Phong tục tập quán ngày Tết Dương Lịch của các nước

Phong tục tập quán ngày Tết Dương Lịch của các nước

 *¨·٠•●♥✿ ٠•●♥✿v ¨· *

Tết dương lịch sắp tới rồi, mỗi nước sẽ có cách đón Tết khác nhau. Hãy cùng xem những phong tục độc đáo vào Tết dương lịch tại các nước khác nhau ra sao.

Mỹ

Mỹ là một trong số nhiều quốc gia đón Tết dương lịch. Vào đêm Giao thừa, người dân Mỹ đổ xô về Quảng trường Thời đại ở thành phố New York để xem lễ thả quả cầu pha lê khổng lồ đón năm mới. Đây là một trong những hoạt động đặc sắc nhất ở New York trong đêm giao thừa.

Hoạt động đặc sắc này lần đầu tiên được chính quyền New York tổ chức vào đêm 31/12/1907. Khi ấy, quả cầu chưa được làm từ gỗ và sắt chứ không phải pha lê như hiện nay.

Hoạt động đặc sắc này lần đầu tiên được chính quyền New York tổ chức vào đêm 31/12/1907. Khi ấy, quả cầu chưa được làm từ gỗ và sắt chứ không phải pha lê như hiện nay.

Mỹ là một trong số nhiều quốc gia đón Tết dương lịch. Vào đêm Giao thừa, người dân Mỹ đổ xô về Quảng trường Thời đại ở thành phố New York để xem lễ thả quả cầu pha lê khổng lồ đón năm mới. Đây là một trong những hoạt động đặc sắc nhất ở New York trong đêm giao thừa.

Giống như các quốc gia khác trên thế giới, người dân ở Mỹ cũng đón tết Dương Lịch trong không khí vui tươi phấn khởi. Vào đêm giao thừa, mọi người thường tập trung ở Times Square, cùng nhau đếm ngược và chào đón khoảng khắc đầu tiên của năm mới. Thời khắc kim đồng hồ vừa điểm 0g, một quả cầu thủy tinh thật to sẽ được thả từ từ xuống cùng hàng nghìn mảnh giấy đủ màu sắc. Khi quả cầu chạm đất cũng là lúc người dân Mỹ hô vang HAPPY NEW YEAR, gửi cho nhau những lời chúc tốt lành nhất và cùng nhau tung những mảnh giấy màu lên trời để cầu mong những điều tốt đẹp cho một năm mới đến.

Hình ảnh đặc trưng của nước Mỹ

Hình ảnh đặc trưng của nước Mỹ

Bước sang những ngày đầu năm mới, cuộc sống ở Mỹ khá tĩnh lặng, các văn phòng chính phủ, cơ quan, trường học đều đóng cửa nghỉ tết và người Mỹ sẽ dành phần lớn thời gian ở bên gia đình, đi thăm hỏi bạn bè hoặc tổ chức ăn uống tại nhà. Trong dịp năm mới, người dân Mỹ có truyền thống ăn bắp cải với hy vọng sẽ gặp được nhiều may mắn. Bên cạnh đó, người Mỹ cũng có phong tục đón năm mới khá độc đáo, cụ thể là người độc thân nếu muốn gặp được một nửa của mình trong dịp năm mới thì hãy mặc trang phục màu vàng, còn người có hy vọng phát tài trong năm mới thì sẽ chọn trang phục màu bạc.

Nụ hôn chào năm mới của những cặp đôi yêu nhau

Nụ hôn chào năm mới của những cặp đôi yêu nhau

Nhật

Do ảnh hưởng văn hoá phương Tây nên người Nhật từ lâu đã không đón tết theo thời gian âm lịch như một số nước châu Á khác. Trong tâm linh người Nhật đã coi tết dương lịch là ngày lễ tết chính. Trong buổi sáng tinh mơ ngày đầu năm, mọi thành viên trong các gia đình người Nhật cùng nhau đổ ra đường để chào đón bình minh đầu tiên của năm mới. Sau đó, mọi người rủ nhau lên chùa để bái Phật, cầu nguyện hoặc đến nhà người thân, bạn bè để chúc tết nhau. Trong ngày này, các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới (Oshogatsu). Trên mâm cỗ của người Nhật, các món ăn vô cùng phong phú, được bày trí tỉ mỉ, đẹp mắt.

Món ăn ngày tết ở Nhật Osechi - món ăn ngày Tết của Nhật Bản sau khi cúng thần năm mới.

Đầu tiên là rượu mừng năm mới (otoso) trừ tà khí trong năm đó và để kéo dài tuổi thọ. Tiếp đến là món ăn ngày Tết (osechi) sau khi cúng Thần năm mới. Mọi người ăn uống và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Ba ngày đầu từ ngày 1 đến ngày 3/1 được coi là 3 ngày đặc biệt, thiêng liêng nhất của tết dương lịch. Trong 3 ngày này người Nhật có tục ăn chay để tỏ lòng thành kính với thần phật, tổ tiên, cầu khấn cho một năm mới đại cát đại lợi. Ngoài ra, giống như ngày tết của Việt Nam, người Nhật vẫn lưu giữ tục lệ mừng tuổi cho trẻ em hoặc tặng quà giữa những người thân trong gia đình hay trong dòng họ, bạn bè sau lễ đón Giao thừa năm mới. Điều đáng lưu ý, theo phong tục, tập quán lưu truyền từ trước thì việc tặng quà hay mừng tuổi ngày Tết ở Nhật Bản không bị "nặng nề" vì giá trị vật chất mà chủ yếu mang ý nghĩa tinh thần, tình cảm, đạo lý ứng xử...

 Pháp

Người Pháp bắt đầu uống rượu say sưa từ đêm giao thừa cho đến ngày 3/1 mới kết thúcNgười Pháp bắt đầu uống rượu say sưa từ đêm giao thừa cho đến ngày 3/1 mới kết thúc.

Có câu nói: "người Pháp dùng rượu để chào đón năm mới". Tại sao lại nói như vậy? Vì người Pháp bắt đầu uống rượu say sưa từ đêm giao thừa cho đến ngày 3/1 mới kết thúc. Người Pháp quan niệm, vào ngày tết phải uống cạn tất cả rượu mà họ có, làm như vậy thì trong năm mới sẽ được vạn sự như ý. Nếu như uống rượu vẫn còn, trong năm mới sẽ gặp nhiều điềm xui rủi. Ngoài ra, trong ngày đầu năm mới người Pháp thường cùng nhau ra đường xem hướng gió để đoán thời vận trong năm. Nếu gió Nam thổi, báo hiệu một năm mưa thuận gió hòa, đây sẽ là một năm bình an và thời tiết thì nóng bức. Nếu gió Tây thổi, sẽ là một năm may mắn đối với nghề đánh cá và những người nuôi bò sữa. Nếu gió Đông thổi, cây trái sẽ bội thu, nhà nhà no ấm. Nếu gió Bắc thổi là điềm không tốt, đây sẽ là một năm mùa màng thất bát.

Nước Pháp đón năm mới

 Anh

Quảng trường nơi có đồng hồ Big ben

Quảng trường nơi có đồng hồ Big ben

Pháo hoa đón năm mới của nước Anh

Pháo hoa đón năm mới của nước Anh

Happy New Years là bài hát phổ biến trên toàn thế giới, được cất lên vào lúc giao thừa, nhưng người dân nước Anh lại bật bài hát mừng năm mới truyền thống là

Một ngày trước tết Dương lịch, nhà nhà đều tất bật mua rượu đổ đầy các chai, hũ trong nhà, trong bếp thì chứa thật nhiều thịt. Người Anh cho rằng, nếu rượu thịt không dư dả, năm mới sẽ gặp khó khăn, nghèo khổ. Ngoài ra, ở Anh còn lưu hành phong tục "lấy nước đầu năm mới". Mọi người đều tranh nhau đi lấy nước để được là người đầu tiên múc được gáo nước đầu tiên trong những giờ phút đầu tiên của năm mới. Theo quan niệm của người Anh, người múc được gáo nước đầu tiên sẽ là người may mắn suốt cả năm. Vào đêm giao thừa, người Anh thường mang theo bánh ngọt và rượu đi thăm hỏi người thân, bạn bè, tuy nhiên, những người khách sẽ không gõ cửa mà đi thẳng vào bên trong. Người Anh cho rằng, sau khi chuông báo nửa đêm chuyển sang năm mới, người đầu tiên đặt chân vào nhà là một người đàn ông có mái tóc đen hoặc là một người vui vẻ, hạnh phúc và giàu có sẽ mang đến cho chủ nhà một năm mới đại cát đại lợi. Nếu người đầu tiên là một người phụ nữ có mái tóc màu vàng bạch kim hoặc một người ưu buồn, nghèo khổ, bất hạnh, điều này báo hiệu chủ nhà sẽ có một năm xui rủi, gặp nhiều khó khăn và tai họa. Khi đến làm khách ở nhà người Anh trong đêm giao thừa, trước khi mở đầu câu chuyện, việc đầu tiên bạn cần làm là đi đến lò sưởi cơi than đốt lò. Đây là việc làm thể hiện sự chúc phúc đối với chủ nhà với ý nghĩa "khai môn đại cát".

 Scotland

Đêm trước ngày tết dương lịch, mỗi gia đình người Scotland đều rải một ít tiền vàng ngay trước cửa nhà. Mặc dù không có người trông chừng, nhưng cả trộm cướp và người ăn xin khi nhìn thấy những đồng tiền này cũng không bao giờ nhặt lấy. Bởi vì theo phong tục ở đây, rải tiền vàng trước cửa vào trước đêm giao thừa, hôm sau khi năm mới đến, sớm tinh mơ vừa mở cửa liền nhìn thấy ngay tiền vàng sẽ mang lại nhiều tài lộc, ý nghĩa là "nhìn thấy phát tài".

Đức

Nước Đức

Nước Đức đêm giao thừa

Trong thời gian mừng đón tết dương lịch, người Đức đều đặt một cây lãnh sam và gắn đầy những bông hoa bằng gấm len, vừa để báo hiệu tiết xuân phủ khắp đất trời vừa mang ý sung túc. Một phút trước khi bước sang năm mới, mọi người đều leo lên đứng trên một chiếc ghế, khi tiếng chuông đồng hồ vừa điểm 12 giờ, tất cả lập tức nhảy xuống ghế và vội vã ném một vật nặng ra phía sau ghế với ý nghĩa ném đi những tai họa, xui rủi của năm cũ, tiến nhanh vào năm mới. Ở vùng nông thôn của Đức vẫn còn lưu truyền phong tục mừng năm mới khá thú vị là tục "thi trèo cây", ý nghĩa là mỗi năm mỗi tiến cao hơn, phát triển hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống.

 Bulgari

Ở Bulgari, người nào hắt xì hơi đầu tiên sẽ được xem là người mang lại hạnh phúc cho chủ nhà trong nămỞ Bulgari, người nào hắt xì hơi đầu tiên sẽ được xem là người mang lại hạnh phúc cho chủ nhà trong năm.

Sau khi chuông đồng hồ báo mừng năm mới, mọi người trong gia đình cùng ngồi ăn chiếc bánh kem được làm đặc biệt cho đêm giao thừa. Người nào ăn phải đồng tiền được giấu trong bánh sẽ là người hạnh phúc trong năm mới. Ngoài ra, khi dùng tiệc đầu măm mới, người nào hắt xì hơi đầu tiên sẽ được xem là người mang lại hạnh phúc cho chủ nhà trong năm. Chủ nhà sẽ tặng cho người này một con dê, bò hoặc ngựa con để cầu chúc và bày tỏ cảm ơn vì mang lại hạnh phúc cho gia đình họ.

 Hungary

Trong ngày tết dương lịch, người Hungary cấm kỵ ăn gia cầm và các loại cá. Giữa bạn bè thân thiết, người ta thường tặng cho nhau một chú heo con và bức tượng bằng sứ hình người lao công dọn ống khói để biểu thị lời chúc phúc tốt đẹp.

 Tây Ban Nha

Đối với người Tây Ban Nha, trong đêm giao thừa, tất cả mọi thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau, thông qua tiếng đàn hát và những trò chơi để chúc mừng lẫn nhau. Khi tiếng chuông đầu tiên báo hiệu nửa đêm, cũng là thời khắc chuyển qua năm mới, mọi người liền tranh nhau ăn nho. Nếu có thể ăn được 12 quả nho trùng với thời điểm 12 tiếng chuông đổ, bạn sẽ là người may mắn vì suốt 12 tháng trong năm tất cả mọi việc đều đạt như ý muốn. ở Tây Ban Nha, điều cấm kỵ nhất đối với trẻ con trong ngày tết dương lịch là không được mắng chửi người khác, đánh nhau và khóc lóc. Người Tây Ban Nha cho rằng, đây là điềm báo hiệu những chuyện không tốt lành. Cho nên, trong ngày này, người lớn luôn đáp ứng yêu cầu của trẻ nhỏ để chúng được hài lòng và luôn vui vẻ. Ngoài ra, người Tây Ban Nha trong ngày tết dương lịch đều đeo một đồng tiền bằng vàng hoặc bằng đồng để biểu thị cho sự may mắn, cát tường.

 Bỉ

Vùng nông thôn ở Bỉ vẫn còn giữ một phong tục rất thú vị là "chúc tết vật nuôi". Vào buổi sáng sớm ngày tết dương lịch, việc làm đầu tiên là mọi người đi đến bên các con vật nuôi như bò, ngựa, dê, cừu, chó, mèo... và giả vờ như đang muốn thông báo đến chúng: "năm mới đến rồi, chúc vui vẻ".

 Argentina

Nước được người Argentina xem là thứ "thánh khiết" nhất trong vạn vật. Do vậy, trong ngày tết dương lịch, nhà nhà người người lũ lượt kéo nhau ra sông để "tắm mừng năm mới". Trước lúc xuống nước, người ta rải những cánh hoa tươi trên mặt sông. Sau đó, mọi người cùng cười vang và nhảy ùa xuống sông để tắm gội. Họ dùng những cánh hoa tươi chà sát lên thân thể để tẩy rửa những ô uế, xấu xa của năm cũ và cầu mong những điều tốt lành cho năm mới.

 Ai Cập

Tại một số nơi ở Ai Cập, người ta cúng các loại hạt thu hoạch được như: đậu tương, đậu cove...Tại một số nơi ở Ai Cập, người ta cúng các loại hạt thu hoạch được như: đậu tương, đậu cove...

Người Ai Cập lấy nước sông Nile dâng cao nhất làm ngày bắt đầu năm mới, gọi là "năm mới nước lên". Tại một số địa phương của Ai Cập, vào ngày tết dương lịch, thường phải cúng các loại hạt thu hoạch được như hạt đậu tương (đậu nành), đậu cô-ve, hạt linh lăng tím và lúa mì.... Ngoài ra còn có mầm cây tươi của một số loài thực khác để tượng trưng cho sự sung túc, dư giả. Người Ai Cập quan niệm, cúng thần linh càng nhiều lễ vật, mùa màng trong năm mới sẽ thu hoạch càng nhiều.

 Ấn Độ

Ngày tết Dương lịch ở Ấn Độ gọi là "ngày tết đau khổ" hoặc gọi là "ngày tết cấm thực". Ngay ngày đầu tiên của năm mới, mọi người không được tức giận, càng không được phép nổi cáu, cãi cọ với người khác. Ở một số nơi, ngày tết không những không chúc phúc nhau mà còn ôm nhau khóc thảm thiết. Họ quan niệm rằng, mỗi khi năm mới bắt đầu, tuổi thọ lại mất đi, đời người càng thêm ngắn ngủi, tiếng khóc là để bày tỏ sự xót thương, than thở cho bản thân. Có nơi, người ta sẽ nhịn ăn một ngày một đêm để chào năm mới. Thời gian nhịn ăn được tính từ bình minh ngày đầu tiên của năm mới cho đến nửa đêm.

Pakistan

Trong ngày đầu tiên của năm mới, mỗi người Pakistan khi bước ra đường trên tay đều cầm bịch bột màu đỏ. Gặp người thân, bạn bè, sau khi đã chào hỏi, chúc mừng năm mới, mọi người liền quệt một vệt phấn đỏ trên trán người đối diện để thể hiện lời chúc năm mới như ý cát tường.

Canada

Hoạt động thú vị có phần kỳ lạ đầu tiên phải nhắc đến trong ngày Tết tại Canada là tục tắm tắm nước lạnh trong thời tiết giá buốt. Nếu ở Việt Nam, những tập tục độc đáo ngày tết có thể kể đến như là tục cướp chồng (Tây Nguyên), ăn trộm lấy may trong đêm giao thừa (người Lô Lô) hoặc gọi hồn (người Thái), thì ở Canada vào ngày đầu năm mới, tất cả mọi người không phân biệt giới tính và tuổi tác đều mặc đồ bơi và nhảy xuống nước lạnh để đón chào một năm mới an lành và hạnh phúc. Với cái giá lạnh của mùa đông, chỉ nghĩ đến việc nhảy cuống dòng nước lạnh thôi cũng đã thấy sợ rồi phải không nào?

Phong tục xây tuyết quanh nhà vào dịp Tết tại Canada là một tập tục khá nhiều bạn biết đến. Cứ mỗi dịp tết đến, người dân Canada thường xây tuyết xung quanh ngôi nhà. Khác với người Việt Nam làm cây nêu để xua đuổi ma quỷ, người Canada quan niệm rằng núi tuyết có khả năng ngăn ma quỷ vào phá hoại, như vậy một năm mới bình yên sẽ tới. Canada chắc chắn sẽ là một đất nước tuyệt vời và nhiều điều thú vị hơn nữa nếu bạn được đến đây một lần. Lễ hội chào đón năm mới luôn là một dịp vui chơi tưng bừng với nhiều phong tục thú vị. Dù phong tục tại Canada vào ngày tết đa dạng như thế nào thì người dân Canada vẫn luôn mong cầu cho một năm mới được bình an và hạnh phúc như những người dân ở các quốc gia khác trên thế giới.

Đất nước Canada

Đất nước Canada
 Xây tuyết xung quanh nhà của người Canada
Xây tuyết xung quanh nhà của người Canada

 Afghanistan

Những người dân ở miền bắc Afghanistan, mỗi khi tết đến đều tổ chức cuộc thi săn dê núi rất náo nhiệt như một cách để chào mừng năm mới. Hai đội thi tranh nhau các con thú săn, cuộc đua tranh vô cùng cẳng thăng và kịch liệt nhưng cũng rất vui vẻ, hào hứng.

 Brazil

Theo quan điểm của người Brazil, mỗi người sẽ có một năm mới an lành và hạnh phúc hơn nếu như mặc trang phục màu trắng và ném một bó hoa xuống nước để dâng nữ thần biển.

Với người brazil, trong ngày tết dương lịch, mọi người tay cầm đuốc, lũ lượt trèo lên các ngọn núi cao. Họ tranh nhau tìm hái trái bu-lô vàng, một loại trái tượng trưng cho hạnh phúc. Chỉ có những người không ngại nguy hiểm, gian nan mới có thể tìm được loại quả quý hiếm này. Họ gọi đây là cuộc "tìm kiếm hạnh phúc". "Tục kéo lỗ tai" cũng là phong tục khá độc đáo trong ngày tết Dương lịch ở vùng nông thôn Brazil. Mọi người khi gặp nhau vào ngày tết liền nắm lấy vành tai của người đối diện và kéo mạnh một cái để bày tỏ sự chúc phúc.

Mexico

Tại một số vùng miền ở Mexico khi năm mới đến có tục lệ cấm cười. Người dân ở những vùng này chia một năm thành 18 tháng, mỗi tháng có 20 ngày. Trong ngày cuối cùng của năm, tất cả mọi người đều không được phép cười đùa.

 Paraguay

Người Paraguay quy định năm ngày cuối cùng của năm là "ngày hàn thực". Trong năm ngày này, từ nguyên thủ quốc gia, đến mọi dân thường đều không được nhóm lửa, đốt lò, chỉ có thể ăn đồ nguội, thức ăn đã làm sẵn từ trước. Đến ngày tết Dương lịch 1/1 mới được phép nhóm lò nấu bếp để cầu chúc một năm mới ấm no, tốt lành.

Ý

Một trong những phong tục không thể thiếu trong đêm giao thừa của người Ý là ăn nho, bánh và tổ chức nhiều cuộc vui rồi xuất hành với quan niệm nếu gặp người già, người gù thì sẽ may mắn cả năm và ngược lại - sẽ xui xẻo nếu gặp phải trẻ con, tu sĩ! Khi chúc Tết nhau, thường phải kèm theo bài hát, câu hát năm mới. Thời tiết 12 ngày đầu năm được coi là tương ứng với thời tiết 12 tháng trong năm. Trong ngày đẩu tiên của năm mới, người dân Italy thi nhau nhảy xuống con sông Tiber từ cây cầu Cavour với đức tin hành động này mang lại may mắn và thành công cho mọi người trong năm mới. Tục lệ này có từ năm 1946.

Ở Rome, dân cư thành phố tập trung tại khu Piazza del Popolo. Họ tưng bừng đón mừng lễ hội bằng những điệu nhạc roc và pop, khiêu vũ và dĩ nhiên, có cả bắn pháo hoa. Lễ hội kéo dài nhộn nhịp đến tận đêm. Khu vực gần nhà thờ Santa Maria del Popolo có trưng bày những phong cảnh Chúa theo truyền thống kéo dài đến ngày 8 tháng Giêng của Năm mới, đến từ 100 vùng trên toàn nước Ý và các quốc gia khác trên thế giới. Ở Venice, nhiều nhà hàng tại Venice tưng bừng với những lễ hội bắt đầu từ 9 giờ sáng và kéo dài đến tận nửa đêm. Tuy nhiên, vẫn có một số nhà hàng đóng cửa vào năm mới, đặc biệt những nơi phục vụ món bánh pizza, món ăn Tàu, nhà hàng khách sạn vẫn mở cửa bình thường. Tại quảng trường thánh St Mark tổ chức lễ hội lớn có biểu diễn nhạc và bắn pháo hoa rất hoành tráng. Vào ngày năm mới, nhiều người thích tắm trong nước lạnh tại khu bờ biển Lido, đó là cách giúp họ loại bỏ những điều kém may mắn trong năm cũ.

Nước Ý

Nước Ý
 Đón năm mới ở Rome
Đón năm mới ở Rome

 

 

*********

Các nước ăn gì vào dịp Tết Dương lịch?

********

Mỗi nước đều có một phong tục khác nhau tạo nên sự riêng biệt trong từng tập quán. Các món ăn nhân dịp đầu năm mới cho tết Dương lịch cũng không hề giống nhau, chúng đều có những ý nghĩa riêng tại mỗi nước.

Vào dịp nào những món ăn như nho, cá, rau xanh, thịt lợn, lựu... được một số quốc gia chọn làm món ăn dịp đầu năm, với hy vọng sẽ có một năm thịnh vượng, khỏe mạnh và may mắn.

Nho là món ăn đầu năm ở Tây Ban Nha Nho: Người Tây Ban Nha ăn 12 quả nho khi đồng hồ điểm 12 tiếng theo nhịp chuông. Truyền thống này bắt nguồn từ năm 1909, khi những người trồng nho vùng Alicante thực hiện điều này để giải quyết số nho thừa. Sau đó, ý tưởng này lan tới Bồ Đào Nha và các vùng từng là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha như Venezuela, Cuba, Mexico, Ecuador, và Peru. (Ảnh: Popsugar.)

Những quả nho tượng trưng cho tháng trong năm Mỗi quả tượng trưng cho một tháng, ví dụ nếu quả thứ 3 hơi chua, điều đó nghĩa là tháng 3 sẽ khá khó khăn. Phần lớn sẽ cố ăn hết 12 quả trước tiếng chuông cuối cùng, nhưng người Peru sẽ thêm quả thứ 13 để đảm bảo may mắn. (Ảnh: Beepb.)

Rau xanh là món ăn đầu năm của nhiều quốc gia Rau xanh: Các loại rau như bắp cải, cải lá, cải xoăn và cải cầu vồng là món hay được ăn vào dịp năm mới ở nhiều quốc gia vì lý do đơn giản: lá của chúng giống như những đồng tiền gấp, tượng trưng cho tương lai giàu có. (Ảnh: Rd.)

Người Đan Mạch ăn cải xoăn hầm với đường và quếNgười Đan Mạch ăn cải xoăn hầm với đường và quế, người Đức ăn bắp cải trong khi người Mỹ chọn cải lá. Nhiều người tin rằng càng ăn nhiều rau xanh vào dịp năm mới thì năm sau càng thu được nhiều tiền của. (Ảnh: Seriouseats.)

Các loại đậu tượng trưng cho tiền tài Các loại đậu: Đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu xanh... đều được coi là biểu tượng của tiền bạc. Chúng có hình dạng tương tự đồng xu và nở ra khi được nấu chín, đem lại cho người ăn may mắn về tài chính. (Ảnh: Amazinghealthfulfoods).

Ở Italy, người dân thường thưởng thức xúc xích và đậu lăng xanh sau giao thừaỞ Italy, người dân thường thưởng thức xúc xích và đậu lăng xanh sau giao thừa. Người dân Đức cũng thường ăn món này vào năm mới, có thể thay đậu lăng bằng súp đậu. (Ảnh: Plated.)

Người Brazil thường ăn bữa đầu tiên của năm mới với súp đậu lăng hoặc đậu lăng và cơmNgười Brazil thường ăn bữa đầu tiên của năm mới với súp đậu lăng hoặc đậu lăng và cơm. (Ảnh: Greenacres.)

Miền Nam nước Mỹ, người dân thường ăn món Hoppin' John làm từ đậu mắt đen hoặc đậu đũaỞ miền Nam nước Mỹ, người dân thường ăn món Hoppin' John làm từ đậu mắt đen hoặc đậu đũa. Truyền thống này có nguồn gốc từ thời Nội Chiến, khi thị trấn Vicksburg (Mississippi) cạn kiệt lương thực lúc bị tấn công. Các cư dân tìm được đậu mắt đen để sống sót, từ đó loại đậu này được coi là đem lại may mắn. (Ảnh: Foodnetwork.)

Thịt lợn cũng là món ăn đầu năm của nhiều quốc gia Thịt lợn: Truyền thống ăn thịt lợn vào năm mới dựa trên quan niệm rằng lợn tượng trưng cho sự phát triển, do con vật này thường tiến về phía trước khi kiếm ăn. Lợn sữa quay là món không thể thiếu trong dịp năm mới ở Cuba, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hungary và Áo. (Ảnh: Faimouioui/Wordpress).

Người Áo trang trí bàn ăn bằng bánh hạnh nhân hình những chú lợn tí honNgười Áo trang trí bàn ăn bằng bánh hạnh nhân hình những chú lợn tí hon. (Ảnh: Butteryum.)

Người Thụy Điển ăn chân giò, còn người Đức thưởng thức thịt lợn nướng và xúc xíchNgười Thụy Điển ăn chân giò, còn người Đức thưởng thức thịt lợn nướng và xúc xích. Thịt lợn cũng là món thường gặp ở Italy và Mỹ bởi giàu chất béo, tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng. (Ảnh: Chopstixfix).

Cá tượng trưng cho sự may mắn: Món ăn này được cho là đem lại nhiều may mắn vì 3 lý do: vảy của chúng có hình dạng như đồng tiền, chúng đi theo đàn - tượng trưng cho sự thịnh vượng, và chúng bơi về phía trước - tượng trưng cho phát triển. (Ảnh: Catholiccusine.)

Người Đan Mạch ăn cá tuyết hấp, trong khi ở ItalyNgười Đan Mạch ăn cá tuyết hấp, trong khi ở Italy, món cá tuyết muối phơi khô được các gia đình làm suốt từ Giáng sinh tới năm mới. Đức và Ba Lan lại có món cá trích muối để có được may mắn. (Ảnh: Nytimes.)

Các loại bánh thường có trong thực đơn đàu năm mới Các loại bánh: Bánh và các loại đồ nướng khác thường có mặt trong thực đơn của nhiều quốc gia vào dịp Giáng sinh, năm mới, đặc biệt là các loại có hình tròn hoặc hình vòng. Italy có món chiacchiere làm từ bột mì rán phủ đường. (Ảnh: Theitalianbunnyreport/Wordpress).

Ba Lan, Hungary và Hà Lan thường ăn bánh donutBa Lan, Hungary và Hà Lan thường ăn bánh donut. Ngoài ra, Hà Lan còn có olie bollen, một loại bánh nướng hình tròn, với nhân táo, nho khô hoặc lý chua. (Ảnh: Oliebollenzoetermeer).

Một số nước còn giấu tiền hoặc đồ trang sức dưới bánh Một số nền văn hóa còn có tục lệ giấu một món đồ trang sức hoặc đồng xu trong bánh, ai gặp được sẽ có nhiều may mắn vào năm mới. Ở Hy Lạp, người dân thường làm bánh vasilopita với một đồng xu bên trong. Bánh được cắt vào đêm giao thừa hoặc ăn tráng miệng vào ngày đầu năm. (Ảnh: Tarasmulticulturaltable).

Người Thổ Nhĩ Kỳ coi lựu là loại quả đem lại may mắnLựu: Người Thổ Nhĩ Kỳ coi lựu là loại quả đem lại may mắn vì nhiều lý do. Màu đỏ của chúng tượng trưng cho sự sống, sinh sôi nảy nở. Khả năng trị bệnh tượng trưng cho sức khỏe và các hạt tròn thể hiện sự thịnh vượng. (Ảnh: Aces).

 

Lương Thanh Thủy sưu tầm

Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %03 %761 %2021 %12:%01
back to top