Những nữ Quân nhân có cấp bậc cao trong QUÂN ĐỘI HOA KỲ
(United States Armed Forces)
Trước 1975 quân lực VNCH cũng có Nữ quân nhân phục vụ trong công tác xã hội, tâm lý chiến và một thiểu số nữ trong ngành CSQG. Những người có cấp bậc cao nhất được nhiều người biết đến ở hải ngoại là bà cố Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, (Hội Trưởng Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh) và thiếu tá Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Biệt Ðội Trưởng Thiên Nga (Khối Ðặc Biệt – Bộ Tư Lệnh CSQG). Sau 1975 thế hệ thứ II theo gia đình đến định cư tại Hoa Kỳ, thành công trên mọi lãnh vực: kinh tế, khoa học kỹ thuật, chính trị, thương mãi, văn học nghệ thuật, âm nhạc … và một bước tiến xa hơn các cô vào quân đội chiến đấu anh hùng như những đấng mày râu, thật đáng tự hào là con cháu Hai Bà Trưng, làm rạng danh cho người Việt Nam chúng ta và cũng cho thế giới thấy người đàn bà Việt Nam rất thông mình, trí tuệ không có thua ai trên thế giới.
Hàng ngàn quân nhân gốc Việt văn vỏ song toàn phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ Trong số đó có Thiếu Tướng Trương Xuân Việt; Chuẩn Tướng Châu Lập Thể Flora, Chuẩn tướng William H. Selly III, và rất nhiều sĩ quan cấp Tá cũng như cấp Uý gốc VN. Trong bài nầy chúng tôi chỉ sưu tầm những nữ chỉ huy có cấp bậc cao trong quân đội:
Ðại Tá nữ bác sĩ Mylene Trần Huỳnh (sắp lên Chuẩn Tướng). Ðại Tá Bác Sĩ Không Quân Mylene Trần Huỳnh, giám đốc của Air Force Medical Service(AFMS), thuộc chương trình Chuyên Viên Y Tế Quốc Tế (International Health Specialist – IHS), trực thuộc văn phòng “Office of the Air Force Surgeon General,” Đại Tá Trần Huỳnh là con của cựu Y Sĩ Thiếu Tá Trần Đoàn thuộc binh chủng Nhẩy Dù QLVNCH. Năm 2017 nằm trong danh sách đề nghị vinh thăng Chuẩn Tướng.
ĐẠI TÁ HẢI QUÂN HK VŨ THẾ THÙY ANH
Cô Vũ Thế Thùy Anh, ái nữ của Cựu Đại úy Hải Quân VNCH, Vũ Thế Hiệp, được vinh thăng Đại Tá (Hải Quân HK) hồi Tháng Bảy, 2015. Hiện trong danh sách hàng đầu vinh thăng Chuẩn Tướng.
Cô Thùy Anh sinh năm 1968, theo gia đình định cư ở Hoa Kỳ năm cô lên 7 tuổi. Lớn lên cô theo học ngành Dược ở University of Maryland, tốt nghiệp năm 1994. Sau khi ra trường cô làm việc ở John Hopkin Hospital. Chín năm sau, năm 2003 cô gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ vì lý tưởng thích đi xa để phục vụ, giúp đỡ nhiều người. Hiện cô làm việc tại một căn cứ Quân sự ở Bethesda, Maryland.
ĐẠI TÁ DANIELLE NGÔ – US CORPS OF ENGINEERS (Công Binh) (sắp lên Chuẩn Tướng).
Đại tá Danielle Ngô tốt nghiệp cử nhân ngành tài chánh tại đại học Massachusetts. Cô cũng đã hoàn tất 2 văn
bằng cao hoc tại trường chỉ huy và tham mưu (Command and General Staff College) và đại học Georgetowns. Ngoài ra, cô cũng theo các khóa học quân sự như: khóa căn bản và cao cấp sĩ quan công binh; khóa CAS3 tại trường chỉ huy tham mưu và trường cao cấp quân sự (School for Advanced Military Studied).
Đại Tá Danielle J. Ngô hiên là Lữ Đoàn Trưởng, Lữ Đoàn 130 Công Binh Lục Quân Hoa Kỳ. từng tham dự cuộc hành quân Operation Iraq Freedom I, Iraq; Sĩ quan bộ tham mưu liên quân (Joint Chiefs of Staff Intern) …Phụ tá quân sự cho Chủ tịch ủy ban quân sự khối NATO tại Brussels, Bỉ quốc…Cô được thăng cấp Đại tá ngày 28/8/2014.
Trung Tá ELIZABETH PHẠM – US MARINE CORPS (Thuỷ Quân Lục Chiến).
Cô Elizabeth Phạm sinh tại Seattle, Washington (hậu duệ VNCH), tốt nghiệp đại học University of California, San Diego (UCSD). Sau khi tốt nghiệp đại học, cô gia nhập Không Quân. Học kỹ thuật bay tại trường huấn luyện phi hành T34 của Hải Quân Hoa Kỳ tại Pensacola, Florida, với cấp bậc thiếu úy. Sau đó, cô tiếp tục theo học về kỹ thuật bay cấp cao T45 Goshawk tại trung tâm huấn luyện Meridian của Hải Quân Hoa Kỳ tại tiểu bang Mississippi. Cuối năm 2003, Trung Úy Elizabeth Phạm tốt nghiệp “Top Hook” (thủ khoa), được đại tướng chỉ huy trưởng đích thân trao bằng tốt nghiệp và được tuyển chọn là phi công đầu tiên của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ điều khiển một chiến đấu cơ siêu thanh F-18 Hornet trị giá $66 triệu. Elizabeth Phạm được thăng đại úy năm 2005.
Cô đã từng phục vụ tại lực lượng tiền phương vùng Thái Bình Dương, chiến trường Trung Đông. Tại Iraq, Đại Úy Liz Phạm phục trong Không Đoàn 242 TQLC Yễm Trợ và Tấn Công Dưới Mọi Thời Tiết (Marine All Weather Attack Fighter Squadron 242). Không Đoàn này còn vang danh trong Quân Chủng TQLC Hoa Kỳ với danh xưng là Không Đoàn “Bats” (Con Dơi – Cú đánh bất ngờ và chính xác, không chậm trễ). Không Đoàn này có nhiệm vụ không yễm cực cận cho các lực lượng bộ binh khi chạm địch trên các mặt trận tại Iraq. Những phi công của không đoàn này được tuyển từ những phi công ưu tú nhất của Quân Chủng TQLC Hoa Kỳ và Elizabeth Phạm là người nữ phi công duy nhất có mặt trong không Đoàn này. Trung Tá Phạm có khả năng yểm trợ hỏa lực chính xác nơi mục tiêu cách xa với đồng ngũ Thủy quân Lục chiến dưới đất không tới 200 yards, vì bay rất thấp nên F-18 của Phạm đã nhiều lần trúng đạn tại Iraq. Bạn đồng ngũ gọi Phạm là “miracle woman”. Phạm là phụ nữ gốc Á châu đầu tiên lái Fighter F-18.
Sau một thời gian phục vụ tại Bộ Quốc Phòng tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhiệm vụ mới của tân trung tá Elizabeth Phạm sẽ là phi công trong lực lượng ứng chiến thường trực tiền phương của Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, căn cứ tại Nhật Bản với hàng không mẫu hạm Kitty Hawk.
Trung Tá Michelle Vũ là nữ phi công duy nhất trong Phi đội kỵ binh 6-17.
Nữ phi công chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ. Người trước là Elizabeth Phạm lái phi cơ phản lực F18. Người sau này là Michelle Vũ lái trực thăng. Cả hai đều có thời kỳ phục vụ tại chiến trường Iraq.
Trung Tá JOSEPHINE CẨM VÂN – US NAVY (Hải Quân) .
Cô Josephine Cẩm Vân Nguyễn đỗ hạng nhì (Á khoa) tại Học Viện Hải Quân Annapolis, Maryland năm 1999; đây là nơi đào tạo với chương trình 4 năm các sĩ quan hiện dịch của quân chủng Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến.
Vài cựu sinh viên sĩ quan nổi tiếng trong số nhiều vị khác là cựu tổng thống Jimmy Carter (sĩ quan tiềm thủy đĩnh nguyên tử), nghị sĩ John McCain (sĩ quan phi hành trên hàng không mẫu hạm), nghị sĩ Jim Webb (sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến). Theo hệ thống tự chỉ huy của quân trường, cô Cẩm Vân chỉ huy 2 tiểu đoàn sinh viên sĩ quan với quân số 2,000. Mỗi năm Học Viện tiếp nhận một khóa khoảng 1,000 sinh viên và luôn có 4 khoá tại trường.
Cô theo học y khoa tại Stanford University, khi tốt nghiệp thực tập tại Bethesda Naval Medical Center, trung tâm y tế có nhiệm vụ theo dõi và săn sóc sức khoẻ cho các tổng thống đương nhiệm. Sau khi theo học phi hành tại Pensacola, Florida, cô được thăng cấp hải quân đại úy với nhiệm sở tại Yokosuka và đi theo hàng không mẫu hạm Kitty Hawk trong vai trò bác sĩ quân y phi hành từ 2005-2009. cô là Trung Tá làm việc tại Trung tâm quân y Walter Reed, tiểu bang Maryland.
- Bà Dương Nguyệt Ánh, Tổng Giám Đốc về Khoa Học và Kỹ Thuật của Trung Tâm Nghiên Cứu và Chế Tạo Vũ Khí Hải Quân Hoa Kỳ ở Maryland
Bà Giao Phan giữ chức vụ Phó Tổng Giám Đốc về “Điều Hành” dự án đóng Hàng không mẫu hạm. Công việc của bà rất quan trọng trong việc làm sao cho dự án được thực hiện đúng thời hạn, trong vòng ngân khoản đã được chấp thuận.
Chúng tôi (Hoamunich) cũng muốn sưu tầm những người đàn bà tài giỏi trong nước, thì có người đã trả lời dùm trong nước hiện nay có hai người đàn bà nổi tiếng là: bà chuyên môn đóng quan tài cho bệnh nhân vì bị dùng thuốc giả và một bà có tài cho cá ăn cả rổ ….
sưu tầm NQĐ K/8 SQCSQG
- Hàng trăm người tham dự Đại Lễ Hai Bà Trưng lần thứ 37 tại Little Sàigon -
Sinh viên Clara Vũ Long Vân Hà (phải) trong vai Trưng Trắc, và Phạm Đỗ Mê Linh trong vai Trưng Nhị trong ngày Lễ Hai Bà Trưng lần thứ 37 tại Little Saigon. (Hình: Văn Lan)
FOUNTAIN VALLEY, California – Đại Lễ Kỷ Niệm Hai Bà Trưng lần thứ 37 do Hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương Nam California long trọng tổ chức vào trưa Chủ Nhật, 25 Tháng Ba, tại Saigon Performing Arts Center, Fountain Valley, California thu hút đông đảo người tham dự. “Với mục đích bảo tồn lịch sử dân tộc Việt, Hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương vẫn theo truyền thống từ 36 năm qua, thầy trò chúng tôi hàng năm chung sức cố gắng tổ chức ngày Đại Lễ Hai Bà Trưng để cùng nhau ôn lại chiến công của Hai Bà, với niềm mong ước các thế hệ con cháu chúng ta ở hải ngoại cũng như trong nước sẽ biết noi gương Hai Bà, và các anh hùng dân tộc Việt chống giặc ngoại xâm, quyết tâm tranh đấu cố giành lại không để Bản Giốc, Nam Quan, Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông…còn bị Trung Cộng chiếm lấy và để giữ vững Tây Nguyên, Vũng Áng, Đà Nẵng, Chợ Lớn, Móng Cái…cho đất nước Việt Nam yêu dấu được vẹn toàn lãnh thổ!”
Đó là lời diễn văn hùng hồn do bà Vương Đỗ Mai Phương, Hội Trưởng Cựu Nữ Sinh Trưng Vương tuyên đọc trong lễ khai mạc.
Tế lễ trong Lễ Hai Bà Trưng lần thứ 37 tổ chức tại Little Saigon. (Hình: Văn Lan)
Nghiêm trang đi sau đoàn kiệu gồm có ban nghi lễ, các hoa hậu á hậu, các em học sinh thuộc các trung tâm Việt Ngữ Nam California, các hội đoàn thân hữu, các cựu nữ sinh Trưng Vương hậu duệ Hai Bà, theo sau kiệu là hai em học sinh trong trang phục Hai Bà Trưng, và đoàn nữ binh nữ tướng.
Trong tiếng chiêng trống vang rền, kiệu Hai Bà được các em thuộc Trung Tâm Việt Võ Đạo Nguyễn Bá Học và Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam rước vào lễ đài.
Tiếp theo sau là ban tế nữ quan do 12 cựu nữ sinh Trưng Vương đảm trách, cùng các tà áo dài màu vàng của Hội Bà Triệu, màu xanh lá của Hội Nữ Sinh Lê Văn Duyệt, màu tím của Gia Long, và xanh dương là cựu nữ sinh Trưng Vương. Theo thông lệ hàng năm, năm nay hai em vinh dự được chọn đóng vai Hai Bà là Clara Vũ Long Vân Hà và Phạm Đỗ Mê Linh.
Các cựu hội trưởng Trưng Vương trình bày liên khúc “Mẹ Việt Nam” tại Lễ Hai Bà Trưng lần thứ 37 tổ chức tại Little Saigon. (Hình: Văn Lan)
Em Clara Vũ Long Vân Hà (vai Trưng Trắc), 26 tuổi, hoa khôi Liên Trường 2018 của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam California. Hiện em là sinh viên tại Loma Linda University, Medical School, với ước mơ trở thành một bác sĩ y khoa, thành lập một trung tâm y tế miễn phí cho người nghèo, nhất là phục vụ cộng đồng Việt Nam ở Quận Cam.
Người thứ hai là em Phạm Đỗ Mê Linh (vai Trưng Nhị), Miss Elegance 2017-áo dài truyền thống các em trong lứa tuổi 11-17 của Little Saigon TV. Em hiện là học sinh trường Irvine High School, và cũng là hướng đạo sinh thuộc Liên Đoàn Hướng Việt, đã đạt danh hiệu Hướng Đạo Hoàng Kim (Gold Award) của Hội Nữ Hướng Đạo Hoa Kỳ.
Sau nghi thức chào cờ, tiểu sử Hai Bà Trưng được tuyên đọc.
Đoàn tế lễ nữ quan do 12 cựu nữ sinh Trưng Vương tiến lên lễ đài dâng hương trong phần diễn ngâm bài văn tế Hai Bà do Giáo Sư Song Thuận chấp bút biên soạn, Trưng Vương Nguyễn Thị Nguyệt diễn ngâm. Tiếp theo là bài “Hiệu Đoàn Ca Trưng Nữ Vương” sáng tác của Thẩm Oánh do toàn thể cựu nữ sinh Trưng Vương, trong đồng phục áo dài xanh, trình bày.
Trong dịp này, các vị dân cử cũng đến dự gồm Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn, Thị Trưởng Tạ Đức Trí, Nghị Viên Sergio Contreras, Ủy Viên Giáo Dục Frances Nguyễn Thế Thủy, …
Các vị dân cử trao bằng tưởng lục trong Lễ Hai Bà Trưng lần thứ 37 tổ chức tại Little Saigon. (Hình: Văn Lan)
Tiết mục hùng hậu nhất năm nay là việc phát giải thưởng khuyến học cho 36 học sinh xuất sắc của các Trung Tâm Việt Ngữ gồm: Trung Tâm Việt Ngữ Văn Hóa Hồng Bàng, Saddleback, TT Văn Hóa Việt Nam, các Trung Tâm Việt Ngữ Ca Dao, Vinh Sơn Liêm, Gia Đình Phật Tử Bát Nhã, Tam Biên, Phan Bội Châu, Cộng Đồng Costa Mesa, La Vang, Sùng Nghiêm, Cộng Đoàn Westminster. Mỗi em được nhận một trophy và $50 dollars tiền mặt.
Trong dịp này, bà hội trưởng Vương Đỗ Mai Phương cũng ngỏ lời cảm ơn đến tất cả đồng hương đến dự thật đông, ngồi kín hội trường 600 chỗ của Saigon Performing Arts Center, góp phần làm nên sự thành công cho ngày đại lễ. Bà Mai Phương cũng cảm ơn các thân hữu, ban giám đốc cơ quan y tế Family Choice đã giúp thêm hiện kim trong giải thưởng khuyến học.
Chương trình lễ năm nay có nhiều sắc thái mới trong phần văn nghệ, với 20 tiết mục đặc sắc được trình bày do các hội đoàn bạn trình diễn, gồm biểu diễn trống của đoàn trống Thiên Ân, nhạc cảnh “Hòn Vọng Phu” của Hội Cựu Nữ Sinh Lê Văn Duyệt, màn vũ “Để Gió Cuốn Đi” của Liên Đoàn Hướng Đạo Hướng Việt, vũ khúc “Thương Ca Tiếng Việt” của Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam, hoạt cảnh “Trầu Cau Quan Họ” của Ban Văn Nghệ Bắc Ninh, vũ khúc “Như Hoa Mùa Xuân” do con cháu của Hội Y Sĩ miền Nam California, vũ khúc “Nhi Nữ Anh Hùng” của vũ đoàn Việt Cầm, biểu diễn võ thuật Vovinam do Trung Tâm Việt Võ Đạo, và còn nhiều nữa những màn song ca, các bài dân ca, do các ca sĩ trình diễn.
Phát giải khuyến học các học sinh Trung Tâm Việt Ngữ trong Lễ Hai Bà Trưng lần thứ 37 tổ chức tại Little Saigon. (Hình: Văn Lan)
Đặc sắc nhất trong tiết mục văn nghệ năm nay là liên khúc “Mẹ Việt Nam” do tất cả 10 vị cựu hội trưởng Hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương trình bày, nhận được tràng pháo tay nồng nhiệt tán thưởng.
Từ trước 1975, hàng năm ngày Giỗ Hai Bà Trưng được chính quyền tổ chức thành ngày đại lễ không những chỉ riêng để tôn vinh công đức Hai Bà, mà còn được chọn là ngày tôn vinh phụ nữ Việt Nam.
Ông Sơn Trần, từ Đức qua thăm gia đình ở San Diego, cũng đến dự Đại Lễ Hai Bà Trưng từ thật sớm, ông kể nhiều chuyện từ ký ức của thập niên 60.
Các học sinh TT Văn Hóa Việt Nam trong vũ khúc ‘Thương Ca Tiếng Việt” trong Lễ Hai Bà Trưng lần thứ 37 tổ chức tại Little Saigon. (Hình: VănLan)
“Tôi nhớ như in từ thời ấy, trong đoàn rước, đi đầu có Hai Bà cỡi voi trông rất oai nghiêm, theo sau là binh tướng trong một rừng cờ lộng, cùng các thành phần dân chúng đi dọc theo đường Hai Bà Trưng, dài từ bến tàu Sài Gòn vô tới trước quốc hội, khí thế thật uy dũng. Và cũng trong ngày hội ấy, có những cuộc thi về nữ công gia chánh, thi áo dài và văn nghệ thật sôi nổi,” ông Sơn hào hứng kể.
Bà Cẩm Nguyễn, cư dân Westminster, California cho hay, “Năm nào tôi cũng dự lễ Hai Bà để kính nhớ tiền nhân. Tôi thích nhất hai lễ lớn ở Little Saigon, đó là lễ giỗ Tổ Hùng Vương và đại lễ Hai Bà Trưng. Thật không diển tả nổi niềm xúc động khi dự những buổi lễ này, tất cả những tình tự quê hương đất nước và tinh thần đoàn kết dân tộc đánh đuổi giặc xâm lăng đều thể hiện, nhất là các trẻ em lớn lên ở Mỹ đều biết đến cội nguồn quê cha đất tổ. Tôi rất tự hào là người phụ nữ Việt Nam.”
Hậu duệ VNCH tháp tùng tàu sân bay USS Carl Vinson tiến vào Đà Nẵng
Một trung tá hải quân Hoa Kỳ gốc Việt có cha từng chiến đấu cho Việt Nam Cộng hòa, nói với VOA tiếng Việt rằng ông “thực sự vui mừng” cùng hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson trở lại Việt Nam, nơi cả gia đình ông từng rời bỏ khi ông mới hai tuổi. Ông Hiền Trịnh nói thêm rằng thời gian đã giúp ông xóa bỏ “cảm xúc tiêu cực” về Việt Nam và dần thay thế bằng “tình yêu mến dành cho văn hóa và người dân ở đó”, đồng thời cho biết rằng ông “rất vui” được trở lại nơi mình sinh ra, trên một trong những chiếc tàu sân bay tốt nhất trên thế giới để là một phần của sự kiện lịch sử trong quan hệ Việt - Mỹ. Mời quý vị theo dõi buổi trò chuyện sau đây giữa VOA tiếng Việt và trung tá Hiền Trịnh, hiện làm trong phòng nha khoa trên USS Carl Vinson
- Chung Đào & Nhật Hùng -
Sưu tầm tổng hợp từ nhiều nguồn