Chi bằng học Phan Châu Trinh

Chi bằng học

Phan Châu Trinh

Bài "Chi Bằng Học" của cụ Phan Châu Trinh, nguyên văn chữ Hán, được cụ Huỳnh Thúc Kháng dịch ra thành tiếng Việt đăng trên báo Tiếng Dân số 613 năm 1933, trong toàn bài nhan đề Hiện trạng Vấn đề. Mời các bạn đọc thật chậm để ngẫm vì sao dân tộc Việt Nam vẫn đang bị cai trị bởi ách độc tài và tầm nhìn vĩ đại của cụ Phan Châu Trinh.

Từ nhiều thế kỷ, người phương Tây đã đạt được sự phát triển lớn lao, họ đặt chân dần dần trên khắp mặt địa cầu. Nơi đâu có chỗ cho một con tàu cập bến, nơi đâu con người có thể tới, đều thấy dấu vết những bước chân của họ. Nơi nào họ tới, họ đều mang theo nền văn minh, nền thương mại, cả quân đội của họ.

Nơi đâu họ đã yên vị, họ đều áp đặt nền chính trị, truyền bá học vấn và sự khôn ngoan của họ. Họ không bo bo giấu diếm khoa học cho riêng họ mà luôn luôn tìm cách giúp các dân tộc khác cùng được lợi. Khi mở mang trí tuệ cho những dân tộc này, họ đã dìu dắt người bản xứ từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường cho đến khi đạt được trình độ cao ngang họ, ngang hàng mà không hề đòi hỏi một lời cảm ơn. Chính nhờ thế mà những con người trước đây cách xa nhau hàng ngàn dặm, ngăn cách bởi núi cao, biển cả, lại có thể có ngày tốt đẹp trở thành anh em, bè bạn và cùng hòa đồng trên con đường văn minh, ở đó họ đối xử với nhau như những người cùng một xóm thôn.

Đó là điều diễn ra bình thường khi những người Âu châu gặp một dân tộc thông minh am hiểu họ. Nhưng cũng lại có những dân chúng đối lập với mọi sự tiến bộ, những con người thù địch với mọi ánh sáng, đã lấy tay tự bịt mắt mình để khỏi phải nhìn thấy ngọn đuốc của văn minh. Những con người này yêu sự quê mùa thô thiển, lạc hậu của họ hơn mọi thứ, họ không muốn từ bỏ những thói quen hàng nghìn năm, họ ngủ cho đến giờ ăn trưa và chỉ thích nằm ườn ở trên giường. Và những người Âu châu, khi nhận ra sự đờ đẫn đó, đã bỏ mặc họ với căn bệnh cố hữu mà họ đã mắc phải. Và để cai trị những người này, họ đã định ra những luật lệ riêng: đối với những người man rợ, phải áp dụng những luật lệ man rợ.

Cảm nhận ý nghĩa bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" của Phan Chu Trinh ...
Đêm đã tàn canh, qua các cửa sổ mở rộng tôi ngắm cảnh bình minh đang ló rạng; hơi lạnh buổi ban mai đã làm nguội chén rượu của tôi; ngồi trên ghế, trước ngọn đèn đã sắp lụi tàn, trên đùi tôi là cuốn sách nhan đề “Ngũ châu đương đại sử” và tựa như trong một giấc mơ, tôi buồn rầu nhớ lại những trang sách tôi vừa đọc. Tôi tưởng như tôi không còn trên cõi thế này, và đang lạc bước đến một thế giới cao xa, thanh khiết. Tôi đang ở đâu vậy? Thật khó nói ra cho đúng. Mà có lẽ đây là Paris hay New York, bởi tôi đang đứng giữa những người văn minh và có hai người đang dắt tay tôi trèo lên một ngọn tháp cao tới 300 m hay đang thăm một ngôi nhà 48 tầng. Ở phía xa xa, tôi tưởng như đang nhìn thấy một pho tượng đồng khổng lồ lơ lửng giữa tầng mây. Pho tượng thật sinh động và đang mỉm cười với tôi. Đó là pho tượng của Thần Tự do.

Ôi! Đây là niềm vui của những xứ sở tự do.

Chính vào lúc ấy tôi mở mắt và giấc mơ tan biến. Hình ảnh mà tôi nhìn thấy đưa tôi trở lại với hiện tình của đất nước quê hương tôi, và tôi cảm thấy một nỗi buồn khó tả. Tôi nổi một trận cười điên dại, một trận cười vọng lên thê thảm trong sự tĩnh lặng. Tôi gấp sách lại và chìm đắm trong suy tư. Tôi càng suy nghĩ bao nhiêu, nỗi khổ đau càng tăng thêm bấy nhiêu, và những giọt nước mắt thầm lặng từ từ lăn trên gò má.

Tôi tự nhủ: đầu óc chúng ta thật là ngớ ngẩn biết bao! Những cánh cửa hạnh phúc đã mở rộng trước chúng ta, vậy mà chúng ta lại cố tình ngoảnh mặt làm ngơ. Chúng ta chẳng khác gì một người đang hấp hối nhưng lại từ chối liều thuốc cứu mạng. Than ôi! Chúng ta hãy chỉ tự trách mình nếu chúng ta không được tự do bằng những người khác. Chúng ta chính là những kẻ cai ngục của bản thân mình.

Từ khi người Pháp bảo hộ chúng ta, hai dân tộc đã chỉ có với nhau những quan hệ bè bạn. Chúng ta giống như những người trong một gia đình, những người anh em. Khi những người An Nam đi trên những chiếc tàu thủy, tàu hỏa, thắp đèn pha lê, ăn những thức ăn ngon lành và bổ dưỡng, khi họ nhìn ngắm nhà máy nước, nhà máy điện, họ không thể không trầm trồ khen ngợi nền khoa học phương Tây. Có ai trong chúng ta lại không thừa nhận rằng coi người Pháp là người hướng đạo chính là đã đi vào con đường vinh dự.

Ấy vậy mà, điều rất ngạc nhiên là những người An Nam lại cứ bày tỏ sự khâm phục và thiện cảm đối với người Tầu mà gọi họ là “các chú” của mình.

Đầu óc chúng ta là thế nào? – bụng rỗng tuếch, nhưng lại vẫn làm thơ. Túi tiền của chúng ta trống trơn vậy mà chúng ta vẫn mải mê bàn luận về Khổng Mạnh.

Phan Châu Trinh và con đường cứu nước | Việt Tân
Một số trong chúng ta có may mắn được học tiếng Pháp, mới chỉ viết được dăm ba câu, nói được vài ba chữ, đã tưởng rằng nắm được hết các môn khoa học của những vị thầy của mình. Không ai có thể vỗ ngực cho mình đã đạt tới đỉnh cao của khoa học, và khi mới chỉ bước chân vào ngưỡng cửa của những điều huyền bí của khoa học là đã có thể trở thành người hướng đạo cho đồng bào mình trên con đường cao quý của sự tiến bộ.

Thật đáng thất vọng! Phải chăng sự tiếp xúc qua nhiều thế kỷ với nước Trung Hoa đã dập tắt trong chúng ta mọi sinh khí tới mức chúng ta chỉ còn là những con rối cho các “chú thân thiết của mình” giật giây?

Nếu chúng ta chẳng phải là những con rối bằng gỗ thì sao chúng ta cảm thấy đau đớn khi bị áp sắt nung vào da thịt?

Tại sao chúng ta lại có thể bình thản khi sấm sét đang gầm thét trên đầu? Chúng ta có những người thầy tốt bụng, những người bạn chân thực, thế mà chúng ta lại từ chối những bài học mà họ sẵn sàng truyền dạy cho chúng ta. Chúng ta đóng chặt cửa, bưng tai bỏ chạy. Tóm lại, chúng ta coi những người muốn làm điều tốt lành cho chúng ta như những kẻ thù. Và trong sự hận thù điên dại đó, chúng ta đã đi đến chỗ muốn trao vận mệnh của Tổ quốc ta vào tay của một quốc gia mới xuất hiện, một quốc gia sẽ chỉ biến chúng ta thành những kẻ nô lệ.

Chính điều mong muốn ấy tự nó đã là sự điên rồ, bởi sẽ không bao giờ có thể thực hiện được, trừ khi trái đất có thể đuổi kịp mặt trăng.

Ôi! Thật là một hy vọng hão huyền! Không bao giờ chúng ta có thể tìm thấy cái quốc gia mà một số người trông chờ sự thống trị. Trên thế giới này người ta kính nể kẻ mạnh và coi khinh những kẻ yếu; và người ta cũng chẳng rủ lòng thương hại những kẻ dốt nát và những kẻ ngu ngốc. Sự mong đợi của các bạn thật đáng nực cười, hỡi các đồng bào của tôi. Và sự nực cười đó lại dội lên chính các bạn. Các bạn chờ mong cái gì? Mong nước sông Hồng trở nên trong trẻo chăng? Bao giờ điều đó mới xảy ra? Tại sao lại không lo trời cũng sẽ sập lên đầu chúng ta, và trời cũng sẽ sắp sập đấy; rồi các bạn sẽ thấy.

May thay nhờ có báo chí, tân thư dần dần xâm nhập vào dân chúng, và chúng ta đã bắt đầu thức tỉnh. Nước Pháp bảo hộ đã hào phóng ban phát cho chúng ta món ăn tinh thần. Ở khắp nơi, Nhà nước Bảo hộ đã mở trường học, cải tổ việc thi cử, phát hành rộng rãi báo chí, lại còn lập ra Hội đồng tư vấn. Những công trình ấy là những công trình khai hóa cao siêu. Song Nhà nước bảo hộ không thể làm tất cả trong một lúc. Dần dần Nhà nước sẽ hoàn thiện về sự nghiệp đang được tiến hành. Nếu Nhà nước thật sự có ý định dẫn dắt chúng ta vào con đường tốt lành, điều đó thật dễ dàng, bởi Nhà nước sẽ tìm thấy trong chúng ta những đệ tử dễ dạy và họ sẽ nhanh chóng làm rạng danh người dạy dỗ mình.

Hẳn là những người An Nam dường như chưa thoát khỏi cơn mê ngủ. Mắt nhìn chưa tinh, tai nghe chưa thính. Họ chưa qua khỏi căn bệnh đờ đẫn hàng thế kỷ. Họ đã thử lập các hội buôn bán, hội nông, nhưng họ chưa có kinh nghiệm và còn rụt rè. Họ cũng chưa biết nên chọn lọc chữ Nho hay chữ Pháp. Từ trạng thái bất định lưỡng lự chung ấy, xảy ra tình hình quái lạ, mọi người đua nhau nói cùng một lúc nhưng chẳng ai nghe người bên cạnh nói gì. Có những kẻ chẳng hiểu gì về sự ầm ĩ đó lại lớn họng hơn những người khác, khiến tình trạng càng thêm hỗn loạn. Rồi lại luôn luôn có những kẻ chuyên buông câu khi nước đục, lợi dụng sự hỗn loạn đó để thả những mẻ lưới nguy hiểm. Họ kích động dân chúng nổi loạn chống lại chính quyền, và những cuộc kích động đó đã gieo họa cho tất cả kẻ có ý xấu cũng như người có ý tốt. Đó là cái họa mà những người hiểu biết rất lấy làm tiếc nhưng biết làm sao được?

pham-quynh-_-nguyen-van-vinh-_-pham-duy-ton.jpg

Bất hạnh thay, tôi xin nhắc lại rằng sự tình đó đã dẫn đến những sự hỗn độn rất đáng tiếc. Những người tốt bị nghi ngờ như kẻ xấu. Người đọc sách tân thư, nói lời tiến bộ bị đánh đồng với kẻ nổi loạn. Tình trạng hỗn loạn này cần phải được chấm dứt. Cần phải hiểu rằng những người có lương tri và ham hiểu biết không bao giờ muốn làm những điều phạm pháp. Họ ghê sợ sự cướp đoạt dù chỉ là một đồng chinh, cũng như ghê sợ sự đổ máu. Những người có đôi chút hiểu biết về lịch sử thế giới biết rõ số phận dành cho những người lính Cipayes ở Ấn Độ. Họ cũng chẳng muốn bắt chước người Philippin đổi chủ này bằng chủ khác. Họ cũng chẳng bao giờ dại dột lấy trứng chọi đá. Họ không bao giờ dại dột lấy trứng trọi đá. Họ không bao giờ hồn nhiên đẩy đồng bào mình xuống vực thẳm. Họ cũng chẳng bao giờ đồng tình với gương Kỳ Đồng Thiên Binh 1) vẫn để lại những dấu ấn lố bịch. Người Âu châu có nói “từ đỉnh Capitole đến mỏm Tarpeinne chỉ có một bước chân” 2). Còn người An Nam chỉ nói vinh quang và bất hạnh chỉ cách nhau một sợi tơ; bên này hố sâu là cái phúc, bờ bên kia là cái họa.

Phải chăng ý Trời không muốn điều bất hạnh sẽ xảy ra ở nước ta để dân ta phải đối đầu với những đại họa tồi tệ nhất? Chính là trời muốn trừng phạt những kẻ hung ác và chỉ nâng đỡ những người tốt và những người sáng suốt một lúc nào đó sẽ được minh oan trước con mắt của Chính phủ. Hạt giống tốt rồi sẽ loại bỏ loài cỏ dại, và cùng với mùa màng bội thu, nước Pháp sẽ nhận ra rằng nước ta dù trong 40 năm trở lại đây còn giống như người say, người chết, vẫn có thể biết phát huy những bài học mà nước Pháp đã dạy cho họ.

Những năm tháng nghi kỵ và rối loạn sẽ qua đi, Chính phủ sẽ niềm nở đón nhận tốt đẹp hơn, các hội học, hội buôn các loại. Chính phủ sẽ lập cho họ một quy chế thật rõ ràng giúp các hội này lập được chương trình hành động hữu hiệu. Nhờ đó, sự phát triển của nước An Nam sẽ trở nên ngày càng mạnh mẽ trên con đường tiến bộ và thịnh vượng.

Để kết thúc xin có lời khuyên với đồng bào chỉ nên trông cậy ở chính mình, chớ vọng ngoại vì vọng ngoại ắt là chết. Hãy coi trọng nền hòa bình của đất nước nếu chúng ta không muốn mua lấy cái chết. Những sự giải thoát của chúng ta là nằm chủ yếu trong sự học hành, mở mang trí tuệ (tức là Chi Bằng Học - không chi bằng cái học cả)

Phan Châu Trinh

Khám phá lăng mộ gần một thế kỷ của cụ Phan Châu Trinh

Khu lăng mộ của nhà yêu nước Phan Châu Trinh đã tồn tại gần 100 năm nay ở TPHCM. Hiện nơi đây lưu giữ rất nhiều di vật, di bút, trước tác.. của cụ Phan.

Khu lăng mộ của nhà yêu nước Phan Châu Trinh (1872- 1926) tọa lạc trong khu đất rộng khoảng 2.000m2 nằm trên đường Phan Thúc Duyện, quận Tân Bình, TPHCM.

Cụ Phan Châu Trinh, hiệu Tây Hồ, sinh ra tại Quảng Nam trong một gia đình võ quan triều Nguyễn. Từng có thời gian, cụ Phan sang Nhật Bản, Pháp để học hỏi, tìm con đường thoát khỏi ách cai trị của người Pháp và nhiều lần diễn thuyết về con đường cứu nước, yêu cầu Pháp phải thay đổi chính sách cai trị ở Việt Nam.

Khu lưu niệm cụ Phan Châu Trinh ở Sài Gòn gồm một tòa nhà văn phòng, nhà kho, nhà thờ và khu lăng mộ. Mộ phần cụ Phan ban đầu nhỏ, sau đó được tu bổ theo kiểu ngôi nhà mồ rộng rãi, có mái ngói che nắng mưa, có 2 dãy ghế đá 2 bên để khách đến viếng thăm nghỉ ngơi.

Từ ngoài nhìn vào là bức tượng bán thân lớn của cụ Phan Châu Trinh. Phía sau bức tượng là đền thờ của cụ. Đền thờ xây dựng mô phỏng kiến trúc đền cũ ở Đa Kao với nền hình bát giác.

Bên trong đền thờ có bức hoành phi ghi "Phan Tiên Sinh Từ" (có nghĩa là đền thờ Phan tiên sinh). Chính giữa nhà là bàn thờ cụ Phan Châu Trinh, phía sau có bức đại tự ghi  "Cách Mạng Tiên Khu" (có nghĩa là người làm cách mạng gian nan đầu tiên). 

Bên trái là nơi thờ phu nhân và các con của cụ Phan, bên phải là bia ghi công đức của cụ Phan Châu Trinh và tủ trưng bày các tác phẩm nghiên cứu về nhà yêu nước họ Phan.

Nhà lưu niệm nằm ở bên trái đền thờ, là nơi trưng bày những di vật, di bút, trước tác của cụ và những tư liệu, hiện vật về hoạt động cách mạng của cụ Phan Châu Trinh.

Lăng mộ cụ Phan Châu Trinh .jpg

Khu lưu niệm cụ Phan Châu Trinh ở TP.HCM gồm một tòa nhà văn phòng đã cũ, một nhà kho đã hỏng, nhà thờ và khu lăng mộ. 

Lăng mộ cụ Phan Châu Trinh.jpg

Khuôn viên của cụm di tích rộng 2.500 m2, có tường rào bao bọc. Từ ngoài vào, có tượng bán thân lớn của cụ Phan Châu Trinh.

Lăng mộ cụ Phan Châu Trinh.jpg

Đền thờ xây dựng mô phỏng theo kiến trúc đền cũ ở Đa Kao với nền hình bát giác, mái ba tầng kiểu cổ điển.

Lăng mộ cụ Phan Châu Trinh.jpg

vMộ phần của cụ Phan nằm giữa, hình chữ nhật. Mặt trước mộ với văn tự đề “Việt Nam chính trị cách mạng gia. Phan Châu Trinh tiên sinh chi mộ. Quốc dân đồng kính tạo”.

Lăng mộ cụ Phan Châu Trinh.jpg

Mộ phần cụ Phan ban đầu là nhỏ, nay được tu bổ theo kiểu một ngôi nhà mồ rộng rãi, có mái ngói che nắng, có hai dãy ghế đá hai bên để khách đến thăm viếng nghỉ ngơi. Sau mộ là tấm bia đá bằng cẩm thạch cao 3,6 m, rộng 3 m, nói về thân thế sự nghiệp của cụ Phan do Huỳnh Thúc Kháng soạn.

Lăng mộ cụ Phan Châu Trinh.jpg

Đền thờ rộng khoảng 40 m2, ở giữa là bàn thờ Phan Châu Trinh, phía sau có bức đại tự ghi “Cách Mạng Tiền Khu”, nghĩa là người làm cách mạng gian nan đầu tiên. Bên trái bàn thờ là nơi thờ phu nhân và các con của Phan Châu Trinh, bên phải là bia ghi công đức.

Lăng mộ cụ Phan Châu Trinh.jpg

Nhà lưu niệm nằm đối diện mộ, là nơi trưng bày những di vật, di bút, hiện vật về cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Châu Trinh.

Lăng mộ cụ Phan Châu Trinh.jpg

Những hình ảnh tư liệu quý về cuộc đời hoạt động của Phan Châu Trinh.

Lăng mộ cụ Phan Châu Trinh.jpg

Hình ảnh đám tang của cụ Phan Châu Trinh.

Lăng mộ cụ Phan Châu Trinh.jpg

Những di bút, giấy tờ, thư từ, tác phẩm... của Phan Châu Trinh được lưu giữ trong tủ kính.

Lăng mộ cụ Phan Châu Trinh.jpg

Bộ comple của Phan Châu Trinh thường mặc vẫn còn nguyên vẹn trong tủ kính.

Lăng mộ cụ Phan Châu Trinh.jpg

Hình ảnh những người lao động đến đám tang cụ Phan Châu Trinh.

Lăng mộ cụ Phan Châu Trinh.jpg

Tài liệu, giấy tờ liên quan đến hoạt động cách mạng của cụ Phan.

Lăng mộ cụ Phan Châu Trinh.jpg

Những tài liệu này hầu hết được sao lưu, cất giữ.

Lăng mộ cụ Phan Châu Trinh.jpg

Mỗi năm, vào ngày 24/3, gia đình đều tổ chức lễ giỗ với sự tham gia của thân quyến.

Nguyễn Quang

 

Kim Kỳ sưu tầm

 

 
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %24 %839 %2020 %15:%07
back to top