ÁO LỤA HÀ ĐÔNG ▬▬▬ VẢI LỤA LÀ GÌ?

 
 

  NHẠC PHẨM: ÁO LỤA HÀ ĐÔNG  
 
THƠ: NGUYÊN SA
NHẠC: NGÔ THUỴ MIÊN
NGÂM THƠ: HỒNG VÂN
TRÌNH BÀY: CA SĨ DUY TRÁC
 
 
 
 
     Những giai điệu trữ tình, mượt mà của ca khúc Áo Lụa Hà Đông của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, phổ từ thơ Nguyên Sa, đã làm lay động tâm hồn của người yêu nhạc trong nửa thế kỷ qua.
     Nhân dịp trên 50 năm ra đời tuyệt phẩm trữ tình này, xin giới thiệu đôi điều về sự ra đời của bài thơ và bài hát
 
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng

Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bày vội vã vào trong hồn mở cửa

Gặp một bữa anh đã mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỉ của tâm hồn
Thơ học trò anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu

Em không nói đã nghe lừng giai điệu
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
Anh đã trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng em vào thơ diễm tuyệt

Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại

Để anh giận mắt anh nhìn vụng dại
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi
Những ngày tháng trên vai buồn bỗng nặng

Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng

Bài thơ này đã được nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

Nguồn: Thơ Nguyên Sa, Tổ hợp Gió xuất bản, 1971
 
Phương Tuyền
 

(L to R) Kim Phượng, Phương Tuyền, Katherine Nhi, Thanh Thủy
 
(L to R):
Viết Hiển, Kim Phượng, Phương Tuyền và Đào Khôi
 
 
Kim Phượng, Nam Mai
 
 

(L to R) Tacey Thảo, Phương Tuyền, Kim Phượng, Katherine Nhi


Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên học tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sàigòn.
Trưởng ban nhạc Luân Phiên tại Đài phát thanh Quân đội.
Kiểm soát viên không lưu tại phi trường Tân Sơn Nhất (1970-1975).




  Vải lụa là gì  

Vải lụa là gì? Nguồn gốc ý nghĩa của vải lụa?

     Lụa là một chất liệu có bề mặt mỏng, mềm mịn được làm từ sợi tơ đặc biệt, cao cấp nhất là tơ tằm. Sợi tơ tằm được tạo ra bằng cách nuôi tằm, thu hoạch kén và được se thành loại tơ đặc biệt này, sau đó dệt thành lụa. Lụa tạo cảm giác mềm mại, thanh lịch cho người sử dụng.

     Chính những công đoạn đòi hỏi sự công phu, kỹ thuật và tỉ mỉ đó đã tạo nên giá trị cao cho chất liệu này. Từ đó mà lụa trở thành một trong những loại vải cao cấp được ưa chuộng sử dụng nhất, thu hút rất nhiều giới thượng lưu và có giá thành cao trên thị trường hiện nay. 

vải lụa là gì?
Vải lụa là gì? Tại sao lại được ứng dụng nhiều trong thời trang?

Nguồn gốc xuất xứ của vải lụa?

     Nghề dệt lụa bắt nguồn từ Trung Quốc cách đây khoảng 6000 năm TCN. Ở thời điểm đó, lụa là chất liệu chỉ dành riêng cho vua chúa và tầng lớp quý tộc. Hiện nay khi xã hội đã phát triển, vải lụa đã trở nên phổ biến và thịnh hành, được sử dụng rộng rãi với hầu hết các tầng lớp trong xã hội. Sau đó, lan rộng tới các nước Châu Á cho thấy sức ảnh hưởng của một loại hàng hoá cao cấp có độ bền và vẻ đẹp quyến rũ.

     Đối với thị trường Việt Nam, chất lụa xuất hiện từ thời Hùng Vương thứ 6 vì thời điểm này nghề chăn tằm, ươm tơ cũng đã xuất hiện tại huyện Ba Vì. Cho đến hiện tại, làng nghề sản xuất lụa truyền thống tại nước ta vẫn được bảo tồn nguyên vẹn và phát triển. Nổi bật nhất tại thị trường Việt Nam là vải lụa Hà Đông xuất phát từ làng nghề Vạn Phúc với đa dạng sản phẩm cùng hoa văn tinh xảo.

vải lụa trơn thái tuấn màu xanh lá
Nguồn gốc và xuất sứ của vải lụa

Quy trình dệt vải lụa

     Quy trình sản xuất vải lụa tơ tằm chất lượng cao vô cùng nghiêm ngặt và đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu của người làm nghề nuôi tằm và dệt vải mới tạo ra được những thước lụa mềm mại, quyến rũ. Sau đây là các bước sản xuất thường được thực hiện để tạo ra chất liệu này..

  • Chăn tằm: Chăn tằm trong 1 năm, thời gian thích hợp nhất là mùa xuân và mùa thu. Thời điểm tằm nở đến lúc nhả tơ làm kén khoảng 23-25 ngày với 4 lần lột xác. Thức ăn chính là lá dâu và ăn suốt ngày đêm để phát triển đến kích thước tối đa.
  • Nhả kén: Dùng né là những chiếc khung làm từ thân cây đay tạo thành 5 lớp với những ô hình chữ nhật thông thoáng để tằm nhả kén. Tằm sẽ nhả tơ từ ngoài vào trong để tạo vỏ bọc thô bên ngoài giúp cố định kén. Sau đó tằm chuyển động theo hình số 8 và nhả tơ khoảng 3000 lần tạo thành sợi có chiều dài gần 1000 km quấn quanh kén. Tơ là một loại sợi protein dạng lỏng, nhớt và trong suốt, được tiết ra từ tuyến nước bọt của tằm. Khi chất lỏng này tiếp xúc với không khí, chúng sẽ đông cứng lại và tạo thành sợi tơ. Sau khi nhả hết tơ, tằm nằm yên trong kén và biến thành nhộng. Lúc này người thợ có thể gỡ kén để mang đi ươm tơ.
  • Ươm tơ : Sau khi tằm lên né nhả tơ tạo kén được 1 tuần thì bắt đầu ươm tơ. Công đoạn diễn ra nhanh chóng trong 5 ngày để tránh nhộng tằm nở thành ngài và cắn lớp kén chui ra ngoài. Như vậy, tơ tằm sẽ bị vụn và khó se sợi. Cho kén vào nước sôi, đảo đều để chất sericin tan ra từ đó xác định được mối tơ và bắt đầu se sợi. Sợi tơ sau khi kéo được gọi là tơ thô. Đây là quá trình chuẩn bị cho công đoạn dệt tiếp theo.
  • Dệt lụa: Dựa vào chất lượng tơ, cách xoắn sợi sẽ cho ra các loại tơ với chất lượng khác nhau. Mỗi loại tơ có chất lượng khác nhau nên cũng có cách dệt khác nhằm điều chỉnh độ dày, mỏng. Công đoạn dệt lụa tơ tằm tại các làng nghề Việt Nam được thực hiện bằng phương pháp thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ và kinh nghiệm dày dặn để tạo thành những tấm lụa tốt nhất.
  • Nhuộm vải lụa: Màu sắc nguyên chất của vải lụa là trắng ngà do vẫn còn thô cứng và dính keo sericin nên để vải có nhiều màu sắc đa dạng bắt mắt thì buộc phải nhuộm màu. Trước khi nhuộm màu, lụa được ngâm vào nước nóng để loại bỏ sạch lớp keo bám trên bề mặt sợi. Cách để nhuộm của các làng nghề nhuộm bằng cách sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên như vỏ cây, lá cây, các loại củ. 
vải lụa trơn xanh đen đẹp
Quy trình dệt và cách tạo ra vải lụa

Các đặc tính của vải lụa

Đặc tính cơ học

  • Quá trình sản xuất và tạo thành vải lụa từ sợi thiên nhiên nên thành phẩm có độ co giãn trung bình và kém hơn so với các loại thông thường. 
  • Hạn chế ngâm nước để tránh làm giảm độ bền của tơ.

Đặc tính vật lý

  • Là loại vải được dệt từ sợi tự nhiên có độ bền nhất trong các loại chất liệu. 
  • Bề mặt vải mềm mịn và không thể hoà lẫn bất kỳ vật liệu nào.
  • Khi bề mặt vải tiếp xúc với ánh sáng chiếu vào sẽ bắt gặp độ óng mượt rất tự nhiên của lụa.

Đặc tính hoá học

  • Sợi vải lụa được dệt hoàn toàn tự nhiên không pha thêm bất kỳ loại hoá chất nào nên dễ bị sâu bọ phá hoại khi vải bẩn.
  • Khả năng giữ nhiệt tốt vào mùa lạnh và đảm bảo tính thoáng mát, hút ẩm vào mùa nóng.

Ưu điểm và nhược điểm của vải lụa 

Ưu điểm

  • Vải lụa nhẹ, bền màu, sáng bóng tự nhiên và có khả năng cách nhiệt tốt. Các trang phục được làm từ lụa rất mềm, mịn màng mang lại cảm giác thoải mái, sang trọng khi sử dụng.
  • Có khả năng hút ẩm và thấm hút mồ hôi cực tốt. Mặc ấm vào mùa đông và mặc mát vào mùa hè.
  • Chất liệu tự nhiên, không chứa hóa chất nên an toàn với môi trường, lành tính với người dùng và không gây kích ứng da.
vải lụa trơn thái tuấn màu hồng đậm
Lụa cao cấp bền sang trọng mang lại sự thoải mái dễ chịu

Nhược điểm

  • Do quá trình sản xuất cầu kỳ nên có giá thành cao hơn so với các chất liệu khác.
  • Vải dễ bị xâm nhập, phá hỏng do côn trùng vì không thêm bất kỳ hoá chất.
  • Vải có độ co giãn ở mức tương đối.
  • Dễ bị ố vàng bởi mồ hôi hoặc mốc do độ ẩm.
  • Khá khó nhuộm màu sắc mong muốn do đây là chất liệu tự nhiên.
  • Bảo quản khác phức tạp

Các loại vải lụa trên thị trường

Lụa satin

     Lụa satin là loại vải dệt từ tơ tằm áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn. Vải satin có độ bóng cao, rất nhẹ nhàng, thấm hút mồ hôi tốt, độ mềm mại cao. Đây là mặt hàng cao cấp có tính thẩm mỹ cao đem lại sự sang trọng cho người sử dụng.

vải satin

Lụa satin (Nguồn: Máy Hợp Phát).

Lụa gấm 

     Lụa gấm là loại vải kết tinh nhiều ưu điểm vượt trội từ hai chất liệu cao cấp lụa và gấm. Vải có đặc tính mềm mịn, dày dặn với đa dạng màu sắc, hoạ tiết sang trọng nên thường được sử dụng để may các trang phục lễ hội, dạ tiệc hoặc sản xuất chăn ga gối nệm cao cấp.

vải lụa gấm trên thị trường
Lụa gấm (Nguồn: Jas.edu)

Lụa tơ tằm

Vải lụa tơ tằm là loại vải cao cấp nhất hiện nay, được dệt từ phương pháp thủ công truyền thống với kỹ thuật tinh xảo, màu sắc trắng ngà tự nhiên. Trang phục từ lụa tơ tằm thường có màu đơn sắc, hoa văn trên vải cũng rất giản dị và truyền thống nhưng không kém phần tinh tế. Lụa tơ tằm được xem như là nữ hoàng của các loại vải vì độ bóng bẩy, kiêu sa, tô thêm giá trị người dùng của nó. 

vải lụa tơ tằm trên thị trường
Lụa tơ tằm (Nguồn: Đồng phục bốn mùa).

Lụa Cotton

     Lụa Cotton là loại vải kết hợp từ hai loại sợi cotton và sợi tơ tằm tự nhiên. Chất liệu này vô cùng sáng bóng, thoáng khí và có khả năng chống tĩnh điện cao. Có thể sử dụng lụa cotton trong mọi loại thời tiết và không hề bị nhăn khi giặt.

vải lụa cotton
Lụa Cotton (Nguồn: Jes.edu)

Lụa Twill

     Lụa Twill là chất liệu được dệt kiểu đan chéo, có kết cấu vải bền và vững chắc và có độ dày cao hơn loại vải thông thường. Vì có quá trình đan đặc biệt nên 2 mặt vải không giống nhau. Tuy nhiên, vải vẫn giữ được mềm mại và bóng mượt vốn có nên rất được ưa chuộng.

lụa twill trên thị trường
Lụa Twill (Nguồn: Đồng phục bốn mùa).

Lụa đũi

     Lụa đũi là sự kết hợp từ sợi vải thô và tơ tằm với những màu sắc đơn giản nhưng lại thu hút người dùng bởi những hoạ tiết độc lạ. Sợi đũi sẽ to hơn và nhăn hơn so với các loại vải lụa khác nhưng mặc kì mát, rất thoải mái nhẹ nhàng và không bám dính vào người gây khó chịu. Tuy có bề mặt khô nhưng có độ bóng nhẹ nên thường ứng dụng trong sản xuất quần tây, vest, sơ mi nam.

vải lụa đủi trên thị trường
Lụa đũi (Nguồn: Đồng phục bốn mùa).

Ứng dụng của vải lụa 

Thời trang may mặc

     Cũng giống như các loại loại vải khác trên thị trường. Vải lụa cũng được ứng dụng nhiều trong thời trang may mặc, lụa được rất nhiều nhà thiết kế, các thương hiệu thời trang lớn tin dùng, trong đó phải kể đến những mẫu đồ bộ, áo kiểu, áo dài lụa của Thái Tuấn, với đa dạng kiểu dáng, sắc màu, hoa văn độc đáo, tạo cảm giác dễ chịu thoải mái khi mặc. 

                                                                                           Vải lụa thái tuấn màu tím đẹp

Trang trí các sản phẩm nội thất

     Từ những ưu điểm nổi bật của vải lụa kết hợp cùng nhiều loại vải lụa khác nhau, vì vậy chúng được sử dụng cho nhiều ứng dụng khác như từ trang phục tranh, đồ nội thất, chăn ga gối đệm.

                                                                                                 vải lụa may áo dài màu hồng (BST Nước Non Ngàn Dặm)
                                                                                                 Vải lụa Thái Tuấn màu vàng ( BST Nước non ngàn dặm)
                                                                                                  Vải lụa hoa văn màu cam
                                                                                                  Vải lụa hoa văn màu hồng chất liệu ngọc vân
 

 
(L to R):
Viết Hiển, Thanh Thủy, Katherine Nhi, Kim Phượng, Phương Tuyền, Hoàng Dũng và Đào Khôi
 
 
 
   
   Sưu tầm & tổng hợp by Nguyễn Ngọc Quang   
 
 
 
 
 
 
 
     
Chỉnh sửa lần cuối vào %PM, %31 %886 %2023 %15:%01
back to top