Vĩnh biệt nhà văn kiếm hiệp Kim Dung

Vĩnh biệt nhà văn kiếm hiệp Kim Dung

Cuộc đời như truyện 

Vĩnh biệt nhà văn kiếm hiệp Kim Dung: Cuộc đời như truyện

Báo chí quốc tế vừa đưa tin, nhà văn - tiểu thuyết gia kiếm hiệp lừng danh Kim Dung, cha đẻ các nhân vật Lệnh Hồ Xung, Cô Gái Đồ Long, Tiểu long Nữ, Tiêu Phong… đã mất ngày 30-10 vì bệnh.  

Nhà văn Kim Dung qua đời tại bệnh viện ở Hong Kong do bệnh tật, tuổi già. Ông thọ 94 tuổi.

Vĩnh biệt nhà văn kiếm hiệp Kim Dung: Cuộc đời như truyện - ảnh 1

Nhà văn viết kiếm hiệp hàng đầu Trung Quốc

Nhà văn Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại Chiết Giang, Trung Quốc trong một gia đình danh gía. Ông cố ông là một nhà thơ nổi tiếng, ông nội ông tri huyện Đan Dương tỉnh Giang Tô, cha ông là người buôn bán.

Kim Dung bắt đầu viết tiểu thuyết kiếm hiệp năm 1952 với tác phẩm đầu tay là Thư kiếm ân cừu lục và ngay lập tức tác phẩm này được yêu thích, bán rất chạy.

Từ đó ông chuyên tâm sáng tác tiểu thuyết kiếm hiệp với tổng cộng 15 bộ, tất cả các bộ đều nổi tiếng và được chuyển thể thành phim nhiều lần như: Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Cô gái đồ long, Thiên Long bát bộ, Tiếu ngạo giang hồ, Bích huyết kiếm, Hiệp khách hành…

Bộ tiểu thuyết kiếm hiệp cuối cùng ông viết là vào năm 1972 với tên Lộc đỉnh ký, cũng là bộ truyện kỳ lạ, đặc sắc, được đánh giá cao nhất của ông về văn chương, xây dựng tính cách nhân vật, tình huống, tính châm biếm, hiện thực phê phán xã hội…

Vĩnh biệt nhà văn kiếm hiệp Kim Dung: Cuộc đời như truyện - ảnh 2
Nhà văn Kim Dung và người vợ đầu.

Hầu hết các tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung đều ly kỳ, hấp dẫn với nhiều tình tiết biến hóa khôn lường, nhiều nhân vật độc đáo về tính cách, có tính điển hình cao nên đã đi vào đời sống như một hình tượng ẩn dụ: phóng khoáng như Lệnh Hồ Xung, ngạo nghễ chính trực như Tiêu Phong, ngụy quân tử như Nhạc Bất Quần, lưu manh thời đại như Vi Tiểu Bảo…

Vĩnh biệt nhà văn kiếm hiệp Kim Dung: Cuộc đời như truyện - ảnh 3
Người vợ thứ ba thua ông 28 tuổi ông gặp trong một quán ăn.

Vĩnh biệt nhà văn kiếm hiệp Kim Dung: Cuộc đời như truyện - ảnh 4
Bà theo ông đến trọn cuộc đời.

Không chỉ ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung mới được bán chạy. Ở Việt Nam trước 1975, độc giả say mê truyện kiếm hiệp của Kim Dung như điếu đổ qua văn phong dịch thuật của dịch giả Hàn Giang Nhạn. Còn Kim Dung trở thành nhà văn Trung Quốc có sách bán chạy nhất mọi thời đại với hơn 300 triệu bản sách đã được bán khắp thế giới.

Đời cũng như kiếm hiệp

Nếu trong truyện kiếm hiệp Kim Dung có những nhân vật tư chất kỳ tài, có những cá tính đặc biệt, đa tình, tình cảm phức tạp, nhiều mỹ nhân thì Kim Dung ngoài đời cuộc sống cũng có nhiều sự hay ho, đặc biệt và đau thương, ngang trái, tranh đấu như truyện của ông.

Từ nhỏ ông đã yêu thiên nhiên, ham đọc sách với tàng thư sách cổ quý hiếm nổi tiếng của gia tộc chẳng khác gì các tàng thư võ học trong truyện của ông và học cực giỏi. 13 tuổi ông đã viết quyển sách hướng dẫm luyện thi vào sơ trung, 15 tuổi viết sách hướng dẫn cho người luyện thi cao trung, tức bạn đồng học. Cả hai quyển sách này của ông đều được xuất bản và bán chạy.

Vĩnh biệt nhà văn kiếm hiệp Kim Dung: Cuộc đời như truyện - ảnh 5
Nữ diễn viên Hạ Mộng - người tình trong mộng của ông là nguyên tác ông mô tả sắc đẹp của nhiều nhân vật nữ tuyệt sắc nên thơ 

16 tuổi ông liên tục viết truyện trào phúng, viết báo đã kích những sự trái tai, bất công trong trường học nên có lúc phải chuyển trường, buộc thôi học.

19 tuổi ông tham gia viết rất nhiều tờ báo về chính trị, thành lập những tờ báo riêng cho mình như Hong Kong Minh Báo, tự mình làm chủ biên… Có lúc ông xin vào làm ở thư viện để đọc rất nhiều sách, từ đó viết ra các tiểu thuyết kiếm hiệp lừng danh.

Vĩnh biệt nhà văn kiếm hiệp Kim Dung: Cuộc đời như truyện - ảnh 6
Nữ diễn viên Lưu Diệc Phi vào vai Vương Ngữ Yên - một vẻ đẹp băng thanh ngọc khiết Kim Dung xây dựng trong truyện  Thiên Long bát bộ từ mối tương tư, si tình nàng Hạ Mộng ngoài đời.

Ông có ba người vợ. Người vợ đầu con nhà danh gía. Người vợ thứ là bạn đồng làm báo cùng ông, sinh cho ông bốn người con, hai trai hai gái. Người vợ thứ ba là một nhân viên phục vụ, nhỏ hơn ông 28 tuổi và đã sống cùng ông đến cuối cuộc đời. Nhưng như nhân vật Đoàn Dự tương tư Vương Ngữ Yên, đời ông say mê sắc đẹp của nữ nghệ sĩ Hạ Mộng nhưng bà lại lãng tránh ông như Vương Ngữ Yên yêu Mộ Dung Phục vậy.

Các con ông không ai theo nghề văn. Người con trai cả tự tử vì tình. Người con trai thứ hai làm đầu bếp. Người con gái thứ ba bị điếc làm báo cùng cha. Người con gái út theo ngành hội họa. Nhưng ông bảo mình không có gì để nuối tiếc khi con không theo nghiệp văn. Bởi theo ông, văn cũng như đời, nhân vật của ông trọng nhất là bản ngã. Không gì vui thú bằng việc một người được sống theo niềm yêu thích của mình.

*********

7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung

Kim Dung là một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất trong nền văn học Trung Quốc hiện đại. Sự nổi tiếng của những tác phẩm do ông viết khiến ông được coi là người viết tiểu thuyết võ hiệp thành công nhất lịch sử.

Lộc Đỉnh Ký

7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung-1

Trong loạt sách kiếm hiệp nổi tiếng của Kim Dung, Lộc Đỉnh Ký là một trong những tác phẩm được yêu thích nhất. Nếu ở các tác phẩm khác, nhân vật chính là các hiệp khách võ công cao cường, nhân tâm hiệp cốt, trừ gian diệt bạo, thì Lộc đỉnh ký mang màu sắc mới lạ, thu hút ở chỗ nhân vật chính xuất thân hèn kém và hoàn toàn không phải người chính trực.

Vi Tiểu Bảo là một nhân vật có khắc họa khá đặc biệt, tuy không biết chữ, chẳng biết võ công, nhưng nhờ có miệng lưỡi trơn như mỡ, óc thực dụng, tính ích kỷ, tiểu nhân điển hình cộng với đầu óc linh hoạt ứng biến nhanh nhạy mà đạt được nhiều thành công, danh lợi.

Vi Tiểu Bảo có những nét hao hao giống những nhân vật chính mà Kim Dung đã dàn dựng: trọng tình nghĩa bạn bè, bị đưa đẩy vào những tình thế tiến thoái lưỡng nan, yêu một cuộc sống bình dị... nhưng cũng bao gồm những tính khác như tiểu nhân gian xảo, mưu mô thủ đoạn...

Qua đó Kim Dung cũng xây dựng một nhân vật điển hình cho một bộ phận dân tộc Trung Quốc tương phản với AQ của Lỗ Tấn.

Tuyết Sơn Phi Hồ

7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung-2

Tuyết Sơn Phi Hồ là ngoại hiệu của Hồ Phỉ trẻ tuổi, trí tuệ và võ công hơn người. Câu chuyện xảy ra từ hơn một trăm năm trước, bốn vệ sĩ trung thành của Sấm Vương Lý Tự Thành là bốn họ Hồ, Miêu, Điền, Phạm, bốn người kết nghĩa anh em, cùng nhau sinh tử và đều trung thành với Lý Tự Thành.

Tuy nhiên vì hiểu lầm Hồ phản bội mà ba anh em đã tìm để giết. Mối thù kéo dài đến mấy đời sau. Cuộc gặp gỡ định mệnh dẫn đến tình yêu giữa Hồ Phỉ và Miêu Nhược Lan liệu có hóa giải được mối thâm thù, ân oán tổ tiên?

Thần Điêu Đại Hiệp

7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung-3

Thần điêu hiệp lữ là một tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, còn có tên khác là Thần Điêu đại hiệp. Tác phẩm được đăng tải lần đầu tiên trên tờ Minh báo vào ngày 20 tháng 5 năm 1959 và liên tục trong ba năm.

Thần Điêu hiệp lữ là phần hai trong bộ Xạ điêu tam bộ khúc, được đánh giá là tiểu thuyết võ hiệp viết về tình yêu hay nhất của Kim Dung. Bối cảnh của Thần điêu hiệp lữ là vào cuối thời Nam Tống, khi quân Mông Cổ đã lớn mạnh, tiêu diệt hầu hết châu Á, châu Âu, đang trực tiếp uy hiếp an nguy của Nam Tống.

Thiên Long Bát Bộ

7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung-4

Tác phẩm lấy bối cảnh thời Tống Triết Tông giai đoạn đánh dấu chế độ phong kiến Trung Quốc chuyển từ thịnh sang suy. Sáu nước: Lý, Tống, Liêu, Kim, Yên lúc thì liên kết đồng minh, lúc lại nhòm ngó, thôn tính lẫn nhau.

Trong mớ bòng bong mâu thuẫn ấy, nổi bật lên xung đột hai nước Tống - Liêu với đỉnh điểm tập trung vào KIều Phong (nay là Tiêu Phong) - nhân vật có số phận tận cùng bất hạnh và nhân cách tuyệt vời cao thượng.

Có thể nói, Thiên Long Bát Bộ đã vượt qua giới hạn của tiểu thuyết lịch sử truyền thống, đồng thời cũng vượt qua giới hạn của tiểu thuyết võ hiệp, làm nên đỉnh cao trong sự nghiệp của Kim Dung.

Ỷ Thiên Đồ Long Ký

7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung-5

Ỷ Thiên Đồ Long Ký là cuốn cuối cùng trong bộ tiểu thuyết Xạ điêu tam khúc. Tiểu thuyết được xuất bản lần đầu năm 1961 tại Hồng Kông, Trung Quốc bởi Hương Cảng Thương báo và sau đó bản tiếng Việt đã được xuất bản tại Việt Nam bởi Nhà xuất bản Văn học.

Câu chuyện xoay quanh truyền thuyết về Đồ Long đao và Ỷ Thiên kiếm là hai báu vật trong võ lâm, nếu ai nắm được cả hai thứ đó sẽ hiệu triệu được thiên hạ:

Kiếm Ỷ Thiên là thanh kiếm được Quách Tĩnh và Hoàng Dung rèn thành cùng với Đồ Long đao. Trong kiếm Ỷ Thiên được Quách Tĩnh và Hoàng Dung cất giấu bí mật là pho võ công thượng đẳng Cửu Âm Chân Kinh. Bộ Võ Mục Di Thư được giấu trong Đồ Long đao, nhờ đó mà đánh thắng quân Nguyên. Kiếm sắc bén vô cùng không vũ khí nào so bì được.

Vì thế giang hồ có câu "Ỷ Thiên bất xuất, thùy mã tranh phong". Cây kiếm về sau được lưu truyền bởi Quách Tương, người sáng lập ra phái Nga Mi và truyền nhiều đời cho chưởng môn của giáo phái.

Sau khi bị Triệu Mẫn cướp, kiếm lại bị Chu Chỉ Nhược dùng mưu mẹo ăn cắp và khám phá ra bí mật của kiếm để từ đó luyện thành Cửu Âm Bạch Cốt trảo. Về sau kiếm bị gãy.

Độc Cô Cửu Kiếm

7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung-6

Một đôi sư huynh, muội đẹp trai xinh gái lặn lội giang hồ truy tìm nguồn gốc một vụ nghi án trong môn phái. Họ phải bôn ba lên tận Tuyết Sơn băng đóng ngàn năm, dọc đường phải trải qua biết bao hiểm nguy sống chết buồn vui...

Sư huynh là người có võ công trác tuyệt khôi ngô tuấn tú nên đã làm rung động biết bao trái tim phụ nữ.

Sư muội xinh đẹp dọc đường phải cải dạng nam trang, bị số phận trớ trêu trở thành vợ một tên đại ma đầu, phải chịu đựng biết bao tủi nhục.

Ác ma muốn độc chiếm kho báu, xưng bá võ lâm, gian dâm phụ nữ gây nên bao huyết án bí hiểm rồi lại tụ tập quần ma tàn bạo tàn hại võ lâm giang hồ...

Những cảnh đời bí hiểm, những mưu kế xảo quyệt, những trận ác đấu ly kỳ hấp dẫn khiến người xem phải ngạc nhiên, bị cuốn hút theo những trang truyện kinh tâm động phách.

Tiếu Ngạo Giang Hồ

7 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhà văn Kim Dung-7

Tiếu ngạo giang hồ là tên một nhạc khúc không lời, viết cho đàn thất huyền cầm và sáo, do hai người bạn tri âm tri kỉ Lưu Chính Phong của phái Hành Sơn (Chánh giáo) và Khúc Dương (trưởng lão của Triêu dương thần giáo - thường gọi là Ma giáo) viết ra và diễn tấu.

Câu chuyện bắt đầu khi phái Thanh Thành của Dư Thương Hải từ Xuyên Tây xuống Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, tấn công và tiêu diệt Phước Oai tiêu cực, đẩy chàng trai Lâm Bình Chi vào cảnh nhà tan người chết, phải quy đầu làm môn hạ phái Hoa Sơn.

Đại đệ tử phái Hoa Sơn Lệnh Hồ Xung là một chàng trai lãng mạn, đã gây sự với phái Thanh Thành và ra tay giải cứu ni cô Nghi Lâm của phái Hằng Sơn thoát khỏi tên dâm tặc Điền Bá Quang, đã bị sư phụ Nhạc Bất Quần phạt lên đỉnh núi sám hối một năm.

Chính trong thời gian sám hối này, Lệnh Hồ Xung đã mất người tình, người bạn nhỏ Nhạc Linh San. Cô gái nông nổi này đã phụ rẫy mối tình của đại sư ca, đi theo gã mặt trắng Lâm Bình Chi điển trai và hát khúc sơn ca Phúc Kiến "Chị em lên núi hái chè...".

 

Nam Mai st

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %30 %184 %2018 %23:%10
back to top