Thế giới quanh ta

Thế giới quanh ta (676)

Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Và Biểu Tượng Ngày Lễ Giáng Sinh

Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Và Biểu Tượng Ngày Lễ Giáng Sinh

Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Christmas hay Xmas (từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”) là một ngày lễ kỷ niệm ngày Chúa Giê-su thành Nazareth sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc Giáo. Họ tin là Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của nước Do Thái, lc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh (Noel)

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh (Noel)

Một số nước ăn mừng vào ngày 25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12. Theo Công giáo Rôma, lễ chính thức là ngày 25 tháng 12 còn gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là “lễ vọng”. Dù vậy, lễ đêm 24 tháng 12 thường thu hút tin đồ tham dự nhiều hơn. Những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory

Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas.

Chữ Christ (Đấng chịu xức dầu) là tước vị của Đức Giêsu. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ). Khi chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Đức Giêsu.

Chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa như nhau. Vì chữ Hy lạp viết chữ Christ là Christos, Xpiơtós hay Xristos. Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ Xristos hay Xpiơtós, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas. Như vậy Xmas cũng có nghĩa là ngày lễ của đấng Christ.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh (Noel)

Thời kỳ Giáo hội cơ đốc sơ khai (2, 3 thế kỷ đầu công nguyên), lễ này được mừng chung với lễ Hiễn linh. Tuy nhiên ngay từ năm 200, thánh Clementê Alexandria (150-215) đã nói đến một lễ hết sức đặc biệt được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Còn Hội thánh La tinh thì mừng kính lễ ấy vào ngày 25 tháng 12. Theo một nguồn khác thì tín hữu cơ đốc sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Bởi lẽ đó họ không ăn mừng lễ giáng sinh của Đức Jesus trong suốt ba thế kỷ đầu. Đến thế kỷ IV, những người Cơ đốc mới bắt đầu muốn ăn mừng Lễ giáng sinh của Đức Jesus mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền La Mã phát hiện và bắt bớ bởi vì đến lúc đó, cơ đốc giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp.

Những người La Mã, hàng năm ăn mừng “Thần Mặt trời” đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Những người cơ đốc đã lợi dụng cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Đức Giêsu giáng sinh vào đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại cùng một ngày với ngày lễ “Thần Mặt trời” của người La Mã. Nhờ vậy, chính quyền đã không phát hiện việc các tín hữu cơ đốc tổ chức ăn mừng Lễ giáng sinh của Đức Giêsu.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh (Noel)

Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine đã bỏ đa thần giáo và theo cơ đốc. Ông này đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng “Thần Mặt trời” và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật của Đức Jesus. Đến năm 354, Giáo hoàng Liberius công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Đức Jesus.

Trong nhiều thề kỷ, những nhà ghi chép Ki-tô giáo chấp nhận Giáng sinh là ngày Jesus được sinh ra đời. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, các học giả bắt đầu đề xuất một cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng ngày Giáng sinh đã được lựa chọn để tương ứng với đông chí ở Bắc bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12. Năm 1743, Paul Ernst Jablonski người Đức lập luận ngày Giáng sinh được xác định ngày 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra trước người Kitô giáo, nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác cũng ăn mừng ngày lễ cuối tháng 12.

Ý nghĩa từ “Merry Christmas”

Bản thân từ “Merry” đã gieo vào lòng chúng ta một niềm hân hoan, cảm giác ấm áp hạnh phúc vì nó gắn liền với dịp lễ Giáng sinh. Mặc dù các hoạt động tổ chức lễ Giáng sinh đã bắt đầu từ thế kỷ thứ IV sau công nguyên, nhưng chỉ đến năm 1699, thì cách nói “Merry Christmas” mới được sử dụng.

Người có công rất lớn trong nguồn gốc của cụm từ này là một sỹ quan hải quân vì ông đã sử dụng từ này lần đầu tiên trong một bức thư thân mật vào năm 1699. Cụm từ này xuất hiện lần thứ hai vào năm 1843 trong một tác phẩm của Charles Dickens “Bài hát đón mừng lễ Giáng sinh”.

Trong dịp lễ giáng sinh, không chỉ có đạo Thiên chúa mà hầu như tất cả mọi người dù ở các giai tầng hay tôn giáo khác nhau cũng đều gửi đến nhau lời chúc “Merry Christmas”. Trong cụm từ Merry Christmas, “Merry” có nghĩa là niềm vui còn “Christmas” có nghĩa là các con chiên của chúa (cách dùng trong tiếng Anh cổ). Nhiều người sử dụng từ “Happy” thay cho “Merry” để chúc nhau trong dịp giáng sinh. Cụm từ “Happy Christmas” trở nên phổ biến trên toàn thế giới vào thế kỷ XIX, khi nó được sử dụng bởi chính nữ hoàng Anh Elizabeth II.

Trong tác phẩm gốc được viết vào năm 1823 của nhà thơ Mỹ Clement Moore, “Chuyến viếng thăm thánh Nicholas”, câu kết luận vốn là “Happy Christmas to all, and to all a good night” đã được đổi lại thành “Merry Christmas to all” trong nhiều ấn phẩm tái bản về sau.

Ngày nay, cách nói “Happy Christmas” chỉ chủ yếu được sử dụng bởi các cư dân Ireland và Anh. Đôi khi để rút gọn, nhiều người còn sử dụng từ Xmas thay cho Christmas. Tuy nhiên phải khẳng định rằng, không cụm từ hay cách nói nào có thể phổ biến bằng cụm từ “Merry Christmas”.

Chúc bạn có một mùa Giáng sinh vui vẻ và hạnh phúc!

Biểu tượng Giáng sinh và ý nghĩa

Vòng lá mùa vọng

Vòng lá mùa vọng

Vòng lá mùa vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí – dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Phái Lutheran ở Đức vào thế kỷ 16 để nói lên sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối.

Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hi vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím – màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là  màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday).

Thiệp Giáng sinh

Thiệp giáng sinh

Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole, một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ Horsley, một họa sỹ ở London, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kì người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.

Quà Giáng sinh

Quà giáng sinh

Những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bạn bè. Đối với một số người, những món quà Giáng sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giê-su, món quà mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người.

Khi Chúa Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba vị vua phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, trầm hương và mộc dược. Vàng tượng trưng Chúa Giêsu là vua (tức con Chúa Cha – Vua Nước Trời), trầm hương tượng trưng Giê-su là Thiên Chúa và mộc dược biểu hiện hình ảnh Giê-su bị đóng đinh trên cây thánh giá hay nói rõ hơn là sự chịu chết của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại.

Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài đồng. Những người chăn cừu tặng Giê-su hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.

Ông già Nô-en thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc tất.

Nguồn gốc dùng hang đá và máng cỏ trong lễ Giáng Sinh là do truyền thuyết Chúa sinh ra đời trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem.

Hang đá và máng cỏ

Hang đá và máng cỏ 

Ngày nay, vào đêm 24-12 tại các giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, Thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn ba vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh khỏi chiến tranh, nghèo đói và bất hạnh.

Cây thông NOEL

Cây thông NOEL 

Cây thông Noel có nguồn gốc từ nước Ðức từ thế kỷ 16. Đây là loại cây sống trong khí hậu khắc nghiệt nhưng vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, vững chãi và màu xanh vĩnh cửu. Dần dần hình ảnh của loài cây này xuất hiện thường xuyên hơn và nó được coi là trung tâm của lễ hội, nơi mọi người cùng nắm tay nhau nhảy múa xung quanh cây thông được trang trí công phu cả bên trong và bên ngoài bằng hoa hồng, táo và giấy màu. Đến thế kỉ 19 thì cây Noel bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Anh. Đến những năm 1820 cây Noel được những người Ðức ở Pennsylvania mang sang nước Mỹ.

Ngày nay, gần đến dịp Noel, người ta thường sắm một cây thông và trang trí lên đó những ngôi sao, những quả châu, dải kim tuyến lấp lánh, hoa… Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.

Quà tặng trong những chiếc bít tất

Quà tặng trong những chiếc bít tất

Tương truyền rằng, nhà kia có 3 cô gái đến tuổi lập gia đình nhưng không có chàng trai nào nhòm ngó đến vì gia cảnh quá nghèo. Đức giám mục Myra rất thương xót nên đã ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của 3 cô gái. Những đồng tiền vàng rơi từ trên nóc nhà xuống đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi. Khỏi phải nói cũng biết rằng các cô vui mừng đến mức nào. Họ đã có cơ hội để thực hiện nguyện ước của mình.

Câu truyện thần kỳ kia được lan truyền đi khắp nơi, ai ai cũng muốn mình trở thành người may mắn nên đều bắt chước 3 cô gái treo bít tất bên lò sưởi dể hy vọng nhận được quà.

Trẻ em hy vọng nhận được nhiều quà nhất. Mọi người trong nhà cũng nhân cơ hội này để tặng quà cho các em với mong muốn là các em sẽ ngoan ngoãn và học giỏi. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất bên cạnh lò sưởi để nhận quà như ước mơ từ ông già Noel.

Ngôi sao Giáng Sinh

Ngôi sao Giáng Sinh 

Ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rưc rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.

Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran va Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp Thiên Chúa, sau gọi là lễ ba vua.

Từ đó, 3 vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các vật phẩm trầm hương, mộc dược và vàng.

Ngôi sao trở thành biểu tượng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ sang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.

Ông già Noel

Ông già Noel 

Nguồn gốc của từ “ông già Noel” (Santa Claus) hay thánh Nicholas bắt đầu ở Thổ Nhĩ Kì từ thế kỉ thứ IV. Từ lúc còn nhỏ thánh đã là một người rất ngoan đạo và đã hiến cả cuộc đời của mình cho đạo Cơ Ðốc.

Thánh Nicholas đặc biệt được ca tụng vì tình yêu đối với trẻ em và sự hào phóng của ngài. Thánh Nicholas là người bảo trợ cho các thuỷ thủ, đảo Xi-xin-li, nước Hy Lạp và nước Nga và tất nhiên thánh cũng là người bảo trợ của trẻ em. Vào thế kỉ thứ 16, ở Hà Lan trẻ em thường đặt những chiếc giầy gỗ của mình bên cạnh lò sưởi với hy vọng là chúng sẽ được thánh Nicholas thết đãi no nê.

Người Hà Lan phát âm từ St. Nicholas thành Sint Nicholaas, sau đó nói chệch thành Sinterklaas và cuối cùng được những người theo giáo phái Anh đọc thành Santa Claus.

Năm 1882, Clê-mơn C. Mo-rơ đã viết bài hát nổi tiếng của mình “A visit from St. Nick” (chuyến thăm của thánh Nick) và sau đó được xuất bản với cái tên “The night before Christmas” (Ðêm trước Giáng Sinh). Mo-rơ được coi là người đã hiện đại hóa hình tượng ông già Noel bằng hình ảnh một ông già to béo, vui tính trong bộ đồ màu đỏ.

Bộ quần áo đỏ của ông già Noel

Bộ quần áo đỏ của ông già Noel 

Ông già tuyết chưa trở thành ông già tuyết, vì ông vẫn mặc bộ quần áo tiều phu cũ kỹ, cưỡi ngựa mỗi khi đến cho quà bọn trẻ. Một ngày nọ, ông địa chủ làng Nicholas đi ngang qua nhà ông, và lập tức Nicholas bị mê hoặc bởi chiếc xe kéo với hai con tuần lộc xinh đẹp, xe có gắn những cái chuông kêu lanh canh dễ thương. Ông địa chủ mặc một bộ đồ đỏ tươi, đầu đội mũ lông cùng màu. “Mình cũng đáng để có nó lắm chứ, con ngựa nhà mình đã quá già và hay than thở, còn bộ quần áo này thì không chịu nổi cái giá rét mùa đông nữa”.

Nicholas tìm đến bà thợ may giỏi nhất vùng để có bộ đồ đỏ mơ ước ấy. Nhưng lạ lùng thay, khi bộ đồ hoàn thành thì nó to đến độ trông Nicholas như lọt thỏm vào trong ấy. “Ôi tôi đã làm hỏng bộ đồ của ông rồi, nó mới thùng thình làm sao!“. ”Không sao cả, tôi sẽ ăn bánh kẹo cho người to lên như bộ quần áo. Cái quần dài này ư? Tôi sẽ mang một đôi ủng đen để bớt độ lùng xùng. Bà cứ yên tâm, trông tôi sẽ tuyệt vời trong bộ quần áo này đấy!”.

Và như thế, ông già Noel đã ra đời như một huyền thoại, nhưng đến mấy mươi năm sau, thì bộ trang phục đỏ gắn liền với huyền thoại ấy mới có.

Còn bây giờ, hãy tự tin mà bảo với với mọi người rằng: “Ông già Noel trên xe trượt tuyết với hai con tuần lộc là hoàn toàn có thật”.

Cây tầm gửi và cây ô rô

Cây tầm gửi

Hai trăm năm trước khi Chúa Giê su ra đời, người ngoại đạo dùng cây tầm gửi để kỉ niệm ngày Mùa Ðông đến. Họ thường hái loại cây kí gửi này và dùng nó để trang trí cho ngôi nhà của mình. Họ tin tưởng rằng loại cây này có một khả năng chữa trị đặc biệt đối với mọi loại bệnh tật, từ bệnh vô sinh của phụ nữ cho đến ngộ độc thức ăn. Những người dân ở bán đảo Xcăngđinavi cũng coi cây tầm gửi là biểu tượng của hoà bình và sự hòa thuận. Họ còn đồng nhất hình tượng cây tầm gửi với nữ thần tình yêu của họ là thần Frigga. Phong tục hôn nhau dưới bóng cây tầm gửi hẳn là xuất phát từ niềm tin này. Lúc đầu nhà thờ cấm sử dụng cây tầm gửi trong lễ Giáng Sinh vì nguồn gốc ngoại đạo của nó. Thay vì sử dụng tầm gửi, các cha đạo đề nghị dùng cây ô rô làm loại cây dùng cho Lễ Giáng Sinh.

Cây trạng nguyên (Poinsettias)

Cây trạng nguyên (Poinsettias)

Cây trạng nguyên được đặt theo tên của Joel Poinsett đại sứ đầu tiên của Mĩ ở Mê-hi-cô người đã có công mang loại cây này về nước Mỹ vào năm 1882. Quê hương của cây trạng nguyên là ở Mê-hi-cô. Vào thế kỉ 18, người Mê-hi-cô coi cây trạng nguyên là biểu tượng của ngôi sao ở Bethelem. Theo truyền thuyết cho rằng có một bé trai không có quà dâng lên Chúa Hài Đồng nên em đã mang đến máng cỏ một chùm lá cây. Các bạn em cười chế nhạo em, nhưng khi em đặt những nhánh lá dưới chân Chúa Hài Đồng thì những cành lá đó biến thành những bông hoa đỏ rực rỡ rất đẹp.

Chiếc gậy kẹo

Chiếc gậy kẹo

Vào những năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo của mình thành hình một chiếc gậy kẹo. Qua cây gậy kẹo của mình, ông đã kết hợp những biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hi sinh của Chúa Giê su. Màu trắng biểu hiện cho sự trong trắng và vô tội của chúa Giê su. Sau đó, ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Ðức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thập ác. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì chúa Giê su chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên chúa Giê su (Jesus). Nhờ có người thợ làm kẹo đó mà mọi người đều biết được lễ Giáng Sinh nói về điều gì.

Bữa ăn reveillon

Bữa ăn reveillon 

Tại Alsace, Pháp, bữa ăn này phải gồm có tam hành là thủy (cá chép, con hàu), không khí (gà tây hay ngỗng) và mộc (thịt heo). Tập tục ăn gà tây là do thủy thủ của nhà thám hiểm Christophe Colomb du nhập từ Mehico.

Bài hát Giáng sinh

Bài Jingle bell do nhạc sĩ J.Pierpont sáng tác nhưng lại đặt vào chùm bài hát trong danh sách những bản nhạc dân ca nổi tiếng của Mỹ với tên gọi American song bag của nhà thơ Carl Sandburg. Bài này không phải sáng tác cho đêm Noel như người ta lầm tưởng.

Bài hát Giáng sinh Jingle Bells

Lời bài hát đậm tính dân dã mộc mạc, diễn tả tâm hồn của người dân Mỹ hướng đến một mùa tuyết rơi thật tốt lành. Hình ảnh ông Noel với túi quà đồ chơi, ngồi trên xe tuần lộc với tiếng chuông leng keng diễn tả sinh động, quyến rủ làm cho người ta thích nghêu ngao, nó vô tình trở thành bài hát Giáng sinh. Bài Silent Night, holy night có xuất xứ từ Đức với tựa đề “Stille Natch, Heiligo Natch” do linh mục Joseph Mohr sáng tác khi cuộc chiến Đức – Áo – Phổ kết thúc. Sau này được phổ biến sang Áo, Mỹ… nay đã được dịch ra gần 100 thứ tiếng.

Bánh Buche Noel

Bánh Buche Noel

Tổ tiên người phương Tây thường nhóm củi trong ống khói nhà, họ tin rằng lửa càng kêu lách cách thì các thần dữ sẽ tránh xa. Ngày nay, tập tục biến dần vì không mấy nhà còn ống khói. Thay vào đó, theo sáng kiến của một thợ làm bánh ở Pháp, năm 1875, người ta làm chiếc bánh ngọt có hình cây củi để mọi người thưởng thức trong đêm Noel và lưu truyền cho đến nay.

Chuông Thánh Đường

Chuông Thánh Đường

Trong vài nền văn hóa Á Châu, tiếng chuông được dùng báo hiệu cho quần chúng biết một biến cố hoan hỉ hay một sự kiện buồn não vừa xảy đến. Sau khi Chúa hài đồng giáng sinh, tục lệ này được truyền đến cho những quốc gia Tây phương để rung lên chào mừng Chúa Cứu thế xuống trần. Tại đất nước Tây Ban Nha, các chuông nhà thờ ngân vang vào lúc nửa đêm báo hiệu Chúa ra đời.

Nến Giáng Sinh

Có nhiều truyền thuyết kể về những cây nến đêm Giáng Sinh. Nhiều người cho rằng Martin Luther là người đầu tiên có sáng kiến thắp nhiều cây nến trên các cành cây thông mùa Giáng Sinh. Khi trở về nhà vào một đêm mùa đông gần lễ Giáng Sinh, ông đã sững sờ trước vẻ đẹp của ánh sáng từ các ngôi sao chiếu rọi trên cành cây thông nhỏ trước cửa nhà mình. Ông tái hiện lại cảnh tượng này bằng cách gắn các cây nến lên cành của cây thông Noel trong nhà để tượng trưng cho Ngôi Sao trên làng Bê-lem.

Nến Giáng Sinh

Có một huyền thoại khác kể rằng một bé trai nọ bị đi lạc đêm Giáng Sinh nhưng nhờ ánh đèn nến nơi cửa sổ phòng mẹ, đã tìm được lối về đến nhà.

Lại có một truyền thuyết khác kể rằng thánh Maria và Giu-se đêm Chúa Giáng Sinh đã tìm ra nơi trú ngụ nhờ lần theo ánh đèn hắt ra từ cửa nhỏ một cái chuồng bò lừa.

Giáng sinh ở Việt Nam

Ngày nay, ở Việt Nam, dù không chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Trong những ngày này, cây thông Nô-en được trang trí ở nhiều nơi bằng cây thật (thường là thông ba lá hoặc thông mã vĩ) hay thông nhân tạo làm bằng nhựa, không phải cây thông như ở các nước phương tây thường là họ Bách tán. Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây…

Lễ Giáng sinh ở Việt Nam là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhộn nhịp, những đôi tình nhân âu yếm tặng quà cho nhau, trẻ em háo hức chờ sự xuất hiện của Santa Claus, gia đình bè bạn rủ nhau hội hè, yến tiệc, hát karaoke. Người Việt Nam rất thích thú các ca khúc Giáng sinh, đặc biệt là Feliz Navidad.

 

Richard Phạm

Xem thêm...

14 câu chuyện về các món ăn Giáng Sinh truyền thống

14 câu chuyện về các món ăn Giáng Sinh truyền thống

 

 BM

Giáng Sinh là ngày lễ của các tín đồ Cơ Đốc để kỷ niệm ngày sinh của Chúa Jesus. Trong thời gian này, mọi người sẽ thưởng thức các món ăn mang tính lễ hội như gà tây, bánh gừng, kẹo gậy, bánh trái cây, rượu trứng v.v.

 

Thuận theo sự giao thoa văn hóa, Giáng Sinh đã trở thành một ngày lễ quốc tế, và rất nhiều món ăn trong ngày lễ đã trở nên nổi tiếng. Đằng sau những món ăn ấy cũng có những câu chuyện thú vị đang được lưu truyền.

 

1_ Bánh bích quy Giáng Sinh

 

BM

Một số nơi trên thế giới có truyền thống làm và tặng bánh bích quy vào dịp Giáng Sinh. Ở Hoa Kỳ, truyền thống này được những người nhập cư Hà Lan mang đến hồi đầu thế kỷ 17. Trong ngày lễ này, một số gia đình sẽ cùng con trẻ nướng bánh. Vào thế kỷ 16, bánh bích quy đã là một món ngon rất được yêu thích của người châu Âu.

 

2_ Ngôi nhà bánh gừng (Gingerbre House)

 

BM

Trước lễ Giáng Sinh, nhiều tiệm bánh sẽ trang trí cửa sổ bằng những ngôi nhà bánh gừng. Mọi người đi qua sẽ dừng lại chiêm ngưỡng, tưởng như đang lạc vào thế giới cổ tích. Ngôi nhà bánh gừng này được lấy cảm hứng từ truyện cổ Grimm của Đức – “Hansel và Gretel” (còn được dịch là “Ngôi nhà kẹo”).

 

Câu chuyện mô tả một ngôi nhà làm bằng bánh gừng, cửa sổ của ngôi nhà và bốn phía xung quanh được trang trí bằng các loại kẹo và sôcôla. Lấy cảm hứng từ câu chuyện, người Đức đã phát minh ra ngôi nhà bánh gừng. Vào mỗi dịp Giáng Sinh, các bậc cha mẹ lại cùng con trẻ xây ngôi nhà bánh gừng để chào mừng ngày lễ.

 

3. Bánh gừng (Gingerbre)

 

BM

Bánh gừng là một loại bánh quy cứng có tẩm gia vị dùng để xây ngôi nhà bánh gừng. Chiếc bánh gừng đầu tiên trên thế giới được cho là ý tưởng của Nữ hoàng Elizabeth I của Vương quốc Anh. Trong một bữa tiệc, bà đã bảo người đầu bếp bánh ngọt làm những chiếc bánh quy giống hình dáng các vị khách mời. Từ đó, mọi người bắt đầu làm bánh gừng.

 

4_ Kẹo gậy (Candy Canes)

 

BM

Những cây kẹo có vị bạc hà ngọt ngào cũng là một món ăn nổi tiếng trong lễ Giáng Sinh. Người ta nói rằng hình dạng của chữ cái tiếng Anh “J” là tượng trưng cho chữ cái đầu tiên trong tên của Chúa Jesus. Về màu sắc của chiếc kẹo, một số người cho rằng màu trắng và hương bạc hà của kẹo phản ánh cho sự thuần khiết của Chúa Jesus, còn màu đỏ tượng trưng cho máu của Chúa Jesus.

 

5_ Rượu trứng (Eggnog)

 

BM

Eggnog theo truyền thống được làm từ sữa, kem, đường, lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng đánh bông, cũng được gọi là Cocktail trứng sữa. Về nguồn gốc, có người nói rằng nó là một biến thể của món posset ở Anh vào thế kỷ 13. Posset được làm từ trái sung, sữa nóng và rượu mạch nha. Ở thời đại chưa có tủ lạnh để bảo quản sữa tươi, rượu sữa là thức uống dành cho giới nhà giàu.

 

Qua nhiều thế kỷ, eggnog đã phát triển thành rượu sherry, brandy và các phiên bản rượu mạnh khác. Sau khi được du nhập vào Hoa Kỳ vào thế kỷ 18, người ta đã sử dụng rượu rum, loại rượu phổ biến vào thời điểm đó, để làm đồ uống trong dịp lễ Giáng Sinh.

 

6_ Gà tây

 

BM

Gà tây được du nhập vào Anh quốc vào đầu thế kỷ 16. Vua Henry VIII được cho là vị vua đầu tiên thưởng thức gà tây trong bữa tiệc Giáng Sinh. Kể từ những năm 1950, gà tây đã trở thành món chính mang tính biểu tượng trong bữa tối Giáng Sinh ở Anh và Hoa Kỳ.

 

7_ Bánh trái cây (Fruitcake)

 

BM

Bánh trái cây được ăn vào dịp Giáng Sinh thực ra có nguồn gốc từ bột yến mạch mận tây. Sau này, người ta trộn nó với mật ong và các loại trái cây khác để làm thành bánh pudding Giáng Sinh.

 

Vào khoảng thế kỷ 16, khi các nguyên liệu trở nên phong phú và dễ tiếp cận hơn, người ta chuyển sang làm bánh pudding bằng bột mì và trứng, đồng thời thêm các loại gia vị tượng trưng cho Ba Nhà Thông Thái (Three Wise Men). Cuối cùng nó đã phát triển thành loại bánh trái cây như hiện nay.

 

Bánh Giáng Sinh thường được làm từ trước và để bảo quản cho đến ngày lễ. Đôi khi, các đầu bếp bánh ngọt sẽ thêm các loại rượu mạnh như rượu sherry, whisky hoặc brandy vào bánh.

 

8_ Bánh pudding

 

BM

Bữa tối Giáng Sinh của một gia đình người Anh kết thúc bằng cách đốt món bánh pudding. Về lý do tại sao, một số người cho rằng ngọn lửa sẽ lấy đi một phần rượu mạnh trong bánh pudding, đồng thời tạo thêm sự sôi động cho bữa tiệc. Một số người khác lại cho rằng, điều này tượng trưng cho việc Chúa Jesus chịu nạn.

 

BM

Ngoài ra còn có truyền thống giấu đồng xu trong bánh pudding Giáng Sinh, ai ăn được đồng xu sẽ gặp may mắn trong năm mới. Phong tục này có thể bắt nguồn từ các nghi lễ vào ngày Đông chí của người La Mã.

 

9_ Rượu vang nóng (Mulled Wine)

 

BM

Người La Mã đã phát minh ra rượu vang nóng để chống lạnh vào thế kỷ thứ 2. Thuận theo việc lãnh thổ của họ được mở rộng, loại rượu này đã dần trở nên phổ biến. Vào thời Trung cổ, người ta đã cho thêm các loại thảo mộc và gia vị để phòng bệnh, khiến rượu vang nóng càng trở nên phổ biến hơn. Mãi đến những năm 1890, nó mới được gắn liền với lễ Giáng Sinh.

 

10_ Bánh khúc cây (Yule log)

 

BM

Tại một số nơi ở châu Âu có phong tục đốt thân cây khô vào mùa đông để cầu may mắn trong năm mới. Lịch sử của bánh socola khúc cây Giáng Sinh (Bûche de Noël) có thể bắt nguồn từ thế kỷ 19. Người ta sử dụng chiếc bánh tượng trưng cho việc đốt củi để cầu may mắn trong năm mới.

 

11_ Đồng xu socola (Chocolate coins)

 

BM

Đồng xu socola cũng là món ăn mang tính biểu tượng trong dịp Giáng Sinh. Tương truyền, nó tượng trưng cho số vàng mà các nhà thông thái tặng cho Chúa Jesus.

 

12_ Ngỗng nướng (Roasted Goose)

 

BM

Khi thời tiết trở lạnh, ngỗng sẽ tích tụ mỡ để sống qua mùa đông. Lúc này, thịt của chúng căng mọng nhất. Vì vậy, một số nơi đã xem thịt ngỗng như món chính trong dịp Giáng Sinh. Trong các nghi lễ vào ngày Đông chí ở Hy Lạp cổ đại, cũng có phong tục ăn thịt ngỗng.

 

13_ Bánh nhân thịt (Mince pies)

 

BM

Ngày xưa, nhân của bánh nhân thịt thường là thịt cừu hoặc thịt bò trộn với hoa quả khô, gia vị và mỡ cừu. Vì thời đó gia vị rất khan hiếm nên bánh này chỉ được phục vụ trong những dịp đặc biệt, là món ăn dành cho những người giàu có. Vào cuối thế kỷ 19, khi đường mía trở nên phổ biến hơn, món bánh ngọt mà ngày nay rất được ưu chuộng này cũng đã ra đời.

 

14_ Tiệc bảy con cá (Feast of the Seven Fishes)

 

BM

Vào đêm Giáng Sinh, một số người Mỹ gốc Ý sẽ ăn “tiệc bảy con cá” bao gồm bảy món hải sản. Tương truyền, phong tục này có thể bắt nguồn từ truyền thống không ăn thịt và các sản phẩm từ sữa vào đêm Giáng Sinh của Thiên Chúa giáo La Mã. Con số bảy tượng trưng cho bảy bí tích của Thiên Chúa giáo, bảy ngày sáng thế và bảy đại tội.

 

Lý Nhược Lâm  _  Tùy Phong

 

0000000000000

Giai thoại về những ca khúc Giáng Sinh

 
BM  
 
Nhạc Giáng Sinh không thể thiếu vào mỗi mùa Noel. Nhà nghiên cứu về lịch sử âm nhạc, Steven Jezo Vannier vừa cho ra mắt độc giả cuốn "Chuông Ngân Vang, chuyện khó tin về những ca khúc Noel", NXB Le Mot et Le Reste.
 
Trong lời mở đầu, tác giả viết : "Những Ca khúc Giáng Sinh là một đề tài muôn thuở, chiếm một vị trí riêng biệt (…) và là chủ đề gây tranh cãi bất tận. Có những người say mê đến điên dại nhưng cũng có những người ghét cay ghét đắng thể loại ấy (…) Sách của tôi hy vọng hòa giải được hai tâm trạng đó"
 
BM
  
Dù bênh hay chống, thì có một sự thật không thể chối cãi, đó là nét đa dạng của những bài hát Giáng Sinh. Chúng ta có từ nhạc Noel theo điệu funk, reggae, hay bosa-nova, rock, rồi những bản nhạc Giáng Sinh theo kiểu rap, hay heavy metal ….
 
Ở bất kỳ thời đại nào, các ban nhạc, các diva đều đua nhau tặng cho người hâm mộ những album nhạc Giáng Sinh độc đáo nhất.
 
BM
 
Nhưng kinh điển hơn cả vẫn là bản Jingle Bells được sáng tác năm 1857. Hiếm có tác phẩm nào được từ Duke Ellington đến ban nhạc Anh The Beatles, từ ông vua nhạc opéra Pavarotti đến Frank Sinatra cùng nâng niu như ca khúc này.
 
Trong ngôn ngữ của Molière, thì đó là ca khúc Vive Le Vent. Với con cháu Nguyễn Du, Jingle Bells là Chuông Ngân Vang… Willie Nelson, một cây đại thụ của dòng nhạc country Hoa Kỳ thể hiện tài tình, trước khi lọt vào mắt xanh cha đẻ của trường phái híp hop, Afrika Bambaataa …
 
BM
  
Đặc điểm thứ nhì của nhạc Giáng Sinh, là chúng dễ đưa các nghệ sĩ lên đỉnh cao danh vọng. Năm 2011, Justin Bieber trong vỏn vẹn một tuần lễ thống lĩnh thị trường âm nhạc thế giới với đĩa hát Under The Misletoe.
 
Nhạc Noel cũng là phương tiện rất hiệu quả để những ca sĩ hay ban nhạc vang bóng một thời trở lại dưới ánh đèn màu sân khấu. Ngoài những nghệ sĩ chưa thành danh, ngay cả những cây đại thụ trong làng nhạc quốc tế như Bob Dylan hay Nat King Cole đều đã hơn một lần trong sự nghiệp đem giọng hát của mình làm quà tặng ông Già Áo Đỏ.
 
Nhìn về ý nghĩa những bản nhạc Giáng Sinh, Steven Jezo Vannier, chỉ ra rằng, ở Mỹ, cứ vào dịp này, nhạc Noel tràn ngập đài phát thanh, truyền hình. Đĩa hát về Giáng Sinh chiếm nhiều chỗ trong các cửa hàng.
 
BM
  
Đương nhiên đối với các nghệ sĩ, nhạc Noel là con gà đẻ trứng vàng. Nhưng vì sao ai cũng thích nghe nhạc Giáng Sinh? Vì sao một tác phẩm như White Christmas được Bing Crosby thu âm và cho phát hành năm 1942 đến nay vẫn được coi là ca khúc Noel ăn khách nhất mọi thời đại ?
 
Steven Jezo Vannier trả lời một cách đơn giản: để thành công, một ca khúc Noel cần có ba yếu tố. "Nhịp điệu láy luyến, kỷ niệm tuổi thơ, một chút phép nhiệm màu thoảng một chút buồn man mác". White Christmas hội tụ đủ cả ba bí quyết này. Nhất là ca khúc ấy lại được phát hành vào mùa đông năm 1942 , Mỹ vừa tham chiến bên cạnh đồng minh châu Âu trong Thế Chiến Thứ Hai và Giáng Sinh Trắng là bài hát của người lính xa nhà, mơ về một mùa Noel xa xưa, có tuyết trắng, lung linh đầu ngọn cây. Trẻ nhỏ ngóng chờ tiếng chuông từ đoàn tuần lộc của ông Già Áo Đỏ. Tiếng hát mượt mà của Ella Fitzgerald, năm 1960, trong bản Have yourself a merry little Christmas chúc mọi người quên hết ưu phiền …
 
BM
  
Còn trong văn hóa Pháp, trong những năm tháng chiến tranh hay sau khi Đệ Nhị Thế Chiến, ca khúc Petit Papa Noel của Tino Rossi năm 1946 cũng đưa thính giả vào thế giới kỳ diệu của mộng mơ. Nhưng đó là một ngoại lệ.
 
Phần lớn những ca khúc Giáng Sinh của các nhạc sĩ Pháp ở nửa cuối thế kỷ 20 thường hát về những đứa trẻ không nhà, những đứa bé mồ côi, hay để nói về những mùa Giáng Sinh giá lạnh trong lòng người góa phụ …
 
BM
  
Ca khúc rất nổi tiếng như Noel de la Rue của Edith Piaf không là một ngoại lệ. Tác giả của Đời Màu Hồng viết : "Hỡi thằng bé chân trần, chạy nhảy/ Noel trên đường đường phố là tuyết, là giá lạnh/ Gió thổi trên đường vắng, nước mắt trẻ tuôn rơi/Ánh sáng đèn màu sau tủ kính không dành cho chúng ta, những người nghèo khổ".
 
Nhiều thập niên sau, trong Noel Interdit, Johnny Hallyday đưa ra hình ảnh tương tự như của Edith Piaf khi ông nói về một mùa Giáng Sinh của "những đứa trẻ chưa bao giờ tin vào phép lạ Noel, gió đã cuốn đi bao tuổi ngây thơ của những thằng bé mới lớn"
 
Steven Jezo Vannier kết luận: trong buổi họp mặt gia đình đầm ấm, có mấy ai thiết tha với những tiếng thờ dài não nuột? Nhạc Giáng Sinh của Pháp không bán chạy như ở Mỹ là điều rất dễ hiểu !
 
 
Thanh Hà
 
***

Silent Night _ khúc hát Giáng sinh kinh điển tròn 200 tuổi.

  

'Silent Night' được hát lần đầu vào đêm Giáng sinh 1818 ở Đức, trong một nhà thờ tại ngôi làng người Áo - Oberndorf.

Bảo tàng Stille Nacht, Hallein hiện vẫn còn lưu giữ, trưng bày cây đàn guitar được dùng để trình diễn 'Silent Night, Holy Night' đêm 24/12/1818 bởi Josef Mohr và Franz Xaver Gruber, người phổ nhạc cho bài thơ.

  

Người ta hay truyền tai nhau rằng một chú chuột đã phá đàn organ, nhạc cụ chính trong buổi lễ và họ buộc phải dùng guitar như một nhạc cụ thay thế. 

Tuy nhiên các sử gia tin là con chuột và chiếc organ hỏng chỉ là huyền thoại và ca khúc này vốn là để chơi với guitar.



Silent Night nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu và Hoa Kỳ.

 Bài hát được ca giữa các chiến hào trong Đệ Nhất thế chiến.

 Và với nhiều người, nó là một phần không thể thiếu của Giáng sinh.

  

Silent Night, đây được xem là một trong những thánh ca lâu đời nhất, do một cha xứ người Áo viết năm 1817. Xác định sự ra đời của ca khúc này là cả một sự tranh cãi kéo dài… mãi cho đến năm 1995, khi người ta tìm được bản chép tay của bài nhạc thì tác giả mới chính thức được công nhận, đó là linh mục nghèo mang tên Joseph Morh với phần soạn nhạc của một thầy giáo trường làng Franz Gruber.

Hơn 40 năm sau đó, 1895 ca khúc này được linh mục John Young dịch sang tiếng Anh và bài hát nhanh chóng đến với công chúng, nhất là trong kỳ Đệ Nhất Thế Chiến, quân đội của cả 2 bờ chiến tuyến Anh và Đức đều có thể hát được theo 2 ngôn ngữ riêng.

Người ta nói rằng, những giai điệu thiêng liêng, trong trẻo ngân vang như tiếng thở đêm đã phần nào xoa dịu nỗi đau thể xác của binh lính khi đó… Giờ đây, 200 năm sau, Silent Night đã được dịch ra hơn 140 thứ tiếng và bản gốc đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2011.

https://www.youtube.com/watch?v=xRQzyAPfsIg

Hồng Anh sưu tầm

 

 
Xem thêm...

Gợi nhớ xe đò xưa

g.com
 
 
 
Home - Hoang Bus - Tickets Booking Online

 Xe buýt bánh mì - Xe đò Hoàng gây thương nhớ ở California 

 
 
"Lần đầu tiên đi xe buýt này, tôi có cảm giác như đang ngồi ở vỉa hè trung tâm Sài Gòn. Chúng tôi đã ăn bánh mì Việt Nam và xem một chương trình ca nhạc Việt Nam trên TV", Hồng Cao, giám đốc hoạt động của Bảo tàng Việt Nam ở San José chia sẻ.
 
Xe buýt bánh mì- Xe đò Hoàng gây thương nhớ ở California - Ảnh 1.

Hương Nguyễn cập nhật tin tức khi đang ăn bánh mì. Ảnh Christine Nguyen / KQED

Kể từ năm 1998, những người cao niên, sinh viên, những tài xế bất đắc dĩ và cả những người chuyên săn lùng du lịch giá rẻ thuộc mọi sắc tộc đã tin tưởng vào tuyến xe buýt "Xe đò Hoàng". Dịch vụ chạy từ nhiều trung tâm thương mại của Việt Nam ở California và Arizona, nhưng tuyến hàng đầu vẫn là tuyến dọc theo Liên tiểu bang 5 giữa San José và Westminster, khu Little Sài Gòn ban đầu.

Gợi nhớ xe đò xưa

 

Hầu hết các điểm dừng chân chính đều nằm gần ít nhất một cửa hàng bán bánh mì, loại bánh sandwich mang tính biểu tượng của Việt Nam bao gồm một chiếc bánh mì đầy ắp thịt nướng, thịt nguội hoặc pa tê, rau muối, rau thơm, ớt và gia vị độc quyền. Trước khi đại dịch Covid 19 xảy ra, dịch vụ trên xe buýt đã bao gồm một món bánh mì miễn phí từ một cửa hàng gần đó. Đó là cách mà dòng này có biệt danh: xe buýt bánh mì. Bây giờ, hành khách mang theo thức ăn của riêng họ.

Đối với những người chưa quen, lần đầu đến bến xe Xe đò Hoàng có thể mang lại cảm giác không chắc chắn, đặc biệt là vì những chiếc xe du lịch màu trắng không có logo và điểm dừng cũng không có biển báo.

Penelope M. từ Los Angeles viết trong một bài đánh giá trên Yelp rằng: "Sẽ không có dấu hiệu nào khác ngoài những người châu Á đi chơi dưới bóng cây".

Christine Nguyễn-tác giả của bài viết đăng trên Kqed kể rằng: "Tôi đã nghe nói về xe buýt trong nhiều năm. Cô con gái tuổi teen của tôi thích ăn uống và mùa hè này, cô ấy đã yêu cầu một chuyến đi đến Quận Cam để dạo chợ đêm cuối tuần. Tôi nghĩ, tại sao không đi theo phong cách Việt Nam thực sự?

Vì vậy, vào một buổi sáng sớm, chúng tôi đi đến một trung tâm mua sắm ở Đông San José. Là kiểu bà mẹ luôn quan tâm đến vấn đề ẩm thực, tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi tìm thấy bốn cửa hàng bánh mì trong bán kính một dãy phố. Kim's Sandwiches có sốt mayonnaise tự làm ngon khó cưỡng. Chúng tôi vội vàng chọn bữa ăn trên xe vì chuyến xe khởi hành đúng 8:30".

Xe buýt bánh mì- Xe đò Hoàng gây thương nhớ ở California - Ảnh 2.

Một nhân viên sắp xếp cây và trái cây nhiệt đới để vận chuyển. Ảnh Christine Nguyen / KQED

Giống Greyhound nhưng được Việt hóa

Công ty xe buýt Xe đò Hoàng ra đời khi người sáng lập Linh Hoàng Nguyễn nhìn thấy cơ hội phát triển. Khoảng 700.000 người Mỹ gốc Việt sống ở California, trong đó San José và Little Saigon ở Quận Cam là nơi tập trung cộng đồng gốc Việt đông đảo nhất.

Vào cuối những năm 1990, Linh đã tự nguyện giúp đỡ những người Việt Nam khác làm thủ tục tại Sân bay John Wayne của Quận Cam. Đối với nhiều người nhập cư không "biết đường đến San José", sân bay và rào cản ngôn ngữ là quá sức. Phải có một cách dễ dàng hơn.

 

Linh tự hỏi, nếu mình tự lái xe chở người ta thì sao? Anh  bắt đầu với một vài chiếc xe tải giữa San José và Westminster. Anh tính phí ít hơn Greyhound và lộ trình nhanh hơn ba giờ. Cuối cùng, công ty của anh ấy đã mở rộng thành một đội ngũ huấn luyện viên du lịch. Bằng cách cung cấp dịch vụ chu đáo, nhân viên nói tiếng Việt, chương trình giải trí quen thuộc và món bánh mì miễn phí, Linh đã tạo ra văn hóa #vanlife hay #buslife của Việt Nam.

"Với đủ thức ăn để kéo dài sáu giờ đi xe, tôi và con gái ổn định chỗ ngồi của mình. Chúng tôi lăn xuống Quốc lộ 101, băng qua những cánh đồng tỏi của Gilroy. Các đoạn hội thoại tiếng Tây Ban Nha, tiếng Tagalog và tiếng Trung xen kẽ với tiếng Việt.

Đằng sau tôi là bà Hiền Nguyễn, 73 tuổi, ngạc nhiên trước giá bơ thấp ở các quầy ven đường. Tôi cũng là một người yêu thích gian hàng nông trại và chúng tôi nhanh chóng rơi vào cuộc trò chuyện về giá trái cây. Bà Hiền cười đắc ý với con gái tôi. Bà  nói với tôi rằng vợ chồng bà không cảm thấy tự tin khi lái xe 400 dặm để gặp các cháu của họ. Họ muốn thư giãn hơn. Chúng tôi vượt qua Harris Cattle Ranch, khu nuôi dưỡng lớn nhất của California, bên ngoài Coalinga", Christine Nguyễn viết.

Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Xe đò Hoàng đã phải điều chỉnh trong thời kỳ đại dịch. Khi việc ăn uống trong nhà bị cấm, truyền thống cung cấp bữa trưa miễn phí lâu đời của họ đã chấm dứt. Những gì đã từng có nhiều xe buýt một ngày trở thành một xe buýt duy nhất trên mỗi hướng. Nhưng khách hàng đang quay trở lại. Gần đây hơn, hoạt động buổi chiều thứ hai được tiếp tục vào cuối tuần, nhưng giá xăng tăng cũng đã cắt giảm lợi nhuận của công ty. Một chuyến xe bây giờ là 50 đô la, nhưng khi tôi đi xe, nhân viên đã dọn chỗ cho những người già là khách quen với mức giá cũ.

"Nhân viên cho tôi biết Xe đò Hoàng đã dựa vào dịch vụ vận chuyển trong ngày để duy trì thu nhập. Phí vận chuyển cố định với 5 đô la cho các mặt hàng nhỏ đến 20 đô la cho các mặt hàng lên đến 60 pound - rẻ hơn FedEx. Một chiếc cân đã có sẵn, nhưng dường như không ai thực sự bận tâm đến việc cân bất cứ thứ gì. Ngoài vũ khí, chất nổ và các chất bất hợp pháp, chỉ có một số mặt hàng là vượt quá giới hạn. Trong khi nhân viên không khuyến khích các loại thực phẩm có mùi nặng như nước mắm, sầu riêng hoặc mít..", Christine Nguyễn nói.

Công ty Xe Đò Hoàng đã vượt qua được những thách thức tồn tại trước đây. Vào những năm đầu, công việc kinh doanh quá béo bở, hàng nhái đã đẩy ông chủ Linh Hoàng Nguyễn vào "cuộc chiến xe buýt". Ai đó đã đốt cháy hai chiếc xe buýt. Một tài xế bị hành hung. Sau đó là âm mưu giết người.

Vào ngày 23 tháng 7 năm 2005, khi Linh lên xe tại nhà riêng ở Fountain Valley để đi làm, một tay súng đã bắn sáu phát qua cửa sổ của ông. Linh lĩnh đạn vào cổ, bả vai và cánh tay. Ông  đã được nhận vào đơn vị chăm sóc đặc biệt của Trung tâm Y tế UC Irvine.

Tin tức về âm mưu giết người đã lan truyền khắp các cộng đồng người Việt Nam cho đến tận Úc và Pháp. Và mọi người xúm lại xung quanh Linh. Hai tuần sau khi bị bắn, ông đã đi ra ngoài, trong chuyến du lịch cảm ơn qua Little Saigon.

Sau vụ nổ súng, công việc kinh doanh thực sự được cải thiện. Một cuộc điều tra kéo dài ở Bắc và Nam California đã kết luận rằng vụ việc là một vụ giết người thuê do một đối thủ cạnh tranh ra lệnh. Cuối cùng, vào năm 2009, ba sát thủ đã bị kết án.

Xe đò Hoàng là một phần quan trọng của cộng đồng. Trong những ngày Tết, Tết Nguyên đán, các gia đình đều gửi tặng những người thân yêu của mình những món quà. Công ty tài trợ cho một cuộc thi thường niên có tên "Viết về nước Mỹ", với các bài luận bao gồm các bài thiền khi đi xe buýt.

 
 
Trải nghiệm xe đò Hoàng ở Cali | Hoa Kỳ - Đất Nước Hoa Kỳ - Du Lịch Hoa Kỳ  - Visa Hoa Kỳ
 

    Xe Đò Hoàng    

Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng, sinh năm 1975, qua Mỹ định cư năm 1992. Từ năm 2000-2005 hành nghề dược sĩ (Consultant Pharmacist), sau đó trở lại học và tốt nghiệp Y Khoa. Nghề nghiệp hiện tại là Physician tại thành phố Chicago, tiểu bang Illinois.


* * *


"Cuộc đời của chúng ta giống như một chuyến xe đò, mỗi chuyến xe đón những hành khách khác nhau, tuy nhiên hành khách nào cũng mong muốn chuyến xe được an toàn xa lộ, để tất cả hành khách được về với gia đình, nơi đó lúc nào cũng bình an và hạnh phúc…

Tôi là đứa con Út sinh ra trong một gia đình gồm mười hai người. Vài tháng sau khi tôi ra đời, VNCH không còn nữa, và Việt Nam rơi vào tay của chế độ XHCN.


Trước năm 1975, ba tôi làm Trưởng Ty Kinh Tế tỉnh Ngãi, xét về địa lý tỉnh Quảng Ngãi nằm giữa hai tỉnh Quảng Nam và Bình Đình. Sau 1975, ba anh chị em lớn của tôi cuối cùng cũng "tỵ nạn" ở Hoa Kỳ sau những chuyến vượt biển đầy gian khổ và nguy hiểm, một người chị lớn của tôi đã mất tích trong một lần vượt biển vào năm 1989. Cuối cùng, gia đình tôi đặt chân đến LAX vào tháng 2, năm 1992 theo chương trình ra đi có trật tự gọi chung là "ODP"

Thấm thoát mà đã trên 41 năm, sau ngày 30 tháng Tư 1975 và 23 năm định cư ở Hoa Kỳ. Tôi giật mình tỉnh dậy sau năm phút lim dim trên "Xe Đò Hoàng" từ Rosemead lên San Jose, California.

Vào những dịp lễ thì "Xe Đò Hoàng" lúc nào cũng đông người, ngồi sát tôi là một chị khoảng 55 tuổi gốc người Cần Thơ, nên tôi tạm gọi là chị Tư Cần Thơ. Ngồi sát hàng ghế sát bên kia là một chị khoảng 60 tuổi, đi du lịch từ Việt Nam mới qua làm nghề mua bán Bất Động Sản ở Sài Gòn, tôi không nhớ tên nên gọi là bà Hai Địa Ốc.

"Xe Đò Hoàng" bây giờ có lẽ khác với "Xe Đò Hoàng của 10 năm về trước", không những là người Việt Nam đi xe đò, mà ngay cả những người từ nơi khác cũng biết về "thương hiệu" của xe đò. Phía trước hàng ghế tôi ngồi có hai vợ chồng người Singapore. Phía sau có hai vợ chồng người Pháp. Xe chạy đến phố Tàu hay thường gọi là Chinatown, ghé vào parking sát bên tiệm Phở Hòa để tiếp tục đón thêm những hành khách khác.

Bước lên xe lần này là một anh thanh niên Việt Nam vào khoảng 25 tuổi đi du học, riêng cậu thanh niên này thì tôi nhớ cậu ta tên là "Kiên", những người sinh sau năm 1975 và gia đình có máu cách mạng hay bộ đội thì lúc nào cũng đặc tên cho con với những cái tên như "Nam", "Bắc", "Thắng", "Lợi", "Kiên" và "Trực". Măc dù tên của cậu ta là "Kiên", tôi vẫn thích cái cái nick name tôi đặt cho cậu ta là "Cậu Út Du Học".

Kế đến là một người trung niên vào khoảng 60 tuổi với đôi nạng gỗ, nhìn mang máng giống anh Việt Dzũng, khuôn mặt đẹp trai, tôi cũng không nhớ tên anh ta, nên đành đặc tên anh là "Anh Năm đẹp trai". Hàng ghế đầu tiên trên xe có bảng ghi dành cho "disabled" (người tàn tật), tuy nhiên anh không ngồi hàng ghế này và cho rằng còn nhiều người già hơn, tàn tật nặng hơn mình, nên anh quyết định ngồi ở hàng ghế cách tôi khoảng 2-3 cái ghế gì đó.

Cuối cùng là một thanh niên người Nigerian từ bên Châu Phi, có bạn là người Việt Nam giới thiệu về Xe Đò Hoàng, đi một lần cho biết.

Như vậy, chung quanh tôi nào là "Chị Tư Cần Thơ", "bà Hai Địa Ốc", "Cậu Út Du Học", "Anh Năm đẹp trai", "Hai vợ chồng người Singapore", "Hai vợ chồng người Pháp", và anh chàng người Nigerian. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là đây: Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Tây, Tàu, Âu, Mỹ gì chúng ta điều có đủ.

Xe chuẩn bị rời khỏi đường Broadway hướng về freeway 5 North thì bác tài xế xe bắt đầu phát cho mỗi người một ổ bánh mì Lee's sandwiches hoặc là một bịch xôi, một chai nước lọc hiệu "Kirkland" mua từ Costco, một tờ báo "Người Việt", một tờ báo "Việt Báo" nếu người nào muốn đọc báo bằng tiếng Việt.

Hành khách có sự lựa chọn một là ổ bánh mì Lee's sandwiches hoặc là bịch xôi, chứ không được cả hai. Buổi sáng, cảm thấy còn no, nên tôi đem ổ bánh mì Lee's sandwiches vừa được phát bỏ vào bịch ni-lon ở sát bên, trước khi lên xe, tôi đã chuẩn bị mua xôi, bánh mì, và vài trái táo ở một tiệm "food to go" sát thành phố Rosemead, tất cả cho vào ba lô để ở dưới chỗ ngồi dành cho hành khách.

Và câu chuyện bắc đầu từ đây.

Sau khi mỗi người đã có trong tay ổ bánh mì hoặc bịch xôi, "Cậu Út Du Học" xin thêm bịch xôi, tuy nhiên bánh mì thì còn nhưng xôi thì hết. "Cậu Út Du Học" đòi cho bằng được bịch xôi, nếu không có, cậu bắt buộc xe phải ngừng lại hoặc trả tiền refund $40 dollars cho cậu. Cậu Út bảo "như thế là không chuẩn nhé", "khách hàng là thượng đế nhé", "khách hàng muốn ăn xôi là phải có xôi nhé". Miệng thì lẩm bẩm chửi bác tài xế "Đúng là đồ Việt Kiều lưu vong, bị thất nghiệp nên đi lái tài xế cho xe đò".


Trong cái ba lô của tôi còn có một bịch xôi gà nóng, tôi đưa nửa bịch xôi gà cho Cậu Út Du Học và nhắc nhở rằng "rồi mọi việc sẽ đâu vào đó, cố gắng ăn đỡ xôi gà cho ấm bụng". Tôi bảo cậu ta, khi xe đến thành phố Bakersfield, xe sẽ dừng lại break 15 phút, ở chỗ này có tiệm Subway, McDonald và ngay cả tiệm Chinese Food tha hồ mà ăn.

Tôi được biết, Cậu Út Du Học này xuất thân từ gia đình ở tỉnh Thanh Hóa. Sau "Giải Phóng", gia đình Cậu Út Du Học vào nam, và tịch thu được hai căn nhà trên đường "Đồng Khởi" (đường Tự Do trước năm 1975), mà người Cộng Sản gọi là "tiếp thu". Xin thưa với Cậu Út Du Học, chính là từ hai căn nhà trên con đường Tự Do chiếm đoạt được mà cha mẹ cậu mới có tiền trang trải cho cậu đi du học ở đất nước Hoa Kỳ. Cậu Út à, bác tài xế xe không bị thất nghiệp, nếu như bị "thất nghiệp" thì nghỉ ở nhà, chứ đâu có đi lái xe, "thất nghiệp" tức là không có việc làm. Mà không phải ai muốn lái xe khách 40 chỗ ngồi cũng được! Phải trải qua nhiều kỳ thi lý thuyết và thực hành để được cấp cho bằng lái xe 40 chỗ ngồi Cậu Út ạ!


Xin thưa với Cậu Út Du Học, chúng tôi là những người "lưu vong" đúng vậy, và chúng tôi cố gắng xây dựng một Little Sài Gòn vững mạnh phi cộng sản. Nhờ có kinh tế vững mạnh hàng năm, chúng tôi cố gắng góp tiền bạc giúp đỡ cho đồng bào trong nước, nên lúc nào truyền thông trong nước gọi là "Việt kiều là khúc ruột ngàn dặm thương yêu của tổ quốc Việt Nam". Bởi vì chúng tôi "lưu vong", nên chúng tôi cố gắng góp phần không ít vào khu công nghệ "Silicon Valley" gồm những thành phố San Jose, Cupertino, Palo Alto… Cupertino chính là nơi của công ty số một thế giới "Apples" (Cậu Út gọi là Quả táo, thay vì người miền nam gọi là Trái Táo. Nhờ có "Quả Táo" này mà Cậu Út mới có được Iphone, Ipad để tha hồ lướt web ở bất cứ nơi nào.
…  

Trang chủ - Hoang Bus - Tickets Booking Online

Xe chạy vừa pass qua junction xa lộ I-5 và I-118. Tôi nhìn qua phía bên trái: Chị Tư Cần Thơ vẫn còn thức, tuy nhiên người chị bủn rủn và mệt mỏi, Chị Tư Cần Thơ thuộc loại người tròn trịa, nhìn qua tôi cũng biết "bà này chắc bị tiểu đường rồi" và chợt nhớ đến hai câu thơ "Ngày xưa bụng bự thì sang, ngày nay bụng bự viêm gan và tiểu đường".

Chị Tư Cần Thơ đón xe đò lên San Jose để thăm đứa con gái duy nhất của chị vừa hạ sinh được đứa con đầu lòng. Tôi biết rằng Chị Tư Cần Thơ bị "hypoglycemia" (lượng đường thấp) có lẽ lúc tối chị chích glargine insulin nhiều quá, nên bây giờ bị phản ứng phụ của insulin. Tôi nhanh chóng đưa cho chị nửa nắm xôi gà còn lại lúc sáng, chị ăn được một chút và người chị tỉnh hẳn ra. Ăn xong Chị Tư Cần Thơ nói "Em là bác sĩ hay sao nhìn qua là biết chị bị tiểu đường rồi". Tôi chỉ cười và không nói gì, chị tiếp tục im lặng, chắc có lẽ chị "Có những niềm riêng… có điên cũng không dám nói", "niềm riêng" của chị là gì đây? Nhìn cuốn sách "Viết Về Nước Mỹ lần thứ 14" của tôi ở trước mặt, sau khi đọc một vài trang đầu tiên, chị bắt đầu kể về cuộc đời của chị.

Chị Tư Cần Thơ đi vượt biên năm 1987, tàu xuất phát tại bến Ninh Kiều. Cha mẹ chị, đứa em gái chị, và chồng của chị chết trong chuyến đi ấy. Cả con tàu còn vỏn vẹn 18 người sống xót trong đó có hai mẹ con chị. Nhìn qua cách cư xử và cách nói chuyện của chị, tôi có thể biết rằng chị là một người biết chia sẻ, biết chấp nhận quá khứ và hài lòng với hiện tại. Ngay cả bà con nội ngoại của chị không còn ai, phần lớn đã bỏ mình ngoài đại dương trên đường tìm tự do. Bây giờ chị còn lại đứa con gái duy nhất và đứa cháu ngoại mới sinh được một tuần rưỡi.

Quá khứ thì quá đau buồn, tương lai thì chưa biết, thôi cố gắng vui vẻ với hiện tại mình có được. Khi nói đến đứa cháu ngoại vừa mới sinh ở Kaiser Permante thành phố San Jose, Chị Tư Cần Thơ vui lắm, cho tôi coi hết hình này đến hình khác. Người Chị Tư Cần Thơ vừa tròn, vừa mập, vừa lùn, nhìn giống "trẻ em đi lạc", tuy vậy từ Los Angeles lên San Jose, chị đem theo hai thùng sách viết bằng tiếng Anh "How to be a good mommy" làm quà cho đứa con gái.

Chị nói với tôi rằng, bây giờ chị cố gắng cười thật nhiều, bởi vì đối với chị "cuộc đời không còn gì để mất nữa", cứ thế vui vẻ mà sống. Xin thưa là em rất nể chị, chị là một người vượt qua số phận trớ trêu, những gian khổ của cuộc sống, một thân một mình nuôi con, để bây giờ chị có đứa con gái ra trường làm "Registered Nurse". Chị dẹp bỏ những đau buồn và bất hạnh trong cuộc đời, và cố gắng tận hưởng những gì hạnh phúc niềm vui ông trời đã ban cho chị.


Người bạn thân của tôi làm nghề bác sĩ tâm lý psychologist Dr. Hạnh Trương ở miền nam California thường nói về cuộc đời rằng, tất cả những gì trên đời này điều là "Trời cho", nếu không được thì nói ngược lại là "Trò chơi". Một người bạn bác sĩ tâm thần psychiatrist Dr. Gandi ở bệnh viện University of Illinois at Chicago thường nói "Life is joke, take it easy". Chị Tư Cần Thơ thì nói "nói thì dễ, làm thì khó lắm", tuy nhiên "mình phải làm", chị cố gắng làm nhiều viêc để quên đi quá khứ đau buồn. Và ước mơ của chị là được làm bà ngoại đi đây đi đó du lịch cùng với con cháu của chị.
...

Hàng ghế bên kia Bà Hai Địa Ốc đang mải mê nói chuyện với cô con gái qua hệ thống viber của Iphone, và lúc nào cũng căn dặn là phải "nhanh tay lẹ mắt" để kiếm được nhiều tiền, nào là phải chạy tiền và đút lót như thế nào cho Sở Tài Nguyên Môi Trường, rồi đến công an quận, làm sao cho trót lọt.

Sài Gòn thời mở cửa cho những người có cơ hội muốn "chụp giật" trong ngành địa ốc, danh từ chính xác ở Việt Nam bây giờ thường gọi là "Kinh Doanh Bất Động Sản" (KDBDS). Ở Việt Nam, nơi mà "quyền sử dụng đất" khác với "quyền sở hữu đất", nơi mà giấy tờ nhà đất được gọi là "sổ hồng", "sổ đỏ", nơi mà luật lệ thay đổi qua nhiều tầng lớp nào là luật lệ của nhà nước, rồi đến luật lệ thành phố, luật lệ của tỉnh, của quận và huyện, hay nói tóm lại là luật lệ của XHCN.

Tôi rời xa Sài Gòn năm tôi 16 tuổi, nên không hiểu mấy về từ ngữ "luật lệ", Bà Hai Địa Ốc giải thích rằng "luật là có trong sách vở" "lệ tức là hối lộ, đút lót". Thì ra là vậy. Người đi, người ở, người về, người thì về Việt Nam làm ăn, người thì bán nhà để ra đi nước ngoài định cư. Bà Hai Địa Ốc cũng chả cần để ý đến những khu vực nào người dân nghèo sắp bị giải tỏa, nhưng lúc nào cũng căn dặn đám công an cố gắng ém giá đền bù cho dân càng ít thì càng tốt. Bà Hai Địa Ốc lúc nào cũng chê về nước Mỹ trên phone khi nói chuyện với cô con gái, nào là "Xe Đò Hoàng" không có hàng ghế dành cho "thương gia." Chắc bà thuộc loại người "thượng lưu" nên chỗ ngồi cũng phải tương xứng với cái "thương hiệu" của bà. Bà Hai Địa Ốc còn nói rằng bác tài xế lái xe đáng lẽ phải lễ phép đưa hai tay khi phân phát ổ bánh mì cho bà. Bà Hai Địa Ốc chê đồ ăn ở khu Little Sài Gòn Westminster. Bà cũng nhắc tới hai con chó cưng của bà vừa mới được một đại gia đi du lịch từ Phú Quốc về tặng cho. Cặp chó quý Phú Quốc này được những người osin chăm sóc hết sức chu đáo trong nhà của bà ở khu Phú Mỹ Hưng.

Xin thưa với Bà Hai Địa Ốc rằng, đồ ăn ở nơi đây không ngon bằng đồ ăn của bà ở Phú Mỹ Hưng, nhưng bảo đảm an toàn vệ sinh bởi vì nơi đây thức ăn được kiểm tra bởi Department of Public Health, mỗi nhà hàng điều được đánh giá rating A,B,C,D thích hợp. Luật lệ ở những nước tư bản lúc nào cũng bảo vệ người dân, chứ không phải như thực thẩm ở Việt Nam bị đầu độc bởi Trung Quốc, đó là chưa kể đến hàng loạt nhiều loại cá bị chết dọc bờ biển Miền Trung kéo dài từ bờ biển Quảng Bình đến tận bãi biển Đà Nẵng, khi những người thợ lặn lặn xuống thăm dò sau đó bị ngứa và chết đi, như vậy chất độc đó nặng như thế nào. Xin mời Bà Hai đọc bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không anh" viết bởi nhà thơ Trần Thị Lam. Sau khi đọc bài thơ này tôi không biết nói gì hơn, chỉ đành nói tóm gọn là "Đất nước mình bậy quá phải không Bà Hai Địa Ốc".

Bà Hai Địa Ốc chê nước Mỹ nhưng lại muốn ở lại nước Mỹ. Chuyến đi lên San Jose kỳ này với mục đích làm hôn nhân giả với một kỹ sư người Mỹ ở San Jose, và ước mơ của bà là "hạ cánh an toàn" sau khi tiền vô đầy túi.

Nhìn những cánh đồng strawberry, pumkin ở thành phố Lamont trên con đường từ Bakersfield đến San Jose, tôi chợt nhớ đến những chuyến xe đò từ miền Trung vào Sài Gòn hoặc là từ Sài Gòn xuống miền Tây. đã 41 năm rồi sau ngày 30/4 nhưng lúc nào xe cộ cũng chen lấn, tai nạn thì xảy ra thường xuyên. Việt Nam, đất nước mà nhân nghĩa đạo lý con người chưa bao giờ được nói đến, mà người dân chỉ toàn là nói đến những chuyện "cung đình" và "Hùng Dũng Sang Trọng" bây giờ như thế nào (Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng). Khi người dân lúc nào cũng lo sợ sự bành trướng từ Trung Quốc, thì làm sao an tâm làm ăn được.
...

Đối với hai vợ chồng người Singapore đây cũng là chuyến đi "Xe Đò Hoàng" đầu tiên, cả hai đều không có ý kiến gì, nhưng lúc nào cũng trầm trồ khen rằng hệ thống "Xe Đò Hoàng" tốt, giống như đi máy bay, có chỗ gác chân, có chỗ để hành lý, dù không có hiện đại xài script card giống như hệ thống xe điện ngầm bốn tầng thường gọi là MRT (Mass Rapid Transit) ở Singapore. Tuy không cùng chung ngôn ngữ, nhưng hai ông bà rất vui vì thái độ thân thiện của tất cả hành khách người Việt trên xe. Mặc dù không sang trọng như hệ thống MRT ở Singapore, nhưng tinh thần phục vụ chu đáo là niềm vui trọn vẹn của ông bà trong xuốt chuyến đi.

Không giống như hai vợ chồng người Singapore, ông bà người Pháp thì lúc nào cũng ôm hành lý vào người mình, ảo tưởng về tệ nạn cướp giật giống như ở Paris. Còn anh thanh niên họa sĩ người Nigerian thì kể rằng lúc du lịch ở Việt Nam vào thành phố Huế, Iphone và cái bóp của anh ta đã không cánh mà bay, mặc dù anh cũng rất thích cảnh đẹp thơ mộng của thành phố này. Trong đầu tôi liền "xuất khẩu thành thơ" hai câu thơ về Huế: "Huế mộng, Huế mơ, Huế lơ mơ mất cái bóp". Ôi! một nỗi buồn cho cả một chế độ.

…Cuối cùng tôi cũng không quen nhắc đến "Anh Năm đẹp trai" với đôi nạng gỗ, anh đang mải mê đọc cuốn sách "Principle of General Surgery" bởi tác giả Schwartz tạm dịch là "Nguyên lý của giải phẫu tổng quát". Anh là một bác sĩ tốt nghiệp trước năm 1975. Lúc đó Sài Gòn chỉ có một trường đại học y, sau này đổi tên là Đại Học Y Dược, vẫn là con đường cũ Hồng Bàng. Sau 1975, gần 700 trường đại học các ngành lớn nhỏ ra đời trên toàn đất nước (đại học công lập, đại học bán công, đại học quốc gia, đại học viện, đại học thành phố). Anh Năm gọi tất cả "đại học" điều là "học đại", và gia đình nào cũng muốn cho con cái đi du học ở nước ngoài.

Như Bác Sĩ Huỳnh Phước Sang (nickname Anh Tư Sang) một bác sĩ trong nước trên facebook thường nói về tình trạng giáo dục và y tế ở Việt nam "thời buổi này làm gì có lương y từ mẫu như Hải Thượng Lãn Ông nói, lương lậu phong bì thì có", "lương" thì ít nhưng "lậu" thì nhiều. "Từ mẫu" à!! Bác sĩ làm cho bệnh nhân "từ trần" và đem vứt xác ở Sông Hồng thì có, giống như bác sĩ thẩm mỹ Nguyễn Mạnh Tường ở Hà Nội.
...

"Xe Đò Hoàng" rẻ phải đường King Road để tấp vào thành phố San Jose, laptop của tôi viết cho bài này từ từ khép lại. Cuộc chiến 41 năm trước đã kết thúc, chúng ta là những người trước cuộc chiến, và sau cuộc chiến, hiện tại chúng ta đang sống ở đất nước Hoa Kỳ

Bốn mươi người hành khách trên xe điều có những quá khứ khác nhau, xuất thân từ những mãnh đời khác nhau với những ngôn ngữ khác nhau (tiếng Tàu, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nigeria) và những nghề nghiệp khác nhau (Cậu Út Du Học-kỹ sư, Chị Tư Cần Thơ-đầu bếp, Bà Hai Địa ốc-thương gia, hai vợ chồng người Singapore-giáo viên dạy học, anh thanh niên người Nigeria-họa sĩ, hai vợ chồng người Pháp-sản xuất rượu vang, tôi và Anh Năm đẹp trai-bác sĩ), mặc dù có nhiều điểm khác nhau, nhưng ai trong mỗi chúng ta điều mong muốn được hạnh phúc.

Ai trong mỗi chúng ta đều có những giấc mơ, ai cũng ao ước sống trong một xã hội công bình, nhân ái. Giấc mơ nào cũng cần có thời gian để đạt đến, cho dù không hoàn hảo, nhưng mọi việc trên đời rồi sẽ đến như chúng ta mong đợi mặc dù nó không đến cùng một lúc, do đó chúng ta nên kiên nhẫn.

Thế hệ này tiếp nối thế hệ khác. Rồi đây sẽ có những 40 hành khách khác với những mảnh đời khác nhau cũng trên những chuyến "Xe Đò Hoàng" mỗi ngày, 365 ngày một năm. Và mỗi ngày luôn có những câu chuyện để "Viết về nước Mỹ" như hàng ngày vẫn thấy trên Việt Báo hơn 15 năm qua.

Wayne Nguyen

December 2023

Xem thêm...

NGHỆ THUẬT NẤU BẾP VÀ NGƯỜI VIỆT ĂN UỐNG THẾ NÀO

NGHỆ THUẬT NẤU BẾP VÀ NGƯỜI VIỆT ĂN UỐNG THẾ NÀO
GS. Trần Văn Khê 
 
 
 
Người Á Đông vốn ăn uống điều độ và hài hoà hơn người phương Tây. Nhưng khi nói đến Việt Nam thì thế giới luôn ngưỡng mộ bởi sự kết hợp rất cân bằng và tinh tế. Nhật Bản và Trung Quốc cũng có những nét hay riêng trong ẩm thực nhưng làm sao bằng Việt Nam mình được đúng không Bài viết dưới đây là của GS Trần Văn Khê sẽ phân tích rõ những cái hay, những nét khác biệt của ẩm thực Việt so với Tàu. 
Hi vọng rằng “người Việt thì hãy ưu tiên xài hàng Việt”, đừng ham Fast food làm chi nha.
 
 
Cách đây hơn 30 năm, tại Paris, người bạn của tôi mở một hiệu ăn Việt Nam, nhưng có cả bếp Trung Quốc và bếp Việt Nam để phục vụ cho khách “cơm Tàu và cơm ta”. Hôm lễ khai trương, có mời đại diện báo chí, phát thanh, truyền hình Pháp đến dự cuộc họp báo. Có nhiều PV đặt câu hỏi : “Hiệu ăn này có thức ăn Trung Quốc và Việt Nam. Cách nấu ăn và thức ăn có chi khác nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam hay chăng?”. Anh bạn tôi mời hai đầu bếp Trung Quốc và Việt Nam ra hỏi thì hai người đều nói : “Khác lắm chớ! Cứ vào bếp coi chúng tôi nấu thì biết!”. Mà ký giả quá đông, không vào bếp được. Anh bạn tôi nói nhỏ với tôi : “Anh trả lời giùm tôi với mấy ông nhà báo câu hỏi của họ để còn khai tiệc lớn sau tiệc khai vị”.
 
Tôi họp các phóng viên lại và nói :
“Các bạn muốn biết giữa Trung Quốc và Việt Nam có gì khác nhau trong nghệ thuật nấu ăn. Tôi xin đơn cử ra 3 điểm :
 
1/ Người Trung Quốc thường dùng bột mì - Người Việt Nam thường dùng bột gạo.
 
 
Do đó, khi người Trung Quốc nấu mì thì người Việt Nam nấu phở và hủ tíu. Người Trung Quốc ăn bánh bao thì người Việt ăn bánh đùm, bánh xếp, bánh bèo, bánh cuốn. Loại chả giò của người Trung Quốc làm bằng bánh tráng bột mì cuốn thịt, giá chiên dòn; chả giò của người Việt cuốn bằng bánh tráng bột gạo.
 
2/ Nước chấm của người Trung Quốc là nước xì dầu làm bằng đậu nành. Nước chấm của người Việt là nước mắm làm bằng cá.
 
 
3/ Khi trộn các gia vị, người Trung Quốc thường ưa trộn “chua – ngọt”, người Việt trộn “mặn – ngọt”.
 
 
Còn nhiều điểm khác nữa, nhưng tôi nghĩ 3 điểm đó tạm đủ để các bạn thấy qua cái khác nhau trong nghệ thuật ẩm thực giữa người Trung Quốc và người Việt”.
Các nhà báo đều thích thú và đăng lên các báo câu trả lời của tôi.
 
Mấy ngày sau, một phóng viên trở lại hiệu ăn tìm tôi và nói : “Ông Tổng biên tập của tôi bảo tôi tìm ông hỏi thêm vài câu, vì hôm trước, ông có nói còn những điểm khác nhau mà ông mới chỉ đưa ra 3 điểm. Vậy ông có thể cho chúng tôi biết còn điểm nào khác nhau nữa chăng?”.
“Hôm nay, tôi có thể nói thêm về 3 điểm khác. Trong cách nấu ăn thì có 3 món chính, ngoài các thứ gia vị. Đó là thịt, cá và rau.
 
1/ Thịt thì người Trung Quốc và Việt Nam đều có thịt quay, thịt nướng, thịt kho, thịt hầm, thịt chà bông, thịt dồn lạp xưởng…. Nhưng người Việt Nam còn dùng thịt sống, ướp muối, tỏi, thính, gói bằng lá vông để làm nem chua mà người Trung Quốc không có.
 
2/ Cá thì người Trung Quốc và người Việt Nam đều có các loại : cá chiên, cá hấp, cá kho, cá chưng, cá nấu canh, cá nướng trui, cá phơi khô v.v… nhưng cá làm mắm như người Việt Nam thì người Trung Quốc không có.
 
 
Mắm là một thức ăn đặc biệt của vùng Đông Nam Á. Người Thái, người Khmer, người Phi Luật Tân đều có mắm. Nhưng mắm làm với đủ loại cá như cá lóc, cá sặc, cá cơm và các loại tép, tôm thì Việt Nam mới có. Các loại mắm : mắm Thái, mắm ruốc, mắm nêm, mắm hếch v.v… Người Việt có thể được coi là có nhiều sáng tạo trong cách chế biến các thứ cá thành mắm. Khi ra nước ngoài cũng có cách chế biến với các loại cá khác. Vợ một người bạn của tôi đã có cách “bỏ mắm” bằng cá mulet bên Pháp, ăn giống như mắm cá lóc Việt Nam.
 
3/ Rau thì người Trung Quốc và Việt Nam đều ăn rau luộc, rau xào, rau làm dưa. Người Việt thích ăn rau sống.
 
 
Có rất nhiều loại rau sống, rau răm, húng cây, húng lủi, rau dấp cá, tía tô, các loại ngò, hành lá, rau om v.v… Các thứ rau đó cũng là những vị thuốc.
Đó là 3 điểm khác nhau giữa cách dùng thịt, cá, rau để làm bếp giữa người Trung Quốc và người Việt Nam.
Ngoài ra, người Trung Quốc khi nấu dùng lửa lớn, người Việt Nam thường nấu lửa riu riu.
 
 
 
* Người Việt Nam có cách ăn chi đặc biệt không?
 
Người Việt có 3 cách ăn :
 
– Ăn toàn diện :Tức là ăn bằng ngũ quan. Trước hết, ăn bằng con mắt : thức ăn được trình bày cho đẹp mắt, có nhiều màu sắc, hình thức hấp dẫn. Rồi đến ăn bằng mũi : có mùi thơm bốc lên từ thức ăn, từ nước chấm là nước mắm, từ những loại rau thơm, rau mùi hoặc nước cà cuống. Sau đó, răng chạm vào thức ăn mềm như bún, dai như thịt luộc, giòn như giá, như sứa, như cải. Có khi nhai những món giòn như đậu phộng, tai nghe tiếng lốc cốc. Không nghe từ bên trong như khi nhai đậu phộng hay bánh phồng tôm, mà còn nghe được âm thanh từ việc bẻ bánh tráng nướng “rôm rốp”. Sau khi thấy, ngửi, nhai, nghe, mới bắt đầu nếm và thưởng thức bằng lưỡi mùi vị của món ăn, như thế là ăn toàn diện.
 
– Ăn khoa học :Theo sự nghiên cứu của nhiều vị trong Đông y và đặc biệt của các chuyên gia Nhật Bản, có thể nói một cách tổng quát, món ăn mặn thuộc về dương, món ăn ngọt và chua thuộc về âm. Vì vậy, khi pha nước mắm (mặn = dương) thì có giấm (chua = âm) và đường (ngọt = âm). Như vậy là âm – dương cân bằng. Khi kho thịt kho cá có nước mắm, lại có thêm chút đường. Khi ăn món chi ngọt thì pha chút muối (dưa hấu ngọt thì thoa chút muối, xoài tượng chua thì chấm nước mắm v.v… ).
Ngoài âm – dương còn hàn nhiệt. Cá trê, cua đinh hay thịt vịt luộc thuộc về hàn nên ăn với nước chấm có pha gừng (nhiệt). Ăn mà nghĩ đến việc tìm quân bình giữa âm và dương, hàn và nhiệt là ăn khoa học.
 
– Ăn dân chủ :Các thức ăn dọn cả thảy lên bàn, thích món nào ăn món nấy, ăn ít – nhiều tùy khẩu vị và sức ăn của mình, không bị ép ăn những món mình không thích. Như vậy là ăn dân chủ. Đó là 3 nét chính. Ngoài ra còn có cách ăn bì cuốn, nem cuốn, ngày xưa chấm chung một chén nước mắm.
 
Cách ăn lễ phép, ăn coi nồi, ngồi coi hướng. Không ăn nhiều khi nồi cơm chủ nhà đã lưng”.
 
 
 
 
* Còn nghệ thuật nấu bếp của Việt Nam có theo nguyên tắc nào không?
 
Không có nguyên tắc nêu rõ. Thầy dạy nấu bếp chỉ dạy cho học trò nấu cho ngon, trình bày cho khéo. Nhưng xét kỹ thì có 3 nguyên tắc chính :
 
– Thứ nhất, người ăn thích “ăn toàn diện” thì nghệ thuật nấu bếp là làm vừa lòng người ăn. Vì vậy cũng phải nấu ăn cho vừa năm giác quan. Món ăn được trình bày cho đẹp mắt, tô canh, dĩa cá, dĩa rau đều có nhiều sắc màu cho vui mắt, cơm trắng, hột gà vàng, rau xanh, ớt đỏ, tiêu đen, kho thịt, kho cá, nước thịt, nước cá có màu chuỗi hổ. Nước canh phải trong chớ không đục. Món ăn phải có mùi thơm của thức ăn được xào nấu chớ không phải mùi tự nhiên. Vì vậy, kho thịt bò, thịt heo, kho cá cần hớt bọt cẩn thận cho nước trong mà không có mùi bò, mùi heo, mùi cá. Canh chua phải có mùi rau om, thịt bò kho hay nước phở có mùi hồi, bún thang có mùi cà cuống v.v…
 
 
 
Món ăn đặc biệt thường có trộn những món mềm, món dai, món giòn.
 
Nhiều món phải ăn với bánh phồng tôm, bánh tráng nướng, rắc đậu phộng rang, để chẳng những nhai thấy giòn, mà lỗ tai còn nghe tiếng rôm rốp, thích thú cho thính giác. Và lẽ tất nhiên, vị món ăn phải được nêm nếm cho vừa ăn, không quá mặn, quá ngọt, quá chua. Dầu cho là nấu canh chua, chớ chất chua phải vừa với vị mặn, vị ngọt, quá chua là mất ngon.
 
 
– Nguyên tắc thứ nhì là nấu ăn không đơn vị, mà là đa vị. Không có món ăn nào đơn thuần một vị. Chất mặn pha với chất ngọt, chất chua, pha trộn nhuần nhuyễn. Những món cuốn bánh tráng như nem nướng, cá nướng, thịt bò, ngoài giá giòn, rau xà lách, rau thơm còn có ớt cay, chuối chát, khế chua, chấm nước mắm pha giấm, đường, tỏi, ớt hay mắm nêm cũng pha chút đường hay tương ngọt trộn với nếp xay hay hột điều xay. Như vậy, một cuốn nem nướng, cá nướng hay thịt nướng đem đến cho người ăn 5, 6 vị khác nhau, mà tất cả đều hài hòa, không vị nào lấn vị nào.
 
 
– Nguyên tắc thứ ba là nấu ăn theo luật âm – dương cân bằng, hàn – nhiệt điều hòa. Không bao giờ để cho dương thiếu âm, âm thiếu dương. Khi mặn thì thêm ngọt, thêm chua cho vừa miệng, mà cũng tạo nên một sự quân bình giữa âm – dương, mà quân bình giữa âm – dương thường gặp trong Đông y, trong châm cứu, trong khí công, trong âm nhạc…
 
* Thưa giáo sư, ông có học trường nấu bếp nào chăng? Và học ở đâu?
 
– Ở Việt Nam có nhiều nơi dạy nấu bếp nhưng không có dạy theo những nguyên tắc nói trên. Tôi cũng không phải là một người đầu bếp chuyên nghiệp.
Tôi chỉ là một nhạc sĩ truyền thống, một nhà nghiên cứu dân tộc nhạc học. Nhưng vì “méo mó nghề nghiệp”, nhìn mỗi vật, mỗi sự kiện thường hay phân tích, đối chiếu, tổng hợp rút ra những nguyên tắc, nguyên lý hay định luật sau khi nhận xét và suy tư. Nhưng tôi đã trình bày cách nhận xét ấy cho những người chuyên về nghệ thuật nấu bếp thì được các vị ấy cho là đúng.
 
 
 
Câu chuyện giữa nhà báo bên phương Tây với tôi như thế. Bạn đọc quen biết tôi có lẽ ngạc nhiên khi thấy tôi không nói về chuyện nghiên cứu hay diễn tấu nhạc, mà lại nói về chuyện ăn. Thưa các bạn, người Trung Quốc thường nói : “Dĩ thực vi thiên” (có người nói Dĩ thực vi tiên), coi chuyện ăn uống cao qúy như trời. Chúng ta có câu : “Có thực mới vực được đạo”, mà người Pháp cũng có câu : “Ventre affamé n’a pas d’oreilles”, ý nói : Bụng đói thì lỗ tai không còn biết nghe nữa.
Thế là việc ăn uống trở nên quan trọng.
 
Đứa trẻ mới lớn lên phải học “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, rồi đến “Ăn phải coi nồi, ngồi phải coi hướng”. Người Việt Nam thường thường để chữ “ăn” trước nhiều động từ khác như ăn mặc, ăn nói, ăn nhậu, ăn chơi, ăn thua, ăn quà, ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp, ăn mày, ăn xin, ăn gian, ăn hại, ăn chịu, ăn vạ… Dạy chuyện đời cũng có nghĩ đến việc ăn uống như :
– Liệu cơm gắp mắm/ Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
– Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
– Uống nước nhớ người đào giếng
– Ăn chưa no, lo chưa tới
– No mất ngon, giận mất khôn
– Ăn thua đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau…
 
Trong lĩnh vực âm nhạc cũng thường cho cảm giác “nghe” thành cảm giác nếm như khen tiếng đờn của một danh cầm rất “ngọt”, chê giọng ca của một ca sĩ rất “chua”, rất “chát”. Cảm giác “thấy” cũng như cảm giác về việc đối xử cũng thành cảm giác “nếm” như nước da của một cô gái rất “mặn mòi”, cách đối xử tiếp khách của một người quá “lạt lẽo”, và mấy ai tránh khỏi cái “cay đắng” mùi đời.
Nước Việt Nam từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau có nhiều thức ăn, có nhiều cách nấu, mỗi vùng Bắc – Trung – Nam đều có những món ăn đặc biệt. Ngày trước, tôi vẫn nhớ có chả cá Lã Vọng, những loại nước chấm miền Trung, nem chua Thủ Đức và ngày nay, đất nước thống nhất, việc đi lại dễ dàng, người Việt gặp nhiều dân tộc khác nhau, nhưng cách ăn uống, nấu nướng vẫn còn giữ sắc thái dân tộc và nhiều du khách đến Việt Nam trong thời gian ngắn cũng như những người nước ngoài có dịp gần người Việt, sống tại nước Việt lâu năm cũng nhìn nhận rằng người Việt Nam có cách nấu ăn độc đáo, dễ làm vừa khẩu vị những người khó tính trong việc ăn uống.
 
GS. Trần Văn Khê 
Xem thêm...
Theo dõi RSS này