Chỉ Một Mẫu Tự - Lưu Vĩnh Lữ

 

Trước năm 1760, ba anh em họ Lưu từ miền Trung vào miền Nam lập nghiệp Gia phả họ Lưu được lập vào khoảng năm 1860 do cụ Lưu Tánh Thiện sinh năm 1823 vợ bà Lê Thị Côn, lúc đương thời là Tri Phủ của Triều Nguyễn, cụ Lưu Tánh Thiện đổ cử nhân vào đời thứ 4 trong phổ hệ Lưu Gia cho nên Thuỷ Tổ họ Lưu lúc bấy giờ không biết rõ được năm sinh, mà chỉ ghi nhớ được ngày mất là mùng 10 tháng giêng năm 1797. Thời bây giờ phổ hệ Lưu Gia được viết bằng chữ nho trên vải lụa, mực đen, theo ông Lưu Vĩnh Lữ đời thứ 8 nhân Hồng Kông đề nghị có thể gọi vị Tổ Lưu Tánh Thiện là Thánh Tổ là vị tổ đầu tiên lập gia phả.

Khi cụ Lưu Tánh Thiện qua đời phổ hệ lưu truyền lại cho cụ Lưu Đình Ngoạn có chánh thất là bà Nguyễn Thi Hoàn, vợ thứ là bà Đoàn Thị Châu, ông Lưu Đình Ngoan làm quan với chức Tri Phủ. Kế đến ông Lưu Vĩnh Hy, ông Chánh trong làng lưu giữ, lúc bấy giờ vẫn dùng chữ nho. Hằng năm trong những dịp lễ giỗ thường đem ra ghi chép thêm vào tên con cháu mới sinh ra theo thứ bậc từng chi, lúc đó chi tộc Tường Lộc thì được ghi đầy đủ, sự việc này được thấy qua bút tích trong phổ hệ và qua di tích bia mộ để lại. (ông Lưu Đình Ngoạn lập mộ cho ông bà Thuỷ Tổ Lưu Phước Tấn và Cao Tổ Lưu Tánh Thiện).

Đến năm 1948, phổ hệ Lưu Gia ông Lưu Vĩnh Hỹ giao lại cho con là ông Lưu Hoàng Linh đời thứ 7 vợ là bà Vương Thị Hương, di tích ông Lưu Hoàng Linh và Lưu Trí Phương lập mộ cho cha mẹ là ông Lưu Vĩnh Hỹ và bà Nguyễn Thị Hân có ghi trên bia mộ, cũng từ đây phổ hệ Lưu Gia được dịch ra chữ quốc ngữ. Đến năm 1969 - 1970, ông Lưu Hoàng Linh có lập một phòng thờ, trong đó có bảng phổ hệ Lưu Gia chiếm một mảng tường rộng có chiều cao 3 mét chiều dài 6 mét tại số 2 đường Huyện Cự Tỉnh Vĩnh Long, lần này có tham khảo tờ phổ hệ Lưu Gia của ông Lưu Thanh Hương đời thứ 7 viết trên giấy dầu màu vàng để tổng hợp lại cho thêm đầy đủ, lúc bây giờ bảng phổ hệ Lưu gia được 10 đời, đến năm 1976 bảng phổ hệ Lưu gia này bị thất lạc do diễn biến của thời cuộc, anh Lưu Trường Giang em của chị Bác sĩ Lưu Thị Dân Thanh đời thứ 8 biết và chứng kiến.

Vào năm 1990 - 1991 ông Lưu Hoàng Linh có tôn tạo một số phần mộ gồm các mộ cha mẹ là ông Lưu Vĩnh Hỹ và bà Nguyễn Thị Hân và mộ cụ ông Lưu Đình Ngoạn và cụ bà Nguyễn Thị Hoàn, Đoàn Thị Châu trước khi xuất cảnh sang Úc, cũng từ đó ông Linh đã vận động họ hàng ở nước ngoài là ông Lưu Vĩnh Lương đời thứ 6 ông Lưu Trí Phương đời thứ 7, và ông Lưu Vĩnh Lữ đời thứ 8 của ít lòng nhiều gởi về tôn tạo các mộ Thủy Tổ và Cao Tổ qua ông Lưu Vĩnh Triều đời thứ 8, 148 Lê Lai Sài Gòn và Hội Đồng Gia Tộc Lưu gia.

Theo sự kế thừa được lưu truyền lại, qua tư liệu gia đình từ đời Cao Tổ Lưu Tánh Thiện, Lưu Đình Ngoạn, Lưu Vĩnh Hỹ, Lưu Hoàng Linh đến cháu Lưu Vĩnh Lịch đời thứ 8.

Nhắc lại thuở xưa ba anh em họ Lưu từ miền Trung vào lập nghiệp ông anh là Lưu Phước Tấn đến lập nghiệp khai khẩn đất hoang tại Hồi Xuân nay là xã Xuân Hiệp thuộc huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long, còn hai ông em kế không rõ tên, ông em thứ nhất đến xã Phú Đức nay là xã An Đức huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long, ông em thứ hai đến xã Tiên Thuỷ huyện Hàm Luông tỉnh Bến Tre mà phần sau có nói đến do đã gặp được và lập được một phần gia phả của gánh Tiên Thuỷ Bến Tre. Được biết Hội Đồng Gia Tộc (HĐGT) Lưu Gia được thành lập năm 1991 do ông Lưu Thanh Mậu đời thứ 7 làm Hội Trưởng, đến năm 1993 HĐGT đương nhiệm được chỉ định lại như cũ và có tăng cường thêm phần nhân sự Ban Điều Hành Trưởng Ban là ông Lưu Thế Lữ đời thứ 8.

Trích bản nội qui sinh hoạt của HĐGT Họ Lưu : "Hội Đồng Gia Tộc Họ Lưu đã có từ năm 1990 đến nay nhưng hoạt động chưa tốt. Tuy nhiên đã làm được một số việc đáng kể, nhưng chưa đáp ứng được sự mong đợi của dòng họ. Muốn thực hiện được tôn chỉ của HĐGT trước đây việc chấn chỉnh lại HĐGT là điều cần thiết và lập nên một nội qui để mọi thành viên theo đó mà thi hành" (Nội qui này gồm 9 điểm, phía sau có trọn vẹn văn bản này do anh Lưu Văn Nam đời thứ 8 em của anh Lưu Thế Lữ Trưởng Ban Điều Hành viết soạn và ban hành).

Hội Đồng Gia Tộc có nhóm họp ngày 09/8/2001 nhân lễ giỗ Cao Tổ Lưu Văn Phụng tự Đức Loan ngày 20/6 Tân Tỵ niên với sự chủ trì của ông Lưu Thanh Mậu nguyên Hội Trưởng HĐGT đã đề cử và tín nhiệm bầu cháu Lưu Vĩnh Lịch đời thứ 8 doanh nhân TP.HCM làm Hội Trưởng (Trưởng Tộc) Hội Đồng Gia Tộc Họ Lưu 2001 - 2005.

Hoạt động của Hội Đồng Gia Tộc là trung tâm đoàn kết của tộc họ, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, nhất là bảo vệ các di tích, trùng tu mồ mả đồng thời tìm tung tích người thân tộc ở nhiều nơi để bổ sung cho danh sách được hoàn chỉnh và đầy đủ hơn.

Theo tư liệu ngoài di tích lưu truyền lại trên bia mộ, vào năm 1917 lăng mộ Cụ Thủy Tổ họ Lưu (ông, bà) được tu sửa do Cao Tổ Lưu Đình Ngoạn đời thứ 5, giỗ cụ Thủy Tổ được xác định từ đây. Sau đó Cao Tổ Lưu Đình Ngoạn giao lễ giỗ này lại cho cụ Lưu Vĩnh Tăng đời thứ 6. Khi cụ Lưu Vĩnh Tăng mất, lễ giỗ cụ Thủy Tổ do ông Lưu Văn Huấn tự Ba Đại, giỗ liên tục tại thị xã Vĩnh Long và ở đường Cao Đạt Quận 5, TP. Hồ Chí Minh đến ngày đoàn tụ cùng các con ở nước ngoài (khoảng năm 1984 - 1985). Nhắc lại khi thiếm ba Nguyễn Thị Huệ, vợ chú Ba Đại đi đoàn tụ. Tủ thờ bộ lư cụ Thủy Tổ, thiếm có giao lại cho chị Lưu Thị Tuyết đời thứ 8, ngụ Thiền Đức, Thị xã Vĩnh Long. Sau tủ thờ lư hương này giao lại cho Lưu Hoàng Anh đời thứ 8, ngụ Quận 10 TP. Hồ Chí Minh hiện nay. Về phân mộ của ông, bà Thủy Tổ do Cao Tổ Lưu Đình Ngoạn đời thứ 5 làm tri phủ là con trai của tri phủ Lưu Tánh Thiện xuất tiền ra tu sửa với qui mô lớn, mộ trước làm bằng đá ong do thời gian bị hư hỏng nhiều, Cao Tổ Lưu Đình Ngoạn làm lại mới bằng đá xanh Biên Hòa, có cẩn đá vòng thành, có dạ đài và mái che cũng bằng đá xanh; có nơi lễ cúng nhang khói cho con cháu. Lăng mộ tọa lạc tại nền mộ cũ tại Xuân Hiệp cách bờ sông Măng Thít khoảng 30m. Năm 1965 trùng tu lần 2 do ông Lưu Văn Lâm đời thứ 6. Năm 1985 trùng tu lần 3 do con cháu trong gia tộc.

Các tin khác

Công tác sưu tầm tài liệu quí hiếm dòng họ Lưu: Gia phả họ Lưu (1860 - 2003) qua lời kể của ông Lưu Vĩnh Lịch đời thứ 8
 
30,000+ Letter T Pictures | Download Free Images on Unsplash
 
Có Nước nào trên thế giới chỉ dùng một mẫu tự mà viết thành văn cả một chuyện dài như tiếng Việt không?  

 

Tiếng Việt mất thì người Việt ... tuyệt chủng,

 " Tiếng ta còn, Nước ta còn". Nguyễn Du'

Tiếng Việt chỉ cần một mẫu tự để bắt đầu là có thể viết thành một chuyện:

 

Trần Thị Thu Thanh Thủy tên thật Trần Thị Thơ, trú tại thôn Tám, Trảng Tranh, Tỉnh Thừa Thiên. Thuở thiếu thời, trí tuệ thì thường thôi, tuy thế, tính Thủy thật thà, thủ thỉ thù thì, thỏn thà thỏm thẻn, thật thương! 
Tới tuổi trăng tròn, Thủy tròn trặn, tươi tắn, trắng trẻo, tay tròn trĩnh, tóc thơm thơm, thật tuyệt!
Thủy tuyệt trần, tôi tả thì thô thiển. Thôi thì tàm tạm thế. 
Trai tráng trong thôn Tám, từ trai tơ tới tuổi tứ tuần, từ tuổi tứ tuần tới tuổi thất thập, thoạt trông thấy Thủy, tất thảy tấm tắc trầm trồ:
“Trời! Trắng tựa tuyết!”
“Thon thả thế!”
“Tóc thật thướt tha!”
“Tì to thế! Tròn thế!”
“Tác tuyệt! Tuyệt tác 
Trai tơ thổn thức, tứ tuần tơ tưởng, thất thập thẫn thờ. Thấy Thủy thấp thoáng, tất thảy táo tác, thập thà thập thò, thật tội. 

Tứ tuần thách trai tơ: tán thắng Thủy thì thua tám trâu. 

Thất thập thách tứ tuần: tán thắng Thủy thì thua trăm
thúng tiền. Thách thì thách thế thôi, thua Thủy tất tần tật. Thủy tựa thần tiên, trai tráng trong thôn thì thô thiển, tiền tài trắng trơn, thân thế thấp tè, thế thì tán tới trăm tuổi!
 
Tiếng tăm Thủy truyền trong toàn tỉnh. Thư từ tới tấp tới tay Thủy. Thư thì thủ thỉ tâm tình. Thư thì tranh thủ trình thêm thân thế, tiền tài. Thư thì than thở tức tưởi. Thư thì thêm thơ, thêm tranh, trang trí thật trang trọng... 
Trong tám tháng trên trăm thư, thật thế!
 
Trai tráng trong tỉnh tìm tới tán tỉnh Thủy tới trăm thằng. Tám thằng thân tôi:
Thằng Thịnh, thằng Tân, thằng Thuận, thằng Tạo, thằng Toàn, thằng Trung, thằng Tiến, thằng Tuấn, tán tỉnh tài thế, tí ta tí tởn tới tán Thủy, tốn tiền trăm, tiền triệu, tiêu tiền tới trắng tay, thua tiếp tục thua. 
Tám thằng thất thểu tìm tới tôi than thở:
“Thôi! Tiền thế, tài thế, tập tễnh tới tán Thủy thêm thiệt thòi.”
 
Tôi thích Thủy, tuy thế tôi tỉnh táo tự thấy:

Trí tuệ tôi tầm thường, tiền tài thiếu thốn, thân thế tiếng thì to, thực tình thanh thế tổ tiên thôi, thân thế tôi thấp tẹt. 

Tôi trù tính: thư từ tán tỉnh, trật! Tiền tài: trật! Thân thế:
Trật. Tổ tiên ta từng truyền tụng: tham thì thâm. Thư từ, thân thế, tiền tài...trật trật trật! Thua thua thua! 
Thủy thích tinh tế, trung thực, thật thà, thế thôi.
Tôi tính toán thật tình tiết: từ thị trấn Tân Tiến tận tụy tới thôn Tám tìm Thủy tâm tình, từ từ, từ từ, tránh trắng trợn, tránh thô thiển, thỉnh thoảng thêm tí tranh, thêm tí thơ tặng Thủy, trời thương trời trợ thủ thì tất thành.
Trời thương tôi thật. 
Tới thôn Tám, thấy Thủy trơ trọi, thui thủi trên thềm, tôi
thích thú thấy tôi tính toán trúng.
 
Tôi trấn tĩnh, từ từ tiến tới tận thềm, thì thầm:
“Thủy! Tôi tên Trí, Trần Trọng Trí, thầy thuốc Tây...”
“Trần Trọng Trí!”,
Thủy trầm trồ, “Thầy thuốc trị tim, trị thận, trị toàn thân
thể, tiếng tăm truyền tám tỉnh! 
Trời, trẻ thế! Trẻ thế!” Thủy tấm ta tấm tắc.
 
Tôi trùng tên thầy Trí, thầy thuốc thiên tài trên tỉnh. Thủy tưởng thế, thật trúng tủ, trời thương tôi!
Thấy tình thế thật thuận tiện, tôi tiếp tục thủ thỉ:
“Thủy, tôi trốn thầy, trốn thủ trưởng, trốn tránh tất thảy, từ thị trấn Tân Tiến tới tìm Thủy!”
Thủy trao tôi tách trà, thẹn thùng:
“Thủy thật tầm thường, tìm Thủy thật trớ trêu...”
Tôi tíu tít:
“Thủy! Thủy! Thủy tránh tự ti. Thủy thật tuyệt trần, tiếng thơm truyền từ tỉnh Thanh tới tỉnh Thừa Thiên, thật thế!”
- “Thầy Trí tưởng thế thôi...”, tiếng Thủy trong trẻo, thánh thót.
Tôi thủng thẳng tán tỉnh, thầm thầm thì thì, tu từ thật tốt, thỉnh thoảng thêm tí thán từ. 
Thấy Thủy thích, tôi tấn tới, thả từng tiếng thật tha thiết:
“Tháng tư, tôi trông thấy Thủy tha thướt trong thị trấn. 
Tôi thảng thốt:
Trời, tiên từ trên trời tới thị trấn! Từ tháng tư tới tháng tám, tối tối tôi thao thức, trằn trọc. Tâm thần tôi trục trặc, thân thể tiều tụy. Tưởng tượng thấy Thủy trẻ trung, tươi tắn, tôi thổn thức: 
Thiếu thủ trưởng thì thảnh thơi, thiếu trời thì tổn thọ, thiếu Thủy thì tắc thở! 
Thủy! Trái tim tôi tràn trề tình thương Thủy.
 
Tôi tìm tới Thủy trao trọn trái tim thật thà, trái tim trong trắng, trái tim thân thương, trái tim trẻ trung, trái tim trung thực... Tôi thề, tôi trao trọn!”
Thấy tôi thề thốt thật tha thiết, thật tận tình, Thủy thấy thương thương, thẹn thò túm tóc thỏm thẻn:
“Thôi thôi, Trí thôi thề thốt...”
 
Thủy tin tôi, thật tuyệt! Thế thì tôi trúng tủ, thật tuyệt! 
Tôi từ thủ thỉ tâm tình tiến tới thề thốt trầm trọng, toàn từ to tát:
“Thủy tin tôi, thương tôi thì tôi thôi thề thốt. Thủy thiếu tin tưởng thì tôi tiếp tục thề. Tôi thương Thủy, tha thiết trao trọn tình tôi tới Thủy.
Thủy tuyệt tình tôi thì tôi tự tử. Tôi theo Thủy tới trăm tuổi, tôi tuyệt tình Thủy thì tôi tắc tử!”
 
“Trí!”, Thủy thổn thức, “Thủy tin Trí, thương Trí...”
Tôi trúng to, trúng to!
Trăng tròn tháng tám thấp thoáng trong tre, trời thu tươi tốt, tiếng thu thánh thót. Tôi tấn tới tìm tay Thủy. Tay Thủy trong tay tôi.
“Thủy... Trí thương Thủy, thương tới tận tim...”, tôi thì thầm, từ từ thơm tay Thủy.
Thủy tha thiết từng tiếng, từng tiếng thật thương:
“Tính Thủy thật thà, thương thì thương thật. Trí tâm tình thế, Thủy tin. Tất thảy tình thương, Thủy trao trọn. 
Thủy tin: tình ta thắm thiết!”
 
Trời tối, Thủy tin tưởng trao thân. Tôi thơm tay Thủy, thơm tóc Thủy, thơm tới tận tai, thơm thơm thơm thơm. 
Thủy thất thần túm tay tôi, thét:
“Thôi, Trí! Trí thương Thủy thì thương từ từ. Tình ta tránh trần tục. 
Trí...thụt tay!”
Trí tôi, tên trác táng, tha Thủy thì thua thiệt, tốn tiền tàu từ thị trấn Tân Tiến tới tận thôn Tám. Thành thử tôi tiếp tục trổ tài tán tỉnh. Tôi thủ thỉ tâm tình:
“Thủy thương Trí thì thương thật tình. Thủy trao trọn tình thì Trí trân trọng.
Thủy thủ thế, trốn tránh, thiết tưởng thiếu tin tưởng Trí.”
Thủy thật thà tin tôi, thả tấm thân trinh trắng tùy tôi thao túng. Thân thể Thủy trắng trẻo, thơm tho. ***
Tôi tả thế thôi, tả thêm thì thô tục, tùy toàn thể tưởng tượng....
 

Có Nước nào, có cách viết như thế nầy không?

Cho nên nhà Ngôn ngữ học người Anh George Millo đã đưa ra 9 lý do, so sánh thú vị của tiếng Việt với tiếng Anh - tiếng mẹ đẻ của Ông, và một vài ngôn ngữ khác như: Tây Ban Nha, Pháp,  để chỉ rõ những ưu điểm của tiếng Việt. 

1-Tiếng Việt không có giống đực và cái:

Nếu từng học tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Đức,  hay gần như bất kỳ ngôn ngữ châu Âu nào ngoại trừ tiếng Anh, bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm vì tiếng Việt không có khái niệm giống đực, hay cái, cho các từ vựng. Bạn chỉ cần ghi nhớ mỗi từ mà không cần thiết phải học thuộc lòng thêm điều gì.

2-Tiếng Việt bỏ qua mạo từ "a", "the":

Nếu một người nước ngoài học tiếng Anh và hỏi bạn khi nào dùng "a" và "the", bạn có giải thích cặn kẽ được không? Đây là một vấn đề phức tạp, thậm chí bài viết nói về mạo từ trên trang Wikipedia còn dài hơn 2.500 chữ.

Tuy nhiên, dùng "a", "the" trước một chủ thể có thực sự quan trọng? Một cách đơn giản hơn, bạn có thể loại bỏ chúng đi vì sự việc vốn hiển nhiên, người nghe cũng có thể hiểu ý bạn mà không cần thêm mạo từ. Đó chính xác là điều người Việt vẫn làm. "Người" là từ có nghĩa "a person" (người nào đó) lẫn "the person" (chính người đó) mà người nghe vẫn không lo lắng nhầm lẫn.

3-Tiếng Việt không có số nhiều:

Trong tiếng Anh, khi muốn chỉ thứ gì đó ở số nhiều, chúng ta thường thêm "s" vào cuối từ đó. Như vậy, "dog" thành "dogs", "table" thành "tables" và "house" thành "houses". Tuy nhiên, nhiều ngoại lệ tồn tại như "person" thành "people", "mouse" thành "mice", "man" thành "men" và một số từ như "sheep" hay "fish" lại chẳng thay đổi gì.

Trong tiếng Việt, mọi từ ngữ đều như "sheep" - con cừu. Từ "người" tôi nêu trên, còn có thể sử dụng giống như "people" hay "person", "chó" là "dog" hoặc "dogs", "bàn" là "table" hoặc "tables"… Nếu thắc mắc rằng điều này có gây nên sự nhầm lẫn, bạn hãy tự hỏi bản thân mình, đã bao giờ nghe ai đó kể về "con cừu đó", "con chó đó" và bối rối vì không viết họ đang nhắc đến bao nhiều con vật trong câu chuyện đó hay không?  

Nếu cần  tin tức chi tiết, bạn chỉ cần dễ dàng thêm một từ trước danh từ đó, giống như "một người" (one person), "những người" (some people) hay "các người" (all the people).

4- Tiếng Việt không có các dạng khác nhau của động từ:

Thật đáng thương cho những người học tiếng Tây Ban Nha,  khi nói những từ đơn giản như "hablar" (nói), họ vẫn phải học 5 hoặc 6 dạng khác nhau (tùy thuộc địa phương) để thể hiện chính xác thể của động từ này. "I hablo", "you hablas", "he habla", "we hablamos" và danh sách này vẫn chưa hết. Một động từ trong tiếng Tây Ban Nha có thể bao gồm 50 dạng (form) khác nhau mà người học phải ghi nhớ.  

Tiếng Anh không giống tiếng Tây Ban Nha, nhưng một từ cũng bao gồm nhiều dạng khác nhau tùy thuộc ngữ cảnh. Chẳng hạn, động từ "speak" có thể biến cách (inflect) thành "speaks", "speaking", "spoken" hay "spoke".  

Tiếng Việt là một ngôn ngữ hoàn toàn không biến cách - không từ ngữ nào đổi dạng trong bất kỳ ngữ cảnh nào. Ví dụ, "speak" trong tiếng Việt là "nói" và bạn luôn dùng "nói  trong mọi trường hợp - "I nói", "you nói", "he nói", "she nói", "we nói", "you nói" và "they nói". Điều này có thể tiết kiệm hàng chục, thậm chí hàng trăm giờ học thuộc so với một thứ tiếng châu Âu đấy.

5- "Thì" của tiếng Việt có thể học xong trong 2 phút:

Bạn chỉ cần thêm 5 từ được liệt kê sau đây vào phía trước động từ ban đầu để diễn tả thì mong muốn: "đã" - trong quá khứ, "mới" - vừa xong, gần với hiện tại hơn với "đã", "đang" - ngay bây giờ, tương lai gần , "sắp" - tương lai gần, "sẽ" - trong tương lai.  

Thì tiếng Việt thực sự quá dễ. Ngoài 5 từ trên, bạn có một số từ khác, nhưng chỉ cần 5 từ này, bạn có thể diễn đạt đúng tới 99% trường hợp. Tôi sẽ cho bạn một vài ví dụ:

- Tôi ăn cơm = I eat rice

- Tôi đã ăn cơm = I ate rice

- Tôi mới ăn cơm = I have just eaten rice

- Tôi đang ăn cơm = I am eating rice (right now)

- Tôi sắp ăn cơm = I am going to eat rice, I am about to eat rice

- Tôi sẽ ăn cơm = I will eat rice.  

Hơn nữa, bạn còn có thể bỏ qua những từ này nếu ngữ cảnh câu đã đủ rõ ràng. Chẳng hạn, "Tôi ăn cơm hôm qua" giống như "I eat rice yesterday" - từ "hôm qua" đã thể hiện điều trong quá khứ rồi, từ "đã" không cần thiết nữa nên câu này hoàn toàn đúng ngữ pháp trong tiếng Việt còn "I eat rice yesterday" lại sai ngữ pháp hoàn toàn với tiếng Anh.

6- Bạn không phải học bảng chữ cái mới:

Bạn nên cảm ơn người Pháp vì điều này. Cách đây khoảng 100 năm, một bộ phận người Việt vẫn dùng một hệ thống chữ tượng hình phức tạp được gọi là "chữ Nôm", có ký tự giống tiếng Tàu bây giờ. Ngày nay, điều đó đã được thay đổi 100% bởi bảng chữ cái Latinh, được gọi là chữ Quốc ngữ. Vì thế, không như với tiếng Quan Thoại, Quảng Đông, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc,  hay hàng chục ngôn ngữ châu Á khác, bạn không cần học bảng chữ cái. Tất cả những thứ bạn cần là thêm các dấu (diacritic) để làm rõ tông giọng,  và bạn có thể đọc tiếng Việt ngay.

Cách phát âm từ tiếng Việt hoàn toàn thống nhất theo một quy luật

Câu hỏi nhanh: "Bạn đọc từ 'read', 'object', 'close' và 'present' như thế nào?". Bạn sẽ phải quan tâm rằng chúng nằm trong ngữ cảnh như thế nào: "Was it close" hay "Did you close?", "Did you present the present", "Read what I’ve read" hay "Object to the object?" (các từ này đều có cách đọc khác nhau, tùy thuộc vào từ loại, nghĩa) . 

So với những ngôn ngữ mà tôi biết, cách phát âm từ tiếng Anh thực sự không thống nhất bởi cùng một từ có thể được đọc khác nhau trong mỗi ngữ cảnh. Thậm chí, mỗi chữ cái cũng được đọc rất nhiều âm khác nhau, chẳng hạn "a" trong "catch", "male", "farmer", "bread", "read" và "meta". Những người học tiếng Anh trên thế giới đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ các từ tiếng Anh được viết, và đọc với quy luật như thế nào.

Mặt khác, tiếng Việt lại chẳng có đặc điểm vô lý ấy. Tất cả chữ cái luôn được đọc như vậy dù từ hay ngữ cảnh có thay đổi (tuy nhiên, điều này chính xác hơn ở tiếng Việt Hà Nội so với Sài Gòn - nơi có một ít âm có cách đọc không thống nhất). Một khi bạn học thuộc 29 chữ cái tiếng Việt vốn gần giống với 26 chữ cái tiếng Anh và hiểu sự khác nhau của các giọng do dấu tạo ra, bạn có thể đọc chính xác bất kỳ từ nào.

7- Ngữ pháp tiếng Việt gần như không tồn tại:

Như tôi đã đề cập, tiếng Việt cho phép bạn bỏ từ chia thì trong câu, như câu "I eat rice yesterday" nếu ngữ cảnh giúp người nghe hiểu chính xác thì. Đây là một ví dụ điển hình cho một quan điểm lớn hơn: ngữ pháp tiếng Việt rất đơn giản. Bạn gần như luôn luôn chỉ sử dụng số lượng từ tối thiểu để diễn đạt quan điểm của mình và ngữ pháp vẫn chính xác dù với tiếng Anh, việc ghép từ này thường chỉ tạo nên một câu lỗi.

Đây cũng là lý do khiến bạn có thể nghe nhiều người Việt Nam nói những câu tiếng Anh như "no have", "where you go". Họ đang dịch trực tiếp những gì thường nói trong tiếng Việt sang tiếng Anh mà quên rằng có hàng loạt những quy tắc phức tạp mà người dùng tiếng Anh phải tuân theo. Đây là một bất lợi lớn với người Việt nếu muốn học tiếng Anh nhưng ngược lại, một lợi thế lớn với người nói tiếng Anh muốn học tiếng Việt.

8- Từ vựng tiếng Việt cực kỳ logic:

Phần lớn người nước ngoài ở Việt Nam, dù không nói ngôn ngữ này cũng biết sự thật thú vị rằng "xe ôm" - tên phương tiện di chuyển như taxi bằng xe máy, được đơn thuần ghép từ "hug vehicle". Nhưng mọi việc không dừng ở đó, một tỷ lệ lớn từ vựng ở Việt Nam được tạo thành theo công thức ghép hai từ logic với nhau, trong khi với tiếng Anh, bạn phải học một từ vựng mới hoàn toàn khác. Ví dụ, nếu tôi cho bạn biết "máy" nghĩa là "machine", "bay" nghĩa là "flying", bạn có đoán được "máy bay" nghĩa là gì không?  

"Xe ôm" là một từ ghép logic - "hug vehicle".

Có rất nhiều ví dụ khác tôi có thể liệt kê ra cho bạn:  a bench - ghế dài - a long chair, a refrigerator - tủ lạnh - a cold cupboard, a bra - áo ngực - a breast shirt, a bicycle - xe đạp -  a pedal vehicle; to ski  - trượt tuyết - to slide snow, a tractor  - máy kéo - a pulling machine, a zebra - ngựa vằn - a striped horse.  

Cách ghép từ như vậy có thể giúp bạn nhanh chóng học từ mới. Một khi có được vốn từ cơ bản, bạn có thể tự động biết thêm hàng trăm từ khác mà không cần học thêm.  

9- Tiếng Việt dễ hơn so với bạn nghĩ:

 Liệu tôi đã chứng minh cho bạn thấy tiếng Việt dễ hơn so với những gì bạn từng nghĩ? 

Hy vọng tôi đã gạt bỏ một vài lời đồn đại, hiểu nhầm về tiếng Việt mà bạn đã nghe trước đó và hiểu hơn về ngôn ngữ này. 

Tiếng Việt linh động, tài tình như vậy, giới TRẺ Việt Nam trân trọng giữ gìn, đừng để mất. 

 

Đây là cả một gia tài văn hóa khó có Quốc Gia nào được như vậy. Người Việt hải ngoại luôn nhớ dạy con cái mình nói tiếng "Mẹ Đẻ" để không quên nguồn gốc. Nhớ dạy lúc chúng lúc còn nhỏ, có nhiều thời gian gần gũi ông bà, cha mẹ và dễ nhớ. Người Việt trong Nước phải cực kỳ phản đối cộng sản muốn thay đổi cách viết theo Tàu.  

Đó là Ý đồ thâm độc của cộng sản muốn làm TUYỆT CHỦNG Dân Việt, để dễ sáp nhập vào Trung quốc. 

Luôn luôn cảnh tỉnh, nếu muốn Nước Việt tồn tại, không phụ lòng Tiền Nhân đã dựng Nước và mở mang bờ cõi từ ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau trong 4 ngàn năm qua.

Lưu-Vĩnh-Lữ  

Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %05 %662 %2023 %10:%08
back to top