Tò mò tên gọi Sài Gòn và những phát hiện gây nhiều bất ngờ

Hơn 300 năm hình thành và phát triển, Sài Gòn vẫn còn nhiều điều chưa được khám phá, trong đó tên gọi địa danh Sài Gòn mới được nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu hé lộ qua tập sách Tạp ghi Việt Sử Địa vừa ấn hành.

 
 Sài Gòn xưa vẫn còn bao điều bí mật để các nhà nghiên cứu khám phá - ẢNH: T.L
 

 Tò mò tên gọi Sài Gòn và những phát hiện gây nhiều bất ngờ 

 
   Nói về tên gọi Sài Gòn thì lâu nay vô số người tò mò. Theo tác giả tập sách Tạp ghi Việt Sử Địa (tập 3, NXB Trẻ) Nguyễn Đình Đầu thì: “Tên Sài Gòn xuất hiện rất sớm, có lẽ ngay từ buổi đầu khi lưu dân Việt Nam tới khẩn hoang vùng đất này từ cuối thế kỷ 16 hay đầu thế kỷ 17".
 
   Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cho biết thêm: "Hiện mới nhận diện được hai chữ Hán Nôm Sài Gòn, mà Lê Quý Đôn đã ghi trong Phủ biên tạp lục viết năm 1776, kể lại biến cố: Tháng 4 (1672), Nguyễn Dương Lâm chia quân làm hai đạo nhân đánh úp lũy Gò Bích, chặt đứt bè nổi và xích sắt, tiến thẳng vào thành Nam Vang. Nặc Đài chết, Nặc Thu ra hàng. Tháng 7 rút quân về lập Nặc Thu làm chính quốc vương đóng ở Cao Miên, Nặc Nộn làm Thứ trưởng Quốc vương đóng ở Sài Gòn, hàng năm triều cống" (Lê Qúy Đôn toàn tập, trang 62).
 
   "Như vậy, hai chữ Hán Nôm Sài Gòn đã xuất hiện từ 1776 để nói lên cái tên Sài Gòn của một địa phương đã có ít nhất từ năm 1776 đến nay, không hề thay đổi, vẫn giữ nguyên một dạng mãi mãi”, ông Đầu khẳng định.
Tò mò tên gọi Sài Gòn và những phát hiện gây nhiều bất ngờ - ảnh 1
Đường xe lửa Sài Gòn - Gò Vấp năm 1910
Ảnh: TL của Tam Thái

Sài Gòn là nơi có nhiều... củi gòn 

   Quay lại với những tài liệu của Trương Vĩnh Ký mà nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cho rằng là “người đầu tiên bàn về nguồn gốc địa danh Sài Gòn một cách cẩn trọng nhất”, tác giả Tạp ghi Việt Sử Địa trích luận bàn của Trương Vĩnh Ký như sau: “Sài Gòn là tên xưa đặt cho thành phố Hoa kiều bấy giờ. Theo tác giả Gia Định thông chí, Sài là mượn tiếng viết theo chữ Hán có nghĩa là củi gỗ (để đun, đốt); Gòn là tiếng Nam chỉ bông gòn hoặc cây bông gòn (nhẹ và xốp hơn bông thường). Người ta nói rằng tên đó phát sinh bởi sự kiện nhiều cây bông gòn do người Cao Miên đã trồng chung quanh những đồn đất xưa của họ, mà dấu vết nay vẫn còn ở chùa Cây Mai và các vùng lân cận. Người Pháp gọi thành phố là Sài Gòn vì thấy tên này có ghi trong các bản đồ địa lý của tây phương vẽ, ở đây người ta gọi thành phố bằng một tên phổ thông nhưng nôm na, xưa nay tên này chỉ chung cả địa phận tỉnh Gia Định”.
Tò mò tên gọi Sài Gòn và những phát hiện gây nhiều bất ngờ - ảnh 2
Cây gòn đại thụ bên cạnh kênh Tàu Hũ được nhiếp ảnh gia Tam Thái chụp năm 1995
Ảnh: Tam Thái
   Mặc dù có nhiều “nghi án’ về tên gọi Sài Gòn nhưng cho đến nay, theo ông Nguyễn Đình Đầu vẫn chỉ 3 giả thuyết chính: Thứ nhất là Sài Gòn bởi Đề Ngạn (người Hoa đọc Tai - Ngon), vì cho rằng người Hoa xây dựng Chợ Lớn từ năm 1778, rồi đặt tên cho thành phố đó là Tai - Ngon, người Nam bắt chước phát âm lại là Sài Gòn. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu lập luận khác để bác quan điểm này: “Chúng tôi phỏng định vùng Chợ Lớn tức Sài Gòn phố thị xưa đã thành lập từ năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam để lập ‘xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn.
 
   Từ đó con cháu người Tàu ở nơi Phiên Trấn thì lập thành xã Minh Hương. Như vậy có Sài Gòn rồi mới có Tai - Ngon’.
 
   Giả thuyết Sài Gòn để nói nơi có nhiều củi gòn thì cũng chỉ “nghe người ta nói” chứ không phải Trương Vĩnh Ký chủ trương. Không hiểu sao Vương Hồng Sển cũng theo đó mà gán cho Trương Vĩnh Ký mạnh hơn: “Trong tập Souvenirs Historiques cụ Trương Vĩnh Ký quả quyết người Khmer có trồng gòn chung quanh đồn cây Mai và chính người còn thấy vài gốc cổ thụ này tại vùng đất ấy năm 1885”. Sự thật, qua quá trình cẩn trọng tìm kiếm các tư liệu so sánh, ông Nguyễn Đình Đầu khẳng định trong sách: “Các tác phẩm của Trịnh Hoài Đức không có chỗ nào giải nghĩa hoặc chú thích về hai chữ Sài Gòn”.
Tò mò tên gọi Sài Gòn và những phát hiện gây nhiều bất ngờ - ảnh 3
Đường nối từ Sài Gòn - Chợ Lớn vào thế kỷ 19 (nay là đường Nguyễn Trãi)
Ảnh: TL của Tam Thái
Tò mò tên gọi Sài Gòn và những phát hiện gây nhiều bất ngờ - ảnh 4
Chợ Bình Tây xưa
Ảnh: T.L
   Ông Đầu viết tiếp: "Trên báo Le Courrier de Saigon số ra ngày 20.1.1868 lại nêu giả thuyết: Tên Sài Gòn có lẽ biến đổi từ chữ Kai – gòn, tên gọi loại cây sản xuất ra bông gòn. Cây gòn, có rất thường ở Nam Kỳ, hay được dùng làm hàng rào cây tươi. Vào thời kỳ người Nam chiếm đóng xứ này, dân đó có một đồn lũy với đặc thù ấy, bởi thế có tên gọi Sài Gòn”.
Chưa kể, sách Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ năm 1875, Trương Vĩnh Ký công bố một danh sách 187 địa danh Việt – Miên có 57 tên thị trấn, trong đó Sài Gòn gọi là Prei Nokor.
Tò mò tên gọi Sài Gòn và những phát hiện gây nhiều bất ngờ - ảnh 5
Một góc Sài Gòn xưa qua những bức ảnh cũ còn sót lại
Ảnh: T.L
 "Trong quá trình tìm ra cách đọc cho đúng địa danh Khmer Prei Nokor: nên gọi là Prei Nagaram, hoặc Prei Nagara hay Prei Nagar", nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu phân tích, rồi đi đến kết luận: “Theo thiên kiến kẻ viết bài này: nếu Prei Nagar đọc"‘tắt" cho hợp với thế độc âm của người Việt thành Rai N’gar hoặc Rai Gar hay Rai Gor, do đó Rai Gor (là cách đọc-PV) không còn xa nhau lắm, nghe ra khá xuôi tai. Rai Gon (ở nguyên bản viết tay có lẽ là Rài Gòn) là lối phiên âm tên thành phố bằng mẫu tự La tinh sớm nhất (1747) mà chúng tôi đã may mắn tìm thấy như đã dẫn chứng, rồi từ Rài Gòn đến Sài Gòn chỉ còn bước ngắn sau một thời gian, Rài Gòn rơi rụng, còn Sài Gòn thì tồn tại mãi đến ngày nay”.
 
   Kể từ đó địa danh Sài Gòn tồn tại ít nhất 300 năm. Kể từ 1674 đến 1975, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu chia Sài Gòn phát triển thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1674 - 1861: Sài Gòn chỉ là tên Nôm, tục danh, tuy rất thông dụng. Giai đoạn 1861 - 1975 là địa danh hành chánh. Sau này Sài Gòn có tên gọi TP.HCM lại "liên tục phát triển", trở thành một trong những đầu tàu kinh tế, văn hóa của đất nước.

i Múi Giờ Sai Gon - Viet Nam Đã Từng Có Mặt Trên Một Trong Những Di Sản
Múi Giờ Sai Gon - Viet Nam Đã Từng Có Mặt Trên Một Trong Những Di Sản Của Patek Philippe
    Viết bởi Quốc Doanh Đồng Hồ vào 01/05/2021 02:39:06
 
    Vào tháng 11 năm 2019, có hai chiếc đồng hồ Patek Philippe cực hiếm xuất hiện trên sàn đấu giá của  Christie’s, với sức nặng được thể hiện trong cả giá trị lịch sử, ngôn ngữ thiết kế và bộ máy tinh vi vượt trội so với mọi bộ máy khác cùng thời. Một trong hai chiếc đó đã xuất hiện cái tên Sài Gòn - Viet Nam trên khu vực múi giờ thế giới của mình, đầy sự .

    Nét thanh lịch khiêm nhường của Patek Philippe đã nói lên mọi điều về vị thế ngạo nghễ mà thương hiệu chiếm giữ: rất khó có một thương hiệu nào không sử dụng những dáng vẻ kỳ quặc, kích cỡ quá khổ hay chi tiết dị biệt mà lại khiến người khác ấn tượng về vị thế và gia sản của người đeo như Patek Philippe.

    Thương hiệu chính là đại diện cho những gì tốt nhất trong giới chế tác đồng hồ: kỹ thuật thủ công, di sản lâu đời và tính thẩm mỹ vượt thời gian. Có một sự thật ai mà cũng biết là kể từ năm 1839, chỉ có chưa đầy một triệu chiếc Patek Philippe được sản xuất – còn ít hơn con số mà nhiều nhà sản xuất tạo ra trong một năm. Việc chế tác đồng hồ của Patek Philippe được chú trọng đến từng chi tiết nhỏ đến mức mất tới chín tháng thời để tạo nên chiếc đồng hồ đơn giản nhất, và hơn hai năm để tạo nên các phiên bản phức tạp. Vì thế, không ngạc nhiên khi nhu cầu mua đồng hồ Patek Philippe ngày càng tăng trong khi số lượng sản xuất của hãng luôn giới hạn.

Patek-Philippe-1953-Model-2523-Heures-Universelles-Watch Top 10 Most  Expensive Watches for Men in the … | Mens watches expensive, Expensive  watches, Watches for men

    Lại có cớ Tự Hào hai chữ SÀI GÒN…    

    SÀI GÒN - cái tên địa danh 1 trong 40 thành phố nổi tiếng trên thế giới được khắc tên trên mặt đồng hồ Thuỵ Sĩ từ những năm 1953.

    Chiều qua uống cafe với đứa em, buôn chuyện khắp thế giới mới biết em cũng cùng sở thích mê đồng hồ (mình chỉ mê thôi nha). Em gởi hình cái đồng hồ và hỏi có biết thông tin thú vị này không ? Xem xong thật sự mình rất rất ngạc nhiên xen lẫn tự hào cái tên SÀI GÒN được khắc trên mặt đồng hồ của một thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới - PATEK PHILIPPE - model 2523 của Thuỵ Sĩ. Thông tin quá hay và quá thú vị không phải ai mê đồng hồ cũng biết. Tối mình về nhà lật đật “lục tung” internet tìm hiểu mới càng “nổi da gà”, khi biết nó được sản xuất năm 1953, khi miền Nam lúc đó do Pháp đô hộ, nhưng thành phố SÀI GÒN được khắc tên 1 trong 24 múi giờ thế giới.

   Cái tên được ngạo ngễ đứng chung với 40 thành phố nổi tiếng đại diện trên thế giới: Sydney, Montreal, Moscow, New York, California, Rio De Janeiro, London, Paris, Geneva, Tokyo,…..có cả Singapore (mình hơi thắc mắc nước Singapore thành lập năm 1965, nhưng đồng hồ này lại được sản xuất năm 1953 ?).

Sotheby's Hong Kong unveils an extremely rare Patek Philippe vintage  wristwatch - Alain.R.Truong

   Tương truyền, vào năm 1876 sau khi lỡ chuyến tàu ở Ireland, kỹ sư đường sắt người Scotland - Mr.Stanford Fleming bắt đầu tìm cách chuẩn hóa thời gian. Phát biểu trước Viện Hoàng gia Canada ở Toronto năm 1879, ông đề xuất chia trái đất thành 24 múi giờ, mỗi múi cách nhau một tiếng với thời gian chung cho từng múi giờ riêng lẻ. Ý tưởng của ông đã vấp phải sự phản đối đáng kể từ các chính phủ và cộng đồng khoa học nhưng sự kiên trì của ông đã được đền đáp khi khái niệm mang tính cách mạng của ông cuối cùng được thông qua vào năm 1884 tại Washington, khi 25 quốc gia tham gia hội nghị Kinh tuyến Quốc tế quyết định rằng kinh tuyến gốc của kinh độ 0 ° sẽ đi qua Greenwich, nước Anh.

   Đồng hồ giờ thế giới dường như ít được các tín đồ đồng hồ quan tâm cho đến khi nhà chế tác đồng hồ thiên tài Mr.Louis Cottier thiết kế một bộ máy đồng hồ bỏ túi có giờ địa phương với kim giờ và kim phút ở trung tâm, được liên kết với một vòng xoay 24 giờ và được bao quanh bởi một vòng quay số cố định bên ngoài với tên của các thành phố khác nhau được ghi trên đó. Đồng hồ bỏ túi giờ thế giới, tiền thân của tất cả đồng hồ giờ thế giới, hiển thị đồng thời mọi múi giờ trên thế giới, đồng thời cho phép xem giờ địa phương dễ dàng và chính xác, và tất cả trên một mặt số duy nhất.

Múi Giờ Sai Gon - Viet Nam Đã Từng Có Mặt Trên Một Trong Những Di Sản

   Cottier đã thu nhỏ phát minh của mình vào cuối những năm 1930, xuất hiện trên chiếc Patek Philippe model 1415. Đến năm 1953, Patek Philippe model 2523 có hệ thống hai núm vặn mới, một để lên dây cót và một ở vị trí 9h để điều khiển đĩa các thành phố. Khi được giới thiệu ra thị trường, đồng hồ hai núm mới này không thành công về mặt thương mại, nên rất ít sản phẩm được sản xuất. Chỉ có 7 cái được chế tác bằng vàng hồng, 5 cái có bản đồ thành phố châu Âu và Bắc Mỹ.

  Trong đó, 1 trong 2 cái duy nhất dùng bản đồ Châu Âu & châu Á có mặt sứ màu xanh nước biển, khi lặn xuống nước màu trên mặt có một chiều sâu như dưới biển. Đồng hồ duy nhất này có cả 2 thứ trên mặt mà các nhà sưu tập đồng hồ mong muốn là mặt bằng men Enamel (loại sứ trên cái mặt tròn ở giữa) phải nung 2 lần mới thành. Và mặt trang trí vói những pattern bằng máy (do huyền thoại Louis Cottier phát minh, sau đó hãng Patek Philippe sử dụng). Đặc biệt được sản xuất trong thập niên 50 thế kỷ trước, thập niên hoàng kim của chế tác, thiết kế, kỹ thuật điêu luyện của đôi tay những bậc thầy.

5 minutes with… a Patek Philippe ref.2523 in pink gold | Christie's

   Và…..chiếc đồng hồ Patek Philippe 2523 giờ thế giới có khắc tên SÀI GÒN được sản xuất năm 1953 trở thành chiếc đồng hồ đắt nhất được bán ở châu Á. Nghe nói đâu tầm vài triệu đô chứ mấy ?!? Ahihi...!
 
   Ước ao nhỏ nhoi của “thằng bé” được đeo trên bàn tay trái đặc biệt của mình chụp một tấm….rồi trả lại mình cũng rất rất Hãnh Diện và Tự Hào…….SÀI GÒN ƠI !

Patek Philippe - In depth Review: Patek Philippe 2523 Reference World Time.
Ảnh 1 : Cái tên SÀI GÒN được khắc ngạo ngễ đứng chung cùng 39 thành phố nổi tiếng trên thế giới.

   Patek Philippe 2523 - một trong hai cái duy nhất dùng bản đồ Châu Âu & châu Á có mặt sứ màu xanh nước biển, được sản xuất năm 1953. Với giá đắt nhất châu Á.
   Mặt đồng hồ Patek Philippe 2523 giờ thế giới có khắc tên SÀI GÒN được sản xuất năm 1953.
   Đồng hồ giờ thế giới mới của PATEK PHILIPPE, múi giờ của SÀI GÒN được thay bằng BANGKOK !!!

   (Nhiếp ảnh gia Minh Hoà)

 Sotheby's Hong Kong unveils an extremely rare Patek Philippe vintage wristwatch 

5
Patek Philippe, an Exceptionally Rare Yellow Gold Double Crown World Time Wristwatch with 24 Hour Indication and Fine Guilloché Dial (detail), Ref 2523/1, Made in 1968. . Photo: Sotheby's.

  HONG KONG.- Sotheby’s Hong Kong Important Watches Autumn Sale will take place on 6 October at the Hong Kong Convention and Exhibition Centre. An eclectic array of timepieces from the most prestigious watchmakers will be offered, led by an exceptionally rare Patek Philippe world time vintage wristwatch made in 1968. Connoisseurs will also be delighted by exquisite jewellery timepieces, including an iconic and possibly unique full-diamond-set ‘Panther’ bangle watch by Cartier. The sale will offer more than 420 lots with a total estimate in excess of HK$86 million / US$11 million*. 

   
Sharon Chan, Head of Watches, Sotheby’s Asia, said, “This Autumn Sotheby’s is delighted to bring to the market an array of rare and extraordinary timepieces, encompassing vintage and jewellery wristwatches as well as works by independent watchmakers, offering a superb acquisition opportunity for collectors. Rare references of Patek Philippe vintage watches are more commonly seen in European salerooms and this season we are pleased to present an extremely uncommon Patek Philippe world time wristwatch made in 1968. A comparable pocket watch made in 1951 sold at four times its estimate at Sotheby’s New York in June and we expect keen competition for this upcoming example. Among other highlights are a possibly unique full diamond-set Cartier ‘Panther’ bangle watch and ingenious works of independent brands.”

 Extremely Rare Vintage Patek Philippe 
  Vintage watches stand as silent witnesses to the history of horology. Among them, Patek Philippe, with its understated elegance and longstanding heritage, holds a special place in the hearts of the world’s most discerning connoisseurs. This sale puts together an array of vintage watches from the legendary brand including timepieces of distinguished provenance. 
 
1
Patek Philippe, an Exceptionally Rare Yellow Gold Double Crown World Time Wristwatch with 24 Hour Indication and Fine Guilloché Dial, Ref 2523/1, Photo: Sotheby's.

_________________________________________________________________

    Nguồn gốc và ý nghĩa của tên Sài Gòn    

   Trong “Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị” của ông Huỳnh Tịnh Của thì Sài tức là củi thổi, Gòn: tên loại cây cỏ bông nhẹ xốp, nhẹ hơn bông thường, trong Nam hay dùng để dồn gối, dồn nệm. Về địa danh Sàigòn thì Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị ghi: tên riêng của đất Chợ Lớn, bây giờ lại hiểu là đất Bến Nghé.
Ðịnh nghĩa Sàigòn của quyển Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị cho ta thấy rằng tên Sàigòn trước đây dùng để chỉ vùng Chợ Lớn hiện nay, còn vùng mà ta gọi là Sàigòn hiện nay thì trước đây lại gọi là Bến Nghé. Ðiều này được xác nhận nhờ hai người Anh là Crawford và Finlayson đã đến vùng này năm 1922. Cứ theo lời những người này thuật lại thì Sàigòn và Bến Nghé (mà các tác giả trên đây viết là Bingeh hay Pingeh) là hai thành phố phân biệt nhau và cách xa nhau độ 1 hay 2 dặm, Bến Nghé là nơi đồn binh và đạt cơ quan chánh phủ, còn Sàigòn là trung tâm thương mãi và là nơi cư ngụ của người Hoa kiều và các thương gia (tài liệu của Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises tức là Tập san của Hội Cổ Học Ấn Hoa, năm 1942, tập số 2). Vậy, Sàigòn và Bến Nghé là hai thành phố phân biệt nhau và có hai tên khác nhau đàng hoàng, nhưng đến khi người Pháp chinh phục ba tỉnh phía đông Nam Kỳ năm 1861, họ dùng tên Sàigòn để chỉ đất Bến Nghé cũ, mà họ dùng làm trung tâm hành chánh, vì Bến Nghé là một tiếng khó cho người ngoại quốc phát âm hơn Sàigòn. Người Việt Nam bắt buộc phải theo họ mà gọi Bến Nghé là Sàigòn, còn vùng trước đó gọi là Sàigòn thì được gọi là Chợ Lớn theo một cái tên mà sử gia Phan Khoang trong bộ Việt Sử, Xứ Ðằng Trong, cho là dường như đã có từ đời vua Gia Long.

   Cũng theo quyển Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị của ông Huỳnh Tịnh Của thì tên Sàigòn có nghĩa là củi gòn. Nhà học giả Trương Vĩnh Ký đã theo thuyết này mà ông cho biết là dựa vào bộ Gia Ðịnh Thông Chí của ông Trịnh Hoài Ðức. Trong tập Souvenirs historiques, ông Trương Vĩnh Ký lại kể lại rằng người Khmer xưa có trồng cây gòn chung quanh đồn Cây Mai và chính ông còn thấy vài gốc cổ thụ này tại vùng ấy năm 1885.

   Sau ông Trương Vĩnh Ký, còn có ông đốc phủ Lê Văn Phát đi xa hơn trong thuyết kể trên đây. Theo ông Lê Văn Phát thì trước đây, vùng Sàigòn Chợ Lớn hãy còn bị rừng bao phủ và tên Sàigòn có lẽ phát xuất từ tên Khmer Prei Kor tức là Rừng Gòn (Forêt des Kapokiers). Prei Kor là tên mà người Khmer dùng để gọi một địa phương mà trọng tâm là Chùa Cây Mai ở Phú Lâm ngày nay. Mặt khác, ông Lê Văn Phát cũng cho biết rằng người Lào (mà ngôn ngữ gần như ngôn ngữ Thái) đã gọi vùng này là Cai Ngon, mà Cai Ngon theo tiếng Thái cũng có nghĩa là Rừng Chỗi Cây Gòn (Brousse des kapokiers).
Thuyết về nguồn gốc tên Sàigòn của các học giả Việt Nam trên đây sau này đã bị một số học giả khác bác bỏ. ông Vương Hồng Sến trong bộ Sàigòn Năm Xưa cho biết rằng theo tiếng Khmer thì Kor có nghĩa là gòn mà cũng có thể có nghĩa là con bò, và Prei Kor có thể là Rừng Bò chứ chưa ắt hẳn là Rừng Gòn.
Mặt khác, các nhà học giả Pháp nghiên cứu về nước Cam.Bu.Chia đã tìm được trong bộ sử chép tay của nước ấy một dữ kiện quan trọng về vùng này. Theo bộ sử ấy, năm 1623, một sứ bộ của chúa Nguyễn đã đến Cam.Bu.Chia xin vua Cam.Bu.Chia cho đặt một số sở thuế ở vùng Prei Nokor va` Kas Krobey. Vua Cam.Bu.Chia lúc ấy có một hoàng hậu la` con gái chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên). Bởi đó, ông đã chấp nhận lời yêu cầu của chúa Nguyễn.

   Theo ông Etienne Aymonier thì Nokor là xứ, quốc gia và Prei Nokor là rừng của vua (forf royale). Nhưng linh mục Tandart lại bảo rằng tiếng Nokor do tiếng nam phạn Nagaram mà ra, và có nghĩa là Thành phố của rừng hay thành phố ở giữa rừng (ville de la forêt). Bởi vậy theo ông, Prei Nokor có nghĩa là thành phố.
Nhà học giả Pháp Louis Malleret khi nêu ra tài liệu về Prei Nokor đã dựa vào ý nghĩa của tiếng Khmer này theo linh mục Tandart để bác bỏ thuyết của các học giả Việt Nam trước đó cho rằng Sàigòn có nghĩa là Củi Gòn. Ông đã theo ý kiến của một người Pháp khác là Maurice Verdeille theo đó tiếng Sàigo`n có lẽ phát xuất từ tiếng Tây ngòn có nghĩa là cống phẩm của phía tây (tribut de l’ouest). Tiếng Hán Việt có nghĩa là cống phẩm của phía tây nếu đọc theo V.N là Tây Cống và Tây Ngòn hẳn là Tây Cống, nhưng phát âm theo giọng Trung Hoa. Sở dĩ ông Malleret theo thuyết này là vì ông đã dựa vào một dữ kiện lịch sử do ông Trịnh Hoài Ðức chép lại, là khi Cam Bu Chia bị phân ra cho hai vua thì cả hai vua nầy đều nạp cống phẩm cho chúa Nguyễn ở Prei Nokor, vốn là thủ đô của vua thứ nhì từ năm 1674 (trong khi vua thứ nhứt đóng đô ở Oudong ở phía bắc Nam Vang).

   Một tác giả khác, ông Vương Hồng Sển, nhắc lại trong quyển Sàigòn Năm Xưa rằng người Hoa Kiều đã tập trung vào vùng Chợ Lớn ngày nay để mua bán năm 1778 sau khi Cù Lao Phố (gàn tỉnh lị Biên Hòa ngày nay) là nơi được thành lập để mua bán từ cuối thế kỷ thứ 17 đã bị Tây Sơn phá tan khi họ kéo vào đánh Miền Nam. Sau khi thành phố này đã vững, người Hoa Kiều đã đáp thêm bờ kinh Chợ Lớn, cẩn đá cho cao ráo kiên cố. Và có lẽ để ghi công việc này, họ đặt tên chỗ mới này là Ðề Ngạn, tức là bờ sông cao dốc trên có đe ngăn nước. Ðề Ngạn là tiếng Hán Việt, chớ người Trung Hoa phát âm theo giọng Quảng Ðông thì nói thành Tài Ngon hay Thầy Ngồnn. Ông Vương Hồng Sển cho rằng tiếng Sàigòn chính do Thầy Ngồnn mà ra.
   Về đất Bến Nghé thì người Trung Hoa gọi là Xi Cong. Ông Vương Hồng Sển cho rằng đó là họ đọc trại lại tiếng Sàigòn của ta và khi viết ra Hán văn thì họ dùng hai chữ mà ta đọc là Tây Cống.
 
   Vậy, có ba thuyết về nguồn gốc và ý nghĩa của tên Sàigòn:
  1. Thuyết của các ông Trương Vĩnh Ký và Lê Văn Phát: Sàigon do tiếng Khmer Prei Kor mà ra, và có nghĩa là củi gòn.
  2. Thuyết của ông Louis Malleret: Sàigòn do tiếng Tây Ngòn, tức là Tây Cống phát âm theo giọng Trung Hoa và có nghĩa là cống phẩm của phía tây.
  3. Thuyết của ông Vương Hồng Sển: Sàigòn do tiếng Thầy Ngồnn tức là Ðề Ngạn phát âm theo giọng Trung Hoa và có nghĩa là bờ sông cao dốc trên có đê ngăn nước. Còn về tiếng Tây Cống, ông Vương Hồng Sển lại cho rằng nó chỉ được người Trung Hoa dùng sau này để phiên âm lại tên Sàigòn sau khi tên này được dùng đẻ chỉ đất Bến Nghé cũ.
   Ba thuyết trên đây cái nào cũng có vẻ có lý phần nào nhưng thật sự, không cái nào có thể làm cho chúng ta hoàn toàn thỏa mãn. Như thế có lẽ vì những người nêu ra các thuyết ấy đã quên để ý đến cách ông bà chúng ta đặt các địa danh ở Nam Kỳ trước đây. Chúng ta có thể nhận thấy rằng trong việc đạt địa danh này, ông bà chúng ta đã theo một số nguyên tắc:
  1. Các cụ có thể phiên âm một địa danh Khmer đã có và bỏ dấu cho thành tiếng Việt Nam. Thí dụ như Psar Deck thiếng Khmer là Chợ Sắt đã được các cụ gọi lại là Sa Ðéc, hay Me So tiếng Khmer là Người Ðàn Bà Ðẹp hay nàng Tiên được các cụ gọi là Mỹ Tho. Trong một bài kỷ niệm ngày 30 tháng tư, đăng trong tờ Việt Báo, ông Phạm Nam Sách khi nói về tỉnh Ba Xuyên đã nhắc đến một địa danh mà ông nói là là Bảy Sào, Bải Sào, Bảy Sau hay Bải Sau chi đó. Thật sự đó là Bải Xào, một tiếng phát xuất từ tiếng Khmer Bai Xao có nghĩa là Cơm Sống. Ðịa danh này sở dĩ có là vì trong trận đánh nhau voói người Việt Nam, người Khmer đã thua chạy về đến đó và ngừng lại nấu cơm ăn, nhưng cơm chưa kịp chín thì quân Việt Nam lại kếo đến và người Khmer phải bỏ chạy. Ðể đánh dấu việc này, họ gọi đất đó là Cơm Sống, tiếng Khmer là Bai Xao và các cụ ta bỏ dấu thêm thành Bải Xào. Các cụ có thể dịch nghĩa một địa danh Khmer đã có. Thí dụ như tên Bến Nghé phát xuất từ tiếng Khmer Kompong Krabei có nghĩa la Vũng Trâu. Theo sử Khmer mà ông Malleret viện dẫn thì ngoài Prei Nokor, vua Cam.Bu.Chia còn cho chúa Nguyễn đạt sở thuế ở Kas Krobey. Chữ Krobey rất gần Krabei, và có thể Kas Krobey với Kompong Krobei cũng là một và có nghĩa là Vũng Trâu, Bến Trâu gì đó.  Nhưng tên theo hai loại trên đây là do người Việt Nam bình dân đặt ra khi mới đến một địa phương, về sau, khi đã có nhiều người Việt Nam ở và triều đình Việt Nam đặt ra các đơn vị hành chánh, thì triều đình lại dùng tiếng Hán Việt như Trấn Biên, Phiên Trấn, Phước Long, Phước Tuy v.v… Mặt khác, khi viết sử hay viết sách địa lý mà gặp một tên nôm do người bình dân đã đặt, các cụ đã dịch phăng nó ra tiếng Hán Việt chớ ít khi chịu chép tên nôm. Như Ba Giỗng, các cụ dịch là Tam Phụ và Bến Nghé, các cụ dịch lại là Ngưu Chử khi chép vào sách chớ không chịu viết tên nôm là Ba Giồng, Bến Nghé.
   Nếu lấy các qui tắc đặt địa danh của các cụ ngày xưa làm tiêu chuẩn dể suy luận thì ta thấy ngay các thuyết trên đây về nguồn gốc và ý nghĩa của Sàigòn không ổn.
  1. Nếu các cụ ta ngày xua muốn dịch tiếng Khmer Prei Kor ra tiếng Việt thì các cụ đã dùng tên Củi Gòn, Cây Gòn hay Rừng Gòn để đạt cho địa phương này, chớ không ghép một tiếng Hán Việt là Sài với một tiếng nôm là Gòn để thành Sàigòn, cũng nhu khi dịch Kompong Krabei ra tiếng Việt, các cụ đã gọi là Bến Nghé chớ không nói Tân Nghé, Chử Nghế hay Ngạn Nghé (Tân, Chử và Ngạn là những tiếng Hán Việt có nghĩa là cái cồn nhỏ, bến sông, bờ sông). Nếu bảo rằng gòn là một loại cây không có tên Hán Việt và các cụ đã dùng tên ấy như tiếng Hán Việt thì các cụ đã theo văn phạm Hán Việt mà gọi Củi Gòn là Gòn Sài chớ không thể gọi là Sài Gòn
  2. Chữ Sài là tiếng Hán Việt có nghĩa là Củi, nhưng cũng chữ ấy mà dùng làm chữ nôm thì lại đọc là Thầy. Vậy, nếu đọc theo tiếng nôm hoàn toàn hai chữ mà ông bà chúng ta dùng để chỉ tên đất ta đang nghiên cứu thì ta có Thầy Gòn. Tên này rất gần với Tây Ngòn hay Thầy Ngồnn là những tiếng Hán Việt Tây Công hay Ðề Ngạn đọc theo giọng Trung Hoa. Nhưng các cụ ngày xua rất sính dùng tiếng Hán Việt. Ðến như tiếng nôm hoàn toàn là Ba Giồng, Bến Nghé mà các cụ còn nhứt định phải dịch ra là Tam Phụ, Ngưu Chử khi viết vào sách vở thì không lý do gì các cụ lại không dùng các tiếng Hán Việt đã sẵn có là Tây Cống hay Ðề Ngạn, mà lại dùng tiếng Thầy Gòn là tiếng phiên âm theo giọng của người Trung Hoa.
   Vậy, các thuyết kể trên đây đều không vững cả.
 
   Cuối cùng, chỉ còn một dấu vết nhỏ trong các tài liệu nói về ý nghĩa và nguồn gốc tên Sàigòn có thể giúp ta một lối thoát: đó là việc ông Lê Văn Phát cho biết rằng người Lào đã gọi vùng Chợ Lớn ngày nay là Cai ngon, mà Cai ngon theo tiếng Thái có nghĩa là Rừng Chỗi Cây Gòn. Chúng tôi không biết tiếng Lào hay tiếng Thái nên không thể xác nhận được ý nghĩa của Cai Ngon theo tiếng Thái, nhưng nếu quả đúng như ông Lê Văn Phát nói thì tên Sàigòn do ông bà ta phiên âm từ tiếng Thái Cai Ngon và bỏ dấu theo giọng Việt Nam như thông lệ.
   Xét về mặt nguyên tắc đạt địa danh của ông bà chúng ta ngày xưa, thì vấn đề này có thể kể là tạm giải quyết. Nhưng nghi vấn còn lại là tại sao lại có tiếng Lào hay tiếng Thái lọt vào đây? Hiện nay, không có nhiều tài liệu lịch sử giúp chúng ta có một sự hiểu biết rộng rãi và chánh xác về thời kỳ người Việt Nam mới vào ở đất Nam Kỳ. Chúng ta chỉ có thể dựa vào một số dữ kiện sau đây để suy luận:

   Vào đầu thế kỷ 17, nước Cam Bu Chia đã bị người Xiêm (Thái Lan hiện nay) uy hiếp nặng nề, và chính vì muốn dựa vào người Việt Nam để chống lại Xiêm mà vua Chey Chetta II đã đi cưới công chúa Ngọc Vạn (là con gái chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên) về làm hoàng hậu năm 1620, rồi đén năm 1623 lại đẻ cho chúa Nguyễn đạt những cơ sở thâu thuế ở vùng Sàigòn, Chợ Lớn ngày nay.
  1. Vùng Chợ Lớn chỉ trở thành một vùng thương mãi thạnh vượng từ năm 1788 với khối người Hoa Kiều tụ tập về đó sau khi Cù Lao Phố bị Tây Sơn phá hủy. Vậy, lúc chúa Nguyễn mới đạt cơ sở thuế hơn 150 năm về trước vùng này chưa có mua bán gì nhiều.
  2. Người Việt Nam chỉ vào ở Nam Kỳ nhiều từ khi có lực lượng của ông Trần Thượng Xuyên đóng thường trực để bảo vệ cho họ từ năm 1680. Vậy, lúc chúa Nguyễn đạt sở thuế ở vùng Chợ Lớn ngày nay, hơn 50 năm trước đó, chưa có đông người Việt Nam và chưa có sản xuất nhiều lúa gạo để bán.
  3. Như thế, cơ sở thuế của chúa Nguyễn chắc chỉ đánh vào một vài sự buôn bán nhỏ, không quan trọng lắm, và do đó mà vua Cam Bu Chia đã dễ dàng cho chúa Nguyễn thâu lấy nguồn lợi này, chớ nếu có sự mua bán quan trọng và quyền lợi thuế vụ lớn thì vua Cam Bu Chia lúc đó vốn còn hoàn toàn độc lập với chúa Nguyễn, chắc không phải chấp nhận dễ dàng lời yêu cầu của chúa Nguyễn. Vậy, sự mua bán đó dựa vào móng hàng gì? Có thể một trong những món hàng được buôn bán thời đó là gòn, vì vùng này có nhiều cây gòn, có lẽ không nhiều đến thành rừng, nhưng cũng đạt mức quan trọng để có thể gọi là rừng chổi được. Người Xiêm có thể đã đến đó mua gòn để đem về nước dồn gối, dồn nệm. Một ít thương gia Xiêm có thể đã có mặt ở vùng này trước khi chúa Nguyễn đạt sở thuế tại đó, và vì thấy vùng này có nhiều cây gòn, họ gọi nó là Cai Ngon tức là Rừng Chổi Cây Gòn, rồi các viên chức Việt Nam liên lạc với họ để đánh thuế lúc mới đến đã theo họ mà gọi đất này là Sàigòn, thay vì phiên âm hay dịch nghĩa tên Khmer của địa phương này.
  4. Về cái tên Khmer này, các học giả đã không đồng ý kiến với nhau, người thì nói là Prei Kor, người thì nói là Prei Nokor. Ông Malleret đã dựa vào sử Khmer mà bảo đó là Prei Nokor và theo linh mục Tandart để dịch Prie Nokor là thành phố của rừng. Vì không biết tiếng Khmer và văn phạm Khmer, chúng tôi không thể đi sâu vào vấn đề này, nhưng vẫn thấy có những chỗ không ổn. Nếu Prei Kor có nghĩa là Rùng Gòn hay Rừng Bò thì văn phạm Khmer cũng như văn phạm Việt Nam đạt tiếng rừng lên trên, tiếng phụ nghĩa cho rừng ở dưới. Như vậy Prei Nokor dịch ra là rừng của vua như Aymonier thì vẫn hợp với văn phạm đó, còn dịch ra như linh mục Tandart là thành phố giữa rừng thì lại đi ngược với văn phạm đó rồi. Hiểu theo văn phạm như nói trên đây thì Prei Nokor là rừng của thành phố mới phải, nhưng tên Rừng của Thành Phố thì cố nhiên là không có ý nghĩa gì. Mặt khác, nếu Prei Nokor là thành phố giữa rừng hay rừng của vua thì nó chỉ có thể có từ năm 1674 là năm mà vua thứ nhì của Cam-Bu-Chia chua chúa Nguyễn đến đặt sở thuế tại đó thì đất này hãy còn là một thị xã nhỏ, không có vua ở nên không thể mang tên Prei Nokor là thành giữa rừng hay rừng của vua được.
   Do các nghi vấn trên đây, chúng ta thấy rằng thuyết của ông Malleret không vững. Và chúng ta có thể đua ra giả thuyết khác: địa điểm mà vua Cam-Bu-Chia cho chúa Nguyễn đạt sở thuế vẫn tên là Prei Kor vì nơi đó có nhiều gòn và là nơi mua bán gòn, nhưng sau đó, khi vua thứ nhì của Cam-Bu-Chia đến đóng đô tại đó, nó có tên mới là Prei Nokor (hiểu theo nghĩa là rừng của vua hay thành phố giữa rừng đều được cả). Các sử gia Cam-Bu-Chia sau này chép lại việc cho chúa Nguyễn đến địa phương này đặt sở thuế đã chép lại tên Prei Nokor mà họ được biết nhiều hơn mà bỏ tên Prei Kor đi. Với giả thuyết này thì ý nghĩa và nguồn gốc tên Sàigòn có thể giải quyết được: đó là một tên phiên âm từ tiếng Xiêm Cai Ngon có nghĩa là Rừng Chổi Cây Gòn, và phù hợp vớ tên Khmer nguyên thủy Prei Kor cũng có ý nghĩa tương tự.
 
   Vì không biết ngôn ngữ và văn phạm Khmer và Thái (Xiêm) nên chúng tôi không thể đi sâu vào vấn đề này và chỉ xin nêu ra những nhận xét trên đây. Chúng tôi mong ước rằng có vị nào thông thạo tiếng Khmer hay tiếng Thái lưu tâm đến vấn đề này để làm sáng thêm ý nghĩa và nguồn gốc tên Sàigòn yêu dấu của chúng ta.

(Viết vào thập niên 80).

 Kim Phượng sưu tầm và tổng hợp 
 
back to top