SỐNG VÀ CHẾT Ở THƯỢNG HẢI

 
Related image
 

 
 
Image result for Cuộc sống và cái chết ở Thượng Hải
 
 
  SỐNG VÀ CHẾT Ở THƯỢNG HẢI  

(Nguyên tác: Life and death in Shanghai)
Image result for life and death in shanghai  photos

Dịch giả: Đặng Thiền Mẫn
Image result for Cuộc sống và cái chết ở Thượng Hải
Sống và chết ở Thượng Hải là một trong những cuốn sách bán chạy nhất năm 1987 tại Mỹ, chỉ riêng lần in đầu đã bán hết ngay 200.000 bản. Tác phẩm được in đi in lại nhiều lần, dịch và xuất bản ở nhiều nước. Tác giả của tác phẩm này là Trịnh Niệm, bà tên thật là Du Niệm Viên, sinh năm 1915, từng du học tại nước Anh. Bút danh Trịnh Niệm hình thành từ họ của chồng và chữ đệm của tên bà. Chồng bà, ông Trịnh Thái Kỳ làm Tổng Giám đốc hãng Shell tại Thượng Hải. Sau khi ông qua đời vì bệnh ung thư, Hãng Shell mời bà Trịnh Niệm làm cố vấn cho Hãng. Từ năm 1966, khởi đầu thời kỳ Cách mạng Văn hoá, bà Trịnh Niệm bị bắt giam và đày đọa đến năm 1973 mới được trả tự do. Vậy mà mãi bảy năm sau, tháng 9-1980 bà mới rời Trung Quốc – Tổ quốc yêu thương của mình - sang sống ở Canada, và ba năm sau định cư tại Washington (Hoa Kỳ).

Sống và chết ở Thượng Hải là một tiểu thuyết tự truyện, nguyên gốc tiếng Anh, do Nhà xuất bản Penguin Books xuất bản năm 1987. Tác phẩm như một bức tranh toàn cảnh về Trung Quốc thời kỳ Cách mạng Văn hoá đầy bi kịch, đầy máu và nước mắt. Thông qua lối kể chuyện dung dị bằng những chi tiết chân thực, những hình ảnh vô cùng sống động về cuộc đàn áp khổng lồ trên toàn cõi Trung Quốc, người đọc khi thì run sợ, lúc thì hồi hộp, lo lắng, lúc thì bùng lên căm giận… như chính mình đang sống trong Cách mạng Văn hoá. Tác phẩm làm ta hiểu rõ được thân phận của giới trí thức Trung Quốc, cũng như của toàn thể nhân dân lao động – những người lương thiện, yêu nước, những người lao động bị chà đạp, bị nghiền nát bởi bè lũ Giang Thanh. 

Sống và chết ở Thượng Hải được viết bởi một con người tràn đầy lòng nhân hậu. Nhờ thế mà tác phẩm có tính nhân văn cao, sức thuyết phục, hấp dẫn lớn.

Cuộc đời đau thương và kiên cường của tác giả cuốn sách best-seller ‘Cuộc sống và cái chết ở Thượng Hải’

Nien Cheng sinh năm 1915 trong một gia đình danh giá ở Bắc Kinh. Tên khai sinh của bà là Yao Nianyuan. Ông nội của bà là một nhà Nho sống vào cuối triều Thanh, đầu thời nước Cộng hòa Trung Hoa. Cha bà là một vị tướng.
 
Nien Cheng vừa xinh đẹp lại vừa thanh lịch tao nhã. Khi học tại trường Trung học Tianjin Nankai, bà đã xuất hiện trên bìa của tờ họa báo “Pei-Yang, Tientsin” tới 4 lần.
Bà Nien Cheng học tại Đại học Yanjing trước khi đến London học cao học tại trường Khoa học chính trị và kinh tế London. Và bà đã giành được tấm bằng thạc sĩ danh giá của trường này. Trong thời gian sống ở London, bà đã kết hôn với người bạn học, Tiến sĩ Kang-chi Cheng. Hai vợ chồng bà sớm có con gái đầu lòng đáng yêu.
Hai vợ chồng bà Nien Cheng sớm có con gái đầu lòng đáng yêu. (Ảnh: sohu.com)
 
Cuộc sống của gia đình nhỏ tưởng cứ thế êm ấm trôi qua ở London hoa lệ. Thế nhưng, năm 1949, Nien Cheng quyết định cùng chồng quay trở lại Thượng Hải sinh sống. Họ chẳng mảy may biết rằng quyết định trở về cố hương xuất phát từ tấm lòng yêu nước của họ sẽ chỉ được đền đáp bằng sự khốn khổ đến tận cùng.
Năm 1957, chồng bà Nien Cheng qua đời vì ung thư khi bà mới có 42 tuổi. Cái chết của chồng đã không làm bà gục ngã, bà vẫn sống một cuộc đời rất kiên cường và lạc quan. Bà vẫn nghĩ rằng sẽ dành phần đời còn lại ở Thượng Hải cùng con gái.
 
Tuy nhiên, vào mùa hè năm 1966, có hai người khách không mời đã đến nhà của bà Nien. Ngay lập tức, ngôi nhà của bà bị lục tung và bà bị dán nhãn là người của phe cánh hữu, là giai cấp tư sản. Thậm chí, sau đó bà còn bị buộc tội là gián điệp do đã có thời gian trước đó sống ở nước ngoài.
 
6 năm rưỡi ác mộng tại “Trại tạm giam giữ thứ nhất” khét tiếng bắt đầu. Lúc đó, Nien Cheng đã hơn 50 tuổi. Bà thấy chồng mình thật may mắn vì đã ra đi sớm. “Kể từ khi chồng tôi chết, đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy ông ấy thật hạnh phúc vì đã rời xa thế giới sớm và vì thế, ông ấy đã thoát khỏi cảnh bị bức hại và ngược đãi thật khủng khiếp. Tạ ơn Chúa là ông ấy đã ra đi”, bà Nien Cheng chia sẻ.
Nien Cheng lấy bằng thạc sĩ từ Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn, kết hôn và trở về Thượng Hải. (Ảnh: Secret China)

Trong tù, Nien Cheng phải chịu đựng tất cả các loại thống khổ. Bà thường xuyên bị bỏ đói, tra tấn, đánh đập và bức hại về tinh thần. Sự tuyệt vọng vì bị cô lập, bất lực cũng như những tra tấn về thể xác và tinh thần sẽ dễ dàng khiến bất cứ ai trong hoàn cảnh khốn khổ đó cũng không còn khao khát được sống. Nhưng người phụ nữ Nien Cheng lại chưa bao giờ từ bỏ tình yêu với cuộc sống của mình. Bà mua 1 cái chổi để quét dọn nhà tù, tự chế một cái bọc để bọc bồn rửa mặt cho khỏi bẩn. Bà thậm chí còn duy trì tập luyện để giữ cho mình luôn tỉnh táo.
 
Có những người mà bất chấp cuộc sống đang rơi vào chốn bùn lầy nước đọng, nhìn họ vẫn như ánh sao trên bầu trời. Dù ở hoàn cảnh nào, họ cũng tìm thấy niềm vui từ những điều hiện hữu xung quanh. Trong góc của nhà tù, nơi quyền tối thiểu của con người cũng bị tước đoạt, Nien Cheng vẫn được truyền cảm hứng từ những gì giản đơn quanh bà: đó có thể chỉ là tấm lưới mượt mà êm ái của con nhện; là khi bà được ra ngoài giải lao, bà vui sướng ngắm những bông hoa dại. Mặc dù sống trong điều kiện nhà tù rất tồi tệ, bà vẫn trở nên khác biệt hẳn với các tù nhân khác – một thi sĩ lãng mạn.
 
Trong 6 năm ác mộng đó, bà Nien Cheng chưa từng đòi hỏi hay chờ đợi lòng nhân từ khi bà bị tra tấn. Bà thản nhiên nói: “Điều đó quá ngây thơ và không lịch sự”. Bà cũng không bao giờ thừa nhận bất kỳ lời buộc tội nào và không khai báo với bất kỳ ai. Thời gian đó, mỗi khi phải ký vào tờ giấy thú nhận của mình đã được người của nhà tù soạn sẵn, bà thường ghi thêm từ “không thừa nhận tội lỗi” vào cạnh từ “tội lỗi”, bất chấp việc ngay sau đó bà sẽ bị trừng phạt.
Mặc dù Đảng cộng sản muốn kết án bà, Nien Cheng tin tưởng chắc chắn rằng số phận bà sẽ được viết lại.
Dinh thự cũ của Nien Cheng ở Thượng Hải. (Ảnh: Secret China)

Năm 1973, Nien Cheng cuối cùng đã được tuyên bố trắng án. Khi đó bà đã gần 60 tuổi, ra tù mang theo rất nhiều vết thương về tinh thần và thể xác. Tuy nhiên, bà còn phải chịu đựng một nỗi đau còn lớn hơn khi trở về: Cô con gái duy nhất của bà được thông báo là đã chết do tự tử.
 
Nien Cheng, người phụ nữ rắn rỏi, người chưa bao giờ rơi nước mắt trong tù dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt thế nào, cuối cùng đã khóc đau đớn sau khi biết tin về cái chết của con gái. “Tôi cố gắng hết sức để sống sót và phải chịu rất nhiều nỗi đau đớn để có thể trở về. Nhưng thời điểm này, tất cả mọi thứ đã chẳng còn ý nghĩa gì nữa; tôi đã chẳng còn gì và tôi cảm thấy trống rỗng” – bà thốt lên trong đau đớn.
 
Bà không tin rằng con gái mình đã tự tử. Bà tích cực phục hồi sức khỏe sau những trận ốm đau, sau những mất mát đau thương. Nien Cheng sửa sang lại ngôi nhà xưa và dùng tất cả những mối quan hệ mà bà có để điều tra sự thật về cái chết của con mình. Bà đã phát hiện rằng, con gái bà đã bị đánh tới chết và sau đó bị ném ra ngoài từ ban công. Năm 1980, Nien Cheng đã 65 tuổi. Bà quyết định rời Trung Quốc, một nơi toàn những ký ức buồn đau. Khi bà đặt chân lên tàu thẳng tiến sang Mỹ, rời khỏi Thượng Hải, trái tim Nien Cheng rối bời và đau đớn.
 
Bà xót xa: “Tôi sẽ rời ngôi nhà mình mãi mãi, và trái tim tôi tan vỡ, hoàn toàn tan vỡ. Chỉ có Thượng đế mới biết tôi đã làm việc chăm chỉ để trung thành với đất nước như thế nào. Cuối cùng, tôi đã hoàn toàn thất bại nhưng tôi vô tội”.
Ở tuổi 65, Nien Cheng nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới ở xã hội văn minh – lái xe trên đường cao tốc, đi siêu thị, và thanh toán ngân hàng bằng thẻ tín dụng.
Nien Cheng (phải) và con gái (trái). (Ảnh: NTDTV)
 
Năm 1987, bà xuất bản cuốn “Cuộc sống và cái chết ở Thượng Hải” bằng tiếng Anh. Bằng máu và nước mắt, bà đã viết về khoảng thời gian khủng khiếp ở Thượng Hải. Cuốn sách đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất cả ở châu Âu và Mỹ. Khi viết sách, bà sử dụng bút danh là Nien Cheng. Đó là để tưởng nhớ chồng và con gái của bà.
Năm 1987, bà xuất bản cuốn “Cuộc sống và cái chết ở Thượng Hải”. (Ảnh: sohu.com)

Sau khi “Cuộc sống và cái chết ở Thượng Hải” trở nên nổi tiếng, Nien Cheng thường xuyên được mời làm diễn giả. Bà đóng góp phần lớn nguồn thu nhập từ công việc này cho một trường đại học ở Mỹ để hỗ trợ những sinh viên Trung Quốc. Bà vẫn hy vọng đóng góp chút công sức cho quê hương thông qua những nỗ lực của mình.
 
Năm 1988, khi Nien Cheng diễn thuyết ở Hawai, bà đã rải tro cốt của chồng và con gái xuống Thái Bình Dương, bà tin rằng đại dương sẽ mang họ trở về đất mẹ.
Bà Nien Cheng qua đời ở tuổi 94 và tro cốt của bà cũng được rải xuống Thái Bình Dương như nguyện vọng của bà. Bởi làm như vậy, gia đình ba người của bà sẽ được đoàn tụ ở sông Huangpu quê nhà./.
Nien Cheng thường xuyên được mời làm diễn giả. Bà đóng góp phần lớn nguồn thu nhập từ công việc này cho một trường đại học ở Mỹ để hỗ trợ những sinh viên Trung Quốc. (Ảnh: NTDTV) 
 

Tiểu thuyết “Sống và chết ở Thượng Hải” của nhà văn Trịnh Niệm

Lưu Xuân Diễm –
1. Mở đầu
 
Trong văn học thế giới, văn học Trung Quốc nổi lên như một nền văn học lớn, có lịch sử lâu dài và ngày càng phát triển với nhiều thành tựu rực rỡ. Việc tìm hiểu văn học Trung Quốc là hết sức cần thiết để hiểu thêm về nền văn học này cũng như xác định vị thế của nó. Cho đến ngày nay, những thành tựu mà văn học Trung Quốc đạt được đã có nhiều giá trị to lớn đóng góp nào nền văn học thế giới. Tìm hiểu văn học Trung Quốc là tìm hiểu về một thế giới nghệ thuật ngôn từ phong phú và sâu sắc. Cũng như diễn trình lịch sử, văn học Trung Quốc cũng trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những biến động và thay đổi khác nhau. Đặc biệt là sau  khi kết thúc “Đại Cách mạng văn hóa”, Trung Quốc bước vào thời kì Cải cách mở cửa, văn học thời kì này trong sự va đập giữa hiện đại và truyền thống, giữa Trung Quốc và thế giới, đã có được tiếng nói riêng để chào đón thế kỉ mới.
 
 
Ở thời kì này các nhà văn cũng đã đưa ra những quan điểm mới để thay đổi cách viết cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Đặng Tiểu Bình đã “cởi trói” cho văn nghệ, ông đề xướng “các hình thức phong cách khác nhau tự do phát triển”, “các quan điểm và học phái khác nhau tự do thảo luận”, cần phát huy tinh thần sáng tạo của cá nhân nhà văn. Ông còn nhấn mạnh: “Chúng ta không tiếp tục nêu ra khẩu hiệu văn nghệ tòng thuộc chính trị nữa, bởi vì khẩu hiệu này dễ trở thành căn cứ lý luận để can thiệp vào văn nghệ. Thực tiễn chứng minh, đối với sự phát triển văn nghệ thì khẩu hiệu trên hại nhiều lợi ít. Từ nay trở đi đổi thành văn nghệ phục vụ nhân dân, văn nghệ phục vụ chủ nghĩa xã hội.” Nhờ vào chính sách văn nghệ cởi mở như vậy mà văn học Trung Quốc bước sang thời kì nở rộ, đạt được những thành tích đáng ghi nhận với số lượng tác phẩm ngày một gia tăng, đội ngũ nhà văn lớn mạnh, thể tài tác phẩm ngày càng đa dạng.
 
Mở đầu là sự xuất hiện dòng “văn học vết thương”, “văn học phản tư”, “văn học tầm căn”, đến cuối thập niên 80 xuất hiện “tiểu thuyết tiền phong”, “tiểu thuyết tân tả thực” và đến những năm 90 thì bắt đầu xuất hiện dòng văn học “thế hệ mới sinh”, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường. Nhiều tác phẩm của các dòng văn học nói trên đã đạt được những giải thưởng lớn như giải thưởng văn học Lỗ Tấn, Mao Thuẫn… Những tác phẩm được giải bao gồm các thể tài như thơ ca, kịch nói, ký sự… nhưng thành tựu chủ yếu vẫn là tiểu thuyết. Những tiểu thuyết gia nổi tiếng có thể kể đến đó là Trương Hiền Lượng, Tưởng Tử Long, Phùng Kí Tài, Giả Bình Ao, Cao Hiểu Thanh, Trương Khiết, Thiết Ngưng, Trì Lợi… và đặc biệt là nữ văn sĩ Trịnh Niệm với tiểu thuyết “Sống và chết ở Thượng Hải”. Cuốn hồi ký này được viết bằng tiếng Anh do Nhà xuất bản Penguin Books ấn hành năm 1987, chỉ riêng lần in đầu lượng sách đã là 200.000 bản. Nội dung cuốn truyện kể lại cuộc đời sóng gió của bà trong những năm Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc và đây có thể gọi là một bi kịch xã hội Trung Quốc thời đó.
 
Nữ văn sĩ Trịnh Niệm sinh 28/01/1915, ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Năm 1935, Trịnh Niệm du học ở trường Kinh tế London. Bút danh Trịnh Niệm hình thành từ họ của chồng và chữ đệm của tên bà. Chồng bà, ông Trịnh Thái Kỳ làm Tổng Giám đốc hãng Shell tại Thượng Hải. Sau khi ông qua đời vì bệnh ung thư, hãng Shell mời bà Trịnh Niệm làm cố vấn cho hãng. Từ năm 1966, khởi đầu thời kỳ Cách mạng văn hoá, bà Trịnh Niệm bị bắt giam và đày đọa đến năm 1973 mới được trả tự do. Bảy năm sau, tháng 9/1980 bà mới rời Trung Quốc, tổ quốc yêu thương của mình, sang sống ở Canada và ba năm sau định cư tại Washington, Hoa Kỳ. Cuốn tự truyện “Sống và chết ở Thượng Hải” của Trịnh Niệm là một trong những cuốn sách khắc họa khá rõ nét cuộc Cách mạng văn hóa thông qua số phận của một con người, mà con người ấy lại chính là tác giả. Một hành trình nếm trải những khổ đau, giành giật sự sống khi một mình phải đương đầu với thử thách, khó khăn. Đồng thời, cuốn tiểu thuyết còn phê phán “Đại Cách mạng văn hóa” đã vùi dập trí thức; tố cáo lũ Hồng vệ binh ngu xuẩn và tàn bạo; thể hiện bi kịch trong gia đình và đặc biệt là gia đình của tác giả. Sức thuyết phục của “Sống và chết ở Thượng Hải” là thái độ bình tĩnh, nhân tình, nhìn rõ được nguyên nhân, mục đích của Cách mạng văn hóa và được viết bằng giọng văn đượm một nỗi u uất không thể từ bỏ được. Bà không hề oán trách mà chỉ là thuật lại cho mọi người biết ở Trung Quốc, tổ quốc thân yêu của bà, đã có một thời như thế. Tất cả những điều ấy đã làm nên cái hay, cái hấp dẫn và sức thuyết phục kì diệu cho tác phẩm.
 
2. Nội dung
2.1. Những mặt trái của “Đại Cách mạng văn hóa”
 
Cuốn tiểu thuyết tự truyện “Sống và chết ở Thượng Hải” của Trịnh Niệm gồm 18 chương, mỗi chương được đặt tên cụ thể làm cho người đọc dễ dàng nhận thấy được nội dung của từng phần. “Sống và chết ở Thượng Hải” đã ghi lại rất chân thực những gì diễn ra trong những năm “Đại Cách mạng văn hóa” do đích thân Giang Thanh và phe nhóm chỉ đạo, bởi vì bà là người chứng kiến tất cả sự việc ấy. Gia đình Trịnh Niệm là một gia đình trí thức. Chồng bà là tổng quản lí công ty Shell tại Thượng Hải. Ông chết vì bệnh ung thư. Sau khi chồng chết, bà được chọn làm cố vấn cho công ty, bà sống với người con gái độc nhất Mai Bình là một diễn viên. Cuộc giành giật ngôi thứ phe phái ở Trung Quốc đã dẫn đến cuộc Cách mạng văn hóa… Những trí thức như bà đều bị coi là thuộc một trong những thành phần bị những Hồng vệ binh đấu tố… 
 
Họ đã hạ bệ hàng loạt những trí thức nổi tiếng, với những quan niệm giai cấp có thể gọi là ấu trĩ, với sự cuồng tín, sùng bái đến mù quáng “lãnh tụ vĩ đại”, sự lợi dụng đám Hồng vệ binh vào những mưu toan, thủ đoạn chính trị để tranh lại quyền lực mà phe phái họ đã đánh mất. Những trí thức yêu nước trở thành những nạn nhân trực tiếp như: Đào Phương, cựu trưởng Ban Kế toán của xí nghiệp Shell; là vợ chồng giáo sư Henry- Wennie, những trí thức Trung Hoa du học ở nước ngoài; là Lâm Phong Miên, một họa sĩ có tài rất nổi tiếng, đã có thời đứng đầu Viện Nghệ thuật Hàng Châu; là Hồ, một kĩ sư trưởng; là Lý Chân, chủ nhiệm khoa Dương cầm ở Nhạc viện Thượng Hải, một phụ nữ hết lòng yêu nghề và yêu Tổ Quốc. 
 
Tất cả họ đều tài hoa và hết lòng vì đất nước nhưng lại bị đàn áp và có những kết cục bi thương, những kẻ dẫn đầu trong cuộc Cách mạng văn hóa không để cho người giàu và trí thức sống yên ổn, đóng góp tài sản, trí tuệ và tài năng, họ chèn ép đến nổi Lý Chân phải tự tử chết bên cây đàn dương cầm: “trong nhà sặc sụa khí đốt với dòng chữ để lại: Tôi đã cống hiến hết sức mình cho môn đệ của tôi”. Và cuối cùng là tấn bi kịch của chính tác giả, bà đã dựng lại không khí từ buổi ban đầu cho đến khi bùng nổ cuộc Cách mạng văn hóa. Trịnh Niệm miêu tả rất sinh động những cảnh khai thác, đấu tố, hù dọa, áp đặt, những cảnh Hồng vệ binh áp đảo đến nhà, đập phá, nhân danh các tiểu tướng của Cách mạng văn hóa làm thứ công việc chẳng có văn hóa một chút nào.
 
Cuốn tự truyện “Sống và chết ở Thượng Hải” được xuất bản năm 1987 nhưng lấy bối cảnh mười năm trong cuộc Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc. Trong giai đoạn này người trí thức bị vùi xuống bùn đen, còn có luận điệu hoang đường cho rằng “trí thức càng nhiều càng phản động” làm cho số phận người trí thức càng thêm điêu đứng, họ cho rằng những người trí thức là gián điệp, trong khi đó tác giả bị nghi ngờ là điều hiển nhiên bởi Trịnh Niệm là người trí thức giàu có trong thời buổi đó.
 
Sau khi chồng bà qua đời, bà được mời làm cố vấn quản trị cho công ty Shell, bọn chúng nghi ngờ bà là gián điệp bởi vì chúng cho rằng:“Chồng bà là viên chức cao cấp của chính quyền phản động Quốc Dân Đảng và về sau làm tổng quản lí cho một xí nghiệp tư bản ngoại quốc”, bà đã biện minh cho chồng mình rằng: “Nhà tôi làm tổng quản lí cho công ty Shell ở Thượng Hải là có sự thỏa thuận của Bộ Công – Thương nghiệp của chánh quyền nhân dân” và “Ông nhà tôi làm viên chức của chánh quyền Quốc Dân Đảng, thì ông thấy đấy, năm 1949 nhà tôi đã ở lại Thượng Hải chớ đâu có chạy sang Đài Loan theo Quốc Dân Đảng. Vậy không đủ chứng tỏ ông nhà tôi ủng hộ cuộc Cách mạng của cộng sản và hoan nghênh chánh quyền hay sao?”. Bà đã rất bình tĩnh dù đang bị rất nhiều viên chức Đảng thẩm vấn, bà vẫn mạnh dạn, quyết liệt đưa ra những bằng chứng cho rằng mình và chồng mình không có tội. Trịnh Niệm đã ghi lại tất cả những tranh luận, những cuộc họp trong “Cách mạng văn hóa”; sự sâu xé, tranh giành quyền lực giữa các thế lực chính trị: “Điểm tranh luận là ai sẽ lãnh đạo cuộc Cách mạng văn hóa: guồng máy của Đảng hay nhóm người đặc biệt theo Mao, được Mao chỉ định làm chủ tịch ủy ban”.
 
Trong cuộc họp của Ủy ban Trung ương, Mao đã “kịch liệt tố cáo guồng máy chính quyền (đứng đầu là Lưu Thiếu Kỳ, chủ tịch nước) và Ban Bí Thư Trung Ương Đảng (đứng đầu là Đặng Tiểu Bình, tổng bí thư)”, bởi vì Mao cho rằng các bộ phận này đã thực thi những chính sách bảo vệ và phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản. Đó là lời tố cáo nặng nề nhưng sở dĩ Mao tố cáo như vậy là do ông đã kiểm soát được quân lực thông qua người được ông ta bảo trợ là Lâm Bưu, Bộ trưởng Quốc phòng. Sự tranh giành quyền lực ngày càng gay gắt, một bên tố cáo thì bên kia phải đưa ra bản tự phê để phần nào vớt vát lại địa vị và cứ thế hai bên xâu xé lẫn nhau.
Trong cuộc tranh giành ấy chủ tịch Mao đã chiến thắng “Năm 1953, tai họa giáng xuống khi Mao Trạch Đông mở màn chiến dịch “Tam phản ngủ phản” nhằm chống tệ tham nhũng, hối lộ và đối tượng là những nhà công nghiệp và các viên chức”, những chính sách của Mao đã khiến những người trong sạch như Tô Lôi bị cuốn vào và là mục tiêu của chiến dịch này. “Đảng chỉ thích “xài” những người chỉ biết mù quáng tuân phục và ca ngợi các đường lối, chính sách, bất kể đường lối chính sách nào của Đảng”. Những người không tuân thủ thì sẽ bị khai trừ như vợ chồng Lý Chân hay chính tác giả. Chúng ép Lý Chân đến mức phải tự tử: “Bọn vệ binh đỏ chặn một khúc cây ngang qua cổng nhạc viện và bắt chị chui qua và có ý nói chị là “con chó săn của bọn đế quốc Anh”. Chỉ vì chị đã theo học bên Anh! Chúng còn tổ chức một buổi đấu tố để bắt chị phải tự thú là “đã yêu thích nhạc phương Tây”.
 
Tác giả đã ghi lại toàn bộ sự kiện diễn ra trong mười năm hỗn loạn, những bất công, mưu mô, tính toán hòng nắm hết quyền lực giữa những phe phái, cuối cùng người nắm chính quyền là Mao Trạch Đông và ông đã đưa ra những chính sách, những kí kết để cho những người dưới quyền ông thực hiện những điều ông đã mưu tính từ lâu. Ông duyệt cho đạo quân Hồng vệ binh đầu tiên ở Bắc Kinh, chúc phúc cho họ và sứ mệnh của họ là thanh trừng khỏi đất nước “Bốn cái cũ”: văn hóa cũ, phong tục cũ, y phục kiểu cũ và lối tư duy cũ. Chính điều ấy đã khiến cho bọn Hồng vệ binh ngày càng lộng hành, bọn chúng đập phá, đốt những thứ son phấn, dầu thơm, quần áo may theo thời trang phương Tây, buộc phải thay tên các bảng hiệu thành “Phương Đông hồng”, “chặn xe buýt lại, phân phát truyền đơn thuyết giảng chánh trị cho những người đi xe và trừng phạt những người nào ăn mặc mà chúng không ưa”. Mọi nơi đều dán hình Mao và trên xe đạp thì ghi lời của Mao, xe nào không có thì bị chặn lại và bị cảnh cáo. Hành động của Hồng vệ binh ngày càng tăng và ngày càng hung hãn hơn. Chúng đến nhà của bà đập phá, tịch thu những thứ có giá trị làm tài sản nhà nước, “Nhiều tên vệ binh đỏ đang làm tung tóe, lộn xộn các bộ sưu tập đồ sứ”, còn “đem bộ ly uống rượu thời Khang Hi ra sàn xếp thành hàng trên sàn rồi giẫm đạp lên”, và bọn chúng còn “cầm bức tượng vung vẫy trong tay một cách hết sức vô ý vô tứ, tinh nghịch và nói: “Đây là tượng phật, mê tín dị đoan. Tao sẽ ném nó vào trong đống rác!”. Bọn chúng không chỉ đập phá nhà của bà mà còn đập phá những nhà lân cận, những kẻ không tuân thủ theo chỉ thị của Mao.
 
Trước hoàn cảnh như vậy Trịnh Niệm không hề khiếp sợ mà đưa ra những lí lẽ để thuyết phục bọn chúng ngưng ngay những hành động vô lí: “Tất cả những đồ cổ này đều thuộc về thời đại dĩ vãng. Dĩ vãng rất xưa. Tất nhiên nó phải nhường chỗ cho nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng ta có thể đem nó ra chỗ khác, chớ không cần phá hủy. Nên nhớ là những món đồ này không có dính dáng gì đến giai cấp tư sản. Chính những bàn tay của những người lao động đã tạo ra. Các ông không tôn trọng sức lao động, thành quả lao động của người lao động hay sao?”. Không chỉ đập phá, giam lỏng bà mà ngay cả đứa con gái thân yêu duy nhất của bà cũng bị nhốt trong “chuồng bò” và phải viết bản tự phê chỉ vì cô được sanh ra ở ngoại quốc.
Thông qua cuốn “Sống và chết ở Thượng Hải”, tác giả đã miêu tả rất cụ thể và chân thực những cuộc bạo loạn, tranh chấp quyền lực, những chính sách vô lí, những cuộc đấu tố, thẩm tra, cách đối xử với tù nhân một cách tồi tệ, dã man. Tác giả đã lên tiếng tố cáo Hồng vệ binh, những kẻ nhân danh công lý nhưng luôn đem lại bất công, những hành động đập phá vô lí, những lời cáo buộc vô căn cứ đối với mình. Những chi tiết sống động hấp dẫn, miêu tả sự bình tĩnh, thản nhiên của nữ trí thức có học vấn sâu sắc, biết những cảnh lố lăng, những biện pháp đấu tranh thô bạo, cứng nhắc của những con người cuồng tín là do những kẻ có những mưu đồ chính trị đứng phía sau giật dây.
 
2.2. Những năm tháng trong nhà tù
“Đại Cách mạng văn hóa” diễn ra trong mười năm mà Trịnh Niệm đã bị giam giữ hơn sáu năm trong nhà tù bẩn thỉu và vô nhân đạo, phải chịu đựng biết bao khổ cực, nhiều lần bị đấu tố, những căn bệnh hành hạ, thiếu thốn đủ mọi mặt về cái ăn, cái mặc, thuốc men… Mặc dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy, bà vẫn quyết định không thú tội ẩu và vẫn kiên quyết, kiên định với những lí lẽ của mình để chống lại Mao. Tác giả đã kể lại rất chi tiết và tỉ mỉ những năm tháng mình bị bắt và bị giam giữ trong nhà tù. Họ bắt bà chụp hình, nhớ mã số, đọc bản nội qui của nhà tù: tất cả phải học tập theo Mao, thú thật mọi tội lỗi và tố cáo những kẻ vi phạm. Đó là cuộc tiếp nhận ban đầu của bà vào nhà tù số một. Căn phòng giam được bà miêu tả rất chi tiết, mạng nhện thì giăng kín, bức tường vôi trắng nay vàng ệch, bám đầy bụi và lù mù, nền xi măng vá loang lổ và ẩm ướt, không khí nồng nặc mùi ẩm mốc, cánh cửa sổ độc nhất và nhỏ xíu với chấn song sắt han rỉ, đồ đạc trong phòng chỉ có ba chiếc giường gỗ hẹp, vạt giường là những mảnh ván nhám. Một phòng giam tồi tàn, thô sơ và dơ dáy không phải là nơi dành cho người ở, vật dụng thì chẳng có gì, chỉ được mua những thứ cần thiết, mọi thứ đều phải tuân thủ theo qui định của nhà tù. Qua đó cho thấy sự cay nghiệt, độc ác của chế độ nhà tù, của những kẻ cầm quyền đối với tầng lớp trí thức.
 
Bà nhiều lần bị đưa ra thẩm tra và mỗi lần như vậy bà không hề nhận tội, bởi vì bà cho rằng mình không hề có tội mà bà tập trung vào nghiên cứu cuốn “Mao Trạch Đông toàn tập” để biết rằng lời dạy của ông được sử dụng như thế nào để chống lại bà và cũng muốn xem có thể dùng những lời ấy để phản công lại, để phủ nhận lại lời cáo buộc bà được hay không. Bà “nghĩ là nên học thuộc những câu nói của Mao và sử dụng cho nhuần nhuyễn, trôi chảy để có thể đến lúc đối diện với các điều tra viên, tôi có thể đối đáp ngon lành”, và sau nhiều lần thẩm tra, đấu tố bà vẫn cương quyết không nhận mình chống lại chính quyền nhân dân, thế là bà tiếp tục bị giam trong nhà ngục.
 
Nhà tù thực hiện những chính sách thật dã man. Vào những ngày đông giá rét chúng bắt tù nhân tập thể dục, một tháng chỉ được tắm nước nóng một lần, thức ăn thì toàn những thứ rẻ tiền. Bà phải chịu biết bao gian nan, vất vả, cực nhọc trong hành trình tìm lại tự do và chứng minh sự vô tội của mình. Có những đêm cơn ho dữ dội hành hạ khiến bà không thể ngủ được, cảnh tượng những người bệnh co giật liên hồi, hơi thở dồn dập, hai mắt nhắm nghiền, nước da vàng bủng căng lên vì phù thủng nhan nhản trước mắt bà. Một cảnh tượng suy thoái của nhà thương Thượng Hải đến mức bà phải thốt lên “Ôi, Cách mạng văn hóa!”, lúc ấy trong bệnh viện “Bệnh nhân, đàn ông cũng như đàn bà, đều cởi hết quần áo, đứng tô hô trần truồng trước mắt mọi người”, một lối khám bệnh vô cùng thô bỉ diễn ra khắp các bệnh viện ở Thượng Hải. Bà không chỉ bị ho mà những ngày tháng sau đó bà còn bị sưng phổi, xuất huyết, chảy máu răng, những căn bệnh ấy khiến bà ngày càng kiệt sức, trông chừng không thể chống chọi nổi nhưng bằng ý chí kiên cường bà đã vượt qua tất cả. Bửa ăn thì toàn những thứ đạm bạc, ít khi mới có chút thịt mỡ. Căn bệnh chảy máu răng làm cho bà rất khó khăn trong việc ăn uống, mỗi khi ăn bà phải súc miệng trước nếu không thức ăn sẽ có mùi máu, những bữa canh hơi mặn bà phải nhúng vào nước mới có thể ăn được. Do chế độ ăn uống không đủ, những căn bệnh hoành hành nhưng không có đủ thuốc điều trị nên sức khỏe của bà ngày càng suy sụp.
 
Hành trình giành giật lại sự sống của bà vô cùng chông gai, hết bệnh hành hạ thì bị tra tấn, bà kiệt sức đến nổi không thể đụng cựa gì được, “hai bàn tay sưng vù, vết sưng lên đến tận cùi chỏ. Quanh cổ tay, chỗ bị chiếc còng xiết chặt máu, mủ vẫn còn rỉ ra từ chỗ bị thương. Móng tay tím bầm và tưởng như sắp rụng cả ra. Tôi lấy hai tay chạm vào nhau, chỉ cảm thấy làn da tê dại đi. Tôi cố uốn cong ngón tay nhưng không được, ngón nào ngón nấy căng phòng như củ cà rốt”. Tác giả Trịnh Niệm phải chịu đựng cảnh hành hạ, tra tấn dã man ở căn phòng ấy suốt sáu năm, nhưng bằng ý chí và sự quyết tâm bà luôn giữ vững lập trường, kiên định trước những lời cáo buộc, mãi cho đến năm 1973 bà mới được trả tự do. Những vết thương về thể xác, về tinh thần chưa kịp xoa dịu thì bà lại hay tin đứa con gái thân yêu độc nhất của mình chết vì từ chối từ bỏ mẹ mình như một kẻ thù giai cấp. Nỗi đau khi bị hành hạ trong nhà tù không bằng nổi đau của người mẹ khi hay tin con mình bị sát hại, sau những tháng ngày chịu đựng tra tấn, bệnh thập tử nhất sinh những mong được gặp lại đứa con gái nhưng cuối cùng đáp lại chỉ là nỗi tuyệt vọng và đau đớn. Trải qua tất cả những sự việc, một hành trình gian nan để tìm lấy tự do, sự sống, cuối cùng bà cũng được trả tự do với những vết thương không bao giờ xóa mờ được “Quá khứ là mãi mãi với tôi, và tôi nhớ tất cả”.
 
3. Những nét nghệ thuật đặc sắc trong “Sống và chết ở Thượng Hải”
Tiểu thuyết “Sống và chết ở Thượng Hải” là cuốn tự truyện của tác giả về những sóng gió trong chính cuộc đời mình vào những năm “Đại Cách mạng văn hóa”. Người kể chuyện là tác giả xưng tôi với cái nhìn chủ quan, biết hết tất cả những gì đang xảy ra và sẽ xảy ra, kể theo trình tự trước sau, từ khi cuộc Cách mạng văn hóa đang bước đầu phát triển cho đến khi bùng nổ dữ dội và những năm tháng tác giả bị cầm tù cho đến khi được trả tự do.
Tác giả với cái nhìn chủ quan nhưng kể lại câu chuyện một cách rất khách quan những gì diễn ra chứ không thể hiện thái độ phẫn nộ, căm ghét đối với những thế lực đã gây ra nỗi đau cho mình. Bằng lối văn khi cần thì phân tích, suy ngẫm, lúc thì miêu tả, lúc bộc lộ những tâm tư tình cảm rất trung thực của mình trước những diễn biến trong từng khung cảnh, từng ngày, từng giai đoạn, toàn bộ cuốn truyện đã lôi cuốn người đọc từ đầu đến cuối. Tất cả được thuật lại với một thái độ điềm tĩnh, khách quan, tác giả miêu tả cảnh phòng giam, những cuộc khảo tra dã man khiến người đọc như thấy rõ mồn một hoàn cảnh bi thảm của bà lúc bấy giờ, miêu tả chính xác, tỉ mỉ đến từng chi tiết cảnh bà bị dẫn đến phòng điều tra “căn phòng lạnh và ẩm thấp. Bên ngoài, ngọn gió bắc từ Sibêric thổi về lạnh buốt làm tê cóng cả thành phố, thổi qua khe cửa, rít lên, rú lên”. Tác giả đã kể lại tất cả những biến cố trong cuộc đời mình cũng như hoàn cảnh hỗn loạn của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ với giọng văn đượm một nỗi u uất không thể quên được. Nhưng ta thấy trong toàn bộ tác phẩm không có một lời oán trách của bà dành cho những người đã gieo tai họa cho cuộc đời bà, mà bà chỉ thuật lại tất cả để mọi người biết trên tổ quốc thân yêu của bà đã từng có một thời như vậy.
 
4. Kết luận
   Cuốn “Sống và chết ở Thượng Hải” của Trịnh Niệm đã ghi lại đầy đủ và chân thực hoàn cảnh xã hội Trung Quốc thời “Đại Cách mạng văn hóa”, những cuộc tranh luận, mưu toan để giành quyền lực chính trị về phía mình. Bà đã tái hiện lại khung cảnh Trung Quốc với cái nhìn khách quan nhất nhưng lại bằng chính nỗi đau của gia đình, của bản thân mình để phủ định lại “Đại Cách mạng văn hóa”, khiến cho độc giả được thưởng thức áng văn hiện thực chủ nghĩa. Cuốn tự truyện đã cho chúng ta thấy những năm tháng gian truân của một người phụ nữ trí thức đáng lẽ ra được sống hạnh phúc bên gia đình nhưng chính cuộc cách mạng đã vùi dập, đưa đẩy bà đến những đau khổ tột cùng. Sự tranh giành ấy đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho xã hội, sự trì trệ về kinh tế, thối nát về mặt văn hóa, đời sống của người dân ngày càng sa sút hơn. Nhân danh là Cách mạng văn hóa nhưng chưa thể hiện đúng được bản chất của nó, chỉ là những cuộc bạo hành, bạo loạn, đập phá lung tung, không có kỉ cương phép tắc. Qua tác phẩm tác giả muốn cho độc giả thấy được hiện thực xã hội, những mặt trái của Cách mạng văn hóa và nhắc nhở mọi người rằng Trung Quốc đã từng trải qua một thời kì như vậy.
Related image

Bến Thượng Hải (1980)

- chuyện tình trái ngang của Hứa Văn Cường và Phùng Trình Trình

Hứa Văn Cường và Phùng Trình Trình. Tình yêu và thù hận đã đẩy họ đi theo hai con đường khác nhau, dù con tim họ luôn hướng về nhau. Phùng Trình Trình rất yêu Hứa Văn Cường nhưng lựa chọn giữa tình yêu và tình phụ tử, cô đã chọn tình phụ tử. Hứa Văn Cường yêu Phùng Trình Trình da diết nhưng để chọn giữa trả thù cho gia tộc và tình yêu, anh đã chọn trả thù. Họ phải tranh đấu nội tâm rất nhiều và để quên được nhau là một điều rất khó mà có thể suốt cuộc đời họ cũng không làm được. Kết thúc phim, Hứa Văn Cường chết một cách đau đớn dù đã trả được thù nhà nhưng hình ảnh về người con gái anh yêu vẫn hiện lên ở những giây phút cuối cùng. "Trình Trình, anh thật sự rất yêu em. Có đôi lúc anh hy vọng em không phải là con gái của Phùng Kính Nghêu và chúng ta không cần phải sống ở nơi này. Chúng ta sẽ đến một nơi rất xa, nơi đó sẽ không có phiền não. Anh hy vọng, suốt cuộc mình sẽ giống như lúc này, được nhè nhẹ nắm lấy bàn tay em cho đến khi răng long đầu bạc..." Phiên bản "Bến Thượng Hải" (1980) của Châu Nhuận Phát được đánh giá là phiên bản kinh điển nhất và nó cũng là bộ phim để lại rất nhiều cảm xúc cho mình...

Tóm tắt nội dung kịch bản phim Bến Thượng Hải 1980

Vì sao sau gần 40 năm, người ta vẫn nhắc tình yêu giữa Hứa Văn Cường và Phùng Trình Trình?
Người ta nói hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Ngàn năm nguyên khí của dân tộc Trung Hoa mới sinh ra được một người như Hứa Văn Cường. Người thanh niên tài hoa ấy có một tình yêu huyền thoại, nhưng số phận cuộc đời thì cũng cực kỳ bất hạnh (1). Anh yêu Phùng Trình Trình- tiểu thư xinh đẹp nhất Bến Thượng Hải.
Cảnh ở Bắc Bình, những sinh viên Trung Quốc trong một trường đại học lớn làm thành một hàng dài biểu tình chống Nhật Bản. Anh sinh viên Hứa Văn Cường lãnh đạo phong trào sinh viên, kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật Bản. Cảnh sát vào đàn áp phong trào dã man. Có một người con gái bị cảnh sát đập cho một gậy vào đầu chết ngay tại chỗ, đó là người yêu đầu của Hứa Văn Cường. Anh quỳ xuống đường, nâng cơ thể cô người yêu đang hấp hối trên cánh tay, đặt đầu cô trên đùi và khóc nghẹn. Cảnh sát đến lôi anh đi, giam vào tù 3 năm. Đó là lần thứ nhất anh làm cách mạng.
 
Ra tù, anh trở lại giảng đường, tiếp tục việc học và tốt nghiệp. Xong, anh bắt tàu hỏa đi xuống Thượng Hải, tìm lại Phương Diễm Vân, một trong những người bạn đại học tham gia biểu tình năm nào. Vừa đến Thượng Hải, Cường gặp ngay một chàng bán lê tên là Đinh Lực. Trong lúc hai băng đảng đang thanh toán nhau, an nguy gần kề, Đinh Lực kéo Hứa Văn Cường vào chỗ nấp, cả hai thoát chết. Đinh Lực thấy Hứa Văn Cường chân ướt chân ráo mới đến bến Thượng Hải, nhưng là thư sinh mặt mũi sáng láng, liền mến mộ và mời về nhà mình ở tạm qua đêm. Hai chàng trai trở nên thân thiết.
 
Ngày hôm sau, Hứa Văn Cường đi tìm Phương Diễm Vân, người bạn. Hơi bất ngờ, Phương Diễm Vân đã trở thành gái bao cao cấp, việc này làm cho Hứa Văn Cường buồn bã. Phương Diễm Vân có quan hệ với các ông lớn ở bến Thượng Hải, dễ dàng xin cho Hứa Văn Cường một công việc tốt. Ông chủ thấy được tài năng và sức làm việc vô hạn của Cường, liền trọng đãi, còn cho Đinh Lực làm cùng. Không may sau đó, ông chủ này bị thuộc cấp hạ sát, Hứa Văn Cường giết được kẻ phản bội, được phong làm ông chủ con. Ông chủ bự nhất Bến Thượng Hải là Phùng Kính Nghiêu ( có bản dịch là Phùng Kính Ngưu)  chú ý đến hai người thanh niên này. Một dạo nọ, Đinh Lực tranh giành gái đẹp với trùm một băng đảng và giết người này, tức là gây thù chuốc oán với các băng ở thành phố cảng. Các băng cử đại diện đến gặp Phùng Kính Nghiêu, yêu cầu được trả thù. Phùng Kính Nghiêu có lời để giữ lại mạng sống cho Đinh Lực và Hứa Văn Cường, còn lại bao nhiêu tài sản của hai chàng trai thì cho các băng chia nhau. Bao nhiêu đàn em của Đinh Lực và Hứa Văn Cường bị giết hết, hai anh chạy thoát được ( nhưng không biết là đã được sắp xếp để chạy thoát). Ông chủ Phùng Kính Nghiêu lúc ấy sai người đến dụ hai chàng thanh niên về làm cho mình. Đinh Lực từ nhỏ đã sùng bái quyền lực của Phùng Kính Nghiêu, liền nhận lời ngay, kéo theo cả Hứa Văn Cường về đầu quân cho ông trùm lớn nhất bến Thượng Hải.
 
Phùng Kính Nghiêu rất hả hê vì đưa được Hứa Văn Cường về làm việc dưới trướng của mình. Một lần nọ, Phùng Kính Nghiêu sai Hứa Văn Cường cùng mình ra ga xe lửa đón con gái đi học xa ( cũng ở Bắc Bình) về. Đó là Phùng Trình Trình, một cô gái ngây thơ trong sáng, có vẻ đẹp thanh tao. Nhưng trên chuyến xe lửa đó, kẻ thù của Phùng Kính Nghiêu đã sai sát thủ đi gần Phùng Trình Trình để bắt Phùng Trình Trình, hòng ép bố cô là Phùng Kính Nghiêu phải nhượng quyền lợi làm ăn ở bến Thượng Hải. Lúc xuống ga, tên sát thủ bị hoảng, súng bỗng dưng cướp cò nhưng nổ trượt, tên sát thủ ép Phùng Trình Trình vào một phòng trong ga. Hứa Văn Cường nhanh nhẹ, bất chấp nguy hiểm mà cứu được Phùng Trình Trình. Cộng với tài ứng phó và trí thông minh lỗi lạc, anh còn nghĩ cách lái xe để đưa được tên sát thủ ra khỏi ga và tha chết, thả cho hắn đi (2). Phùng Trình Trình yêu mến Hứa Văn Cường anh hùng cứu mỹ nhân, lại cảm kích nghĩa khí của Hứa Văn Cường (thấy tên sát thủ vốn là một trí thức, do dòng đời đưa đẩy mà phải đi vào con đường xã hội đen) thì liền đem lòng yêu anh ngay từ dạo đó. Khác với những cặp đôi khác, nơi con trai đi đến nhà con gái để tán, thì trong tình yêu này, Trình Trình tự đi tìm Văn Cường. Cô đi tìm anh khắp nơi, lại giả vờ cùng đường để sánh bước cùng anh, để được nói chuyện cùng. Rồi hai người trai tài gái sắc yêu nhau thắm thiết.
 
Phùng Trình Trình là tiểu thư xinh đẹp nhất thành phố, Hứa Văn Cường cao to đẹp trai, là thanh niên ưu tú nhất Trung Quốc thời đó. Họ lại có được sự ủng hộ bởi ông bố vợ là doanh nhân , đại gia thế lực nhất bến Thượng Hải. Ai cũng nghĩ rằng họ sẽ mãi mãi hạnh phúc bên nhau trọn đời.
Nhưng rồi, Hứa Văn Cường tham gia cùng thanh niên Trung Quốc để chống Nhật, mà Phùng Kính Nghiêu thì lại làm ăn với quân Nhật. Hứa Văn Cường, do yêu nước, đã buộc phải trái lệnh của bố vợ tương lai. Anh chặn được một chuyến hàng cấm của Nhật, chuyến hàng này chứa vũ khí và được sự liên danh với thương hội Phùng Gia, trong màn súng dao khói lửa, Hứa Văn Cường giết trung tướng phu nhân Nhật Bản- nữ lãnh đạo quân Nhật bằng một phát súng. Quân đội Nhật quyết tâm trả thù, truy đuổi anh khắp bến Thượng Hải bằng được. Bố vợ tương lai họ Phùng sai người đi truy sát. Đinh Lực tuân mệnh Phùng Kính Nghiêu, nhưng đến phút cuối cùng đã tha chết cho Hứa Văn Cường, chỉ xin lại một ngón tay của Cường rồi đường ai nấy đi, dặn là Cường không được bao giờ quay lại bến Thượng Hải nữa. Lực cho Cường tiền và sắp xếp để Cường lách lọt qua ga xe lửa để đến Hồng Kông, bắt đầu một cuộc sống mới.
 
Tại đây, Cường đi tìm việc, được nhận vào làm trong một quán cơm. Quán đó, một cô gái bản địa quê mùa đem lòng yêu thương chàng trai, cô biết anh là một anh hùng nhưng cơ nhỡ. Gia đình cô gái, gồm ông nội, em trai và cô mời Hứa Văn Cường về ở trong nhà mình, nấu cơm cho ăn. Một thời gian sau, khi cuộc đời không có nhiều lựa chọn, mà cô gái thì yêu mình đến thế, Hứa Văn Cường đã kết hôn với cô và sống với cả nhà họ. Nhưng nét buồn không giấu được trên khuôn mặt Văn Cường.
Hứa Văn Cường là trí thức lớn, dễ dàng kiếm được công việc nhà báo. Vợ anh mang bầu, hai người sống lặng lẽ. Cô vợ, mặc dù biết Văn Cường buồn vì điều gì, nhưng không ghen. Ở Thượng Hải, Phùng Trình Trình được tin Hứa Văn Cường chưa chết và lưu lạc đến Hồng Kông. Trình Trình liền đến Hồng Kông để tìm Văn Cường. Đến đây, gặp nhau thì cô liền ôm anh ngay, nhưng anh buồn rầu nói rằng anh đã có vợ rồi. Trình Trình không tin, đòi Văn Cường dẫn về nhà. Văn Cường dẫn Trình Trình về nhà, vợ Văn Cường thấy Trình Trình thì hiểu ra, nhưng là người biết điều, vợ Văn Cường vẫn mời Trình Trình vào bàn ăn cơm cùng với gia đình. Trình Trình trông thấy bức ảnh Văn Cường và người vợ bản địa kia, buồn quá quay đầu ra cửa…Cô trở về bến Thượng Hải, ngày ngày âu sầu, Đinh Lực nhân lúc này năn nỉ cưới, cô cắm đầu bằng lòng.
 
Cô vợ Văn Cường sắp sinh. Cứ tưởng sẽ bình yên như vậy cho đến hết đời, nào ngờ tai họa lại xảy ra. Phùng Kính Nghiêu biết tin Hứa Văn Cường đang ở Hồng Kông, thì muốn giết bằng được. Một tên sát thủ được trả rất nhiều tiền đi đến tận nhà Văn Cường. Tuy nhiên, tên sát thủ không thấy anh ở nhà, giết hết gia đình gồm vợ, em vợ và ông nội vợ của anh. Khi Hứa Văn Cường cùng một người bạn ở Thượng Hải về đến nhà thì người thân trong nhà anh đã chết hết. May thay do yếu tố bất ngờ, tên sát thủ bị phân tán tư tưởng, đúng lúc đó Văn Cường cứa cổ tên sát thủ chết ngay tại chỗ. Anh nhìn thấy sàn nhà nằm đó ba người thân yêu nhất của cuộc đời bê bết máu thì đau khổ cùng cực, quyết tâm về lại Bến Thượng Hải để lấy mạng Phùng Kính Nghiêu, trả thù cho vợ con.
 
Khi anh bắn phát súng vào đầu, kết liễu được Phùng Kính Nghiêu thì cũng là lúc Phùng Trình Trình bước vào. Cô trông thấy bố mình chết, Văn Cường thì ngồi đó mặt tái mét, thì hiểu ra là Văn Cường đã vừa giết bố mình. Cô tuyên bố, giữa cô và anh chẳng còn ân oán gì nữa…
Hôm sau, Trình Trình, giữa bao niềm đau khổ, rao bán nhà và sửa soạn hành lý sang Paris. Hứa Văn Cường đến, xin được đi cùng. Trình Trình nói rằng:
–  Anh không xứng đáng.
Khi hai người mới yêu nhau, Văn Cường và Trình Trình, ai nghĩ rằng họ sẽ có ngày xa cách? Và khi Trình Trình đã hết tình cảm với Văn Cường, cũng không ai nghĩ ra được cách nào có thể gắn lại được tình cảm giữa họ.
 
Tôi đã từng nói là muốn được như Hứa Văn Cường, lỡ xui mồm nên lời nói trở thành sự thật, cuộc đời tôi giống hệt cuộc đời của anh thanh niên Trung Quốc ấy. Văn Cường cứu được Trình Trình và có được nàng, tôi cũng đã cứu một cô gái, nàng đem lòng yêu tôi. .Có ai ở Thượng Hải tin nổi là có kẻ tách Trình Trình và Văn Cường ra khỏi nhau, khi quyền lực của Phùng Kính Nghiêu- cha của Trình Trình , ở bến Thượng Hải là tuyệt đối, lại còn chúc phúc cho tình yêu của họ nữa. Giống hệt như vậy, cha của cô gái từng yêu tôi là một sếp chức rất cao, quyền lực tuyệt đối một vùng, và ông ủng hộ cho tình yêu giữa tôi và con gái của ông. Với một người bảo lãnh như vậy, tôi đã chắc mẩm rằng cô ấy sẽ ở bên tôi mãi mãi, cũng như Văn Cường tin rằng Trình Trình sẽ ở bên anh mãi mãi.
 
Hứa Văn Cường, lần đầu làm cách mạng thì đi tù ba năm, thì đến cách mạng, tôi cũng đã đi tù một thời gian, và bị trễ học đại học ba năm so với đám bạn đồng trang lứa. Lần thứ hai Văn Cường làm cách mạng thì mất đi vợ sắp cưới, tôi cũng vậy, chỉ còn mấy ngày nữa thì bỗng dưng tôi mất cô ấy. Hứa Văn Cường trôi dạt từ Thượng Hải đến Hồng Kông, tôi cũng vừa đã trôi dạt đến một thành phố phương Nam. Có một cô gái bản địa đem lòng yêu tôi, nhưng tôi không dám nhận lời. Tôi không kể những gì xảy ra tiếp ở đây. Tôi sợ cảnh cuối cùng trong Bến Thượng Hải 1980 xảy ra với gia đình vợ mới của Hứa Văn Cường thì cũng sẽ xảy đến với gia đình đang cho tôi một chỗ để nương tựa.
 
(1) Cuối phim, Hứa Văn Cường và Đinh Lực cai quản Bến Thượng Hải. Thực dân Pháp biết nếu để yên thì hai thanh niên này sẽ cùng nhau bình định được bến Thượng Hải. Do đó, họ quyết định giết Hứa Văn Cường để duy trì một Thượng Hải rối loạn để họ dễ kiểm soát.
 
(2) Hứa Văn Cường lái xe chở Trình Trình và tên sát thủ đến đường đồng vắng, mở cửa xe và thả cho tên sát thủ đi, lại còn cho thêm tiền nữa. Lúc xe chạy về được một lúc thì nghe tiếng súng, anh lái xe chở Trình Trình quay lại chỗ thả tên kia thì thấy tên đó đã chết rồi, liền đoán ra là Phùng Kính Nghiêu đã sai người thủ tiêu bằng được.
(3) Đinh Lực giả vờ rửa tội và vào đạo Thiên Chúa giáo, mục đích chỉ là lấy được Phùng Trình Trình. Sau khi vào đạo, y vẫn giữ lối sống giang hồ xã hội đen, trộm cướp và chém giết. Cuối cùng, Phùng Kính Nghiêu lẫn HứaVăn Cường đều bị bắn chết, y nghiễm nhiên đoạt được cả bến Thượng Hải.

Chuyện tình Bến Thượng Hải...

Tôi viết bài này không phải để kể về diễn biến của tác phẩm nghệ thuật kinh điển Tân Bến Thượng Hải. Tôi viết bài này như là để dành cho mình chút thời gian bày tỏ cảm xúc với một chuyện tình đẹp, nhưng buồn, giữa Hứa Văn Cường và Phùng Trình Trình.
Anh là một chàng sinh viên có lý tưởng, là một người Trung Quốc có lương tri. Khi còn ở Bắc Kinh, anh từng cùng bạn học xuống đường đấu tranh khi dân tộc bị đàn áp. Kết quả bạn chết, anh thì đi tù. Được tự do, anh bắt chuyến tàu đến Thượng Hải, mong làm lại cuộc đời.
Cô là một tiểu thư khuê các, sống trong nhung lụa và sự bảo bọc tuyệt đối của cha từ nhỏ. Cha cô là một tay mafia số 1, là một người có thể "hô mưa gọi gió" tại Bến Thượng Hải. Gần mực nhưng không đen, cô giữ cho mình một tâm hồn trong sáng, một sự hồn nhiên nơi ánh mắt, và một trái tim nhân hậu. Sau những năm tháng đại học tại Bắc Kinh, cô bắt chuyến tàu trở về nhà.
Hai cuộc đời, hai số phận, trên cùng một chuyến tàu. Một người đến một vùng đất hoàn toàn xa lạ, một người trở về nơi mình được sinh ra. Họ không hề biết là mình đã được chọn cho những vai chính, trong một bộ phim mang tên "Số phận".
 
Tàu đã đến ga, những hành khách đặt bước chân đầu tiên lên miền đất hứa. Khi bước vội, cô đã va phải anh. Anh nhìn người va vào mình từ phía sau, đốt một điếu thuốc, nghĩ chỉ là một cú chạm vai người xa lạ. Nhưng cả Hứa Văn Cường và Phùng Trình Trình đều không hề biết, đó là sự khởi đầu của một tình yêu đầy nước mắt.
Người quen duy nhất của anh ở Bến Thượng Hải là Phương Diễm Vân, một người tình cũ. Bến Thượng Hải đã biến cô từ một cô bạn học trong sáng thành gái bao hạng sang, và người đang bao cô không ai khác là ông chủ Phùng. Với mối quan hệ này, Bến Thượng Hải trở nên nhỏ hơn giữa Phùng Trình Trình và Hứa Văn Cường. Số phận đẩy đưa khiến Hứa Văn Cường trở thành trợ thủ đắc lực cho Phùng Kính Nghiêu. Cuộc sống của anh và cô, vì thế, can dự vào nhau theo cách tự nhiên nhất. Giữa cô và anh thật nhiều duyên nợ. Cô yêu anh vì anh đã vào sinh ra tử cứu mạng cô mấy lần khi cô bị bắt cóc vì công việc làm ăn của cha. Cô yêu anh vì vẻ ngoài điển trai, lãng tử, lạnh lùng và lịch thiệp. Anh yêu cô vì sự trong sáng của cô mang lại cảm giác bình yên cho anh. Đi bên cô anh cảm thấy thật nhẹ nhàng, chém giết mưu mô là những thứ anh rất giỏi nhưng lại không mong muốn.
 
Anh yêu cô, nhưng là một người tình cảm, anh tất nhiên không thể bỏ mặc Diễm Vân. Không biết bao nhiêu lần anh để cô chờ vì hễ cứ đến gần giờ hẹn thì Diễm Vân mong manh lại có chuyện. Lúc thì Diễm Vân say bét nhè, lúc thì năn nỉ Văn Cường ở lại với mình thêm một chút vì anh là người cô tin tưởng nhất, lúc thì đổ bệnh. Cứ thế anh trễ hẹn, hết lần này đến lần khác. Cứ thế anh xin lỗi, rồi lại lỡ hẹn, rồi lại xin lỗi. Trái tim của Trình Trình vì thế mà cảm thấy hạnh phúc, rồi đau khổ, rồi hạnh phúc.
Sau bao nhiêu sóng gió và đấu tranh, đã có lúc tưởng chừng như từ bỏ, Phùng Trình Trình mới trở thành một phần lớn trong cuộc sống của Hứa Văn Cường. Anh cùng cô đi nhà thờ, cùng cô cầu nguyện, cùng cô đi dạo bờ sông Hoàng Phố. Anh cùng cô chụp hình kỷ niệm, anh giữ một tấm và cô giữ một tấm. Người ta nói cuộc đời là những thước phim đầy bi kịch, và xen giữa là những đoạn quảng cáo của những phút giây hạnh phúc. Có lẽ khoảng thời gian ấy là đoạn quảng cáo cuối cùng trong cuộc đời họ.
 
Anh biết số vũ khí mà Phùng Kính Nghiêu bán cho người Nhật một ngày nào đó sẽ chĩa vào người dân mình, nhưng vì tình yêu, tình huynh đệ, anh có thể lờ đi như không biết. Nhưng anh không thể lờ đi khi ngoài vũ khí, ông chủ Phùng còn dự định bán thuốc phiện. Thứ thuốc phiện mà người Nhật vận chuyển qua những bến tàu dưới sự giám sát của ông chủ Phùng một khi đến tay người dân Thượng Hải sẽ nhấn chìm họ vào u mê tăm tối. Là một người Trung Quốc có lương tri, anh làm sao có thể đứng nhìn. Thế là chuyện gì đến cũng đã đến, sự mâu thuẫn âm ỉ bấy lâu giữa anh và cha vợ tương lai bùng phát như ngọn lửa nhỏ được thêm dầu. Anh tự tay đốt số thuốc phiện đó...ngọn lửa đó cũng đốt cháy luôn tình yêu của hai người.
Mới ngày hôm qua anh còn ôm cô vào lòng, ngày kết hôn giữa anh và cô không còn xa. Cô cũng đã chọn cho mình bộ áo cưới lộng lẫy nhất, anh cũng đã mua cho cả hai một cặp nhẫn thật đẹp. Vậy mà hôm nay anh và cha vợ tương lai trở mặt thực sự. Anh bắt cô lựa chọn, hoặc là anh, hoặc là cha mình, không còn cách nào khác. Với sự mãnh liệt của tình yêu tuổi trẻ, cô chọn anh. Họ hẹn nhau sẽ rời khỏi Thượng Hải. Nhưng mỗi một bước chân của cô con gái yêu đều được theo dõi chặt chẽ bởi người của ông Phùng. Cô gặp anh đồng nghĩa với việc anh chắc chắn sẽ chết. Thế là cô quay về, cô không gặp anh nữa. Vì sự an toàn của anh, cô chấp nhận làm con gái ngoan ngoãn của cha. Vì sự an toàn của anh, cô chấp nhận mất anh. Nhưng đó chỉ là trong suy nghĩ ngây thơ của cô mà thôi.
 
Biết không thể đi cùng cô, anh viết thư, hẹn cô gặp mặt lần cuối. Cô đứng chờ anh trên chiếc cầu quen thuộc bắc qua sông Hoàng Phố, mắt nhìn xa xăm. Anh chọn cho mình một góc khuất, lặng lẽ dõi theo cô. Nước mắt anh rơi, anh đau lòng lắm, anh ước mình có thể đến và ôm cô vào lòng. Rồi anh cũng rời đi, Hứa Văn Cường lẫy lừng ở Bến Thượng Hải đã chết.
Anh đến Hồng Kong, làm lại từ đầu với công việc bồi bàn, rồi viết báo. Anh cũng có cho mình một gia đình nhỏ, nhưng những bài báo anh viết đều là về cô. Những tưởng có thể sống một cuộc sống bình yên, nhưng anh đã lầm. Ông chủ Phùng sai người truy sát cả gia đình anh. Vợ anh chết, đứa con trong bụng cũng chết theo. Anh chôn họ trong nước mắt, rồi bắt tàu quay về Thượng Hải. Để trả thù.
 
Ngày sát thủ của ông Phùng giết vợ con anh, mối quan hệ giữa anh và cô cũng không bao giờ có thể cứu vãn được nữa. Hoặc là anh chết, hoặc là cha cô phải chết. Đứng giữa làn đạn, cô hiện lên thật ngây thơ tội nghiệp. Cô năn nỉ cha, bảo cha hãy đi với con, hãy rời khỏi Thượng Hải, chúng ta sẽ về quê, con sẽ được sống bên cha suốt đời...Nhưng chuyện đó thật viển vông, làm sao có thể được. Cô tìm anh, cô bảo anh hãy đi với cô, hãy rời xa Thượng Hải, chúng ta sẽ sống hạnh phúc bên nhau. Anh bảo anh biết trên đời này không có ai yêu anh hơn em, và anh có thể làm tất cả chỉ để được ở bên em. Nhưng đó là trước đây. Giờ lòng anh đã chết, trái tim anh chỉ chứa đầy thù hận. Không còn cơ hội nào cho chúng ta nữa đâu, em đừng gặp anh nữa. Anh bỏ đi, cô thẫn thờ. Cô ôm mặt khóc, chưa bao giờ cô khóc đau như thế. Cô thật ngây thơ, thật tội nghiệp. Cô biết phải làm sao khi hai người đàn ông cô yêu thương nhất đang tìm cách giết nhau.
Người con gái yếu đuối chỉ còn biết đến nhà thờ và cầu nguyện. Cô cầu cho cả những người đã khuất và những người còn sống. Cô cầu bình yên cho cả anh và cha.
Về phần anh, anh bỏ đi nhưng lòng đau nhói. Anh dựa đầu vào cửa sổ, nước mắt anh lại rơi. Là một anh hung tung hoành ngang dọc, vậy mà không biết bao lần anh rơi nước mắt vì cô. Anh còn yêu cô lắm, nhưng anh không thể dừng lại được.
 
Ông Phùng có một trợ thủ đắc lực là Đinh Lực. Văn Cường và Đinh Lực là huynh đệ, sống chết có nhau. Văn Cường vai anh, dạy Đinh Lực học chữ, cách ăn món Tây, cách mặc đồ sang trọng. Văn Cường dẫn dắt Đinh Lực từ thằng bán lê thành một ông chủ giàu có. Có Văn Cường thì mới có Đinh Lực của ngày hôm nay. Kể từ lần gặp Phùng Trình Trình lần đầu tiên, Đinh Lực đã đem lòng thương nhớ. Nhưng anh tự biết mình không xứng, với lại Trình Trình còn là người yêucủa anh Cường. Đinh Lực luôn đứng đằng sau quan tâm Trình Trình khi cô đau khổ. Anh chở cô về khi Văn Cường lỡ hẹn. Anh đưa khăn giấy cho cô lau nước mắt khi cô khóc vì Văn Cường. Với cô, anh có một tình yêu thầm lặng. Trước sự lạnh lùng của Văn Cường và sự quan tâm của Đinh Lực, cô đã xiêu lòng. Hơn nữa, ông Phùng rất ưng Đinh Lực, muốn giao sản nghiệp lại cho chàng trai này nên cũng có ý muốn gả con gái cho anh ta.
 
Những đêm trước ngày kết hôn, cô xem lại tấm hình chụp mình với Văn Cường. Sâu thẳm trong trái tim, cô biết cả đời này mình chỉ thực sự yêu một mình anh. Nhưng cô đâu còn lựa chọn nào khác. Rồi cô châm lửa, xóa đi kỷ niệm.
 
Ngày kết hôn cũng đến, trước sự chứng kiến của cha và bạn bè, cô và Đinh Lực trao nhẫn cho nhau. Cũng chính vào ngày ấy, người của anh đã giáng những đòn cuối cùng vào sự nghiệp của Phùng Kính Nghiêu. Anh đốt số hàng thuốc phiện rất lớn, giết rất nhiều người Nhật và người của Phùng gia. Rồi anh lái xe tới nhà thờ, anh dừng lại ngay cầu bắc qua sông Hoàng Phố. Góc kỷ niệm. Anh nhìn tấm hình chụp chung của hai người một lần nữa. Anh lại mở chiếc hộp, chiếc hộp có hai hình nhân đang khiêu vũ hạnh phúc với nhau, xoay vòng trong tiếng nhạc. Có lần anh nói với Trình Trình, anh ước gì chúng ta không gặp nhau ở Bến Thượng Hải, anh ước gì em không phải là con của Phùng Kính Nghiêu. Chúng ta đã có thể sống hạnh phúc bên nhau. Anh muốn mỗi ngày được ở bên em, được nắm lấy tay em, như bây giờ vậy. Nước mắt anh lại rơi, anh lại nhớ tới những người vô tội vì mình mà chết. Rồi anh châm lửa, anh đốt đi kỷ niệm của hai người.
 
Mắt ngấn đầy lệ, anh lái xe tới nhà thờ, cũng là lúc Đinh Lực dắt cô dâu bước ra trong tiếng cổ vũ của mọi người. Anh mở cửa, từng bước lại gần, tay không quên rút súng. Kẻ thù của anh, cha của cô dâu, đang đứng ngay trước mặt. Chỉa súng vào Phùng Kính Nghiêu, anh chần chừ một chốc. Rồi anh cũng cướp cò, cha của Trình Trình ngã xuống. Đinh Lực từ phía sau cũng cướp cò. Anh cũng ngã theo.
 
Ngày ý nghĩa nhất đời người con gái đáng lý ra phải tràn ngập màu đỏ của pháo hoa và những nụ cười. Nhưng ngày ý nghĩa nhất của cô lại bị phủ đầy bởi màu đỏ của máu và cái chết của hai người đàn ông quan trọng nhất cuộc đời cô.... Không còn gì đau đớn hơn. Không còn gì bất hạnh hơn. Không còn gì bi kịch hơn.
Một chuyện tình thật đẹp.
 
"Mãi mãi là bao lâu.
Trái tim em đã quá mỏi mệt.
Chỉ trách duyên phận ngắn ngủi,
Chẳng thể nào trọn vẹn được giấc mơ."

  Giải mã 'Bến Thượng Hải' thành cơn sốt một thời màn ảnh Việt  

Bến Thượng Hải, tác phẩm truyền hình của đài Hồng Kông – TVB được thực hiện vào năm 1980 không chỉ là bộ phim kinh điển của xứ Cảng thơm, mà còn là tác phẩm nổi tiếng của làng nghệ Hoa ngữ.
 
Bộ phim lần đầu tiên được phát sóng vào ngày 10/3/1980, và được phát lại hàng nghìn lần trên sóng của các đài truyền hình Hoa ngữ ơ khắp mọi nơi, chưa kể được phát hành dưới dạng băng, đĩa tại các quốc gia châu Á như Malaysia, Singapore, Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan… Đến nay, hơn 30 năm trôi qua, có nhiều phiên bản của Bến Thượng Hải được thực hiện, nhưng bộ phim của năm 80 vẫn luôn được khán giả nhớ đến với nhiều cái nhất.
Giai ma 'Ben Thuong Hai' thanh con sot mot thoi man anh Viet hinh anh 1
 Bến Thượng Hải (tên tiếng Anh: The Bund) lần đầu tiên ra mắt khán giả vào năm 1980
 
Vì sao Bến Thượng Hải của năm 1980 lại có sức sống mãnh liệt đến thế, dù thời đó, bối cảnh, phục trang, đạo cụ… đều hết sức đơn giản, thiếu độ hoành tráng so với những tác phẩm đến sau?
 
Nội dung xuất sắc
Bến Thượng Hải không dựa theo một tiểu thuyết sẵn có nào, mà là do 6 biên kịch của đài truyền hình Hồng Kông – TVB cùng nhau xây dựng. Những nhà biên kịch này cho hay, khi xây dựng, họ chưa từng nghĩ tác phẩm này sẽ thành công đến thế.
Giai ma 'Ben Thuong Hai' thanh con sot mot thoi man anh Viet hinh anh 2
 Bộ ba Hứa Văn Cường - Phùng Trình Trình - Đinh Lực trong phim.
 
Bộ phim lấy bối cảnh của thành phố Thượng Hải những năm 30 của thế kỷ 20, với tất cả những xung đột, mâu thuẫn của xã hội: sự phồn hoa, giàu có, những băng đảng xã hội đen một tay thống trị, đối lập với những tầng lớp dân nghèo cùng cực, những trí thức trẻ bị chà đạp.
Ở đó, có chàng sinh viên trẻ tuổi nhiều hoài bão Hứa Văn Cường (do Châu Nhuận Phát thể hiện), từng bị vào tù vì tham gia biểu tình chống chế độ thực dân. Hứa Văn Cường đến Thượng Hải để phát triển sự nghiệp, và với thời thế loạn lạc, anh thể hiện rõ mình là một anh hùng trẻ tuổi, tài năng, gan dạ, thông minh, đa mưu túc trí và không thiếu một chút tính láu lỉnh, ngạo nghễ.
 
Thượng Hải phồn hoa đưa đẩy anh trở thành trợ thủ đắc lực của Phùng Kính Nghiêu, một ông trùm tư bản bán nước cầu vinh đội dưới vỏ bọc của một doanh nhân giàu có. Hứa Văn Cường phát hiện ra điều này và những mâu thuẫn giữa Hứa – Phùng ngày càng sâu sắc. Tuy nhiên, anh lại đem lòng yêu thương Phùng Trình Trình (do Triệu Nhã Chi thể hiện), cô con gái tài sắc của Phùng Kính Nghiêu. Bên cạnh đó, người anh em kết nghĩa vào sinh ra tử của anh – Đinh Lực (Lữ Lương Vỹ) thể hiện, cũng đem lòng yêu Trình Trình, tạo thành mối tình tay 3 nhiều sóng gió.
 
Vì mâu thuẫn đỉnh điểm với Phùng Kính Nghiêu, Hứa Văn Cường không thể đến với tình yêu của mình. Anh đến Hong Kong xây dựng gia đình riêng, từ bỏ những hào quang một thời ở phía sau, rút khỏi giang hồ sóng gió, trong khi Trình Trình, vì tình nghĩa và mang ơn,  tìm quên trong cuộc hôn nhân với Đinh Lực.
Giai ma 'Ben Thuong Hai' thanh con sot mot thoi man anh Viet hinh anh 3
 Dàn diễn viên của phim.
 
Tuy nhiên, Phùng Kính Nghiêu không buông tha Hứa Văn Cường và đã hại chết vợ con anh. Nung nấu ý chí trả thù, Hứa Văn Cường trở lại, kết hợp cùng Đinh Lực, giết chết Phùng Kính Nghiêu. Trình Trình không thể nào chấp nhận được chồng và người yêu mình giết chết cha, nên đã rời bỏ Thượng Hải.
Qua nhiều thăng trầm, biến động, hào quang, bóng tối, Hứa Văn Cường nhận ra điều quan trọng nhất với anh là Trình Trình. Anh quyết định rũ bỏ tất cả để sang Pháp tìm cô. Tuy nhiên, ngay trước khi ra đi, anh đã bị các băng đảng xã hội đen hại chết. Cảnh Hứa Văn Cường ngã xuống trên tuyết trắng, ánh mắt vẫn đầy hy vọng, luyến lưu và yêu thương dành cho người yêu nơi phương xa là hình ảnh khắc cốt ghi tâm mà mỗi khán giả xem qua đều không thể nào quên.
Giai ma 'Ben Thuong Hai' thanh con sot mot thoi man anh Viet hinh anh 4
 Châu Nhuận Phát - Triệu Nhã Chi trở thành một trong những cặp đôi nổi tiếng của màn ảnh nhỏ Hoa ngữ.
Giai ma 'Ben Thuong Hai' thanh con sot mot thoi man anh Viet hinh anh 5
Bộ phim có tiết tấu nhanh, mạnh và ngắn gọn, chỉ trong vòng 25 tập (ngắn nhất trong các phiên bản truyền hình Bến Thượng Hải được thực hiện), nhưng những sóng gió, biến động của xã hội, chủ nghĩa anh hùng, những tư thù cá nhân, lòng yêu nước, sự phản bội, tình yêu, tình bạn, tình anh em… tất cả được lồng ghép trong Bến Thượng Hải, đưa tác phẩm này trở thành bộ phim tiêu biểu nhất trong các tác phẩm thể hiện một Thượng Hải phồn hoa và đen tối trong lịch sử của thành phố nổi tiếng này.
Giai ma 'Ben Thuong Hai' thanh con sot mot thoi man anh Viet hinh anh 6
 Nhân vật Hứa Văn Cường trở thành mẫu người hùng của khán giả.
 
Không chỉ khắc họa hình ảnh xã hội, mối tình của Phùng Trình Trình cùng Hứa Văn Cường được khán giả ví von như Romeo và Juliet phương Đông. Hình tượng Hứa Văn Cường đa mưu túc trí, tài năng, si tình, đôi mắt đầy ngọt ngào và nụ cười hơi nhếch mép quyến rũ đã trở thành một tượng đài trong lòng khán giả, trở thành mẫu người hùng lý tưởng trong các chàng trai, và là bạch mã hoàng tử trong lòng các cô gái.
 
Nhạc phim “đỉnh cao”
Ca khúc Bến Thượng Hải do ca sĩ Diệp Lệ Nghi trình bày đã trở thành kinh điển.
 
Đến nay, dù cách hát, thể loại nhạc, phối khí đã trở nên cũ kĩ so với làng nhạc hiện đại, nhưng Bến Thượng Hải vẫn đầy sức quyến rũ với các khán giả trẻ.Nhắc đến Bến Thượng Hải phiên bản 1980, khán giả sẽ nhớ ngay tới phần nhạc phim của bộ phim này. Ca khúc Bến Thượng Hải do ca sĩ Diệp Lệ Nghi trình bày, được đánh giá là xuất sắc và hợp với bối cảnh, tình tiết của tác phẩm. Những ân oán tình thù của một Thượng Hải đầy biến cố được thể hiện một cách tinh tế qua từng giai điệu và ca từ của bài hát. Khán giả có thể không xem phim, nhưng âm hưởng của ca khúc chủ đề thì hầu hết các thế hệ khán giả từ 6X đến 9X đều cảm thấy quen thuộc. Bài hát này trở thành đại diện tiêu biểu cho sự thành công của một ca khúc nhạc phim, có thể đứng độc lập so với phim để chiếm một vị trí riêng trong lòng khán giả.
Bản năm 1996 cũng do đài TVB sản xuất đã sử dụng lại ca khúc này, được thể hiện bởi nam ca sĩ Lưu Đức Hoa.
Tân Bến Thượng Hải 2007 cũng dùng lại bài hát này làm ca khúc chủ đề, đủ cho thấy sức sống vượt thời gian của nó. Ngoài qua, Bến Thượng Hải cònđược dịch ra nhiều thứ tiếng, có nhiều bản cover, từng được nhiều ca sĩ, như Lý Hải, Hoài Linh, Nguyên Hưng – Như Quỳnh, thể hiện rất thành công với bản cover tiếng Việt.
Diễn viên nổi tiếng
Giai ma 'Ben Thuong Hai' thanh con sot mot thoi man anh Viet hinh anh 7
Các diễn viên tham gia trong phim đều giữ được phong độ và sự nổi tiếng qua 3 thập kỷ.
Giai ma 'Ben Thuong Hai' thanh con sot mot thoi man anh Viet hinh anh 8
Một trong những yếu tố làm nên sự nổi tiếng của tác phẩm chính là dàn diễn viên chính. Châu Nhuận Phát (vai Hứa Văn Cường), Triệu Nhã Chi (vai Phùng Trình Trình) và Lữ Lương Vỹ (Đinh Lực). Những năm 80 của thế kỷ trước, cả 3 diễn viên này đều còn trẻ, nhưng cũng được coi là những tiểu sinh, hoa đán ngôi sao của màn ảnh Hong Kong – TVB.
 
Trải qua hơn 30 năm, tên tuổi của những gương mặt này vẫn không đi theo quy luật đào thải khắc nghiệt của làng giải trí như nhiều diễn viên khác, mà càng ngày càng trở nên nổi tiếng hơn. Châu Nhuận Phát đã trở thành ngôi sao hạng nhất của làng nghệ châu Á, Triệu Nhã Chi được ca ngợi là diễn viên nữ đẹp cùng thời gian, và Lữ Lương Vỹ trở thành nhân vật trụ cột trong các bộ phim truyền hình lớn.
 
Họ vẫn đóng vai chính, vẫn là ngôi sao sau nhiều năm kể từ khi đóng Bến Thượng Hải, và chính điều này khiến Bến Thượng Hải phiên bản 1980 vẫn được nhớ đến.
Related image

"Triển Chiêu" sinh ở Việt Nam giờ là đại gia siêu giàu

Lữ Lương Vỹ sinh ra tại Việt Nam, nổi tiếng với vai Triển Chiêu trong Bao Thanh Thiên năm 1995.


Cách đây ít hôm, tài tử Lữ Lương Vỹ được chú ý khi xuất hiện cùng vợ - doanh nhân Dương Tiểu Quyên tại một sự kiện tổ chức ở Hong Kong. Vẻ điển trai của tài tử đình đám ngày nào khiến truyền thông chú ý, nhất là khi vợ chồng anh còn chụp ảnh chung với vợ cũ của Lữ Lương Vỹ - diễn viên Quảng Mỹ Vân.
Hiện nay, Lữ Lương Vỹ đã 62 tuổi nhưng vẫn khiến nhiều người “trầm trồ” vì ngoại hình phong trần, bụi bặm, trẻ trung hơn nhiều so với bạn bè, đồng nghiệp cùng tuổi.
"Triển Chiêu" sinh ở Việt Nam giờ là đại gia siêu giàu - 1
Lữ Lương Vỹ cùng vợ hiện tại Dương Tiểu Quyên (giữa) và vợ thứ hai - Quảng Mỹ Vân.
Sự nghiệp, ngoại hình, tiền tài và gia đình đều viên mãn, Lữ Lương Vỹ hiện là một trong những người đàn ông giàu có nhất showbiz Hong Kong. Ít ai biết rằng, Lữ Lương Vỹ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam.
 
Tài tử nức tiếng một thời 
Lữ Lương Vỹ sinh năm 1956 trong một thương gia gốc Quảng Đông tại Chợ Lớn, TP. Sàigon.
Khi Lữ Lương Vỹ mới hơn 10 tuổi, cha cậu quyết định đưa gia quyến đến Hồng Kông sinh sống. Nhờ sự ủng hộ và cổ vũ của cha, Lữ Lương Vỹ tham gia lớp học diễn xuất.
Tuy nhiên, những ngày đầu gia nhập làng giải trí, Lương Vỹ gặp nhiều khó khăn và toàn phải đóng vai phụ.  Bước ngoặt đến với Vỹ vào năm 1983 khi tài tử đảm nhận vai Đinh Lực trong The Bund - Bến Thượng Hải (Máu nhuộm bến Thượng Hải) đóng cùng Châu Nhuận Phát, Triệu Nhã Chi .
 
Lữ Lương Vỹ tiến nhanh trong hàng ngũ những ngôi sao sáng nhất TVB. Một loạt tác phẩm truyền hình, điện ảnh Lữ Lương Vỹ tham gia thời gian này như Tuyết sơn phi hồ, Kế hoạch A, Thần tượng ma ảnh, Giữa làn đạn, Kỳ tích, Đường đời muôn vạn nẻo, Thái Bình thiên quốc… đều thành công.
"Triển Chiêu" sinh ở Việt Nam giờ là đại gia siêu giàu - 2
Lữ Lương Vỹ trong vai Đinh Lực của phim "Bến Thượng Hải".
 
Có thể nói, thập niên 1990 là giai đoạn hoàng kim của Lữ Lương Vỹ. Anh được cả đài TVB và ATV của Hong Kong ưu ái. Tài tử còn tham gia Tân Bao Thanh Thiên - đảm nhận vai Triển Chiêu trong bản phim do ATV thực hiện năm 1995.
 
Sau khoảng 10 năm, Lữ Lương Vỹ rời TVB, sự nghiệp của anh có phần chùng lại nhưng ổn định, mỗi năm đều có đóng phim mới.
Gần hai thập niên gián đoạn, Lữ Lương Vỹ quay lại hợp tác với TVB, nhận tham gia Phú Quý Môn (2009). Khán giả xuýt xoa bởi Lữ Lương Vỹ vẫn phong độ như ngày nào, tiếp tục tỏa sáng trong các bộ phim Thiên tài Weibo (2015), Điệp huyết cô thành (2010), Tân Thủy Hử (2011), Mộc phủ phong vân (2012), 7 sát thủ (2013), The Bombing (2016)…
"Triển Chiêu" sinh ở Việt Nam giờ là đại gia siêu giàu - 3
Tài tử trong tạo hình nhân vật Triển Chiêu.
 
Lữ Lương Vỹ có khả năng nói tiếng Anh, tiếng Bắc Kinh, Quảng Đông và tiếng Thái nên còn tham gia vào các dự án quốc tế như Transformers: Age of Extinction (2014). Tính đến nay, anh đã tham gia 100 phim.
Dù là bậc đàn anh, lại có danh tiếng nhưng Lữ Lương Vỹ chưa bao giờ bị chê trách về cách cư xử. Ngược lại, bất cứ ê-kip phim nào từng làm việc chung đều nể phục tinh thần trách nhiệm và thái độ chuyên nghiệp của anh. Đồng nghiệp, đạo diễn, nhân viên đoàn làm phim quý Lữ Lương Vỹ vì tính cách, trọng Lữ Lương Vỹ vì tài năng. Ngay như Lý Nhã Kỳ cũng từng hết lời khen nhân cách của tài tử.
"Triển Chiêu" sinh ở Việt Nam giờ là đại gia siêu giàu - 4
Tài tử chụp ảnh cùng Nathan Lee khi đến Đà Nẵng.
 
Thành đại gia giàu có sau khi lấy vợ 3
Sự nghiệp thành công nhưng đời sống tình cảm của Lữ Lương Vỹ lại khá lận đận.
Năm 1985, Lữ Lương Vỹ kết hôn với nữ diễn viên đình đám thời bấy giờ là Châu Hải My tại Mỹ và ly hôn 5 tháng sau đó. Năm 1996, nam diễn viên cưới cựu hoa hậu Hồng Kông Quảng Mỹ Vân nhưng cũng ly hôn khi chưa đầy năm.
 
Đến năm 2001, Lữ Lương Vỹ một lần nữa kết hôn với Dương Tiểu Quyên. Kết quả tình yêu của cặp đôi là cậu con trai ra đời cùng năm. Rất may, nam tài tử và vợ thứ ba tâm đầu ý hợp, rất gắn bó. Lữ Lương Vỹ hết lòng chăm lo cho bà xã. Suốt nhiều năm qua, đôi vợ chồng thường tay trong tay tham gia các sự kiện làng giải trí.
"Triển Chiêu" sinh ở Việt Nam giờ là đại gia siêu giàu - 5
Điển trai nhưng đương tình duyên của Lương Vỹ khá lận đận. Anh đã trải qua 3 cuộc hôn nhân.
 
Sau khi kết hôn với Dương Tiểu Quyên, Lữ Lương Vỹ bắt đầu kinh doanh. Diễn viên được vợ - vốn xuất thân trong gia đình giàu có, lại là doanh nhân được đánh giá có con mắt đầu tư tinh tường.
Được biết, ngoài bất động sản, năm 2009, anh hợp tác với một doanh nhân quốc tịch Mỹ thành lập công ty quảng cáo. Nhờ làm ăn tốt, doanh thu của công ty ngày một tăng, một năm có thể thu về 200 triệu Nhân dân tệ, tăng tài sản của Lữ Lương Vỹ lên ít nhất là 1 tỉ Nhân dân tệ tính đến năm 2011.
 
Theo Sina, mỗi năm, anh thu về doanh số khoảng 200 triệu đến 400 triệu NDT. Tài sản hai vợ chồng ước tính vượt 1,5 tỷ NDT (tương đương 217 triệu USD). Họ sở hữu nhiều bất động sản, xe sang nhưng khá kín tiếng. Cũng vì giàu lên nhanh chóng, từng có thời gian Lữ Lương Vỹ bị mang tiếng “ăn may” nhờ cưới vợ. 
 
Bên cạnh kinh doanh, diễn xuất, Lữ Lương Vỹ còn rất tích cực hoạt động thiện nguyện. Lữ Lương Vỹ chia sẻ, kinh doanh cũng chỉ để có điều kiện làm từ thiện, giúp người nhiều hơn mà thôi.
"Triển Chiêu" sinh ở Việt Nam giờ là đại gia siêu giàu - 6
 Lữ Lương Vỹ khoe bó hồng anh tặng bà xã  Dương Tiểu Quyên.
 
Đã  62 tuổi nhưng Lữ Lương Vỹ hiện vẫn là một trong các diễn viên đắt vai, là doanh nhân thành đạt, và ngôi sao tích cực làm từ thiện với một gia đình đầm ấm.
Trước câu hỏi làm sao để phân chia thời gian cho các vai trò khác nhau, Lữ Lương Vỹ đáp giản dị: "Tôi vẫn rất khỏe, dư sức kiêm nhiệm nhiều việc… Còn khi có vai diễn hay, tôi lại trở về vị trí diễn viên".
  Sưu tầm tổng hợp by Nguyễn Ngọc Quang  
 
   Photo cover hotel in Shanghai 2018  
 
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %31 %102 %2018 %20:%12
back to top