Bộ ảnh Tết cổ truyền năm 1920

Bộ ảnh Tết cổ truyền năm 1920


BM
Hình ảnh cái tết cổ truyền vào năm 1920, cách đây đúng 100 năm được một nhiếp ảnh gia ghi lại. Các hình ảnh trải qua 100 năm đã được Đại Nam Phục Ảnh phục chế lại màu. Những hình ảnh đen trắng được phục chế với những sắc màu cơ bản, như được thổi một sức sống mới lạ và trở nên hấp dẫn hơn.
 
Bộ ảnh được Đại Nam phục ảnh sưu tập tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau và tiến hành phục chế trong suốt nhiều tháng, bắt nguồn từ đam mê tìm hiểu lịch sử kết hợp với đồ họa, giống như một món quà giúp người trẻ hiểu hơn về các giá trị truyền thống.
 
BM
  
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, tôi lại thích nghĩ về quá khứ, về những gì đã qua. Tết là một cái cớ để sống chậm lại và suy ngẫm về những giá trị cũ. Thời gian lúc này như chậm lại để cho những dòng ký ức cứ bám quanh người đặc quánh, nghi ngút. Di sản của ông cha ta để lại không chỉ là những thứ xa xôi, cao siêu như giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc cần được đánh thức và bảo tồn mà còn là những khoảnh khắc, thói quen, con người đã gắn bó sâu đậm đến mức trở thành một phần của tiềm thức, không bao giờ thay đổi.
 
BM
  
Chia sẻ về cảm hứng phục chế bộ ảnh, anh Âu Minh (26 tuổi, Bình Dương), đại diện Đại Nam phục ảnh cho biết: “Hà Nội trong tôi là trung tâm văn hóa lịch sử lâu đời, nhiều tinh hoa đang được ấp ủ bên trong. Nhân dịp Tết đến, Xuân về, tôi đã “vùi mình” suốt nhiều tháng để phục chế một bộ ảnh Tết, với mong muốn hòa chung vào niềm vui lớn. Tôi lục tìm những tư liệu về các hoạt động xoay quanh ngày Tết cổ truyền Hà thành trong khoảng thời gian từ 1920-1929 để mọi người cảm nhận rõ hơn hương vị Tết cách đây 100 năm diễn ra như thế nào…
 
BM
  
Đặc biệt, do hiện nay, nhiều người cứ hay than rằng Tết nay không còn vui nữa. Cá nhân tôi cho rằng, Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam là một di sản đáng trân trọng và quý giá, không phải một sự dư thừa, hay một thứ cần dẹp bỏ như một số đề xuất gần đây.
 
BM
  
Chính vì vậy, tôi muốn thông qua bộ ảnh, có thể giúp mọi người phần nào hình dung được cha ông chúng ta thời xưa ăn Tết thế nào, mà cố gắng giữ gìn những giá trị xưa để Tết mỗi năm là một dịp đoàn viên, một dịp gợi nhớ về cội nguồn, để Tết vẫn là Tết tròn vị chứ không bị mai một”, Âu Minh bày tỏ.
 
Mời các bạn cùng nhìn lại con người Việt Nam trong không khí tết của 100 năm trước qua những bức ảnh tư liệu quý hiếm…
 
BM
 
BM
 
BM
 
BM
 
BM
 
BM
 
BM
 
BM
 
BM
 
BM
 
BM
 
BM
 
BM
 
BM
 
BM
 
BM
 

Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ gọi đơn giản là Tết) là dịp lễ đầu năm âm lịch quan trọng và có ý nghĩa bậc nhất ở Việt Nam, cùng với văn hóa Tết Âm lịch của các nước Đông Á.

Tết cổ truyền không chỉ là điều mang ý nghĩa thiêng liêng với người Việt từ bao đời nay, mà đó còn là thứ hấp dẫn, gây tò mò với nhiều du khách nước ngoài. Trong khoảng từ năm 1920-1950, nhiều nhiếp ảnh gia nước ngoài đã tới thủ đô Hà Nội tận hưởng không khí Tết đặc biệt của người dân và ghi lại những khoảnh khắc hiếm có. 

Mời quý Phật tử cùng hoài niệm về chợ Tết Hà Nội năm 1920 để sống lại những năm tháng xưa cũ: 

Khung cảnh mua bán lá dong tấp nập cận Tết Nguyên đán.
Tết ở Hà Nội thập niên 1920 - Người bán lá dong gói bánh chưng tại chợ Đồng Xuân.
Một cửa hàng ở Hà Nội bán bóng bay trang trí ngày Tết. Ảnh chụp tháng 1 năm 1928.

 

Kim Phượng st.

 

 Image result for ảnh xưa hình bìa
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %25 %981 %2020 %17:%02
back to top