Chữ PHẬN trong Truyện Kiều – Đỗ Chiêu Đức
Chữ PHẬN trong Truyện Kiều
Đỗ Chiêu Đức
✧✧ꕥ✧✧
Phận hồng nhan có mong manh,
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.
Trong chữ Nho, chữ Phân 分 thuộc dạng chữ Hội Ý, vì được ghép bởi bộ Bát 八 là số 8 ở trên và bên dưới là bộ Đao 刀 là Cây Dao; với Hội Ý là: Cái gì đó được xắt 8 dao là đã Chia nhỏ ra rồi. Nên nghĩa đầu tiên của Phân là Chia. Trong tiếng Nôm ta có từ kép Phân Chia. Khi đã chia thì nó sẽ Thành từng Phần một, cụ thể là 8 phần như chữ Hội Ý ở trên, nên ta lại có từ kép Thành Phần 成分. Bây giờ thì Động từ Phân được đọc thành Danh từ Phần (dấu huyền) để chỉ một đơn vị đã được chia ra. Đó là trong đời sống vật chất thực tại thực tế trước mắt; còn về đời sống tinh thần, tâm linh, tôn giáo và tín ngưỡng dân gian thì Thượng Đế, tức ông Trời cũng chia đời sống con người ra nhiều Thành Phần kể cả tâm linh và vật chất như cụ Nguyễn Du đã lý luận trong Truyện Kiều:
Trong chữ Nho, chữ Phân 分 thuộc dạng chữ Hội Ý, vì được ghép bởi bộ Bát 八 là số 8 ở trên và bên dưới là bộ Đao 刀 là Cây Dao; với Hội Ý là: Cái gì đó được xắt 8 dao là đã Chia nhỏ ra rồi. Nên nghĩa đầu tiên của Phân là Chia. Trong tiếng Nôm ta có từ kép Phân Chia. Khi đã chia thì nó sẽ Thành từng Phần một, cụ thể là 8 phần như chữ Hội Ý ở trên, nên ta lại có từ kép Thành Phần 成分. Bây giờ thì Động từ Phân được đọc thành Danh từ Phần (dấu huyền) để chỉ một đơn vị đã được chia ra. Đó là trong đời sống vật chất thực tại thực tế trước mắt; còn về đời sống tinh thần, tâm linh, tôn giáo và tín ngưỡng dân gian thì Thượng Đế, tức ông Trời cũng chia đời sống con người ra nhiều Thành Phần kể cả tâm linh và vật chất như cụ Nguyễn Du đã lý luận trong Truyện Kiều:
Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được Phần thanh cao.
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được Phần thanh cao.
Cái "Phần thanh cao" đó là cái số Phận của con người, trong chữ Nho gọi là Duyên Phận 緣分. Chữ Phân bây giờ lại được đọc là Phận (dấu nặng) chỉ sự đặt để xếp đặt sẵn của "ông Trời" để dành riêng cho ai đó. Bây giờ thì ta hãy lần lượt tìm hiểu xem cái Thân Phận 身分 và cái Phước Phần 福分 của những vai nữ trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du đã được cụ diễn dịch như thế nào trong xã hội phong kiến ngày xưa...
Với thuyết "Tài Mệnh Tương Đố 才命相妒", tức "Tài năng và bản mệnh ganh ghét lẫn nhau". Có nghĩa: Hễ có tài năng xuất chúng thì mệnh số sẽ long đong trắc trở và ngược lại! Thuyết nầy đi song song với thuyết "Hồng Nhan Đa Truân 紅顏多迍" để chỉ những bậc "Hồng phấn giai nhân cuộc đời luôn truân chiên trắc trở", chẳng những thế lắm khi còn phải trầm luân chìm đắm trong những chốn trăng hoa thanh lâu tử các cho càng thắm thía hơn với kiếp má hồng phận bạc, như con ma Đạm Tiên đã được Vương Quan kể lể chẳng hạn:
Phận hồng nhan có mong manh,
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.
Từ hình ảnh của nàng Đạm Tiên và qua cơn báo mộng, Thúy Kiều cũng cảm thương cho thân phận của mình "Thấy người nằm đó biết sao thế nào?!" mà lo lắng không yên:
Cứ trong mộng triệu mà suy,
Phận con thôi có ra gì mai sau!
Phận con thôi có ra gì mai sau!
... và thực tế thì tai nạn đã ập tới, khiến Thúy Kiều phải bán mình chuộc tội cho cha, nàng đã an ủi Vương Ông xem như mình đã chết từ những ngày còn thơ đi:
Phận sao đành vậy cũng vầy,
Cầm như chẳng đỗ những ngày còn xanh.
Cầm như chẳng đỗ những ngày còn xanh.
Đối với mối tình duyên vừa gặp gỡ với Kim Trọng thì Thúy Kiều cũng đành thúc thủ trước cảnh nhà nguy biến:
Phận dầu, dầu vậy cũng dầu,
Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!
Công trình kể biết mấy mươi.
Vì ta khăng khít, cho người dở dang.
Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!
Công trình kể biết mấy mươi.
Vì ta khăng khít, cho người dở dang.
Nàng đành nhờ em là Thúy Vân thay mình để trả "cái nghĩa tình" cho Kim Trọng và đau khổ oán trách cho số phần bạc bẽo của mình:
Phận sao Phận bạc như vôi,
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang, hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang, hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
Đến khi biết mình đã lọt vào lầu xanh rồi, sau khi lạy thần mày trắng, Tú Bà đã: "Dạy rằng con lạy mẹ đây, Lạy rồi sang lại Cậu mày bên kia!". Thúy Kiều đã ngạc nhiên mà phản kháng:
Nàng rằng: Phải bước lưu ly,
Phận hèn vâng đã cam bề tiểu tinh.
Phận hèn vâng đã cam bề tiểu tinh.
"Phải bước lưu ly" nên phải "cam bề tiểu tinh" là làm vợ lẻ của Mã Giám Sinh. Sao lại bắt phải gọi bằng Cậu là cha, trong khi Mã đã ăn nằm với Thúy Kiều rồi. Quả là Phận hèn mặc người muốn đặt để thế nào cũng được! Đến khi bị Sở Khanh gạt và bị Tú Bà đuổi theo bắt về, thì cái Phận hèn của Thúy Kiều lại được đem ra trả giá để đổi lại sự an toàn cho thân xác:
Nhưng tôi có sá chi tôi,
Phận tôi đành vậy, vốn người để đâu?
Phận tôi đành vậy, vốn người để đâu?
Quả là:
Thương thay Thân phận lạc loài,
Dẫu sao cũng ở tay người biết sao?
Khi bị Thúc Ông thưa đến cửa quan, thì một lần nữa thân phận thấp hèn của một kỹ nữ lại bị dày dò hành hạ:
Phận hèn nào dám kêu oan,
Đào hoen hoẹn má, liễu tan tác mày!...
Đào hoen hoẹn má, liễu tan tác mày!...
Cũng may là nhờ còn có tài văn thơ, nên Thúc Sinh mới có cớ để khoe với quan phủ về tài hoa của Thúy Kiều:
Sinh rằng: Chút Phận bọt bèo,
Theo đòi vả cũng ít nhiều bút nghiên.
Theo đòi vả cũng ít nhiều bút nghiên.
...và sau khi đọc thơ của Thúy Kiều, quan cũng phải khen rằng: "Thật là tài tử giai nhân, Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn?" nên đã kết hợp Thúy Kiều cho Thúc Sinh trước mặt Thúc Ông. Nhưng Thúy Kiều vẫn biết thân phận nhi nữ của mình như là cây liễu cây bồ, nên khi đã "Một nhà sum họp trúc mai" với Thúc Sinh rồi, vẫn không quên thân phận lẻ mọn của mình mà khuyên Thúc về thăm vợ cả là Hoạn Thư:
Phận bồ vừa vẹn chữ tòng,
Đổi thay nhạn yến đã hòng đầy niên.
Tin nhà ngày một vắng tin,
Mặn tình cát lũy nhạt tình tào khang!...
Đổi thay nhạn yến đã hòng đầy niên.
Tin nhà ngày một vắng tin,
Mặn tình cát lũy nhạt tình tào khang!...
Nhưng chàng Thúc lại quá hời hợt, không nghe lời Thúy Kiều mà cứ một mực giấu quanh với Hoạn Thư cho đến nỗi Hoạn Thư phải ra lệnh cho Khuyển Ưng bắt Thúy Kiều về làm con ở cho Hoạn Bà:
Phận sao bạc chẳng vừa thôi,
Khăng khăng buộc mãi lấy người hồng nhan.
Khăng khăng buộc mãi lấy người hồng nhan.
Rồi lại được chuyển về để hầu hạ Hoạn Thư, trong một chuyến Hoạn Thư về nhà thăm mẹ: "Tiểu thư dưới trướng thiếu người, Cho về bên ấy theo đòi lầu trang". Nên luôn phải biết thân biết phận của mình:
Sớm khuya khăn mặt lược đầu,
Phận con hầu giữ con hầu dám sai.
Phận con hầu giữ con hầu dám sai.
Nhưng làm sao yên thân được với Hoạn Thư khi chàng Thúc: "Nhớ quê chàng lại tìm đường thăm quê". Rồi thì: "Vợ chồng chén tạc chén thù, Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi". Và: "Bắt khoan bắt nhặt đến lời, Bắt quì tận mặt bắt mời tận tay". Bắt đàn bắt hát hành hạ đủ điều... Cuối cùng thì đưa vào Quan Âm Các để Thúy Kiều xuất gia đi tu. Cho nên nàng quyết định trốn đi vì:
Phận bèo bao quản nước sa,
Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh.
Lấy cắp chuông vàng khánh bạc, trốn khỏi Quan Âm Các, đến Chiêu Ẩn Am để tu với sư Giác Duyên, nhưng vẫn không yên thân, vì khi "Có người đàn việt lên chơi cửa Già", mới "Giở đồ chuông khánh xem qua, Khen rằng: Khéo giống của nhà Hoạn nương!". Và khi Giác Duyên tra hỏi thì Thúy Kiều đành nói thật về thân thế của mình và "liều mạng":
Bây giờ sự đã dường này,
Phận hèn dù rủi, dù may, tại người.
Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh.
Lấy cắp chuông vàng khánh bạc, trốn khỏi Quan Âm Các, đến Chiêu Ẩn Am để tu với sư Giác Duyên, nhưng vẫn không yên thân, vì khi "Có người đàn việt lên chơi cửa Già", mới "Giở đồ chuông khánh xem qua, Khen rằng: Khéo giống của nhà Hoạn nương!". Và khi Giác Duyên tra hỏi thì Thúy Kiều đành nói thật về thân thế của mình và "liều mạng":
Bây giờ sự đã dường này,
Phận hèn dù rủi, dù may, tại người.
Đến khi về với Từ Hải thì như cá gặp nước, như rồng lên mây, mặc sức mà tung hoành, báo ân báo oán, và cô tiểu thư Hoạn Thư hách dịch ngày nào bây giờ phải: "...hồn lạc phách xiêu, Khấu đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca":
Rằng: Tôi chút Phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình,
Rằng: Tôi chút Phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình,
Thúy Kiều cũng đã rất phóng khoáng rộng rãi mà tha cho Hoạn Thư không trị tội: "Tha ra thì cũng may đời, Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen" với tấm lòng bao dung: "Đã lòng tri quá thì nên, Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay". Tha cho người rồi đến lượt người khác cũng tha cho mình. Khi Từ Hải đã thất thế sa cơ "... thu linh trận tiền" thì lúc gặp Thúy Kiều, Hồ Tôn Hiến cũng đã nói:
Rằng: Nàng chút Phận hồng nhan,
Gặp cơn binh cách nhiều nàn cũng thương!
Gặp cơn binh cách nhiều nàn cũng thương!
"Phận hồng nhan" luôn là nhóm từ dùng để chỉ thân phận trắc trở hẩm hiu của những người đàn bà đẹp, trước đó cụ Nguyễn Du đã dùng để tả Đạm Tiên: "Phận hồng nhan có mong manh, nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương!" Bây giờ thì dùng "Chút phận hồng nhan" để chỉ thân phận gian truân chìm nổi của Thúy Kiều. Bản thân Thúy Kiều thì lịch sự khiêm nhường với từ tự xưng là "chút phận lạc loài" khi Hồ Tôn Hiến ép gả nàng cho thổ quan:
Thưa rằng: Chút phận lạc loài,
Trong mình nghĩ đã có người thác oan.
Còn chi nữa cánh hoa tàn,
Tơ lòng đã đứt dây đàn Tiểu Lân.
Trong mình nghĩ đã có người thác oan.
Còn chi nữa cánh hoa tàn,
Tơ lòng đã đứt dây đàn Tiểu Lân.
Má hồng thì Phận bạc, Bạc 薄 là mỏng manh, là hời hợt, là không vững chắc. Nhưng ông bà ta cũng nói "Đức năng thắng số", số phận có mỏng manh nhưng biết tích đức, ăn ở cho phải đạo làm người thì cái phúc phần cũng sẽ đến mà thôi, như lời của Đạm Tiên khi báo mộng đã nói với Thúy Kiều:
Chị sao phận mỏng phúc dày,
Kiếp xưa đã vậy lòng này dễ ai!
Kiếp xưa đã vậy lòng này dễ ai!
Cái Phận mỏng nầy của Thúy Kiều còn được Vương Viên Ngoại nhắc lại khi chàng Kim Trọng trở lại vườn Thúy tìm Kiều:
Kiều nhi phận mỏng như tờ,
Một lời đã lỗi tóc tơ với chàng!
Một lời đã lỗi tóc tơ với chàng!
Rồi vì quá đau xót cho cảnh ngộ của con gái, Vương Viên Ngoại lại buông lời oán trách thở than:
Phận sao bạc bấy Kiều nhi!
Chàng Kim về đó con thì đi đâu?
Chàng Kim về đó con thì đi đâu?
Nhưng rồi cũng đành cam với số phận đã được an bày:
Bây giờ ván đã đóng thuyền,
Đã đành phận bạc khôn đền tình chung!
Đã đành phận bạc khôn đền tình chung!
Hết Phận Hèn, Phận Mỏng, Phận Bạc... rồi cuối cùng văn hoa và nhẹ nhàng hơn với Chút phận hoa rơi, như khi tìm gặp lại được Thúy Kiều đang tu cùng sư Giác Duyên ở thảo đường ven sông:
Nàng rằng: Chút phận hoa rơi,
Nửa đời nếm trải mọi mùi đắng cay.
Nửa đời nếm trải mọi mùi đắng cay.
Phận còn chỉ cái Phước phần trong duyên nợ, như khi nhờ Thúy Vân thay mình lấy Kim Trọng để trả nghĩa cho chàng, thì mặc dù trong bụng rất ưng ý vì cuộc sống rất hạnh phúc với Kim Trọng: "Người yểu điệu kẻ văn chương, Trai tài gái sắc xuân đương vừa thì", nhưng ngoài mặt thì Thúy Vân vẫn ỡm ờ như là miễn cưỡng làm ơn:
Gặp cơn bình địa ba đào,
Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em.
Cũng là phận cải duyên kim,
Cũng là máu chảy ruột mềm chớ sao!
Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em.
Cũng là phận cải duyên kim,
Cũng là máu chảy ruột mềm chớ sao!
Tội nghiệp Thúy Kiều, luôn luôn biết thân biết phận của mình mà không dám "...đem trần cấu dự vào bố kinh" có nghĩa là không dám đem tấm thân "mười lăm năm lưu lạc trong lầu xanh" của mình để làm vợ làm chồng với Kim Trọng như những người bình thường.
Nàng rằng: phận thiếp đã đành,
Có còn chi nữa cái mình bỏ đi!
Nghĩ chàng nghĩa cũ tình ghi,
Chiều lòng gọi có xướng tùy mảy may.
Nàng rằng: phận thiếp đã đành,
Có còn chi nữa cái mình bỏ đi!
Nghĩ chàng nghĩa cũ tình ghi,
Chiều lòng gọi có xướng tùy mảy may.
Mặc dù đạo cô Tam Hợp đã nói là: "Khi nên trời cũng chiều người, Nhẹ nhàng nợ trước đền bồi duyên sau", nhưng Thúy Kiều vẫn đề nghị với Kim Trọng là: "Chàng dù nghĩ đến tình xa, Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ" và vui với cuộc sống: "Khi chén rượu khi cuộc cờ, Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên"...
Thế mới biết:
Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Có đâu thiên vị người nào,
Chữ Tài chữ Mệnh dồi dào cả hai?!
Cuối cùng cụ Nguyễn Du đã kết luận là:
Có Tài mà cậy chi Tài,
Chữ Tàiliền với chữ Tai một vần.
Chữ Tàiliền với chữ Tai một vần.
Nên trót...
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
... vì:
Thiện Căn ở tại lòng ta,
nên:
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài!
Xin được kết thúc bài phiếm luận về chữ Phận trong Truyện Kiều ở nơi đây.
Hẹn bài viết tới!
杜紹德
Đỗ Chiêu Đức
Đỗ Chiêu Đức
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %29 %830 %2021 %14:%09