Nhâm Thìn 1952, Chuyện Người Pháp trù ếm dân Bình Thuận tại Núi Cú, Người Hoa hãm hại người Hoa ở Phan Thiết..

Tóm lại Lê Hương là nhà biên khảo lớn của miền Nam trước năm 1975, được giải nhất phóng sự 1969 của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam qua tác phẩm ‘Chợ Trời Biên Giới’. Ngoài ra còn có Người Việt Gốc Miên (1969), Tìm Hiểu Angkor (1969), Sử Cao Mên (1970), Việt Kiều Tại Cam Bốt (1971), Sử Liệu Phù Nam (1974)..

Phạm Văn Nhàn, nhà văn nhân chứng. Phan Thiết ít người biết tới nhà văn Phạm Văn Nhàn dù ông đã thành danh trước năm 1975 với các truyện ngắn đăng rải rác khắp các báo ở Sài Gòn. Viết về Phạm Văn Nhàn, dù hai đứa có biết nhau thời tuổi học, thì đại khái Phạm Văn Nhàn, tên thật cũng là bút hiệu, sinh năm 1943 tại Phan Thiết, Bình Thuận, cựu học sinh trung học Phan Bội Châu, cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu tù nhân Cộng Sản, hiện sống tại Mỹ. Cộng tác với nhiều tờ báo ở Gia Nã Đại và Hoa Kỳ, năm 2000 xuất bản tập truyện ‘Vùng Đồi’ gồm nhiều truyện ngắn.

Trần Hoài Thư, người bạn chung đơn vị với Phạm Văn Nhàn lúc còn ở Sư Đoàn 22 Bộ Binh, đã viết một cách cảm động khi cám ơn thượng đế đã cho ông một người bạn tốt, cho nhiều hơn nhận, đến với bằng hữu không thắc mắc hỏi han. Đây cũng chính là bản chất của người Phan Thiết, ăn ngay nói thẳng, chơi bạn chân tình. Bởi vậy cũng đừng ngạc nhiên khi Trần Bang Thạch nhận xét về nhà văn Phạm Văn Nhàn một cách chí lý, đại khái ông viết văn như đang kể chuyện trên mặt giấy, tóm lại các nhân vật của Nhàn trong mọi cốt chuyện, dù là ai, thì họ cũng chính là nhân vật ảo của chính tác giả, là ta đó. Cho nên trước hay sau 75 thì cũng vậy, phận người nhược tiểu Việt Nam, biết có gì vui?

Phạm Đình Thừa là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng qua các bài quan điểm, xã luận đăng rải rác khắp các báo tại hải ngoại, Phạm Đình Thừa còn là một người thơ có tâm hồn ướt át trữ tình, khiến cho tha nhân cũng buồn lây bất chợt. Sinh và lớn lên tại vùng cát sông bồi, kế cạnh con sông Cà Ty bên bờ Đức Nghĩa, Phan Thiết năm 1944, cựu học sinh trường Nam Tiểu Học Phan Thiết và Trung Học Phan Bội Châu, cựu sinh viên Đại Học Khoa Học Sài Gòn, cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, khóa 19 Võ Bị Đà Lạt. Qua bút danh Phan Thiết, Phạm Đình Thừa từ năm 1975 tới nay đã cộng tác với nhiều báo chí hải ngoại, từng làm chủ bút tờ “Đa Hiệu” của trường Võ Bị Quốc Gia nhiều năm, văn phong, tư tưởng luôn xứng đáng là Vũ Anh Khanh thời đại ‘..tôi lớn lên bên dòng sông Mường Mán, con nước buồn mỗi độ chuyển phù sa, hồn tuổi nhỏ theo tình sông lai láng, bập bềnh trôi trên vùng biển bao la..’

Cát bồi sông lở, hay chính ta đang đứng chơi vơi nơi cõi muôn trùng để hoài vọng về đời trai chưa thỏa chí mà nước mắt đã lưng tròng.

Từ Thế Mộng sinh năm 1937 tại Huế nhưng sống tại Phan Thiết và làm thơ, viết văn hơn 40 năm qua. Như những lời ca trong tình khúc ‘Chiều Hoang’ của Phạm Mỹ Lộc mà ta mang máng nhớ, làm ta liên tưởng tới dòng thơ của Từ Thế Mộng cũng có lúc mi em thật mềm như lời ca dao, có khi miên man mi vút như lối Đường Thi và cuộc đời ở lại sau ngạc nhiên thảng thốt như bậc thiền triết trong phút đốn ngộ. Thơ của Anh buồn nhưng cũng đủ ru giữa hồn người những khúc hoan ca. Đã xuất bản Tiếng Thơ Miền Trung, Tình Thầm Lặng, Biển Của Một Thời, Lời Ca Cỏ Non.

Họa sĩ Duy Huệ tuy không nổi tiếng như Duy Liêm, nhưng ông cũng là một trong những nhân tài lừng lẫy, một thời làm rạng danh Phan Thiết, Bình Thuận. Nhận xét về tranh của Duy Huệ qua các lần triển lãm tại Sài Gòn, Nha Trang, Phan Thiết.. Nhà văn Thanh Hồ đã viết “Tranh Duy Huệ như triều sóng trẻ vươn lên, chẳng khác gì Marcel Duchamp ngày mới nắm nơi tay chiếc đũa thần, vẫy vùng dọc ngang một mình trong cõi trời nghệ thuật. Nhưng hình có một sự dằn vặt nào đó, làm cho người nghệ sĩ mâu thuẫn, cấu xé nội tâm.. và trong tranh đã phảng phất những đường nét buồn đọng u hoài, làm cho khách ngắm tranh cũng bâng khuâng dào dạt”.

Riêng Trung Tá Nguyễn Quốc Hoàng, Tỉnh Trưởng Bình Thuận (1963-1965) cũng viết: “Rất xúc động khi xem triển lãm của Duy Huệ, một họa sĩ rất trẻ tuổi, đầy triển vọng ở tương lai. Qua bức ‘Nắng Vàng’, Duy Huệ đã cho ta thấy sức hăng say và sáng tác mạnh mẽ của họa sĩ”.

Họa sĩ Duy Huệ tên thật là Nguyễn Duy Huệ, sith năm 1942 tại Bình Hưng, Phan Thiết, trong một gia đình Nho phong, thân phụ là ông Nguyễn Trọng Nghĩa thông thạo chữ Hán, từng làm việc trong làng Đảng Bình (Bình Hưng – Hưng Long). Về sau mở trường tư dạy học và giữ chức hội trưởng Đình Đảng Bình, tọa lạc tại khu 2, Ấp Bình Hưng, cho tới tháng Năm 1975. Ông học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định với học bổng của Tòa Tỉnh Trưởng Bình Thuận và tốt nghiệp năm 1962. Ông cũng là cựu sĩ quan Không Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ tháng Ba 1968 tới 1975.

Trần Thiện Hiệp là cựu học sinh Phan Bội Châu Phan Thiết (1952-1956), Trung Học Hồ Ngọc Cẩn, Sài Gòn, sinh tại Phan Thiết, Bình Thuận. Tị nạn tại Hoa Kỳ năm 1975, năm 1987 xuất bản tập thơ đầu tay “Cây Lá Phận Người”, rồi “Mặt Trời Lưu Vong” năm 1993 và “Đỉnh Mây Qua” năm 1997, chẳng những làm cho tiếng tăm Trần Thiện Hiệp thêm lừng lẫy mà còn đưa nhà thơ vào một chỗ đứng trang trọng trong vườn thơ Việt Nam hải ngoại.

Thu Nhi họ Nguyễn sinh 1932 tại Bình Hưng, Phan Thiết. Nguyên là giáo sư Việt Văn trường Trung Học Bồ Đề Phan Thiết. Sau bài tùy bút đầu tiên đăng trên Phụ Nữ Diễn Đàn vào khoảng 1955, Thu Nhi có các bài viết kế tiếp đăng trên nhật báo Sài Gòn Mới. Cuối năm 1962 cô bắt đầu viết truyện ngắn, bút ký và thơ cho tạp chí Phổ Thông của Nguyễn Vĩ, thơ cho tạp chí Bút Hoa. Đầu thập niên 70, cô viết truyện dài Thuyền Trôi cho nhật báo Công Luận.

Thu Nhi là thành viên của Tao Đàn Bạch Nga từ năm 1963 và Hội Văn Bút Việt Nam năm 1972. Cô đã xuất bản thi tậpTrắng Đêm năm 1964. Hiện đã viết xong 14 Chuyến Đi Đáng Nhớ như Tản Cư, Vào Tù, Vượt Biên, Đi Nói Chuyện Thi Ca, Đi Tây, Đi Tàu, Đi Nhật nhưng tập sách nầy chỉ xuất bản khi có người viết về chuyến đi cuối đời của Thu Nhi.

Thu Nhi còn là trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ suốt ba nhiệm kỳ đầu 1983-1992, phó trưởng Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1995 cho đến ngày xuất gia.

Thanh Trí Cao là bút danh của Hòa Thượng Thích Quảng Thanh. Thi sĩ Thanh Trí Cao, tên thật là Dương Thanh Tùng sinh năm 1951 tại Thanh Lương, Hòa Đa, Bình Thuận. Từng là Tổng Vụ Trưởng Hoằng Pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới, Tổng Thơ Ký tòa soạn báo Trúc Lâm, viện chủ chùa Bảo Quang, Orange County, California, USA.

Ngoài thơ và những bài viết được đăng trên các tờ báo Việt Ngữ, thơ Thanh Trí Cao được nhiều nhạc sĩ phổ thành ca khúc phát hành rộng rãi khắp nơi, phổ biến nhất là các nhạc phẩm Mẹ là Phật, Cảm Ơn Phật  Nước Mắt Mẹ Tôi. Thơ Thanh Trí Cao quyện vào nhạc hòa lẫn tình mẹ bao la tha thiết với quê hương. Đặc biệt, thơ của Thanh Trí Cao cất cao tiếng nói đòi Tự Do Dân Chủ và Bình Đẳng con người.

Thanh Trí Cao có nhiều tác phẩm nghệ thuật cắm hoa, tranh sơn dầu, và non bộ đã từng dự các cuộc triển lãm quốc tế được tổ chức tại Hoa Kỳ. Từ những tập thơ Trăng Ngủ Trong Mây, Trên Dòng Tử Sinh, Hương Vị Chân Tâm đến tác phẩm Hái Hoa Tuyết Đông, Thanh Trí Cao còn hứa hẹn sẽ xuất bản tập Trường Ca Tâm Pháp trong năm tới để góp phần vào vườn văn hoa nghệ thuật.

Sao Mai, Sương Mai, tên thật là Mai Minh, Phan Bội Châu 1963, sanh năm 1942 tại Đức Nghĩa Phan Thiết.

Tốt nghiệp Á Khoa Quốc Gia Sư Phạm Sài Gòn 1966, Mai Minh được chọn làm giáo viên kiểu mẫu trường Sư Phạm Thực Hành Sài Gòn từ 1966 đến 1975.

Định cư tại Mỹ 1975, dời từ Arizona đến Montana và về Cali năm 1978. Tốt nghiệp AA Degree về Electronics Technology 1982 tại Orange Coast College California, nhưng cô yêu phấn trắng bảng đen nên làm làm phụ giáo tại các trường trong Học Khu Newport Mesa từ 1981 đến 2001. Nơi đây cô đã có dịp giúp đỡ nhiều đồng hương và các em học sinh trong bước đầu bỡ ngỡ nơi học đường mới.

Sao Mai có những bài viết về những mảnh đời lưu lạc và những bài tường trình các sinh hoạt của chùa cũng như hội Thân Hữu Bình Thuận đăng trên báo Phật Giáo Văn Học Nghệ thuật Xã Hội Trúc Lâm và đặc san Bình Thuận. Cô là một trong những khuôn mặt quen thuộc của hội Thân Hữu Bình Thuận.

Nguyên Chi tên thật là Nguyễn Lương Chỉ, bác sĩ y khoa, sanh năm 1935 tại Phú Trinh, Phan Thiết. Ông bước vào kịch nghệ vào năm 1950 lúc còn ở Nha Trang trong Thanh Nhạc Kịch Đoàn.

Ông bắt đầu sáng tác khi còn là sinh viên của Đại Học Y Khoa Sài Gòn. Các nhạc phẩm của Nguyên Chi đã được phát trên đài phát thanh Sài Gòn:

– Tìm Vào Vòng Tay, Thái Thanh trình bày.
– Đợi Chờ, Thanh Thúy hát cho ban nhạc Hoàng Thi Thơ.
– Còn Đâu Nữa Em, sáng tác chung với Tâm Giao Nguyễn Hoàng Chung, Hà Thanh thu vào dĩa Continental.

Tại hải ngoại, Nguyên Chi cùng với Hoàng Cầm đã sáng tác nhiều nhạc phẩm trong các CD Xa Xứ, Trái Tim Lầm Lỡ và Dù Một Lời Gian Dối. Riêng CD Xa Xứ đã được phỏng vấn trên đài VOA năm 1998.

Hai nhạc sĩ cũng được biết tiếng qua phần sáng tác nhạc chủ đề cho các vở kịch nổi tiếng Lá Sầu Riêng, Lồng Đèn Đỏ và Sông Dài.

Hai ông cũng là tác giả của hai nhạc phẩm Lồng Đèn Vàng và Đừng Hỏi Tại Sao trong Video Thế Giới Nghệ Thuật 2 và 3.

Cùng với Hoàng Cầm, Nguyên Chi còn chứng tỏ khả năng viết kịch tiềm tàng của một bác sĩ y khoa qua các vở kịch:

– Trường bi ca nhạc kịch Huyền Sử Tây Thi gồm mười nhạc khúc đã được trình diễn tại đại hí viện La Mirada miền Nam Cali năm 1999.
– Kịch Chia Tay Mùa Thu với hai hai nhạc phẩm Chia Tay Mùa Thu  Hứa Với Em, vào năm 2000.
– Bi hài kịch tâm lý xã hội Ngôi Nhà Cấm Đàn Ông với nhạc phẩm Ví Dụ Ta Quen Nhau, vào năm 2001.

Ngoài ra Nguyên Chi đang chuẩn bị phát hành CD Những Tình Khúc của Hoàng Cầm và Nguyên Chi vào năm 2002.

Trong niềm thương nhớ gởi về quê hương, Nguyên Chi đã phổ nhạc hai bài thơ dành riêng cho hội Thân Hữu Bình Thuận do Bảo Phương trình bày trong Nhạc Hội Bình Thuận 20 năm Viễn Xứ năm 1995 và Nhạc cảnh trong đêm Dạ Vũ Gây Quỹ Bình Thuận tại khiêu vũ trường Majestic, Huntington Beach năm 1998:

– Mẹ, thơ bác sĩ Tùng Khanh, ái nữ của Nguyên Chi.
– Phan Thiết ơi! Phan Thiết, thơ Mường Giang.

Mỹ Khê tên thật là Đỗ Minh Hưng, sanh năm 1947 tại làng Mỹ Khê, xã Tam Thanh, đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Tốt nghiệp trường Đại Học Chiến Tranh Chánh Trị Đà Lạt năm 1969. Phục vụ trong binh chủng Biệt Động Quân, năm 1972 chỉ huy Đại Đội Trinh Sát Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân, quyền trưởng Ban 3 Liên Đoàn 32 Biệt Động Quân vào những ngày cuối tháng Tư năm 75. Anh tham dự hầu hết những trận đánh lớn nội địa và ngoại biên Cam Bốt.

Định cư tại Mỹ theo diện HO4, Mỹ Khê hiện sống ở California. Mỹ Khê viết về nhiều đề tài quê hương Phú Quý dành cho đặc san Bình Thuận, “nhận định về thời cuộc và nhận xét về những sự việc đã qua” dành cho đặc san Đại Học Chiến Tranh Chính Trị, “Tâm Tình Của Lính” dành cho đặc san Biệt Động Quân. Phần lớn những bài thơ của Mỹ Khê được sáng tác và ghi nhớ nằm lòng trong tù trong những lẫn bị biệt giam, những bài thơ nói lên những nỗi khổ nhục và chí hướng của người trai

Hoài Khanh tên thật là Võ Văn Quế, sinh năm 1943 tại Đức Nghĩa, Phan Thiết, công chức Việt Nam Cộng Hòa, gia nhập làng văn miền Nam rất sớm, chủ bút tập san “Giữ Thơm Quê Mẹ”, đồng thời chủ trương nhà xuất bản Ca Dao. Tác phẩm gồm có: Dáng Rừng (1957), Thân Phận (1062), Lục Bát (1968), Trí Nhớ Hoang Vu Và Khói (1970).

Hồng Nhật Thiên Thanh tên thật là Nguyễn Cát Tường, sinh tại Bình Định năm 1940 nhưng sống tại Phan Thiết, cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phục vụ tại Tiểu Khu Bình Thuận, cựu tù nhân Cộng Sản. Ông làm thơ viết văn rất sớm và đã đoạt được nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật vào năm 1956 tại Bình Thuận, năm 1966 trên toàn quốc và tại Hoa Kỳ năm 1991. Thơ Hồng Nhật mạnh mẽ, hùng tráng, không ủy mị và vì là một chứng nhân lịch sử của Bình Thuận, Phan Thiết nên có nhiều bài thơ châm biếm giặc một cách cay độc hóm hỉnh sâu xa. Đây cũng là cách trả thù ý vị của những người cầm bút miền Nam có nhân cách và lương tâm.

Nguyễn Bắc Sơn, điên hay tỉnh? khi viết về thân phận mình qua người lính Việt Nam Cộng Hòa, trước năm 1975, Nguyễn Bắc Sơn thật sự không phải là một người lính Việt Nam Cộng Hòa, vì người điên thật hay giả không đi lính bao giờ nhưng cũng giống như một số ít người miền Nam trước đây cũng tự khoác cho mình chiếc áo lính để có đủ tư cách và lý do bôi bác chế độ, phản đối chiến tranh mà họ đang làm kiếp ký sinh đục khoét sông nhờ trên thân thể bầy nhầy của mẹ Việt Nam, đang lãnh những vết đao, lằn đạn trí mạng do chính bàn tay con của mẹ, từ Hà Nội, Trường Sơn chỉa tới. Hỡi ơi giữa cái đời lúc đó đang sôi sục bom đạn, máu lửa, xác người thì bỗng đâu lừng lững có mấy ông người gỗ, trên mình khoác áo lính, chắp tay thanh thản chờ chim bồ câu trắng mang hòa bình tới cho miền Nam, coi chính nghĩa là chuyện hão huyền, sống khề khà trong bữa tiệc nhân sinh. Thái độ này nếu không phải của người điên cũng là bọn nằm vùng phản trắc:

‘..bi kịch của bố con tôi
là bi kịch của hai thằng tây đen’ (thơ Nguyễn Bắc Sơn)

Nhưng dù gì chăng nữa, Nguyễn Bắc Sơn còn khá hơn nhiều người trong cuộc sống bằng cái bã hư danh phù phiếm, vì ông đã hóa thân vào người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa, nói lên được một phần ngàn kiếp lính gian truân và bất hạnh.

Phò Mã Lầu Ông Hoàng là nhà thơ nổi tiếng lâu đời của Phan Thiết, cùng thời với Hoài Khanh, Thế Viên, Từ Thế Mộng, Thương Nguyệt…

‘..về Phan Thiết thèm ngâm câu lục bát
bạn ta ơi, Từ Thế Mộng, Hoài Khanh
con sông ấy có trôi theo thân phận
có chở đầy trăng và thuyền cũng đầy trăng
Thương Nguyệt, Hoài Khanh, Từ Thế Mộng, Thế Viên ơi
Một thưở bạn ta làm thơ ngất trời ngất biển
mùa mưa rừng cuồng lũ cuốn trôi đi sông Cà Ty
chiếc cầu gổ chứa chan tình phố nhỏ
bước chân em còn rung nhịp bồi hồi..’

Bây giờ gió bấc thổi về, cảnh đời tan tác, lữ thứ buồn miên man, biết đâu mà hẹn chờ?

Quãng Ngôn, có thơ đăng thật nhiều, đôi bài được phổ nhạc. Nhà thơ sinh tại Bình Hưng Phan Thiết, tên thật là Lê Ngữ, cựu học sinh Phan Bội Châu, cựu Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu tù nhân Cộng Sản Kà Tót, hiện tị nạn tại Hoa Kỳ.

Trong cõi thơ của Quãng Ngôn, tha nhân thường bị khựng đứng bởi những ngẩn ngơ bất chợt của người thi sĩ lãng tử hơn là cái chất thiền vị mà ông cố gượng ép nhét vào như cái tên làm thành bút hiệu. Đến với Lê Ngữ vào những buổi chiều, buổi sáng, vào những không gian vơi đầy, vào cuộc tình, chén rượu hay bất cứ cõi nào, ta cũng thấy con chim kỷ niệm mãi còn lấp lánh như đang cất cao tiếng gọi giữa đời lưu lạc. Có phải thế không? hỡi những bước lang thang đang chờ một ngày trở lại?

Nhật Nguyễn tên thật là Nguyễn Thị Nhật Tân, sinh tại Phan Thiết, Bình Thuận, cựu học sinh Phan Bội Châu. Nhật Nguyễn vào quán bên đường rất trễ, không ai giới thiệu cũng chẳng bạn bè nhưng một vài chiếc lá đề thơ của người thơ vô tình bay vèo nơi khung cửa bất chợt làm mọi người xôn xao và nhận ra tiếng hót cao vút của con sơn ca trong vườn ngự Phan Thiết. Nhật Nguyễn xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hải ngoại từ năm 1996, cộng tác với nhiều tạp chí như Văn Học, Văn, Chủ Đề, Văn Tuyển, Văn Hoá Việt Nam..

Nhiều truyện ngắn đã đăng trong Tuyển Tập 14 Tác Giả do Văn Tuyển xuất bản năm 2000 tại Hoa Kỳ. Dù thơ hay văn, dù viết về một đề tài nào, tình yêu hay mảng đời quá khứ nơi ngưỡng cửa học đường của một thời tuổi dại, con chim sơn ca Nhật Nguyễn cũng hót đủ những lời ca, vang vang khúc nhạc hồng, làm cho mọi người bâng khuâng từng hơi thở, nơi phiến lòng chơ vơ.

Tiếp Sĩ Trường tên thật cũng là bút hiệu, sinh và lớn lên nơi xóm Đầm, một miền quê hương êm đềm như tranh thủy mặc của Phan Thiết, nay đã tan biến theo bụi cát đổi đời. Là cựu học sinh Phan Bội Châu, cựu sĩ quan hoa tiêu của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa, nhà thơ cũng là nhà binh hào hoa phong nhã, thơ Trường thả vèo trong mây, ngút ngàn theo gió suốt bao năm trường.

Giờ đây nhìn lại chỉ còn gió cát, bụi mờ.

Anh Vũ tên thật là Võ Đình Dược, sinh năm 1955 tại Hòa Vinh, Hàm Thuận, Bình Thuận, nguyên là học sinh Phan Bội Châu Phan Thiết và sinh viên Đại Học Văn Khoa Sài Gòn.

Định cư tại Mỹ năm 1980, Anh Vũ tốt nghiệp bác sĩ tại California State University, Fullerton ngành Electrical Engineering năm 1988, và đã theo học các lớp Sáng Tác Hòa Âm tại Santa Ana College năm 1995-1997. Anh hiện sống bằng nghệ tự do với gia đình một vợ ba con tại Nam Cali.

Văn thơ và nhạc phẩm của Anh Vũ hướng về Tình Yêu Quê Hương, Thân Phận Con Người và ba đức tính của người Phật tử Bi Trí Dũng, đã được đăng trên báo Người Việt, tập san Văn Hữu, đặc san Bình Thuận, đặc san Cư Sĩ Hoa Kỳ. Anh Vũ dự tính sẽ ra mắt tập thơ ca nhạc CD “Quê Hương và Nỗi Nhớ” trong thời gian gần.

Cát Biển tên thật là Nguyễn Văn Sáng, sinh năm 1950 tại Đức Nghĩa, Phan Thiết, Bình Thuận. Sau khi rời Trung Học Phan Bội Châu Phan Thiết năm 1968, anh tiếp tục việc học tại Đại học Luật và Vạn Hạnh Saigon, nhập ngũ Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang năm 1969 và sau đó phục vụ trên các chiến hạm. Năm 1973 anh được cử đi Du Tập với Đệ Thất Hạm Đội Hải Quân Hoa Kỳ tại 21 quốc gia Á Châu.

Định cư tại Hoa Kỳ năm 1975, Cát Biển đã tốt nghiệp BSEE tại Wilkes University, MSEE tại University of Houston, MBA tại Chapman University.

Cát Biển đã từng là President của Toastmaster International, Club 11 năm 1985-1987, đã đoạt First Place các giải diễn thuyết tại Texas năm 1984, California năm 1985, và đại diện Hoa Kỳ trong kỳ thi World Championship of Public Speaking năm 1985. Qua các bài tường trình trên Los Angeles Times và Orange County Register, Cát Biển được nhóm Người Việt mời làm xướng ngôn viên đài Truyền Hình Việt Nam tại Nam California năm 1985-1990. Ngoài ra, anh còn giữ chức vụ Director, New Products Development Dept., BEI tại Little Rock, Arkansas năm 2001.

Cát Biển là hội trưởng Hội Thân Hữu Bình Thuận kỳ 3, năm 1999-2001. Thừa hưởng dòng máu nghệ sĩ của thân phụ, nghệ sĩ Phan Sinh, Cát Biển đã thực hiện nhiều nhạc cảnh đặc sắc và đầy thử thách trong các sinh hoạt của hội như nhạc cảnh ‘Tiếng Dân Chài’ của Phạm Đình Chương trong Đêm Nhạc Hội Bình Thuận 20 Năm Viễn Xứ năm 1995, nhạc cảnh ‘Phan Thiết Quê Tôi’ của Thu Hoài Nguyễn trong Đại Hội Bình Thuận năm 1997, và nhạc cảnh ‘Phan Thiết Ơi, Phan Thiết’, thơ Mường Giang, nhạc Nguyên Chi trong đêm Dạ Vũ Gây Quỹ Bình Thuận năm 1998.

Cát Biển có nhiều bài viết về quê hương theo thể loại hồi ký và sở trường về thơ. Đặc biệt thơ Cát Biển phản ảnh nhạy bén tâm tư của tác giả trước những biến cố thời cuộc. Thi tập Trùng Khơi Sóng Vỗ vừa xuất bản là tác phẩm đầu tay và là tập hợp của gần 70 bài thơ và đoản văn.

Nguyễn Văn Tạo sinh năm 1951 tại Đức Nghĩa Phan Thiết, tốt nghiệp Phan Bội Châu Phan Thiết 1969. Sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tốt nghiệp Cử Nhân Khoa Học Ứng Dụng Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí Penn State University Pensylvania USA. Kỹ sư cao cấp về Thiết Kế Nguyên Tử Năng tại San Onoffe Nuclear Power Station, California. Kỹ sư & khoa học gia cao cấp về Không Gian và Vệ Tinh tại Boeing Satellite System, Los Angles California. Sáng lập viên Ampact.net – Vietreal.net (America Pacific Techno Network Internet). Trưởng Ban Truyền Thông (Internet) Tổng Hội Cựu SVSQ/Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Hội phó Hội Thân Hữu Bình Thuận Nam California.

Tạ Văn Trung sinh năm 1954 tại Thiện Khánh, Hải Long, Bình Thuận, học sinh Phan Bội Châu năm 1966-1973. Tốt nghiệp BS Computer Science tại Purdue University, Principal Engineer, Tạ Văn Trung đã thi thố năng khiếu lãnh đạo tổ chức qua các sinh hoạt văn hóa giáo dục, xã hội cộng đồng sau đây:

– Sáng Lập Viên và là chủ tịch Ban Quản Trị Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam tại Nam Cali, Hoa Kỳ trong bốn năm đầu thành lập. Phó chủ tịch Nội Vụ Ban Quản Trị Trung Tâm Việt Ngữ Hồng Bàng năm 1993-1996. Phó hội trưởng Ngoại Vụ Hội Thân Hữu Bình Thuận nhiệm kỳ thứ nhất năm 1995-1997. Hội trưởng Hội Thân Hữu Bình Thuận nhiệm kỳ 4, năm 2001-2003. Phó trưởng Ban Nội Vụ Giải Khuyến Học Kỳ 10 tại Nam Cali, Hoa Kỳ.

– Sinh hoạt trong Ban Hợp Xướng Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng trong suốt mươì năm qua.

Nguyễn Đình Duật tốt nghiệp Khóa 2 Kỹ Sư Công Chánh (1963), nguyên trưởng Ty Công Chánh Ninh Thuận, hiện là Senior Engineer của California Department of Transportation, khu cầu đường vùng Oakland.

Nguyễn Đình Bổn cựu học sinh Phan Bội Châu niên khóa 1955-1961, tốt nghiệp Khóa 6 Kỹ Sư Công-Chánh (1967), trưởng Ty Công Chánh Phú Bổn cho đến ngày Cao Nguyên di tản, hiện còn ở Việt Nam.

Trần Đình Thọ cựu học sinh Trung Học Phan Bội Châu Phan Thiết, Kỹ Sư Công Chánh-Chánh Sự Vụ Sở Tạo Tác Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Cựu tù nhân trong các trại tù cải tạo Cộng Sản. Vượt biên và đến định cư tại Nam Cali năm 1983. Hiện là Senior Engineer của California Department of Transportation, khu cầu đường vùng Oakland.

Ngô Hoàng Các cựu học sinh Phan Bội Châu niên khóa 1955-1961, tốt nghiệp Khóa 6 Kỹ Sư Công-Chánh (1967), Khóa 2/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, Khóa 2/68 Sĩ Quan Căn Bản Công Binh, trưởng Ty Công Chánh Bình Dương và Biên Hòa cho đến ngày 30-4-75.

Cựu tù nhân trong các trại tù cải tạo Cộng Sản ở Biên Hòa, Nhà Đỏ Bình Dương. Vượt biên cuối năm 1980, giữa năm 1981 định cư tại vùng ngoại ô thành phố Harrisburg, thủ phủ của tiểu bang Pennsylvania. Ngoài các công trình cầu đường, các nhà máy, cơ xưởng đã xây dựng nhiều nơi trong các tỉnh Bình Dương, Biên Hòa, còn có Khu Khẩn Hoang Lập Áp Thái Thiện Quận Long Thành Biên Hòa.

Sau ngày định cư tại Mỹ, đã từng phục vụ cho công ty Gannett Fleming Inc. tại Headquarter ở Camp Hill PA qua các chức vụ Senior Engineer, Project Engineer, Project Manager của nhiều công trình đủ loại, từ những cơ xưởng sửa chữa xe lửa, xe bus, những hangar máy bay, những tunnel và subway station, các nhà máy lọc nước, các tháp chứa nước (không có cái nào đẹp bằng lầu nước ở công-viên Phan-Thiết tuy to lớn hơn) cho đến các công ốc dinh thự nhiều tầng trong các tiểu-bang Pennsylvania, New Jersey, New York, Maryland, Virginia, Missouri, North và South Carolina, Tennessee, Texas… Cuối cùng là Chief Structural Engineer của Meck-Tech, Inc.

Nguyễn Thị Diệu Hồng cựu học sinh Phan Bội Châu 61, tốt nghiệp Kỹ Sư Nông Lâm Súc, Hiệu Trưởng trường Trung Học Nông Lâm Súc Phan Rang. Hiện cư ngụ tại Orlando, Florida.

Nguyễn Hưng sinh năm 1952 tại Phan Thiết, học sinh Phan Bội Châu năm 1962-1969. Trong những năm tại Đại Học Khoa Học 1969-1973 Nguyễn Hưng đã tỏ ra có năng khiếu đặc biệt về ngành Hóa Học, đã tốt nghiệp thủ khoa, ưu hạng và được tuyển vào Ban Giảng Huấn của Ban Hóa Vô Cơ Và Ứng Dụng, Đại Học Khoa Học Sài Gòn năm 1973.

Năm 1974 được học bổng bậc Tiến Sĩ của trường Đại Học Wisconsin Hoa Kỳ về ngành Hóa Vô Cơ Organic Chemistry. Định cư ở Mỹ, với khả năng hiếm có về hóa học, Nguyễn Hưng được làm Senior Research Chemist ngay cho cho hãng Varian từ năm 1988, chuyên nghiên cứu về ngành sắc ký Chromatography. Từ đó Nguyễn Hưng đã có trên 50 công trình nghiên cứu đã được công bố trong các hội nghị quốc tế:

– The Pittsburgh Conferences on Analytical Chemistry and Applied Spectroscopy (Chicago, New Orleans, Orlando, Atlanta)
– International Symposium of High Performance Liquid Chromatography and Related Techniques (San Francisco, St. Louis, Birmingham U.K)
– The Eastern Analytical Symposium (Somerset, N.J)

Riêng trong năm 2002 đã có 9 công trình nghiên cứu được công bố trong cùng một hội nghị (The Pittsburgh Conferences on Analytical Chemistry and Applied Spectroscopy, March 17-22, 2002, New Orleans, LA).

Các công trình nghiên cứu này đã được công bố trên các tạp chí khoa học của Mỹ và thế giới như:

– Journal of Analytical Toxicology
– Journal of Chromatography Biomedical Applications
– The European Food and Drinks Review
– American Clinical Laboratory
– American Environmental Laboratory
– Sample Preparation

Ngoài ra còn có các vị Lương Y Đinh Xuân Dũng, Phạm Văn Ngà, Bùi Hữu Hồng. Những nhà văn nhà báo Trương Tiến Huân, Đinh Việt, Uyên Nguyên, Phạm Hoài Hương, Khai Trinh, Lê Hoàng Lương, Mặc Nhân Thế, Cao Hoài Sơn, Ngô Trúc Khánh, Nguyễn Tấn Hợi, Hồ Ngọc Trai, Huỳnh Văn Quý, Thiếu Khanh, Nguyễn Duy Sâm, Phạm Hòa, Pháo Thủ Chu Pao, Lê Ngọc Lan, Trần Ngọc, Ngò Gai, Bùi Nhật Huy, Nguyễn Thị Dung, Lê Kim Dân… cũng đã góp phần làm đẹp “Đất Và Người Bình Thuận”.

Xóm Cồn Hạ Uy Di
Ba Mươi Tháng Chạp Ất Mùi (2015)
Mường Giang

Những Tết Năm Xưa Ở Phan Thiết

Trước giao thừa mỗi năm suốt phần đời lưu lạc, tôi hay quẩn quanh dọc theo con phố nhỏ nơi xóm biển đìu hiu, mõi ngóng về bên kia bờ Thái Bình Dương, mà hồn rưng rưng thương nhớ Phan Thiết, một quê hương ngọt ngào sửa mẹ thế nhưng mãi vẫn muôn trùng. Ôi giấc mơ chưa chi đã dẫn ta về thôn xóm cũ, về những ngày xuân tết vẹn vầy, về lại với những trang lưu bút ngày xanh của một thời tuổi trẻ sao sớm phai tàn, chẳng biết bây giờ có ai còn nhớ ? Bao nhiêu năm qua rồi, mỗi lần tết đến lại buồn, nhất là lúc đứng nhìn những giọt mưa phùn nhỏ những giọt trắng trên từng cánh cúc đang hắt hiu nơi thềm gió.. Phan Thiết năm nao mùa đông trời thường se sắt không mưa nhưng nếu hờn dỗi bất chợt với một cơn mưa rào, thì đã thấy như xuân đang bắt đầu chúm chím trên giậu hoa, ngọn cỏ. Đường phố được mưa lau chùi sạch sẽ nhưng hữu tình nhất vẫn là nụ cười của người Phan Thiết không còn thấy héo hắt muộn phiền. Những hàng vông, gốc phượng, những chiếc lá me non cũng phe phẩy mừng rỡ.

Tất cả đang cùng xuân trở về.

+ Chợ đêm ngày Tết:
Trước tháng 5-1975 năm nào cũng vậy, hể tới mồng mười tháng chạp là không khí tết đã thấy bắt đầu ở đường Gia Long nhưng vui nhộn từ sáng 23 đưa ông Táo chầu trời. Bắt đầu từ ngày này, xã Châu Thành sẽ có người tới vẽ lô, đánh số khắp vùng dành cho chợ tết, từ hai con đường Nguyễn văn Thành, Lê văn Duyệt dọc theo vườn hoa nhỏ trước nhà sách Vui Vui và suốt con đường Gia Long chạy ngang nhà lồng chợ lớn.

Ngoại trừ khu vực quanh vườn hoa chỉ bán hoa tết, khắp nơi không ấn định món hàng, lô của mình trúng thầu muốn bán gì cũng được, cho nên khắp chợ tết vừa thấy lù lù một núi dưa hấu, đã gặp ngay gian hàng bán bánh mứt, rồi lại chuối, dưa và cứ thế xen kẽ lẫn lộn. Thông thường món hàng bày bán sớm nhất trong chợ tết là mai, sách báo, lịch xuân và quần áo may sẵn dành cho các gia đình nghèo. Chợ đêm chính thức mở từ ngày đưa ông Táo về trời cho tới chiều ba mươi mới tan. Gọi là chợ đêm vì người bán hàng trụ tại chổ suốt thời gian tết, dù có khách hay không. Chợ bắt đầu đông từ sau ngày 25, các nhà vườn quanh thành phố tại Phú Lâm, Phú Hội, Đại Nẩm, Lại An kể cả Rạng, Thiện Nghiệp cũng bắt đầu mang các thổ sản địa phương như hoa, chuối, trái cây các loại, dưa hấu, cau trầu, gà vịt về bán tết. Đi chợ đêm Phan Thiết thật vui dù chỉ để xem người và được chen lấn, cho nên đêm qua đã đi, đêm nay cũng đi để mệt vì chen lấn người quen ke lạ cho tới xế chiều ba mươi tháng chạp tan chợ, mới hết đi chợ.

Những ngày giáp tết, hoa và trái cây từ muôn phương trút về vô số kể, như là người Phan Thiết chỉ biết ăn tết bằng hoa, mặc sức cho những kẻ có tiền lựa chọn. Thôi thì đủ thứ từ loài hoa bình dân như mồng gà, trường sanh, vạn thọ, cúc, thược dược.. mà ai cũng mua được cho tới những loài hoa vương giả khét tiếng của Bình Thuận, mà MAI là số một. Đủ thứ mai, từ loại vàng phớt năm cánh mỏng lúc nào cũng như đang chực cuời với gió xuân, cho tới nhiều loại mai quý khác, nhiều cánh, đủ màu. Theo lời các bậc cao niên, thì mai là người bạn lâu đời của Phan Thiết, vì vậy mỗi độ xuân về, nhà nào có nghèo túng cũng ráng kiếm một cành mai để vui xuân. Hoa bán nhiều, người mua cũng đông nhưng có năm thiếu người thưởng thức, nên vào phiên chợ cuối chiều 30, các chủ hoa đã lạnh lùng vứt bỏ bên vệ đường, mặc cho hoa tàn, cánh rũ. Ôi thảm thê biết bao cho kiếp hoa.

+ Nuôi Vịt Tết:
Hằng năm cứ sau vụ lúa chín thì các nông dân vùng Hàm Thuận, Thiện Giáo nghỉ một thời gian ngắn, mới tiếp tục cày bừa trở lại vào tiết lập đông, để lo vụ muà đông - xuân. Chính trong thời gian này, một số lớn nông dân đã bắt đầu lo chuyện nuôi vịt tết, ngay trên những đám ruộng còn bỏ trống chưa cày trở lại, khắp Phú Lâm, Phú Hội, Bình Mỹ Thuận, Tầm Hưng, Ma Lâm.. Vịt con nuôi bằng lúa rụng, lúa sót trên các cánh đồng. Nghề nuôi vịt thấy vậy chứ vất vả trăm chiều, nhất là việc tìm thức ăn cho đàn vịt đông đảo hằng trăm, hàng ngàn con do nhiều người gộp lại nuôi chung. Khó nhất là giai đoạn vổ béo vịt để chuẩn bị bán. Lúc này vịt ăn nhiều và hay ăn bậy nếu bị đói, nên người chăn vịt ngoài việc mua thêm thức ăn như cá, cua, tôm, cám.. còn phải canh giữ cẩn thận để vịt không chạy loạn ăn mạ lúa của người. Thông thường không thấy có lộn xộn trong việc dành giựt vịt giữa các chủ nuôi, đây là bí quyết trong nghề nuôi vịt, không giải thích được.

Sau hai tháng bôn ba cực nhọc trên đồng cạn, dưới đồng sâu, giờ thì đàn vịt cả ngàn con cũng kịp lớn, béo nọng.. chực chờ từng chuyến xe đủ loại ngày đêm từ Phan Thiết lên để bốc vịt và trứng về bán cho kịp các buổi chợ tết. Quang cảnh làng xóm tỉnh mịch ở miền quê bỗng vui lên bởi tiếng kêu cạp cạp của bầy vịt đó đây khắp làng. Từ ngày 20 tháng chạp, nhà nào hầu như cũng đã có một vài cặp vịt , chục quả trứng, để chuẩn bị mâm cớm cúng ông Táo và tất niên ngày 30 tháng chạp.

+ Cái ăn trong ba ngày Tết:
Tưởng như cái thị xả nhỏ nhoi này sẽ không bao giờ ngủ được. Điều này cũng dể hiểu vì người Phan Thiết quanh năm suốt tháng làm lụng vất vả từ dân bờ cho tới bạn biển nhưng gặp dịp là thẳng tay tiêu xài lo gì, bởi xưa nay Bình Thuận vốn nổi tiếng là chốn rừng tiền biển bạc, là xứ ăn chơi, nên 'cái nồi cũng bán, cái tơi cũng cầm' cũng là sự thường tình vì cầm bán rồại mua sắm lại mấy hồi vào năm tới nếu trúng biển, được mùa. Chính những nét đặc trưng này đã làm cho người Bình Thuận hãnh diện khi giang hồ khắp chốn. Tóm lại đây là cách sống của dân Bình Thuận khó lòng thay đổi được.

Đi chợ trong ba ngày tết là để lo cho gạo nước đầy lu, làm các món ngon vật lạ để ăn cho nhiều và ngon, nên ai cũng thích đi chợ để mua sắm. Trong thời gian này, các lò bánh tráng ở ngoại ô Phan Thiết như Lại An, Phú Long, Tân An.. phải làm suốt ngày đêm vì khách hàng đặt bánh Tết ngay từ tháng 11 âm lịch. Bánh tráng là món ăn ngày tết, dùng để cuốn thịt măng kho hay bánh tàt, nên nhà nào cũng cần tới. Vùng quê không ai mua bánh mà chỉ tới lò tráng một vài thúng gạo, rồi trả tiền công mà thôi.

Từ trung tuần tháng chạp, trong khi tại các phố Gia Long, Đồng Khánh, Đinh tiên Hoàng, Lý thường Kiệt , Lê văn Duyệt.. quanh chợ lớn mới có vẻ tết, thì hầu như khắp xóm làng, ngõ hẹp Phan Thiết, nhà nhà đều bận rộn đóng cốm hộp. Đối với phong tục cổ truyền Việt Nam, đây là món đặc biệt phải có để cúng trên bàn thờ ông bà trong ba ngày tết dù là lương hay giáo.

Theo sử liệu, thì cốm đã theo gót chân lữ hành của người dân Thuận Quảng trên bước đường nam tiến. Người dừng lại ở Thuận Trấn từ ba trăm năm trước thì cốm cũng nương theo và trở thành sản phẩm quen thuộc của người dân miền biển mặn. Từ xuất xứ cốm sà lam Quảng Nam mà Hải Thượng Lãn Ông, qua tác phẩm 'Nữ Công Thắng Lãm' gọi là CỐM (croquantos) , chỉ một một loại bánh cổ truyền làm bằng hạt nổ, và mỗi vùng lại có một cách làm riêng. Tại Bình Thuận, cốm được làm bằng loại nếp ba tháng. Đây là một đặc sản của địa phương có hương thơm ngào ngạt, chỉ riêng dùng để đóng cốm hộp. Nếp từ đồng dược mang về nhà ngay từ tháng 10 âm lịch, để kịp rang thành nổ mới kịp đóng cốm tết. Theo các nhà chuyên môn cũng như các bà nội trợ giỏi, thì muốn cho cốm ngon, ngoài nổ còn phải có bí quyết thắng đường, pha chế lượng gia vị hỗn hợp gừng, nho khô, me và thơm chín. Riêng cái khuôn dùng để đóng cốm gần như có kích thước nhất định, bằng gỗ hình khối chữ nhật, có thể tháo rời ra được để lấy cốm ra phơi nắng. Cốm được bọc bằng giấy màu đủ loại, các mặt đều có dán hoa hòe rất đẹp. Ngày tết, nhà nào dù theo đạo gì chăng nữa, cốm cũng đều có mặt trên bàn thờ. Tại Phan Thiết, trăm năm qua, gia đình ông Lê Chi chuyên nghề làm cốm tết bằng nếp trồng tại Phú Long. Ngày nay món cốm sấy qua nhản hiệu 'Hòa Hiệp' của Lê tộc tại Phan Thiết, đã là món hàng thời thượng có mặt khắp nơi, cũng như cái hương vị cay cay ngọt ngọt của cốm, làm chợt nhớ tới tết năm nao ở quê nhà.

Ăn Tết cũng không thể nào thiếu được món măng hầm với thịt heo hay vịt. Măng xuất xứ từ cây tre qua cái tên khoa học là bambusae thuộc giòng họ lúa (gramineae), có mặt mấy ngàn năm trên đất Việt, từ đồng bằng lên tới sơn khê. Tại Bình Thuận từ tháng 7 tới tháng 9 âm lịch là mùa xắn măng, vì thời gian này măng đã vương lên khỏi mặt đất bên các bụi tre khắp các địa phương trong tỉnh và những rừng tre kế cận dọc theo các bờ sông Quao, La Ngà, nhưng nhiều nhất là vùng Cà Tót, Đức Linh, Gia Bát.. Lấy măng từ gốc tre già cũng dể, chỉ cần một cái câu liêm cán dài có lưởi sắt là đủ. Mụn măng tươi màu trắng, đem về bốc vỏ và luộc chín với nước pha ít vôi loãng. Sau đó đem măng luộc chín, đã biến thành màu vàng nghệ, tước sợi và đem phơi khô chừng hai hôm là dùng được. Trung bình 10 ký măng tươi mới lấy được 1 ký măng khô.

Măng được mua từ chợ về trước khi đem hầm thịt, lại phải ngâm với nước lá xả và luộc thêm nhiều lần cho măng mềm hơn, đồng thời mất đi chất đắng của gốc tre. Trước đây khi cá mòi còn, món măng tươi nấu với cá mòi trủng, mòi dầu là thức ăn phổ thông nhất khắp miền biển mặn Bình Thuận.

Ăn tết xưa nay, người Bình Thuận dù túng thiếu thế nào cũng không dám quên BÁNH TÉT, trước cúng gia tiên, ông bà lại cũng là món quà đặc biệt để tặng thân bằng quyến thuộc ăn chơi trong mấy ngày đầu năm. Theo sử liệu, bánh chưng hình vuông và dẹp, gói bằng lá dong rất thông dụng ở miền Bắc. Còn bánh tét là những đòn tròn, gói bằng lá chuối rất được ưa chuộng tại miền Nam. Cả hai đều làm bằng một thứ nguyên liệu giống nhau gồm nếp, nhân thịt, đậu.. Riêng bánh chưng miền Bắc có thêm thảo quả và dầu cà cuống nên bánh rất thơm ngon. Cả hai loại bánh trên đều xuất xứ từ thời Vua Hùng dựng nước, ngoài ra bánh còn mang ý nghĩa rất thiêng liêng về tập tính của dân tộc Việt, trong đó bánh dầy (tét) có hình tròn tượng trưng cho trời, còn bánh chưng hình vuông là biểu hiệu của đất, nếp cùng nhân đậu, thịt mở là nhân sinh vạn vật. Sau cùng các lớp lá bọc bên ngoài mang ý nghĩa thâm sâu của người xưa, đó là sự đoàn kết đùm bọc của người trong một nước, cho dù ở hoàn cảnh nào, buồn vui, hoạn nạn hay hạnh phúc, đều phải sớt chia.

Phan Thiết năm nao tuy không là một nơi chốn phồn hoa đô hội nhưng vẫn là miền thị tứ sầm uất, giàu có, quy tụ người khắp mọi miền đất nước. Vì vậy chuyện ăn uống trong ba ngày tết tại đây cũng đa dạng và cầu kỳ, không những trong giới người Việt mà còn có nhiều khác biệt giữa năm bang hội người Hoa tại địa phương.

Nhưng dù là ai chăng nửa, đối với người Việt, nồi thịt kho măng khô là quan trọng hơn hết. Vơí người Phan Thiết gốc Nam phần, thì nồi thịt kho tàu phải có nước dừa để ăn với dưa giá sống có trộn thêm cà rốt, lá hẹ, ớt sắt sợi và cuống củ cải. Thịt được dùng để kho phải là thứ thịt heo ba rọi vừa nạc vừa mỡ. Kho nồi thịt ngon ăn ba ngày tết, đòi hỏi phải có kỷ thuật làm bếp giỏi, sao cho lúc chín, phần nạc thì có màu đỏ au đẹp đẽ, còn lớp mỡ thì da phải nở ra thật mềm mại, có như vậy ăn liên tiếp trong mấy ngày tết vẫn không thấy ngán, trái lại nhìn tới đã thèm. Còn phải có mấy hủ củ kiệu muối với tôm khô loại lạt muối, để các bợm nhậu đưa cay trong khi chờ cao lương mỹ vị ngày tết. Riêng củ cải được dùng với bánh tét gói với bánh tráng mỏng tại các lò Phước thiệu Xuân, Cây Chôm, Xóm Luạ.

Với các gia đình trung lưu, thì các bửa ăn tết luôn có món khổ qua dồn thịt bầm trộn với tôm quết nhuyễn, tuy vậy nhiều người cử vì sợ ăn rồi thì khổ quá suốt năm. Cũng do người Bình Thuận có gốc gác từ nhiều địa phương nên cái ăn cũng thật phong phú. Về món ngọt thì không làm sao tính hết, nào cốm, chè, xôi vị pha lá dứa hay lá cẩm. Còn mứt cũng đủ loại từ gừng cay, bí dòn, dừa thơm, cà chua cho tới hạt sen, chà là lạ miệng, món nào cũng ngon tuyệt cú mèo. Từ thập niên 70 về sau, người Phan Thiết gần như không gói bánh ít tại nhà, mà mua ở chợ. Hai bà Cửu Khói và Hai Nhan nổi tiếng nhiều năm về các loại bánh gói lá, kể cả bánh in Hải Dương, bánh bò bông, bánh bông lan và bánh sà lam gốc Duồng.

Nhưng ăn uống cầu kỳ phải nói là người Huế sống rất nhiều tại đây, nhà nào tết cũng có chả lụa, chả quế, giò thủ, thịt dông chân giò hay thịt gà nấu dông. Tuy nhiên hấp dẫn hơn hết là món giả cầy của Bắc Hà. Đây là đặc sản Việt Nam nấu bằng giò heo cạo sạch lông, đem thui, chặt khúc nhỏ rồi nấu với riềng, mè.. tưởng tượng như đang ăn món "sống trên đời" lạ miệng, ăn hoài không thấy ngán.

Riêng người Phan Thiết gốc Hoa cũng có nhiều khác biệt. Họ ăn uống theo phong tục cổ truyền của cha ông có từ bổn xứ. Do trên người Quảng Đông ngày tết thế nào cũng có lạc xưởng, thịt heo ướp ngũ vị hương loại hảo hạng có ướp rượu mai quế lộ, lạp xưởng gan heo, vịt khô lạp áp hay bắc thảo. Còn thêm lạp dục tức là món thịt heo ba chỉ cắt sọc từng dải phơi khô. Vịt khô, heo khô sẽ được hấp với gừng lát là nón ăn chính trong ba ngày đầu năm mới. Những nét đặc trưng của người Quảng Đông là cúng con gà mái vào lúc giao thừa, còn ngày mồng hai mở cửa hàng phải làm gà trống thiến. Với các nhà giàu, ngày tết còn thêm món bát bữu với bong bóng cá, tóc tiên, hạt sen, nấm đông cô, táo đỏ, củ năn và bún tàu. Để lai rai đưa cay dĩ nhiên chẳng bao giờ thiếu các món nhắm như tôm khô, hột vịt bắc thảo, củ cải muối và thịt đùi heo hun khói. Còn trên bàn thờ khắp mọi nhà thì luôn luôn có ổ bánh tổ, ngoài bọc giấy hồng điều có in bằng mực tàu mạ hoàng nhủ các chữ phúc hay là đại cát. Đặc biệt trong ba ngày tết, người Quảng Đông không giết vịt vì kiêng tiếng kêu cạp cạp mà họ cho là xui xẽo trong sự làm ăn. Đối vơí người Tiều, nhóm người Hoa đông thứ hai tại Phan Thiết, tuy cùng nằm trong tỉnh Quảng Đông nhưng ngôn ngữ của họ lại thuộc Hạ Môn, Phúc Kiến. Do trên giữa hai bang có nhiều khác biệt, nhất là phong tục, tập quán trong ba ngày tết. Trong khi ngưòi Quảng Đông không ăn vịt, thì ba ngày tết là dịp để người Tiều ăn vịt mà họ cho là lấy hên đầu năm. Món chính là vịt ram. Vịt sau khi làm xong, đem luộc vừa chín vớt ra, chặt thành miếng lớn rồi bỏ vào chảo mỡ đang sôi sùng sục. Riêng nước luộc vịt, được dùng để nấu xôi đậu phộng, ăn chung với thịt ram trên. Một số người Tiều lớn tuổi, ngày tết vẫn còn giữ phong tục dùng các món thịt ngỗng, vịt, đầu heo muối hun khói xác mía. Tóm lại món ăn của người Phan Thiết trong ba ngày tết năm xưa trước 1975 khi nhớ lại bánh tổ chiên, bánh tét giòn, cá thu kho ăn với dưa món. Rồi còn chả tôm, tré, nem, giò lụa.. bao nhiêu món ngon vật lạ của một thời quê hương hạnh phúc.

+ Hái lộc đầu xuân:
Ba trăm năm thành lập, ngoài việc duy trì và bảo quản nguyên vẹn các di tích cổ truyền của vương quốc Chiêm Thành, người Bình Thuận còn phát huy nền văn hoá Đại Việt mà tổ tiên đã mang tới từ Thuận Quảng. Đó là các công trình kiến trúc chùa, đình, dinh, vạn.. dù nay đã trải qua bao đổi đời thê thiết của thời cuộc, may mắn một số lớn vẫn còn nguyên vẹn trong sự bao che, bảo vệ của Việt Nam Cộng Hòa suốt thời kỳ bom đạn. Chung trong nền văn hoá đặc thù dân tộc, có tục hái lộc đầu năm rất được người Phan Thiết ưa thích và mến mộ. Tuỳ theo quan niệm và ý thích, mọi người có thể xuất hành ngay sau giao thừa, hoặc sáng mồng một tết nhưng dù có chọn giờ nào chăng nửa, thì cũng chung mục đích là mơ ước sang năm mới được an bình, hạnh phúc và thắng lợi.

Phan Thiết quê tôi, mãnh đất cuối cùng của miền Trung nước Việt, chói chang cát trắng và năm tháng chào đón gió biển lồng lộng. Thành phố của cá mực, nuớc mắm, dinh vạn, chùa chiền, của hát chèo, đua ghe, múa rồng, thỉnh ông đi chơi và ăn uống no say trong ba ngày tết. Tất cả bây giờ chỉ còn là một kỷ niệm. Năm nay cũng như bao mùa xuân qua, ta lại ăn tết xa nhà. Trong cái rét căm căm nới xứ người, chợt nhớ quay quắt những tết năm xưa cùng ai đi chùa hái lộc giữa cảnh vắng mù sương, chỉ còn có tiếng sóng biển từ xa vọng về.

Tuy khắp thành phố có nhiều chùa lớn và đẹp như các chùa Ông, Bà, Phật học, Bình Quang, Chùa Cát, Vạn Thiện, Thủy Tú, Nam Nghĩa.. nhưng vì số người đi lễ chùa và hái lộc quá đông, nên nơi nào cũng tấp nập nam thanh nữ tú, quang cảnh thật vui vẽ. Quanh năm suốt tháng làm việc vất vả, việc tết nhất cũng đã lo xong, nay có dịp nên ai cũng muốn đi vãng cảnh chùa, trước là để cúng Trời Phật, sau tìm một chút an bình cho tâm hồn, bởi vậy ai cũng thích chọn thời điểm giao thừa hay gần sắp sáng cho tinh khiết.. Ngày tết nên gì cũng mới hết kể cả sự giao tiếp. Trên mọi nẽo đường xe cộ tấp nập đông đảo. Hai vĩa hè cũng rộn rịp khách bộ hành, các cô các bà áo dài đủ màu tha thướt còn đàn ông con trai thì vận âu phục tươm tất, thỉnh thoảng có một vài cụ chít khăn đống, vận áo dài the. Nhưng lăng xăng nhất vẫn là lủ trẻ trong các bộ quần áo mới xúng xính, la hét vui cười, khiến kẻ bàng quang cũng cảm thấy hạnh phúc lây. Chùa chiền sáng rực ánh đèn, trong lúc người lớn kính cẩn làm lễ Phật, thì bên ngoài bọn trẻ nao nao chờ hái lộc. Cây không cao lắm, vừa vặn với tầm tay của người lớn, khắp nơi tô điểm bằng những bao lì xì đỏ thắm, treo trên các nhánh cây vừa trổ lộc xanh mơn. Nhiều người Hoa ở Phan Thiết năm xưa khi đi hái lộc đầu năm ở chùa Ông, thay vì hái lộc cây, họ lại mang về nhà hương lộc, tức là những cây nhang dài và lớn vừa cúng ở chùa xong, còn cháy dang dở vội mang về cắm ở bình nhang trên bàn thờ nhà mình.

Có còn hay không những đêm giao thừa mộng mơ trên quê hương yêu dấu? năm mới mặc áo mới đi bên nhau để được em khen là diện ghê. Còn em áo dài trắng ngoài khoác áo lạnh màu thiên thanh, đã đẹp lại càng thêm đẹp, làm sao ai có thể hững hờ.

+ Bài Chòi trong ba ngày tết:
Trước năm 1975, trong những dịp tết, người Phan Thiết hay tổ chức đánh bài chòi tại Xóm tỉnh (Phú Tài), Đức Nghĩa, Khu 1 Bình Hưng.. kéo dài suốt ba ngày đầu năm, có hát bội phụ hoạ. Địa điểm chơi bài thường là khu đất rộng, nằm trên đám ruộng khô hay con đường hẻm rộng như tại Bình Hưng, để tiện việc cất những chòi cao, có bậc thang lên xuống, bao quanh một sân khấu nhỏ trống trải. Bài chòi có hai bộ, một để tại sân khấu rút thăm hô thai, còn bộ kia thì chia đều cho các chòi con trong số 29 con bài.

Bài chòi xuất phát từ Bình Định nhưng vào tới Bình Thuận thì cách chơi cũng biến chất. Tại Phan Thiết, nhà con mua vé rút thăm lấy ba con bài, rồi leo lên chòi cao có để một cái mõ gỗ dùng báo hiệu. Trên sân khấu, người hô thai mặc quần áo hát bội, biểu diển theo con bài được rút từ trong ống, với các bài bản có sẵn nói về tên của các con bài như nhất trò, nhì nghèo, ba bụng, tứ giống, năm dây.. Chòi nào có con bài trùng thì gỏ ba lần mõ báo hiệu và ai trúng đủ ba cặp thì thắng cuộc.. cứ thế tiếp tục chơi cho hết ba ngày tết rất vui vẽ. Trước năm 1975, người thắng ngoài tiền, còn được thưởng trầu rượu và một tràng pháo chuột, nên ai cũng muốn tham dự nhất là người xóm biển.

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Đầu Giêng 2010
MƯỜNG GIANG

Image result for TRỞ VỀ DÒNG SÔNG TUỔI THƠ PHAN THIẾT photos

 

PHAN THIẾT - TRÊN SÔNG KHÓI SÓNG

- Nhạc : Nguyễn Thanh Cảnh

- Thơ : Đỗ Hồng Ngọc

 

Nữa thế kỷ qua rồi mới được gặp lại nhau. Thời gian dài nhưng dường như không gián đoạn, dù anh và em nay tóc đã điểm tuyết sương. '' Trên Sông Khói Sóng '' với ... Gia Long Đồng Khánh mượt xuân thì ... ra đời năm 1971; cũng trong những tháng năm này em đã rất xa Phan Thiết với bao kỷ niệm. Những con đường mình đi nay đã đổi tên, nhưng '' hồn '' Phan Thiết trong những vần thơ này của anh sẽ mãi tồn tại. Xin được cảm ơn Anh.

*Nguyễn Thanh Cảnh.

 

THÀNH PHỐ HOA BIỂN ( Phan Thiết )

- Nhạc và lời : Nguyễn Thanh Cảnh

- Ca sĩ : Mai Tất Đắc

Thương tặng PHAN THIẾT, chốn quê hương luôn ngập tràn nắng ấm.

* Nguyễn Thanh Cảnh.

Ca khúc được diễn tả với tiếng hát Mai Tất Đắc, ca sĩ vùng Montréal-Canada.

 

 

Sưu tầm byNguyễn Ngọc Quang

 

 

 

 

 

 

back to top