Có tuổi chứ không phải già

Có tuổi chứ không phải già

 ******

 

 BM

Nhưng Bác sĩ Bensabat cũng không quên nhắc phải biết tìm nguyên nhân của “stress” thì mới dẹp nó dễ và hiệu quả. Ngoài kiêng cữ và chọn những thực phẩm tốt, chúng ta cũng cần phải biết cười. Cười nhiều và thật sự thoải mái. Không phải cười ngoại giao hay cười gượng. Và nhất là phải làm tình!

Trên mục hàng tuần  này, Cỏ May có ý chọn một đề tài rất thời sự nhưng hoàn toàn không liên hệ tới kinh tế chính trị tuy tinh hình nước Pháp, Âu châu và cả Hoa Kỳ đang khá nóng bỏng do áp lực khủng bố hồi giáo. Pháp và Hoa Kỳ đang trong thời kỳ tranh cử Tổng thống. Ở đâu và lúc nào cũng vậy, việc tranh nhau làm Tổng thống, đối với những chính khách, vẫn quan trọng hơn sự an nguy của đất nước vì có lợi trực tiếp và cụ thể cho bản thân và phe cánh. Còn sự an nguy đất nước là cho đất nước, cho nhân dân. Trừu tượng vì chỉ là ý niệm.

 

BM

 

Thật ra, phải nói đề tài này, trái lại, mang tính thời sự xã hội rất cao vị nó quan hệ tới nhiều người mà số người có tuổi trong tương lai sẽ vượt qua tuổi trẻ tại nhiều nước kỹ nghệ phát triển ở Âu châu.

Nhưng lý do chọn “Có tuổi chớ không phải già”, riêng với Cỏ May, là để nhớ lại một người bạn vong niên mà bạn bè ai cũng thương, cũng quý. Cả bạn trong lực lượng võ trang Phật Giáo Hòa Hảo thời kháng chiến chống Pháp, bạn trong Quân đội VNCH ở Tiểu Khu Kiên Giang và Sa Đéc cho tới ngày 30/04/75, cùng rút vào Thât Sơn, không chịu buông súng theo lệnh của Tổng thống Dương văn Minh, trước khi tan hàng, mạnh ai nấy trốn, không ai khi nhắc tới ông mà không bày tỏ cảm tình. Đó là “Con người chơi điệu. Đúng là Anh Hai”!

Mỗi khi nghe ai nói ” Già” là ông phản đối. Ông bảo đừng nói “Già”. Phải nói mình là “thanh niên có tuổi. Già xấu lắm”.

 

Bí mật từ những người sống thọ trên 100 tuổi có thể gây sốc với bất cứ ai sợ tuổi già: Đừng cố theo đuổi hạnh phúc, cứ thảnh thơi mà tận hưởng cuộc sống

 

Lời của ông chỉ nói chơi vui trong bạn bè lúc đó nhưng không ngờ lại có giá trị là một quan niệm y học ngày nay.

Thưa đúng vậy. Bác sĩ Soly Bensabat chuyên về “y khoa phòng bệnh và chống già” vừa cho ra mắt quyển sách “Bạn hãy làm người thầy thuốc đầu tiên của chính mình” (Michel Lafon, Paris). Trong sách, ông không đồng ý để cho người có tuổi bị “già” tấn công vì chuyện này ai cũng làm được để tránh cho mình.

 

Già nhưng phải mạnh khỏe

 

BM

 

Ngày nay, người già ở những nước phát triển ngày càng đông. Ra đường, người ta không gặp ngay anh hùng như ở Việt nam, mà gặp người già. Người xưa nói “Thât thập cổ lai hi” nay không còn giá trị nữa. Tuổi lên “lão” phải từ 90, và thượng thọ phải từ 100 tuổi. Nhưng chắc chắn nấc thang tuổi thọ sẽ thay đổi trong mươi năm nữa.

Cách đây vài tuần, ở Pháp, Bà Elisabeth Collot, vừa mất ở tuổi 113 trong tình trạng sức khỏe tốt như một phụ nữ đương xuân!

 

BM

 

Theo quan niệm của nhà Thiền học Cương Điền ở Nhựt bổn thì bà cụ Elisabeth Collot không phải “chết”, mà bà đã “sống trọn đời sống” của bà. Chết là khi lìa đời trước khi thời hạn sống chưa kết thúc. Như trái cây rụng khi chưa già, chưa chín.

Nhưng con người ta sống ngày càng lâu, càng cao tuổi, mà trong tình trạng sức khỏe nào?

 

BM

 

Vốn là một chuyên viên nổi tiếng về “stress”, Bác sĩ Soly Bensabat gửi cho mọi người lời khuyên vô cùng quý báu “Các bạn hãy thêm cho tuổi thọ của mình những năm tháng cuối đời đầy đủ sức khỏe”.

Để thực hiện lời khuyên này, chúng ta không cần vội tới thấy thuốc. Chỉ cần giữ vệ sinh trong đời sống, một chế độ ăn uống thích hợp và để ý sớm những dấu hiệu già xuất hiện là đủ cho mình có được sự thoải mái suốt những năm cuối đời.

 Trong sách, ông không có đưa ra những khám phá gì to lớn và mới mẻ hết cả mà chỉ có những lời khuyên giản dị và hiệu quả mà ai cũng làm được. Như chế độ ăn uống, hoạt động cơ thể và sự thư giãn. Ông vẫn nhấn mạnh “Không có ai giữ gìn sức khỏe cho bạn tốt hơn chính bạn ”!

 

BM

 

Mà người giữ gìn sức khỏe tốt cho chúng ta, trước tiên, không ai khác hơn là “ăn uống”, tức thực phẩm chúng ta chọn. Vì “con người của mỗi chúng ta được tạo nên bằng chính những thứ chúng ta ăn vào. Vậy chúng ta nên chọn những “vật liệu” tốt để củng cố cái “sườn nhà” của chúng ta cho được bền vững. Ai cũng biết chỉ một hạt cát nhỏ kẹt vào bộ máy cũng đủ gây ra tai họa ”.

Bác sĩ Bensabat cảnh báo trước nhất sự độc hại của thực phẩm chúng ta quen chọn cho việc ăn uống hằng ngày như đường. Theo ông, đường nào (glucose, fructose, saccharose, galactose, lactose) cũng độc hại cả, cũng tạo ra các “gốc tự do” là yếu tố chính của già nua, sản xuất quá nhiều insulin, sanh ra bụng phệ, bệnh tiểu đường. Không nên ăn đường quá 10% của số calories cần thiết trong ngày. Còn đường hóa học, dùng thay thế đường thiệt dành cho người cử đường, ông khuyên nên dứt khoát tránh vì dùng nhiều, nó sẽ trở thành mầm ung thư và bệnh não.

 

BM

 

Ông kết luận một cách dí dỏm “Thứ đường tốt hơn hết …là thứ không có đường”. Như “nuôi” (pâtes), bột, bánh mì đen (bánh mì bằng gạo lứt). Ở các nước Đức, Áo, Hòa-lan rất phổ biến. Tây đang bắt đầu bắt chước nhưng chưa từ bỏ ba-guết được.

 

Thanh toán “stress”

 

BM

 

Bác sĩ Bensabat khuyên nên ăn những chất béo từ thảo mộc, như trái olive, trái bơ (avocat), cá, hạt óc chó, … , tránh những thứ từ động vật. Ông quan tâm tới sự ích lợi của omega 3 giúp bảo vệ tim và não. Omega 3 có nhiều trong cá biển như cá hồi (không phải thứ cá nuôi), cá thu, cá mòi (sardine), cá ngừ (maquereau), và các thứ hột như hột chia, hột gay (chanvre), hột lin, hột colza, …

 

BM

 

Nếu thực hiện được lời khuyên này thì “stress ” lập tức sẽ tránh được thì vấn đề tim mạch, già nua, sức đề kháng, tình trạng kiệt sức sẽ không còn là điều đáng lo ngại nữa.

 Nhưng Bác sĩ Bensabat cũng không quên nhắc phải biết tìm nguyên nhân của “stress” thì mới dẹp nó dễ và hiệu quả. Ngoài kiêng cữ và chọn những thực phẩm tốt, chúng ta cũng cần phải biết cười. Cười nhiều và thật sự thoải mái. Không phải cười ngoại giao hay cười gượng. Và nhất là phải làm tình!

 

BM

Nhưng làm tình, cũng phải cẩn thận vì nó đem lại sức khỏe, sự trẻ trung, nhưng nó cũng gây ra vấn đề.

 “Stress” là nguồn gốc của bệnh tật tim mạch ngặt nghèo. Dẹp bỏ “stress” để có sức khỏe tốt bằng cách làm tình. Mà người 60 tuổi trở lên làm tình như ý muốn có thể bị tai nạn về tim mạch.

 

Vậy chọn sống thọ thì làm tình cách nào đây?

 

BM

 

Theo kết quả nghiên cứu của Bs Hui Liu ở Trường Đại Học Michigan dựa trên 2.204 người thuộc hai giới, từ trên 57 tuổi, thì thấy những người đàn ông làm tình ít nhất 1 lần/tuấn sẽ bị tai nạn tim mạch gấp đôi trong vòng 5 năm tới. Trái lại, các bà nhờ làm tình, sự hưng phấn sẽ giúp làm giảm áp huyết, tim mạch mạnh lên.

Vậy các ông cũng nên vì đại nghĩa mà hi sanh mình!

 

Tự kiểm tra mình

BM

Bác sĩ Soly Bensabat quan tâm khuyên mọi người hãy bình tĩnh theo dõi sát tình trạng sức khỏe của mình để kịp khám phá dấu hiệu già nua đầu tiên xuất hiện. Nhưng tránh mang nỗi ám ảnh bệnh tật. Thường khi khám bệnh, bác sĩ báo “có bệnh” thì hoảng lên. Lúc đó thì mọi thầy, mọi thuốc đều tốt cả. Tốn kém, không quan tâm. Mà những dấu hiệu “già nua ” là gì? Là mất sự hăng hái dễ thấy, mất sự dịu dàng, uyển chuyển, mất sự phấn khởi, trí nhớ sút kém, tai mắt kém sớm.

Bí mật từ những người sống thọ trên 100 tuổi có thể gây sốc với bất cứ ai sợ tuổi già: Đừng cố theo đuổi hạnh phúc, cứ thảnh thơi mà tận hưởng cuộc sống - Ảnh 2.

 Bs Soly Bensabat cho ngay toa thuốc chữa : “Hãy hoạt động mạnh hơn, nhiều hơn!”. Để giảm rủi ro bệnh ung thư, suy nhược thể chất và não bộ, tim mạch, xốp xương, tiểu đường, gãy xương háng ở các bà, stress, thì chịu khó tập 50 phút thể dục hoặc 30 phút đi bộ đi mau nhanh, ít nhất 4 lần/tuần.

 Ăn uống lành mạnh để thể chất và tinh thần được sảng khoái : ăn nhiều rau cải, trái cây, ít thịt và thịt trắng hơn là thịt đỏ, cá biển, nghệ, quế, rượu chát đỏ nhưng đứng quá 2 ly/ngày (ly bao lớn?), trà xanh.

 

BM

 

Bác sĩ Soly Bensabat cũng nhắc thêm “tránh hút thuốc, tự dùng thuốc, lạm dụng những thứ thuốc cảm sốt và đau nhức (paracétamol), các thứ chống sưng. Mùa hè, cũng không nên phơi nắng quá nhiều.

 Nhưng có người tự hỏi cứ làm theo đúng lời dạy của Bác sĩ Soly Bensabat, không biết có chắc sẽ trở thành trưởng lão kế vị lão bà Elisabeth Collot hay không?

Nhưng sống theo lời khuyên của ông thì chắc chắn có nhiều người làm được. Ít ra cũng sớm tránh được cho mình nhiều thứ bệnh tật hiểm nghèo do tập quán sinh hoạt gây ra!

 

Nguyễn thị Cỏ May

***

 

Hãy vui ở tuổi 65-75 là tuổi tuyệt vời nhất

 
BM
Hãy vui hỡi bạn trẻ ở tuổi 65-75 vì tuổi này là tuổi tuyệt vời nhất.
 
Lời Ngỏ
 
Người ta nói đúng. Mình đang ở tuổi nào thì đó là cái tuổi đẹp nhất, không thể có tuổi nào đẹp hơn! Một người 40 mà cứ tiếc mãi tuổi 20 của mình, một người 60 mà tiếc mãi tuổi 40 thì đến 75 họ sẽ tiếc mãi tuổi 60… thật là đáng thương!
 
Tôi nay ở tuổi 80. Thực lòng… đang tiếc mãi tuổi 75! Thấy những bạn trẻ… trên dưới bảy mươi mà “gato”! Mới vài năm thôi mà mọi thứ đảo ngược cả rồi. Bây giờ có vẻ như tôi đang lùi dần về lại tuổi ấu thơ, tuổi chập chững, tuổi nằm nôi…
 
Vòng đời rất công bằng. Chỉ còn cách tủm tỉm cười một mình mà thôi!
 
BM
 
Cái tuổi đẹp nhất của đời người theo tôi có lẽ ở vào lứa 65-75. Đó là lứa tuổi tuyệt vời nhất, sôi nổi nhất, hào hứng nhất… Tuổi vừa đủ chín tới, có thể rửa tay gác kiếm, tuyệt tích giang hồ, “nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo” (NCT), nhưng cũng là tuổi có thể lại vướng víu, đa đoan nhiều nỗi, để một hôm ngậm ngùi ta là ai mà còn khi giấu lệ/ ta là ai mà còn trần gian thế? (TCS)
 
Nhớ hồi ở tuổi 55, mới hườm hườm, tôi ngẫm ngợi, ngắm nghía mình rồi lẩn thẩn viết Gió heo may đã về. Đến 60 thì viết Già ơi… chào bạn! như một reo vui, đến 75 còn… ráng viết Già sao cho sướng?… để sẻ chia cùng bè bạn đồng bệnh tương lân. Nhưng 80 thì thôi vậy.
 
Đã đến lúc phải “Về thu xếp lại…”, bởi “chút nắng vàng giờ đây cũng vội”… rồi đó thôi!
 
BM
  Chu trình “khép kín” đó bắt đầu tăng tốc ở lứa 65-75 tuổi. Tăng tốc khô héo, tăng tốc nhăn nheo. Sự tăng tốc của lứa tuổi này cũng làm ta há hốc, muốn kêu lên kinh ngạc… như ở tuổi dậy thì, tuổi mới lớn. Cái vòng đời nó diễn biến tuyệt vời đến vậy, liên tục đổi thay đến vậy thì có gì đáng phàn nàn đâu! Nhiều bạn cùng lứa than với tôi sao thế này sao thế khác, tôi thường chỉ nói “Ai biểu già chi?” rồi cười xòa với nhau mà không khỏi có chút … ngậm ngùi.
 
Anh chàng Alexis Zorba nói: “Cũng phải chăm nom đến thân thể nữa chứ, hãy thương nó một chút. Cho nó ăn với. Cho nó nghỉ với. Đó là con lừa kéo xe của ta, nếu không cho nó ăn, nó nghỉ, nó sẽ bỏ rơi mình ngang xương giữa đường cho mà coi” (Nikos Kazantzaki).
BM
  Từ ngày biết thương “con lừa” của mình hơn, tử tế với nó hơn, thì có vẻ tôi… cũng khác tôi xưa. Tôi biết cho con lừa của mình ăn khi đói, không ép nó ăn lúc đang no, không cần phải cười cười nói nói trong lúc ăn. Món gì khoái khẩu thì ăn, chay mặn gì cũng tốt. Cá khô, mắm ruốc gì cũng được, miễn là đừng nhiều muối quá, đừng nhiều mỡ quá!
 
Mỗi người có đồng hồ sinh học của riêng mình. Không ai giống ai. Như vân tay, như mống mắt vậy. Cho nên không cần bắt chước. Chỉ cần lắng nghe mình. Phương pháp này, phương pháp nọ của người này người kia bày vẽ chẳng qua cũng chỉ để tham khảo. Nắm lấy nguyên tắc chung thôi, rồi áp dụng vào hoàn cảnh riêng cụ thể của mình, tính cách mình, sinh lý mình. Phương pháp nào có sự ép buộc cứng ngắc thì phải cảnh giác!
 
BM
  Thời tôi học y khoa được học tế bào thần kinh không thể sinh sản, mất là mất luôn, hư hỏng thì không thể tự sửa được, không như tế bào ở các mô khác. Ngày nay người ta biết có khoảng 100 tỷ neuron thần kinh và 100 nghìn tỷ kết nối giữa chúng, nhưng thật ra não bộ còn rất nhiều điều bí ẩn chưa thể biết hết. Khoa học ngày nay tiến bộ, cho thấy tế bào thần kinh chẳng những rất nhu nhuyến (plasticity), có khả năng tự thích nghi, tự điều chỉnh mà còn có thể sinh sản tế bào mới (neurogenesis). Chúng có thể kết nối tự bên trong, hoán chuyển vị trí… chứ không phải tập trung từng khu vực cứng ngắc như ngày xưa đã tưởng. Khả năng thay đổi và thích nghi này của não không bị mất đi, tuy khi có tuổi thì các khả năng nhận thức, ngôn ngữ, trí nhớ, suy luận cũng kém đi theo tiến trình chung. Nghiên cứu gần đây cho thấy ở tuổi 80 não bộ vẫn còn tiếp tục tạo nên những con đường mới nối kết bên trong nên vẫn phát triển được.
 
BM
  Bây giờ thời đại cái gì cũng “thông minh” đáng ngại. Không lâu nữa, chắc con người sẽ có đủ “tam minh lục thông” chăng? Tam minh là Túc mạng minh (biết rõ kiếp trước của mình), thiên nhãn minh (biết rõ… kiếp sau của mình), lậu tận minh (dứt tất cả lậu hoặc); lục thông gồm thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông,…
 
Từ ngày có trang web riêng mình. (www.dohongngoc.com/web/) do một bạn trẻ giúp cho, tôi bận bịu với nó nhiều hơn. Rồi nhờ nó mà tôi lần mò học cách post bài, đưa hình ảnh, chỉnh sửa tùm lum… Nó giúp tôi như quên ngày tháng, quên đi những buổi mai buổi chiều buổi trưa buổi tối… Nhưng cũng nhờ nó, tôi mở rộng việc học hỏi, mở rộng giao tiếp, thấy quả đất chỉ còn là một hòn bi xanh trong lòng bàn tay… Và chiếc điện thoại thông minh cũng giúp mình nhiều việc, dù thực tế nhiều lúc thấy nó thiệt là… ngu!
 
Mắt kém, đọc mỏi, tôi bắt đầu ít đọc báo, ít xem TV – ngày trước, mỗi ngày ngốn chục tờ báo là thường! Nay chỉ đọc lướt qua cái tựa là xong. Thời đại cần cái gì, gõ gõ vài cái có người đưa tới tận nhà! Hy vọng không lâu nữa, họ gởi các thứ qua mạng, bấm nút in ba chiều, muốn gì cũng có… Nghe nói người ta đã có thể “fax” một con người từ nơi này sang nơi khác… giúp ta không phải đợi chờ lâu! Máy móc, kỹ thuật, phương tiện nghe nhìn ngày càng chiếm ngụ trong ta, “thay mãi đời ta”…
 
Chú thích:
 
BM
  Cần ghi nhận rằng chữ “gato” trong đoạn trên là tiếng lóng trong nước, có nghĩa “ghen ăn tức ở” dùng trong giới trẻ. Như thế, hình ảnh tuổi già dưới mắt ĐHN rất mực độc đáo: Phải cao niên tới một tuổi nào đó, mới thấy mình như tuổi ấu thơ (vì trí nhớ lãng đãng rồi), thấy mình ở tuổi chập chững (vì đi lụm khụm rồi), thấy mình như tuổi nằm nôi (vì phần nhiều là nằm bệnh)…”
 
BM
BS. Đỗ Hồng Ngọc
 
Nam Mai sưu tầm
 
 
 
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %07 %873 %2021 %15:%07
back to top