Văn học nghệ thuật

Văn học nghệ thuật (1255)

Find out the latest local and worldwide news.

Children categories

Thơ

Thơ (23)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Xem bài viết...
Âm nhạc

Âm nhạc (118)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Xem bài viết...
Truyện

Truyện (249)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Xem bài viết...

NGỌT NGÀO VÀ ĐẮM ĐUỐI VỚI "VÌ NÓ LÀ EM" CỦA NỮ NHẠC SĨ DIỆU HƯƠNG

 NGỌT NGÀO VÀ ĐẮM ĐUỐI VỚI "VÌ NÓ LÀ EM"

CỦA NỮ NHẠC SĨ DIỆU HƯƠNG

Công chúng không còn xa lạ với những câu hát trong ca khúc “Vì đó là em” ngọt ngào và đắm đuối. Thế nhưng, tác giả của “Vì đó là em” là ai thì chẳng mấy người tỏ tường. Thật thú vị, khi biết rằng tác giả của ca khúc này không phải một quý ông hào hoa, mà là một nữ nhạc sĩ gốc Huế. Đó là nhạc sĩ Diệu Hương, tên đầy đủ là Lê Thị Diệu Hương (SN 1955).



“Yêu em vì chỉ biết đó là em”

Năm 2000, nhạc sĩ Diệu Hương từ Mỹ về nước dự định thực hiện CD đầu tiên. Tại Sài Gòn, khi nghe ca sĩ Quang Dũng hát ở một phòng trà, nữ nhạc sĩ nhận ra giọng hát này có thể phù hợp với dòng nhạc của mình nên chợt nảy ra ý muốn mời Quang Dũng thu thử một nhạc phẩm trên CD đầu tay mang tựa đề “Khắc khoải”.

Lúc đó, Quang Dũng là một giọng ca mới chập chững vào nghề, chưa được biết đến nhiều nên chưa phải là một tiếng hát độc quyền cho một trung tâm nào. Anh tỏ ra e ngại khi được nhạc sĩ Diệu Hương đưa cho một nhạc phẩm để hát thử.

Nhưng sau khi nữ nhạc sĩ cầm cây guitar lên hát bài “Khắc khoải”, Quang Dũng đã lên tiếng đề nghị để anh thu thanh nhạc phẩm này vì nhận thấy bài hát rất thích hợp với giọng ca của mình. Đó cũng là lần đầu tiên Quang Dũng hát nhạc Diệu Hương, cũng là một trong những bài đầu tiên anh thu âm giọng hát của mình trong studio.

Tiếp đó, Quang Dũng thể hiện ca khúc “Vì đó là em” của nữ nhạc sĩ. Ca khúc này vừa được trình diễn đã lập tức trở thành một hiện tượng âm nhạc. Không chỉ giúp ca sĩ Quang Dũng xác lập được vị trí trong lòng khán giả, mà ca khúc còn giới thiệu cho công chúng một nữ nhạc sĩ hải ngoại - Diệu Hương.

Nghe “Vì đó là em”, nhiều người sẽ cảm nhận trong đó một tình yêu tha thiết, đến mê dại, đến cuồng say của người con trai. Yêu em chỉ biết em là em thôi chứ không quan tâm đến những điều kiện phụ thuộc hơn thua, được mất mà người đời thường quan tâm đến người tình của mình. “Không cần biết em là ai/ Không cần biết em từ đâu” là quan niệm về tình yêu cao cả của tâm hồn không vướng lụy gì về bề ngoài.

Tình yêu lý tưởng đích thực như mơ ước luôn sâu nặng ở trong tâm hồn, thì thời gian và khoảng cách xa nhau không thể làm tình dần phai nhạt trong lòng. Khi nhớ em, ta “không cần biết đêm dài sâu, không cần biết bao gầy hao” mà chỉ biết đó là em, làm quay quắt trong nỗi nhớ nhung thầm lặng chiếm hết không gian, thời gian.

Ca sĩ Quang Dũng là người trình bày ca khúc “Vì đó là em” thành công nhất
 
“Ta ngồi đếm tên thời gian” - Thời gian làm gì có tên mà ngồi đếm? Đó là lối biểu cách rất văn chương, về tâm trạng bồn chồn ngồi đứng không yên của một kẻ đang yêu. Thương yêu cho đi chứ không cần biết nhận, vì cuộc đời vẫn còn có nhau khi ngày nào “nghe thương yêu dâng cao như ngọn đồi”.

Và, cho dù biết cuộc tình không đầm ấm mãi khi rồi một ngày kia em sẽ đi, ta vẫn yêu em cuồng si. Cảm xúc của người nghe lắng lại, cảm động về một tình yêu chân thành mãnh liệt, không so đo toan tính. Và, “nghe trong ta quên đi lòng sầu hận” - như một thông điệp của ca khúc gửi cho đời. Đó là một tình yêu thanh thoát bao dung hướng thượng tâm hồn người đến chân thiện mỹ…

Liên tục được nhiều ca sĩ hát lại, nhưng ca sĩ Quang Dũng vẫn là người thành công nhất khi thể hiện ca khúc “Vì đó là em”. Và tính đến nay, “Vì đó là em” vẫn là ca khúc mà Quang Dũng dành được nhiều sự yêu mến nhất trên các diễn đàn âm nhạc, với hàng chục triệu lượt thưởng thức trên youtube.

Từ thành công của ca khúc “Vì đó là em”, ca sĩ Quang Dũng bỗng có vai trò như người quảng bá ca khúc cho nhạc sĩ Diệu Hương. Những sáng tác của nữ nhạc sĩ vừa được cấp phép biểu diễn tại Việt Nam thì gần như ngay lập tức Quang Dũng trình bày trên sân khấu hoặc thu âm băng đĩa.

Mỗi khi nhớ lại sự “khám phá” ra Quang Dũng của mình, nhạc sĩ Diệu Hương đều luôn cho đó là một cơ duyên văn nghệ đặc biệt trong đời sống đúng vào thời kỳ bà còn mang tâm trạng ngơ ngác khi đến với âm nhạc, và khi Quang Dũng còn là một giọng ca mới chân ướt chân ráo đến với sân khấu ca nhạc.

Ca sĩ Quang Dũng cũng xác nhận về mối tình cảm anh gọi là tình cảm văn nghệ của mình đối với nữ nhạc sĩ Diệu Hương, anh coi như một người chị thể hiện qua cách xưng hô. Quang Dũng cũng như ngay cả nhạc sĩ Diệu Hương cũng không ngờ lại có sự kết hợp hoàn hảo đến như vậy.

 
Nữ nhạc sĩ hiếm hoi của làng nhạc hải ngoại

Nhạc sĩ Diệu Hương sinh ra tại Huế, là người con gái duy nhất trong một gia đình có 13 người con. Năm 5 tuổi, bà theo gia đình chuyển vào Đà Nẵng sinh sống. Sau khi hoàn tất bậc trung học, bà lên Đà Lạt theo học Trường Đại học Chính trị kinh doanh và từng được bầu làm trưởng ban văn nghệ trong những năm đại học.

Trong thời gian đó, nữ sinh gốc Huế tập guitar, rồi về Sài Gòn tiếp tục học với một người bạn. Năm 1977, bà bỗng nổi hứng sáng tác ca khúc. Bài hát đầu tiên “Tôi muốn hỏi tại sao” được bà hát thử cho bạn bè nghe và rất được tán thưởng. Từ đó, nữ nhạc sĩ chuyển sang đam mê âm nhạc. Tuy nhiên, cuộc sống nhiều bề bộn và âu lo, không cho bà nhiều cơ hội mơ màng với âm nhạc.

Năm 1990, nhạc sĩ Diệu Hương cùng người thân sang Mỹ định cư. Nhạc phẩm đầu tiên bà sáng tác tại hải ngoại là ca khúc “Mùa thu nơi đây” với tâm trạng ngổn ngang: “Mùa thu nơi xưa dịu dàng, giờ trong tôi nghe muộn màng/ Tình yêu cho anh một ngày, rồi một ngày nào đã phai/ Về đây khi tôi ngồi lại, niềm cô đơn ôi còn dài…”.

Đất khách quê người, những ngày bận bịu đi làm ở văn phòng luật sư, rồi làm nhân viên bưu điện đã chiếm hết thời gian và tâm trí của bà. Nhiều ngày tháng, nhạc sĩ Diệu Hương cũng quên hẳn đi các bài hát của mình. Thế nhưng, liên tục những thất vọng và những đổ vỡ đã đẩy bà vào bơ vơ, trống vắng.

Để giải thoát bản thân, nhạc sĩ Diệu Hương đã quay lại với âm nhạc bằng ca khúc “Phiến đá sầu” đầy tâm trạng: “Em hỏi tôi, đá biết thở dài xa xôi/ Em hỏi tôi, đá có ngậm ngùi chia phôi/ Em và tôi thiên đường mất rồi/ Trên lối về mình tôi bước dài lê thê…”. Ca khúc này được hát lần đầu do chính nhạc sĩ Diệu Hương thể hiện, sau đó được nhiều ca sĩ nổi tiếng ở hải ngoại như: Tuấn Ngọc, Lâm Thúy Vân hát lại.

Một ưu điểm để dòng nhạc Diệu Hương phổ biến ở hải ngoại, chính là khả năng tự biểu diễn của bà. Hầu hết những ca khúc của nữ nhạc sĩ đều do bà hát một cách mộc mạc, rồi những danh ca khác mới thu âm theo bản phối khác, cầu kỳ hơn và chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, nghe bà hát thì phần lớn công chúng mới thấy thấm thía về những xao xuyến và đau đáu gửi gắm trong ca khúc.

Có thể nói, nhạc sĩ Diệu Hương là một trong những nhạc sĩ nữ hiếm hoi của làng nhạc hải ngoại. Nhờ có một số vốn liếng về văn chương đến từ sở thích thú đọc sách nên bà đã đưa những suy tư của mình qua lời ca vào trong âm nhạc một cách rất hài hòa.

Nhạc sĩ Diệu Hương

“Tôi mê viết văn lắm. Từ nhỏ, tôi đã đọc nhiều sách. Khoảng 8, 9, 10 tuổi, tôi để cả một chồng sách trên giường để đọc. Đọc sách không ngừng nhưng phải công nhận cũng nhờ qua đọc sách mà tôi cũng có một cái vốn liếng về văn chương”, nữ nhạc sĩ từng chia sẻ.

Cũng do sự say mê với chữ nghĩa nên qua những ca từ của nhạc sĩ Diệu Hương, người nghe rất dễ dàng nhận ra sự đắn đo và thận trọng trong cách dùng chữ của bà - một người luôn tìm cách thoát ra những sáo ngữ.

Bây giờ, nhạc sĩ Diệu Hương có gia tài gần 100 ca khúc. Thành công đến với nữ nhạc sĩ có lẽ là do dòng nhạc trữ tình dễ tạo được những cảm xúc và ngôn từ sử dụng dễ thấm vào tâm hồn người thưởng thức.
 
 

Đình Phùng (biên soạn) / Theo: PLVN
 
 
----------------------
 

GỌI EM HAI TIẾNG "MÌNH ƠI!"

 
Vợ chồng xưng hô với nhau bằng Chồng ơi – Vợ ơi, Bố ơi – Mẹ ơi, Anh ơi – Em ơi, hoặc Mình ơi thì đến già vẫn yêu thương mặn nồng, kẻ thứ 3 khó có chỗ chen chân vào.


Những từ ngữ trên là cách gọi vừa thể hiện chủ quyền sở hữu, trách nhiệm, và tình cảm mà cả hai dành cho nhau. Trong những cách vợ chồng gọi nhau, gọi nhau bằng “mình”, là cách gọi thân thương nhất, nhẹ nhàng nhất, và thấm đậm tình cảm nhất.

Trong hôn nhân, vợ chồng sống với nhau quan trọng là hai chữ “hòa thuận”. Người chồng trọng nhất là giữ nghĩa với vợ, người vợ trọng nhất là giữ tiết với chồng. Cư xử với nhau theo phương châm: “Phu phụ tương kính như tân”, nghĩa là vợ chồng quý nhau như khách. Vì nếu “phu phụ hòa nhi hậu gia đạo thành”. Vợ chồng có hòa thuận thì mới nên gia đạo.

Xét về phẩm chất của người vợ, theo truyền thống văn hóa từ xưa, người vợ phải đảm bảo đủ “tam tòng, tứ đức”. Tam tòng là người con gái ở nhà thì theo cha mẹ, lấy chồng thì theo chồng, khi chồng chết thì theo con. Tứ đức là: Công, dung, ngôn, hạnh. Quan điểm tam tòng có thể thay đổi để hòa nhập theo văn hóa và xã hội hiện nay, nhưng tứ đức thì đời nào cũng đáng quý.

 
VỢ CHỒNG XƯNG HÔ VỚI NHAU

Đối với văn hóa Âu Mỹ, người Anh hay Mỹ vợ chồng gọi nhau bằng tên. Thí dụ, John, Peter, James, Mary, Ann, Teresa… Trong cách xưng hô lãng mạn, họ gọi nhau là beau, beloved, darling, dear, dearest, dearie, hoặc honey.

Người Pháp cũng gọi nhau bằng tên: Jean, Jacques, pierre, Paul… Thân mật hơn họ gọi nhau mon hay ma Chéri (e), mon (ma) petit (e), cheri (e), mon, amour.

Người Trung Hoa, chồng gọi vợ là hiền thê, ái thê hay nương tử. Người vợ gọi chồng là tướng công, phu quân hay lang quân.

Do ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, theo Nho học, tại Việt Nam vợ được gọi là thê, phụ. Những gia đình theo cổ tục đa thê trước đây, vợ chính, vợ cả, vợ lớn gọi là đích thê, chính thê, phát thê, chính thất, hay chủ phụ. Vợ sau, vợ lẽ là kế thất. Trong cách thân mật, chồng gọi vợ là hiền thê, ái thê, nương tử. Khi xưng hô với người khác, chồng gọi vợ là phu nhân, và vợ gọi chồng là phu quân. [1]


GỌI NHAU HAI TIẾNG MÌNH ƠI

Từ sự phong phú của ngôn ngữ Việt, vợ chồng xưng hô với nhau bằng nhiều từ ngữ thân mật, dịu dàng mà cũng rất lãng mạn tùy theo hoàn cảnh và thời gian. Trong thời gian hẹn hò, quen biết, đôi trai gái thường gọi nhau bằng tên. Khi “tình trong như đã,” thì xưng hô anh em với nhau. Và sau khi nàng đã theo chàng về dinh, trong đời sống hôn nhân cả hai đã trở nên một, lúc đó vợ chồng gọi nhau, xưng hô với nhau là anh, em, chồng, vợ. Dù chồng kém tuổi hơn vẫn gọi là anh. Những cặp đã có con thì chữ anh hay em được thay bằng “bố’ hoặc “mẹ”, để gọi thay cho con. Thí dụ, bố thằng Tý, mẹ con Mơ. Và khi về già họ gọi nhau là “ông” hoặc “bà”: Ông nó đâu rồi? Bà đang làm gì vậy?…

Tuy nhiên, cách gọi thân thiện nhất, tình tứ nhất và cũng lãng mạn nhất, đó là vợ chồng gọi nhau bằng “mình”.

MÌNH ƠI TIẾNG RU NGỌT NGÀO

“Mai này đây người em thơ nhỏ bé.
Có anh vuốt vai gầy, ngắm làn môi thắm thơ ngây.
Trọn đời chung đôi mãi yêu như ngày cưới.
Hai đứa kêu nhau ‘Mình ơi!’”[2]

Tự điển tiếng Việt định nghĩa chữ “mình” như sau:
– Đại từ vợ chồng gọi nhau thân mật.
– Đại từ ngôi thứ hai, dùng thân mật: “Mình về mình nhớ ta chăng? Ta về ta nhớ hàm răng mình cười” (Ca dao). [3]

Bùi Giáng đã mặc cho chữ mình ở đây bằng một tên gọi khác cũng có trong văn chương Việt Nam qua hai câu thơ:

“Mình ơi! Tôi gọi là nhà,
Nhà ơi! Tôi gọi mình là nhà tôi”.

Như vậy, từ tiếng mình, vợ chồng Việt Nam còn gọi nhau là “nhà tôi” khi nói về chồng hay vợ mình với người khác. Chữ nhà tôi đây không phải để chỉ về một ngôi nhà, một nơi ở, một tổ ấm của hai vợ chồng, mà còn để nói lên tính chất sở hữu, lệ thuộc và trách nhiệm đối với nhau. Nhà tôi chỉ vợ hoặc chồng khác với cái nhà “house”, và cũng khác với “home” là tổ ấm, chỗ ở, và quê hương, tuy cả hai trong tiếng Anh cũng gọi là nhà. Chính vì thế mà nhiều người tuy có house, nhưng chưa có home. Có nghĩa là tuy sống trong căn nhà nhưng không phải là tổ ấm gia đình: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm!”.


Chữ mình của người Việt Nam dùng để gọi vợ hoặc chồng còn phát xuất từ ý nghĩa trung thực nhất, thâm thúy nhất và cao cả nhất trong chương trình sáng tạo và hình thành đời sống hôn nhân của Tạo Hóa. Trở về với những ngày đầu sáng tạo, và mục đích hôn nhân trong ý muốn của Thượng Đế, Thánh Kinh kể rằng chính Thượng Đế đã tạo dựng và phối hợp cho đôi vợ chồng đầu tiên trong vườn Địa Đàng: “Rồi từ chiếc xương sườn mà Thiên Chúa lấy từ đàn ông, Ngài đã làm nên một người đàn bà và mang đến cho nó. Và người đàn ông nói: “Bây giờ, đây là xương của xương tôi và thịt của thịt tôi, nàng sẽ được gọi là ‘đàn bà’, vì nàng được lấy ra từ đàn ông”. Vì lý do này, người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mình và nên một với vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một thân xác” (Sáng Thế 2:22-24).

Như vậy, vợ chồng không còn là hai mà là một. Ý nghĩa vừa tôn giáo, vừa tâm lý và vừa thể lý này dẫn đến việc vợ chồng coi nhau là xương, là thịt của mình và của nhau. Một phần mình là của người kia, và một phần mình của người kia là của mình. Cả hai đều bình đẳng, đều có giá trị như nhau trong đời sống hôn nhân của hai người. Cả hai tạo thành một nhân vị, một con người trong ý nghĩa sáng tạo. Tư tưởng bình quyền từ tiếng vợ chồng gọi nhau là mình cũng được tìm thấy ở đây. Từ đó suy ra việc vợ chồng hòa quyện với nhau trong hành động sinh lý không còn là một việc làm hoàn toàn mang tính cách xác thịt, phàm tục, nhưng là một hành động nuôi dưỡng tình yêu, tiếp tay trong việc tạo dựng của Thượng Đế. Đây là lý do tại sao những kẻ gian dâm, ngoại tình là những người không tôn trọng chính mình, không tôn trọng vợ hay chồng của mình. Họ tự tay phá vỡ hạnh phúc hôn nhân của họ. Chúng ta cũng có lý do để tin rằng trong xưng hô hằng ngày với nhau, những người này không bao giờ gọi nhau bằng những tiếng thân thương như: chồng ơi, vợ ơi, bố ơi, mẹ ơi, anh ơi, em ơi. Đặc biệt là mình ơi!


Bức tranh về đôi vợ chồng đầu tiên đã được thi sỹ Nghinh Nguyễn dệt thành bài thơ tuyệt vời bằng những chữ mình rất say đắm, mặn mà, và linh động:

Mình ơi! Tiếng gọi nhà tôi,
Lời yêu mộc mạc từ thời cổ sơ.
Địa đàng qua một giấc mơ,
Chúa đưa mình đến kết tơ duyên đầu.
Mối tơ duyên thật nhiệm mầu,
Khu vườn hiển hiện một bầu trời thơ.
Xa mình – mình thấy bơ vơ,
Vắng nhà tôi – lại ngẩn ngơ trông tìm.
Bên mình – mình thấy dịu êm,
Xa mình – mình thấy bóng đêm thêm dài.
Nhớ mong, hờn giận chia hai,
Bởi hai trong một nối dài sợi thương.
Tiếng yêu xưa thật bình thường,
Mà sao sâu lắng keo sơn nghĩa tình?
Nhà tôi – mình hởi ơi mình!
Tiếng mình yêu đó kết tình lứa đôi.
Trăm năm tóc bạc da mồi,
Trong ân nghĩa thánh mình tôi hiệp hòa.
Bởi mình là nửa của ta,
Còn ta hơn một phần ba nơi mình….
 
Thương dùm con chữ… mình ơi! [4]
 
Click để nghe Trường Vũ-Như Quỳnh hát 
 
Những vần thơ có cánh trên cũng như những lời ngọt ngào, lãng mạn trong bản tình ca của nhạc sỹ Minh Kỳ, và cùng với những tiếng “mình ơi!” và “nhà tôi” trong thơ Bùi Giáng đã nhắc tôi nhớ đến “chiếc xương sườn” của mình. Nàng chính là người yêu của tôi, bà xã của tôi, vợ tôi và nhà tôi. Nàng đã cho tôi biết thế nào là vị ngọt của tình yêu. Đã đem lại cho tôi những nụ cười, những ánh mắt trìu mến, nhưng cũng đã lấy đi ở tôi những giọt nước mắt. Những giọt nước mắt vui mừng, hạnh phúc, đôi khi hối hận vì đã không làm gì hơn để cám ơn, và để trân quý món quà mà Thượng Đế đã ban tặng. Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật của nàng, một lần nữa tôi muốn gói trọn tình cảm của mình trong tiếng gọi dịu dàng và âu yếm: “Mình ơi!”
 
Trần Mỹ Duyệt
 
 
Kim Phượng sưu tầm

 
 
Xem thêm...

Lễ Hội Tháng Giêng Và Nền Văn Minh Nông Nghiệp - Nguyễn Thị Cỏ May

Lễ Hội Tháng Giêng Và Nền Văn Minh Nông Nghiệp -

Nguyễn Thị Cỏ May

 

Có một đoạn văn ngắn, giản dị, nhắc lại tên vài thứ bánh quen thuộc rất phổ biến trong đời sống người Việt Nam. Dĩ nhiên không phải nó giải nghĩa nguồn gốc những thứ bánh đó. Nhưng đọc qua, ai cũng thấy vui và sự phù hợp của nó với tên gọi các thứ bánh đó.
 
Cỏ May tôi xin trích vài câu để mời bạn đọc:
 
Lúc yêu nhau thì đòi ăn bánh Hỏi.
Lấy nhau về thì có bánh Phu Thê.
Ăn ở với nhau thì có bánh Khoái.
Khi nghi ngờ nhau thì có bánh Canh.
Nhưng cãi nhau hoài thì ăn bánh Đập.
Rồi bánh Phòng, tới bánh Còng, và sau cùng là cùng ăn bánh Tiêu...
 
Các loại bánh này, nhìn thấy đều không có kem, sữa, bơ… Tất cả đều làm bằng nông phẩm thổ sản Việt Nam. Nông nghiệp Việt Nam không có chăn nuôi. Và chính huyền sử bánh Dày, bánh Chưng cũng nói lên điều đó.
 
Bánh Dày, bánh Chưng
 
Về nghĩa “bánh Dày, bánh Chưng”, có vài cách cắt nghĩa khác nhau. Nay xin dựa theo Từ điển Hán Nôm Cổ Chỉ Nam Ngọc Âm do NXB Khoa Học Xã Hội (KHXH) xuất bản, Hà Nội, 1985, chữ Dày có nghĩa là trắng. Sách ghi thêm thí dụ “bạc bính” là “bánh trắng".
 
Còn theo Từ điển Dictionnaire Annamite-Chinois-Français của Gustave Hue xuất bản, Hà Nội, 1937, thì Dày cũng có nghĩa là bạc, như bạc đầu, bạc phau, bạc phếch, bạc phơ… tức là trắng (blanc).
 
Vậy “bánh Dày” phải có nghĩa là “bánh Trắng”, có lẽ dễ hiểu hơn là dày phản nghĩa với mỏng hay dày vò như vài người đã cắt nghĩa. Từ  đây, phải chăng “Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên” của Nguyễn Du tả nét đẹp thân thể nàng Kiều cũng có nghĩa là trắng. Nét đẹp này hoàn toàn phù hợp thẩm mỹ quan của Việt Nam xưa nay. Người phụ nữ đẹp phải có nước da trắng. Nó vừa đẹp, vừa sang vì không phải lam lũ dưới mưa nắng.
 
Mỹ quan này vẫn còn giá trị, và thịnh hành cho tới ngày nay. Nhiều cô gái Việt Nam gia đình có tiền vì chẳng may có nước da không được “trong ngọc trắng ngà” bèn dùng thuốc làm cho da trắng để cho có vẻ đẹp phụ nữ. Đi ra đường, các bà, các cô trùm mặt như phụ nữ Ả Rập, tay mang găng cao lên tới nách chống nắng, tuy nắng Sài Gòn như lò lửa. Trong lúc đó, phụ nữ Tây phương lại muốn có nước da ngăm hay rám nắng mới đẹp. Mùa hè, họ túa ra biển, lên núi để tìm nắng ấm, phơi nắng cho mạnh khỏe nhưng quan trọng là làm đẹp. Ai không đi được, ở nhà thì hằng ngày cũng bôi kem, ra lề đường, công viên ngồi phơi nắng để xóa đi nước da trắng bệch, thay vào bằng nước da ngâm sẫm.
 
Vậy “Dày dày” không thể có nghĩa là “nảy nở, phát triển, đồ sộ” như một số người cắt nghĩa theo quan niệm thẩm mỹ Tây phương là vòng ngực, vòng mông phải có kích thước đúng tiêu chuẩn của người đẹp.
 
Vả lại, theo truyền thuyết, bánh Dày và bánh Chưng là hai thứ bánh do Hoàng tử thứ 18 Tiết Liêu của Vua Hùng thứ 6, vâng lệnh Vua cha, làm dâng cúng tổ tiên nhân ngày đầu năm. Theo lời dạy của Thần linh báo mộng, Tiết Liêu lấy nếp làm bánh hình vuông, bên trong có nhân bằng đậu xanh, lấy xôi nếp giã ra  làm bánh dày hình tròn. Cả hai đều được gói bên ngoài bằng lá xanh. Thần linh cắt nghĩa bánh chưng hình vuông tượng trưng cho Đất hay Mẹ, bánh Dày hình tròn tượng trưng cho Trời hay Cha. Bên ngoài bao lại bằng lá ý muốn nói Cha Mẹ đùm bọc con cái bằng tình thương.
 
Bánh Dày theo truyền thuyết này làm bằng nếp giã nhuyễn thì tự nhiên phải có màu sắc trắng. Điều này phù hợp với nghĩa chữ dày là trắng như ta biết qua. Nhưng còn bánh chưng lại được mô tả là “cho vào chõ chưng cho chín” nên gọi là bánh chưng.
 
Vậy bánh Chưng có nghĩa là gì?
 
Sách của Huỳnh Công Thanh “Quan Hôn Tang Tế. Tôi chép để tôi xem”, Sài Gòn, 1947, có ghi ở trang 36 về nghĩa của bánh Chưng như sau:
 
“… Lấy đủ bốn mùa, thì kêu là Xuân từ, Hạ dược, Thu thường, Đông chưngTừ là lễ vật dâng cúng đầu năm, Dược là vật dâng cúng đầu mùa. Thường là tiễn vật chính mùa gặt hái. Chưng là tế đủ các vật góp để cuối năm”.
 
Trước đó, vào đầu thập niên 30 (1930-1933), Phùng Hữu Lan, trong Lịch Sử Triết học Trung quốc, Tập II, bản dịch, KHXH, Hà nội, 2007, ở trang 83, viết:
 
“Dâng cúng quỷ thần thì có một hiệu là tế (cúng tế). Tế có nhiều danh: cúng tế vào mùa xuân gọi là Từ, cúng tế vào mùa hạ gọi là Dược, cúng tế vào mùa thu gọi là Thường, cúng tế vào mùa đông gọi là Chưng.
 
Vậy bánh Chưng là bánh tế lễ vào cuối năm, không phải là bánh làm chín bằng hơi nước theo cách chưng như trong bài viết về lịch sử bánh dày bánh chưng với hình vẽ dành cho trẻ con vừa biết đọc. Xưa nay, người Việt Nam hằng năm vào ngày cuối năm, vẫn thường làm bánh chưng để cúng Tết và ăn Tết.
 
Vài chuyện tích về văn hóa phồn thực
 
Có người nhắc lại một ngôi làng cổ ở Miền Bắc Việt Nam nơi đây từ lâu đời còn giữ tục làm bánh tét và bánh chưng vào ngày Tết, và nấu cả hai thứ chung cùng một nồi, một lúc. Cùng ý này, trong Nam, người nông dân cũng làm bánh tét và bánh chưng, luộc chín, đem máng lên sừng trâu vào dịp lễ tháng giêng vừa sau Tết, lễ Tết ruộng.
 
Xã hội Việt Nam vốn là xã hội nông nghiệp nên trong dân gian còn nặng tinh thần phồn thực. Ở nhiều nơi còn giữ tục thờ hai linh vật biểu tượng văn hóa phồn thực. Cho tới ngày nay, vào ngày Tết, tức cuối năm và đầu năm, ở Miền Bắc còn tổ chức lễ cúng, rước hai linh vật phồn thực. Vậy phải chăng khi dân làng nấu bánh Chưng và bánh Tét chung trong một nồi là một hình thức sống lại văn hóa tín ngưỡng cổ xưa? Theo ý nghĩa phồn thực thì có thể suy luận bánh Tét tượng trưng sinh thực khí Nam “linga” và bánh Chưng tượng trưng sinh thực khí nữ “yoni”. Và tín ngưỡng phồn thực lại do ảnh hưởng từ tín ngưỡng cổ xưa của người Chàm ở Việt Nam?  Phồn thực, phồn nghĩa là phong phú, dồi dào, thực nghĩa là sanh sôi, nảy nở. Phồn thực có nghĩa là sinh sản nhiều, phong phú.
 
Ở Hòn Đỏ, Khánh Hòa, khi nào sau nhiều ngày không đánh bắt được cá, dân chài lưới tới đền thờ Lỗ Lường, làm lễ, lạy 3 lạy, xin lấy vật tượng trưng sinh thực khí Nam đâm vào Lỗ Lường 3 lần, cầu xin cho đi biển lần này đánh bắt được nhiều cá. Ở Hà Tĩnh và nhiều địa phương có tục thờ cúng nõ nường (nõ: cái nêm, tượng trưng cho sinh thực khí Nam; nường: nang, mo nang, tượng trưng cho sinh thực khí nữ). Hội làng Đồng Kỵ (Hà Bắc) có tục rước sinh thực khí (làm bằng gỗ) vào ngày 6 tháng giêng. Tan hội, hai sinh thực khí được đốt đi và tro đem chia cho mọi người mang ra rắc ngoài ruộng, việc làm này làm cho dân làng tin tưởng là truyền sinh khí cho mùa màng. Theo các cụ thì năm nào bỏ qua tục này, trong làng sẽ có nhiều chuyện không lành xảy ra.
 
 
Từ thời xa xưa, chày và cối, bộ công cụ thiết thân trong nhà của người dân, tượng trưng cho sinh thực khí Nam và Nữ, còn việc giã gạo là tượng trưng cho hành động giao phối. Ở Phú Thọ, cứ vào ngày 11 và 12 tháng giêng hằng năm, dân làng lại tổ chức lễ hội phồn thực, gọi là lễ “Linh Tinh Tình Phộc” hay lễ hội Trò Trám. Cao điểm của lễ hội hấp dẫn mọi người là Lễ Mật diễn ra chỉ vài phút ngắn ngủi vào đúng 12 giờ khuya. Đây là lễ hội tôn vinh tín ngưỡng phồn thực cổ truyền dân tộc, mang đậm tính văn hóa dân tộc, may mắn được khôi phục lại từ năm 1993.
 
Dân làng hằng năm, vừa ăn Tết xong, ai cũng đều nôn nóng chờ tham dự lễ «Linh Tinh Tình Phộc» hay còn gọi là lễ Trò Trám tại miếu Trò. Nơi đây có thờ cặp Nõ Nường. Đúng 0 giờ ngày 11 tháng giêng, người chủ lễ cho lệnh tắt đèn. Mọi người đều nín thở lắng tai chờ. Một cặp nam-nữ được chọn kỹ, tiến tới bàn thờ, nhận ở vị chủ lễ cặp lễ vật đựng trong một cái hộp sơn màu đỏ. Nõ biểu tượng sinh thực khí Nam làm bằng gỗ như cây dùi, sơn đỏ và Nường là một miếng ván hình tam giác, giữa có cái lỗ, biểu tượng sinh thực khí nữ. Vị chủ lễ nói lớn 3 lần «Linh Tinh Tình Phộc» dứt, người trai cầm Nõ nhắm thẳng đâm vào Nường 3 lần. Nếu trúng đủ 3 lần, Nõ lọt vào Nường thì đó là điềm báo cho dân làng sẽ có được một năm được mùa. Vì một năm âm dương hòa hợp, thời tiết hài hòa.
 
lehoilinhtinh
Lễ Linh Tinh Tình Phộc
 
Lễ hội phồn thực hấp dẫn vô cùng. Ai không đi được là buồn lắm. Tiết trời Xuân ở miền Bắc bao giờ cũng đi kèm mưa phùn gió bấc, rét căm căm. Thế mà cứ đến ngày lễ, dân làng và người dân bốn phương lại nô nức kéo về làng Trám để tham dự lễ hội phồn thực độc đáo có một không hai ở đây. Nên trong dân gian có câu hát:
 
Bà ẵm cháu, mẹ bồng con
Không đi Trò Trám, là buồn cả năm.
 
Trước khi tới lễ, sẽ có những tập tục dân gian được trình diễn lại như đi cày, đi cấy, câu cá, quay tơ dệt lụa, cầm lờ, cầm đó đi bắt cá, bắt cua, nghề mộc… Đây là các tiết mục trong “Tứ dân chi nghiệp” hay còn gọi là “Bách nghệ khôi hài”, giống như một màn kịch dân gian vui nhộn, khắc họa các nghề chính trong đời sống xã hội xưa của sĩ-nông-công-thương bằng các làn điệu dân ca độc đáo chỉ có ở Phú Thọ, như:  
 
Người ta câu diếc câu rô
Tôi nay câu lấy một cô không chồng.
 
Có chồng thì thả mồi ra
Chưa chồng thì cặp thì tha lấy mồi”.
 
Càng về đêm, tiếng hát câu hò càng say mê, nóng bỏng. Đi cùng tiếng hát là những tiếng “Phinh phình phịch, phịch phình phinh” rất dễ gợi… hình cho những ai nhẹ bóng vía!
 
Văn hóa phồn thực không riêng gì ở Việt Nam mà ở nhiều nước khác cũng rất phổ biến và còn thịnh hành cho tới ngày nay. Như ở Nhật Bản, Ấn Độ, xứ Phật Bhutan, Hi Lạp… Riêng ở Nhật có lễ rước qua nhiều đường phố của quý bằng thép tổ chức hằng năm rất linh đình để tôn vinh sức mạnh Nam.
 
 
Ngày Chủ Nhật đầu Xuân là ngày khai diễn lễ hội phồn thực Shinto, còn gọi là Kanamara Matsuri hay Lễ hội dương vật thép. Trải qua thời gian, lễ hội này đã không mờ nhạt đi mà ngày càng thu hút đông người tham gia, trong đó có không ít du khách nước ngoài.
 
Tại sao «cái đó» lại làm bằng thép? Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con quỷ răng nhọn phải lòng một cô gái xinh đẹp. Nhưng cô này không đáp lại tình cảm của nó mà quyết định kết hôn với một người đàn ông khác. Con quỷ giận dữ đã dùng răng nhọn cắn đứt “của quý” của chú rể trong đêm tân hôn. Khi cô gái tái hôn, con quỷ vẫn ghen tức tiếp tục cắn đứt của người chồng thứ hai. Thương cảm cho cô gái, dân làng bày mưu lừa con quỷ. Một người thợ rèn chế cái “của quý” bằng thép để cô gái đưa vào người. Con quỷ bị gãy hết răng khi cắn phải vật này nên đã phải rời khỏi cô gái.
 
Sau đó, truyền thuyết này được tưởng nhớ bằng cách đưa một “của quý” bằng thép vào đền Kanayama, nơi thờ Kanayama Higonokami và Kanayama Himeokami, hai vị thần của sự sinh nở và sức khỏe của bụng. Đền Kanayama, ngày nay, được nhiều cặp vợ chồng đến đây để cầu khấn đường con cái.
 
PeaceFestivalan KanamaraMatsuri Linh vật bằng thép trong truyền thuyết Nhật
 
Sau câu truyện của một làng cổ ở Miền Bắc, dân làng gói bánh Chưng, bánh Tét vào ngày Tết và nấu chung trong một nồi để cúng Tết thì bánh Tét không còn thấy phổ biến ở Miền Bắc nữa, mà lại xuất hiện trong Nam. Bánh Tét gói đơn giản, chỉ cần phải cột lại cho thật chặt để đòn bánh được cứng chắc bền bỉ. Theo dòng văn hóa phồn thực, thì bánh Tét là biểu tượng linga, bánh Chưng biểu tượng yoni. Cả hai đều là lễ vật cùng dâng cúng Ông Bà ngày Tết.

Hai lễ vật này còn, thì văn hóa thờ cúng Ông Bà còn. Dân tộc Việt Nam còn!
 
 
Nguyễn Thị Cỏ May
 
Ngọc Lan sưu tầm
 
 
 
 
Xem thêm...

BỨC TRANH CỔ "CỬU LONG ĐỒ" 800 TUỔI VẼ 9 CON RỒNG GIÁ TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

BỨC TRANH CỔ "CỬU LONG ĐỒ"

800 TUỔIVẼ 9 CON RỒNG GIÁ TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

 

Bức tranh vẽ 9 con rồng của một viên quan, một họa sĩ gần 800 năm trước, được đánh giá là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt tác, ảnh hưởng đến phong cách vẽ rồng của các họa sĩ đời sau cho đến cả ngày nay. Đồng thời, nó cũng được đánh giá là một báu vật, một tài sản khổng lồ.


Bức tranh cổ 800 tuổi vẽ 9 con rồng giá trị như thế nào? (Miền công cộng)
 
Bức tranh "Cửu long đồ" của Trần Dung

Bức tranh "Cửu long đồ" (九龍圖) của Trần Dung (陳容) là một trong những tác phẩm hội họa cổ Trung Quốc nổi tiếng nhất, được vẽ vào năm 1244 thời Nam Tống (960-1279). Bức tranh dài 11 mét, rộng 0,6 mét, có tuổi đời gần 800 năm này, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston, Mỹ.

Bức tranh khắc họa chín con rồng đang bay lượn, bơi lội, quấn quanh núi non, cây cối. Chín con rồng trong toàn bộ bức tranh được đặt trong những ngọn núi hiểm trở, những đám mây, sương mù và thủy triều cuồn cuộn, với những hình thù hoàn toàn khác nhau xuất hiện trên cuộn giấy. Các con rồng có kích thước khác nhau, nhưng đều có thân dài, mình vẩy, đầu có sừng, miệng há rộng, mắt sáng long lanh. Mỗi con rồng đều có một vẻ đẹp và thần thái riêng, thể hiện sức mạnh, sự uy nghiêm.


Bức tranh "Cửu long đồ" mô tả chín con rồng đang chộp lấy ngọc, xuyên qua đám mây, rượt đuổi và đùa giỡn giữa những làn sóng trắng xóa, thể hiện đầy đủ trạng thái vận động và biến đổi của chúng. Chín con rồng có hình dáng khác nhau, từ phải sang trái:

Con rồng đầu tiên vừa nhảy ra khỏi hang, lộ đầu và đuôi, ôm chặt tảng đá háo hức chờ đợi.

Cửu Long Đồ: con rồng thứ nhất. (Miền công cộng)

Con rồng thứ hai chỉ lộ đầu và đuôi, tương hợp với sương mù kéo dài, đầu hướng về phía trước nhưng mắt liếc về phía sau nhìn lại con rồng đầu tiên.

Cửu Long Đồ: con rồng thứ 2. (Miền công cộng)

Con rồng thứ ba nhảy lên khỏi tảng đá, nhìn thẳng về phía trước với đôi mắt và đôi tai sáng, răng và móng vuốt lộ ra, vẻ mặt hung dữ.

Cửu Long Đồ: con rồng thứ 3. (Miền công cộng)

Con rồng thứ tư bị cơn sóng lớn bất ngờ cuốn vào vòng xoáy, nó vùng vẫy dữ dội, trong mắt lộ ra vẻ hung dữ, viên ngọc trên chân trái của nó dường như bị nghiền nát, tư thế vô cùng đau đớn.

Cửu Long Đồ: con rồng thứ 4. (Miền công cộng)

Con rồng thứ năm và thứ sáu hợp thành một nhóm, sừng của con rồng thứ năm đã rụng đi, nó đột nhiên vươn mình nhìn chằm chằm vào sáu con rồng đang lao tới, tạo thành tư thế chiến đấu.

Cửu Long Đồ: con rồng thứ 5 và 6. (Miền công cộng)

Con rồng thứ bảy đang vui đùa và bơi lội trong biển mây, suýt chút nữa bị lạc trong đó.
 
Cửu Long Đồ: con rồng thứ 7. (Miền công cộng)

Con rồng thứ tám bay vút qua mây mù, đuôi rũ xuống, mắt ngước lên kiêu hãnh.

Cửu Long Đồ: con rồng thứ 8. (Miền công cộng)

Con rồng thứ chín nghiêng người qua tảng đá và nhìn lại phía sau (con rồng thứ 8).

Cửu Long Đồ: con rồng thứ 4. (Miền công cộng)

Bức "Cửu long đồ" được vẽ vào năm Thuần Hựu thứ tư (năm 1244), khi Trần Dung 56 tuổi, cũng là thời điểm phong cách sáng tạo nghệ thuật của ông đã đến độ chín.

Ý nghĩa của bức tranh "Cửu long đồ"

Bức tranh "Cửu long đồ" có nhiều ý nghĩa sâu sắc. Về mặt văn hóa, bức tranh thể hiện niềm tin của người xưa vào sự tồn tại của loài rồng, cũng như sức mạnh và sự uy quyền của nhà vua. Rồng là một trong những biểu tượng quan trọng nhất của văn hóa truyền thống các nước Á Đông, tượng trưng cho sức mạnh, sự uy quyền, sự may mắn và thịnh vượng.

Về mặt nghệ thuật, bức tranh "Cửu long đồ" là một tác phẩm hội họa cổ Trung Quốc có giá trị cao về mặt thẩm mỹ. Bức tranh được vẽ bằng kỹ thuật vẽ mực tàu trên giấy, với những nét vẽ phóng khoáng, uyển chuyển, mang đậm phong cách nghệ thuật của Trần Dung. Các con rồng được vẽ với những hình dáng, tư thế sống động, sinh động, khiến người xem có cảm giác như đang được chiêm ngưỡng những con rồng đang sống động trước mắt.

Bức tranh "Cửu long đồ" là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao cả về mặt văn hóa và nghệ thuật. Bức tranh đã được lưu giữ và được nhiều thế hệ nghệ sĩ nghiên cứu, học hỏi.

Đồng thời, bức tranh "Cửu long đồ" của Trần Dung cũng đã trở thành hình mẫu kinh điển cho các nghệ sĩ vẽ rồng sau này. Những bức tranh rồng của Nhật Bản, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng của bức “Cửu long đồ”. Ngay cả ở thời hiện đại, bóng dáng của Trần Dung vẫn có thể được nhìn thấy trong hình ảnh những con rồng Nhật Bản. Bức “Cửu Long ẩn vân” trên trần của lăn Khải Định ở Huế cũng có hình bóng bức “Cửu long đồ” của Trần Dung.

Bức Cửu Long Ẩn Vân trên trần lăng Khải Định. (Wikipedia/ Phương Huy/ SA-4.0)

Trần Dung (1210-1260) tự Công Trữ, hiệu Sở Ông, người Trường Lạc, Phúc Kiến, là họa sĩ thời Nam Tống. Ông đỗ tiến sĩ năm 1235, từ làm quan đến chức Thái thú Bồ Điền, Phúc Kiến. Thơ văn của ông hào tráng. Ông giỏi vẽ tranh, nổi tiếng nhất là vẽ rồng. Các tác phẩm truyền thế của ông gồm “Lâm vũ đồ”, “Mặc long đồ”, “Vân long đồ”, “Lục long đồ”, và “Cửu long đồ”.

Một phần bức tranh Lục Long Đồ của Trần Dung. (Hình ảnh qua SOH)
 
Năm 2017, trong một cuộc đấu giá ở New York, bức tranh “Lục long đồ” của Trần Dung được bán với giá xấp xỉ 49 triệu USD. Thế nên, giới chuyên môn cho rằng, bức “Cửu long đồ” của ông nếu bán sẽ có cái giá cao ngất.

Hoàng Mai / Theo: NTDTV
 
 
Hồng Anh sưu tầm
 
 
 
Xem thêm...

KHAI BÚT ĐẦU NĂM

Khai bút đầu năm

▂ ▃ ▅ ▆ █☆★█ ▆ ▅ ▃ ▂

Bây giờ đã hơn một giờ đêm ở Houston và cũng là ngày đầu năm Giáp Thìn. Lúc nãy, theo thông lệ hằng năm, tôi tự xông nhà lấy. Chẳng phải vì mê tín dị đoan nhưng tôi cố giữ tập tục này để dạy cho các con tôi về những phong tục ngày tết của Việt Nam. Điều này bố tôi thường hay làm trước kia khi còn sống từ những năm 40 ở ngoài bắc mà tôi đọc từ những trang nhật ký của ông. Thấy hay hay nên tôi bắt chước từ khi lập gia đình và có nhà riêng. Năm nào cũng vậy, cứ gần đến giao thừa, tôi lại quần áo chỉnh tề, rời nhà độ 15 phút trước giao thừa, đi một vòng trong khu nhà để rồi trở về nhà khoảng 5 phút sau nửa đêm để xông nhà.

Năm nay trời hơi lạnh lại thêm mưa phùn nên dù đã mặc hai lần áo lại thêm cái áo khoác ngoài mà hơi lạnh vẫn thấm vào tận trong xương. Không khí trong lành và lạnh ban đêm làm cho mùi hoa anh đào nhà ai đó trồng đã thơm lại càng thêm ngát. Không gian yên tĩnh làm cho tâm hồn tôi cảm thấy thật thanh thản, tâm trí như bay bổng vào quá khứ thật đẹp của những cái tết xa xưa trước năm 75.

Thuở đó, cứ mỗi chiều giao thừa là tôi và chị kế thường hay chở nhau đi một vòng từ chợ Bến Thành, Tân định, cho đến Bà Chiểu bên Gia Định để xem những người bán hoa vội vã bán tống bán tháo những chậu hoa cuối cùng để còn kịp đón chuyến xe chót về quê ăn tết. Thuở ấy, chợ hoa vào ngày cuối năm không xô bồ như về sau này, không có cảnh người bán phải đập đổ những chậu hoa mình đã bỏ công lao cả năm để vun trồng vì bị người mua bắt chẹt vào giờ phút cuối. Đi để xem những nhân viên sở vệ sinh đô thành hối hả dọn những đống rác khổng lồ trước khi xe cứu hỏa dùng vòi rồng phun nước để rửa sạch những con đường mà một tuần trước đó thật bừa bãi và nhơ nhớp. Không biết từ bao giờ, hai chị em tôi đều có cùng tâm trạng là thương cho những người lao động phải làm việc cho đến những giờ phút cuối cùng của năm trong khi những người khác, ai nấy đều đã về nhà sum họp với gia đình để sửa soạn đón giao thừa.

Hồi nãy khi trở về nhà, vợ con tôi đã khăn áo chỉnh tề chờ sẵn để mở cửa, chúng tôi chúc tết lẫn nhau. Tôi lì xì, mừng tuổi các con trong năm mới.

Bây giờ ngồi viết những dòng chữ này, đầu óc tôi lại miên man về quá khứ khi còn bé dựa theo những gì tôi đọc được trong nhật ký của bố tôi.  Mỗi năm, sau khi dự lễ giao thừa ở nhà thờ Thị Nghè, bố tôi tự xông nhà lấy và thường ngồi vào bàn làm việc viết vài hàng gọi là khai bút đầu năm sau khi đốt một phong pháo hiệu điện quang Gò Vấp để đón năm mới. Gọi là vài hàng chứ có năm, ông viết đến gần chục trang giấy tùy theo những gì đã xảy ra trong năm. Chẳng hạn như tết năm 1955, cái tết đầu tiên ở trong nam, hồi tưởng lại những cái tết ở Hà Nam, Phủ Lý hoặc năm 1962 khi bà nội tôi mất vào đúng ngày 28 tết. Trong dịp này, bố tôi thường “ôn cố tri tân”, viết vắn tắt lại những gì xảy đến trong năm cũ và tạ ơn thượng đế về những ơn lành Ngài đã ban cho gia đình tôi.

Những bản nhạc xuân lại đưa tôi về những ngày thơ ấu vào những ngày giáp tết. Mẹ tôi cũng như bao người phụ nữ khác, lo toan đi chợ, mua sắm những món ăn cho ngày tết, đặc biệt là những món bắc như giò thủ, thịt đông, dưa nén, bánh chưng... Nói đến bánh chưng, năm nào mẹ tôi cũng gói độ 2,3 chục chiếc, vừa để ăn, vừa để biếu một vài người thân. Bánh gói nhà, tuy không vuông vức và đẹp như ở chợ nhưng ngon vì gạo nếp, đậu xanh mẹ tôi mua từ người quen tận Long Xuyên và vì lá dong bao giờ cũng được rửa thật kỹ trước khi gói. Thông thường, mẹ tôi cố thu xếp mọi việc đâu vào đấy ngày 29 tết để ngày 30 còn đi tết các bác và người thân. Năm nào cũng vậy, cứ gần tết là bố tôi lại hay ngâm nga bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên. Ông thích bài thơ này vì ý thơ hay nhưng phần lớn vì tác giả là thầy dạy văn cùa bố tôi ở trường Thăng Long, Hà Nội. Theo lời kể, một ngày trước tết năm 1936, thay vì giảng dạy như thường lệ thì ông cho học trò nghe bài thơ ông đồ mà ông mới sáng tác. Nghe mãi nên nhớ, mỗi năm khi đi bộ trong khu nhà trước khi trở về để xông nhà lúc giao thừa, tôi đều nhẩm đọc lại bài này khi nhớ đến bố tôi.

Năm vừa qua, một biến cố thật lớn xảy đến cho đại gia đình chúng tôi. Nhạc mẫu của tôi đột ngột qua đời sau vài ngày nằm trong bệnh viện mà cho đến bây giờ vẫn chưa rõ nguyên do. Một khoảng trống thật lớn cho anh em chúng tôi vì tuy rằng ai cũng đã lớn, con cháu đầy đàn, nhưng tự bao giờ, mẹ vẫn là mái ấm, là bầu trời che chở chúng tôi. 

Mới năm ngoái đây còn lăng xăng, đôn đốc các con đi mua gạo, thịt để gói bánh chưng mà giờ đây mẹ đã đi thật xa rồi. Năm nay, mẹ không còn nhưng anh em chúng tôi vẫn cố gắng tụ tập lại để gói bánh chưng và cũng để cho các cháu, sinh ra và trưởng thành ở Mỹ, có dịp học hỏi và…"kế thừa" nồi bánh chưng mà mẹ chúng tôi vẫn dùng để nấu từ bao nhiêu năm nay. Bên bếp lửa hồng, nồi bánh chưng sôi sùng sục, khói bốc lên nghi ngút như muốn đưa mùi thơm của bánh mới nấu, thay cho đàn con, dâng lên mẹ đang ở một cõi xa xăm đang nhìn xuống con cháu. 

Cứ đến ngày ba mươi tết, cho dù đã xa quê hơn 40 năm, hình ảnh những đêm giao thừa ngày xưa như một khúc phim thật hay quay chậm lại trong đầu tôi. Trong khung cảnh thật tịch mịch của đêm trừ tịch, tôi thích nhất là hình ảnh người ta bày bàn thờ trước cửa nhà với mâm cỗ đầy đặn, thành khẩn rước ông bà, cha mẹ về ăn tết trong tiếng pháo đì đùng từ xa. Nếu ngày xưa những hình ảnh đã thật đẹp và có ý nghĩa  thì bây giờ, nó lại càng nhắc lại cho tôi hãy biết trân quý những gì mình đang có. Nếu như sự ra đi của nhạc mẫu làm tôi luyến tiếc, có một đôi chút hối hận, về những gì đáng lẽ mình có thể làm để báo hiếu khi người  còn sống thì đây cũng là sự nhắc nhở về hạnh phúc mà tôi vẫn còn đang có, đó là mẹ ruột tôi, 101 tuổi, vẫn còn ở bên cạnh. Chiều nay trên đường đi làm về tôi có ghé thăm và trò chuyện với mẹ. Thăm mẹ chiều 30 tết, tôi muốn tận hưởng sự may mắn, niềm hạnh phúc mà bạn bè thường hay đùa là ở cái tuổi có Medicare rồi mà vẫn còn có mẹ, không cần phải mời mọc, đón mẹ vào đêm giao thừa như nhiều người khác khi cúng vái.

Giờ đây, trong khung cảnh thật yên lặng của những giây phút đầu năm, hình ảnh của bố tôi vào những ngày cuối năm lại hiện ra như đang cùng tôi đọc lại những vần thơ trong bài ông đồ già:

“Mỗi năm hoa đào nở

 Lại thấy ông đồ già

 Bày mực tàu giấy đỏ

 Bên phố đông người qua

 Bao nhiêu người thuê viết

 Tấm tắc ngợi khen tài

 Hoa tay thảo những nét

 Như phượng múa rồng bay

 Nhưng mỗi năm mỗi vắng

 Người thuê viết nay đâu

 Giấy đỏ buồn không thắm

 Mực đọng trong nghiên sầu

 Ông đồ vẫn ngồi đó

 Qua đường không ai hay

 Lá vàng rơi trên giấy

 Ngoài đường mưa bụi bay

 Năm nay đào lại nở

 Không thấy ông đồ xưa

 Những người muôn năm cũ

 Hồn ở đâu bây giờ”

Không có bàn thờ với khói hương nghi ngút nhưng nhưng dòng chữ này như một nén hương lòng, tôi hy vọng là những “người muôn năm cũ”, bố tôi, bố mẹ vợ, tất cả anh chị em, người thân đã khuất lúc nào cũng phù hộ cho đại gia đình trong năm mới thật nhiều may mắn.

 

Đầu năm Giáp Thìn

 

Viết Hiển
 
 
  
Xem thêm...
Theo dõi RSS này