Văn học nghệ thuật

Văn học nghệ thuật (1255)

Find out the latest local and worldwide news.

Children categories

Thơ

Thơ (23)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Xem bài viết...
Âm nhạc

Âm nhạc (118)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Xem bài viết...
Truyện

Truyện (249)

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Sed id auctor orci. Morbi gravida, nisl eu bibendum viverra, nunc lectus.

Xem bài viết...

Nhớ hoài những chuyện biển dâu…

Nhớ hoài những chuyện biển dâu…

Xem thêm...

TÌNH YÊU TRONG NHẠC KHÊ KINH KHA

TÌNH YÊU TRONG NHẠC KHÊ KINH KHA

Nghe nhạc đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của tôi.

Đã từ lâu, tôi vẫn thường thích nghe nhạc của các nhạc sĩ Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng…và tôi nghĩ không riêng gì tôi mà rất nhiều người cũng vậy.

Điều này cũng dễ hiểu vì nhạc của các nhạc sĩ trên đã đi vào lòng công chúng qua bao thế hệ, những nhạc phẩm này đã thuyết phục chúng ta không những bằng âm nhạc mà còn do ca từ hay, khi thì quyến rũ lãng mạn, khi thì mộc mạc chân quê, khi thì từ bi thánh thiện để rồi có lúc vụt trở nên lộng lẫy, kiêu sa…

Và việc yêu thích những dòng nhạc trên của tôi đã trở nên bảo thủ, đã hình thành trong tôi một thói quen bất khả xâm phạm và cứ thế tôi luôn muốn bảo vệ thành trì nghe nhạc của mình một cách cố chấp, bằng chứng là tôi vẫn tìm đến những nhạc phẩm của những nhạc sĩ trên mỗi khi muốn nghe và cả những khi nghêu ngao một mình cũng thế.

Một chiều lang thang trên mạng, tình cờ trang FB của tôi nhận được một bài hát (chuyện này vẫn thường xảy ra trên mạng xã hội), nhạc phẩm mang tên 20 NĂM TÌNH SẦU của Khê Kinh Kha( thật ra tới thời điểm đó tôi vẫn chưa biết KKK là nhạc sĩ nổi tiếng ở hải ngoại, điều này cũng dễ hiểu vì tôi thì hiện đang sống tại Việt Nam)

Mạng xã hội FB thật gần gũi và không biên giới, bởi vậy khi được bạn post cho một bài gì thì tôi xem và comment lại cho bạn và thế là tôi nghe bài hát 20 NĂM TÌNH SẦU của KKK với mục đích là để comment cho bạn mà thôi ,nhưng không ngờ tôi đã nghe bài này với cả tâm tình. Sức hút vô cùng mãnh liệt của tiếng hát Ánh Tuyết khi thể hiện cùng với lời ca khúc như tiếng lòng của chính tác giả đã thật sự giữ chân tôi lại, phá vỡ thành trì cố hữu trong tôi và chị đưa tôi về câu chuyện tình đẩm lệ thật buồn …

Tôi đã khóc, khóc thật sự với 20 NĂM TÌNH SẦU, mặc dù tôi đang sống rất hạnh phúc bên gia đình mà sao khi nghe Ánh Tuyết hát tôi cứ ngỡ mình là người trong cuộc, dù số phận trong 20 NĂM TÌNH SẦU là của một người đàn ông mà sao vẫn chạm đến tim tôi, một phụ nữ đang sống đầy yêu thương. Bài hát đã cho tôi một cảm xúc rất thật và tôi đã đê mê, lặng người với cảm xúc đó, cho dù đó là một cảm xúc đau khổ đến tột cùng…Tiếng hát Ánh Tuyết đã lột tả hêt được những gì lời bài hát muốn nói.

Để rồi từ đó tôi bắt đầu cuộc hành trình tìm thêm các ca khúc khác của nhạc sĩ Khê KInh Kha do ca sĩ Ánh tuyết trình bày để thưởng thức qua CD TÌNH PHỤ, gồm 13 cakhúc của nhạc sĩ Khê Kinh Kha.

Những hình ảnh mặc nhiên và vĩnh cửu của thiên nhiên như: sương khướt núi đồi, cơn gió ngàn đời lang thang, làm sao đong được mưa rơi, làm sao đo được ánh mặt trời, vì sao mặt trời vẫn lên, vì sao cơn gió ngàn đời lang thang, hoa nở rồi tàn, đã được nhạc sĩ Khê Kinh Kha đưa vào nhạc phẩm ĐỪNG HỎI VÌ SAO để thấy rằng tôi yêu em đến độ nào, tình tôi yêu em ngàn đời mãi mãi như mây trôi và cũng để thấy rằng vì sao tình nồng chỉ có trăm năm. Tiếng hát Ánh Tuyết đã thuyết phục tôi nghe đi nghe lại bài này nhiều lần đến nỗi giờ tôi đã hát được bài hát này và lẩm nhẩm hát theo chị.

Em còn nhớ những chiều mưa giăng trên phố, chúng mình đã từng cùng nhau môi hôn nồng ấm, những lời thề xưa em hứa, em còn nhớ hay đã cố quên, thì tiếc thương làm gì em hỡi, hãy để tôi sống ơ hờ với những tháng ngày còn lại không em. Em đi mang hết tình nồng cứ ngỡ trăm năm của chúng mình, em đi mang cả mặn nồng trong tôi, để tình mình giờ như những chiếc lá thu không bờ bến, rã mục nơi phương trời vô định. Bàn chân em quên lối mang theo cả hương tình một thuở mình yêu nhau, còn lại tôi nụ cười buốt giá với thương yêu em vẫn còn ăp đầy. Làm sao mà quên được vòng tay em từng xiết chặt tình chúng mình, để giờ đây em đi bỏ mặc lại tôi.

Đó là những gì Ánh Tuyết kể lại cho chúng ta, một câu chuyện tình bằng ca khúc VỀ ĐI EM.

Em về đi, thoạt nghe như lời tôi phụ phàng em nhưng thật ra tôi đã không giữ được em rồi, em đã phụ tôi..phụ tôi và đó cũng là những gì mà nhạc sĩ KKK muốn gởi gắm qua nhạc phẩm VỀ ĐI EM.

Mượn hình ảnh con gió ngàn năm vẫn rong chơi, cánh mây lãng đãng muôn đời, chiếc lá lạc giữa núi rừng, con suối reo trong đá trên ghềnh….để nói đến phận người hiện hữu ở thế gian này, rồi hôm nào chợt bâng khuâng bởi một mái tóc mềm và LẠC BƯỚC đi tìm trái tim.

Thành phố mộng mơ này, công viên những lần mình hẹn hò, vạt áo dài lang thang trên phố với giòng tóc em buông lả lơi trong những chiều mùa hạ mưa rơi, đã làm tim tôi thổn thức đợi chờ với những ước mơ dại khờ cho cuộc tình sỏi đá ngây ngô. Bao nhiêu tình nồng của tuổi ngọc đam mê cùng với lời thề tôi đã trao em. Giờ đây, cuộc tình đã vỡ em làm sao có thể TRẢ LẠI TÔI. (Live Show-Ngoc Ha.)

Đời như bóng đêm kể từ ngày em xa tôi, còn ai để đón đưa, lòng phố hoang vu quanh chốn này và ngày trở nên dài vô biên. Tình như mây khói với năm tháng mịt mù, xin em một lần gọi tình yêu đến cho nồng nàn về giữa tim em. Bao đêm dài tình biết say cùng ai dù hương người chưa phai kể từ EM XA RỒI.

Một chiều về thăm phố nhỏ, lòng đầy thương nhớ về người của một thuở xa xưa, thầm gọi tên ai , chỉ hàng cây lặng im buồn cúi mặt, mưa ướt lạnh cho phố nhỏ buồn xác xơ. Tình vẫn vẫn ngậm ngùi trong tôi và còn đầy theo năm tháng. Giòng sông cứ trôi mãi, người ơi tình vẫn đợi, đợi NGƯỜI VỀ TƯƠNG TƯ.

Một mình trong đêm khuya với một hồn đầy mưa gió khi tình vừa hư hao để nhớ bóng ai ngồi nghiêng tóc. Biết tìm lại đâu con tim nồng ru hồn nằm êm ái, tóc ai đầy cứ ngỡ mây bay. Đời đã nắng tắt, biết tìm đâu, tìm đâu khi TÌNH CÒN BƠ VƠ.

Người đi để lại những năm tháng dài, bao đêm lệ uống tràn mắt môi. Mộng tuổi xuân cạn héo cho tim úa dần.Rồi chiều nay mưa gió cho buồng tim thổn thức trong mắt buồn. Nhớ thương người xưa, đã xa bao năm tháng mà tình vẫn cứ như mây theo gió về, để từng đêm tình vẫn làm lệ xót xa, lệ xót xa nên LỆ NỒNG MÔI KHÔ.

Chút nắng reo trong gió thu, mùa thu đã về, cho tôi nhớ lại từng thu cũ, bước em về cùng áo lụa dài bay giữa trời thu lạnh, mưa phùn lất phất ướt bờ vai em. Đường xưa không em giờ hoang vắng, tôi nhặt lá vàng mà mắt tràn mưa bay trông ngóng đợi chờ em. Không em thu vẫn về, giữa phố xưa tôi âm thầm trong nỗi nhớ, em đã quên rồi mùa thu, mùa thu của chúng mình để lại mình tôi ngậm ngùi với từng GIỌT LỆ THU khóc cho tình mình đã chết.

Rồi mùa thu qua và mùa đông

cũng bỏ đi, tình anh như gió lướt qua đời em, như mây trời bay xa mãi

Từng mùa trăng đã phôi pha và dòng sông cũng đã xa ngàn khơi mà vẫn không anh đến trong đời em. Bao mùa hoa cúc vàng rơi, bao mùa heo may đến tình anh vẫn biền biệt chân trời bỏ lại mình em trông ngóng ngậm ngùi dù anh đã TÌNH PHỤ. Phụ em anh đã phụ rồi anh ơi.

Lời hứa trăm năm anh đã quên cho tim em thấm lệ, còn lại em nhạt nhòa phấn son, giòng tóc khô cằn, bờ môi tê lạnh và ngày trở nên dài hoang vắng vì ANH ĐÃ PHỤ EM.

Với những ca từ sâu lắng thật tình tứ, thật lãng mạn, gợi nhớ những kỷ niệm trong cuộc đời mỗi người của chúng ta, trên đây là những nỗi niềm mà nhạc sĩ Khê Kinh Kha đã đưa vào các ca khúc trong CD TÌNH PHỤ do ca sĩ Ánh Tuyết thể hiện. Từng nỗi niềm đã được tác giả thổi hồn vào để từ đó nỗi niềm thăng hoa mang vào mình một hoàn cảnh, một số phận và ca sĩ Ánh Tuyết đã mang hoàn cảnh đó, số phận đó đến với chúng ta bằng một cảm xúc rất thật, rất gần gũi như hơi thở, như nắng sớm, như mưa chiều………

Giờ đây nỗi niềm không còn là của riêng ai (kể cả tác giả) mà là của MỌI NGƯỜI để có thể BẠN, có thể TÔI bắt gặp mình trong đó.

Sau này, tôi được biết ca khúc 20 NĂM TÌNH SẦU nhạc sĩ KKK đã viết lại từ tâm sự có thật.

Hai Mươi Năm Tình Sầu

Hai mươi năm trở lại
Giòng sông còn trôi mãi
kỷ niệm như dao cắt
ngọt ngào giữa tim tôi

hai mươi năm trở lạI
lòng xưa vẫn mộng nhiều
hương tình đầy trên lốI
hương người đâu nữa hỡi em yêu

hai mươi năm đi giữa đời
một đời đầy sóng nổi
hai mươi năm ôm mối tinh
mà hồn rách tả tơi

hình như tôi khóc đây em
hai mươi năm em theo chồng
bỏ lại đời tôi
những tháng ngày tăm tốI
và đường trần đầy quạnh hiu
và lòng sầu lắm cô liêu

hai mươi năm trở lại
mộ em đầy cỏ dại
hai mươi năm góp lại
nén nhan buồn chiều nay

hai mươi năm còn gì cho nhau
tình xưa như áo rách
làm sao ai vá được
mảnh hồn đã xác xơ
hai mươi năm tình sầu
hẹn người đến kiếp sau

LÊ THANH BÌNH

 

 

Khê Kinh Kha

Khê Kinh Kha là bút hiệu của Nguyễn Xuân Hùng, sinh tại làng Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Năm '68 đi du học tại Hoa Kỳ, và tốt nghiệp Thạc Sĩ Kỹ Sư Hóa Học (Master in Chemical Engineering) và Thạc Sĩ Thần Học ( Master of Theology). Hiện cư ngụ tại bang Virginia và cũng là Deacon (Phó Tế) giúp họ đạo nhà thờ và những người khốn khó. KKKha bắt đầu sáng tác thơ từ lúc học Đệ Tứ. Tự học nhạc và sáng tác đầu tiên vào năm 1971. Chủ biên của trang nhà VĂN HỌC NGUỒN CỘI

Kim Phượng sưu tầm

Xem thêm...

Một Chuyện Tình - Yên Sơn

Một Chuyện Tình

ngày 19.04.22
 
 
Tôi quen nàng rất tình cờ, rất lạ và cũng rất thơ. Nàng còn trẻ so với tuổi tôi vàng úa. Tính tôi thích đùa, hay chọc phá trong khi nàng lại rất nghiêm trang. Có một lần tôi bị phang ngang vì hiểu lầm tôi trong một câu nói. Khi tôi bật cười chọc quê thì nàng gặn hỏi. Giải thích rõ ràng nàng mới chịu mình sai. Kể từ đó về sau, tôi hay chọc nàng với tên trâu lác. (Trâu lác thì luôn sớn sác khi nhảy mương vì sợ nước dính vào mình.)

Và đó là khởi điểm cho một cuộc hành trình. Một cuộc hành trình khá dài và có lắm điều không tiện nói. Điều có thể nói đó là nàng tài giỏi. Rất thông mình, hiểu biết hơn người. Ngoài nét đẹp ra, nàng còn có nụ cười, mỗi khi nở làm lòng tôi chới với. Đôi mắt long lanh nhưng sâu vời vợi, hớp hồn tôi khi mới gặp lần đầu.

Tôi đứng bên nầy cầu, nhìn sang bên kia, đã bao lần muốn bước. Sau bao lần nhìn sau ngó trước, mon men ra giữa cầu để chỉ… ca hát vu vơ; rồi đêm về nặn óc làm thơ; bởi tôi viết nàng hân hoan đón đọc, làm tôi nhớ thuở còn đi học, kẹp thư tình trong sách mượn của người ta. Dẫu bây giờ màu tóc đã sương pha, nhưng mảnh lực tình yêu làm tôi trẻ lại. Có lắm lúc lòng tôi ái ngại nhưng vẫn đứng bên cầu mơ ước viễn vông. Vắng tin nhau vài ngày lại ngóng lại trông. Nhìn con nước qua cầu mà lòng nôn nả. Bỗng thấy bị một cội cây rất lạ, lá xanh um che phủ cả tầm hồn.

Cho đến một chiều nắng tắt hoàng hôn, tôi đứng giữa cầu hát vang bài tình ca rất cũ. Nàng đứng nghe rồi ngập ngừng, do dự bước đến bên tôi cùng hát giữa trời chiều. Hai bóng ngả dài trên sóng nước liêu xiêu, quyện với ráng hồng từ chân mây phảng phất. Cứ như thế chúng tôi quên cõi thật, khi giật mình trăng ngả bóng nghiêng soi. Quay nhìn nhau, không ai nói một câu, lẳng lặng bước, mỗi người về một hướng. Trăng soi rọi ngập hồn tôi vui sướng. Nghe cả lời ru của gió thì thầm.

Cuộc tình nhẹ nhàng cứ thế rất nhiều năm. Chúng tôi vẫn đi vòng quanh ngang trái. Biết là chẳng bền lâu mãi mãi vì mỗi bên đã có sẵn một lối về. Cho đến một ngày lòng bỗng tái tê khi nhận biết duyên tình đã cạn. Chân muốn bước qua lằn ranh giới hạn nhưng tin yêu đã buộc chặt bước chân liều. Tôi quay về nghe tim đập buồn hiu. Cứ thoáng chốc lại quay đầu ngó lại. Trong tình yêu ai người khôn kẻ dại, chỉ biết riêng tôi vẫn tiếc nuối cuộc tình nầy.

 

Tháng 4/2022

 

Xem thêm...

Bản dịch Anh ngữ “Chinh Phụ Ngâm”

Bản dịch Anh ngữ “Chinh Phụ Ngâm”

ngày 17.04.24

 

Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả và văn thi hữu, thân hữu của trang nhà Thơ Văn Yên Sơn bản dịch tác phẩm Chinh Phụ Ngâm, (征婦吟 Lời than vãn của người phụ nữ có chồng đi đánh trận); còn có tên khác là Chinh Phụ Ngâm Khúc (征婦吟曲) là tác phẩm văn vần của Đặng Trần Côn, ra đời trong khoảng năm 1741, giai đoạn khởi đầu Cảnh Hưng và về sau được nhiều người dịch ra thơ Nôm. Đặc biệt bản của Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm đã đi vào văn học nước nhà, nay được Dịch Giả Vương Thanh, một thi hữu tuổi trẻ tài cao, quý tử của Bà Tuệ Nga, nữ thi sĩ tiền bối, đã dày công dịch sang Tiếng Anh, nhằm phổ biến Văn Hoá Dân Tộc đến các thế hệ con cháu người Việt hải ngoại và cũng nhằm phổ biến đến độc giả văn chương người ngoại quốc.

Yên Sơn hân hạnh được thi hữu Vương Thanh mời đọc và viết đôi dòng cảm tưởng. Sau đó, được Vương Thanh gửi tặng bản đặc biệt sau khi hoàn tất công trình đồ sộ nầy. Đồ sộ là vì Vương Thanh đã dịch toàn bộ tác phẩm Chinh Phụ Ngâm cộng thêm phần thơ nhạc chọn lọc đặc biệt của 165 tác giả khác, từ cổ chí kim. Trình bày rất công phu với màu sắc hài hoà, trang nhã.

Trước khi thực hiện công trình nầy, Vương Thanh đã thực hiện một công trình đồ sộ khác, đó là tác phẩm văn học Truyện Kiều hay còn biết đến với tên gọi Đoạn Trường Tân Thanh, nguyên gốc của Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu được đại thi hào Nguyễn Du Việt hoá trở thành một tác phẩm văn học kinh điểm của người Việt.

 

The Tale of Kieu & Vuong Thanh’s Poetry-Music Garden

 

Ngoài những công trình vĩ đại đó, Vương Thanh cũng làm thơ rất hay; nhiều bài thơ đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, nhiều nhất là của Nhạc Sĩ Vĩnh Điện. Ngoài ra, Vương Thanh còn chọn lọc và dịch sang Anh ngữ thơ nhạc của nhiều tác giả nổi tiếng trong và ngoài nước.

Xin mời vào thăm trang nhà của Vương Thanh

https://sites.google.com/view/the-tale-of-kieu-bilingual/

 

Sau đây là chút cảm tưởng của tôi gửi đến thi hữu Vương Thanh thay tấm lòng cảm kích đối với một tài năng trẻ quý hiếm, có lòng yêu mến văn hoá và ngôn ngữ Việt.

Bạn Vương Thanh quý mến,

Tôi rất cảm động và xúc động vì cá nhân tôi cũng đã và đang theo đuổi hoài bão tìm tòi, liên kết thế hệ nối tiếp chúng tôi trong “sứ mệnh” bảo tồn văn hóa Việt, phát huy những truyền thống tốt đẹp, gìn giữ sự trong sáng trong tiếng Việt, và mở đường và tạo cơ hội cho lớp trẻ hướng đến tương lai. Thế hệ chúng tôi đã như những chiếc lá vàng rung rinh trên đầu cành chỉ sợ cơn gió bất ngờ cuốn mất về một phương trời nào vô định.

Nhìn lại những công trình của bạn, tôi rất được an ủi vì như trong “Bức Tâm Thư” của tôi viết gửi cho các bạn cầm bút thế hệ trẻ như vầy: “Người cầm bút chân chính, ngoài khả năng sáng tạo, phải là người có lương tri và đạo đức, phải phân biệt rõ ràng lý tưởng quốc gia dân tộc để không phụ lòng cha, anh trong việc bảo tồn và phát huy văn hoá, ngôn ngữ Việt trong sáng trên xứ người.” Và cũng trong chiều hướng nầy, tôi tha thiết cầu mong, một ngày nào đó không xa, bạn sẽ thấy sự hiện hữu cần thiết của bạn trên văn đàn, để mạnh dạn tiếp tay chúng tôi tạo nhịp cầu cho hai thế hệ, để văn hoá Việt và Tiếng Việt trong sáng không bị mai một, không mất đi bản sắc của dân tộc chúng ta ở hải ngoại.

Vâng, tôi tin bạn có thừa khả năng, dư đạo đức, và khiêm cung để bước những bước vững vàng trên con đường phục vụ văn hoá và ngôn ngữ, Tôi tin chắc như vậy vì đã nhìn biết tuổi đời của bạn, nhìn vào khả năng thơ văn, nhìn vào cung cách xử thế của bạn từ lúc quen biết đến giờ, nhìn vào những công trình văn chương của bạn, nhìn vào tài năng, đạo đức của thân mẫu bạn – Thi hữu tiền bối Tuệ Nga. Tôi vững tin.

Dù thế nào đi nữa, bạn hãy luôn như người bạn tôi đã quen biết bấy lâu nay với đức tính khiêm cung, hoà nhã dù bạn đang sở hữu một tài năng, một tấm lòng hiếm có. Với tư cách Chủ tịch của một trung tâm Văn Bút, tôi hân hoan chào mừng bạn, đón mừng tác phẩm dịch Chinh Phụ Ngâm với lòng biết ơn.

 

Kingwood, ngày 21/2/2024

 

Kèm theo là bản PDF toàn bộ tập sách dịch Chinh Phụ Ngâm và Thơ Nhạc của 165 tác giả chọn lọc.

 

Chinh-phu-ngam-vuon-hoa-tho-nhac-lachongVT

 

Xem thêm...
Theo dõi RSS này