Văn học nghệ thuật

Văn học nghệ thuật (1255)

Find out the latest local and worldwide news.

Children categories

Thơ

Thơ (23)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Xem bài viết...
Âm nhạc

Âm nhạc (118)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Xem bài viết...
Truyện

Truyện (249)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Xem bài viết...

Một chút hoài niệm tuổi trẻ thời VNCH

Một chút hoài niệm tuổi trẻ thời VNCH

image
 
Bộ mặt Sài gòn, lúc 1955, người ta còn thấy những thầy Cảnh Sát được gọi là Mã Tà, đứng huýt còi ở các ngã tư đường. Vậy mà chẳng bao lâu chữ gọi mã tà đó đã biến mất.

Và sau này, sẽ còn nhiều cái biến mất như thế.
 
image
Nhiều cái biến mất như thế để Sài Gòn như hôm nay.

Người ta vẫn còn thấy những xe thổ mộ đủng đỉnh, kêu lóc tóc vui tai với các lục lạc của xe ngựa kéo trên các con đường từ chợ Bến Thành xuống tận Ngã Tư Bảy Hiền, hay từ Bến thành đi chợ Bà Chiểu. Nó vẫn như ngang nhiên thách đố với các tuyến đường xe buýt nay đã chật ních người. Nó vẫn có những khách hàng quen thuộc là những người thuộc giới bình dân, giới buôn thúng bán mẹt.
 
image
 
image
Nó chỉ dần dần biến mất lúc nào không ai hay khi mà những chiếc xe Lambretta ba bánh nhập cảng từ Ý đã được chế biến lại cùng chạy trên những tuyến đường đó. Xe Lam nhanh hơn, chở tới 12 người, 10 người ngồi ở đằng sau, khi cần, có thể ghé thêm hai người ngồi bên cạnh tài xế. Vậy tất cả là 13 người chứ không 12. Xe lại có nhiều chuyến hơn, cứ đầy là chạy và ngồi thoải mái hơn.
 
image
Đặc biệt bên hai thành xe có ghi hai câu: Hữu sản hóa, đợt tự chủ. Nếu tôi nhớ không lầm chính sách hữu sản hóa này là ở dưới thời ông Kỳ làm Thủ tướng. Nhưng xe xích lô ba bánh, xích lô đạp, đặc sản miền Nam vẫn tồn tại trong suốt 20 năm miền Nam còn lại.

Người trung thành nhất với xích lô đạp, phải chăng là thi sĩ Vũ Hoàng Chương? Có thể ông nghèo vì hút thuốc phiện, nhưng mỗi lần đi dạy ở trường Chu Văn An ông luôn luôn đến trường bằng xe xích lô đạp. Quần áo luôn luôn là ủi thẳng nếp, thắt cravate, tay áo manchette bằng vàng, đầu chải bóng.

image
Người chạy xích lô đạp thường tranh nhau mời ông không phải vì ông là thi sĩ, mà vì người ông nhẹ như bấc, không chắc ông có cân nặng bằng nửa số ký của người khác không?

Tác giả Lửa Từ Bi hồi 75 đã đi tù Cộng Sản.

Ông nhẹ như bấc, không biết người Cộng sản sợ ông nỗi gì, sợ một người nhẹ như bấc mà đầy đọa ông trong tù. Hỡi những kẻ ngồi lom khom viết bài bênh “Cụ Hồ” nghĩ gì về việc đầy đọa trong tù một thi sĩ trói gà không chặt? Lúc họ thả thì vài ngày sau, ông giã từ cõi thế. Chắc ông cũng chả muốn sống làm gì?

Và có ai ngờ rằng, xích lô đạp vẫn có chỗ của nó sau hơn nửa thế kỷ sinh tồn.

 
image
Sau ngày mất Miền Nam, rất nhiều nhà văn, nhà báo, chuyên viên, giáo sư đổi ra đạp xích lô.

Đó cũng là một góc cạnh về thế hệ thanh niên miền Nam đọa đầy dưới gót của đôi dép râu?

Và tự nhiên nay nó trở thành biểu tượng nếp sống văn hóa của một thời. Hà Nội nay nhan nhản xích lô đạp dành cho khách du lịch chạy vòng vòng quanh khu phố cổ Hà Nội.
 
image
Người ngoại quốc danh tiếng nào đến Việt Nam thì cũng có dịp ngồi trên đó cả. Mới đây vợ chồng Brad Pitt và Angelina Jolie cũng có dịp ngồi xe xích lô cho biết mùi vị Việt Nam.

Nhưng cái đổi thay rõ nét nhất là cái áo dài con gái thay thế cho chiếc áo bà ba, chiếc quần hai ống rộng. Chẳng bao lâu sau, chẳng biết từ lúc nào toàn miền Nam mà đặc biệt các nữ sinh Trung Học, từ Sài gòn ra Trung, từ Sài gòn xuống Lục tỉnh. Chỉ áo dài là áo dài. Áo dài Trưng Vương, áo dài Gia Long, áo dài Nguyễn Bá Tòng, áo dài Nữ trung học Lê văn Duyệt, áo dài Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho, áo dài Tống Phước Hiệp, Vĩnh Long, áo dài Nữ Trung Học Nha Trang và nhất là áo dài Đồng Khánh Huế.

Và nó cũng mở đầu cho thiên tình khúc tuyệt vời Ngày xưa ... Hoàng Thị của Pham Thiên Thư:
 
image
 
Em tan trường v
Đ
ường mưa nho nh..
Anh đi theo hoài
Gót giày th
m lng
Đ
ường chiu úa nng
M
ưa nh bâng khuâng
Em tan tr
ường v
Cu
i đường mây đ
B
ước em thênh thang
Ôm nghiêng c
p sách
Vai nh
 tóc dài
Áo em ngày n

Phai nh
t mây mu
Chân tìm theo nhau
Còn là vang v
ng …
 
Nó biểu tượng cho cái gì tinh khiết, trinh nữ, tinh tuyền và mời gọi. Nó che dấu bằng hai vạt áo dài mà như thể mở, biện chứng kín mà hở. Nó mời mọc mà kín đáo chối từ, nó bày tỏ phái tính, sexy đến ứ cổ họng với nét nổi lên của chiếc quần lót hằn lên tuổi dậy thì. Không có y phục phụ nữ nào trên thế giới lại sexy đến như thế. Ngay cả sau này với mini-jupe cũng không sánh bì.

Nó không cần đến những Cardin, Courrèges, St. Laurent, Paco Robanne. Cùng lắm, nó chỉ thua Le Panty, Monokini, quần lót Le petit bâteau của thập niên 1970 Nhưng những thứ này phải “ăn gian” từng centimét mới có được như thế.
 
image
Áo dài không ăn gian. Cạnh đó là hàng nút bấm mong manh như lối ngõ vào bên trong nằm hở ra cạnh sườn. Nó không những chỉ là một nét đẹp con gái mà nó trở thành biểu tượng cho một nếp sống văn hóa Việt Nam.

Sau này, không biết bao nhiêu những tranh ảnh, bìa báo Xuân, báo Tết chụp hình các thiếu nữ trẻ miền Nam trong chiếc áo dài truyền thống đó.

Và người ta có thể hãnh diện về điều này mà không có gì phải hổ thẹn khi nói đến.

Tuổi thanh xuân thiếu nữ đi liền với nét đẹp con gái ấy.

Nó phản ánh thế hệ thanh thiếu nữ thời ấy mà hễ bất cứ ai không còn là con gái, xồ xề một chút, vùng đùi, vùng mông nở nang một chút là mặc áo dài thường khó coi.
 
image
Sự đòi hỏi của tôi có khắt khe quá chăng? Nhưng chính sự đòi hỏi khắc nghiệt ấy làm tăng giá trị chiếc áo dài miền Nam tuổi trẻ. Nhiều phụ nữ các bà mặc trong các dịp lề hội. Thấy làm sao.

Rất tiếc sau 75, ra ngoài đường, Sài gòn vắng bóng chiếc áo dài. Cũng là vắng bóng tuổi trẻ miền Nam? Hay tuổi trẻ miền Nam không còn nữa? Người ta không còn phân biệt ai là con gái, ai là đàn bà được nữa đến như thể ai cũng là đàn bà, đến như thể ai cũng mất cả rồi.

Khi không còn những áo dài đó, Sài gòn buồn thiu. Như cây rừng không còn lá.

image
Tuổi trẻ miền Nam thời ấy biểu tượng vẫn là hình ảnh cô thiếu nữ mặc áo dài trắng quần trắng. Đừng thứ mầu khác, đừng xanh đỏ lò loẹt. Vén tà áo dài sang bên, hở một bên, kín một bên, cho thấy đùi trinh nữ, cho thấy tuổi dạy thì, hai đùi nhẹ khép lại khi bước đi hay khi ngồi trên chiếc xe vê lô sô lếch thời thượng.

Bây giờ, tôi không thấy những bước đi kiêu sa thiếu nữ như thế nữa. Đó là hình ảnh cô gái, mình ong thon thon ngồi trên chiếc xe Solex trông giống như một con bò ngựa biết bay. Phất phới, tung gió, nhẹ lướt, mái tóc hất lại đẵng sau, đầu buộc bím mầu xanh tím, để lại đằng sau những cái nhìn dõi suôi bắt không kịp. Và những đôi mắt thèm thuồng.

Ingarary gọi đó là một chuỗi diễn hành phái tính (Mascarade de la fénimité )

Xin mượn lời thơ của Nguyên Sa:

 
image
 
Giấc mơ em mặc jupe hồng ... thôi rồi Sài Gòn ơi!
 

Có ph
i em mang trên áo bay
Hai phn gió thi, mt phn mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay?
 
Em cười tà áo bay trên
Đám mây ở dưới nỗi phiền muộn xa
Anh ngồi chỗ hẹn hôm qua
Đám mây ngồi cạnh bài thơ nhẹ nhàng,
Giấc mơ mặc áo lụa vàng
Nơi anh nằm ngủ có hàng Thùy dương
(Nhẹ nhàng) (8)

 
image
Trong khi đó thì những cậu con trai cỡi xe Vespa, đời ED, đôi kính mầu đen, chiếc áo Montagu, mầu xanh đậm rồ ga hay lượn uốn éo. Nếu Solex là con gái, thì Vespa là con trai. Nếu Solex là con bò ngựa thì Vespa là con bọ hung. Solex là nữ tính, Vespa là nam tính (9).

Nếu con gái ăn quà thì con trai Bát phố. Bát phố phải chăng là nói nhại từ tiếng Pháp battre le pavé? Thôi thì là gì cũng được. Và xin mượn lại chữ nghĩa của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng:
 
... T xa ph ch đến gi
Chân thôi b l gõ b l quen (10)

Bát phố là một thứ giải trí chiều thứ bảy của con trai Sài gòn. Mà điều căn bản là có mặt. Làm gì, bận bịu gì cũng bỏ đi Bonard bát phố. Sinh viên, học sinh các lớp tú tài, lính tráng đi hành quân ở xa về, công chức các bộ, các nha đều đi dạo phố, ngắm người hay *rửa mắt. Mà phần lớn bọn họ là độc thân, chưa có vợ con. Nếu sang một tý thì vào Givral ngồi, tàm tạm thì một ly nược mía Viễn Đông cũng xong.
 
image
Đi dạo phố trở thành một thói quen, một nếp sống của con trai Sài gòn. Ngoài Sài gòn, tôi chỉ thấy ở Huế có sinh hoạt bát phố tương tự. Nhưng ở Huế, số con gái đi dạo phổ kể là đông và đi từng nhóm hai ba cô. Họ sợ bị bắt nạt chăng? Cô nào cũng có chiếc nón không phải để che nắng, che mưa mà để che cái nhìn trộm của con trai. Gái Huế đi dạo trên đường Trần Hưng Đạo mới thật là một diễn hành phái tính. 10 lần ra Huế thì y như rằng ra đi là để lại một cái gì?

Con gái biểu tượng nhất, cái Look theo nghĩa bây giờ là hình ảnh cái thân hình dong, lưng thẳng, găng tay trắng, cặp kính mầu, áo dài trắng, phải áo dài trắng mới được, mới con gái, mới trinh nữ, mới thanh khiết. Vạt áo dài phía sau vắt ngang sang bên kia để hở một bên phần đùi trông cộn hẳn lên trên chiếc Vê lô solex mầu đen. Đi xe vê lô solex chứng tỏ con nhà khá một tý, sang trọng và đài các. Cái dáng ngồi solex trông rất con gái, rất phái tính.

image
Người phụ nữ sinh ra là để như vậy. Les femmes seraient faites ainsi.
Quyến rũ bằng chính thân xác mình.

Nhờ áo dài đó mà phụ nữ, cô nữ sinh trở thành phụ nữ hơn. La robe lui permettait de devenir plus féminine. Phải nói là thời thượng và ấn tượng lắm. Cộng thêm cái thói ăn quà vặt. Ăn qùa vặt là rất con gái, rất trẻ, rất bắt mắt. Khi cô nữ sinh ăn quà thì tưởng là ăn quà thật. Nhưng đôi khi cũng chỉ là cái cớ sự cho sự trình diễn, sự được nhìn. Nó như chờ đợi một điều gì đó. Điều mà Thị Nở đã chờ đợi từ tuổi 15, 16 thời con gái, nay đà 30 và bao nhiêu thế hệ con gái cũng đã chờ đợi như thế. Như cơn mưa mùa hạ. Như chồi non hé nụ. Như em chờ anh lúc này. Chí Phèo chỉ đến hoàn tất công việc chờ đợi ấy.
Cuộc đời đôi khi đơn giản là như thế.

Ngoài hai thứ đó ra, con gái cũng đi dạo phố. Con trai đi dạo phố là để ngắm. Con gái đi dạo phố xuất hiện như một trình diễn, ăn diện, mốt, kiểu để được nhìn, để được thừa nhận, để nhận phần lớn là những lời tán tỉnh, khen tặng.

image
Vespa Sài Gòn (thập niên 1960)

Đó là cả một cái guồng máy của sự xuất hiện. L’engrenage du paraitre .
Và cuối cùng, thú vui giải trí chung cho cả con trai lẫn con gái vẫn là ciné và tiệm sách. Ciné là nơi hẹn hò để trai gái gặp nhau cuối tuần để trò chuyện, để tỏ tình, để lén lút hôn nhau. Những nụ hôn mật ngọt ấy. Quên sao được. Những mối tình của giới trẻ thời đó đến đó và dừng lại ở đó. Sau đó để lại một chút gì. Để kỷ niệm, để nhớ, để mãi mãi là như thế.

Nay gặp nhau cuối đời, lòng như chợt tỉnh, như chấu ủ bếp lửa bừng lên từ đám tro tàn. Gặp nhau muộn phiền, thương hoài ngàn năm.

Viết đến đây lại chợt nghĩ đến Nguyên Sa. Ông đã nói hộ cho tuổi trẻ Sài gòn:
 
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu mầu áo ấy vô cùng
 
image
Tuổi trẻ miền Nam là như thế. Lành mạnh mà không thiếu lãng mạn, tình tứ. Dắt tay nhau mà đi. Làm thơ tình. Gởi gắm nhắn nhe.
 
Chân díu bước mà mắt nhìn vương vướng
Nàng đến gần tôi chỉ dám quay đi
Cả những giờ bên lớp học trường thi
Tà áo khuất thì thầm chưa phải lúc

(Tuổi mười ba)
 
Trích Le Dragon d'Annam của vua Bảo Đại, trang 333.
(2) Trích trong Nhìn lại 60 năm tranh đấu cho Việt Nam, hồ sơ đệ tứ tập 3, trang 318, Nhóm đệ tứ tại Pháp.
(3) Đọc thêm 1945/1995 , Lê Xuân Khoa, trang 266-276
(4) Trích lại trong Thập Giá và lưỡi gươm, Trần Tam Tỉnh, trang 111. LM Trần Tam Tỉnh là giáo sư đại học Laval, tỉnh Québec. Cuốn sách vừa kể trên thật ra chỉ là cuốn sách dịch từ cuốn Dieu et César, Paris, thánng 10/1978. Và bằng một cách không lương thiện, Vương Đình Bích, một linh mục quốc doanh dịch chẹo ra Thập giá và lưỡi gươm. Đổi nhan đề như thế với đầy ác ý. Tôi đà có 4,5 lần có dịp găp Lm Trần Tam Tỉnh từ chiều đến đêm, chỉ có hai người. Lm đã không bao giờ nhắc đến bản dịch này. Phần tôi cũng không tiện hỏi. Cuốn sách do sự chỉ đạo biên tập của Trương Văn Khuê. Thêm mối nghi ngờ cắt xén, thêm bớt, ngụy tạo. Đã hẳn cần dè dặt lắm đối với bản dịch này. Cả một cuốn sách như thế, nhưng tôi không hề thấy một tham khảo, trích dẫn tài liệu từ bất cứ sách vở nào, trừ sự trích dẫn từ mấy tờ báo.
(5) Trong cuốn Những gì còn nhớ do tập san Y sĩ phát hành, 2001
(6) Xem Việt Nam niên biểu 1939/1975, Chính Đạo 401
(7) Trích Trần Mộng Tú Hà Nội Gió hopluu.net/ Phụ trang đặc biệt/ Ký – HanoiGio-tmt.htm
(8) Trích lại trong Trong dòng cảm thức Văn Học miền Nam của Trần Văn Nam, trang 411-412
(9) Dĩ nhiên, sau velo Solex thì cũng có một số xe hiệu khác như xe gắn máy hiệu Goebel, Sach của Đức. Có thể nó hữu dụng, nhưng trong bề ngoài khó coi, dị tướng. Rồi cái PC nhỏ nhắn, xinh sắn, xe đạp Mini cũng một thời cho đến lúc xuất hiện xe Honda 67. Chiếc xe Honda đến thay đổi hẳn diện mạo xe gắn máy ở Sài gòn. Hữu dụng, mát mắt, vụt phóng, không cần phải đạp ga ì à ì ạch.
(10) Trích Bùi Bảo Trúc trong bài Chữ Nghĩa chúng ta

Nhưng may thay, mọi người Việt Nam, nhất là thanh niên, giới trẻ, lúc bấy giờ đều có một giấc mơ là làm thế nào để có một miền Nam phát triển và phú cường để đối địch với miền Bắc.

Và mặc dầu còn có những bất cập đủ thứ, tôi vẫn phải nhìn nhận rằng, những năm tháng còn lại, kể từ ngày ấy, mỗi giây phút năm tháng sống, học hành, lớn lên thành người thời đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam vẫn là những năm tháng ân sủng cho tuổi trẻ của tôi và những bạn bè cùng trang lứa.

Chúng tôi đã lớn lên từ đó, trở thành người hữu dụng cũng từ đó.
 
image
Cafe Givral, Mở cửa từ năm 1950

Như lời Phạm Duy tỏ bày: ”Dưới thời Cộng Hòa thứ nhất, từ khi chế độ nhà Ngô thành lập và tiến dần tới thời thịnh trị rồi mạt vận, miền Nam, nếu chưa được là thiên đường của đông đảo văn nghệ sĩ đi tìm tự do thì cũng là nơi đất lành chim đậu. Một thế hệ văn nghệ sĩ mới đã thành hình và họat động dữ dội bên những vị đàn anh di cư từ miền ngoài. Phòng trà, tiệm bánh, quán nước như Kim Sơn, Mai Hương, La pagode, Givral, Brodard … là nơi không hẹn mà văn nghệ sĩ tới gặp nhau hằng ngày.” (11)

Trong 9 năm cầm quyền thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chỉ có 3 lần có những biến động chính trị. Nhưng chỉ riêng năm 1964, có 13 lần miền Nam rơi vào những biến động có thể làm lung lay nền Cộng Hòa. Nói như thế để thấy rằng sự ổn định chính trị nằm ở thời điểm nào.
 
image
Người nào không nhìn nhận những điều ấy thì chỉ thiệt thòi cho chính họ thôi, bởi vì họ tự mình bôi xóa tuổi trẻ của chính họ. Nhiều người đã bôi xóa như thế để chạy theo vài ảo tưởng chính trị, hoặc nếu ở ngoại quốc thì chạy theo những xu hướng thiên tả vốn chẳng dính dáng gì đến thực tế chiến tranh Việt Nam.

Phần tôi nghĩ rằng, chúng tôi không bước đi những bước đi đơn độc.

image
 
Chúng tôi có bạn đồng hành, đồng trang lứa, có những người lính, người sĩ quan VNCH cùng lớn lên ở đấy, đang xả thân thay cho chúng tôi. Và cho dù cuối cùng để mất miền Nam thì những giá trị tinh thần ấy vẫn còn đó.
 

Luc Nguyen Van

 

 

Xem thêm...

Tên Đường Ở Sài Gòn Và Các Đô Thị Miền Nam - Nguyễn Gia Việt

Tên Đường Ở Sài Gòn Và Các Đô Thị Miền Nam 

Nguyễn Gia Việt

 

 

"...Trả ta sông núi từng trang sử
Dân tộc còn nghe vọng thiết tha
Ngược vết thời gian, cùng nhắn nhủ:
Không đòi, ai trả núi sông ta..."

Vũ Hoàng Chương

Cái mà người dân Miền Nam muốn là trả lại đường Gia Long, Võ Tánh, Hiền Vương, Phan Thanh Giản, Petrus Ký, Đoàn Thị Điểm, Yên Đỗ... ở Sài Gòn chứ không phải "sửa" tên đường kiểu “tôn” hay “tông”.

Một vấn đề cực kỳ dễ hiểu, đơn giản và không cần hội thảo gì dài dòng. Vấn đề không phải là "Lê Thánh Tôn" hay "Lê Thánh Tông". Hà Tôn Quyền hay Hà Tông Quyền? Không phải là Lương Nhữ Học hay Lương Như Hộc.

Mà Lương Nhữ Học, cái chữ Hộc sẽ bị nghĩ là hộc máu. Chắc chắn 100% là dân Miền Nam sẽ nghĩ hộc là hộc máu.
Tại vì Tôn là cách Miền Nam viết, Tông là cách Miền Bắc XHCN viết, còn dấu nặng hay dấu ô chỉ là kỹ thuật. Nhân vật lịch sử đó vẫn là ông đó, bà đó, chẳng ai có thể mạo danh vị đó.

Người MB bất tuân kị húy nhà Nguyễn thì cứ Phúc này Phúc nọ, Tông này Tông kia, Thì này Thì nọ, Nhậm này Nhậm kia. Nhưng dân Miền Nam, dân Sài Gòn kêu Phước và Tôn, Thời và Nhiệm thì làm gì được nhau?
Nghĩ cũng tức cười. Đề nghị đổi Lê Thánh Tôn thành Lê Thánh Tông, Hà Tôn Quyền thành Hà Tông Quyền. Nhưng cũng đề nghị đổi "Nguyễn Duy Dương" thành "Võ Duy Dương". Thành Vũ Duy Dương mới có logic chuẩn Bắc chứ!
Người dân Miền Nam, dân Sài Gòn muốn là:

1/ Đó là phải trả lại tên đường mà sau 1975 đã xóa tên không thương tiếc

- Trả lại tên đường Triệu Đà

Triệu Đà là vị Hoàng Đế lừng lẫy, tiên khởi của nhà Việt Nam. Sau 1975 đường Triệu Đà bị xóa,là khúc Ngô Quyền quận 10 ngày nay.

Nguyễn Trãi khẳng định rõ ràng, sát rạt:

自趙丁李陳之肇造我國
與漢唐宋元而各帝一方
“Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc
Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhứt phương”

- Trả lại tên đường Võ Tánh

Hoài Quốc Công Võ Tánh (1768 - 1801) là một nhân vật lịch sử lừng lẫy Nam Kỳ, là đệ nhứt công thần trung hưng nhà Nguyễn. Có công rất lớn trong việc giữ gìn Miền Nam chống lại sự tàn sát, tàn phá của quân Tây Sơn.

Ông nổi danh từ đất Ba Giồng, đất Thâp Bát Phù Lưu Viên (18 Thôn Vườn Trầu).

Sau cùng đất Giồng Tre Gò Công là đại bản doanh của ông. Ngọn cờ “Khổng Tước Nguyên Võ” một thời tung bay, đạo quân này đã tập kích Tây Sơn nhiều trận khiến họ phải kinh khiếp. Võ Tánh là “Gia Định Tam Hùng".

"Những tưởng ra tay giúp nước nhà
Ai dè binh địa nổi phong ba.
Xót người vị quốc liều thân ngọc,
Khiến thiếp cô phòng ủ mặt hoa.
Gối mộng mơ màng duyên nợ cũ,
Đài mây xiêu lạc phách hồn xa.
Lửa trung đốt đỏ gương hào kiệt,
Nóng ruột thuyền quyên giọt lệ sa!"


Người đời sau ca ngợi tướng Võ Tánh là “Quận Trung tiết anh hùng”. Đường Võ Tánh Sài Gòn từ ngã sáu Gia Long chạy dọc trổ dài xuống đi ngang nhà thờ Huyện Sĩ.

Sau 1975 đường Võ Tánh ở Nam Kỳ bị xóa sạch sẽ. Sài Gòn bị xóa. Ngày nay chỉ còn Mỹ Tho là còn đường Võ Tánh.
(Tôi xếp Võ Tánh trên đường Gia Long là vì nếu không có Võ Tánh xuất hiện thì chưa chắc có vua Gia Long trung hưng thành công sau này).

- Trả lại tên đường Gia Long (Lý Tự Trọng)

Đã gượng trả tên đường Lê Văn Duyệt cho Đức Tả Quân ở Bình Hòa thì phải trả tên đường Gia Long lại vì vua không sáng thì đố quan hiền, dám làm.
Nhơn vật có công với Miền Nam, từng chủ ý coi Sài Gòn là căn cứ, phên dậu của mình và góp công sức xây dựng nó là chúa Nguyễn Phước Ánh (Vua Gia Long sau này).
Sài Gòn có vị thế ngày hôm nay là công lao của chúa Nguyễn Phước Ánh.
Nguyễn Huệ chẳng có công gì với Sài Gòn.

Tây Sơn từng chiếm Gia Đinh hơn chục lần, nhưng vì lòng dân không theo nên năm lần bảy lượt họ vô rồi họ lại co giò chạy ra khỏi Sài Gòn, Tây Sơn chưa bao giờ giữ được Gia Định dù họ rất muốn.

Tháng 2 năm 1790 sau khi chiếm lại được Gia Định và nhắm có thể giữ vững trước quân Tây Sơn nên chúa Nguyễn Ánh đã chọn vùng Gia Định làm kinh đô “tạm” gọi là Gia Định kinh, bắt tay vào xây kinh thành, kinh tế và tổ chức thi cử chọn hiền tài.
Chúa Nguyễn Ánh đã tổ chức hai khoa thi năm Tân Hợi 1791 và Bính Thìn 1796 tại Gia Định lấy hiền tài.
Năm đầu tiên Tân Hợi 1791 đậu hạng ưu có Ngô Tòng Châu và Nguyễn Hoài Quỳnh đều là dân Gò Công.
Khoa thi Bính Thìn 1796 đậu thủ khoa là một người Gò Công nữa là ông Phạm Đăng Hưng, ông Hưng chính là con trai Phạm Đăng Long ở giồng Sơn Qui.
Sau khi thi đậu ông Phạm Đăng Hưng làm "Lễ sanh nội phủ" rồi từ từ lên cao.
Lễ Bộ Thương Thơ-Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng rạng danh là nhờ con gái là bà Từ Dũ là mẹ vua Tự Đức, họ Phạm Đăng vang danh là nhờ làm bên ngoại vua Tự Đức sau này.
Sài Gòn là thành đô từ năm 1790 là cái sự sắp đặp hợp lý của lịch sử Việt Nam, cũng là số Trời.

- Trả lại đường Trương Minh Giảng Trương Minh Ký (Trần Quốc Thảo và Lê Văn Sỹ)

Quan bảo hộ Cao Miên, Trấn Tây Thành tướng quân Trương Minh Giảng (1792-1841) là một người Sài Gòn có công với đất này lớn lao vô cùng.
Tổng đốc Trương Minh Giảng là con trai của Lễ bộ Thượng thơ Trương Minh Thành, người huyện Bình Dương, trấn Gia Định.
Tướng Trương Minh Giảng - một người văn võ song toàn, là công thần bậc nhứt của nhà Nguyễn,quan bảo hộ Trấn Tây Thành, là tổng tài quốc sử giám:

“…Nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè
Nắng Trương Minh Giảng lá hè Tự Do”

( Đêm nhớ trăng Sài Gòn-Du Tử Lê)

Trước 1975 đi đường Trương Minh Giảng qua bên kia, khi qua khỏi Cầu Mới, bên tay mặt, đâm ra một con đường tên Trương Tấn Bửu (Trần Huy Liệu sau 1975).
Trương Tấn Bửu là phó tổng trấn Gia Định thành.
Bên phía tay mặt là một xóm nhà lá khá sầm uất, có cả một cái chợ chồm hổm nơi đó, tục gọi là chợ Bà Y.
Qua cầu, tiếp Trương Minh Giảng là đường Trương Minh Ký bắt đầu tại chợ Vườn Xoài.


Đường Trương Minh Giảng trở thành đường Trương Minh Ký (ranh giới Sài gòn - Gia Định), 1966

 

Thế Tải Trương Minh Ký (1855 – 1900) là một trong ba nhà học giả nổi tiếng đi tiên phong về chữ Quốc Ngữ của xứ Nam Kỳ.
Đọc cuốn “Sài Gòn Năm Xưa” của học giả Vương Hồng Sển, ta sẽ thấy ông Sển khâm phục ba ông học giả xuất sắc này là Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký và Huỳnh Tịnh Của.
Thế Tải Trương Minh Ký là cháu của tướng Trương Minh Giảng, là học trò của Trương Vĩnh Ký, ông là nhà báo, nhà giáo, nhà văn hóa lớn của Việt Nam, đóng góp trong việc truyền bá và phát triển văn học Quốc Ngữ Việt Nam.

Thế Tải Trương Minh Ký viết rất nhiều sách từ dịch từ Hán, Nôm, Pháp qua Quốc Ngữ và tự điển, văn học, sưu tầm, làm thơ và cả viết tuồng.
Trương Minh Ký dịch thơ ngụ ngôn Lafontaine ra Quốc Ngữ trước Nguyễn Văn Vĩnh 34 năm:

“Con ve mùa hạ ngân nga
Sang đông không có đồ mà dưỡng thân
Than van với kiến ở gần
Xin giùm ít hột đỡ thân cơ hàn
Đến mùa bổn lợi lại hoàn
Lòng đâu có dám tính đàng sai ngoa”.


- Khôi phục và trả lại đường Duy Tân (Phạm Ngọc Thạch)



Đường Duy Tân


Đường Duy Tân nằm ở ngay Hồ Con Rùa, sau lưng nhà thờ Đức Bà. Sau 1975 bị cắt hộ khẩu thẳng:

“Trả lại em yêu, khung trời Đại Học
Con đường Duy Tân cây dài bóng mát
Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát
Vết chân trên đường vẫn chưa phai nhạt”


Duy Tân là con đường của sinh viên Sài Gòn.

- Trả lại đường Nguyễn Hoàng (Trần Phú) vị chúa Nguyễn đầu tiên có công khai phá và phát triển Miền Nam

- Trả lại đường Hiền Vương (Võ Thị Sáu)

Đại lộ Hiền Vương là một đại lộ nằm ở quận 3.
Hiền Vương Nguyễn Phước Tần là vị chúa Nguyễn giỏi khi còn thế tử ông đã đánh tan một một đội hải quân Hòa Lan.
Quân Nguyễn thời chúa Hiền nhiều lần vượt sông Gianh tiến ra đất Ðàng Ngoài. Năm 1656, sau hai năm tấn công ra Bắc, quân Nguyễn đã chiếm được 7 huyện của Nghệ An.
Năm 1653 chúa sai một cai cơ mang 3000 quân đánh Chàm chiếm vùng đất từ Nha Trang tới sông Dinh Phan Rang bắt vua Po Romé đóng củi áp giải về Phú Xuân. Tức là lấy đất Kauthara lập dinh Thái Khang chia làm hai phủ Thái Khang và Diên Ninh.

Năm 1679 tướng Dương Ngạn Địch trốn nhà Thanh, đem 3000 quân cùng 50 tàu chiến sang nước ta làm dân xứ Việt được chúa Nguyễn Phước Tần cho định cư tại thôn Mỹ Chánh (Mỹ Tho). Nhờ đó đã tạo nền tảng lập ra một thành phố Mỹ Tho sầm uất bậc nhứt lúc đó có mỹ tự là " Mỹ Tho đại phố".

Hiền Vương là vị chúa có công với Miền Nam.

- Trả lại đường Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ)
Lương Khê Phan Thanh Giản ( 1796 - 1867 ) là một nhân vật lịch sử mà người Lục Tỉnh nào cũng thương mến vì đức độ và tấm lòng của ông với quê hương.
Sau khi Pháp lấy thành Vĩnh Long ông tuyệt thực 17 ngày. Trước đó ông ngoái về Huế lạy mấy lạy, hảo một tờ sớ gửi vua Tự Đức, gửi lại ấn tín, áo mão trả về Huế, một lời tạ từ cuối cùng.
Tướng De la Grandière rất kính ông nên sai đem đồ ăn thức uống, thuốc bổ lại thuyết phục ông ăn uống lại, ông biểu đem về.
Rủi, nhịn ăn không chết, ông bèn uống thuốc phiện với dấm thanh. Ngày 4-8-1867 ông qua đời.
Đại lộ Phan Thanh Giản cắt nhau với hai đường nhỏ mang tên hai con trai quan Phan là Phan Liêm, Phân Tôn ở gần đó.
Đại lộ Phan Thanh Giản từ cái cầu cùng tên trổ ra cầu Sài Gòn là xa lộ.
Sau 1975 Phan Thanh Giản bị xóa tên đường và kết án triền miên, Điện Biên Phủ lên thay thế.

- Trả lại đường Petrus Ký (Lê Hồng Phong)
Pétrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898) là một nhà ngôn ngữ, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa, một học giả tiêu biểu của Miền Nam.
Học giả Trương Vĩnh Ký là ông tổ truyền bá chữ Quốc Ngữ, là thầy dạy chữ Quốc Ngữ đầu tiên, viết sách đầu tiên,được coi là “ông tổ nghề báo Việt Nam”.
Đại lộ Pétrus Ký là một con lộ rất lớn kéo dài từ đại lộ Trần Quốc Toản (3 T2) tới đại lộ Trần Hưng Đạo, tức là kéo dài tới làng Chợ Quán là nơi có nhà mồ của học giả Petrus Ký.

“Chánh ý bày hay mong đổi tục
Đại bằng giữ trọn ít ai thường”


Đọc cuốn “Sài Gòn Năm Xưa” của học giả Vương Hồng Sển, ta sẽ thấy ông Sển khâm phục ba ông học giả xuất sắc là Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký và Huỳnh Tịnh Của.

Vương Hồng Sển viết:
“Ba ông minh triết bảo thân, gần bùn chẳng nhuốm mùi bùn, không ham “đục nước béo cò” như ai, chỉ say đạo lý và học hỏi, sống đất Tào mà lòng giữ Hớn, thác không tiếng nhơ, thấy đó mà mừng thầm nước nhà những cơn ba đào sóng gió còn hiếm người xứng danh học trò cửa Khổng.
Nghĩ cho tay dao tay súng làm nên sự nghiệp như những nhà kia, nhưng khi nhắm mắt, sự nghiệp hoen ố lụn bại, sao bằng một ngòi bút, một nghiên mực, sự nghiệp văn chương trường cửu của ba ông tiền bối này mới thật quý và thơm”.

- Trả lại tên đường Yên Đỗ cho Nguyễn Khuyến

Công trạng của Nguyễn Khuyến không bằng Lý Chính Thắng sao mà xóa tên đường cụ Tam Nguyên Yên Đỗ?
Sài Gòn có đường Yên Đỗ kéo dài từ ngã sáu Dân Chủ tới Hai Bà Trưng.

Đường Yên Đỗ xưa là một đường xe ngựa làng. Xưa đường này có bến tắm ngựa nằm dựa vô kinh Nhiêu Lộc phía trước đình Xuân Hòa, kéo dài từ ngã tư Yên Đỗ - Trương Minh Giảng đến ngã tư Yên Đỗ - Công Lý.
Trên đường có một cư xá tên là "cư xá Yên Đỗ". Pháp đặt tên là Champagne, VNCH đặt là Yên Đỗ.
Tam nguyên Yên Đỗ là ông Nguyễn Khuyến.
Cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến (1835-1909) là dân Bắc chánh cống nhưng làm quan nhà Nguyễn tới án sát, bố chánh không biết có "thù" gì mà sau1975 bị xóa đường Yên Đỗ thay bằng Lý Chính Thắng.

Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến là một vị quan hiền lành, thanh liêm, sống một cuộc đời đầy tiếng thơm dù thời cuộc vô cùng lộn xộn.
Sanh thời Nguyễn Khuyến có vô số giai thoại vui.

- Trả lại đường Đoàn Thị Điểm

VNCH đặt tên đường Trương Công Định từ Lê Lai đi qua giữa vườn Tao Đàn tới Hồng Thập Tự là hết.
Ra khỏi vườn Tao Đàn bên kia là đường Đoàn Thị Điểm chạy thẳng ra bờ kinh Nhiêu Lộc, mé Nguyễn Du có cái đường song song là Đặng Trần Côn.
Đoàn Thị Điểm là nữ văn sĩ thời Lê Trung Hưng, hiệu Hồng Hà nữ sĩ là người xứ Kinh Bắc.
Đoàn Thị Điểm là nữ văn sĩ đã dịch "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn từ Hán ra chữ Việt cực kỳ hay, góp phần trau chuốt câu chữ của bài thơ dài này:

"Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
Chín tầng gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh"


Ai mà dè, sau 1975 không biết bà nữ sĩ kiếp trước có thù oán gì hậu sanh không mà bị xóa tên đường.
Chánh quyền nhập cả hai đường Trương Công Định và Đoàn Thị Điểm chung một tên là đường Trương Định.
Bà Đoàn Thị Điểm bị xóa tên đường, kéo dài Trương Công Định qua thế.
Lựu đạn nữa là xóa chữ Công của Quản Định, từ Trương Công Định thành Trương Định.
Còn rất nhiều nhân vật nữa phải trả lại tên đường cho họ.

2/ Cần trả lại tên đường Đỗ Thành Nhơn, Nguyễn Huỳnh Đức, Trương Tấn Bửu, Ngô Tùng Châu, Võ Di Nguy, Hồ Văn Ngà, Tạ Thu Thâu...

3/ Đặt tên đường ở Sài Gòn và các đô thị Miền Nam phải đặt tên làng cũ, địa danh Nam Kỳ xưa từ thời mở đất

- Tại sao lại xóa đường Đồn Đất?

Sài Gòn thời Pháp có nhà thương của quân y (bịnh viện) Grall mà dân Sài Gòn kêu là nhà thương Đồn Đất. Con đường dẫn vào bịnh viện là đường Đồn Đất.
Đồn Đất là địa danh của khu này, dân Sài Gòn vẫn gọi đây là khu Đồn Đất.
Năm 1985, đường Alexandre De Rhodes trước dinh Độc Lập vì những lý do "dốt sử" nên bị xóa tên và đổi tên thành đường Thái Văn Lung.
Rồi tới năm 1995 sau 10 năm "học tập" biết sự vụ nên chánh quyền thành phố trả lại tên cũ Alexandre De Rhodes.
Chưa hết, đem Thái Văn Lung nhét qua đường Đồn Đất. Vậy là xóa tên địa danh trăm năm Đồn Đất. Cực kỳ nhanh gọn và quyết đoán.
Trong một ngày một địa danh yêu thương của Sài Gòn có hàng trăm năm đã thành dĩ vãng.

4/ Có nên đổi Ký Hòa thành Chí Hòa không?

Người Pháp phiên âm sai rất nhều địa danh Việt, thí dụ Đất Hộ thành Đa Kao, rồi Thủ Dầu Một thành Fuo Yen Mot, Chí Hòa thành Ky Hoa rồi tha hồ đọc thành Kỳ Hòa hay Ký Hòa.
Thành phố Chợ Lớn đặt đường Ký Hòa cho khúc hông ĐH y khoa. Thiệt ra không cần sửa. Tại vì ai chả biết Ký Hòa là Chí Hòa. Nhưng muốn sửa thì cũng là chánh đáng.
Lật lịch sử ra mà xét thì cần đổi tên nhiều đường lắm.
Miệt Chợ Rẫy xưa có đường Rue de Tong-Kéou nay là Thuận Kiều.Tong-Kéou dịch sát ra là 东口 Đông Khẩu.
Tuy nhiên trong lịch sử Việt Nam thì Tong-Kéou được người Pháp mặc nhiên ghi cho tên làng Thuận Kiều.
Trong cuốn”Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ, năm 1861” Leópold Pallu có chép về vùng Thuận Kiều mà ông này ghi phiên âm ra là Tong-Kéou.

(Trích)
“Giữa Tong-kéou và thành Ky Hoa là một vùng đồng ruộng minh mông, thỉnh thoảng mới thấy vài khu vườn trồng thuốc lá”
Mà làng Thuận Kiều xưa nằm ở khúc đường Lê Văn Duyệt,tức CMT 8 ngày nay chớ đâu phải ở miệt Chợ Rẫy. Vậy xét lý lịch phải đem Thuận Kiều về CMT8

5/Điều cuối cùng muốn nói

Là hãy tôn trọng và ưu tiên đặt tên đường người lập làng, dựng làng,giữ đất, tên danh nhân Miền Nam ở Sài Gòn và các đô thị Miền Nam.
Tình trạng đi đâu, từ thành phố, thị xã, thị trấn ở Miền Nam, có khi các đô thị sát nhau, cách nhau hai ba chục cây số mà cứ đụng Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai... hơi bị ngán và khó chịu.
Bộ hết người hay sao?
Chúa Minh Vương Nguyễn Phước Chu năm 1708 dùng Mạc Cửu làm tổng binh trấn Hà Tiên, đặt phủ Bình Thuận năm Ðinh Sửu (1697) gồm các đất Phan Rang, Phan Rí trở về Tây, chia làm hai huyện An Phúc và Hoà Ða, đặt phủ Gia Ðịnh: chia đất Ðông Phố, lấy xứ Ðồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hoà), lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng Phiên Trấn, lập xã Minh Hương...

Chúa Nguyễn Phước Chu xứng đáng được đặt tên ở các thành phố Miền Nam. Các chúa Nguyễn đều xứng đáng.
Cũng như Hà Tiên có đường Mạc Cửu và con cháu họ Mạc. Mỹ Tho giữ đường Võ Tánh, Lê Văn Duyệt, Phan Hiển Đạo, Thủ Khoa Huân.
Trà Ôn giữ đường Thống Chế Điều Bát, Đốc Phủ Chỉ, Đốc Phủ Yên là những người trực tiếp góp công, góp của gầy dựng Trà Ôn.
Người Miền Nam kêu lĩnh thành lãnh. Nên Sài Gòn có cầu Ông Lãnh, đường Lãnh Binh Thăng. Trảng Bàng có đường Lãnh Binh Tòng, Cần Giuộc có Lãnh Binh Thái.
Hãy tri ơn và trân trọng Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực và cả Tôn Thọ Tường.

"Muôn việc cho hay số bởi Trời
Chiếc thân hồ hởi biết đâu nơi
Mấy hồi tên đạn ra tay thử
Ngàn dặm non sông dạo gót chơi
Chén rượu tiền đình nào luận tiệc
Vần thơ cố quốc chẳng ra lời
Cương thường bởi biết mang nên nặng
Kẻ đứng làm trai chắc nợ đời."

(Thủ Khoa Huân)

Hãy trân trọng những người đã bỏ mình bảo vệ đất Miền Nam này:

"Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân
Cây hương nghĩa sĩ thắp nên thơm, cám bởi một câu vương thổ"


Hãy trân trọng Petrus Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Diệp Văn Cương, Trần Chánh Chiếu…
Hãy trân trọng Rạch Miễu, Rạch Kiến, Rạch Gốc, Rạch Vẹm, Rạch Chiếc, Rạch Hào... Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam... Tân Sơn Nhứt, Tân Sơn Nhì.... Quơn Long, Bình Phục Nhứt, Long Kiểng, Kiểng Phước, Hựu Thành, Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế.... Thiềng Đức... những cái tên của ông bà tổ tiên lưu dân Miền Nam đặt ra.

“Cất tiếng kêu cô mỹ nữ
Đứng giữ tảng đá, chuông đồng
Lòng cô muốn đi tu phải thối của cho chồng
Ông thôn nhận mộc
Ông cả đứng thị thiềng
Bao nhiêu tiền của phải thối liền cho anh”


Thương lắm những cái tên thân thương như Bình Quới, Quới Hiệp, Tân Quới!

"Chợ nào nhiều rau bằng chợ Thầy Phó
Chợ nào đánh võ bằng chợ Nhà Đài
Chợ Tân Quới mua bán nhiều khoai
Chợ Mỹ Tho đem cả ghe chài đến mua"


Hãy trân trọng những ông tổng, ông làng, ông cả, ông bá hộ, bà cả đã có công lập làng, xây đường cho dân Miền Nam đi.
Tại Gò Công có Bá Hộ Mưu (Trương Văn Mưu) của làng Thành Phố xưa - tiền thân của thị xã Gò Công nay.
Được biết trước 1975 con đường phía trước nhà ông Bá Hộ được đặt tên là đường Hộ Mưu do khi xưa đây là ruộng, ông bá hộ Mưu đã cho đắp thành đường, cũng gần đó có một cái ao nước ngọt tên là ao Ông Hộ. Rồi sau 1975 đường Hộ Mưu bị đổi tên thành đường Nguyễn Văn Côn.
Tại Tân An có cái cầu Tổng Huẩn trên đường về Tân Trụ mà sau 1975 bị ghi sai là cầu Tổng Uẩn.

Trong cuốn “Tân An xưa” của Đào Văn Hội có chép về cây cầu này:
“Cách cầu xe lửa độ vài cây số hướng về Sài Gòn, con đường làng nho nhỏ Lộ Tổng Huẩn đưa du khách đến cầu Tổng Huẩn bắc trên Rạch Bà Rịa do ông Cai Tổng Huẩn lúc sanh tiền đắp con đường và bắc cây cầu ấy”
Như vậy ghi tên cầu “Tổng Uẩn” là sai, chính xác phải là cầu “Tổng Huẩn” vì do cai tổng Huẩn lập ra mà có tên. Rồi Lộ Tổng Huẩn nữa.
Những tiền hiền lập làng, làm cầu, đắp lộ có công thì con cháu phải tri ơn.
Có những người lạ hoắc lạ huơ, chẳng biết ở đâu xổ ra, họ có công gì mà phải lấy tên họ đăt cho đường xá.
Lịch sử Sài Gòn đã có từ 300 năm trước chứ đâu phải chỉ có từ năm gần trở lại đây. Đó mới là chuyện đáng nói.

Kết luận:

Những đô thị của Miền Nam ta xưa đều có dính líu với những ông tướng, ông quan của phe chúa Nguyễn Ánh. Cái công khai ấp định làng, giữ gìn, trị an và phát triển thì có tên đường là đương nhiên.
Tây Sơn tàn sát Miền Nam, phá tan nát còn có tên đường Nguyễn Huệ, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Ngô Thời Nhiệm.
Vậy mà những người bảo vệ, trị an, gìn giữ, phát triển Sài Gòn, Miền Nam như Gia Long, Đỗ Thành Nhơn, Võ Tánh, Châu Văn Tiếp, Trương Tấn Bửu, Lê Văn Duyệt, Võ Di Nguy... sao lại bị xóa tên đường giữa Sài Gòn? Các chúa Nguyễn như Hiền Vương có công phát triển Miền Nam, định hình Miền Nam sao bị xóa tên đường?
Con đường hàng ngày thân quen đã hằn ghi vào tâm trí bao thế hệ người Sài Gòn, phù hợp với lòng người.

"Đường chẳng riêng hai chúng mình
Nên khi vắng anh đường đã thay tên, còn chăng kỷ niệm
Lạnh đầy theo tiếng bước ưu tư đi tìm"


Người Miền Nam ghi nhớ và ý thức dữ lắm. Họ tìm cách tiếp cận sự thực lịch sử Miền Nam vì bản thân họ không muốn là tội đồ kiểu mả cha không khóc mà đi khóc đống gì đó.
Chúng ta là trí thức thì nhìn sử, đọc sử cũng đòi hỏi một mức độ văn minh nhứt định đối với những nhân vật lịch sử.
Những nhân vật lịch sử đều phải được đối xử ở mức độ lịch sự, có văn hóa, đó cũng là tôn trọng người khác và tôn trọng chính người viết.
Bình luận về nhân vật lịch sử phải thông đạt chánh trị nhân tình, công bằng, nhìn sự thực.

Và luôn biết đặt con người vào trong hoàn cảnh cá nhân cụ thể cùng với những mối tương tác nhân quả trùng trùng duyên khởi của các sự kiện chi phối bên ngoài. Từ đó có được quan điểm phóng khoáng khoan dung, biết hòa giải với quá khứ trong tinh thần cởi mở để hướng đến hiện tại và tương lai. Chứ không nên chỉ chuyên moi móc quá khứ với các kiểu thái độ đảng phái nhỏ nhen, thách thức vùng miền, cực đoan, phiến diện, căm thù. Nó chỉ gây thêm mầm mống chia rẽ trong lòng dân tộc, và vì thế cũng không thể đạt được sự hòa giải đích thực trong hiện tại được.

Xin hãy cố gắng tôn trọng văn hóa tối thiểu của Miền Nam. Đừng cố công thay đổi âm Miền Nam cho "chuẩn" nữa.
Tại Long An khu di tích, đền thờ Nguyễn Trung Trực ghi rành vành là "vàm Nhựt Tảo", còn đó đình thần Nhựt Tảo nhưng sách báo sau 1975 lại ghi là "vàm Nhật Tảo".
Thành đô Sài Gòn trước 1975 có đường Nhựt Tảo, chợ Nhựt Tảo. VNCH có một chiến hạm tên là Nhựt Tảo. Sau 1975 sửa thành đường Nhật Tảo, chợ Nhật Tảo.
Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn.

21.02.2023

NGUYỄN GIA VIỆT


Tên đường trước và sau 1975 (nguồn: báo Thanh Niên):
[
Bến Chương Dương —-> Võ Văn Kiệt
Bến Hàm Tử —-> Võ Văn Kiệt
Bùi Chu —-> Tôn Thất Tùng
Chi Lăng —-> Phan Đăng Lưu
Công Lý —-> Nam Kỳ Khởi Nghĩa
Cộng Hòa —-> Nguyễn Văn Cừ
Cường Để —-> Tôn Đức Thắng
Duy Tân —-> Phạm Ngọc Thạch
Đoàn Thị Điểm —-> Trương Định (cả Đoàn thị Điểm và Trương Công Định
đều bị đổi thành Trương Định)
Đỗ Thành Nhân —-> Đoàn Văn Bơ
Đồn Đất —-> Thái Văn Lung
Đồng Khánh —-> Trần Hưng Đạo B
Gia Long —-> Lý Tự Trọng
Hiền Vương —-> Võ Thị Sáu
Hồng Thập Tự —-> Nguyễn Thị Minh Khai (trước NTMK là Xô Viết Nghệ Tĩnh)
Huỳnh Quang Tiên —-> Hồ Hảo Hớn
Lê Văn Duyệt (Gia Định) —-> Đinh Tiên Hoàng
Lê Văn Duyệt (Sài Gòn) —-> Cách Mạng Tháng 8
Minh Mạng —-> Ngô Gia Tự
Ngô Tùng Châu (Phú Nhuận) —-> Nguyễn Văn Đậu
Ngô Tùng Châu (Sài Gòn) —-> Lê thị Riêng
Nguyễn Đình Chiểu —-> Trần Quốc Toản
Nguyễn Hoàng —-> Trần Phú
Nguyễn Huệ (Phú Nhuận) —-> Thích Quảng Đức
Nguyễn Huỳnh Đức —-> Huỳnh Văn Bánh
Nguyễn Minh Chiếu —-> Nguyễn Trọng Tuyển
Nguyễn Phi —-> Lê Anh Xuân
Nguyễn Văn Học —-> Nơ Trang Long
Nguyễn Văn Thinh —-> Mạc Thị Bưởi
Nguyễn Văn Thoại —-> Lý Thường Kiệt
Petrus Ký —-> Lê Hồng Phong
Phạm Đăng Hưng —-> Mai Thị Lựu
Phan Đình Phùng —-> Nguyễn Đình Chiểu
Phan Thanh Giản —-> Điện Biên Phủ
Phan Văn Hùm —-> Nguyễn thị Nghĩa
Phát Diệm —-> Trần Đình Xu
Tạ Thu Thâu —-> Lưu Văn Lang
Thái Lập Thành (Phú Nhuận) —-> Phan Xích Long
Thái Lập Thành (Q1) —-> Đông Du
Thành Thái —-> An Dương Vương
Thoại Ngọc Hầu —-> Phạm Văn Hai
Thống Nhất —-> Lê Duẩn
Tổng Đốc Phương —-> Châu Văn Liêm
Trần Hoàng Quân —-> Nguyễn Chí Thanh
Trần Quốc Toản —-> 3 Tháng 2
Trần Quý Cáp —-> Võ Văn Tần
Triệu Đà —-> Ngô Quyền
Trịnh Minh Thế —-> Nguyễn Tất Thành
Trương Công Định —-> Trương Định (cả Đoàn thị Điểm và Trương Công Định
đều bị đổi thành Trương Định)
Trương Tấn Bửu —-> Trần Huy Liệu
Trương Minh Ký —-> Lê Văn Sĩ
Trương Minh Giảng —-> Trần Quốc Thảo
Tự Đức —-> Nguyễn Văn Thủ
Tự Do —-> Đồng Khởi
Võ Di Nguy (Phú Nhuận) —-> Phân thành 2 đường Phan Đình Phùng và Nguyễn Kiệm
Võ Di Nguy (Sài Gòn) —-> Hồ Tùng Mậu
Võ Tánh (Phú Nhuận) —-> Hoàng Văn Thụ
Võ Tánh (Sài Gòn) —-> 1 phần của Nguyễn Trãi, khúc giao với Cống Quỳnh
Yên Đổ —-> Lý Chính Thắng
Xem thêm...

Người Khách Đi Xe - Thảo Lan

Truyện ngắn của một Tháng Tư buồn 
Người Khách Đi Xe
Thảo Lan



Trung chạy xích lô cũng hơn ba năm nay. Thời buổi khó khăn, gốc là lính Quốc Gia nên chỉ có chạy xích lô là dễ dàng cho Trung kiếm tiền phụ giúp gia đình nhất. Trung cũng không đủ tiền vốn để mua một chiếc xích lô mà phải mướn xe chạy từng ngày. Thường Trung chạy từ sáng sớm đến tối mịt mới đem trả xe. Hôm nay cuốc xe cuối của Trung là đưa một người khách về một con hẻm ở gần Cổng xe lửa số 6. Con hẻm khá hẹp mà một bên là dãy nhà gạch còn một bên là khu nghĩa trang hoang vắng. Khi quay trở ra thì có một người đàn ông đứng ở ven đường vẫy tay gọi xe. Mặc dù đã mệt mỏi vì cả ngày chạy bao nhiêu cuốc xe rồi nhưng sẵn có khách gọi nên Trung cũng ghé lại hỏi:
– Đi về đâu vậy anh?
Người thanh niên cũng cỡ trạc tuổi Trung có gương mặt khắc khổ và hơi xanh xao dưới ánh đèn yếu ớt từ các ngôi nhà gần đó chiếu ra không đủ soi rõ mặt. Người thanh niên cất tiếng.
– Anh chở tôi ra xa cảng miền Tây được không?

Từ đây đến đó khá xa nhưng dù sao cũng tiện hướng đi về nhà Trung nên anh nhận lời. Sau khi hai bên đồng ý giá cả thì người thanh niên lên xe cho Trung chở. Trung ngạc nhiên vì người thanh niên tướng tá cũng cao ráo tuy có hơi gầy nhưng không ngờ lại nhẹ như vậy. Mặc dù đã là cuối ngày nhưng Trung vẫn đạp xe băng băng như không hề chở ai đằng trước. Suốt thời gian lên xe người khách không hề lên tiếng và cứ ngồi yên lặng gần như không cử động. Lúc này Trung cũng mệt nên cảm thấy như thế cũng may khỏi phải bắt chuyện với khách. Thật sự khi chạy những cuốc đường dài gặp khách vui vẻ nói chuyện rôm rả cũng khiến Trung cảm thấy con đường được rút ngắn đi nhiều. Tuy nhiên đôi khi gặp khách nhiều chuyện nói huyên thuyên nhiều quá thì Trung cũng không thích lắm.

Đến nơi người khách xuống xe trả tiền rồi bỏ đi. Đến lúc này Trung tự dưng thấy ớn lạnh trong người. Anh nghĩ có lẽ mình lao lực quá sức nên muốn cảm nên cố gắng đạp xe thật nhanh về trả xe cho chủ rồi về nhà ăn uống qua loa, tắm rửa rồi đi nằm. Ngày hôm sau, sau khi ngủ qua một giấc thì Trung cảm thấy khỏe khoắn như bình thường. Trước khi rời nhà để đi lấy xe, anh sực nhớ nên móc ví đưa gần hết số tiền chạy được ngày hôm qua cho mẹ để làm tiền chợ. Trung chỉ giữ lại một ít để dằn túi cũng như để phòng xa phải thối tiền lại cho khách.

Sáng chạy vài vòng các đường phố trên Sài Gòn Trung mới gặp được người khách mở hàng kêu anh chở vào Phú Nhuận. Khi móc tiền ra để thối lại cho khách Trung mới chợt nhận thấy trong mớ tiền trong ví của mình có một tờ tiền vàng mã. Trung ngạc nhiên lắm. Tối đó khi về nhà anh hỏi mẹ xem trong mớ tiền mình đưa ban sáng có thêm tờ tiền vàng mã nào không. Bao lâu nay tiền Trung đưa về thỉnh thoảng có ngày mẹ anh vẫn cất để dành chứ không đụng đến nếu trong nhà không thiếu hụt. Mỗi ngày mẹ Trung vẫn ngồi lê la vài tiếng ngoài chợ bán quần áo cũ để kiếm thêm chút đỉnh. Hơn nữa em gái Trung làm công nhân dệt nên cũng ít nhiều phụ giúp được gia đình. Tiền Trung chạy xích lô mẹ anh thường hay cất giữ để dành sau này có việc gì trọng đại, như cưới vợ cho anh chẳng hạn, thì còn có món để chi tiêu.

Khi nghe Trung hỏi lúc đó mẹ anh mới mở tủ ra kiểm lại chỗ tiền anh đưa hồi sáng. Bên trong mớ tiền đó cũng có vài tờ tiền vàng mã. Hai mẹ con thẫn thờ chưa hiểu chuyện gì thì Trung đã lên tiếng.
– Vậy là hôm qua có đứa nào nó lừa đưa tiền vàng mã cho con rồi. Thiệt tình cái thời buổi gì mà cứ lừa lọc người ta tùm lum. Riết rồi không ai dám tin ai nữa.

Mấy hôm sau trong một cuốc xe cuối ngày chở khách về xa cảng miền Tây, Trung gặp lại người khách hôm trước. Lúc đó Trung đang trên đường dự tính về trả xe thì có người thanh niên đứng dưới gốc cây sao lớn bên vệ đường vẫy. Trung tắp xe vô lề hỏi:

– Đi về đâu anh Hai?
– Cho tôi về đường Thiệu Trị khúc cổng xe lửa số 6.

Đến lúc này thì Trung mới nhận ra người khách mà anh chở cách đây mấy hôm từ khu cổng xe lửa số 6 về đây. Một phần người thanh niên ban đầu đứng dưới gốc cây lớn nên ánh đèn đường không chiếu tới. Mãi khi người thanh niên lên tiếng anh mới nhận ra cái giọng khàn khàn nhất là cũng vẫn bộ quần áo lính cũ sờn rách mà rất ít người dám mặc nguyên bộ vào thời đó. Như Trung cũng vẫn còn giữ vài bộ đồ lính ngày xưa của mình nhưng thường trong lúc đạp xích lô anh chỉ mặc hoặc quần hoặc áo chứ ít khi mặc nguyên bộ.


(Hình minh họa)
(Sáng 30/4/1975 - Lúc này, hầu hết các binh lính VNCH đã cởi bỏ hết quân phục và súng đạn. Nhưng khoảng 10 giờ 30, trên đường phố SàiGòn lại xuất hiện một người lính trẻ với hai tay hai khẩu M16 và đeo trên vai anh thêm hai khẩu M72... dưới những cặp mắt tò mò và kinh ngạc của người dân xung quanh và đi đường.

Sau đó, anh ấy đã tự sát gần cầu Trương Minh Giảng... Sau khi xả hết một băng đạn vào một chiếc xe Lam chở đầy quân cộng sản miền Bắc).


Cũng vẫn như lần trước khi lên xe người thanh niên cứ yên lặng không nói năng gì. Và cũng từa tựa lần trước, chở người khách này Trung cảm thấy nhẹ tênh như chở một đứa nhỏ. Đạp được một quãng Trung lên tiếng hỏi:
– Thấy bộ đồ anh mặc tui đoán anh cũng là lính mình ngày xưa. Tui cũng vậy. Dân Sư đoàn 18 nè. Còn anh đơn vị nào?

Mãi vài giây sau người thanh niên mới cất giọng khàn khàn:
– Tôi cũng Sư đoàn 18 thuộc Trung đoàn 43 của Đại Tá Hiếu.

Trung mừng quá nói huyên thuyên.

– Tui thuộc Trung đoàn 52 nè. Trời vậy là gặp chiến hữu mà không hay. À quên xin lỗi không hỏi anh cấp bậc gì để dễ xưng hô. Tui chỉ là hạ sĩ quèn thôi nên nhờ vậy giờ mới đạp xích lô chứ không thôi cũng đang mút mùa ở trại tù nào rồi.

Người thanh niên ậm ừ một lát rồi nói bâng quơ.
– Thôi chuyện qua rồi đừng nhắc nữa anh.

Trung bỗng cụt hứng không muốn hỏi han gì thêm nữa. Vừa đạp xe Trung vừa ngẫm nghĩ, “có khi nào anh chàng này ba xạo nói bừa không ta”, “hay cũng có thể anh ta sợ không tin tưởng mình”. Nghĩ như vậy Trung đỡ cảm thấy bực bội trong lòng như trước đây vài giây. Anh nghĩ thêm, “chắc không phải xạo rồi vì nếu không làm sao anh ta biết được Trung đoàn 43 của Đại Tá Hiếu chứ?”. Mặc dù không nằm dưới đơn vị của Đại tá Hiếu nhưng anh cũng biết tên các vị chỉ huy khác của sư đoàn.

Cả hai im lặng cho đến khi xe rẽ vô con hẻm nhỏ mà một bên là nhà và bên kia là nghĩa trang. Người thanh niên dơ tay làm hiệu cho Trung dừng lại. Anh bước xuống và dúi vào tay Trung một nắm tiền giấy. Trung tính trả lại vì anh muốn giúp đỡ cho người chiến hữu sát cánh trong lửa đạn cùng đơn vị với mình ngày xưa nhưng người thanh niên đã đi băng băng vào hướng nghĩa trang. Trung nhét tiền vô túi và hơi ngạc nhiên vì trước giờ cứ ngỡ nhà anh ta phải ở phía bên này thay vì đi sâu vô khu nghĩa trang tăm tối đó.

Về đến nhà, như mọi bữa Trung lấy tiền trong ví ra đưa cho mẹ. Khi mẹ anh chìa tay ra đón thì cả hai bỗng giật mình vì trong mớ tiền đó lại có vài tờ tiền vàng mã. Đến lúc này thì Trung bỗng cảm thấy lạnh xương sống khi nghĩ ngay đến người thanh niên vừa rồi. Hèn gì mà lần nào chở anh ta cũng nhẹ tênh. Trung kể đầu đuôi cho mẹ mình nghe về người khách mà anh đã chở hai lần giữa nghĩa trang và Xa cảng miền Tây. Mẹ anh trầm ngâm suy nghĩ một lát rồi nói:
– Mẹ nghĩ hồn anh ta còn có điều gì khúc mắc nên chưa siêu thoát. Hơn nữa có thể anh ta và con cũng có một chút duyên nên mới hai lần cho con gặp mặt. Mẹ nghĩ có lẽ mộ anh ta nằm ở nghĩa trang đó. Khi nào rảnh mẹ con mình ghé đó xem sao. Con có nhớ mặt anh ta chứ.
– Hy vọng xem hình trên bia mộ thì con sẽ nhận ra chứ giờ bảo nhớ thì con cũng không dám chắc vì cả hai lần anh ta đều đón xe trong bóng tối và sau đó thì đi rất nhanh.

Ngày hôm sau, sau khi chạy được vài cuốc xe kiếm đủ sở hụi tiền mướn xe Trung quay về nhà chở mẹ đến khu nghĩa trang ở khu Cổng xe lửa số 6 để tìm môt cách hú họa. Nghĩa trang tuy nhỏ nhưng đi tìm kiếm ở từng ngôi mộ thì cũng không phải dễ dàng. Hơn nữa có những chỗ chật hẹp xe xích lô không vào được, Trung phải chờ bên ngoài để một mình mẹ anh đi vào tìm kiếm. Sau hơn một tiếng rà soát, hai mẹ con tính bỏ cuộc quay ra thì bỗng dưng ngay trước mặt Trung là một tấm bia không hình ảnh. Đó là lý do tại sao ban đầu hai mẹ con không để ý tới. Trên tấm bia ghi rõ:

Thiếu Úy Nguyễn Văn Ngọc
Mất ngày 30-4-1975


Tấm bia không ghi ngày sinh mà chỉ có ngày mất. Tự dưng Trung có linh tính đây chính là người lính cùng sư đoàn mà anh đã chở hai lần trước đây. Anh đón lấy bó nhang mẹ anh đem theo và đốt lên cắm xuống ngôi mộ và bắt đầu khấn.
– Xin lỗi Thiếu úy. Hai lần chạm mặt mà không biết Thiếu úy là cấp trên của em. Lòng thành chỉ có nén nhang này thắp cho Thiếu úy. Xin Thiếu úy cho phép em gọi Thiếu úy là ông thầy cho thân mật. Ông thầy có sống khôn thác thiêng xin báo cho thằng em này biết để có điều gì có thể làm được thì thằng em này sẽ làm cho ông thầy.

Trước khi ra về, Trung đốt một điếu thuốc và cắm xuống bát nhang của ngôi mộ rồi đứng nghiêm chào đúng phong cách một người lính chào cấp trên của mình. Mấy hôm sau đó Trung cố tình né không chạy xe về khu Cổng xe lửa số 6 cũng như Xa cảng miền Tây vào những khi tối trời vì cứ nghĩ nếu ông Thiếu úy đó ra đón xe nữa thì không biết Trung sẽ sử xự ra sao. Một mặt đã khấn trước mộ người ta là có điều gì thì sẵn sàng làm giúp. Một mặt cứ nghĩ đến nếu giáp mặt với hồn ma lần nữa thì Trung cứ thấy lạnh xương sống.

Chả mấy chốc mà Tết đã gần kề. Mặc dù khi ấy ai nấy đều nhem nhuốc khổ sở nhưng vẫn cố gắng tạo nên một cái không khí Tết cho vui vẻ. Chợ búa cũng nhộn nhịp hơn bình thuờng. Nhìn những bó hoa vạn thọ bày bán khắp nơi Trung bỗng nhớ đến ngôi mộ của Thiếu úy Ngọc. Anh ghé vào mua một bó cúc vạn thọ và bó nhang rồi đạp xe đến nghĩa trang. Từ xa Trung đã ngạc nhiên khi thấy trên mộ của thiếu úy Ngọc có ba nén hương còn nghi ngút khói và có cả đĩa trái cây. Nhìn quanh gần đó chỉ có một người đàn bà trạc tuổi mẹ Trung đang lom khom cắm nhang vào các ngôi mộ xung quanh. Trung lên tiếng hỏi.
– Thím Hai ơi. Có phải thím là người nhà của Thiếu úy Ngọc nằm ở đây không?

Người đàn bà đang chăm chú cắm nhang bỗng giật mình ngẩng lên nhìn Trung rồi trả lời:
– Không phải.

Rồi bà ta đổi qua nét mặt có vẻ mừng rỡ và hỏi lại Trung:

– Vậy cậu là người nhà của người nằm nơi đây hả?
– Dạ không phải.

Đến đây thì cả hai cùng chưng hửng ngượng ngập không biết nói gì thêm. Một lát sau Trung hỏi:
– Vậy có phải đĩa trái cây này của thím Hai không? Thím Hai không quen biết mà sao đem trái cây đến ngôi mộ này cúng vậy?

Người đàn bà nhìn bó cúc vạn thọ và bó nhang trên tay Trung rồi hỏi ngược lại:
– Còn cậu hình như cũng đem hương hoa đến viếng ngôi mộ này đúng không? Cậu quen biết ra sao với người mất mà lại làm vậy?

Đến đây Trung quyết định kể cho người đàn bà nghe về câu chuyện của mình mặc dù không biết người ta sẽ tin hay không. Người đàn bà trầm ngâm một lát rồi nói với Trung.
– Chuyện dài dòng lắm. Nhà tôi cũng gần đây thôi, cậu nếu rảnh ghé qua tôi sẽ kể đầu đuôi cho nghe.

Trung dạ rồi đốt vội ba nén hương, cắm bó vạn thọ xuống ngôi mộ rồi lễ cẩn thận. Trước khi đi anh cũng không quên đốt một điếu thuốc mời người Thiếu úy dưới mồ.

Sẵn xe xích lô Trung chở người đàn bà về nhà chỉ cách đó chừng trăm thước. Tại đây anh được người đàn bà đưa cho tấm thẻ bài mang tên Nguyễn Văn Ngọc và kể cho nghe câu chuyện bi tráng của những giây phút cuối đời của người lính này. Theo người đàn bà thì trưa ngày 30 tháng 4 Thiếu úy Ngọc theo dòng người chạy loạn đi ngang qua khu nhà bà. Đến đây có lẽ do quá mệt mỏi và thất vọng khi nghe tin đã có lệnh buông súng đầu hàng, Thiếu úy Ngọc đã tự sát bằng một phát đạn vào thái dương. Giấy tờ tùy thân trên người không có nên không ai có thể biết để liên lạc với gia đình của người mất. Trong lúc hỗn loạn đó, vợ chồng bà cùng vài người hàng xóm đã đứng ra chôn cất cho anh ta ở ngay khu nghĩa trang gần nhà. Bia mộ thì viết dựa theo tên trên tấm thẻ bài và cấp bậc căn cứ vào bông mai trên cổ áo của bộ quân phục anh mặc lúc đó. Từ đó vợ chồng bà cùng những người hàng xóm năm xưa vẫn thuờng xuyên ghé thăm và chăm sóc cho ngôi mộ này. Sau cùng người đàn bà nói:

– Tôi nghĩ cậu và anh ta có duyên với nhau nên anh ta mới xui khiến để cậu gặp hai lần. Thôi tôi giao cho cậu tấm thẻ bài này. Cậu ráng giúp tìm xem gia đình anh ta ở đâu để báo tin cho người ta biết.

Trung nhận tấm thẻ bài từ tay người đàn bà và tự nhủ trong lòng sẽ cố gắng giúp người Thiếu úy quá cố tìm ra người thân của anh ta để báo tin. Dựa vào hai lần đón xe, một đi từ nghĩa trang đến xa cảng miền Tây và một đi theo hướng ngược lại Trung đoán có lẽ anh ta có người thân ở quanh khu đó. Khổ nỗi xa cảng miền Tây thì rộng mênh mông bát ngát biết đâu mà tìm. Suy nghĩ một lát Trung bỗng nhớ ra cả hai lần đưa và đón người khách đi xe luôn đứng ở dưới gốc cây sao lớn trước một ngõ hẻm. Như thế có lẽ nhà người thân anh ta chỉ ở quanh quẩn đâu đó. Trung đạp xe ngay đến đó và bắt đầu gõ cửa từng căn nhà trong con hẻm để hỏi thăm về tung tích người Thiếu úy tên Ngọc. Những căn nhà đầu tiên anh hỏi thăm đều là những gia đình mới dọn về sau này nên không ai có thể cho anh thêm thông tin gì. Đến căn nhà ở quãng giữa con hẻm có một người thiếu nữ trạc tuổi Trung đã cho anh một chi tiết quan trọng.

– Anh hỏi thăm thử căn nhà có trồng cây bông giấy trước sân đó xem. Ngày xưa tôi biết gia đình đó có một người con trai cũng cỡ tuổi tôi làm sĩ quan nhưng sau ngày 30 tháng 4 thì không thấy nữa. Hàng xóm đoán là có thể anh ta đã di tản hoặc trốn cải tạo ở đâu đó nên không ai dám hỏi.

Trung cám ơn cô ta rồi đến thẳng căn nhà có cây bông giấy bấm chuông. Một người đàn bà lớn tuổi đi ra. Trung cất tiếng:
– Dạ chào bác. Con kiếm nhà anh Nguyễn Văn Ngọc.

Trung tính nói thêm “ngày xưa là sĩ quan Sư đoàn 18” nhưng anh chợt dừng lại vì vào thời điểm đó ai cũng sợ liên lụy, Trung không muốn chủ nhà nghi ngại. Người đàn bà ngần ngừ một lát rồi hỏi lại:
– Cậu quen sao với thằng Ngọc nhà tôi?

Đến đây thì Trung không còn lo ngại nữa nên trả lời người đàn bà.

– Dạ cháu là lính cùng Sư đoàn 18 với ảnh.
– Cậu vào nhà chơi uống miếng nước cái đã.

Trung bước vào nhà và để ý ngay đến cái bàn thờ ở nhà trong mà trên đó có treo bức hình chân dung một người sĩ quan có khuôn mặt khắc khổ. Không thể lẫn vào đâu được, chính là người khách đi xe của anh trước đây. Người đàn bà rót nước trà mời Trung rồi lên tiếng.

– Cậu có tin tức gì của con tôi không? Cậu thấy đó, tôi lập bàn thờ cho nó vì tin rằng nó đã mất. Lần cuối tôi được biết tin tức về nó là khi đơn vị của nó đóng ở Xuân Lộc. Lúc ấy qua tin tức thì trận đánh ở đó khốc liệt lắm. Sau đó không còn tin tức gì. Vợ chồng tôi không biết nó bị bắt, bị tử trận, hay đã trốn thoát được ở nơi nào đó. Đến đêm ngày 30 tháng 4 tôi bỗng nằm mơ thấy nó mặt mũi bê bết máu. Giấc mơ chỉ thoáng qua thật nhanh và tôi chưa kịp hỏi han thì đã giật mình tỉnh dậy. Sau đó không có tin tức gì của nó nữa và tôi cũng không còn mơ thấy nó lần nào. Vợ chồng tôi cũng đi dò hỏi ở nhà những người bạn cũ của nó thì không ai hay biết gì. Bạn thân trong đơn vị của nó thì không ai ở Sài Gòn. Sau một thời gian bặt tin tức và căn cứ theo giấc mơ ngắn ngủi, chúng tôi đã lập bàn thờ cho nó và lấy ngày 30 tháng 4 làm ngày giỗ. Tôi mong là cậu có thể cho chúng tôi biết được tin tức của nó.

Đến đây thì Trung lần lượt kể cho người đàn bà nghe về hai lần có duyên được gặp mặt Thiếu úy Ngọc. Anh kể cho bà ta nghe về những người tốt bụng đã chôn cất Thiếu úy Ngọc tử tế và vẫn thường xuyên chăm sóc mộ phần anh cho đến tận bây giờ. Cuối cùng anh móc trong túi ra tấm thẻ bài như một kỷ vật để trao lại cho người mẹ đau khổ nhưng hạnh phúc vì cuối cùng cũng biết được con mình bấy lâu nay vẫn được hương khói và mồ yên mả đẹp. Sau đó Trung đạp xe chở mẹ Ngọc đến mộ phần của anh và sau đó ghé thăm nhà của những người ngày xưa đã chôn cất Ngọc. Những cuộc gặp gỡ tràn ngập nước mắt nhưng đó là những giọt nước mắt hạnh phúc cho một cái kết phần nào có hậu. Trung đã đứng trước mộ phần Thiếu úy Ngọc và khấn thầm trong miệng. “Em đã làm được việc tìm ra gia đình của ông thầy. Từ đây mong ông thầy yên nghỉ”.

Khi Trung chở mẹ Ngọc về, người đàn bà đã giữ anh ở lại ăn bữa tối. Hôm đó cũng là ngày tiễn ông Táo về trời. Ở nhà người chị gái của Thiếu úy Ngọc đã chuẩn bị mâm cơm cúng tươm tất. Sau bữa cơm Trung cám ơn và cáo từ gia đình Ngọc để ra về. Khi đạp xe ra khỏi cổng con hẻm bên gốc cây sao, Trung bỗng giật mình khi thấy người đón xe xích lô hôm trước, Thiếu úy Ngọc, đang đứng giơ tay lên chào mình. Đang đà xe chạy nên Trung không kịp dừng, anh chỉ kịp ngoái đầu lại thì chỉ còn thấy gốc cây sao trống trơn. Lật đật thắng xe lại, Trung đứng vội xuống đất sửa quần áo cho chỉnh tề rồi đứng nghiêm hướng về gốc cây sao chào theo đúng phong cách cấp dưới chào cấp trên trước khi leo lại lên xe để đạp về nhà.

Thảo Lan
 
Nam Mai sưu tầm
Xem thêm...

KỲ QUAN ĐỘC ĐÁO Ở SÀI GÒN, TỪ BÀN TAY MỘT NGƯỜI PHÁP

 KỲ QUAN ĐỘC ĐÁO Ở SÀI GÒN 

TỪ BÀN TAY MỘT NGƯỜI PHÁP

*****

Kỷ niệm 160 năm thành lập Sở Thú Sài gòn (1864-2024)

Người Pháp đến Việt Nam bằng một cuộc xâm lược, nhưng khi phải trả lại nền độc lập cho Việt Nam, họ cũng để lại nhiều kỳ quan ở Sài Gòn, như Vương Cung Thánh Đường, Sở Dây Thép Sài Gòn… nhưng công phu và có tầm khoa học vượt trội ở Đông Nam Á, là Vườn Bách Thảo. Trước năm 1975, người dân hay gọi là Sở Thú, nay gọi là Thảo Cầm Viên. Cùng quay lại, và tìm hiểu về công trình này, qua bàn tay tạo dựng của nhà thực vật học người Pháp Jean- Baptiste Louis- Pierre, giám đốc đầu tiên của Sở Thú sau 160 năm.


 
Ngày 23 Tháng Ba năm 1864, Đề Đốc Pierre Paul de La Grandière ký nghi định thành lập Vườn Bách Thảo (Jardin Botanique) trên mảnh đất có diện tích 12 ha (120.000 m2) gần rạch Thị Nghè mà người Pháp gọi là “Arroyo d’ Avalanche” với chức năng sưu tập các loài động – thực vật đặc hữu của Nam kỳ và 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Cao Miên, Lào) và du nhập, ươm trồng một số giống cây phục vụ cho việc trồng cây trên đường phố Sài Gòn – Gia Định.

Ngay sau đó, một kỹ sư và bác sĩ thú y trong quân đội tên Alphonse Germain được giao nhiệm vụ khai phá 12 ha gần rạch Thị Nghè để lập ra Vườn Bách Thảo. Công việc xây cất xe được tiến hành nhanh chóng và Tháng Ba năm 1865, Vườn Bách Thảo đã mở cửa đón khách tham quan. Vì thấy Vườn Bách Thảo sẽ tiếp tục phát triển và có quy mô càng ngày càng lớn hơn, ngày 23 Tháng Ba năm 1865, chính quyền Pháp đã mời nhà thực vật học người Pháp Jean- Baptiste Louis- Pierre đang phụ trách Vườn Bách Thảo Calcutta (Ấn Độ) về làm giám đốc Vườn Bách Thảo và bách thú Sài Gòn (Jardin botanique et zoologique de Saigon) và bộ sưu tập đầu tiên hình thành do công sức của ông gồm 63 loài chim, 29 loài thú và 13 loài bò sát.

Nhà thực vật học người Pháp Jean- Baptiste Louis (ảnh:Wiki)

Jean- Baptiste Louis- Pierre sinh ngày 23 Tháng Mười năm 1833 trong gia đình một doanh nhân trồng mía trên đảo Réunion thuộc Pháp, sang thủ đô Paris của nước Pháp học y khoa rồi học chuyên sâu về thực vật học tại Strasbourg. Khi gia đình ông bị phá sản vào đầu những năm 1850 do một cơn bão tàn khốc quét qua đảo Réunion và những nô lệ làm việc trong đồn điền của cha ông được giải phóng,ông đã bỏ học để làm việc cho Cơ Quan Lâm Nghiệp Hoàng gia Anh (British Imperial Forestry Service) tại Calcutta (Ấn Độ) do ngài Dietrich Brandis, cha đẻ của “ngành lâm nghiêp nhiệt đới”, làm giám đốc.

Ông thăng tiến nhanh chóng trong hàng ngũ những nhà lâm nghiệp tại Calcutta, được bổ nhiệm làm giám đốc Vườn Bách Thảo Calcutta. Tiếng tăm lừng lẫy của Jean- Baptiste Louis- Pierre khi làm giám đốc Vườn Bách Thảo Calcutta đã khiến cho các viên chức Bộ Hải Quân Pháp chú ý tới ông vào năm 1865, khi Vườn Bách Thảo Sài Gòn bắt đầu được xây dựng vào năm trước để sưu tập các loài động, thực vật phục vụ cho sinh hoạt kinh tế.

Ông làm Giám Đốc Vườn Bách Thảo và Bách Thú Sài Gòn từ năm 1865 tới năm 1877, tạo lập cơ sở ban đầu, sưu tập những loài thú và cây trồng quý hiếm từ nhiều nơi khác nhau ở châu Á. Ông đã tự mình sưu tầm nhiều loài động, thực vật bằng tiền túi, và trong 12 năm làm giám đốc Vườn Bách Thảo và Bách Thú Sài Gòn, ông đã dành phần lớn thời gian phối hợp những cây cỏ trong rừng và cây cỏ trên thảo nguyên, hình thành bộ sưu tập cá nhân động, thực vật miền nhiệt đới phong phú nhất.

Vườn Bách Thảo thời đầu xây dựng (ảnh Wiki)

160 năm qua, người ta vẫn nhớ tới Jean- Baptiste Louis- Pierre vì những đóng góp của ông cho việc làm đẹp những chốn công cộng của thành phố Sài Gòn. Trong những vườn ươm rộng lớn ở Vườn Bách Thảo và Bách Thú Sài Gòn và vườn của Dinh Norodom, ông đã ươm trồng nhiều loại cây và bụi cây về sau sẽ được trồng để tạo bóng mát trên những đại lộ, những công trường và công viên của thành phố Sài Gòn. Ông đặc biệt chú ý tới vườn bách thảo của thành phố về sau sẽ mang tên Công Viên Tao Đàn, nơi ông cho trồng nhiều loại cây quý hiếm đến mức nó có biệt danh “Rừng Boulogne của Sài Gòn”.

Dưới sự chỉ huy tạo dựng của Jean- Baptiste Louis- Pierre, Vườn Bách Thảo và Bách Thú Sài Gòn đã có đóng góp lớn lao vào sự phát triển của nông nghiệp ở Nam kỳ vì các vườn ươm ở đây đã tạo ra nhiều loại cây ăn quả và nhiều loại cây công nghiệp. Tuy nhiên, vào năm 1875, công việc nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng đã vượt quá khả năng của Vườn Bách thảo và bách thú Sài Gòn nên Jean- Baptiste Louis- Pierre được khuyến cáo lập ra một trang trại rộng 120 ha trên khu đất của chùa Ao (Pagode des Mares) gần đường Phạm Viết Chánh và đường Cống Quỳnh hiện nay. Trong những năm sau đó, trang trại thử nghiệm gần chùa Ao đã có những nghiên cứu thành công, phát triển hoàn thiện nhiều giống cây cà phê, xoài, dứa, cây đay, cây chàm và cây mía đầu tiên của Việt Nam.

Khu Đền Kỷ niệm được dựng lên trong Vườn Bách Thảo sau 1956. (Ảnh: Heritage)

Trong 12 năm làm giám đốc Vườn Bách Thảo và Bách Thú Sài Gòn, Jean- Baptiste Louis- Pierre cũng giảng dạy thực vật học tại Trường Hậu bổ (Collège des Stagiaires) và ông được tặng biệt danh “Pétrus Botanico” (phỏng theo tên Pétrus Ký). Ông trở về Paris vào năm 1877 để dành nhiều thời gian cho những công trình nghiên cứu của mình và thời gian này là lúc ông viết tuyệt tác của ông là tác phẩm “Flore forestière de là Cochinchine” (Thực vật rừng của Nam kỳ) được in thành nhiều tập từ năm 1881 đến năm 1894.

Tác phẩm này của ông được xưng tụng là tác phẩm quan trọng nhất viết về thực vật rừng của vùng nhiệt đới; những người đương thời đã gọi đây là “một tác phẩm khoa học đồ sộ”, một “cuốn Kinh thánh dành cho những nhà thực vật học hiếu kỳ muốn tìm hiểu hệ thực vật của thuộc địa ở miền nhiệt đới”. Trong những năm cuối đời, ông viết nhiều bài báo khoa học cho các tạp chí khoa học như Bulletin du Jardin colonial, Bulletin de la Société Linéenne de Paris và Bulletin du Musée de Paris. Nhiều giống cây trồng đã được đặt tên theo tên ông, trong đó có pierreodendron thuộc họ Sapôchê và pierra thuộc họ Mùng quân.


Jean- Baptiste Louis- Pierre từ trần ngày 30 tháng 10 năm 1905 tại Saint-Mandé, ngoại ô phía Đông của thủ đô Paris. Vào Tháng Hai năm 1933, để ghi nhớ công lao của ông, Hội Đồng Khoa Học Pháp đã cho xây cột bia tưởng niệm ông trong Vườn Bách Thảo và Bách Thú Sài Gòn. Cội bia này đã được sửa chữa vào dịp kỷ niệm 130 năm thành lập Thảo Cầm Viên Sài gòn vào năm 1994.

Vườn Bách Thảo và Bách Thú Sài Gòn, gọi đúng theo tên ban đầu được đặt, được tu sửa, tái thiết và đổi tên thành Thảo Cầm Viên Sài Gòn vào năm 1956, dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa và cái tên ấy được giữ cho đến nay, nhưng người Sài Gòn vẫn quen gọi là Sở Thú.

Người đến chơi Sở thú trong đầu thập niên 1970 (Ảnh: Heritage)

Sở Thú đã có vai trò then chốt trong giáo dục, trong việc bảo tồn và nghiên cứu. Trước năm 1975, học sinh và trẻ nhỏ trước đây luôn được nhà trường và được cha mẹ dẫn vào tìm hiểu khu Sở Thú rộng 16, 9 ha, biết được thế giới kỳ thú của loài vật, và cỏ cây mà trước đó chúng chỉ nhìn thấy trên tivi hay trong những bức ảnh chụp lại.
 
 
Huỳnh Duy Lộc / Theo: SGN
 
 
 
 

160 năm Thảo Cầm Viên Sài Gòn


Thảo Cầm Viên Sài Gòn là một không gian công cộng và cảnh quan đô thị thân thiện với môi trường và con người. Nó để lại dấu ấn đặc biệt đối với du khách và ký ức bền chặt của cư dân thành phố. Đây là một di sản đô thị mang nhiều giá trị, thể hiện bản sắc văn hóa và văn minh của thành phố.

1.

Theo một nghị định ký ngày 23.3.1864, khu đất rộng 12 ha nằm ở phía đông bắc rạch Thị Nghè được Đô đốc de La Grandiere giao cho bác sĩ Louis Adolphe Germain tạm thiết kế, quy hoạch một khu vườn thực vật - động vật. Lúc đầu được gọi là vườn Bách Thảo. 

Ngày 23.3.1865 ông Jean Baptiste Louis Pierre - người đang phụ trách vườn Bách Thảo Calcutta (Ấn Độ) được chính quyền mời về làm giám đốc khu vườn Bách Thảo và Bách Thú (Jardin botanique et zoologique de Saigon). Ông đảm trách chức vụ này đến ngày 10.10.1877. Ông Jean Baptiste Louis Pierre “đã tổ chức vườn ươm một cách rất đáng khâm phục và đã giao cho thành phố hàng ngàn cây xanh để trồng trong các công viên và trên các đại lộ”.

Tượng Giám đốc Jean Baptiste Louis Pierre trên lối vào Thảo Cầm Viên. Ảnh: Lê Quân


Khi vườn Bách Thảo mới được thành lập, trên báo Courrier de Saigon đã đăng lời kêu gọi mọi người, kể cả người dân lẫn du khách và binh lính thuộc mọi miền trên xứ Nam kỳ đóng góp các loại thực vật và động vật, nhờ đó đã tập hợp được nhiều giống lạ. Đến năm 1878 nơi này đã tập hợp được hầu hết các loại động vật ở Nam kỳ. 

Từ năm 1956 vườn Bách Thảo được tu sửa và đổi tên là Thảo Cầm Viên cho đến nay. Đến năm 1990, nhiều chuồng thú được cải tạo và mở rộng cho phù hợp. Chương trình trao đổi động vật với các vườn thú đã làm cho bộ sưu tập động vật của Thảo Cầm Viên Sài Gòn càng thêm phong phú. Đây là vườn thú lâu đời đứng thứ tám trên thế giới, là khu vườn có bộ sưu tập thảo mộc và muông thú phong phú nhất ở vùng Viễn Đông. Năm 1990 Thảo Cầm Viên là thành viên chính thức của Hiệp hội Các vườn Đông Nam Á. 

Trong khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn có hai công trình kiến trúc khá tiêu biểu của giai đoạn lịch sử nửa đầu thế kỷ XX: Bảo tàng Lịch sử TP.SAIGÒN và Đền thờ Hùng Vương. Hiện nay Thảo Cầm Viên hàng ngày đón hàng nghìn lượt khách đến tham quan.

2.

Ở nước ta, trong các làng xã hay đô thị cổ xưa, không gian công cộng thường là sân đình hay khuôn viên chùa, nhà thờ hoặc khu vực chợ làng... Nơi đó cộng đồng có những sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo chung, có giao tiếp - trao đổi hàng hóa. Đồng thời với những sinh hoạt đó là giao lưu văn hóa, tình cảm của cộng đồng. Những khoảng thời gian cộng đồng có sinh hoạt chung như vậy không nhiều, năm đôi ba lần lễ hội vào dịp nông nhàn hay Tết Nguyên đán... Tuy nhiên, nhu cầu “không gian công cộng” luôn tồn tại trong mọi cộng đồng, mọi thời đại vì đó chính là nhu cầu thể hiện bản sắc, đặc trưng văn hóa của cộng đồng, của địa phương.

Sang thời kỳ đô thị được xây dựng theo kiểu phương Tây, không gian công cộng nhiều hơn và đa dạng hơn.“Nguồn gốc của không gian công cộng, theo cách nhìn của phương Tây, liên quan đến khái niệm “quyền” tiếp cận và loại trừ tới các không gian đó. Trong các mô hình xã hội dân chủ, nhà nước cần thiết lập những không gian mà ở đó tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận bất luận địa vị xã hội hay điều kiện kinh tế, và quyền này được bảo vệ bởi hiến pháp và pháp luật... Công viên cũng được xem là một không gian công cộng chính thống để đảm bảo quyền được nghỉ ngơi thư giãn, tiếp cận thiên nhiên của các đối tượng xã hội” (*).

Đền kỷ niệm nay là Đền thờ Hùng Vương (Ảnh tư liệu, chụp năm 1967).


Không gian công cộng ở đô thị có nhiều giá trị cơ bản: Tác động tích cực đến sức khỏe và tinh thần dân cư; gắn kết cộng đồng, góp phần định hình bản sắc một khu vực, một cộng đồng; giá trị phát triển kinh tế từ không gian công cộng còn là một nguồn vốn xã hội gần như vô tận, lợi nhuận được thu về từ các hoạt động kinh tế, giá trị văn hóa tích lũy ngày càng cao; giúp tăng cường đa dạng sinh học, tạo ra những hệ sinh thái tự nhiên trong lòng đô thị.

Từ nửa sau thế kỷ XIX tại Sài Gòn chỉ có một vài công viên như vườn Ông Thượng (nay là công viên Tao Đàn). Một công viên khác là vườn cây sao - công viên phía trước dinh Độc Lập. Khu vực này còn có nhà thờ Đức Bà và quảng trường Công xã Paris, Bưu điện Thành phố... nối liền với đường Đồng Khởi đi xuống bến Bạch Đằng, đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi, chợ Bến Thành. Tuy nhiên công viên lớn nhất vẫn là Thảo Cầm Viên nằm đối diện Dinh Độc Lập, với trục đường Lê Duẩn nối liền một thiết chế chính trị quan trọng nhất với một thiết chế văn hóa mang tính công cộng cao nhất. Đây là điểm nổi bật trong quy hoạch đô thị Sài Gòn. Toàn bộ khu vực trung tâm được coi là “vùng di sản” của Sài Gòn.

Hình ảnh tư liệu về khu chuồng khỉ ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Ảnh được chụp năm 1970 bởi Carl Nielsen.


Hồi ký của Paul Doumer (Toàn quyền Đông Dương giai đoạn 1897 - 1902) miêu tả khu vực này như sau: “Sài Gòn là một thành phố nhiệt đới xinh đẹp, thành phố duyên dáng nhất vùng Viễn Đông. Một số công trình nghệ thuật ở Sài Gòn rất đẹp; tất cả đều có kích thước lớn; nhà cửa nói chung khá xinh xắn, đường phố rợp bóng cây, tất cả như chìm ngập trong một đại dương xanh.

Nhìn từ trên cao xuống, từ chòi quan sát trên nóc một con tàu hoặc từ các tháp của nhà thờ, Sài Gòn hiện ra như một công viên rộng lớn, trong đó một vài tòa nhà quá đồ sộ hoặc quá cao vượt lên khỏi những tán cây. Này là Dinh Toàn quyền, các trại lính, bệnh viện, Sở Bưu điện, Dinh Thống đốc, Nhà Đoan (Sở Thuế quan)... các công thự đó không chịu thua những tán cây muốn chiếm lĩnh trời xanh, luôn luôn vươn lên và trải rộng nhờ nhựa sống của thiên nhiên hào phóng”. 

Cho đến cuối thế kỷ XX có thể nhận thấy vai trò của Thảo Cầm Viên so với các “không gian công cộng” khác là mang tính cộng đồng cao hơn. Đây là nơi mọi tầng lớp xã hội đều có thể tham gia để đáp ứng nhu cầu giải trí (hiếu kỳ, nghỉ ngơi, vui chơi...). Không chỉ vậy, với hai công trình văn hóa là Viện Bảo tàng và Đền thờ Hùng Vương, Thảo Cầm Viên còn là nơi người dân được tiếp nhận nhiều tri thức lịch sử - văn hóa, được “về nguồn” bằng các sinh hoạt tâm linh ngày thường cũng như dịp lễ, Tết... 

Cây cổ thụ trong Thảo Cầm Viên. Ảnh: Trung Dũng


Từ sau 1954, nhất là từ sau 1975, chức năng của các không gian công cộng ở khu vực trung tâm thành phố được chia sẻ cho nhau: “Phố đi bộ” từ đường Đồng Khởi nay có thêm đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi; các cơ sở dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, nhà sách, rạp phim...) không chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu mà trở nên quen thuộc với các tầng lớp khác. Tuy có thêm nhiều công viên lớn nhỏ khắp thành phố nhưng Thảo Cầm Viên vẫn giữ vị thế “đặc biệt” do tính chất và chức năng quan trọng trong nhiều lĩnh vực.

3.

Là một công viên với hàng ngàn cây xanh nhiều chủng loại, được trồng và chăm sóc khoa học, tạo cảnh quan đẹp, Thảo Cầm Viên mang lại tác dụng tốt cho sức khỏe cư dân đô thị. Số lượng mảng xanh, không gian chung ở Việt Nam đang dần bị thu hẹp, nhường chỗ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị mới. Chính vì vậy mảng xanh của Thảo Cầm Viên ngày càng trở nên quan trọng đối với TP.SG đang trong quá trình đô thị hóa - hiện đại hóa mạnh mẽ.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn cần được bảo tồn và phát triển như một di sản đô thị. Ảnh: Quỳnh Trần


Giá trị khoa học và cung cấp tri thức cho cộng đồng của Thảo Cầm Viên là không thể phủ nhận và ngày càng trở nên quan trọng trong thời kỳ biến đổi khí hậu toàn cầu. Công cuộc bảo tồn các giống loài động, thực vật không chỉ nhằm lưu giữ một phần lịch sử tự nhiên mà còn cho biết thái độ, ứng xử của con người đối với thiên nhiên và môi trường sống. Thảo Cầm Viên còn là nơi các nhà khoa học trồng thí nghiệm các giống loài thực vật phục vụ nhu cầu của đô thị. Không biết chức năng này đến nay còn hữu dụng không, khi mà việc trồng cây xanh ở thành phố không có sự nhất quán và lâu dài trong khi nhiều cây cổ thụ, nhiều mảng xanh bị chặt hạ để xây dựng hạ tầng giao thông?

Không gian công cộng như Thảo Cầm Viên không chỉ có giá trị “phi vật thể” như trên mà lợi ích kinh tế cũng rất cụ thể. Ở nhiều quốc gia những “không gian xanh” của rừng, công viên... đều được coi là “vốn xã hội”. TP.SG đang hướng tới xây dựng “Thành phố xanh”. Cho dù “mảng xanh” chỉ là một trong nhiều yếu tố của “thành phố xanh” nhưng đây là yếu tố tự nhiên, bền vững, thân thiện và dễ thực hiện việc tăng cường và bảo vệ. 

Với chức năng “không gian công cộng đặc biệt” và nhiều lợi ích quan trọng, Thảo Cầm Viên Sài Gòn cần được bảo tồn và phát triển như một di sản đô thị, đồng thời là một “chỉ số xanh” của TP. Sài Gòn.

 

Nguyên Thy sưu tầm

 
 

 

Xem thêm...
Theo dõi RSS này