Thuốc Phiện - Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức
Thuốc Phiện
Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức
Thuốc Phiện là một chất lấy ra từ vỏ đã khô của cây Anh Túc (Papaver sommniferum) mọc hoang ở Ấn Độ.Bằng cách nào mà chất này tác dụng lên thân thể và trí óc đều tùy thuộc vào thành phần của hơn 20 loại chất kiềm như morphine, codeine , nicotine và papaverine. Trong số những chất kiềm này thì một số có tác dụng làm con người trầm buồn, một số khác lại kích thích. Nhưng có điều chắc chắn rằng thuốc phiện gây nghiện.
Cây thuốc phiện
Từ bùa yêu thuốc lú tới cồn thuốc phiện.
Thuốc phiện đã được dùng từ thuở xa xưa như một dược phẩm hoặc thuốc giải trí. Sử sách từ cả ngàn năm về trước chứng minh điều này. Các dược sĩ từ thời cổ Ai Cập và Ba Tư đều bán thuốc phiện. Thuốc phiện cũng rất quan trọng trong y học La Mã và cổ Hy Lạp. Và nếu nhà thi sĩ Homer tin như vậy thì chính nàng Helen của thành Troy cũng dùng thuốc này để giải sầu.
Vào thế kỷ thứ 16, thuốc phiện rất thịnh hành trong y học tây phương. Nhà y học, triết gia Thụy Sĩ Paracelsus
thời cổ xưa gọi thuốc phiện là “tảng đá bất tử” trong khi đó y sĩ người Hà Lan Franz de la Boe quả quyết rằng ông ta không thể hành nghề nếu không có thuốc phiện. Ngay cả văn hào Shakespeare cũng nói về thuốc phiện đại khái như sau “không là cây thuốc phiện hoặc cây khoai ma thường dùng làm thuốc ngủ, chẳng phải những thuốc gây ngây ngất trên thế giới, mà cũng chẳng phải thuốc ngủ”
Vào giữa thế kỷ thứ 17, danh y Anh Quốc Hippocrates cũng như Thomas Sydenham pha thuốc phiện trong rượu cồn để làm một hỗn hợp gọi là ‘cồn thuốc phiện’. Hỗn hợp này rất phổ biến với mọi giới và mặc dù sự gây nghiện được biết rõ nhưng ít người để ý tới.
Cây Anh Túc (Cây thuốc phiện)
Nói về Thuốc Phiện
Vào thế kỷ thứ 19, cuộc chiến tranh nha phiến là một phần lớn của nền thương mại Anh quốc. Trong năm 1827, khoảng 7750 kg thuốc phiện được nhập cảng qua ngả chính là Thổ Nhĩ Kỳ nhưng tới năm 1859, số này đã tăng gấp bốn lần. Thuốc phiện được bán không phải từ dược phòng mà còn từ những người đóng giầy , công nhân xí nghiệp, thợ may và ngươi thu tiền nợ. Những trường hợp trong đó thuốc phiện được dùng gồm có tiêu chảy, kiết lỵ, nhức răng, đầy hơi và mãn kinh.
Thị trường xuất cảng thuốc phiện ngày một phát triển. Công ty East India đang trồng cây thuốc phiện ở Bengadesh cũng nhập cảng lậu chất ‘Yên sĩ phi lý thuần” vào Trung quốc để đổi lấy kim loại bạc mà trả cho trà và lụa. Dịch vụ buôn bán thuốc phiện này tăng từ 400 thùng mỗi năm vào giữa thế kỷ 18 cho tới 100 lần số lượng đó vào năm 1893.
Trung Quốc rất e ngại về những nguy hại của thuốc phiện đặc biệt là sự cạn kiệt nguồn kim loại bạc đang dự trữ. Triển vọng mở rộng cửa buôn bán thuốc phiện cho dân lại gặp trở ngại là Anh Quốc sẽ gia tăng bán thuốc phiện.. Trung Quốc cưỡng lại và có một cuộc ruồng bắt những người bán chất “yên sĩ phi lý thuần” này. Vì vậy chính vị Thống Đốc Lin đã chứng kiến một cuộc thiêu đốt hơn 20,000 thùng thuốc phiện ở Quảng Đông.
Hậu quả của mọi sự là hai cuộc chiến mà dân chúng Trung Quốc và nhiều quốc gia khác không thể nào quên được về sự xâm lăng trắng trợn của quân Anh chỉ vì thuốc phiện. Sau chiến tranh nha phiến lần thứ nhất, Trung Quốc mất Hồng Kông và năm hải cảng phải mở cửa cho các nước ra vào buôn bán. Rồi tới cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ hai(1857-1860) liên quân Anh-Pháp cùng tấn công khiến Trung Quốc mất chủ quyền và hợp thức hóa việc buôn bán thuốc phiện.
Thiên đường thuốc phiện
Trong khi đó ở Anh Quốc, thuốc phiện trở thành món giải trí lành mạnh của các văn thi sĩ. Những tác phẩm của Sammuel Taylor Coleridge như Kubla Khan được coi là đã hoàn thành trong một cơn mơ do thuốc phiện. Và vào năm 1822, Thomas de Quicey đã có vai trò quan trọng trong văn chương nhờ tác phẩm Confessions of an English Opium Eater.
Các nhân vật quan trọng trong xã hội cũng tự xả láng trong việc xử dụng thuốc phiện. Người hùng Trung tướng Nam Tước Robert Clive mãn phần năm 1774 vì kinh phong do dùng một lượng thuốc phiện gấp đôi lượng thường dùng .Hoàng Đế George IV từng được cho dùng thuốc phiện để ngủ. Thống Chế Công Tước Arthur Wellesley dùng cồn thuốc phiện để giảm căng thẳng sau một ngày say xỉn. Và năm 1866, bà Florence Nightingale [1820-1910] , một phụ nữ giầu có chuyên về chăm sóc người bệnh than thở :không có gì làm tôi cảm thấy sảng khoái bằng đưa thuốc phiện vào dưới da của tôi.
Tại Hoa Kỳ, nhập cảng thuốc phiện nguyên chất gia tăng kể từ ngày Civil War.Trong những năm từ 1898 tới 1902, trong khi dân số chỉ tăng có 10% thì số thuốc phiện tăng 500% và morphine tới 600%. Hầu hết đều được dùng trong y khoa kể cả thuốc xoa dịu trẻ em. Vì thế cho nên tới năm 1900, có tới 25,000 dân chúng Hoa Kỳ nghiện chất yên sĩ phi lý thuần này.
Bắt đầu kiểm soát
Suốt thế kỷ thứ 19, sự lo ngại về thuốc phiện gia tăng. Vào năm 1803, một phụ tá dược sĩ người Đức Friedrich Serturner cho hay có một loại thuốc phiện có thể làm bớt đau nhưng cần phải ở nồng độ vừa đủ. Dùng dung dịch ammoniac anh ta phân tách nhiều thành phần khác nhau của dược phẩm và đặt tên là morphine. Morphine đến từ thần thoại cổ Hy Lạp Morpheus, nữ thần của mộng mơ và ngủ nghê.
Các khám phá này, dù có nhiều ích lợi trong y khoa nhưng đưa tới lạm dụng morphine và codeine nhất là sự có sẵn của kim chích dưới da.Tới năm 1898, hai chất chiết của thuốc phiện được thêm vào danh sách. Công ty dược phẩm E. Merck của nước Đức sản xuất dược phẩm bán tổng hợp Dionin,một loại morphine mà ngày nay thường dùng làm thuốc giảm ho và công ty Bayer rất hân hoan đón nhận chất Heroin (diacetylmorphine)là chất mà họ cho là có thể giảm đau và rất an toàn.
Vào năm 1860, nước Anh là quốc gia đầu tiên ban hành một đạo luật với mục đích kiểm soát những chất mới này. Tại Hoa Kỳ, hầu hết sự lo sợ thuốc phiện bắt nguồn từ việc kỳ thị nhóm dân trung Hoa ở miền Tây Hoa Kỳ. Đã có rất nhiều lời kêu gọi kiểm soát thuốc phiện ( ám chỉ người Trung Hoa) và cấm dùng và nhập cảng thuốc phiện vào năm 1909.
Mặc dù các nhà bào chế dược phẩm vận động mạnh mẽ , năm 1906 cơ quan Thực Dược Phẩm thuần túy Hoa Kỳ phải trả tiền để cấm bày bán tự do các loại dược phẩm gây nghiền. Mãi tới năm 1914 đạo luật Harrison Narcotic Act cho phép chính phủ Hoa Kỳ kiểm soát việc bán thuốc phiện.Rồi tới năm 1938,có tới 25,000 bác sĩ bị ra tòa vì dùng thuốc cấm và 3000 vị “được” đưa vào nhà pha.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Hồng Anh sưu tầm