Khúc Mùa Thu - Nhạc sĩ Phú Quang

    Tóm tắt tiểu sử nhạc sĩ Phú Quang    

Nhạc sĩ Phú Quang tên đầy đủ là Nguyễn Phú Quang

Nơi sinh: Phú Thọ

Ngày tháng năm sinh: 13/10/1949

 
Đêm nhạc Phú Quang "Hà nội ơi, còn mãi một tình yêu"
 
 
Nhạc sĩ Phú Quang là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng.

     Lê Dung - Khúc Mùa Thu    

Nhạc sĩ Phú Quang năm nay 71 tuổi, là tác giả của hàng trăm ca khúc để đời: Khúc mùa thu, Em ơi! Hà Nội phố (thơ: Phan Vũ), Đâu phải bởi mùa thu, Nỗi nhớ mùa đông, Dương cầm lạnh (thơ Dương Tường), Biển nỗi nhớ và em, Mơ về nơi xa lắm, Im lặng đêm Hà Nội, Hà Nội ngày trở về, Về lại phố xưa, Nỗi buồn, Thương lắm tóc dài ơi, Mẹ, Chiều phủ Tây Hồ, …
Ông còn sáng tác khí nhạc (nổi tiếng bài Khát vọng) và nhạc phim (Bao giờ cho đến tháng mười). Ông từng phát hành hơn 15 album: Cho một người tình xa; Một dại khờ, một tôi; Trong ánh chớp số phận; Mơ về nơi xa lắm; Điều giản dị; Về lại phố xưa; Ngoảnh lại, 13 chuyện bình thường; Phố cũ của tôi, Mùa hạ còn đâu, Có một vài điều anh muốn nói với em…
 
Theo thông tin mới nhất về nhạc sĩ Phú Quang được vợ ông - chị Trịnh Anh Thư –  cho biết: "Hiện tại, nhạc sĩ Phú Quang đang được điều trị tích cực trong bệnh viện, sức khỏe của nhạc sĩ Phú Quang đang rất yếu và đang điều trị tại bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Nhạc sĩ vẫn đang phải thở máy và lọc thận. Khi người thân vào thăm, anh ấy nhận ra được qua ánh mắt. Vì yêu cầu của bệnh viện khá nghiêm ngặt, ngay cả người thân vào thăm cũng khó nên gia đình hạn chế không muốn thông báo rộng rãi".
Sức khoẻ của nhạc sĩ Phú Quang hiện tại: "phải thở máy và lọc thận" - Ảnh 2.

Nhạc sĩ Phú Quang và vợ Trịnh Anh Thư

  Tiết lộ về những người con gái trong tình khúc Phú Quang  

NSND Lê Khanh là nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Phú Quang ra mắt "Điều giản dị"

Nhạc sĩ Phú Quang bật mí đằng sau mỗi ca khúc nổi tiếng của mình đều mang một nỗi niềm riêng của nhạc sĩ dành cho người con gái.

Nhạc sĩ của ca khúc “Điều giản dị” bật mí về câu chuyện tình trong ca khúc, anh thừa nhận chính người con gái trong Điều giản dị là anh viết về Lê Khanh. “Và anh biết một điều thật giản dị càng xa em ta càng thấy yêu em….” Lời ca khúc phải chăng là nỗi niềm Phú Quang muốn nói với Lê Khanh? Trước câu hỏi liệu nữ xinh đẹp tài năng này có là một trong số kỷ niệm, bí mật “bây giờ mới kể” của nhạc sĩ?

“Tôi đã nói thẳng với đạo diễn Phạm Việt Thanh rằng, ca khúc Điều giản dị là tôi viết về Lê Khanh đấy. Nhưng không phải bởi tình yêu mà tôi lấy cảm hứng từ sự xúc động trước vai diễn của cô cùng câu chuyện tình trong bộ phim Có một tình yêu như thế”, nhạc sĩ nói.

Với Khúc mùa thu (năm 1990) thì lại là một kỷ niệm đẹp khác của Phú Quang với ca sĩ Lê Dung và nhà thơ Hồng Thanh Quang. Nữ ca sĩ gạo cội và nhà thơ khi đó giữ một thiên tình sử đẹp và gợi sự tò mò cho mãi đến tận bây giờ. Được chứng kiến mối tình lãng mạn giữa hai người và vô tình đọc được bài thơ đăng báo của Hồng Thanh Quang, nhạc sĩ Phú Quang đã phổ nhạc thành nhạc phẩm cùng tên.

Một chút tiếc nuối, một chút tình buồn về một tình yêu chia xa, lỗi có do người ra đi hay người ở lại, hoặc có thể cả hai. Hoặc do hoàn cảnh, số phận xô đẩy. “Đâu phải bởi mùa thu” Phú Quang viết tặng cho người tình đầu tiên ở Sài Gòn đã vượt biên năm 1977 ra đời trong hoàn cảnh đấy.

Và ít ai biết rằng nguồn cảm hứng tạo nên tình khúc lãng mạn Biển nỗi nhớ và em được vị nhạc sĩ dáng vẻ phong trần này cho ra đời ở Vũng Tàu năm 1986, khi đọc được bài Thơ viết ở biển của nhà thơ Hữu Thỉnh. “Gió âm thầm không nói mà sao núi phải mòn. Em đâu phải là chiều mà nhuộm anh đến tím””, nhạc sĩ Biển nỗi nhớ và em bộc bạch chia sẻ.

“Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường” tếu tằng rằng bản thân đã sáng tác vài trăm ca khúc về tình yêu thì không thể có từng ấy cuộc tình với vài trăm cô được, chỉ là những đúc kết về cuộc đời trải qua những mất mát, buồn vui đau khổ trong công việc cũng như trong tình cảm.

Phú Quang cũng thẳng thắn thừa nhận rằng những cay đắng mình nhận phải khi trót dấn thân vào con đường nghệ thuật là cho đến thời điểm này ông “vẫn chưa được người ta công nhận”.

       Khúc Mùa Thu      
 

Sáng tác:  NS Phú Quang
NSND Lê Dung
Thơ: Nhà thơ  Hồng Thanh Quang

Vẫn biết ta giờ không trẻ nữa
Sao thương ai ở mãi cung hằng
Lời nguyện cũ,,, trên đầu như nguyệt quế
Đâu chịu nhòa khi tới giữa mùa trăng
Tôi đã yêu, đã yêu như chết là hạnh phúc
Tôi đã quên mình, chỉ để nghĩ về em
Người đàn bà dấu đêm vào trong tóc,,,
Còn điều chi em mải miết đi tìm,,,
Tôi đã đến cùng em và tôi biết
Em cũng là như mọi người thôi
Nhưng chưa hết cuộc yêu tôi đã hiểu
Em ám ảnh tôi trọn một kiếp người
Ngay cả nếu, âm thầm em hóa đá
Bầu trời lặng yên cũng đã vỡ rồi
Mênh móng quá khoảng trống này ai lấp,,,
Khi thanh âm cũng bất lực như lời
Sẽ chỉ còn quầng thu thuở ấy
Nỗi cô đơn văng vắng giữa trời
Người đàn bà dấu đêm vào trong tóc

Em tìm gì khi thất vọng trong tôi!!

    Khúc Mùa Thu -Phú Quang -Hồng Thanh Quang    

NSND Lê Dung
 
Lê Dung yêu để chết, để đốt cháy mọi thứ như chính những gì chất chứa trong giọng hát của cô. Giọng hát ấy sẽ còn mãi bởi nó chạm đến tận cùng cảm xúc, nơi mà con người bất lực không thể diễn đạt được. "Ôi! Ta đã yêu ta đã yêu. Ta đã yêu… " Khi nói về âm nhạc người ta thường chỉ nói về những gương mặt đang hiện hữu và sự sống còn của họ với thị trường nhạc mà ít ai nhắc tới những gương mặt đã là "tượng đài" trong lòng công chúng nghe nhạc. Có lẽ nhịp sống đôi khi cuốn đi quá nhanh, người mới đến càng nhiều và trong cơn sóng đó, người không còn hiện hữu nữa dần bị "quên đi".
 
Nhắc đến Lê Dung, người ta nhắc tới một con chim sơn ca đầu đàn của thanh nhạc Việt Nam. Những gì cô có được cho đến nay vẫn là cái đích chưa  ai vượt qua. Một giọng hát duy nhất, thành công cả trên hai lĩnh vực nhạc nhẹ và nhạc thính phòng cổ điển. Được công nhận ở đẳng cấp quốc tế. Lê Dung, người đã có công khai phá cho khán giả một dòng nhạc rất kén người nghe, nhạc thính phòng cổ điển. Trên cái thiểu số người hâm mộ ấy, Lê Dung đã đến để đem đến cái nhìn khác cho dòng nhạc này. Và đồng thời cô cũng tạo nên một ảnh hưởng sâu sắc tới các thế hệ ca sĩ đi sau. Trước khi giọng hát Lê Dung xuất hiện thì có rất nhiều người ngại nghe nhạc thính phòng. Bởi giai điệu nhạc thì xa lạ, các ca sĩ thì quá chú tâm về kỹ thuật, làm cho người nghe có cảm giác như bị đẩy ra xa khỏi không gian đó và kết quả là... không thể thấm được. Nhưng Lê Dung thì khác. Có lẽ cũng như bao ca sĩ thính phòng khác, cô đã phải dày công luyện tập, giọng hát của cô rất điêu luyện, rất kỹ thuật đến độ hoàn hảo nhưng điều đáng nói là, khi hát, Lê Dung đã truyền được sự rung cảm mãnh liệt, sự say mê, xúc động của tâm hồn đến người nghe.
 
                                                     
Ngay cả nếu âm thầm em hóa đá.
Bầu trời lặng yên cũng đã vỡ rơi.
Mênh mông quá khoảng trống này ai lấp.
Khi thanh âm cũng bất lực như lời…”

Mọi căng cứng của kỹ thuật dường như đã không còn trọng một giọng hát đầy cảm xúc. Khi cô cất tiếng hát thì tâm hồn cô đã là chất hòa tan vô giá. Bởi ở cô có sự nhạy cảm, sự hiểu biết, vừa nắm vững kỹ thuật, vừa truyền cảm điêu luyện với một làn hơi tuyệt vời mà trời phú cho… thật tuyệt vời! Khó để có được một giọng hát như thế lặp lại trên cuộc đời này. Khi nghe Lê Dung hát, dù nhạc nhẹ hay nhạc thính phòng, chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt với khi nghe các ca sĩ khác hát, bởi hòa trong đó là chiều sâu tâm hồn của cô cũng như chiều sâu của một chất giọng trữ tình tuyệt vời. Mỗi ca từ, mỗi nốt nhạc khi giọng hát ấy cất lên là những chất chứa tâm hồn khiến người nghe không thể bỏ qua bất cứ một ca từ hay ngay cả một nốt nhạc đệm nào. Không bó hẹp, giọng hát Lê Dung mang đến cho người nghe một biên độ cảm xúc mở rộng đến vô tận. Khiến người nghe có cảm giác khi thì như phiêu lơ lửng trên những tầng mây ở những nốt nhạc cao vút, khi thì như chênh vênh, như lặn sâu xuống đáy vực ở những nốt giáng, nốt trầm; khi thì dồn dập như thác cuốn ở những biến tấu; khi thì như trống rỗng, hư vô ở những dấu lặng. Nhưng để có được những gì đem đến công chúng qua giọng hát đó, Lê Dung cũng đã phải nếm trải qua rất nhiều những thăng trầm cuộc đời. "Lê Dung hát không có cảm xúc!" Đó là câu nói của Phú Quang khi lần đầu cô hát cho ban nhạc của ông vào thời sinh viên. Nhưng cũng chính từ lần gặp gỡ đó mà số phận của giọng hát Lê Dung đã gắn chặt với nhạc Phú Quang, ngoài dòng nhạc thính phòng mà cô theo đuổi.
 
(Lê Dung - người đàn bà hát)

Ngày ấy Lê Dung còn quá trẻ, chưa biết “yêu” và “đau khổ” vì yêu nên khi hát những bản tình ca cô chưa truyền tải hết cảm xúc của bài hát muốn nói, cũng vì vậy Phú Quang chối bỏ cô. Nhưng sau những năm đi học tu nghiệp thanh nhạc ở Liên Xô về, và đặc biệt là chịu nhiều đổ vỡ trong tình cảm. Cô đã thực sự là “Người đàn bà hát”. Khi cô đã yêu, … và nếm trải những đắng cay của tình yêu cũng là khi giọng hát của cô trở nên quý giá. Cô mang hết sự đắm đuối của mình vào những tác phẩm cô hát. Khiến chúng trở nên khắc khoải da diết đến cồn cào, gai người. "…Nhưng chết được lại là hạnh phúc!" Ai đã yêu, đã khát khao cho tình yêu thì khi nghe Lê Dung hát sẽ nếm trải được những giằng xé mãnh liệt trong giọng hát ấy. Người ta hay nói đến kỹ thuật, nhưng ở Lê Dung giọng hát đã quyện được kỹ thuật đỉnh cao vào cảm xúc khiến những khuôn thước cứng nhắc kia tan biến đi cho cảm xúc tràn ngập tâm hồn người nghe.

“Vẫn biết ta giờ không trẻ nữa.
Sao thương ai ở mãi cung Hằng.
Lời nguyện cũ trên đầu như nguyệt quế.
Đâu chịu nhòa khi tới giữa mùa trăng. T
ôi đã yêu đã yêu như chết là hạnh phúc.
Tôi đã quên mình chỉ để nghĩ về em.
Người đàn bà giấu đêm vào trong tóc.
Còn điều chi em mải miết đi tìm. …
Ngay cả nếu âm thầm em hóa đá.
Bầu trời lặng yên cũng đã vỡ rơi.
Mênh mông quá khoảng trống này ai lấp.
Khi thanh âm cũng bất lực như lời…”

"Khúc mùa thu",
Khúc hát cho chính số phận của cô, nghe và thấm nó để thấy Lê Dung, người đàn bà mãnh liệt nhưng cũng rất yếu đuối trong tình yêu. Để tiếng hát ấy len lỏi vào từng ngõ ngách trong tâm hồn để rồi nó mang đến cho ta một chiếc cầu nối giúp ta khám phá thêm một thế giới khác cho tâm hồn mình. Lê Dung đắm đuối, và đắm đuối hơn ai hết. Khi yêu là yêu cho đến tận cùng, cho đến phút cuối. Sau giọng hát ấy chất chứa một tâm hồn đầy đa cảm. Bởi như bà nói: Người nghệ sĩ hát hay thật sự phải có tâm hồn. Nếu không, chỉ hát ra một âm thanh vô hồn thì người ta chỉ gọi là con hát. Trong suốt những năm dài đứng trên sân khấu, chưa bao giờ tiếng hát Lê Dung bị chai sạm đi. Nó vẫn vậy, như ngày nào và ngày càng đa cảm bởi sự trải nghiệm ngày càng lớn của người hát. Công chúng đón nhận giọng hát Lê Dung sau bằng ấy năm, nhưng cứ mỗi đêm khi giọng hát đó cất lên thì lại là bao đêm trên gương mặt của biết bao người đã lăn dài những giọt nước mắt.
Kết quả hình ảnh cho Lê Dung
"Em ra biển lớn, biển đã cạn.
Em vào rừng sâu, rừng chỉ còn lá rụng.
Em về với anh để nghe lời giã biệt...
Rồi mai em chết, còn gì trên đời?".

Họ như tìm thấy số phận của chính mình trong tiếng hát ấy, những nỗi cô đơn giằng xé,... đã được truyền tới họ để  tâm hồn họ chạy theo những biến ảo cảm xúc mà cuộc đời thăng trầm của mình đã trải qua. Lê Dung mang trong mình một tình yêu, như có người nói: Yêu để chết! Chính vì thế cô sống và hát như để đốt cháy mọi thứ. Mỗi câu hát ấy nó như vận vào số phận cô. Cả cuộc đời cô luôn đi tìm mải miết một điều gì đó hư vô và để rồi cuối cùng "Em ra biển lớn, biển đã cạn. Em vào rừng sâu, rừng chỉ còn lá rụng. Em về với anh để nghe lời giã biệt... Rồi mai em chết, còn gì trên đời?".
 
Tiếng hát ấy sẽ còn mãi! Bởi nó chạm đến tận cùng cảm xúc, nơi mà con người bất lực không thể diễn đạt được. Lê Dung - người đàn bà hát đã vĩnh biệt chúng ta tròn mười năm, tính đến mùa xuân này. 10 năm, khoảng thời gian đủ để những đứa trẻ lớn lên và tự hỏi: Lê Dung là ai, và những khán giả yêu mến chị thì đủ trải nghiệm, thậm chí là đủ già để hiểu rằng, cái khoảng trống mênh mông mà Lê Dung để lại ấy vẫn chưa thể có ai lấp đầy. Thời gian cũng đã cuốn trôi đi biết bao thứ bọt bèo của đời sống văn nghệ vốn dĩ nhiều thật giả lẫn lộn, như một tất yếu của thời buổi kinh tế thị trường, riêng giọng hát Lê Dung vẫn còn mãi đấy, ngày càng đẹp hơn, lung linh hơn trong cảm nhận của khán giả. Hình ảnh một Lê Dung sang trọng trên sân khấu, như con chim họa mi kiêu hãnh cất tiếng hót làm rung động trái tim của hàng triệu khán giả vẫn như thổn thức trong ký ức của biết bao người yêu mến chị. Giọng hát hoàn hảo, nhạc cảm đặc biệt, sự nhập cuộc và làm chủ tác phẩm đến nhuần nhuyễn của Lê Dung đã trở thành một biểu tượng.
 
Kết quả hình ảnh cho Lê Dung
Những cảm nhận về Lê Dung
  • - Nhạc sĩ Lê Khắc Thanh Hoài: Sau gần 30 năm chờ đợi một giọng hát như mình mong muốn, tôi đã gặp được Lê Dung, hy vọng tràn trề, niềm vui sướng tột cùng khi tiếng hát và tiếng đàn quện vào không gian. Nhưng bất hạnh thay niềm vui đó thật là mong manh. Nhưng cũng là may mắn khi đã có được 10 tình khúc để lại đời… Lê Dung lìa khỏi cõi đời này để lại muôn vàn tiếc nuối…
  • - Nhạc sĩ Phú Quang: NSND Lê Dung là ca sĩ có học nhất của Việt Nam trong quan niệm của tôi và những học vấn mà chị có đã được truyền vào trong giọng hát để chị trở thành một ca sĩ có học và hát hay. Chị dồng thời cũng còn là một ca sĩ có xúc cảm âm nhạc rất tốt. Với những bài hát của tôi thì chị đạt được hai điều: Một là hát rất kỹ thuật, hai là đầy cảm xúc.
  • - Ca sĩ Ngọc Anh: Khi hát Khúc mùa thu, Ngọn nến, Romance 01... nỗi nhớ thương hai cô giáo đã nâng bước tôi trên suốt quãng đường dài theo học Nhạc viện Hà Nội, trong đó có cố nhạc sĩ nhân dân Lê Dung với sự ra đi quá sớm luôn khiến tôi thấy lòng trĩu nặng 
  • -Ca sĩ Mỹ Linh: Ở Việt Nam có NSND Lê Dung là xứng đáng với danh hiệu Diva thôi. Cô là một người hát rút ruột rút gan và gây một ảnh hưởng lớn cho các thế hệ ca sĩ sau này. 

   Nhạc sĩ Phú Quang bị biến chứng từ bệnh tiểu đường, tiên lượng xấu    

Nhạc sĩ Phú Quang. Ảnh: NV
 
Nhạc sĩ Phú Quang. Ảnh: NV

Nghệ sĩ piano Trinh Hương cho biết nhạc sĩ Phú Quang bị bệnh tiểu đường hơn 30 năm và trở nặng vài tháng nay.
Theo thông tin từ gia đình, từ vài năm nay, sức khỏe nhạc sĩ Phú Quang đã yếu, hầu như năm nào cũng nhập viện vài đợt điều trị. Con gái đầu của nhạc sĩ là nghệ sĩ piano Trinh Hương chia sẻ, ông đã chung sống với bệnh tiểu đường hơn 30 năm, vài tháng nay gần đây nặng hơn nên thỉnh thoảng ông có thể trò chuyện khi tỉnh táo.
Nghệ sĩ Trinh Hương cho biết: "Ông nằm trong phòng vô trùng được điều dưỡng, y tá chăm nom, bệnh viện quy định người nhà chỉ có thể thăm vào một số giờ nhất định. Gia đình không chia sẻ thông tin sớm vì biết nhiều người yêu mến bố muốn vào thăm, gây bất tiện cho bệnh viện, các bệnh nhân khác".
Trên trang cá nhân, nhạc sĩ Vũ Duy Cương - Ủy viên Ban Chấp hành, nguyên Chánh Văn phòng Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã chia sẻ về bệnh tình của nhạc sĩ Phú Quang: "Tác giả của nhiều nhạc phẩm nổi tiếng viết về Hà Nội được đông đảo công chúng mến mộ, hiện đang phải trải qua những ngày giành giật sự sống quyết liệt nhất, biến chứng từ bệnh tiểu đường, tiên lượng xấu. Cầu mong có phép màu nào giúp anh vượt qua, về với… Hà Nội phố". 
 
Nhạc sĩ Phú Quang. Ảnh: NV
Nhạc sĩ Phú Quang trở bệnh nặng. Ảnh: NV
 
Trước khi nhập viện, dù sức khỏe không tốt, nhạc sĩ Phú Quang vẫn miệt mài làm việc. Ông đôi lúc đãng trí những việc thường nhật nhưng nhớ như in từng câu chuyện âm nhạc. Ông vốn không thích ai hát sai lời, nhạc của mình nên rất kỹ tính. 
Nhạc sĩ Phú Quang có kho tàng đồ sộ hơn 600 bài hát, đa số sáng tác viết về Hà Nội với nhiều tình khúc bất hủ. Nhiều bài thơ được ông phổ nhạc trở thành ca khúc nổi tiếng gắn liền với Hà Nội như "Em ơi, Hà Nội phố" (thơ Phan Vũ), "Hà Nội ngày trở về" (thơ Thanh Tùng), "Im lặng đêm Hà Nội" (thơ Phan Thị Ngọc Liên), "Một dại khờ, một tôi "(thơ Nguyễn Trọng Tạo)...

CHIỀU HOANG

Ca sĩ: Ngọc Anh Sáng tác: Phú Quang
 
 

  Thuyền và Biển - Quang Lý & Bảo Yến  

    Dạ khúc - nhạc Phú Quang    



Có chiều nào như chiều xưa
Anh về trên cát nóng
Đường dài vành môi khát bỏng
Em đến dịu dàng như cơn mưa

Có chiều nào như chiều qua
mang cả tình yêu đến
em nói lời thề dâng hiến
cho anh trọn một đời người

chiều nào người bỏ vui chơi
cho tôi chiếc hôn nồng cháy
nối đau bắt đầu từ đây
ngọt ngào như trái nho tươi

chiều nào như là chiều nay
căn phòng anh bóng tối tràn đầy
âm thầm một lối đi về
hoa tàn 1 mình
nào em có hay

   Tiểu sử nhạc sĩ Phú Quang   

Nhạc sĩ Phú Quang là người nhạc sĩ tài năng chuyên viết bản tình ca, những bài hát trữ tình về Hà Nội. Ngoài ra, ông còn sáng tác khí nhạc và nhạc phim. Người ta nhớ đến Phú Quang không chỉ với những bài hát mà còn cả hình ảnh với nụ cười hiền và là người hết mình vì âm nhạc. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về người nhạc sĩ tài hoa này.

    Tóm tắt tiểu sử nhạc sĩ Phú Quang    

Nhạc sĩ Phú Quang tên đầy đủ là Nguyễn Phú Quang

Nơi sinh: Phú Thọ

Ngày tháng năm sinh: 13/10/1949

Tiểu sử nhạc sĩ Phú Quang

Con đường sự nghiệp của nhạc sĩ Phú Quang

Nhạc sĩ Phú Quang sinh ra ở Thái Nguyên. Năm ông lên 5 tuổi, ông theo gia đình về Hà Nội. Đến năm 37 tuổi, ông vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống và cho đến năm 2008 (59 tuổi) trở lại Hà Nội.

Năm 1967: Ông tốt nghiệp hệ Trung cấp kèn cor tại Nhạc viện Hà Nội. Và sáng tác nhạc phẩm đầu tay bản Ballad "Niềm tin" viết cho violoncello và piano.

Từ năm 1967 đến 1978: Công tác tại Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng - Nhạc vũ kịch Việt Nam.

Năm 1978: Học tại Nhạc viện Hà Nội, chuyên ngành chỉ huy dàn nhạc.

Năm 1982: Tốt nghiệp, về công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.

Năm 1986: Chuyển về Phòng ca múa nhạc, Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1994: Chuyển về Nhà hát Giao hưởng Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2004: Thành lập Công ty Hỗ trợ và Phát triển Nghệ thuật Phú Quang.

Các nhạc phẩm do Phú Quang sáng tác

Niềm tin

Bâng quơ

Biển nỗi nhớ và em (Thơ Hữu Thỉnh)

Mẹ

Chiều đông Moskva

Chiều phủ Tây Hồ

Chiều sóng và em

Chuyện kể về tình yêu

Em ơi Hà Nội phố (Thơ Phan Vũ)

Đâu phải bởi mùa thu (Thơ Giáng Vân)

Điều giản dị

Gió và hoa hồng (Nhạc ngoại)

Khúc mùa thu

Im lặng đêm Hà Nội (Thơ Phan Thị Ngọc Liên)

Thương lắm tóc dài ơi

Trong ánh chớp số phận

Tình khúc 24

Mơ về nơi xa lắm

Nỗi buồn

Nỗi nhớ

Nỗi nhớ mùa đông (Thơ Thảo Phương)

Hà Nội ngày trở về (Thơ Thanh Tùng)

Ngày mai

Khúc mưa

Sinh nhật đen

Lãng đãng chiều đông Hà Nội (thơ Tạ Quốc Chương

Rock buồn

Về lại phố xưa

Với tất cả tình yêu (Nhạc ngoại)

Khúc mưa (thơ Đỗ Trung Quân)

Một dại khờ một tôi (thơ Nguyễn Trọng Tạo)

Dương cầm lạnh (thơ Dương Tường)

Có một ngày (thơ Nguyễn Khoa Điềm)

Danh sách đĩa nhạc của Phú Quang

Album phòng thu

Album 1: Cho một người tình xa (1996) - với Mỹ Linh

Album 2: Một dại khờ, một tôi (1997)

Album 3: Trong ánh chớp số phận (1997)

Album 4: Mơ về nơi xa lắm (1999)

Album 5: Về lại phố xưa (2001)

Album 6: Điều giản dị (2003)

Album 7: Ngoảnh lại (2003)

Album 8: 13 chuyện bình thường (2004)

Album 9: Cha & con (2005) - với Quang Lý, Thanh Lam, Ngọc Anh và Trinh Hương

Album 10: Phố cũ của tôi (2005)

Album 11: 69'59'' (2005) - với Ngọc Anh

Album 12: Mùa hạ còn đâu (2006)

Album 13: Cho em và cũng là cho anh (2006) - với Quang Lý

Album 14: Có một vài điều anh muốn nói với em (2007)

Album 15: Em & anh (2008) - với Phú Ân

Album biên tập

Bảo Yến - Giọt Thu Buồn - Tình khúc Phú Quan

Nỗi nhớ - Kasim Hoàng Vũ

Lãng Đãng Chiều Đông Hà Nội - 12 Tình khúc Phú Quang (2001)

Tình khúc Phú Quang - Dòng Sông Không Trở Lại (2005)

Tình khúc Phú Quang - Nỗi Nhớ Mùa Đông (2006)

30 Tình khúc Phú Quang

CD Phú Quang (2010)

Tình khúc Phú Quang Vol 1 + 2 (2000)

The Best Of Phú Quang: Gửi Một Tình Yêu (2010)

Mới thôi… mà đã một đời - Phần 2: Hà Nội ngày trở về (2013)

Thời gian có bao giờ trở lại - với Minh Chuyên (25/03/2018)

TẤN MINH & HÀ NỘI - NHỮNG TÌNH KHÚC PHÚ QUANG (VOL. 3, CD) (2010)

Lớn lên cùng Hà Nội Acoustic (Born in Hanoi) (tháng 6/2014) - với Ngô Quang Vinh

Tình ca Phú Quang 1 - với Tuấn Ngọc, Ý Lan, Mỹ Hạnh, Thu Phương, Thanh Hà, Quang Dũng, Nguyên Khang và Anh Tú (2003)

Album tuyển tập

Còn tuổi nào cho em - với Lê Dung, Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Ngọc Anh, Thanh Long và Ngọc Quỳnh (1997)

Có một chiều như thế - với Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh và Thanh Long(1997)

Thương một người - với Lê Dung, Thanh Lam, Hồng Nhung, Thu Hà, Phương Thảo và Ngọc Anh (1998)

Liveshow

Phú Quang - Dương cầm lạnh (2014)

    Đời tư của nhạc sĩ Phú Quang    

Phú Quang có 3 đời vợ: Kim Chung, Hồng Nhung và Anh Thư. Ông có 3 người con: giảng viên piano Trinh Hương, Giáng Hương, và cậu út Phú Vương sinh năm 1990, tốt nghiệp ngành thiết kế đồ họa ở Singapore. Chồng Trinh Hương là nghệ sĩ volin nổi tiếng Bùi Công Duy. Trong đó, người vợ hiện tại kém ông hơn 20 tuổi.

Tiểu sử nhạc sĩ Phú Quang

  Một số hình ảnh của nhạc sĩ Phú Quang  

Tiểu sử nhạc sĩ Phú Quang
Tiểu sử nhạc sĩ Phú Quang
Tiểu sử nhạc sĩ Phú Quang
Tiểu sử nhạc sĩ Phú Quang
 
Kim Phượng sưu tầm và tổng hợp

Ảnh minh họa
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %15 %091 %2020 %21:%08
back to top