⭐TRẦN KIM PHƯỢNG (Moderator)

⭐TRẦN KIM PHƯỢNG (Moderator)

TÌNH YÊU TRONG NHẠC KHÊ KINH KHA

TÌNH YÊU TRONG NHẠC KHÊ KINH KHA

Nghe nhạc đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của tôi.

Đã từ lâu, tôi vẫn thường thích nghe nhạc của các nhạc sĩ Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng…và tôi nghĩ không riêng gì tôi mà rất nhiều người cũng vậy.

Điều này cũng dễ hiểu vì nhạc của các nhạc sĩ trên đã đi vào lòng công chúng qua bao thế hệ, những nhạc phẩm này đã thuyết phục chúng ta không những bằng âm nhạc mà còn do ca từ hay, khi thì quyến rũ lãng mạn, khi thì mộc mạc chân quê, khi thì từ bi thánh thiện để rồi có lúc vụt trở nên lộng lẫy, kiêu sa…

Và việc yêu thích những dòng nhạc trên của tôi đã trở nên bảo thủ, đã hình thành trong tôi một thói quen bất khả xâm phạm và cứ thế tôi luôn muốn bảo vệ thành trì nghe nhạc của mình một cách cố chấp, bằng chứng là tôi vẫn tìm đến những nhạc phẩm của những nhạc sĩ trên mỗi khi muốn nghe và cả những khi nghêu ngao một mình cũng thế.

Một chiều lang thang trên mạng, tình cờ trang FB của tôi nhận được một bài hát (chuyện này vẫn thường xảy ra trên mạng xã hội), nhạc phẩm mang tên 20 NĂM TÌNH SẦU của Khê Kinh Kha( thật ra tới thời điểm đó tôi vẫn chưa biết KKK là nhạc sĩ nổi tiếng ở hải ngoại, điều này cũng dễ hiểu vì tôi thì hiện đang sống tại Việt Nam)

Mạng xã hội FB thật gần gũi và không biên giới, bởi vậy khi được bạn post cho một bài gì thì tôi xem và comment lại cho bạn và thế là tôi nghe bài hát 20 NĂM TÌNH SẦU của KKK với mục đích là để comment cho bạn mà thôi ,nhưng không ngờ tôi đã nghe bài này với cả tâm tình. Sức hút vô cùng mãnh liệt của tiếng hát Ánh Tuyết khi thể hiện cùng với lời ca khúc như tiếng lòng của chính tác giả đã thật sự giữ chân tôi lại, phá vỡ thành trì cố hữu trong tôi và chị đưa tôi về câu chuyện tình đẩm lệ thật buồn …

Tôi đã khóc, khóc thật sự với 20 NĂM TÌNH SẦU, mặc dù tôi đang sống rất hạnh phúc bên gia đình mà sao khi nghe Ánh Tuyết hát tôi cứ ngỡ mình là người trong cuộc, dù số phận trong 20 NĂM TÌNH SẦU là của một người đàn ông mà sao vẫn chạm đến tim tôi, một phụ nữ đang sống đầy yêu thương. Bài hát đã cho tôi một cảm xúc rất thật và tôi đã đê mê, lặng người với cảm xúc đó, cho dù đó là một cảm xúc đau khổ đến tột cùng…Tiếng hát Ánh Tuyết đã lột tả hêt được những gì lời bài hát muốn nói.

Để rồi từ đó tôi bắt đầu cuộc hành trình tìm thêm các ca khúc khác của nhạc sĩ Khê KInh Kha do ca sĩ Ánh tuyết trình bày để thưởng thức qua CD TÌNH PHỤ, gồm 13 cakhúc của nhạc sĩ Khê Kinh Kha.

Những hình ảnh mặc nhiên và vĩnh cửu của thiên nhiên như: sương khướt núi đồi, cơn gió ngàn đời lang thang, làm sao đong được mưa rơi, làm sao đo được ánh mặt trời, vì sao mặt trời vẫn lên, vì sao cơn gió ngàn đời lang thang, hoa nở rồi tàn, đã được nhạc sĩ Khê Kinh Kha đưa vào nhạc phẩm ĐỪNG HỎI VÌ SAO để thấy rằng tôi yêu em đến độ nào, tình tôi yêu em ngàn đời mãi mãi như mây trôi và cũng để thấy rằng vì sao tình nồng chỉ có trăm năm. Tiếng hát Ánh Tuyết đã thuyết phục tôi nghe đi nghe lại bài này nhiều lần đến nỗi giờ tôi đã hát được bài hát này và lẩm nhẩm hát theo chị.

Em còn nhớ những chiều mưa giăng trên phố, chúng mình đã từng cùng nhau môi hôn nồng ấm, những lời thề xưa em hứa, em còn nhớ hay đã cố quên, thì tiếc thương làm gì em hỡi, hãy để tôi sống ơ hờ với những tháng ngày còn lại không em. Em đi mang hết tình nồng cứ ngỡ trăm năm của chúng mình, em đi mang cả mặn nồng trong tôi, để tình mình giờ như những chiếc lá thu không bờ bến, rã mục nơi phương trời vô định. Bàn chân em quên lối mang theo cả hương tình một thuở mình yêu nhau, còn lại tôi nụ cười buốt giá với thương yêu em vẫn còn ăp đầy. Làm sao mà quên được vòng tay em từng xiết chặt tình chúng mình, để giờ đây em đi bỏ mặc lại tôi.

Đó là những gì Ánh Tuyết kể lại cho chúng ta, một câu chuyện tình bằng ca khúc VỀ ĐI EM.

Em về đi, thoạt nghe như lời tôi phụ phàng em nhưng thật ra tôi đã không giữ được em rồi, em đã phụ tôi..phụ tôi và đó cũng là những gì mà nhạc sĩ KKK muốn gởi gắm qua nhạc phẩm VỀ ĐI EM.

Mượn hình ảnh con gió ngàn năm vẫn rong chơi, cánh mây lãng đãng muôn đời, chiếc lá lạc giữa núi rừng, con suối reo trong đá trên ghềnh….để nói đến phận người hiện hữu ở thế gian này, rồi hôm nào chợt bâng khuâng bởi một mái tóc mềm và LẠC BƯỚC đi tìm trái tim.

Thành phố mộng mơ này, công viên những lần mình hẹn hò, vạt áo dài lang thang trên phố với giòng tóc em buông lả lơi trong những chiều mùa hạ mưa rơi, đã làm tim tôi thổn thức đợi chờ với những ước mơ dại khờ cho cuộc tình sỏi đá ngây ngô. Bao nhiêu tình nồng của tuổi ngọc đam mê cùng với lời thề tôi đã trao em. Giờ đây, cuộc tình đã vỡ em làm sao có thể TRẢ LẠI TÔI. (Live Show-Ngoc Ha.)

Đời như bóng đêm kể từ ngày em xa tôi, còn ai để đón đưa, lòng phố hoang vu quanh chốn này và ngày trở nên dài vô biên. Tình như mây khói với năm tháng mịt mù, xin em một lần gọi tình yêu đến cho nồng nàn về giữa tim em. Bao đêm dài tình biết say cùng ai dù hương người chưa phai kể từ EM XA RỒI.

Một chiều về thăm phố nhỏ, lòng đầy thương nhớ về người của một thuở xa xưa, thầm gọi tên ai , chỉ hàng cây lặng im buồn cúi mặt, mưa ướt lạnh cho phố nhỏ buồn xác xơ. Tình vẫn vẫn ngậm ngùi trong tôi và còn đầy theo năm tháng. Giòng sông cứ trôi mãi, người ơi tình vẫn đợi, đợi NGƯỜI VỀ TƯƠNG TƯ.

Một mình trong đêm khuya với một hồn đầy mưa gió khi tình vừa hư hao để nhớ bóng ai ngồi nghiêng tóc. Biết tìm lại đâu con tim nồng ru hồn nằm êm ái, tóc ai đầy cứ ngỡ mây bay. Đời đã nắng tắt, biết tìm đâu, tìm đâu khi TÌNH CÒN BƠ VƠ.

Người đi để lại những năm tháng dài, bao đêm lệ uống tràn mắt môi. Mộng tuổi xuân cạn héo cho tim úa dần.Rồi chiều nay mưa gió cho buồng tim thổn thức trong mắt buồn. Nhớ thương người xưa, đã xa bao năm tháng mà tình vẫn cứ như mây theo gió về, để từng đêm tình vẫn làm lệ xót xa, lệ xót xa nên LỆ NỒNG MÔI KHÔ.

Chút nắng reo trong gió thu, mùa thu đã về, cho tôi nhớ lại từng thu cũ, bước em về cùng áo lụa dài bay giữa trời thu lạnh, mưa phùn lất phất ướt bờ vai em. Đường xưa không em giờ hoang vắng, tôi nhặt lá vàng mà mắt tràn mưa bay trông ngóng đợi chờ em. Không em thu vẫn về, giữa phố xưa tôi âm thầm trong nỗi nhớ, em đã quên rồi mùa thu, mùa thu của chúng mình để lại mình tôi ngậm ngùi với từng GIỌT LỆ THU khóc cho tình mình đã chết.

Rồi mùa thu qua và mùa đông

cũng bỏ đi, tình anh như gió lướt qua đời em, như mây trời bay xa mãi

Từng mùa trăng đã phôi pha và dòng sông cũng đã xa ngàn khơi mà vẫn không anh đến trong đời em. Bao mùa hoa cúc vàng rơi, bao mùa heo may đến tình anh vẫn biền biệt chân trời bỏ lại mình em trông ngóng ngậm ngùi dù anh đã TÌNH PHỤ. Phụ em anh đã phụ rồi anh ơi.

Lời hứa trăm năm anh đã quên cho tim em thấm lệ, còn lại em nhạt nhòa phấn son, giòng tóc khô cằn, bờ môi tê lạnh và ngày trở nên dài hoang vắng vì ANH ĐÃ PHỤ EM.

Với những ca từ sâu lắng thật tình tứ, thật lãng mạn, gợi nhớ những kỷ niệm trong cuộc đời mỗi người của chúng ta, trên đây là những nỗi niềm mà nhạc sĩ Khê Kinh Kha đã đưa vào các ca khúc trong CD TÌNH PHỤ do ca sĩ Ánh Tuyết thể hiện. Từng nỗi niềm đã được tác giả thổi hồn vào để từ đó nỗi niềm thăng hoa mang vào mình một hoàn cảnh, một số phận và ca sĩ Ánh Tuyết đã mang hoàn cảnh đó, số phận đó đến với chúng ta bằng một cảm xúc rất thật, rất gần gũi như hơi thở, như nắng sớm, như mưa chiều………

Giờ đây nỗi niềm không còn là của riêng ai (kể cả tác giả) mà là của MỌI NGƯỜI để có thể BẠN, có thể TÔI bắt gặp mình trong đó.

Sau này, tôi được biết ca khúc 20 NĂM TÌNH SẦU nhạc sĩ KKK đã viết lại từ tâm sự có thật.

Hai Mươi Năm Tình Sầu

Hai mươi năm trở lại
Giòng sông còn trôi mãi
kỷ niệm như dao cắt
ngọt ngào giữa tim tôi

hai mươi năm trở lạI
lòng xưa vẫn mộng nhiều
hương tình đầy trên lốI
hương người đâu nữa hỡi em yêu

hai mươi năm đi giữa đời
một đời đầy sóng nổi
hai mươi năm ôm mối tinh
mà hồn rách tả tơi

hình như tôi khóc đây em
hai mươi năm em theo chồng
bỏ lại đời tôi
những tháng ngày tăm tốI
và đường trần đầy quạnh hiu
và lòng sầu lắm cô liêu

hai mươi năm trở lại
mộ em đầy cỏ dại
hai mươi năm góp lại
nén nhan buồn chiều nay

hai mươi năm còn gì cho nhau
tình xưa như áo rách
làm sao ai vá được
mảnh hồn đã xác xơ
hai mươi năm tình sầu
hẹn người đến kiếp sau

LÊ THANH BÌNH

 

 

Khê Kinh Kha

Khê Kinh Kha là bút hiệu của Nguyễn Xuân Hùng, sinh tại làng Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Năm '68 đi du học tại Hoa Kỳ, và tốt nghiệp Thạc Sĩ Kỹ Sư Hóa Học (Master in Chemical Engineering) và Thạc Sĩ Thần Học ( Master of Theology). Hiện cư ngụ tại bang Virginia và cũng là Deacon (Phó Tế) giúp họ đạo nhà thờ và những người khốn khó. KKKha bắt đầu sáng tác thơ từ lúc học Đệ Tứ. Tự học nhạc và sáng tác đầu tiên vào năm 1971. Chủ biên của trang nhà VĂN HỌC NGUỒN CỘI

Kim Phượng sưu tầm

Nước Mắm Trong Lịch Sử Và Văn Hóa Của Người Việt - Trần Đức Anh Sơn

Nước Mắm Trong Lịch Sử

Và Văn Hóa Của Người Việt 

Trần Đức Anh Sơn

Nước mắm là món “quốc hồn, quốc túy” của người Việt, là thứ làm cho ẩm thực Việt phân biệt với phần còn lại của ẩm thực thế giới. Có lẽ vì thế mà “tín đồ nước mắm” gốc Việt đã lớn tiếng khẳng định “nước mắm là sản phẩm ‘riêng có’ của người Việt”!
 
Ngày tư, ngày Tết, nhân lúc rảnh rỗi, lục tìm sử liệu để xem xét tính thực hư của nhận định trên, bất ngờ phát hiện nhiều điều thú vị về thứ nước chấm trứ danh này của người Việt.
 
1. Có phải chỉ người Việt mới biết làm nước mắm?
 
Xin nói ngay đây là một nhận định sai lầm. Bởi lẽ, ngoài người Việt, thì còn có người Hàn Quốc, người Pháp, người Thụy Điển… cũng biết cách làm ra “nước mắm” và sử dụng “nước mắm” như một thứ thực phẩm.
 
Hàn Quốc là xứ sở của kimchi, với hàng trăm món kimchi làm từ rau, củ, quả… bằng nhiều cách chế biến khác nhau, đã làm nên linh hồn của ẩm thực xứ Hàn. Một trong những món kimchi thường xuất hiện trong bữa ăn thường nhật của người Hàn Quốc là paechumak kimchi, làm từ bắp cải trắng, ớt, dấm, tỏi và miolchi aek chok, một thứ “nước mắm” của xứ kimchiMiolchi aek chok được làm từ cá cơm với quy trình và cách thức tương tự như cách làm nước mắm của người Việt. Điều khác biệt là người Hàn Quốc chỉ dùng thứ “nước mắm” này để ướp kimchi, chứ không để nêm nếm hay làm nước chấm như người Việt mình.
 
Người Pháp ở vùng Bretagne cũng biết làm và sử dụng “nước mắm” từ 2.000 năm trước. Theo TS. Françoise Coulon, quản thủ ở Bảo tàng Mỹ thuật Rennes, thủ phủ của vùng Bretagne, thì từ đầu Công nguyên, cư dân cổ đại ở Bretagne đã biết cách ướp cá biển với muối để chiết ra một thứ nước cốt mà họ gọi là garum và dùng nó như một thứ thực phẩm. Những sử liệu đang lưu giữ tại thư viện của Bảo tàng Mỹ thuật Rennes đã ghi nhận về cách thức làm garum của người Bretagne xưa kia. Và khi khai quật các phế tích trong vùng Bretagne, các nhà khảo cổ học Pháp đã phát hiện những công cụ bằng gốm dùng để sản xuất và để đựng thứ “nước mắm” có tên là garum này. Song nguyên nhân vì sao kỹ thuật làm “nước mắm” của người Pháp đã bị thất truyền và vì sao người dân vùng Bretagne nói riêng, dân Pháp nói chung, đã không dùng garum làm thực phẩm nữa thì vẫn là “một câu hỏi lớn, không lời đáp”!
 
Người Thụy Điển cũng có một thứ “nước mắm” riêng của họ, gọi là surstromming. Thứ “nước mắm” này được làm từ một loài cá nhỏ, tên là herrings. Người Thụy Điển bỏ cá herrings vào trong chiếc thùng gỗ lớn và cho muối vào để ướp. Sau 48 giờ, khi cá bắt đầu mềm thì người ta ngắt đầu cá và vứt bỏ phần ruột, cho thêm muối vào và ướp tiếp. Thùng cá ướp đó để được để ở ngoài trời từ 8 đến 12 tuần, trong cái nắng mùa hè với nhiệt độ từ 40 đến 60 độ F, cho đến khi thân cá nát ra và trở thành một loại mắm có mùi rất hôi. Đó chính là thứ mắm surstromming, có mùi vị khó ưa nhưng được người Thụy Điển xem là một món “delicacy” (cao lương mỹ vị). Thư tịch cổ Thụy Điển còn cho biết, vào thời Trung cổ, chính quyền chỉ cho phép bán surstromming vào các ngày thứ Năm của tháng Tám mà thôi. Và mỗi dịp surstromming được đem bán là những ngày hội ẩm thực đáng nhớ của người Thụy Điển.1 Nhưng người Thụy Điển thường dùng món surstromming này với bia hay rượu mạnh, như một thứ thức ăn, chứ không phải là gia vị như nước mắm của người Việt.
 
nuocmam7
Làm nước mắm ở Phú Quốc. Ảnh: Thái A.
 
2. Nước mắm trong các nguồn sử liệu
 
Cuốn Việt sử đầu tiên có đề cập đến nước mắm, có lẽ là cuốn Đại Việt sử ký toàn thư, khắc in vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697). Trong Kỷ nhà Lê, phần viết về Đại Hành hoàng đế, sách này có ghi lại sự kiện: “Đinh Dậu, Ứng Thiên năm thứ 4 (997)… Mùa hạ, tháng 4, nhà Tống phong vua làm Nam Bình Vương. Vua sai sứ sang nước Tống đáp lễ. Vua Tống ban chiếu thư khen ngợi. Trước kia sứ Tống sang thường mượn cớ đòi cống nước mắm, nhân thế bắt đóng góp. Đến đây Tống Chân Tông, nghe biết chuyện ấy, chỉ sai quan giữ biên giới gọi đến nhận mệnh, không sai sứ sang nữa”.2 Đoạn sử liệu này cho thấy muộn nhất là vào trước năm 997, người Việt đã biết làm và dùng nước mắm và nước mắm đã được lưu vào sử sách. Bấy giờ, nước mắm do người Việt làm ra hẳn phải là một loại đặc sản có tiếng, khiến vua chúa Trung Hoa tuy ở xa vạn dặm, cũng “ngửi thấy” mùi thơm của nước mắm, nên mới đòi triều đình Đại Việt phải triều cống nước mắm cho họ. Nhưng khi đọc đến đoạn ghi chép này trong Đại Việt sử ký toàn thư, nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân đã nêu một câu hỏi rất thú vị: “Người Trung Hoa không có truyền thống ăn nước mắm, mà họ ăn nước tương, sao lại đòi cống nước mắm? Hay là thời Tiền Lê, nước mắm Việt hiếm hoi trân quý đến mức người ta phải lấy nó để bắt chẹt nhau?”.3 Quả đúng như vậy, vì người Tàu ăn xì dầu, coi món nước chấm làm từ đậu nành này là thứ gia vị căn cốt của họ, khiến cho món ăn Tàu, nhìn bên ngoài có vẻ giống với món ăn Việt, kỳ thực, lại khác nhau một trời một vực, như nhận xét của M. Coughlin rằng: “mặc dù người Việt Nam ăn bằng đũa và thức ăn của họ thì khó phân biệt được với đồ ăn của Trung Hoa đối với một người Tây phương bình thường, đã có nhiều sự khác biệt và các sự biến cải theo khẩu vị địa phương. Nước chấm căn bản – nước mắm, món gia vị trong mọi bữa ăn, thì đặc biệt là của người Việt Nam và hoàn toàn khác với nước tương, nước chấm gia vị tiêu chuẩn của Trung Hoa”.4
 
nuocmam6
 
Sau Đại Việt sử ký toàn thư, nước mắm còn xuất hiện trong các trước tác như Phủ biên tạp lục (của Lê Quý Đôn, ấn hành vào cuối thế kỷ XVIII), Lịch triều hiến chương loại chí (của Phan Huy Chú, đầu thế kỷ XIX), Gia Định thành thông chí (của Trịnh Hoài Đức, đầu thế kỷ XIX) và trong các bộ sử của triều Nguyễn như Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và Đại Nam nhất thống chí. Trong các tài liệu thư tịch này, nước mắm được xem là thổ sản của nhiều địa phương ở Đàng Trong.
 
nuocmam5
 
Phủ biên tạp lục ghi nhận nước mắm là đặc sản của xứ Thuận Quảng, là thứ mà các chúa Nguyễn bắt phải nộp thuế biệt nạp, thay thế cho thuế đinh, nghĩa là thay vì phải nộp thuế thân, thì các hộ dân làm nghề nước mắm, hàng năm phải nộp về cho triều đình nhà chúa một lượng nước mắm nhất định.
 
Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, trong phần Quốc dụng chí cũng chép rằng: năm Thuận Thiên thứ 5 (1013), đời Lý Thái Tổ, triều đình quy định nước mắm là một trong 6 loại thổ sản phải đóng thuế biệt nạp. Đến thời Lê, vào năm Cảnh Hưng thứ 4 (1743), triều đình ban hành hạn mức số lượng nước mắm mà các phường nghề phải nộp. Cụ thể, ở xứ Thuận Quảng, ai có phương tiện đánh bắt cá để làm nước mắm thì mỗi năm phải nạp 3 chĩnh nước mắm, người làm thuê mỗi năm nạp 1 chĩnh. Năm 1769, số nước mắm do nhà nước thu qua hình thức thuế biệt nạp này lên đến 3.000 chĩnh.5
 
nuocmam4
 
Ở tỉnh Bình Thuận, nghề làm nước mắm bắt đầu hình thành ở tỉnh Bình Thuận vào khoảng cuối thời chúa Nguyễn, với khoảng 50 người, tập trung ở phường Đông Quan. Nhà nước quy định mỗi năm 30 người trong số họ phải nộp cho nhà nước mỗi người 1 thùng nước mắm, 20 người còn lại mỗi người phải nộp 2 vò mắm mòi và 1 vò mắm tép. Sang đến thời Nguyễn, nhà nước tăng thuế biệt nạp nước mắm ở Bình Thuận lên 8 vò mỗi người mỗi năm, người già người ốm phải nộp một nửa định mức. Ngoài nước mắm, chủ yếu làm từ cá cơm, mỗi người mỗi năm phải nộp thêm 1 vò mắm ướp, 1 vò mắm mòi và 1 vò mắm cá thu.6
 
nuocmam3
 
Theo sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ thì dưới triều Minh Mạng (1820 – 1841), Nam Định và Ninh Bình là hai địa phương hàng năm phải nộp thuế biệt nạp là nước mắm về cho triều đình Huế. Còn theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vào cuối thế kỷ XIX, nước mắm ở xã Đông Giang, huyện Thanh Lâm, tỉnh Hải Dương là nước mắm ngon nhất nước. Nghệ An cũng là một địa phương sản xuất nước mắm có tiếng thời Tự Đức (1848 – 1883), nhưng nước mắm xứ Nghệ thì nặng mùi đến độ danh sĩ Cao Bá Quát đã phải “mượn” cái mùi khó ưa của nước mắm Nghệ An để chê thơ của các thi sĩ trong Mặc Vân thi xã ở Huế: Ngán thay cái mũi vô duyên. Câu thơ Thi xã, con thuyền Nghệ An.
 
Về mặt chữ nghĩa, nước mắm trong các tư liệu trên được ghi bằng Hán tự là thủy hàm (水 鹹) hay hàm thủy (鹹 水), nghĩa là “nước mặn”. Bình luận về cách định danh thứ “quốc chấm” của người Việt theo Hán tự thành một thứ “nước mặn” như trên, nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân than vãn: “Mấy chữ này nghe có vị mà không thấy hơi cá, mùi cá, thiệt là phiền não! Hình như các cụ có ý tốt, muốn cho nước mắm cái sự sang trọng mà kết cho nó cái tên ngoại, thật ra nghe không đã bằng cái tên nôm nước mắm”.7
 
Trong khi đó, cuốn Đông phương phong tục văn hóa từ điển do các nhà nghiên cứu Trung Quốc biên soạn, khi nêu đặc trưng văn hóa ẩm thực của người Việt đã liệt kê 4 món ẩm thực tiêu biểu của người Việt, xếp theo thứ tự là: nước mắm, thuốc lào, bánh chưng và trầu cau. Chữ “nước mắm” trong sách này được viết là Việt Nam ngư lộ (越 南 魚 露).8 Ngư là “cá”, lộ là “giọt sương móc”. Ngư lộ là “giọt sương tiết ra từ cá”. Cách gọi này có vẻ đã diễn tả đúng bản chất sinh xuất của nước mắm, nhưng cũng chẳng gợi nên mùi vị gì cả, mà nước mắm được thiên hạ biết đến và nhớ đến, trước tiên, là nhờ cái mùi đặc trưng của nó. Vì thế, có lẽ nên giữ cho thứ nước chấm đặc hữu của người Việt này cái tên nôm na vốn có của nó là nước mắm. Và khi dịch sang ngôn ngữ khác thì nên giữ nguyên hình tướng của nó là nước mắm, hay chí ít cũng là nuoc mam, như cái cách mà Léopold Cadière, giáo sĩ và là nhà văn hóa “người Huế… gốc Pháp” đã từng làm khi chủ biên tập san BAVH trước đây.
 
Nước mắm không chỉ được ghi nhận trong thư tịch cổ Việt Nam mà còn được phản ánh trong các hồi ký, nhật ký của những người phương Tây từng hiện diện ở Việt Nam từ hàng trăm năm trước. Cristophoro Borri, một giáo sĩ người Ý đã từng sống ở Đàng Trong vào đầu thế kỷ XVII, đã viết trong cuốn hồi ký Xứ Đàng Trong năm 1621 của ông như sau: “Người Đàng Trong ăn cá nhiều hơn ăn thịt. Họ chuyên chú đánh cá chủ yếu là vì họ rất ham thứ nước ‘sốt’ gọi là ‘balaciam’ làm bằng cá ướp muối cho mềm và làm nhão ra trong nước. Đây là một thứ nước cốt cay cay tựa như mù tạt (moutarde) của ta, nhà nào cũng dự trữ một lượng lớn đựng đầy trong chum vại như tại nhiều nơi ở châu Âu người ta dự trữ rượu. Thứ nước cá này dùng một mình thì không nuốt được nhưng được dùng để gợi nên hương vị và kích thích tì vị để ăn cơm vốn nhạt nhẽo và không có mùi vị nếu không có thứ nước đó. Vì cơm là thức ăn chung và thông thường của xứ Đàng Trong, nên cần phải có rất nhiều ‘balaciam’ (nếu không thì không có mùi vị) và do đó phải có một lượng lớn nước mắm và cũng do đó phải liên tục đánh cá”.9  
 
nuocmam2
 
Hơn 170 năm sau, phái bộ người Anh do bá tước George Macartney dẫn đầu, trong hành trình đến Trung Hoa, có ghé thăm cảng Đà Nẵng vào năm 1793. Viên quan trấn thủ cửa Hàn đã làm bữa tiệc chiêu đãi khách và mời phái bộ Macartney “những đĩa thịt bò xắt miếng vuông, chấm thứ nước rất ngon” khiến các thành viên trong phái bộ cứ tấm tắc khen ngon, còn George Macartney phải ghi nhớ thứ nước chấm độc đáo ấy – nước mắm – vào trong nhật ký hành trình của mình.10
 
3. Nước mắm và người Việt
 
Nước mắm có lịch sử tồn tại lâu dài với người Việt, là phần không thể thiếu trong đời sống và văn hóa của người Việt. Không ai có thể hình dung một bữa cơm Việt lại có thể thiếu vắng nước mắm, cũng như bữa cơm của người Hàn Quốc lại có thể thiếu món kimchi. Nước mắm vừa là gia vị nêm nếm, vừa là món ăn, vừa là một thứ thực phẩm chức năng giúp bổ sung dinh dưỡng cho người Việt, thậm chí, trong một số trường hợp, nước mắm còn là dược liệu để trị bệnh và tăng cường sinh lực cho con người.
 nuocmam1
 
Nước mắm chính là linh hồn của ẩm thực Việt, là thứ làm cho ẩm thực Việt khác với ẩm thực của các nước khác, thậm chí, có người còn cho rằng nước mắm là thứ có thể làm biến đổi món ăn của tha nhân thành món ăn Việt: “…bất cứ món ăn nào của Trung Hoa hoặc Pháp có sự góp mặt của nước mắm trong đó, đã trở thành món ăn Việt Nam. Giá trị của nước mắm vì thế trở nên độc nhất vô nhị trong nghệ thuật ẩm thực nói riêng, trong sức sống mạnh mẽ của văn hóa Việt Nam nói chung”.11
 
Theo số liệu của Từ điển Bách khoa Việt Nam công bố cách nay khoảng chục năm, thì mỗi năm Việt Nam sản xuất khoảng 150 – 170 triệu lít nước mắm các loại. Từ con số này, nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân tính nhẩm: “… trừ đi một ít dành cho người phương Tây đang dùng thử, đổ đồng dân Việt mỗi năm, vào độ ấy, đã cho gần 2 lít nước mắm vào người, trung bình mỗi ngày trên dưới 10 giọt”.12 Thế mới biết người Việt “ghiền” nước mắm đến cỡ nào.
 
Nước mắm thì người Việt Nam ở đâu cũng ăn và vùng nào ở Việt Nam cũng có. Song làm cho nước mắm “thăng hoa” thì không ai có thể làm tốt hơn người Huế, bởi trong văn hóa ẩm thực Huế, có ít nhất khoảng 30 thứ nước chấm khác nhau có nguồn gốc từ nước mắm, với đủ sắc vị: mặn, ngọt, chua, cay, vừa, đậm, nhạt…, bởi người Huế ăn mỗi món thì dùng một thứ nước chấm khác nhau.
 
Còn tình yêu dành cho nước mắm thì có lẽ không ai hơn người Quảng. Bàn về văn hóa ẩm thực xứ Quảng, nhiều nhà nghiên cứu gốc Quảng đều có chung nhận định là: người Quảng thích ăn mặn. Sở thích ăn mặn của người Quảng có mối quan hệ khăng khít với nước mắm (và các loại mắm nói chung). Mắm vừa là món ăn, vừa là nguyên liệu, vừa là gia vị nêm nếm đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong ẩm thực của người xứ Quảng. Bữa ăn mà thiếu hoặc ít mắm (hay nước mắm) thì người Quảng cảm thấy nhạt nhẽo, đôi khi vô vị. Nhiều ngư dân xứ Quảng, trước khi lặn xuống biển, thường bưng chén nước mắm uống cạn để chống lạnh. Không chỉ ngư dân, ngay cả người bình thường, ăn cơm xong, có khi cứ chan thêm chút mắm mà húp, cứ như thèm mắm lắm. Làm như vậy, theo họ, bữa cơm mới thật sự trọn vẹn, mặn mà.13 “Ăn thật mặn là sở thích của đông đảo người Quảng mà cũng là nhược điểm khiến người Quảng từng mang tiếng “chặt to kho mặn” trong kỹ thuật/nghệ thuật nêm nếm/nấu nướng. Tiêu biểu cho sở thích ăn thật mặn của người Quảng là cách ăn nước mắm không pha thêm bất cứ thứ gì có thể làm nước mắm nhạt đi/bớt mặn đi như chanh, đường…”.14 Nhà văn Nguyên Ngọc thì nhận định: “Có nhà nghiên cứu nói tương (và các loại nước chấm) làm từ đậu nành là một nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực miền Bắc, mắm (và các loại nước mắm) là một nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực miền Nam. Cũng có thể nói, mắm đứng ở trung tâm của văn hóa ẩm thực xứ Quảng, khiến cho văn hóa ấy là một văn hóa đậm đà, mạnh mẽ và điều này càng hết sức đáng chú ý – nó khiến con người trở lại gần tự nhiên hơn”.15
 
Vậy thì, nước mắm không chỉ là món ăn, là gia vị của người Việt; nước mắm còn là một phần của lịch sử, của văn hóa Việt nữa đấy.
 
Trần Đức Anh Sơn
  • Bài đăng trên báo Sinh Viên Việt Nam số Tết Nhâm Thìn (2012)
Chú thích
 
Schott Ben, Schott’s Food and Drink Miscellany (London: Bloomsbury Publishing Plc, 2003).
2 Đại Việt sử ký toàn thư, Bản in Nội các quan bản, Tập 1, (Hà Nội: KHXH, 2004), 235.
3, 7, 12  Phạm Hoàng Quân, “Nước mắm trong những mảnh sử rời”, Tuổi trẻ cuối tuần, Số 35-2011 (1543), Ngày 4/9/2011.
4 M. Coughlin, “Vietnam: In China’s Shadow”, Journal of Southeast Asian Histories, Volume 8, No. 2, September, 1967.
5 Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 2, (Hà Nội: KHXH, 1992).
6 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Tập 2, (Huế: Thuận Hóa, 1992), 157.
8 Trương Điện Anh (Chủ biên), Đông phương phong tục văn hóa từ điển, (An Huy: Hoàng Sơn thư xã, 1991).
9 Cristophoro Borri, Xứ Đàng Trong năm 1621, Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên và Nguyễn Nghị dịch, chú thích, (TPHCM: TPHCM, 1998), 28.
10 Nguyễn Duy Chính, “Phái bộ Macartney ghé Đàng Trong”, Nghiên cứu Huế, Tập 6, 2008, 157.
11 Hoàng Trọng Dũng, Từ bếp ngon ra, (Đà Nẵng: Đà Nẵng, 2002), 23 – 24
13 Phạm Hữu Đăng Đạt, “Ẩm thực Đà Nẵng trong di sản văn hóa ẩm thực xứ Quảng”, Nghiên cứu đặc sản ẩm thực phục vụ phát triển du lịch ở Đà Nẵng, (Đà Nẵng: Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng, 2011), 5.
14 Bùi Văn Tiếng, “Tổng quan văn hóa ẩm thực dân gian xứ Quảng”, Văn hóa Du lịch Đà Nẵng, Số Xuân Tân Mão 2011, 53.
15 Nguyên Ngọc (Chủ biên), Tìm hiểu con người xứ Quảng, (Tam Kỳ: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam, 2004), 182.
 
Tài liệu tham khảo
  1. Bùi Văn Tiếng. 2011. “Tổng quan văn hóa ẩm thực dân gian xứ Quảng”. Văn hóa Du lịch Đà Nẵng, Số Xuân Tân Mão.
  2. Cristophoro Borri. 1998. Xứ Đàng Trong năm 1621. Hồng Nhuệ – Nguyễn Khắc Xuyên và Nguyễn Nghị dịch, chú thích. TPHCM: TPHCM.
  3. Đại Việt sử ký toàn thư. 2004. Bản in Nội các quan bản. Tập 1. Hà Nội: KHXH.
  4. Hoàng Trọng Dũng. 2002. Từ bếp ngon ra. Đà Nẵng: Đà Nẵng.
  5. Lê Quý Đôn. 2007. Phủ biên tạp lục. Hà Nội: VHTT.
  6. M. Coughlin. 1967. “Vietnam: In China’s Shadow”, Journal of Southeast Asian Histories. Volume 8, No. 2. September.
  7. Nguyễn Duy Chính. 2008. “Phái bộ Macartney ghé Đàng Trong”. Nghiên cứu Huế. Tập 6.
  8. Nguyên Ngọc (Chủ biên). 2004. Tìm hiểu con người xứ Quảng, Tam Kỳ: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam.
  9. Phạm Hoàng Quân. 2011. “Nước mắm trong những mảnh sử rời”. Tuổi trẻ cuối tuần. Số 35-2011 (1543). Ngày 4/9.
  10. Phạm Hữu Đăng Đạt. 2011. “Ẩm thực Đà Nẵng trong di sản văn hóa ẩm thực xứ Quảng”. Nghiên cứu đặc sản ẩm thực phục vụ phát triển du lịch ở Đà Nẵng. Đà Nẵng: Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng.
  11. Phan Huy Chú. 1992. Lịch triều hiến chương loại chí. Tập 2, Hà Nội: KHXH.
  12. Quốc sử quán triều Nguyễn. 1992. Đại Nam nhất thống chí. Tập 2. Huế: Thuận Hóa.
  13. Schott Ben. 2003. Schott’s Food and Drink Miscellany. London: Bloomsbury Publishing Plc.
  14. Trương Điện Anh (Chủ biên). 1991. Đông phương phong tục văn hóa từ điển. An Huy: Hoàng Sơn thư xã.
Chú thích ảnh
 
Ngoài bức ảnh làm nước mắm ở Phú Quốc là của nhà báo Thái A (tạp chí Heritage), các ảnh nước mắm còn lại sử dụng trong bài này là “mượn” từ internet.
 
 

 Nam Mai sưu tầm

Một chút hoài niệm tuổi trẻ thời VNCH

Một chút hoài niệm tuổi trẻ thời VNCH

image
 
Bộ mặt Sài gòn, lúc 1955, người ta còn thấy những thầy Cảnh Sát được gọi là Mã Tà, đứng huýt còi ở các ngã tư đường. Vậy mà chẳng bao lâu chữ gọi mã tà đó đã biến mất.

Và sau này, sẽ còn nhiều cái biến mất như thế.
 
image
Nhiều cái biến mất như thế để Sài Gòn như hôm nay.

Người ta vẫn còn thấy những xe thổ mộ đủng đỉnh, kêu lóc tóc vui tai với các lục lạc của xe ngựa kéo trên các con đường từ chợ Bến Thành xuống tận Ngã Tư Bảy Hiền, hay từ Bến thành đi chợ Bà Chiểu. Nó vẫn như ngang nhiên thách đố với các tuyến đường xe buýt nay đã chật ních người. Nó vẫn có những khách hàng quen thuộc là những người thuộc giới bình dân, giới buôn thúng bán mẹt.
 
image
 
image
Nó chỉ dần dần biến mất lúc nào không ai hay khi mà những chiếc xe Lambretta ba bánh nhập cảng từ Ý đã được chế biến lại cùng chạy trên những tuyến đường đó. Xe Lam nhanh hơn, chở tới 12 người, 10 người ngồi ở đằng sau, khi cần, có thể ghé thêm hai người ngồi bên cạnh tài xế. Vậy tất cả là 13 người chứ không 12. Xe lại có nhiều chuyến hơn, cứ đầy là chạy và ngồi thoải mái hơn.
 
image
Đặc biệt bên hai thành xe có ghi hai câu: Hữu sản hóa, đợt tự chủ. Nếu tôi nhớ không lầm chính sách hữu sản hóa này là ở dưới thời ông Kỳ làm Thủ tướng. Nhưng xe xích lô ba bánh, xích lô đạp, đặc sản miền Nam vẫn tồn tại trong suốt 20 năm miền Nam còn lại.

Người trung thành nhất với xích lô đạp, phải chăng là thi sĩ Vũ Hoàng Chương? Có thể ông nghèo vì hút thuốc phiện, nhưng mỗi lần đi dạy ở trường Chu Văn An ông luôn luôn đến trường bằng xe xích lô đạp. Quần áo luôn luôn là ủi thẳng nếp, thắt cravate, tay áo manchette bằng vàng, đầu chải bóng.

image
Người chạy xích lô đạp thường tranh nhau mời ông không phải vì ông là thi sĩ, mà vì người ông nhẹ như bấc, không chắc ông có cân nặng bằng nửa số ký của người khác không?

Tác giả Lửa Từ Bi hồi 75 đã đi tù Cộng Sản.

Ông nhẹ như bấc, không biết người Cộng sản sợ ông nỗi gì, sợ một người nhẹ như bấc mà đầy đọa ông trong tù. Hỡi những kẻ ngồi lom khom viết bài bênh “Cụ Hồ” nghĩ gì về việc đầy đọa trong tù một thi sĩ trói gà không chặt? Lúc họ thả thì vài ngày sau, ông giã từ cõi thế. Chắc ông cũng chả muốn sống làm gì?

Và có ai ngờ rằng, xích lô đạp vẫn có chỗ của nó sau hơn nửa thế kỷ sinh tồn.

 
image
Sau ngày mất Miền Nam, rất nhiều nhà văn, nhà báo, chuyên viên, giáo sư đổi ra đạp xích lô.

Đó cũng là một góc cạnh về thế hệ thanh niên miền Nam đọa đầy dưới gót của đôi dép râu?

Và tự nhiên nay nó trở thành biểu tượng nếp sống văn hóa của một thời. Hà Nội nay nhan nhản xích lô đạp dành cho khách du lịch chạy vòng vòng quanh khu phố cổ Hà Nội.
 
image
Người ngoại quốc danh tiếng nào đến Việt Nam thì cũng có dịp ngồi trên đó cả. Mới đây vợ chồng Brad Pitt và Angelina Jolie cũng có dịp ngồi xe xích lô cho biết mùi vị Việt Nam.

Nhưng cái đổi thay rõ nét nhất là cái áo dài con gái thay thế cho chiếc áo bà ba, chiếc quần hai ống rộng. Chẳng bao lâu sau, chẳng biết từ lúc nào toàn miền Nam mà đặc biệt các nữ sinh Trung Học, từ Sài gòn ra Trung, từ Sài gòn xuống Lục tỉnh. Chỉ áo dài là áo dài. Áo dài Trưng Vương, áo dài Gia Long, áo dài Nguyễn Bá Tòng, áo dài Nữ trung học Lê văn Duyệt, áo dài Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho, áo dài Tống Phước Hiệp, Vĩnh Long, áo dài Nữ Trung Học Nha Trang và nhất là áo dài Đồng Khánh Huế.

Và nó cũng mở đầu cho thiên tình khúc tuyệt vời Ngày xưa ... Hoàng Thị của Pham Thiên Thư:
 
image
 
Em tan trường v
Đ
ường mưa nho nh..
Anh đi theo hoài
Gót giày th
m lng
Đ
ường chiu úa nng
M
ưa nh bâng khuâng
Em tan tr
ường v
Cu
i đường mây đ
B
ước em thênh thang
Ôm nghiêng c
p sách
Vai nh
 tóc dài
Áo em ngày n

Phai nh
t mây mu
Chân tìm theo nhau
Còn là vang v
ng …
 
Nó biểu tượng cho cái gì tinh khiết, trinh nữ, tinh tuyền và mời gọi. Nó che dấu bằng hai vạt áo dài mà như thể mở, biện chứng kín mà hở. Nó mời mọc mà kín đáo chối từ, nó bày tỏ phái tính, sexy đến ứ cổ họng với nét nổi lên của chiếc quần lót hằn lên tuổi dậy thì. Không có y phục phụ nữ nào trên thế giới lại sexy đến như thế. Ngay cả sau này với mini-jupe cũng không sánh bì.

Nó không cần đến những Cardin, Courrèges, St. Laurent, Paco Robanne. Cùng lắm, nó chỉ thua Le Panty, Monokini, quần lót Le petit bâteau của thập niên 1970 Nhưng những thứ này phải “ăn gian” từng centimét mới có được như thế.
 
image
Áo dài không ăn gian. Cạnh đó là hàng nút bấm mong manh như lối ngõ vào bên trong nằm hở ra cạnh sườn. Nó không những chỉ là một nét đẹp con gái mà nó trở thành biểu tượng cho một nếp sống văn hóa Việt Nam.

Sau này, không biết bao nhiêu những tranh ảnh, bìa báo Xuân, báo Tết chụp hình các thiếu nữ trẻ miền Nam trong chiếc áo dài truyền thống đó.

Và người ta có thể hãnh diện về điều này mà không có gì phải hổ thẹn khi nói đến.

Tuổi thanh xuân thiếu nữ đi liền với nét đẹp con gái ấy.

Nó phản ánh thế hệ thanh thiếu nữ thời ấy mà hễ bất cứ ai không còn là con gái, xồ xề một chút, vùng đùi, vùng mông nở nang một chút là mặc áo dài thường khó coi.
 
image
Sự đòi hỏi của tôi có khắt khe quá chăng? Nhưng chính sự đòi hỏi khắc nghiệt ấy làm tăng giá trị chiếc áo dài miền Nam tuổi trẻ. Nhiều phụ nữ các bà mặc trong các dịp lề hội. Thấy làm sao.

Rất tiếc sau 75, ra ngoài đường, Sài gòn vắng bóng chiếc áo dài. Cũng là vắng bóng tuổi trẻ miền Nam? Hay tuổi trẻ miền Nam không còn nữa? Người ta không còn phân biệt ai là con gái, ai là đàn bà được nữa đến như thể ai cũng là đàn bà, đến như thể ai cũng mất cả rồi.

Khi không còn những áo dài đó, Sài gòn buồn thiu. Như cây rừng không còn lá.

image
Tuổi trẻ miền Nam thời ấy biểu tượng vẫn là hình ảnh cô thiếu nữ mặc áo dài trắng quần trắng. Đừng thứ mầu khác, đừng xanh đỏ lò loẹt. Vén tà áo dài sang bên, hở một bên, kín một bên, cho thấy đùi trinh nữ, cho thấy tuổi dạy thì, hai đùi nhẹ khép lại khi bước đi hay khi ngồi trên chiếc xe vê lô sô lếch thời thượng.

Bây giờ, tôi không thấy những bước đi kiêu sa thiếu nữ như thế nữa. Đó là hình ảnh cô gái, mình ong thon thon ngồi trên chiếc xe Solex trông giống như một con bò ngựa biết bay. Phất phới, tung gió, nhẹ lướt, mái tóc hất lại đẵng sau, đầu buộc bím mầu xanh tím, để lại đằng sau những cái nhìn dõi suôi bắt không kịp. Và những đôi mắt thèm thuồng.

Ingarary gọi đó là một chuỗi diễn hành phái tính (Mascarade de la fénimité )

Xin mượn lời thơ của Nguyên Sa:

 
image
 
Giấc mơ em mặc jupe hồng ... thôi rồi Sài Gòn ơi!
 

Có ph
i em mang trên áo bay
Hai phn gió thi, mt phn mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay?
 
Em cười tà áo bay trên
Đám mây ở dưới nỗi phiền muộn xa
Anh ngồi chỗ hẹn hôm qua
Đám mây ngồi cạnh bài thơ nhẹ nhàng,
Giấc mơ mặc áo lụa vàng
Nơi anh nằm ngủ có hàng Thùy dương
(Nhẹ nhàng) (8)

 
image
Trong khi đó thì những cậu con trai cỡi xe Vespa, đời ED, đôi kính mầu đen, chiếc áo Montagu, mầu xanh đậm rồ ga hay lượn uốn éo. Nếu Solex là con gái, thì Vespa là con trai. Nếu Solex là con bò ngựa thì Vespa là con bọ hung. Solex là nữ tính, Vespa là nam tính (9).

Nếu con gái ăn quà thì con trai Bát phố. Bát phố phải chăng là nói nhại từ tiếng Pháp battre le pavé? Thôi thì là gì cũng được. Và xin mượn lại chữ nghĩa của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng:
 
... T xa ph ch đến gi
Chân thôi b l gõ b l quen (10)

Bát phố là một thứ giải trí chiều thứ bảy của con trai Sài gòn. Mà điều căn bản là có mặt. Làm gì, bận bịu gì cũng bỏ đi Bonard bát phố. Sinh viên, học sinh các lớp tú tài, lính tráng đi hành quân ở xa về, công chức các bộ, các nha đều đi dạo phố, ngắm người hay *rửa mắt. Mà phần lớn bọn họ là độc thân, chưa có vợ con. Nếu sang một tý thì vào Givral ngồi, tàm tạm thì một ly nược mía Viễn Đông cũng xong.
 
image
Đi dạo phố trở thành một thói quen, một nếp sống của con trai Sài gòn. Ngoài Sài gòn, tôi chỉ thấy ở Huế có sinh hoạt bát phố tương tự. Nhưng ở Huế, số con gái đi dạo phổ kể là đông và đi từng nhóm hai ba cô. Họ sợ bị bắt nạt chăng? Cô nào cũng có chiếc nón không phải để che nắng, che mưa mà để che cái nhìn trộm của con trai. Gái Huế đi dạo trên đường Trần Hưng Đạo mới thật là một diễn hành phái tính. 10 lần ra Huế thì y như rằng ra đi là để lại một cái gì?

Con gái biểu tượng nhất, cái Look theo nghĩa bây giờ là hình ảnh cái thân hình dong, lưng thẳng, găng tay trắng, cặp kính mầu, áo dài trắng, phải áo dài trắng mới được, mới con gái, mới trinh nữ, mới thanh khiết. Vạt áo dài phía sau vắt ngang sang bên kia để hở một bên phần đùi trông cộn hẳn lên trên chiếc Vê lô solex mầu đen. Đi xe vê lô solex chứng tỏ con nhà khá một tý, sang trọng và đài các. Cái dáng ngồi solex trông rất con gái, rất phái tính.

image
Người phụ nữ sinh ra là để như vậy. Les femmes seraient faites ainsi.
Quyến rũ bằng chính thân xác mình.

Nhờ áo dài đó mà phụ nữ, cô nữ sinh trở thành phụ nữ hơn. La robe lui permettait de devenir plus féminine. Phải nói là thời thượng và ấn tượng lắm. Cộng thêm cái thói ăn quà vặt. Ăn qùa vặt là rất con gái, rất trẻ, rất bắt mắt. Khi cô nữ sinh ăn quà thì tưởng là ăn quà thật. Nhưng đôi khi cũng chỉ là cái cớ sự cho sự trình diễn, sự được nhìn. Nó như chờ đợi một điều gì đó. Điều mà Thị Nở đã chờ đợi từ tuổi 15, 16 thời con gái, nay đà 30 và bao nhiêu thế hệ con gái cũng đã chờ đợi như thế. Như cơn mưa mùa hạ. Như chồi non hé nụ. Như em chờ anh lúc này. Chí Phèo chỉ đến hoàn tất công việc chờ đợi ấy.
Cuộc đời đôi khi đơn giản là như thế.

Ngoài hai thứ đó ra, con gái cũng đi dạo phố. Con trai đi dạo phố là để ngắm. Con gái đi dạo phố xuất hiện như một trình diễn, ăn diện, mốt, kiểu để được nhìn, để được thừa nhận, để nhận phần lớn là những lời tán tỉnh, khen tặng.

image
Vespa Sài Gòn (thập niên 1960)

Đó là cả một cái guồng máy của sự xuất hiện. L’engrenage du paraitre .
Và cuối cùng, thú vui giải trí chung cho cả con trai lẫn con gái vẫn là ciné và tiệm sách. Ciné là nơi hẹn hò để trai gái gặp nhau cuối tuần để trò chuyện, để tỏ tình, để lén lút hôn nhau. Những nụ hôn mật ngọt ấy. Quên sao được. Những mối tình của giới trẻ thời đó đến đó và dừng lại ở đó. Sau đó để lại một chút gì. Để kỷ niệm, để nhớ, để mãi mãi là như thế.

Nay gặp nhau cuối đời, lòng như chợt tỉnh, như chấu ủ bếp lửa bừng lên từ đám tro tàn. Gặp nhau muộn phiền, thương hoài ngàn năm.

Viết đến đây lại chợt nghĩ đến Nguyên Sa. Ông đã nói hộ cho tuổi trẻ Sài gòn:
 
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu mầu áo ấy vô cùng
 
image
Tuổi trẻ miền Nam là như thế. Lành mạnh mà không thiếu lãng mạn, tình tứ. Dắt tay nhau mà đi. Làm thơ tình. Gởi gắm nhắn nhe.
 
Chân díu bước mà mắt nhìn vương vướng
Nàng đến gần tôi chỉ dám quay đi
Cả những giờ bên lớp học trường thi
Tà áo khuất thì thầm chưa phải lúc

(Tuổi mười ba)
 
Trích Le Dragon d'Annam của vua Bảo Đại, trang 333.
(2) Trích trong Nhìn lại 60 năm tranh đấu cho Việt Nam, hồ sơ đệ tứ tập 3, trang 318, Nhóm đệ tứ tại Pháp.
(3) Đọc thêm 1945/1995 , Lê Xuân Khoa, trang 266-276
(4) Trích lại trong Thập Giá và lưỡi gươm, Trần Tam Tỉnh, trang 111. LM Trần Tam Tỉnh là giáo sư đại học Laval, tỉnh Québec. Cuốn sách vừa kể trên thật ra chỉ là cuốn sách dịch từ cuốn Dieu et César, Paris, thánng 10/1978. Và bằng một cách không lương thiện, Vương Đình Bích, một linh mục quốc doanh dịch chẹo ra Thập giá và lưỡi gươm. Đổi nhan đề như thế với đầy ác ý. Tôi đà có 4,5 lần có dịp găp Lm Trần Tam Tỉnh từ chiều đến đêm, chỉ có hai người. Lm đã không bao giờ nhắc đến bản dịch này. Phần tôi cũng không tiện hỏi. Cuốn sách do sự chỉ đạo biên tập của Trương Văn Khuê. Thêm mối nghi ngờ cắt xén, thêm bớt, ngụy tạo. Đã hẳn cần dè dặt lắm đối với bản dịch này. Cả một cuốn sách như thế, nhưng tôi không hề thấy một tham khảo, trích dẫn tài liệu từ bất cứ sách vở nào, trừ sự trích dẫn từ mấy tờ báo.
(5) Trong cuốn Những gì còn nhớ do tập san Y sĩ phát hành, 2001
(6) Xem Việt Nam niên biểu 1939/1975, Chính Đạo 401
(7) Trích Trần Mộng Tú Hà Nội Gió hopluu.net/ Phụ trang đặc biệt/ Ký – HanoiGio-tmt.htm
(8) Trích lại trong Trong dòng cảm thức Văn Học miền Nam của Trần Văn Nam, trang 411-412
(9) Dĩ nhiên, sau velo Solex thì cũng có một số xe hiệu khác như xe gắn máy hiệu Goebel, Sach của Đức. Có thể nó hữu dụng, nhưng trong bề ngoài khó coi, dị tướng. Rồi cái PC nhỏ nhắn, xinh sắn, xe đạp Mini cũng một thời cho đến lúc xuất hiện xe Honda 67. Chiếc xe Honda đến thay đổi hẳn diện mạo xe gắn máy ở Sài gòn. Hữu dụng, mát mắt, vụt phóng, không cần phải đạp ga ì à ì ạch.
(10) Trích Bùi Bảo Trúc trong bài Chữ Nghĩa chúng ta

Nhưng may thay, mọi người Việt Nam, nhất là thanh niên, giới trẻ, lúc bấy giờ đều có một giấc mơ là làm thế nào để có một miền Nam phát triển và phú cường để đối địch với miền Bắc.

Và mặc dầu còn có những bất cập đủ thứ, tôi vẫn phải nhìn nhận rằng, những năm tháng còn lại, kể từ ngày ấy, mỗi giây phút năm tháng sống, học hành, lớn lên thành người thời đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam vẫn là những năm tháng ân sủng cho tuổi trẻ của tôi và những bạn bè cùng trang lứa.

Chúng tôi đã lớn lên từ đó, trở thành người hữu dụng cũng từ đó.
 
image
Cafe Givral, Mở cửa từ năm 1950

Như lời Phạm Duy tỏ bày: ”Dưới thời Cộng Hòa thứ nhất, từ khi chế độ nhà Ngô thành lập và tiến dần tới thời thịnh trị rồi mạt vận, miền Nam, nếu chưa được là thiên đường của đông đảo văn nghệ sĩ đi tìm tự do thì cũng là nơi đất lành chim đậu. Một thế hệ văn nghệ sĩ mới đã thành hình và họat động dữ dội bên những vị đàn anh di cư từ miền ngoài. Phòng trà, tiệm bánh, quán nước như Kim Sơn, Mai Hương, La pagode, Givral, Brodard … là nơi không hẹn mà văn nghệ sĩ tới gặp nhau hằng ngày.” (11)

Trong 9 năm cầm quyền thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chỉ có 3 lần có những biến động chính trị. Nhưng chỉ riêng năm 1964, có 13 lần miền Nam rơi vào những biến động có thể làm lung lay nền Cộng Hòa. Nói như thế để thấy rằng sự ổn định chính trị nằm ở thời điểm nào.
 
image
Người nào không nhìn nhận những điều ấy thì chỉ thiệt thòi cho chính họ thôi, bởi vì họ tự mình bôi xóa tuổi trẻ của chính họ. Nhiều người đã bôi xóa như thế để chạy theo vài ảo tưởng chính trị, hoặc nếu ở ngoại quốc thì chạy theo những xu hướng thiên tả vốn chẳng dính dáng gì đến thực tế chiến tranh Việt Nam.

Phần tôi nghĩ rằng, chúng tôi không bước đi những bước đi đơn độc.

image
 
Chúng tôi có bạn đồng hành, đồng trang lứa, có những người lính, người sĩ quan VNCH cùng lớn lên ở đấy, đang xả thân thay cho chúng tôi. Và cho dù cuối cùng để mất miền Nam thì những giá trị tinh thần ấy vẫn còn đó.
 

Luc Nguyen Van

 

 

Theo dõi RSS này