⭐NGUYỄN T.TÊ HÁT (Moderator)

⭐NGUYỄN T.TÊ HÁT (Moderator)

CHÚC MỪNG SINH NHẬT THÁNG 5, 2024

  • Đăng tại Chia vui
ᐅ 1er Mai images, photos et illustrations pour facebook - BonnesImages |  1er mai, Photo muguet, Fete du 1er mai

CHÚC MỪNG SINH NHẬT THÁNG 5, 2023

    CHÚC MỪNG SINH NHẬT THÁNG 5, 2024    

 

 

Good Morning Wishing Everyone A Happy First Day Of May Pictures, Photos,  and Images for Facebook, Tumblr, Pinterest, and Twitter
 
Bonjour mai :) - GIF animé gratuit - PicMix
 
Happy Birthday Images, Pictures & HD Wallpapers 2018 Free Download

   CHÚC MỪNG SINH NHẬT THÁNG 5, 2024   

    Kính chúc Quý Thầy Cô, Quý Anh Chị Bạn có ngày sinh nhật trong tháng 5 nhiều niềm vui và những tháng ngày tiếp nối luôn an lành, may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng và tràn đầy sức khỏe.
 
Thân mến gửi đến quí Thầy cùng anh chị:
 Thầy Nguyễn Hải Bình 
 Các chị:  Kim Phượng  Nam Mai ✿ Tố Lan ✿ Ánh Tuyết  
 Trang Đài  Hoàng Tâm Huệ Thu Quỳnh Hương 
 Sara Kim  Mai Linh ✿ Mỹ Dung  Bích Trâm  Michelle Phạm
 Nguyệt Lan  Khánh TiênAshley Thảo Nguyên Thi Thảo 
 Kiều Oanh  Hoàng Thư  Thanh Vương  Xuân Yến ✿ 
  Minh Ngọc Lara Lan ✿ Vũ Hỷ ✿ Doãn  Heather ✿ Phạm Nga ✿ 
 
Các Anh : ★ Gia Huy Phạm V Chiến   Hải Như Dương Tịnh  Hùng Anh 
 Quang Vinh  Văn Hùng ★ Lâm Thụy Lê Dương
  Kevin Nhân ★ Michael Văn Sơn Bình Phillip Đức Thu
 
 
                   WELCOME - CHÀO MỪNG                  
  
Welcome Poster Template | PosterMyWall
 
Thân chúc các anh chị sinh hoạt vui vẻ đầy niềm vui với đại gia đình GNST 
 
 
Lily Of The Valley Wallpapers - Wallpaper Cave

  Hoa Lan Chuông - Hoa Linh Lan tượng trưng cho tháng 5  

    Tiếng Việt: Hoa Lan Chuông, Hoa Linh Lan

    Tiếng Anh: Lily of the valley

    Tiếng Pháp: Muguet

     GNST thân mến gửi đến các bạn sinh nhật tháng 5 những bông hoa Muguet trắng nhỏ xinh xắn như một lời chúc mừng các bạn thêm một tuổi mới nhiều sức khỏe, hạnh phúc và một ngày sinh nhật thật ngọt ngào bên cạnh gia đình và những người thân yêu. Tháng 5 được tượng trưng bằng hoa Muguet trắng nhỏ dễ thương mà tiếng Việt gọi là hoa Linh Lan hay hoa Lan chuông.
 
    Ý nghĩa hoa Lan Chuông   
 
 
Best 100+ Lily Of The Valley Pictures | Download Free Images on Unsplash

    Một loài hoa khá độc đáo, hình dáng của hoa rất giống hình của 1 chiếc chuông vì thế Hoa Linh Lan được người đời gọi với cái tên hoa Lan chuông. Loài hoa này có cấu trúc khá giống hoa lan, đó chính là bộ phận ra hoa của nó.

    Hoa Lan Chuông (Hoa Linh Lan) thuộc loài lưu niên thân thảo, thường mọc ở thung lũng sâu, dưới bóng râm những cây sồi hay ven những bờ suối mát. Mỗi cây chỉ có một cặp nhánh mà mỗi nhánh mang theo những chiếc lá thuôn dài cùng với một chùm hoa nở rộ.
 
 
10+ Lily Of The Valley HD Wallpapers and Backgrounds

    Những đóa hoa nhỏ trắng xinh xắn dễ thương và đẹp ngọt ngào này mang ý nghĩa sự trở về của hạnh phúc. Có một huyền thoại kể về tình yêu của bông hoa Lan chuông dành cho chú chim Sơn ca đã không trở lại khu rừng xưa cho đến khi hoa Lan chuông nở lại vào tháng 5.

Lily Of The Valley Flower Quotes - 1080x1920 Wallpaper - teahub.io
lily of the valley HD wallpapers, backgrounds

    Truyền thuyết Hoa Lan Chuông    

    Đối với Thiên Chúa Giáo Hoa Lan chuông còn biểu tượng của sự phục sinh của Chúa. Lily of The Valley còn có tên là Our Lady”s Tears, vì theo truyền thuyết, chúng mọc lên từ những giọt nước mắt của Đức Mẹ dưới chân Thánh giá.

    Lily of The Valley thường được các linh mục trồng để trang trí bệ thờ và còn được gọi là Ladder Of Heaven (Thang dẫn lên Thiên Đàng) bời những bông hoa nhỏ bé hình chuông xinh xắn này mọc lên đều đặn từ cuống, giống như những bậc thang.
 
Rainbow Lily Of The Valley, Rainbow, Lily, Flowers, Valley, HD wallpaper |  Peakpx

    Hoa Lan chuông còn biểu tượng của sự phục sinh của Chúa. Lily of the valley còn có tên là Our Lady”s Tears, vì theo truyền thuyết, chúng mọc lên từ những giọt nước mắt của Đức Mẹ dưới chân Thánh giá.

    Lily of the valley thường được các linh mục trồng để trang trí bệ thờ và còn được gọi là Ladder Of Heaven (Thang dẫn lên Thiên Đàng) bời những bông hoa nhỏ bé hình chuông xinh xắn này mọc lên đều đặn từ cuống, giống như những bậc thang.

HD wallpaper: blue forget-me-not flowers and white lily of the valley  flowers | Wallpaper Flare

    Ở Pháp vào thế kỷ XVI người ta đã tặng cho nhau những bông hoa Muguet nhỏ trắng vào ngày đầu của tháng 5 với mong ước đem lại may mắn và hạnh phúc. Còn với người dân Nhật Bản, họ gọi những bông hoa Linh Lan là sự ngọt ngào của tháng 5, là loài hoa báo hiệu cho sự khởi đầu cho một mùa hè xanh thắm đang gần kề.

   Các bạn sinh trong tháng 5 thì những bông hoa Linh Lan xinh xắn nói lên rằng bạn ngọt ngào, vui vẻ và khá cầu toàn. Rất sáng tạo trong công việc, bạn thường tìm con đường đi riêng của mình. Bạn thích sự thay đổi và dễ thích nghi. Không thể nói là bạn mạnh mẽ hay yếu đuối, bởi bạn được tạo nên từ cả 2 loại tính cách ấy.

    Hoa Linh lan còn được dùng làm thuốc. Xa xưa, người ta tin rằng hoa lan chuông có thể làm tăng trí nhớ, hoàn lại giọng nói; bôi dung dịch hoa trên trán và sau cổ giúp thông minh.   Mặc dù mang nhiều năng lực huyền thoại vậy, tất cả các bộ phận của cây hoa đều độc. Lá của chúng có thể tạo ra thuốc nhuộm màu xanh cỏ với nước vôi.

Hoa mang vẻ đẹp lắng sâu
Thẹn thùng trong chiếc áo màu trắng trong
Lánh xa sắc nắng trời hồng
Lại yêu đất đến kiệt lòng dâng hương.

(William Wordsworth)

 
Forget-Me-Not and Lilly-of-the-Valley | Lily of the valley flowers, Valley  flowers, Flowers photography
 
Những bông hoa trắng nhỏ xinh xắn cũng đã được đem vào âm nhạc bằng
những lời thơ thật dễ thương ( dịch từ một bài nhạc Pháp..)
 
      Mùa hoa muguet trở lại   
    ❀❀❀    
 
Như người bạn xưa tìm về
Hoa trải dài bờ ke
Tới tận chiếc ghế băng bên hè, nơi anh ngồi chờ em.
Và anh thấy nở sáng bừng
Trên khuôn mặt em vui tươi
Nụ cười Đẹp hơn bao giờ hết.
Mùa muguet ngắn ngủi
Chẳng qua nổi tháng Năm
Những đóa hoa rồi sẽ úa tàn
Nhưng với hai ta, sẽ chẳng gì thay đổi 
Vẫn đẹp mãi khúc ca tình yêu
Ta đã hát trong ngày đầu tươi mới.
Đã hết rồi mùa hoa Muguet
Người bạn xưa đã ra đi mỏi mệt
Tìm lãng quên một năm dài biền biệt
Người để lại cho ta
Một chút mùa xuân xa
Một chút tuổi hai mươi yêu dấu
Để yêu nhau,
Để yêu nhau dài lâu.
 
Huệ tháng 5 - Muguet - Muguet de mai
Questions to consider before buying Emerald gemstone
 
  Birthstone for May - Emerald  
 Premium Photo | Beautiful green emerald on a dark
Emerald Stock Photos, Royalty Free Emerald Images | Depositphotos
 
    Các bạn sinh trong tháng 5 còn được tượng trưng bằng loại đá quí, đó là Ngọc Lục Bảo- Emerald tượng trưng cho tình yêu, sự trù phú và hạnh phúc.
 
 
    Ngọc lục bảo được mọi người cho là có khả năng kỳ diệu giúp đoán trước được tương lai. Chúng còn giúp được chủ nhân tăng cường trí nhớ và khả năng phán đoán.
 
   Emerald - Ngọc lục bảo - nữ hoàng của các loại đá – biểu tượng của sự phát triển, sinh sôi, của tình yêu chung thủy, tính nhẫn nại, liều thuốc quý giúp tăng sinh lực, tính sáng tạo, điều hoà nhịp tim và sự tuần hoàn máu.
 
   Viên đá này giúp mài sắc trí tuệ và thị lực cho những ai đeo nó. Emerald – Ngọc lục bảo là lá bùa hộ mệnh cho những ai mệnh Mộc, mệnh Hỏa,  những người có ngày sinh nằm trong tháng 5, cho gia chủ tuổi Mùi .
 
   Emerald - Ngọc lục bảo có màu lục mạnh là màu của mùa xuân nên từ lâu người ta xem Emerald là biểu tượng của tình yêu chung thủy và sự tái sinh. Emerald còn được coi là một báu vật giúp phát triển trí thông minh, tài hùng biện. Đi đường dài, chúng giúp bảo vệ chủ nhân khỏi hiểm hoạ.
 
   Người mang viên ngọc xanh còn có thể dự đoán được tương lai. Khoảng 4000 năm qua, các nền văn hóa trên khắp thế giới xem Emerald là báu vật. Emerald là loại đá quý được Cleopatra vô cùng yêu thích, vì vậy đá Emerald được coi là đá quý của các nữ hoàng và được tôn vinh là nữ hoàng của các loại đá.Emerald lá bùa may mắn cho chủ nhân mệnh Mộc, mệnh Hỏa.
 
  Tùy theo ngày sinh trong tháng 5, các bạn cũng có những tính cách khác biệt  
 
01-13 Tháng 5 = Khỉ
14-21 Tháng 5 = Chim bồ câu
22-31 Tháng 5 = Sư tử
 
   Khỉ:
   Bạn rất không kiên nhẫn và hay  làm điệu!!! Bạn muốn mọi việc diễn ra thật nhanh chóng. Trong thâm tâm, bạn khá đơn giản và thích được trở thành trung tâm của sự chú ý. Nhờ thế, bạn khá độc đáo.
 
   Bạn luôn bảo vệ bản thân trước mọi yếu tố. Dù cho bạn có bị chỉ trích hay được đề cao trong những cuộc tranh luận, bạn luôn cảm thấy hoang mang. Bởi vậy, bạn luôn phòng ngừa mọi chuyện ngay từ khi mới bắt đầu. Chính giác quan thứ sáu đã giúp bạn nhìn thấy được những điều không ổn và có thể tránh xa khỏi những cạm bẫy. Bạn là mẫu người ám ảnh vì tiền!!!
 
   Chim bồ câu:
   Bạn biểu hiện là một người sống vô tư lự được đến đâu hay đến đấy. Dù cho có điều gì xảy ra, nghiệt ngã hay vui vẻ, bạn luôn thản nhiên. Thực tế, bạn mang đến niềm vui tại bất cứ nơi nào mà bạn hiện diện
 
   Bạn là 'người lãnh đạo' trong nhóm bạn và có biệt tài an ủi người khác khi họ cần đến. Bạn không thích sự giả dối và luôn tìm cách tránh xa nó. Từ này không có trong từ điển của bạn cho dù vì bất cứ lý do gì. Bạn làm việc rất có phương pháp và biết cách tổ chức công việc thật tốt.
Tuy nhiên, bạn lại khá đa tình…
 
   Sư tử:
   Có vẻ hoàn toàn trái ngược với tên của mình, bạn là người yêu chuộng hoà bình. Bạn cố gắng tránh tối đa những tình huống đòi hỏi phải chiến đấu. Là một con người yêu thiên nhiên, bạn thích được ngồi hàng giờ ở một nơi nào đó. Bạn được sinh ra để làm nhà lãnh đạo, và biết cách ứng xử khéo léo cả trong công việc lẫn giao tiếp.
 
   Bạn thích thú khi được yêu thích, và khi bạn nhận thấy bạn được người khác chú ý đến, bạn sẽ sẵn sàng chết vì người ta!!! Do đó người khác có thể tận dụng điều này như một lợi thế, họ tâng bạn lên tận mây xanh và có thể điều khiển mọi việc theo ý của mình. Vì vậy hãy thật cẩn thận…
 
     Kính chúc Thầy Hải Bình cùng các anh chị bạn có ngày sinh nhật trong tháng 5 được luôn tươi trẻ, tràn đầy niềm vui, sức khỏe và hạnh phúc
 
Hope your birthday is as wonderful as you are! tjn | Мгновения, Цитаты,  Картинки
 
─────          Nhóm GNST Sưu Tập        ──────
 
Happy birthday images with Roses�� — Free happy bday pictures and photos |  BDay-card.com 

 

Tiếc thương cựu Đệ Nhất Phu Nhân Rosalynn Carter

 

 
CỰU ĐỆ NHẤT PHU NHÂN ROSALYNN CARTER QUA ĐỜI - TIN ATLANTA 11.20.23 -  YouTube

Tiếc thương cựu Đệ Nhất Phu Nhân Rosalynn Carter, một tấm lòng tận tụy vì con người

Cựu Tổng thống Jimmy Carter và cố Đệ nhất phu nhân Rosalynn tại lễ nhậm chức Tổng thống, năm 1977.
 

Cụ bà Rosalynn Carter, cựu đệ nhất phu nhân và là người hoạt động nhân đạo không mệt mỏi, vừa qua đời, thượng thọ 96 tuổi.

Jimmy and Rosalynn Carter Reveal the Secret to a Happy Marriage
 

Cụ bà Rosalynn Carter đã cống hiến cả đời mình cho các hoạt động phục vụ xã hội, bao gồm các chương trình hỗ trợ nguồn lực chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân tâm thần, nhân quyền, công bằng xã hội và nhu cầu của người già.


Cố đệ nhất phu nhân thường xuyên cố vấn chính trị cho chồng bà, cựu Tổng thống Jimmy Carter, và bà là tấm gương cho đất nước, đã qua đời hôm Chủ nhật ngày 19 Tháng 11 năm 2023 tại nhà riêng ở Plains, tiểu bang Georgia. Theo tin của Carter Center, cụ đã được chăm sóc cuối đời tại nhà cho tới lúc nhắm mắt ra đi.

Trong một bản tuyên bố, cựu Tổng thống Carter nói: “Rosalynn luôn gắn bó với tôi trong mọi việc tôi từng hoàn thành. Rosalynn đã cho tôi sự hướng dẫn và những lời động viên khôn ngoan khi tôi cần. Chừng nào Rosalynn còn trên đời, tôi luôn biết có người yêu thương và ủng hộ mình”.

Cụ bà Rosalynn Carter được nhiều người ca ngợi vì sự khôn ngoan trong chính trị, đặc biệt là bản năng nhạy bén, sức hấp dẫn và công việc thay mặt Tòa Bạch Ốc, bao gồm cả vai trò đặc sứ Hoa Kỳ tại các nước Châu Mỹ Latinh, lúc ông Carter lãnh đạo nước Hoa Kỳ.

Tại một hội nghị chuyên đề về sức khỏe tâm thần năm 2003, cụ bà Carter nói: “Hai mươi lăm năm trước, chúng tôi không mơ rằng một ngày nào đó mọi người có thể thực sự khỏi bệnh tâm thần. Đối với một người đã làm việc về các vấn đề sức khỏe tâm thần lâu như tôi, thì đây là một sự phát triển kỳ diệu và là câu trả lời cho những lời cầu nguyện của tôi”.

Vào cuối tháng Năm vừa qua, Trung tâm Carter, tổ chức hoạt động nhân quyền của hai ông bà, thông báo rằng cụ bà đã được chẩn đoán mắc chứng bệnh mất trí nhớ. Tổ chức này cho biết trong một tuyên bố: “Cựu đệ nhất phu nhân vẫn tiếp tục sống hạnh phúc ở nhà với chồng, tận hưởng mùa xuân ở Plains và thăm những người thân yêu”.

Trong lịch sử Mỹ, cụ bà Bess Truman, vợ của Tổng thống Harry Truman, là đệ nhất phu nhân duy nhất sống lâu hơn cụ bà Rosalynn Carter. (Cụ Bess Truman qua đời năm 1982, thượng thọ 97 tuổi) 

Jimmy và Rosalynn là cặp vợ chồng Tổng thống kết hôn lâu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Họ gặp nhau khi ông Jimmy Carter mới ba tuổi và bà Rosalynn mới chào đời được một ngày. 

Năm 1927, ở nơi bình nguyên thôn dã Plains, thuộc tiểu bang Georgia, một cậu bé tên là Jimmy Carter sống trong căn nhà mà nhà hàng xóm kế bên là một xưởng sửa xe. 

Xưởng này của ông Francis Smith. Năm đó, bà Smith đang mang thai, và đến tháng Tám thì sinh nở. Bà mẹ của Jimmy, làm nghề y tá, chạy sang nhà hàng xóm đỡ đẻ. Ngày hôm sau, cậu bé Jimmy từ nhà bên này được bồng sang thăm “nhân sự” mới của nhà hàng xóm, đang nằm trong nôi: đứa trẻ sơ sinh là cô bé Rosalynn!

Năm 1946, đôi trẻ cưới nhau.

Họ đã kết hôn được 77 năm – cặp vợ chồng kết hôn lâu nhất trong lịch sử Tổng thống.

Jimmy And Rosalynn Carter Wedding Day
 

Theo lời kể của hai ông bà, Jimmy và Rosalynn Carter không chỉ là vợ chồng mà còn là tri kỷ trọn vẹn và đời sống vợ chồng là thành tựu lớn nhất của hai ông bà. Mối quan hệ của hai ông bà đã trải qua một nhiệm kỳ đầy biến động tại tòa Bạch Ốc, cùng với cuộc chiến chống căn bệnh ung thư của ông Jimmy và cuộc đời dài sau nhiệm kỳ Tổng thống được đánh dấu bằng lối sống khiêm tốn và phục vụ cộng đồng.

Cụ bà Rosalynn qua đời thọ 96 tuổi. Cụ ông Jimmy Carter còn sống, năm nay tuổi 99, vẫn ở nơi bình nguyên Plains và cụ ông lần đầu tiên không có vợ kể từ những năm thiếu niên.

Vậy là hai ông bà “biết” nhau cả thảy 96 năm trong đời họ; tức 100% cuộc đời bà và 97% cuộc đời ông.

Cựu Tổng thống   Jimmy Carter cho biết ông muốn cưới Rosalynn ngay sau buổi hẹn hò đầu tiên. Cặp đôi này lớn lên chỉ cách nhau ba dặm ở Plains, Georgia.

Mẹ của Jimmy là một y tá đã giúp chăm sóc Rosalynn tại một thị trấn không có quá nhiều con trai, và Rosalynn nhanh chóng trở thành bạn thân của em gái Jimmy.

Cựu Đệ nhất phu nhân viết trong hồi ký của mình: “Tôi nghĩ anh ấy là chàng trai trẻ đẹp nhất mà tôi từng gặp”, và bà cũng tiết lộ rằng trong nhiều năm bà đã âm mưu không thành công để cố gắng khiến ông chú ý đến mình.

Mãi đến năm 1945, ở độ tuổi 20 và 17, hai người mới có cuộc hẹn hò đầu tiên. Chàng trai trẻ Jimmy Carter vừa tốt nghiệp sĩ quan của Học viện Hải quân Hoa Kỳ ở Annapolis tiểu bang Maryland, và cô gái Rosalynn vừa mới học xong năm đầu tiên tại Georgia Southwestern College.

Họ không thể nhớ mình đã xem bộ phim gì, nhưng Jimmy nhớ rằng Rosalynn xinh đẹp, nhút nhát và thông minh. Ông nhớ lại tâm trạng một người vừa biết yêu trong một bài thơ ông viết trong cuốn sách tựa đề Always a Reckoning xuất bản năm 1995.

JIMMY CARTER & ROSALYNN CARTER Signed Photo AUTOGRAPHED 8X10 39th  PRESIDENT COA | eBay
 

Ông Jimmy viết: “Tôi sẽ trả tiền để ngồi sau cô ấy, không nhìn thấy, dù không xem được những gì đang được chiếu trên màn ảnh mà chỉ thấy hình ảnh nhấp nháy trên tóc cô ấy."

Buổi sáng sau cuộc hẹn hò, Jimmy nói với mẹ rằng Rosalynn chính là cô gái mà anh muốn cưới. Nhưng vài tháng sau, khi Jimmy cầu hôn, Rosalynn lại từ chối.

Rosalynn đã hứa với cha cô lúc cha nằm trên giường bệnh rằng, cô sẽ không kết hôn cho đến khi học xong đại học. Và Rosalynn tiếp tục hẹn hò với những chàng trai khác trong khi đang học lấy bằng.

Nhưng Jimmy vẫn tiếp tục viết thư, gọi điện thoại, nói với Rosalynn rằng anh thực lòng muốn lấy cô làm vợ. Và đến mùa hè, sau khi tốt nghiệp, cô chấp nhận lời cầu hôn của anh. 

Họ kết hôn vào ngày 7 tháng 7 năm 1946 và dọn nhà đến Norfolk, Virginia – nơi làm nhiệm vụ đầu tiên của Jimmy sau khi tốt nghiệp. Nhưng cuộc sống trong một gia đình Hải quân có nghĩa là họ phải di chuyển thường xuyên.

Bốn đứa con của hai ông bà đều sinh ra ở các bang khác nhau: John William ở Virginia, James Earl ở Hawaii, Donnel Jeffrey ở Connecticut và Amy Lynn – con gái duy nhất của họ – ở Georgia.

Gia đình Carters trở thành cặp vợ chồng kết hôn lâu nhất trong lịch sử Tổng thống Mỹ, khi họ vượt qua kỷ lục 73 năm của cố Tổng thống George H.W. Bush và Đệ nhất Phu nhân Barbara Bush.

Thật khó để tưởng tượng một cặp vợ chồng Tổng thống khác có thể vượt qua cột mốc đó. Ví dụ, cựu Tổng thống Barack Obama sẽ cần phải sống tới 108 tuổi và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama cần sống đến 105 tuổi để có được 77 năm chung sống như ông bà Jimmy Carter.

Vintage Postcard President Jimmy Carter First Lady Rosalynn Carter Unused  Card | eBay
 

Cựu Tổng thống Jimmy nói với báo chí rằng, tình yêu trong hôn nhân của hai ông bà là bí quyết giúp ông sống lâu và tràn đầy sức sống. Ông mô tả tình yêu ông dành cho bà Rosalynn quan trọng hơn bất cứ điều gì ông làm với tư cách là Tổng thống và là Tổng tư lệnh tối cao quân đội hoặc thậm chí là sĩ quan Hải quân trong những năm Chiến tranh Lạnh.

Ông Jimmy nói với hãng tin Associated Press vào năm 2021: “Bí mật lớn nhất của tôi là cưới đúng người”.

Nhưng không phải mọi thứ đều thuận buồm xuôi gió. Khi Carter thất bại trong cuộc tái tranh cử năm 1980 và thân phụ ông qua đời, ông quyết định chuyển cả gia đình trở về quê hương nhỏ bé của họ ở Plains mà không nói với Rosalynn. Nhưng bà đã phẫn nộ với quyết định này của chồng trong nhiều năm.

Cựu Tổng thống của đảng Dân chủ này nổi tiếng vì đã từ chối tham gia hội đồng quản trị các công ty lớn hoặc có những bài phát biểu được những khoản tiền lớn, thay vào đó ông chọn một cuộc sống khiêm tốn trong cùng ngôi nhà nơi ông và Rosalynn sống trước khi ông làm Tổng thống.

JIMMY & ROSALYNN CARTER SIGNED 8x10 PHOTO PRESIDENT & FIRST WIFE  BECKETT BAS | eBay
 

Sau khi ông không còn làm Tổng thống, thông qua tổ chức Carter Center ở Atlanta, hai ông bà đã dành trọn thời gian để phục vụ cộng đồng, hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống cho nhân loại và phục vụ nhà thờ địa phương của họ.

Trong những năm sau đó, hai ông bà trở thành người chăm sóc chính cho nhau. Bà Rosalynn luôn luôn ở bên cạnh ông và ông đã ở bên cạnh bà khi gia đình thông báo vào tháng Năm vừa qua rằng bà mắc chứng bệnh mất trí nhớ.

Gia đình Carters đánh dấu kỷ niệm 75 năm ngày cưới bằng một bữa tiệc tại trường trung học cũ của họ. Hai ông bà tích lũy một danh sách dài các sở thích chung, như chơi môn quần vợt, ngắm chim, săn gà tây, câu cá và trượt tuyết.

Cặp đôi hạnh phúc này đi dạo hàng ngày quanh khu phố của họ và người dân thường được nhìn thấy hai cụ cười đùa và nắm tay nhau.

Gia đình Carters được khắp nơi ngưỡng mộ vì các hoạt động nhân đạo của hai ông bà sau khi ông rời Tòa Bạch Ốc. Hai ông bà cam kết cải thiện cuộc sống của người dân trên khắp thế giới.

Năm 1982, hai ông bà thành lập Trung tâm Carter, một tổ chức nhân quyền phi lợi nhuận ra đời với sự cộng tác của Đại học Emory ở Atlanta. Bảy năm sau, bà Rosalynn thành lập Viện chăm sóc các bệnh nhân tâm thần Rosalynn Carter tại Đại học Georgia Southwestern.

 

Cựu Tổng thống Jimmy Carter và cố Đệ nhất phu nhân Rosalynn Carter tại Trung tâm Carter ở Atlanta, GA, năm 2016.

 

Bà đã tổ chức các hội nghị chuyên đề hàng năm về sức khỏe tâm thần tại Trung tâm Carter trong hơn ba mươi năm, đoàn kết các chuyên gia và những người ủng hộ để thảo luận về bệnh tâm thần, cách đối phó của gia đình, tài trợ cho các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ nghiên cứu và giảm bớt sự kỳ thị.

Hai người đã được Tổng thống Bill Clinton trao tặng Huân chương Tự do của Tổng thống vào tháng Tám năm 1999. Tổng thống Clinton, phát biểu tại Trung tâm Carter, ca ngợi cặp đôi này vì những thành tựu nhân đạo của họ.

Clinton nói: “Hiếm khi chúng ta vinh danh hai người đã cống hiến hết mình một cách hiệu quả để thúc đẩy tự do bằng mọi cách. Jimmy và Rosalynn Carter đã làm được nhiều điều tốt đẹp cho nhiều người ở nhiều nơi hơn bất kỳ cặp đôi nào khác trên Trái đất.”

Cựu Tổng thống Jimmy Carter đã xây bao nhiêu ngôi nhà trong dự án tên là Habitat for Humanity?

Hơn 4.300 ngôi nhà được đặt tên là "Ngôi nhà Carter" vì Carters đã giúp xây dựng với hơn 100.000 tình nguyện viên ở 14 quốc gia trong gần 40 năm

Một phần quan trọng trong di sản của Jimmy Carter không được chú ý nhiều, ngay cả trong bối cảnh gần đây có rất nhiều lời tri ân dành cho vị Tổng thống thứ 39 này của Hoa Kỳ sau khi ông được chăm sóc cuối đời.

Nhiều chục năm sau khi rời Tòa Bạch Ốc, những thành quả mà Tổng thống Carter đã thực hiện trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình vẫn đang định hình nước Mỹ.

Điển hình, nhờ quyết định của Tổng thống Carter, hàng trăm ngàn người chạy trốn các chế độ độc tài đã có cơ hội đến Hoa Kỳ tỵ nạn. Và hàng triệu người khác đã tái định cư ở Mỹ sau khi ông rời nhiệm sở.

Kai Bird, người viết tiểu sử về Tổng thống Carter, tác giả cuốn “The Outlier: The Uncomplete Presidency of Jimmy Carter”, cho biết “Tổng thống Carter nhận thức rõ về cái giá phải trả về mặt chính trị, và khi phải giải quyết những vấn đề khó khăn, ông không ngại làm những gì ông cho là đúng.”

Một trong các quyết định đó là vào mùa Hè năm 1979, khi Tổng thống Carter đưa ra một quyết định đi ngược lại những gì mà các cuộc thăm dò cho rằng hầu hết người Mỹ đều không chấp thuận. Nhưng Tổng thống Carter vẫn cương quyết thực hiện.

Cảnh tượng các thuyền nhân Việt Nam thật thương tâm.

Hàng trăm ngàn người phải chạy trốn sự áp bức của Cộng sản Việt Nam đổ ra biển tìm kiếm dự do tại các quốc gia nơi phẩm giá con người được tôn trọng. Nhiều người đã chết trên đường đào thoát.

Cuộc khủng hoảng thuyền nhân Việt Nam bắt đầu trước khi Tổng thống Carter nhậm chức và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Năm 1978, Tổng thống Carter ra lệnh cho tàu Mỹ đón những người tị nạn chạy trốn bằng thuyền. Một năm sau, số thuyền nhân ngày càng gia tăng.

Và khi các nhà lãnh đạo thế giới gặp nhau để thảo luận về những vấn đề hàng đầu mà đất nước họ phải đối mặt khi tiếp nhận thuyền nhân Việt Nam, Tổng thống Carter đã có một lập trường dứt khoát, tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ tăng gấp đôi số lượng người tị nạn được tiếp nhận hàng tháng từ các trại tỵ nạn Đông Nam Á từ 7.000 lên 14.000 người. Quyết định này của Tổng thống Jimmy Carter nhằm mục đích thúc đẩy các quốc gia khác thực hiện các bước quan trọng tương tự.

Là những thuyền nhân Việt Nam, chúng ta biết ơn ông bà Tổng thống Jimmy Carter và chân thành chia buồn với cựu Tổng thống trong thời khắc đau buồn này của ông.

Cá nhân tôi tin chắc chắn là giờ phút này, cụ bà Rosalynn Carter đang thanh thản nơi cõi khác và chờ ngày xum họp với cụ ông Carter để hai cụ mãi mãi không bao giờ chia lìa nhau.

Tê Hát sưu tầm

Người đưa thư

  • Đăng tại Truyện

thiếu nữ đọc sách

truyenngan3

    Người đưa thư    

    Tác giả : Nguyên Nhung    

Mail carrier, coach a constant in community - The Vicksburg Post | The  Vicksburg Post

       Thời gian mới định cư ở Hoa Kỳ, khi đến cư ngụ khu chung cư nhiều người Việt tôi đã thấy ông ta. Đó là người đưa thư, có bộ râu hung hung xồm xoàm viền quanh miệng, khiến thoạt nhìn người ta thấy ông có nét một ông già Santa Claus mỗi mùa Giáng sinh. Nụ cười hiền, đôi mắt xanh mông mênh màu biển, ông là người đều đặn mang niềm vui cho đám cư dân sống ở chung cư, đa số mới từ Việt Nam sang , thường ngóng những cánh thư ở quê nhà.

        Ông ta trạc độ ngoài năm mươi, dáng dấp khỏe mạnh, khó đoán tuổi cho chính xác vì bộ râu xồm xoàm đó. Mỗi buổi chiều, khi chiếc xe của Bưu Điện chạy vào con dốc đầy ổ gà, nơi đặt mấy thùng thư đã thấy có người đứng đợi. Đa số là người già, không biết làm gì cho hết ngày, đi lấy thư cũng là một cái thú. Ông ta bỏ thư vào từng hộp thư của mỗi nhà trong xóm, xong lái xe đi, không quên giơ tay vẫy mấy đứa trẻ đang chơi đùa trên khoảng sân trống.
 
Rainy mailman | | madisondailyleader.com

        Mãi cho đến một hôm, trời mùa đông lại mưa tầm tã, tôi thấy người đưa thư ngừng xe trước cửa căn chung cư, rồi chạy ào vào hiên gõ cửa, đưa cho tôi một lá thư. Lá thư của người bạn học từ Việt Nam gửi sang, đề trúng tên người gửi và địa chỉ “zip-code”, nhưng thiếu số nhà của căn chung cư, không hiểu sao ông ta lại biết là của tôi. Chính vì thế mà tôi biết ông đọc được tiếng Việt, lại còn quen cả tên của người nhận thư, rồi vì sợ thư không đến tay người nhận, thay vì trả lại cho Bưu Điện, ông mang thư đến thẳng nhà tôi.

        Hôm ấy trời bão rớt, mưa suốt từ sáng đến chiều chưa ngớt, bầu trời xám xịt khiến mùa Đông càng có vẻ rét mướt. Tôi cảm động nhận lá thư từ tay ông, nhìn ông ướt át trong chiếc áo mưa màu vàng, những bụi mưa còn đọng trên mái tóc đã ngả bạc với bộ râu hung hung viền quanh miệng. Ông hỏi, bằng tiếng Việt:

” Xin lỗi, có phải tên cô không?”

muathunhogiot

       Tôi ngạc nhiên, vì lần đầu nghe ông ta nói tiếng Việt, chực nhớ lại bà con trong khu chung cư, gặp nhau ngoài thùng thư vẫn hay nói chuyện này nọ về xứ Mỹ và người Mỹ, có lẽ ông đã nghe được cả. Tôi nhận đúng là tên mình, rất cảm kích vì tấm lòng của người đưa thư. Ái ngại khi thấy mưa vẫn như trút nước, rặng cây ven đường như mờ mịt đi dưới màn mưa trắng xóa. Tôi hỏi ông, bằng tiếng Anh:

” Ông có vội lắm không? Mời ông vào nhà chơi, mưa lớn quá.”

Ông nheo đôi mắt xanh nhìn trời, cười hiền hậu, nói một câu thành ngữ tiếng Anh:

” It’s raining. . . cats and dogs…”

Đoạn ông ta nói bằng tiếng Việt:

” Mưa lớn quá, giống như mưa ở Việt Nam.”

Tôi mở to mắt nhìn ông thán phục:

” Ông nói tiếng Việt giỏi quá, ông học ở đâu vậy?”

Người đưa thư giơ tay vuốt những giọt mưa trên tóc, trên mặt, giọng thoáng một niềm vui, thật xa vời:

” Từ Việt Nam. Tôi đã từng ở Việt Nam, cách đây ba mươi năm. Việt Nam luôn ở trong trái tim tôi.”

thiếu nũ miền nam chèo đò

       Tôi mỉm cười, một câu xã giao mà người Mỹ nào cũng học qua, nhưng sao ở người đàn ông này, tôi không thấy sự giả dối. Một lần nữa, tôi mời ông vào nhà , không khách sáo, trước khi bước vào căn phòng ấm, ông tháo đôi giày để ngoài cửa, giọng dí dỏm:

” Người Việt thường cởi giày trước khi vào nhà, có phải vậy không?”

Ngạc nhiên vì câu hỏi của ông, một người Mỹ hiểu cả thói quen của người Việt, thật là hiếm, như vậy ông ta chắc phải tha thiết với xứ sở của tôi nhiều lắm, tự nhiên tôi thấy có cảm tình với ông. Như hai người đồng hương đã lâu không gặp nhau, ông thổ lộ:

” Tôi nhớ Việt Nam nhiều lắm, nhớ “người” Việt Nam lắm…”

“ Người Việt Nam” ở đây thì nhiều lắm, sao ông lại nói câu ấy với nhiều cảm xúc trong ánh mắt mà tôi có thể nhìn được. Rồi đưa mắt nhìn khắp căn phòng được bài trí theo kiểu Á Đông, ông dừng lại một bức tranh trên tường vẽ cảnh mùa Xuân, con ngõ nhỏ với hai hàng mai nở vàng thật đẹp. Ông thảng thốt reo lên, giọng lơ lớ:

” Đấy có phải là hoa mai?”

Tôi gật đầu, cảm phục một người Mỹ biết nhiều về xứ sở của mình:

” Ồ! Ông cũng biết hoa mai? Nó là loại hoa biểu tượng cho mùa Xuân ở quê hương tôi, và chỉ nở vào mùa Xuân.”

         Ông gật đầu, đôi mắt xanh thoáng một nét bâng khuâng, nhìn theo những sợi mưa nghiêng nghiêng đan nhau trong khung trời mờ tối:

” Tôi biết, vì cô ấy tên Mai, Mai là tên người yêu của tôi, cô học trò bé nhỏ…”

Hình như ông xúc động, yên lặng để dấu đi nỗi buồn. Tôi cũng ngạc nhiên không ít, khi khám phá ra mối tình của người đưa thư, một mối tình có lẽ rất đẹp mấy chục năm trước vẫn ấp ủ trong trái tim ông, từ những ngày trẻ tuổi.

        Buổi chiều mưa hôm đó, một chiều mưa trên xứ người, nghe câu chuyện tình của người đưa thư, tự nhiên tôi cảm thấy dâng lên trong lòng một nỗi buồn rất Việt Nam, cả cái không khí lãng đãng một chút ngậm ngùi theo từng giọt mưa rớt xuống hàng hiên ẩm ướt. Trong khi chờ mưa ngớt hạt, người đưa thư bồi hồi kể tôi nghe chuyện tình của ông ba mươi năm trước.. ..

* * *

        David sinh trưởng ở Sacramento, thủ phủ của tiểu bang California. Vùng đất phì nhiêu màu mỡ có rất nhiều cánh đồng trồng rau và trái cây, đủ cung cấp cho hầu hết các tiểu bang của Hoa Kỳ. Sinh ra trong một gia đình đông anh em, cả nhà sống trong một trang trại trồng hoa quả vùng ngoại ô, David có bản chất một người đồng quê rất hiền lành và thật thà, yêu thiên nhiên.

Học hết Trung Học, David rời gia đình đến Nam Cali để tiếp tục việc học. Sau bốn năm Đại Học, vốn bản tính hiền lành, thích làm việc thiện, David tình nguyện sang Việt Nam làm công tác giáo dục và thiện nguyện. Do đấy, chàng có một thời gian dài đến gần bốn năm phục vụ trong các trung tâm Việt Mỹ, dạy tiếng Anh cho những người Việt trẻ tuổi.

Lúc ấy David còn trẻ lắm, mới hai mươi hai tuổi. Trước khi sang Việt Nam, chàng được học tiếng Việt sáu tháng, cho nên lúc đến Việt Nam chàng đã bập bẹ nói được những câu xã giao thông thường với người bản xứ. Năm David  tới Việt Nam, chiến tranh đang thời kỳ leo thang, nhưng ở thành phố tương đối người dân vẫn sống trong yên bình, chưa nhìn thấy bao nhiêu sự đe dọa của chiến tranh. David chỉ ở Sài Gòn một thời gian ngắn, sau đó được đưa về Cần Thơ. Chính nơi này, thành phố thơ mộng ven bờ sông Hậu, đã khiến David lúc quay về Mỹ, mang theo một vết thương lòng.

David đã có dịp đi lại mấy lần trên nẻo đường mang nhiều sắc thái miền Tây Nam Phần, đó là quốc lộ 4. Những cánh đồng lúa bát ngát, những vườn cây xanh, những mái tranh nghèo khuất sau hàng dừa rủ bóng trên giòng sông đục ngầu phù sa, lắc lẻo nhịp cầu tre bắc ngang sông rạch. Chàng thích nhất những chuyến phà qua sông Hậu Giang, nhất là khi chiều về, vài cọng hoa lục bình màu tím lênh đênh trên sóng nước. Phong cảnh Việt Nam thật lạ lẫm, mới mẻ nhưng gần gụi biết bao, không hiểu sao khi nhìn thấy miền đồng bằng sông Cửu Long lần đầu tiên, David đã cảm thấy yêu mến vùng đồng bằng, êm ả như vùng quê nơi chàng sinh trưởng, dù mỗi nơi đều có nét khác biệt nhau.

tranh Đặng Can1

           Vì là nhân viên dân sự, David may mắn chỉ ở thành phố, không đối diện với chiến tranh như những người lính Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam, và cũng không hề giao tiếp với giai cấp phụ nữ bám theo đoàn quân viễn chinh. Cho nên, những ngày dạy học tại Trung Tâm Việt Mỹ, David thật thơ ngây khi lần đầu tiên trong đời, chàng đã trao trái tim mình cho cô bé Việt Nam, Mai là một cô học trò rất chăm chỉ, ngoan hiền trong lớp học căn bản của Trung Tâm này.

          Mai đẹp lắm, ít là dưới mắt của David, một vẻ đẹp Á Đông rất ưa nhìn. Mái tóc đen mượt, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn, nét ngây thơ dịu dàng của cô con gái Á Đông khiến con tim chàng trai Mỹ mới biết yêu lần đầu, đã thổn thức vì nhớ thương. Như câu ca dao Việt Nam,”Yêu ai yêu cả đường đi lối về”, David cũng yêu cái mênh mông của dòng sông Cửu Long, yêu hàng dừa lơi lả nơi bến sông, nhìn những đợt sóng nhấp nhô vào những buổi hoàng hôn, David tưởng như nó chuyên chở bao nhiêu tình tự dân tộc, hiền hòa, vui tươi và đầy thiện cảm. Mỗi buổi sáng, David say sưa ngắm nhìn những tà áo trắng bay bay như những cánh bướm, trên chiếc xe đạp thong thả của đám nữ sinh mỗi buổi đến trường. Cả thành phố dậy lên sức sống, người ta đi lại đông đảo, đàn bà xách giỏ đi chợ, vài chiếc xe chất đầy rau quả, những đứa trẻ con ngoan ngoãn đi học với nhau, chiến tranh hình như chưa hiện diện nơi đây. David có được những tháng ngày thật tuyệt vời với công việc của mình, một biệt thự xinh đẹp tọa lạc trên con đường trung tâm thành phố.

         Năm ấy Mai độ mười bảy tuổi, tư chất thông minh cộng thêm nét ngây thơ của cô bé mới lớn, đã chinh phục trái tim ông thầy trẻ tuổi. Cách biểu lộ tình cảm của mỗi dân tộc có khác nhau, David không hề dấu diếm tình yêu của mình với cô gái trẻ, trong khi Mai cố tình né tránh, dù nàng rất có cảm tình với ông thầy vừa đẹp trai, lại rất hiền hậu nữa. Sau nhiều lớp ở Trung tâm Việt Mỹ, Mai là một học sinh xuất sắc được chọn là người phụ giáo cho những lớp học vỡ lòng, trong thời gian này hai người cùng làm việc chung, David càng thấy gần gũi nàng hơn.

         Với bản tính thẳng thắn của người Mỹ, David tỏ tình và đề cập với Mai về chuyện hôn nhân, chàng nghĩ nó rất đơn giản như bao cuộc hôn nhân trên xứ sở chàng. Nhưng điều làm cho David đớn đau hơn cả, không ngờ Mai đã từ chối kết hôn với chàng, nguyên nhân chỉ giản dị là không cùng chủng tộc, cha mẹ nàng coi đấy là điều không thể chấp nhận, dù David là một chàng trai học thức. David không hiểu tại sao Mai không quyết định được chuyện hôn nhân của mình, dù rằng Mai cũng cảm thấy mình yêu thương chàng trai Mỹ tóc vàng, mắt xanh hiền lành ấy. David thắc mắc thì Mai chỉ im lặng thở dài, rồi cho chàng biết những gia đình Việt Nam bảo thủ, không bao giờ chấp nhận chuyện con cái kết hôn với người ngoại quốc.

Sống ở Việt Nam khá lâu, ăn những món ăn Việt Nam, học được cách cư xử của người Việt, David hoàn toàn chấp nhận tất cả những đòi hỏi theo phong tục, tập quán người Việt nhưng vẫn bị từ chối. Thật sự chàng không thể nào hiểu nổi dân tộc này, trong cái thân thiện bên ngoài hình như họ vẫn dấu kín những thành kiến bí ẩn, có lẽ đã ăn sâu vào gốc rễ trong tâm hồn họ. Không lấy được Mai, nhiều lúc thất vọng đến chán chường, David còn muốn tìm cái chết để quên đi hình bóng diễm kiều của cô gái Việt. Cuối cùng, bị khủng hoảng tinh thần, David không thể tiếp tục làm việc, với ý nghĩ một ngày nào đó Mai thuộc về người khác. David được hồi hương trước thời gian ấn định, lúc chia tay, lần cuối cùng gặp nhau, Mai đã khóc và nói với chàng :

” Nếu không được kết hôn với anh, em sẽ không bao giờ lấy ai nữa.”

ni-co%cc%82

Câu chuyện tình của người đưa thư tưởng đến đấy là hết, bất ngờ David hỏi tôi:

” Tại sao dân tộc cô lại có cái nhìn khe khắt như thế? Một tình yêu khác chủng tộc có phải là điều tội lỗi?”

          Tôi bối rối nhìn ông, không làm sao cắt nghĩa cho ông hiểu. Đúng, tình yêu tự nó đâu có gì tội lỗi, nhưng dưới con mắt lệch lạc của những người có nhiều thành kiến, họ vẫn không chấp nhận. David lại nói tiếp:

” Ba mươi năm nay tôi vẫn không quên điều đó, vẫn tìm tòi văn hóa Việt, và tôi hiểu tại sao dân tộc Việt Nam không tiến lên được. Trong một vấn đề  giản dị đó, họ đã không có cái nhìn rộng rãi, thì những vấn đề lớn hơn, họ cũng khó mà thay đổi.”

Tôi thở dài nói với David:

” Tôi nghĩ không chỉ người Việt Nam chúng tôi mới có quan niệm thiển cận như thế, ngay những người Mỹ, cũng đâu có thích con cái họ lấy một người không cùng sắc tộc với mình. Hơn nữa người Việt Nam lấy chữ hiếu làm đầu, cho nên ít khi chống đối lại cha mẹ, và họ chấp nhận điều ấy như là một thứ định mệnh đã đặt để, ông thông cảm cho. Nhưng thưa ông, đấy chỉ là những suy nghĩ của thời gian đó, bây giờ mọi điều đã thay đổi. . .”

Giọng David đều đều như tiếng mưa rơi ngoài hiên, ông nói:

” Cô có biết tôi đã đau khổ biết bao nhiêu khi không lấy được Mai, tôi đâm ác cảm với tất cả người Việt vì lối suy nghĩ của họ. Khi về nước, lâu lắm tôi vẫn không quên được người con gái ấy, rồi lại nhớ đến câu nói cuối cùng của Mai nói với tôi, tôi không nghĩ rằng Mai đã thực hiện được. Khi đất nước cô bị rơi vào tay Cộng Sản, tôi vẫn hy vọng là sẽ gặp Mai trong đám người Việt di tản sang Hoa Kỳ, nếu cô ấy chưa lấy ai thì trên xứ sở này không ai cấm cản Mai kết hôn với tôi cả”.

Tôi ngắt lời David:

” Ông có gặp lại cô ta không?”

David gật đầu, đôi mắt xanh chợt buồn, để rồi lại toát ra một tia nhìn ấm áp:

“Có, tôi đã gặp lại Mai, nhưng bấy giờ tôi là người dừng lại, vì Mai đã là một nữ tu đang săn sóc cho đám trẻ mồ côi đem từ Việt Nam sang. Lần này tôi thực sự cảm thấy mình không có quyền theo đuổi con người cao quý đó. Mai đã hy sinh tình yêu, tuổi xuân để phục vụ cho một nghĩa vụ cao cả hơn, đấy là tình nhân loại. Tôi vẫn yêu Mai, nhưng không có quyền giữ lấy nàng làm của riêng, khi nhìn thấy bản chất cao đẹp trong tâm hồn nàng.”

Giọng ông ta chợt bùi ngùi:

” Đồng thời tôi cũng hiểu được ý nghĩa lời nói của Mai, khi đã khóc và nói với tôi câu nói cuối cùng trước khi chia tay nhau. Nàng là người con gái Việt Nam thuần túy có những suy nghĩ theo tính cách của dân tộc nàng, nhưng trong tình yêu, tôi hiểu nàng cũng yêu tôi, thích hợp với đời sống và việc làm của tôi, nhưng vẫn không dám chống đối lại cha mẹ. Để rồi cuối cùng cô đã chọn con đường ấy, con đường phục vụ cho tha nhân.”

Đôi mắt xanh buồn buồn của người đưa thư lại hướng về bức tranh có những bông mai vàng óng ả treo trên tường, thật dịu dàng ông nói tiếp:

” Từ đấy, tôi muốn mình cũng như Mai, làm một điều gì đem lại niềm vui cho mọi người, dù rất nhỏ nhoi. Nếu không hỏi cô, có lẽ lá thư này sẽ bị trả lại cho người gửi, bạn cô mất đi một niềm hy vọng, và ngay cả cô cũng mất niềm vui được đọc một lá thư. Bao nhiêu năm rồi tôi có nhiều cơ hội để tìm một việc làm tốt hơn, nhưng tôi vẫn vui thích với nghề nghiệp hiện tại, khi nghĩ mình đã đem đến cho mọi người những gì họ chờ đợi, nhất là trong những muà Lễ, Tết. Tôi cũng hiểu rằng từ miền đất xa xăm nghèo khổ kia, họ đã phải tiết kiệm như thế nào mới có đủ tiền để gửi một lá thư cho người phương xa.”

          Tôi cảm động nghe ông ta nói, tự thấy xấu hổ với mình khi chính tôi có lúc đã rất hững hờ với những lá thư từ bên nhà gửi sang, cũng chỉ vì sợ phải giúp đỡ. Ngược giòng thời gian, tôi như nhìn thấy mình trong quá khứ, trong lúc cùng cực vẫn trông chờ một niềm hy vọng, vậy tại sao tôi lại không có được tấm lòng như người đưa thư này. Lúc ấy, nhìn đôi mắt xanh của ông ta, chòm râu hung hung viền quanh mặt, trông ông hiền hậu và dễ thương như ông già Noel đem niềm vui cho trẻ con mỗi mùa Giáng Sinh. Tôi nói với ông rất thành thật:

” Tôi cám ơn ông, một người Mỹ rất có tình với quê hương tôi, dân tộc tôi, dù trước kia ông đã bị đau khổ vì sự suy nghĩ của họ.”
 
What It's Like As a USPS Mailman Delivering COVID Tests

Mưa đã ngớt, chưa tới sáu giờ mà trời mùa Đông đã tối xầm lại. David đứng dậy, ông còn phải trở về Bưu điện, đem theo những lá thư người trong chung cư nhờ ông gửi giùm. Ông chào tôi rồi mang đôi giày vào chân, mỉm cười nhìn những bóng đèn màu chớp tắt trên cây Giáng Sinh ở góc phòng. Tôi nhìn theo người đưa thư bước ra đường, lòng dâng lên một niềm ấm áp cho dù đang là mùa Đông ở xứ người. Câu chuyện của David đã làm tôi suy nghĩ. Tình yêu muôn thuở vẫn chỉ là Tình yêu, nhưng vượt lên trên đó, nó có một sứ mệnh thật cao cả khi người ta nhìn ra cái đẹp của nó, và sống với cái đẹp của tình yêu.

          Giờ này, ở một nơi nào đó trên đất Mỹ, Mai, cô gái Việt Nam năm xưa, có lẽ nay đã đứng tuổi, vẫn hăng say phục vụ tha nhân trong lãnh vực của cô. Không biết cô có hiểu rằng, chính tình yêu của cô đã làm cho David, người đưa thư quen thuộc của khu chung cư, cũng đang đi con đường của người ông yêu tha thiết năm xưa, cũng với mục đích đem niềm vui đến cho mọi người. Giá tất cả thế nhân đều nghĩ đến nhau với một tấm lòng như thế, thì có lẽ chiến tranh đã chấm dứt từ lâu trên trái đất.

Nguyên Nhung - Mùa Giáng Sinh


     Tê Hát sưu tầm    

 

Theo dõi RSS này