Chia buồn

Chia buồn (21)

19 năm sau sự kiện 11-9-2001 11-9-2020

    Hoa Kỳ tưởng niệm sự kiện 11 tháng 9 giữa dịch Covid   

Ngày 11/9/2001, nhóm không tặc lái hai phi cơ lao thẳng vào Tòa Tháp đôi, nằm trong khối 7 tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, New York. Mỗi chiếc đâm vào một tòa nhà, cách nhau khoảng 18 phút. Trong vòng hai tiếng, cả hai tòa tháp cao 110 tầng bị sụp đổ.
WeiLing và NNQuang khi hai tòa tháp đôi vẫn còn phía sau. Một kỷ niệm khó quên.
Xin cầu nguyện cho những linh hồn đã mất trong ngày 11 tháng 9 năm 2001.

 
 
 
Người dân Mỹ kỷ niệm biến cố 11/9/2001 với các buổi lễ được điều chỉnh vì các biện pháp ngừa Covid-19, dẫn tới hai lễ tưởng niệm khác nhau trong cùng ngày thứ Sáu 11/9/2020, đài CNBC và CNN tường trình.
Tại New York, nơi các cuộc tấn công khủng bố xảy ra cách đây 19 năm về trước, một cuộc tranh cãi về các biện pháp an toàn chống dịch Covid-19 dẫn tới hai lễ tưởng niệm khác nhau, một tại quảng trường 11 tháng 9 ở Trung tâm Thương mai Thế giới, và một buổi lễ song song tại một góc phố gần đó.
 
 
Quốc kỳ Mỹ được giăng tại Ngũ Giác Đài, trước các buổi lễ tưởng niệm tại Đài tưởng niệm 9/11 ở Ngũ Giác Đài để vinh danh 184 nạn nhân bị giết trong cuộc tấn công khủng bố năm 2001 ở Washington, Ảnh chụp ngày 11/92020. (AP Photo/J. Scott.

Tại thủ đô Washington, lễ tưởng niệm tại Ngũ Giác Đài bị hạn chế tới mức ngay cả gia đình của các nạn nhân cũng không đươc dự, mặc dù nhiều nhóm nhỏ có thể tới thăm đài tưởng niệm đặt tại đó trễ hơn trong ngày.
Cả Tổng thống Trump lẫn đối thủ chính trị của ông, ứng cử viên Tổng thống Joe Biden, đều tới thăm Đài tưởng niệm Chuyến bay 93 gần Shanksville, bang Pennsylvania, trong ngày 11/9, nhưng vào thời điểm khác nhau.
Tòa Bạch Ốc cho biết ông Trump sẽ phát biểu tại lễ kỷ niệm vào buổi sáng 11/9, trong khi ông Biden sẽ tới nghiêng mình trước những người đã hy sinh trên chuyến bay 93 vào buổi chiều, sau khi ông đến dự lễ vinh danh các nạn nhân tại Đài tưởng niệm 9/11 ở New York.
Theo đài CNBC, kỷ niệm ngày 11/9 trở nên vô cùng phức tạp trong một năm mà Hoa Kỳ phải cùng lúc ứng phó với dịch Covid-19, tự vấn lương tâm về nạn kỳ thị sắc tộc trong nước, và chuẩn bị chọn một nhà lãnh đạo có thể vạch ra con đường tiến tới phía trước.
 
Khách tới viếng Đài tưởng nhiệm Chuyến Bay 93 ở Shanksville, Pa., tưởng nhớ các anh hùng trên chuyến bay 93trước buổi lễ chính thức. Ảnh chụp ngày 10/9/2020, trước thểm kỷ niệm 19 năm biến cố 11/9/2001. (AP Photo/Gene J

Bất chấp những thử thách đó, các gia đình chịu nỗi đau 11 tháng 9 nói điều quan trọng là đất nước phải dừng lại vài giây để tưởng niệm gần 3000 nạn nhân đã bị sát hại tại trung tâm thương mại thế giới, cũng như tại Ngũ Giác Đài và gần Shankville vào ngày 11/9/2001, biến cố đã thay đổi chính sách của Mỹ, thay đổi nhận thức về sự an toàn và sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt tại những nơi từ phi trường tới các tòa nhà dùng làm văn phòng làm việc.
 
Thứ Sáu 11/9/2020 đánh dấu lần thứ nhì Tổng thống Trump dự lễ kỷ niệm biến cố 11/9 tại Đài Tưởng niệm Chuyến bay 93, nơi ông đọc diễn văn vào năm 2018. Ứng cử viên Tổng thống Biden đã phát biểu tại lễ khánh thành Đài Tưởng niệm này vào năm 2011, thời ông còn là Phó Tổng thống.
 
Mặc dù cả Tổng thống Trump và ứng viên Tổng thống Joe Biden đều tập trung vào lễ tưởng niệm, ý nghĩa chính trị của chuyến thăm Shanksville được nêu bật vì cả hai đối thủ chính trị đều tranh thủ sự ủng hộ tại bang Pennsylvania, một trong các bang chiến lược.
 
Năm 2016, ông Trump chiến thắng sít sao tại bang Pennsylvania với tỷ lệ phiếu chênh lệch chưa tới 1%.
Qua năm tháng, lễ kỷ niệm biến cố 11/9 đã trở thành một ngày dành cho việc thiện nguyện, nhưng năm nay vì dịch Covid-19, tổ chức Ngày Tình nguyện Quốc gia 11/9 khuyến khích dân chúng hãy đóng góp tài chính hoặc tình nguyện làm những việc có thể làm được tại nhà.

  Nước Mỹ kỷ niệm sự kiện 11/9 giữa một thảm họa khác  

Năm 2020 chứng kiến đại dịch Covid-19 định hình lại vô số hoạt động truyền thống của người Mỹ, ngay cả việc tưởng niệm sự kiện 11/9 cũng không phải ngoại lệ.
Theo AP, tại New York, những hoạt động kỷ niệm 19 năm vụ khủng bố ngày 11/9/2001 sẽ được tổ chức song song ở quảng trường tưởng niệm 11/9 và tại một góc gần Trung tâm Thương Mại Thế giới.
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ có mặt ở cả hai lễ tưởng niệm tại New York trong khi ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden sẽ tham dự lễ duyệt binh ở quảng trường tưởng niệm sự kiện 11/9.
Cả Tổng thống Donald Trump lẫn ông Joe Biden đều dự định đến thăm Đài Tưởng niệm Quốc gia Chuyến bay 93 ở bang Pennsylvania, nhưng vào những thời điểm khác nhau. Ông Trump sẽ phát biểu vào buổi sáng 11/9 trong khi ông Biden dự kiến phát biểu vào buổi chiều.
Tuong niem 11/9 bi thay doi anh 1
Cảnh tượng tháp đôi New York bị đánh sập ngày 11/9/2001. Ảnh: AP.

    Những buổi lễ vắng người    

Ở New York, những hoạt động tưởng niệm hầu như đã bị hủy bỏ hoàn toàn để tránh nguy cơ lây lan virus corona. Sở Cứu hỏa New York cố gắng thuyết phục đám đông từ bỏ ý định tổ chức các lễ kỷ niệm truyền thống. Tuy nhiên, một đám đông đã xuống đường kêu gọi khôi phục các hoạt động này.
 
Các sự kiện tưởng niệm còn lại dự kiến diễn ra tại New York, Lầu Năm Góc và một cánh đồng gần Shanksville, Pennsylvania.
Tuong niem 11/9 bi thay doi anh 2
Các nhà lãnh đạo quân sự sẽ tiến hành lễ tưởng niệm tại Lầu Năm Góc mà không có sự tham gia của người thân nạn nhân trong thảm họa 11/9. Ảnh: AP.

Ông Katherine Cordek, người phát ngôn Đài Tưởng niệm Quốc gia Chuyến bay 93 ở Pennsylvania, cho biết tên của các nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa gần hai thập niên trước sẽ được xướng lên, nhưng sẽ chỉ có một cá nhân làm việc này thay vì nhiều thành viên trong gia đình.
 
Giới lãnh đạo quân sự có kế hoạch tiến hành buổi lễ tại Lầu Năm Góc mà không có sự tham gia của thành viên gia đình các nạn nhân. Tên của những người thiệt mạng 19 năm trước cũng được phát qua băng ghi âm thay vì đọc trực tiếp. Gia đình nạn nhân có thể đi thành từng nhóm nhỏ đến đài tưởng niệm của Lầu Năm Góc vào cuối ngày 11/9.
Lãnh đạo của Bảo tàng và Đài tưởng niệm Quốc gia 11/9 tại New York cho biết sẽ tổ chức một buổi lễ kỷ niệm mà không xướng tên các nạn nhân, đồng thời tuân thủ nghiêm quy định an toàn.

    Lo ngại thảm họa đi vào quên lãng    

Nhiều người thân của các nạn nhân trong số 3.000 người thiệt mạng trong vụ khủng bố 19 năm trước hiểu rằng việc gác lại hoạt động tưởng niệm là bất khả kháng, tương tự nhiều truyền thống khác của người Mỹ cũng bị hủy bỏ trong năm 2020 vì đại dịch.
 
Nhưng cũng có người lo rằng đây sẽ là khởi đầu của sự lãng quên. Nhiều nguời tự hỏi các hoạt động này có còn được chú ý và tổ chức một cách thiêng liêng vào những năm tới hay không.
“Đây không khác gì cú tát vào mặt đối với tôi cả”, ông Jim Riches, cha của một lính cứu hỏa thiệt mạng 19 năm trước, chia sẻ.
Năm 2020 đánh dấu lần đầu tiên trong gần hai thập niên qua ông Riches ở nhà vào ngày 11/9 thay vì có mặt tại đài tưởng niệm. Ông cũng cho rằng những người có nguyện vọng thì nên được phép đến quảng trường và nghe đọc trực tiếp tên người thân đã khuất của mình, thay vì nghe từ một đoạn băng ghi âm.
 
Trái lại, bà Anthoula Katsimatides cho rằng sự thay đổi trong khâu tổ chức của các hoạt động tưởng niệm giúp người thân của các nạn nhân “có thể tri ân những người thân yêu theo một cách thiêng liêng và an toàn”.
Bà Katsimatides cũng tin rằng nguyên nhân duy nhất khiến các hoạt động tưởng niệm phải thay đổi là đại dịch Covid-19, chứ không phải để đẩy sự kiện 11/9 chìm vào quá khứ như lo ngại của ông Riches.
“Đại dịch Covid-19 bùng phát một cách bất ngờ, không ai lường trước được, hệt như sự kiện 11/9 vậy”, bà nói.
Tuong niem 11/9 bi thay doi anh 4
Một số thành viên gia đình nạn nhân vụ 11/9 hiểu rằng tình hình đại dịch khiến các hoạt động tưởng niệm không được tổ chức như họ mong đợi. Ảnh: AP.

Bà Katsimatides cũng cho rằng những buổi lễ tưởng niệm sẽ lại được tổ chức một cách bình thường vào năm sau, khi đại dịch đã qua đi.
Debra Epps, em gái của một kế toán viên tên Christopher thiệt mạng trong thảm họa 11/9, cho rằng việc cơ quan tổ chức sự kiện tinh giản các hoạt động tưởng niệm là đúng đắn. Tình hình dịch bệnh khiến cô lo ngại đến mức không dám tham gia.
“Quyết định không đến buổi lễ tưởng niệm thực sự rất khó khăn với tôi, nhưng tôi hiểu rằng nước Mỹ đang mắc kẹt trong đại dịch. Dù gì đi nữa, tôi vẫn sẽ nhớ đến anh trai mình”, cô chia sẻ.

     The National September 11 Memorial     

Cầu nguyện cho hàng nghìn người đã thiệt mạng vào ngày 11/09/2001 tại địa điểm nhuốm đầy sự bi thương và u ám với cả người dân địa phương và du khách.
Đài tưởng niệm và viện bảo tàng 11/9 là nơi tưởng nhớ đến các nạn nhân của vụ tấn công ngày 11/09 và phủ lên khu Lower Manhattan (Hạ Manhattan) nhộn nhịp một vẻ u buồn.
Sau vụ tấn công khủng bố vào ngày 11/09/2001, Ground Zero (Điểm không) ngập chìm trong không khí bi ai khi những người còn sống sót, gia đình của các nạn nhân đã thiệt mạng và chính phủ đã cố gắng tìm cách tốt nhất để tưởng nhớ đến những người không thể trở về từ Trung tâm thương mại quốc tế. Giờ đây, ngoài ý nghĩa là nơi tưởng niệm trang nghiêm, Ground Zero (Điểm không) còn được xây dựng như một ốc đảo để người lao động trong thành phố, du khách và khách tham quan trong nước có thể tận hưởng cuộc sống tại một trung tâm có phong cảnh đẹp.
 
Tại nơi từng là Tòa tháp đôi, hai hồ nước có thác được xây dựng để tượng trưng cho những sinh mạng đã mất và đánh dấu địa điểm phải hứng chịu vụ tấn công. 2.977 nạn nhân đã thiệt mạng được khắc tên trên bờ của từng hồ nước. Đài tưởng niệm này và khu Memorial Plaza rộng 6 mẫu Anh bao quanh, có trồng 400 cây, được khánh thành vào lần kỷ niệm thứ 10 ngày diễn ra vụ khủng bố. Ngay gần đó là Cây sinh tồn, một cây lê được tìm thấy trong tình trạng cháy trơ trụi dưới đống đổ nát của Tòa tháp đôi. Dù vậy, giống như một phép màu, cây này vẫn sống sót và giờ lại vươn cao, một biểu tượng rực rỡ cho niềm hy vọng.
Bên trong Memorial Plaza là Viện bảo tàng 11/9, khu triển lãm dưới lòng đất được mở cửa vào cuối năm 2011. Thiết kế ngoại thất của bảo tàng mô phỏng một phần của một trong hai Tòa tháp đôi đã từng tồn tại ở chính địa điểm đó và nơi này trưng bày những tạo vật thu thập được ngay sau khi vụ tấn công xảy ra.
 
Đã hơn một thập kỷ sau khi vụ tấn công tại Trung tâm thương mại thế giới diễn ra, nhưng khu vực này vẫn còn là một công trường ngổn ngang. Trung tâm thương mại một thế giới - hay Tòa tháp tự do - một trong bảy công trình dự kiến tại đây sẽ trở thành tòa nhà cao thứ ba thế giới, với độ cao 1.776 foot, khi hoàn thành vào năm 2013.
Đài tưởng niệm và viện bảo tàng 11/9 tọa lạc tại khu Lower Manhattan (Hạ Manhattan), du khách có thể tới đây bằng xe buýt hoặc tàu điện ngầm.

  19 năm sau sự kiện 11-9: Những dấu mốc quan trọng  

Khói lửa bao trùm tòa tháp của Trung tâm Thương mại thế giới. (Ảnh: Reuters)

Cách đây19 năm, ngày 11-9-2001, thế giới rúng động bởi loạt vụ khủng bố nhằm vào hai biểu tượng sức mạnh của nước Mỹ là Trung tâm Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc. Sự kiện kinh hoàng này đã cướp đi tính mạng của khoảng 3.000 người, làm hơn 6.000 người khác bị thương và khiến nước Mỹ tổn thất hàng nghìn tỷ USD. 

   Những mốc thời gian quan trọng kể từ sự kiện 11-9  

Ngày 11-9-2001:
- 8 giờ 46 phút: Chuyến bay 11 của Hãng hàng không American Airlines (có lịch trình bay từ Boston tới Los Angeles) đâm vào tòa tháp Bắc của Trung tâm Thương mại thế giới tại TP New York. 
- 9 giờ 3 phút: Chuyến bay 175 của Hãng hàng không United Airlines (có lịch trình bay từ Boston tới Los Angeles) đâm vào tòa tháp Nam của Trung tâm Thương mại thế giới tại TP New York.
- 9 giờ 37 phút: Chuyến bay 77 của Hãng hàng không American Airlines (có lịch trình bay từ Dulles, Virginia, tới Los Angeles) đâm vào Lầu Năm Góc (trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ) tại Washington.
- 9 giờ 59 phút: Tòa tháp Nam của Trung tâm Thương mại thế giới sụp đổ trong khoảng 10 giây.
- 10 giờ 3 phút: Chuyến bay 93 của Hãng hàng không United Airlines (có lịch trình bay từ Newark, New Jersey, tới San Francisco) rơi xuống cánh đồng gần TP Shanksville, bang Pennsylvania.
- 10 giờ 28 phút: Tòa tháp Bắc của Trung tâm Thương mại thế giới sụp đổ. Thời gian tính từ khi xảy ra vụ tấn công đầu tiên đến lúc cả hai tòa tháp của Trung tâm Thương mại thế giới sụp đổ là 102 phút. 
- 21 giờ: Từ Nhà trắng, Tổng thống Mỹ George Walker Bush tuyên bố: “Các cuộc tấn công khủng bố có thể làm rung chuyển nền móng của các tòa nhà lớn nhất của chúng ta, nhưng chúng không thể chạm vào nền tảng của nước Mỹ. Những hành động này bẻ gãy thép, nhưng chúng không thể làm hao mòn chất thép trong quyết tâm của người Mỹ”.
 
19 năm sau sự kiện 11-9: Những dấu mốc quan trọng -0
Vụ tấn công tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới, ngày 11-9-2001. (Ảnh: AP)
 
Ngày 7-10-2001: Tổng thống Bush thông báo bắt đầu chiến dịch quân sự tại Afghanistan.
Ngày 13-12-2001: Chính phủ Mỹ công bố một đoạn băng, trong đó Osama bin Laden nhận trách nhiệm về loạt vụ tấn công nêu trên.
Ngày 18-12-2001: Quốc hội Mỹ cho phép Tổng thống chọn ngày 11-9 hằng năm là Ngày Yêu nước.
Tháng 12-2001 đến ngày 15-6-2004: Quỹ Bồi thường cho các nạn nhân xử lý yêu cầu từ phía gia đình và người thân của các nạn nhân trong sự kiện 11-9. Quỹ này được nối lại vào năm 2011. 
Ngày 30-5-2002: Chính thức hoàn tất công tác dọn dẹp tại Khu vực số 0 ở New York, nơi từng là vị trí tọa lạc của tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới. Để dọn 1,8 triệu tấn mảnh vỡ cần đến 3,1 triệu giờ lao động, với chi phí lên tới 750 triệu USD.
Ngày 25-11-2002: Bộ An ninh Nội địa Mỹ được thành lập nhằm bảo vệ đất nước trước những mối đe dọa.
Ngày 19-3-2003: Tổng thống Bush tuyên bố bắt đầu cuộc chiến tranh tại Iraq.
Ngày 24-5-2007: Tiến sĩ Charles Hirsch, bác sĩ trưởng về giám định y khoa của TP New York, kết luận cái chết của cô Felicia Dunn-Jones vào năm 2002 do tiếp xúc với bụi có liên quan trực tiếp đến loạt vụ tấn công ngày 11-9, do đó đây là một vụ giết người.
Ngày 19-7-2007: Còn 1.133 nạn nhân, chiếm 41% tổng số nạn nhân của loạt vụ khủng bố, chưa rõ danh tính. 
Tháng 1-2009: Văn phòng Giám định y khoa New York thông báo, ông Leon Heyward, người qua đời một năm trước đó do ung thư hạch và bệnh phổi, là nạn nhân của hành vi giết người. Ông Leon Heyward đã bị cuốn vào lớp khói bụi độc hại sau khi hai tòa tháp của Trung tâm Thương mại thế giới sụp đổ.
Ngày 2-1-2011: Tổng thống Mỹ Barack Obama ký đạo luật cho phép nối lại và mở rộng quy mô của Quỹ Bồi thường cho các nạn nhân. 
Ngày 2-5-2011: Trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt.
Ngày 15-12-2011: Tổng thống Obama tuyên bố chấm dứt chiến tranh Iraq.
Ngày 10-5-2014: Hài cốt của các nạn nhân không rõ danh tính được đưa về khu vực Trung tâm Thương mại thế giới.
Tháng 10-2019: Mỹ tuyên bố tiêu diệt thủ lĩnh khét tiếng của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi trong một cuộc đột kích tại Syria.
Ngày 29-2-2020: Tại thủ đô Doha của Qatar, Mỹ và Taliban ký một thỏa thuận hòa bình, mở đường cho tiến trình rút binh sĩ Mỹ khỏi Afghanistan. 
 
19 năm sau sự kiện 11-9: Những dấu mốc quan trọng -0
Người thân của các nạn nhân trong lễ tưởng niệm tại Trung tâm Thương mại thế giới, ngày 11-9-2015. Do tác động của đại dịch Covid-19, lễ tưởng niệm nạn nhân của sự kiện 11-9 năm nay sẽ được điều chỉnh để bảo đảm yêu cầu về giãn cách xã hội. (Ảnh: AP) 
 
        Các nạn nhân        
2.753 người thiệt mạng khi hai máy bay lao vào hai tòa tháp của Trung tâm Thương mại thế giới. Nạn nhân trong độ tuổi từ 2 đến 85. Tính đến tháng 10-2019, 1.645 nạn nhân (60%) được xác định rõ danh tính. 
184 người thiệt mạng khi máy bay lao vào Lầu Năm Góc.
40 hành khách và thành viên phi hành đoàn trên Chuyến bay 93 của United Airlines thiệt mạng khi máy bay rơi xuống gần TP Shanksville, bang Pennsylvania.
 
   Tác động về kinh tế   
500 nghìn USD - chi phí ước tính để lên kế hoạch và thực hiện loạt vụ tấn công ngày 11-9.
40 tỷ USD - gói chống khủng bố khẩn cấp do Quốc hội Mỹ thông qua ngày 14-9-2001.
123 tỷ USD - thiệt hại kinh tế ước tính trong 2-4 tuần đầu sau khi tòa tháp của Trung tâm Thương mại thế giới đổ sập cũng như thiệt hại kinh tế do hoạt động hàng không sụt giảm vài năm sau đó.
15 tỷ USD - gói hỗ trợ các hãng hàng không được Quốc hội Mỹ thông qua.
Theo kết quả nghiên cứu của dự án Chi phí chiến tranh của Trường đại học Brown (Mỹ) công bố cuối năm 2019, sau sự kiện 11-9, Mỹ đã chi hơn 6.000 tỷ USD cho cuộc chiến chống khủng bố.
 
    Sưu tầm và tổng hợp by Nguyễn Ngọc Quang    

Ảnh minh họa

db43c148c6ox4y5hrxvc7lqb668gc6ox4y5hrxvc7lqb668g
Xem thêm...

Lễ giỗ 5 năm ngày mất cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng (December 20,2013-December 20,2018)

Image result for NOEL RỒI ĐỪNG HỜN ANH NỮA BÉ ƠI VIỆT DZŨNG hd youtube

PHÓNG SỰ CỘNG ĐỒNG:

Lễ giỗ 5 năm ngày mất cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng tại Houston, Texas

Chủ Nhật ngày 16/12/2018 tại nhà hàng Ocean Palace ở Houston, Texas đã diễn ra lễ giỗ lần thứ 5 của cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng do Mẹ đỡ đầu của anh - cô Tôn Nữ Châu Anh tổ chức. Có khoảng trên 50 quan khach đến tham dự gồm ban đại diện cộng đồng Houston, ông Nguyễn Văn Tánh chủ tịch người Việt quôc gia liên bang Hoa kỳ, ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh, phong trào Hưng ca Hải ngoại, nhac sĩ Nam Lộc và một số anh chị em ca sĩ địa phương.

   Bước Nạng trong Trái Tim Việt Nam   

- nhạc và lời Trần Bảo Như - Ca sĩ Thế Sơn

Để tưởng niệm và vinh danh nhạc sĩ Việt Dzũng, người chiến sĩ, người con yêu của dân tộc Việt Nam. Con đường anh đi sẽ được tiếp tục. Việt Nam sẽ tới đích tự do. Anh mãi mãi là ánh sao soi đường, và sẽ sống mãi trong trái tim chúng tôi, những con dân Việt Nam hôm nay và ngày mai. Chúc an giấc, anh Việt Dzũng.

Nhạc sĩ

Trần Bảo Như

*Ghi Chú: UserPostedImage

Ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh và Cố Ca nhạc sĩ Việt Dzũng hát chưa bao giờ nhận thù lao cho cá nhân mình, từ khi đi trình diễn khắp thế giới đã hơn 40 năm đấu tranh cho người dân Việt Nam và thương dân nghèo đau khổ còn ở Việt Nam.

Image result for NOEL RỒI ĐỪNG HỜN ANH NỮA BÉ ƠI VIỆT DZŨNG hd youtube

  TA CHO NHAU  

Sáng tác: Nguyệt Cầm Trình bày: Việt Dzũng

Mời Em Về

Sáng tác: Việt Dzũng Trình bày: Ngọc Lan

Lê-Ngọc Châu: Vinh danh ca nhạc sĩ Việt Dzũng, người chiến sĩ đấu tranh không súng đạn cho Tự Do Dân Chủ Việt Nam

Vinh danh ca nhạc sĩ Việt Dzũng, người chiến sĩ đấu tranh không súng đạn cho Tự Do Dân Chủ Việt Nam

* © Tạp ghi của Lê-Ngọc Châu

Lời tác giảChúng ta trong hơn 10 ngày qua theo dõi tin tức trên báo chí, liên mạng đều có thể ghi nhận rằng đã có nhiều bài viết, emails và Video Clip đề cập đến một ca nhạc sĩ quen thuộc: Việt Dzũng. Sự ngưỡng mộ đối với Việt Dzũng rất nhiều, tuy nhiên cũng có một số ít vì lý do nào đó đã lên tiếng mỉa mai, chỉ trích. Nhân dịp đầu năm 2014, là người chưa một lần gặp Việt Dzũng tôi mạo muội viết bài tạp ghi này để bày tỏ sự kính trọng tinh thần dấn thân, miệt mài đấu tranh của anh Việt Dzũng, dưới nhãn quan của riêng tôi: "Cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng là một chiến sĩ chống cộng không có số quân và vũ khí" !.

Có thể vì chủ quan qua nhận định, cá nhân người viết nếu vô tình đề cập đến vài dữ kiện tình cờ đụng chạm độc giả nào đó thì mong hoan hỷ cho vì đó không phải là chủ đích của bài tạp ghi này.

Trân trọng cám ơn (LNC).

____________________________________

Ba ngày sau khi đi xa về thì nhận được hung tin từ diễn đàn chuyển đến:" Ca nhạc sĩ Việt Dzũng đã ra đi hôm 20. December 2013", vài ngày trước Noel. Tôi thật sự bàng hoàng xúc động dù chưa một lần hân hạnh được gặp ca nhạc sĩ Việt Dzũng, có chăng chỉ biết qua những bích chương quảng cáo hay trong vai trò MC của Trung Tâm Asia, Youtube!

Để tưởng nhớ đến người ca nhạc sĩ đấu tranh mà hầu hết người Việt tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại đều nghe biết, một Đêm Tưởng Niệm và Vinh Danh Việt Dzũng ở miền Tây Nam của nước Mỹ, do Trúc Hồ và Nguyễn Khoa Diệu Quyên của đài truyền hình SBTN phụ trách, MC Nam Lộc huớng dẫn chương trình, gần như đã cô đọng được toàn bộ cuộc đời hoạt động cho tha nhân của ca nhạc sĩ Việt Dzũng. Rất tiếc là ở tận trời Âu xa xôi, nếu không thế nào tôi cũng tham dự để tiễn đưa Việt Dzũng (bắt đầu từ đây xin mạn phép được viết ngắn gọn VD hay cns_VD) lần cuối.

Ngay sau khi tin ca nhạc sĩ Việt Dzũng bất ngờ qua đời được loan tải thì có vài người đã viết emails trên mạng "chỉ trích " Việt Dzũng này nọ. Tuy nhiên theo thiển ý họ đã quên rằng hay chưa tự hỏi thế thì so với VD họ đã làm được gì hơn Việt Dzũng trong quá khứ chưa hay chỉ dèm pha cho thỏa lòng vì không có bản lãnh như VD, một ca nhạc sĩ, một nhà truyền thông, một nhà báo mà vũ khí chỉ là lời ca, tiếng hát, chuyển đạt tư tưởng chống chủ nghĩa cộng sản, kết án nội thù và hô hào chống ngọai xâm từ phương Bắc?. Đừng quên rằng cuộc chiến hôm nay của người Việt tỵ nạn cộng sản chống cộng sản hiện tại không phải bằng vũ khí, bom đạn mà bằng "chính trị và vũ khí căn bản của chúng ta sau 30.04.1975 là truyền thông, báo chí, là những bản nhạc đấu tranh mục đích động viên đồng hương tỵ nạn, duy trì tinh thần chống cộng".

Việt Dzũng là một nghệ sĩ đa tài trong số không nhiều lắm những ca nhạc sĩ tại hải ngoại trên lãnh vực quảng bá, hun đúc tinh thần chống cộng. Ai từng làm truyền thông, viết báo với khuynh hướng trên đều bị Việt Gian và tay sai trù đập. Cá nhân người viết nhận thấy VD (còn khá trẻ so với tôi!) ít ồn ào. Có thể nói VD là một nghệ sĩ hiền lành, nhỏ nhẹ, tận tụy với mọi người và nghề nghiệp. Cái nghệ sĩ tính đó, từ Việt Dzũng, tuôn chảy thành những ca khúc trữ tình thật đẹp, hoặc hàm chứa đầy đấu tranh tính được thể hiện trọn vẹn qua nhiều tác phẩm tràn đầy xúc cảm, với những lời nhạc nhẹ nhàng chải chuốt trong tiếc thương, nhưng không kém phần cứng rắng về nội dung. 

Khi sống, Việt Dzũng đúng là một nghệ sĩ tài hoa và sau khi Chết, Việt Dzũng đã được Tiếc Thương Như Một Anh Hùng.

Theo tin trên Internet và báo chí tôi nghĩ rằng trong Đêm Tưởng Niệm Việt Dzũng rõ ràng không phải là vô cớ, hoặc cũng không phải vì tình cảm, và có lẽ lại càng không phải vì một giây phút bốc đồng khi mà hầu hết các nhân vật cầm đầu hành chánh, dân cử cấp liên bang, tiểu bang cũng như của một thành phố quan trọng vào bậc nhất tiểu bang California, phù trú và đông đúc lại đến tham dự Đêm Tưởng Niệm Và Vinh Danh ca nhạc sĩ Việt Dzũng với những lời phát biểu bày tỏ lòng ngưỡng mộ, thương yêu Việt Dzũng, kèm theo lá Quốc Kỳ, ngoài Bảng Tuyên Dương, Tưởng Niệm, Vinh Danh của họ trao cho thân mẫu và hiền thê của VD. Chưa hết, rất nhiều Hội Đoàn, Tổ Chức, Đoàn Thể của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn ở khắp nơi, trong và ngoài nước Mỹ, thay nhau phát biểu cảm tưởng về Việt Dũng. Nghẹn ngào có, nước mắt có, cảm phục cũng có, và không thiếu yêu thương. Ngay cả ở Úc, Pháp ... cũng tổ chức những buổi tưởng niệm Việt Dzũng. Nói chung, VD được đa số ngưỡng mộ, gồm cả Mỹ lẫn Việt, suy niệm anh là một người có nhiều tâm huyết, nhiều công lao phục vụ cộng đồng, đất nước, dân tộc, không chỉ là Việt Nam, mà còn cả trên quê hương thứ hai của anh là Hoa Kỳ. Chừng đó đủ chứng minh cảm tình khán thính giả, đồng nghiệp và ca sĩ dành riêng cho ca nhạc sĩ Việt Dzũng!

Chứng kiến những sự kiện trên khi xem hình ảnh Đêm Tưởng Niệm qua các Youtube dược phổ biến, khách quan mà nói phải nhìn thấy một điều :"Việt Dzũng vụt sáng lên như một nhân vật tầm cỡ, tuy là một ca nhạc sĩ nhưng với kích thước của một anh hùng không vũ khí trong tay. Một người chống cộng kiên trì, đầy tính vương đạo, xả thân cho đời, cho người, nhưng chẳng mong một đền đáp. Tiếc thay ca nhạc sĩ Việt Dzũng đã giã từ chúng ta khi tuổi đời còn quá trẻ, mới vừa 55 tuổi!.

Ai đã từng nghe bài hát "Lời Kinh Đêm" thì cũng phải công nhận lời hát lột tả tuyệt vời, chuyển tải cái thông điệp đầy bi thương ai oán, đầy thống của những người Việt tỵ nạn nhỏ bé, trên những con thuyền mong manh, chồng chềnh trong bão tố, tương lai mịt mờ. Những người Miền Nam sau 30.04.1975 liều chết, đặt cả sinh mạng mình trong những cuộc vượt biển hãi hùng chỉ vì hai chữ“Tự Do”, vì không chấp nhận chế độ cộng sản tàn ác, gian manh nên đành phải quay lưng lại với quê hương, bỏ nước ra đi. Thông Điệp đó, Việt Dzũng không chỉ nói lên cho những người vượt biển tìm Tự do còn sống sót, mà anh còn nói hộ cho cả những người đã chết, những người không còn cơ hội nào để thông báo những khổ đau, oan khuất của họ đã trải qua sau ngày 30-4-1975, khi tận mắt nhìn thấy cộng sản Bắc Việt lừa dối người dân miền Nam, đẩy họ đi vùng kinh tế mới, lừa dối Quân Cán Chính vào những trại tù ngụy danh là "Trại cải tạo" mà đã có bao nhiêu người ra đi không có ngày trở về !

Riêng nhạc phẩm "Một Chút Quà Quê Hương" có lẽ là bức thông điệp buồn đau của đất nước, của con người Việt Nam từ đó đến nay, đã được Việt Dzũng góp cùng những nhà Sử học chân chính ghi lại đầy đủ một thời đại của Việt Nam dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghiã. Và Việt Dzũng không chỉ là người gửi thông điệp cho lịch sử bằng miệng mà anh còn đấu tranh miệt mài để làm sao, người người bừng tỉnh, phá cho tan cái “huyền thoại cộng sản” đó đi.

Chắc có người sẽ nói là tôi muốn đánh bóng mình qua bài tạp ghi này, nhưng mặc kệ. Nhân đề cập đến bản nhạc "Một Chút Quà Quê Hương" của ns_VD cho tôi được mở ngoặc ở đây chút xíu. Đối với csVN, gia đình tôi thuộc diện "ngụy" đã gặp nhiều khó khăn nên tôi rất thích bài hát này khi được nghe vào thập niên 90. Lý do đơn giản nội dung bài hát phản ảnh khá nhiều hoàn cảnh của tôi vào cuối thập niên 90, trong những năm sau 30.04.1975..

Lời hát chất chứa đầy thương yêu:

Gửi về cho chị hộp diêm nhóm lửa

Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương

giống như cảnh "hoang lạnh với sương mù sớm mai" mà gia đình chị tôi đã trải qua trong những tháng năm đi vùng kinh tế mới, khác xa với thành phố nhỏ chúng tôi từng sinh sống.

Tương tự, tôi may mắn đi trước nên cũng cố gắng với khả năng mình, tuy không đúng nhưng VD cất cao tiếng hát :

Gửi về cho em chiếc nhẫn yêu thương

Em bán cho đời tìm đường vượt biên

nhưng bằng một phương thức khác đã tạo cơ hội cho em út tôi vượt biển tìm Tự Do và tạ ơn trời là đàn em, cháu của tôi may mắn sống sót, lần lượt đều đến được bờ Tự Do.

Lời nhạc sau đây làm tôi xúc động nhiều nhất và rất ưa chuộng vì phản ảnh rõ nét đối với cuộc sống tù tội của Ba tôi sau tháng Tư đen 1975 vì chính tôi là người đã gởi liên tục trong vài năm nhiều loại thuốc- (khác điều không phải là những viên thuốc ngủ như VD viết!)- chỉ mua được ở nơi tôi đang sống cho ba tôi trị bịnh khi đang ở trong tù:

Con gửi về cho cha vài viên thuốc ngủ

Cha ru cuộc đời trong tử tù chung thân !

Để rồi cuối cùng Ba tôi không qua khỏi cơn bạo bệnh và vĩnh viễn ra đi. Tôi nghĩ nếu miền Nam đừng mất thì cơn bệnh của Ba tôi hay nhiều người khác chắc chắn chửa trị được vì nền y tế, bệnh viện của Việt Nam Cộng Hòa khá tân tiến với đầy đủ thuốc men, có nhiều bác sĩ giỏi và bệnh nhân được chăm sóc kỹ lưỡng.

Để tưởng nhớ đến ca nhạc sĩ Việt Dzũng, xin giới thiệu cùng quý độc giả Link của bài hát Một Chút Quà Quê Hương do chính tác giả trình bày:

Một Chút Quà Cho Quê Hương (Việt Dzũng)

Trở lại với chủ đề Việt Dzũng.

Cùng với nữ ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh, tác giả bản nhạc "Em Vẫn Mơ Một Ngày Về", Việt Dũng và Nguyệt Ánh thuộc Phong Trào Hưng Ca Việt Nam thêm lần nữa viết và gửi đi thông điệp cho tương lai. Thông điệp của nhạc phẩm " Em Vẫn Mơ Một Ngày Về " đã làm rơi lệ biết bao NVTNcs, khi nhìn hai cô bé Cát Linh, Hồng Diễm và cả ngay Nguyệt Ánh, truyền tải bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh.

Ôi! Những thông điệp kể trên từ " Lời Kinh Đêm" hay "Một Chút Quà Quê Hương" hoặc "Em Vẫn Mơ Một Ngày Về" tuy hiền hòa nhưng tràn đầy sức sống, tuy giản dị mà nội dung làm ấm lòng biết bao nhiêu NVTNcs khắp năm châu. Một thông điệp bằng lời nhạc dịu dàng nhưng mãnh liệt, trong một hoàn cảnh thất vọng nhưng chất chứa tràn đầy hy vọng.

Ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh thì tôi hân hạnh đã gặp, nói chuyện qua phôn cũng như quen biết vài anh chị em trong Phong trào Hưng Ca VN. Riêng Việt Dũng tôi chưa có cơ hội gặp mặt. Tuy nhiên vì quen với chị ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh nên đã có lần tôi cũng trao đổi emails với VD. Công tâm mà nói dựa theo emails nhận được thì những lời khen đánh giá VD hiền lành, dễ mến, không cao ngạo dù nổi tiếng chẳng phải ngoa đâu!

Có lần, VD đã viết cho tôi (cho dựa hơi, khoe tí) khi biết tôi ủng hộ PTHCVN là anh cần gì cứ nói, nếu có thể em sẵn sàng phụ giúp và gởi sang. Vài người bạn từng quen biết với ca sĩ Nguyệt Ánh, Tuấn Minh hay Tuyết Mai và tôi đã có ý định mời Việt Dzũng cùng PTHCVN sang xứ tôi để trình diễn mục đích khơi động thêm tinh thần đấu tranh của NVNTcs nhưng ý nguyện chưa thực hiện được thì nay VD đã sớm giã từ chúng tôi vĩnh viễn ra đi.

Một kỷ niệm nhỏ khác cho tôi dược ghi ra để chứng minh VD rất tế nhị. Có lần tôi gởi điện thư giới thiệu một nhạc phẩm rất tài tử do tôi (101% không phải là nhạc sĩ) biên soạn sau thời gian ngắn tự học mò thì VD cho biết chuyển đến SBTN; có thể VD thấy nội dung bản nhạc có tên " Sao Đành Ngoảnh Mặt Làm Ngơ " của tôi cũng mang đấu tranh tính nên VD chuyển đến SBTN cho dù nó nằm đâu đó rồi !. Điều này không quan trọng vì tôi chỉ là vô danh tiểu tốt, quan trọng là VD có lòng muốn giúp giới thiệu "tân binh soạn nhạc" như tôi!

Có vài người - không nhiều -đã viết emails kết án trên mạng là VD "không đáng tin cậy", và chắc chắn có người cũng sẽ hỏi, ôi thôi toàn là những lời ca, VD chỉ là ca nhạc sĩ có gì mà xưng tụng ồn ào như vậy?. Hỏi thế thì tôi là người thuộc gia đình mà cộng sản liệt kê là "gia đình ngụy", có thân nhân đã từng xông pha lửa đạn trước kia, vốn biết rõ tuy cầm sung chiến đấu gian nan, nguy hiểm, khó khăn bao nhiêu truớc kia, nhưng trả lời rằng bây giờ tình thế hoàn toàn khác xưa. Cuộc chiến hiện tại chưa/không phải là cuộc chiến bằng bom đạn như trong quá khứ, tính cho đến ngày 30.04.1975. Nếu so với Việt Dzũng, một chiến sĩ đấu tranh cho Tự Do, cho Dân Chủ, Nhân Quyền cho VN trên mặt trận không súng đạn, không bắn chết nhau hôm nay, thì cá nhân tôi chỉ là con số không to tướng. Những kẻ chê bai VD tôi không dám thẩm định về trình độ lẫn tư cách của họ tuy nhiên nếu ai đã từng va chạm sự thật thì mới biết chân giá trị của những việc mà Việt Dzũng đã làm. Theo thiển ý, VD chẳng phải là ít gặp khó khăn trên lãnh vực dùng lời ca, tiếng hát và truyền thông để góp lửa đấu tranh, mà sự thật có khi còn hơn thế nữa vì csVN rất sợ "sức mạnh truyền thông"!.

Đâu phải ai cũng tìm được lời nhạc nung nấu tinh thần đấu tranh, đâu phải ai cũng soạn ra những bản nhạc hùng, kích thích lòng người. Không tin những ai hay chỉ trích, mỉa mai cứ thử thực hiện đi rồi sẽ biết. Chỉ trích ai cũng có thể nhưng khi "đụng trận" mới rõ là chính ta chưa đủ khả năng để làm được như nhạc sĩ Việt Dũng (hay Anh Bằng, Nguyệt Ánh ..v..v...).

Chúng ta đừng quên, cộng sản DDR đã làm khó dễ, tống giam nhiều nhà văn, nhà báo, ca nhạc sĩ tuy không có súng đạn trong tay nhưng cộng sản Đông Đức sợ ngòi bút, sợ những bản nhạc đấu tranh hay kêu gọi xuống đường đòi quyền sống, đòi Tự Do Dân Chủ của những người Đông Đức ra mặt chống đối chế độ cộng sản trị trước khi DDR sụp đổ . Và câu hỏi thử đặt ra, tại sao những kẻ này lại im lặng không dám chống cách triệt để đám văn công hay nhạc nô ca ngợi chế độ cộng sản VN đương thời công khai hoạt động ở hải ngoại ???

Đừng quên rằng gần đây, nhiều nhà độc tài phải ra đi qua những bài báo, nhiều ông Tổng Thống, Bộ trưởng từ chức hay thân bại danh liệt cũng bởi "loại vũ khí không súng đạn này, bằng một ngòi bút" và cũng đừng quên chính nhờ hệ thống truyền thông, truyền hình, kỹ thuật thông tin nhanh chóng hiện tại mà những nhà đấu tranh đòi quyền sống, đòi Tự Do Dân Chủ ở Phi Châu, Trung Đông ...đã kêu gọi và tổ chức những cuộc biểu tình rầm rộ đưa đến sự sụp đổ của các nhà độc tài đảng trị như Ben Ali, Mubarak hay Gaddafi.

Thay lời kết:

Là một phó thường dân tôi chỉ đề nghị những ai dù không thích ca nhạc sĩ Việt Dzũng với bất cứ lý do nào hãy để cho hương linh người quá cố được yên nghỉ.
Nếu ai đó cho rằng hơn VD trên khía cạnh chống cộng mà vũ khí là lời ca tiếng hát, phương tiện truyền thông ... nói riêng thì hãy chứng minh bằng hành động. Nếu làm hay hơn, giỏi hơn VD thì tự động tha nhân sẽ biết và ngưỡng mộ. Không cần sử dụng những hạ sách.

Xin hãy bình tâm nhìn hình ảnh buổi tang lễ, hãy lắng nghe những lời phát biểu, hãy bỏ vài phút giây nhìn những giòng lệ chảy dài trên má của khán thính giả ái mộ ca nhạc sĩ Việt Dzũng hầu từ đó xác định lại thế đứng của mình và cũng nên tự hỏi rằng: khi ta chết có được như vậy hay không và tại sao?. Cá nhân người viết nếu so sánh thì thật sự thua xa và không bao giờ chiếm được sự ngưỡng mộ của mọi người như Việt Dzũng nên chỉ biết trân trọng sự vinh danh của người Việt nói chung dành riêng cho ca nhạc sĩ Việt Dzũng.

Với tôi,

Khi sống, Việt Dzũng đã sống đúng với tư cách của một Nghệ Sĩ. Và sau khi Chết, Việt Dzũng được tiếc thương như một Anh Hùng.

Tục ngữ Việt Nam vốn có câu:

"Hùm chết để da, người ta chết để tiếng !"

Ai muốn tiếng tốt, được sự ngưỡng mộ, tiếc thương giống như cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng thì đề nghị hãy cố gắng làm việc, hy sinh tận tụy như Việt Dzũng đi, thay vì chỉ trích bâng quơ!

* © Tạp ghi của Lê-Ngọc Châu

(NamĐức, đầu năm 2014, chiều ngày 01.01.2014)

 Cái chết của Việt Dzũng 


 
“Chết không nghĩa là đã tắt hơi thở
Sống đôi khi cũng có nghĩa chết mòn.”

(Chúc Thư – Huy Phương)

Việt Dzũng đã thực sự bỏ chúng ta ra đi vào ngày Thứ Sáu, 20 Tháng Mười Hai, tại bệnh viện Fountain Valley, Nam California, ở tuổi 55. Chúng ta nghĩ rằng cái chết của Việt Dzũng là quá sớm nhưng cũng không là đột ngột, vì bệnh tim của anh đã cho anh biết trước là có thể chết bất cứ lúc nào. Một người chết ở tuổi 55, vẫn thường được người đời cho là chết trẻ, nhưng thực sự sống thế nào cho có ý nghĩa, còn chiều dài của đời sống đôi khi chẳng nói lên được điều gì.

Bàn thờ tại lễ Tưởng Niệm và Vinh Danh cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng tại đài truyền hình SBTN, Garden Grove, tối Thứ Sáu, 27 Tháng Mười Hai 2013.
(Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Với 38 năm, có thể nói từ tuổi trưởng thành, bắt đầu hiểu biết và từ lúc phải bỏ quê hương ra đi, cuộc đời của Việt Dzũng đã dài hơn nhiều cuộc sống khác, dù sống thọ đến tám chín mươi, nhưng “đa thọ” đôi khi cũng “đa nhục”. Với đôi chân bẩm sinh tật nguyền, không lành lặn, mạnh mẽ như đôi chân của chúng ta, chống đỡ nhờ đôi nạng, nhưng gần 40 năm qua, anh đã đi những đoạn đường dài nhiều lần gấp bội chúng ta, mà đã đến những nơi chúng ta chưa bao giờ đến được, hay nếu có, cũng chỉ là trong nỗi mơ ước. Phải gần Việt Dzũng để thấy những khó khăn những lúc anh ra sân khấu, hay phải bước lên bục cao, di chuyển bằng máy bay, cả lúc lên xuống xe, trong khi di chuyển hàng ngày trong những công việc và nơi chốn khác nhau, mới thấy sự nỗ lực không ngừng, mà không ai cũng có thể có được. Hơn nữa, anh chỉ có một nụ cười mà không có những nét cau có, giận dữ hay nặng lòng vì những điều bất như ý.

Nước Mỹ đã có thể cho anh những phương tiện ưu đãi dành cho người khuyết tật, nhưng anh đã không thể nào sống trong sự an bài của số phận, và đã quyết chọn cho mình một cuộc sống khác hơn, vững vàng, trong sáng, có lý tưởng và mạnh mẽ hơn tất cả những người mạnh mẽ.

Nói đến tên Việt Dzũng, có lẽ chúng ta không cần phải ghép thêm một danh xưng đằng trước. Nhạc sĩ, ca sĩ, MC, xướng ngôn viên, ký giả, soạn giả, chủ bút một tòa soạn báo chí hay điều hợp một chương trình phát thanh, làm “host” cho một buổi hội luận trên đài truyền hình, kể cả tài đánh máy rất nhanh, ở địa hạt nào anh cũng tỏ ra một người xuất sắc, toàn mỹ.

Việt Dzũng ra đi, như vậy, đã để lại rất nhiều thương tiếc cho tất cả mọi người Việt Nam trên thế giới, bất kỳ đó là Mỹ, Canada, Pháp, Việt Nam và cả bên trời Ðông Âu, ở cả những nước vừa ra khỏi chế độ Cộng Sản. Ðó là tất cả những người Việt có tình yêu với đất nước, quê hương trên khắp vùng đất thế giới. Phải nhìn những cụ già ngồi xe lăn, những gia đình dẫn cả con cháu đến dự đêm tưởng niệm Việt Dzũng, một đêm cuối năm giá lạnh, trước đài truyền hình SBTN, thuộc thành phố Garden Grove; phải nghe những nhân vật chính quyền, tôn giáo, thành viên các đoàn thể trong cộng đồng cả Việt lẫn Mỹ, già hay trẻ, bày tỏ nỗi thương tiếc của họ đối với Việt Dzũng trên sân khấu Asia, mới thấy sự ra đi của anh là sự mất mát to lớn dường nào đối với tất cả mọi người.

Phải mục kích đoàn người đông đúc viếng anh tại nhà quàn, thánh lễ di quan nơi nhà thờ, tại buổi tiễn đưa lần cuối anh về với cát bụi, mới thấy Việt Dzũng thân thuộc, gần gũi chừng nào trong lòng tất cả mọi người, không biết họ là ai, tôn giáo nào, ở mọi lứa tuổi, ở bất cứ nơi nào đến đây. Nhưng, hơn hết, họ đều là những người yêu nước và đang nghĩ về quê hương, đất nước bên kia, cách chúng ta, những người đang sống lưu vong, nửa vòng trái đất.

Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy gia đình, bạn bè và những người gần gũi, cộng sự của anh như Trúc Hồ, Minh Phượng, Nguyệt Ánh, những người đã cùng đứng với anh trên sân khấu như Ngọc Ðan Thanh, Diệu Quyên, Thùy Dương, Nguyên Khang… không ngăn được dòng nước mắt khi nói về anh, nhưng vì sao cả những người ở xa, từ San Jose xuống, từ Riverside về, từ Los Angeles, San Diego đến, không hề quen biết, gần gũi anh, chỉ thấy nghe anh qua băng nhạc, làn sóng phát thanh hay băng tần truyền hình, vì ngưỡng mộ, thương tiếc anh, cũng sụt sùi nhỏ lệ.

Chúng ta có thể nói đây là cái chết gây xúc động nhất trong cộng đồng hải ngoại từ gần 40 năm nay, và Việt Dzũng quả là một tên tuổi quá lớn. Cái tên Việt Dzũng và những việc làm của anh đã làm cho trong nước kiêng dè và sợ hãi, khi họ không dám loan tin sự ra đi của anh. Nguyên tắc của truyền thông là phải loan tin sự thật, báo tin về một cái chết, dù là bạn hay thù, vì sao phải im lặng? Việt Dzũng, người mà chính quyền trong nước đã đặt tên là “Tên Gangster Trên Sân Khấu Hải Ngoại” ra đi, hẳn là một niềm vui mừng lớn cho họ!

Ðây là một sự thật chúng ta không cần mở mắt lớn, cũng thấy rõ. Cộng Sản sợ hãi trước đám đông quần chúng thầm lặng đã đồng ý và thương yêu một người suốt bao nhiêu năm tranh đấu cho những người thấp cổ bé miệng ở quê hương, và sợ những tiếng nói, hình ảnh này đưa về tận nơi quê nhà.

Gia đình Việt Dzũng đã từ chối vinh dự phủ cờ cho anh và chúng ta tôn trọng quyết định này. Nhưng giả thử dù có được phủ lá quốc kỳ trên quan tài anh ngày ra đi, thì Việt Dzũng, một người chưa hề có một ngày lính, cũng xứng đáng hơn biết bao nhiêu quân nhân đã bỏ anh em, bỏ bạn bè, được sống trên mảnh đất tự do này, đã trở về Việt Nam nhiều lần, chết già trên giường bệnh cũng được hưởng nghi thức ấy.

Ngạn ngữ Pháp có câu: “Khi mới sinh ra đời, bạn khóc và mọi người xung quanh bạn đều mỉm cười. Hãy sống sao để khi nhắm mắt, bạn mỉm cười trong lúc mọi người quanh bạn khóc.” Việt Dzũng đã sống được một đời sống như vậy!

Ðây cũng là một cái tang chung và một tổn thất lớn của Asia và SBTN. Trong những năm gần đây Trúc Hồ đã mất Trầm Tử Thiêng, Nhật Ngân và bây giờ là Việt Dzũng! Những sự mất mát coi vậy mà rất khó thay thế.

Cô Nhung và Hoàng Anh! Ðời người hữu hạn. Xin hãy hãnh diện mỉm cười khi mọi người đang khóc.

Vĩnh biệt Việt Dzũng! Mấy ai đã được sống và chết như anh.

 - Un petit cadeau pourle pays natal - 

 MỘT CHÚT QUÀ CHO QUÊ HƯƠNG VN 

Sáng tác: VIỆT DZŨNG Trình bày: KHÁNH LY



MỘT CHÚT QUÀ CHO QUÊ HƯƠNG


Sáng tác: VIỆT DZŨNG 


Em gửi về cho anh dăm bao thuốc lá
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay
Gửi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con tim gan quá đọa đày

Gửi về cho chị dăm ba xấp vải
Chị may áo cưới hay chị may áo tang
Gửi về cho em kẹo bánh thênh thang
Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng 

- Con gửi về cho cha 1 manh áo trắng
Cha mặc 1 lần khi ra pháp trường phơi thây
Gửi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước 1 ngày quê hương sẽ thanh bình

Em gửi về cho anh 1 cây bút máy
Anh vẽ cuộc đời như ước vọng mong manh
Gửi về cho mẹ dăm gói chè xanh
Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn

Gửi về cho chị hộp diêm nhóm lửa
Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương
Gửi về cho em chiếc nhẫn yêu thương
Em bán cho đời tìm đường vượt biên

Con gửi về cho cha vài viên thuốc ngủ
Cha ru cuộc đời trong tử tù chung thân
Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần
Mơ ước yên lành trong giấc ngủ da vàng ... 

 Ca sĩ Thanh Thúy khóc khi hát bài Một Chút Quà Cho Quê Hương 

 Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây 

Trình bày: Nguyệt Ánh, Việt Dzũng

 

Ngày Trời Nam 

Sáng tác: Việt Dzũng

Trình bày: Nguyệt Ánh

 

 Bài Ca Tình Nhớ 

Lời: Nguyễn Bính - Nhạc: Việt Dzũng - Trình bày: Tuấn Ngọc
 
 

 Mời Em Về 

Sáng tác: Việt Dzũng Trình bày: Elvis Phương
 
 

 Hát Cho Người Dân Oan 

Sáng tác: Việt Dzũng Trình bày: Diễm Liên

 
 
 Mời Em Về 
 
Sáng tác: Việt Dzũng - Trình bày: Khánh Hà
 
 
 

 Nhớ 

Sáng tác: Việt Dzũng Trình bày: Thế Sơn

 

 Việt Dzũng Trong Trái Tim Việt Nam 

Sáng tác: Anh Bằng - Trình bày: Hợp Ca

 

 Yêu Là Thế 

Sáng tác: Việt Dzũng Trình bày: Việt Dzũng
 
 
 CON TRAI 
Sáng tác: Việt Dzũng
 
 

 Về Đây Nghe Em 

Sáng tác: Trần Quang Lộc Trình bày: Việt Dzũng
 
 

 Buồn Gọi Tên Người 

Sáng tác: Việt Dzũng - Trình bày: Đức Phương
 

 Việt Dzũng hát bài "Khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển" 

Đây là ghi âm hiếm quý vào thập niên 1980, đã được Ca sỹ Hoàng Oanh lưu giữ. Việt Dzũng đã lấy cảm ý của bài thơ "Khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển", của nhà thơ Du Tử Lê. Anh đã phổ nhạc sang tiếng Anh, và hát cho bạn bè nghe trong một buổi họp mặt. Những lời trong bài hát thổn thức như những lời trăn trối của một người Việt Nam lưu vong, nhưng yêu quê hương tha thiết. Trung tâm Asia xin tiễn biệt nhạc sĩ Việt Dzũng với chính những lời ca này của anh.


When I die, would you take my body down to the sea. 

Cause for a long time, I have been living on without a country. 

For a long time, I have been dying without a grave. 

So when I die, would you bury me in the middle of the waves. 

When I die, would you take my body down to the sea. 

Don't hesitate, you'd never feel sorry for me. 

Even cry, let the fish feed on my flesh. 

So when I die, I will become part of the world that is so fresh. 

When I die, would you take my body down to the sea. 

Under the sun, let the ebb tide carry me. 

When we go, would you please not close my eyes. 

So I can see, for the last time, my home country. 

I'll be gone, with the wind to the worlds over sky. 

To hear my mother's sigh, to hear my children's cries.

 From all the eyes, sadder than the night. 

I'll be gone, with the scream to eternal dream.

 Where there is no more blood to be shed. 

And where there are no lives to be killed. 

Ever peacefully, ever peacefully. 

When I die, the sadness also dies. 

Somebody forever parts, so forever exiles.

 When I die, would you take my body down to the sea.

 

 Dáng Xưa 

Sáng tác: Việt Dzũng, Trúc Hồ

Trình bày: Thiên Kim

 

 Tôi Còn Trẻ (Việt Dzũng) 

Wood River, Nebraska

Hãy Đến Cùng Âm Nhạc - Let Me Keep The Music

Lời : Việt Dzũng - Trình bày: Việt Dzũng, Kiều Nga

 

 Chào Những Người Yêu Còn Ở Lại Sàigon 

Sáng tác: Việt Dzũng Trình bày: Việt Dzũng, Nguyệt Ánh
 
 

 Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây 

Trình bày: Nguyệt Ánh, Việt Dzũng

 

 Ngày Đẹp Tươi 

Sáng tác: Việt Dzũng Trình bày: Việt Dzũng
 

 Bài Hát Chống Xâm Lăng 

Sáng tác: Nguyệt Ánh Trình bày: Việt Dzũng, Nguyệt Ánh, Tuấn Minh, Bích Châu
 

 Tôi Yêu Quê Tôi 

Sáng tác: Trịnh Hưng - Trình bày: Nguyệt Ánh, Việt Dzũng
 
 

 Như Cánh Chim Hải Âu 

Sáng tác: Nguyệt Ánh - Trình bày: Nguyệt Ánh, Việt Dzũng
 
 

  Lời Tỏ Tình Đầu Tiên 

Sáng tác: Việt Dzũng Trình bày: Thế Sơn
 
 
Việt Dzũng Nguyện Cầu - "Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời...
" -Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí, ơn An Bình...
 
 
 

 Việt Dzũng - You Tube Channel Videos 

 
Image result for NOEL RỒI ĐỪNG HỜN ANH NỮA BÉ ƠI VIỆT DZŨNG hd youtube
 
VIỆT DZŨNG – MỘT NGHỆ SĨ VỚI TÀI NĂNG VƯỢT BỰC.

DUY-KHIEM


UserPostedImage

Tiểu Sử:

-Tên thật: Nguyễn Ngọc Hùng Dũng
-Ngày sinh: 8 tháng 9 năm 1958
-Nơi sinh: Sài Gòn, Việt Nam
-Những trường đã theo học: Lasalle Taberd (Sài Gòn), Wood River High School (Nebraska), University of Nebraska at Omaha (UNO), University of Houston (Texas).
-Nhạc khí sử dụng: Piano, Guitar
-Sở thích: Âm nhạc
-Màu ưa thích: Màu đen, màu xanh
-Con số ưa thích: 13
-Thức ăn ưa thích: Hải sản và các thức ăn khác.
-Môn thể thao ưa thích: Thích xem football trên truyền hình
.......

Suốt ba mươi năm nay, Việt Dzũng là một cái tên quen thuộc với hầu hết mọi người Việt đang sinh sống ở hải ngoại, kể cả rất nhiều người dân trong nước cũng biết đến tên anh. Nhưng cho tới nay vẫn chưa có ai viết cho thật đầy đủ về người nghệ sĩ đa tài này và những đóng góp to lớn của anh trên nhiều lãnh vực khác nhau, nhứt là trong địa hạt ca nhạc và truyền thông đại chúng. Bên cạnh đó, anh cũng thường xuyên là đề tài cho các tờ báo trong nước tấn công từ hơn hai chục năm nay, với những lời vu cáo, mạ lỵ nhằm dìm anh xuống đáy vực sâu. Nhưng người nghệ sĩ và chiến sĩ tranh đấu cho nhân quyền này vẫn mạnh dạn vượt qua tất cả những khổ nạn chập chùng, oan khiên chất ngất và càng ngày anh càng được nhiều người yêu mến anh thêm.

Cũng chính biến cố 30 tháng tư năm 1975 cùng với sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam đã đưa Việt Dzũng rời xa quê hương mà cho đến nay chưa một lần nào anh đặt chân trở lại. Cùng với 36 người chen chúc nhau trên một chiếc tàu nhỏ bé, mong manh, Việt Dzũng và bà ngoại của anh đã vĩnh viễn rời xa gia đình và đất nước Việt nam. Sau 22 ngày trên biển khi không còn thức ăn, nước uống, cũng như phải chứng kiến biết bao nhiêu cảnh đau thương trên biển cả, tàu của họ mới cập được bến Singapore. Nhưng liền sau đó, tất cả lại bị chuyển qua một chiếc tàu khác và thẳng đường tới trại tị nạn Subic ở Phi Luật Tân. Chính những kinh nghiệm sống trên đường vượt biển tìm tự do này đã khiến cho anh sáng tác rất thành công các ca khúc để đời sau này, mà tiêu biểu nhất vẫn là “Lời Kinh Đêm” với những câu ca:

... “Thuyền trôi xa … về đâu ai biết ?
Thuyền có về …ghé bến tự do ?
Trời cao xanh … hay trời oan nghiệt
Trời có buồn … hay trời vẫn làm ngơ ?...

… Người buông xuôi về nơi đáy nước
Người có mộng một nấm mồ xanh ?
Biển ngây ngô hay biển man rợ
Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ …?”


Chưa đầy 17 tuổi mà đã rời xa mái ấm gia đình, bỏ lại sau lưng tất cả những người thân yêu, bè bạn, mái trường yêu dấu với những sinh hoạt vui tươi của tuổi học trò. Chắc chắn là có những khoảnh khắc anh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng chợt nhớ lại quãng đời niên thiếu ngập tràn kỷ niệm của mình, đã bỏ lại sau lưng tận bên kia bờ Thái Bình Dương. 

Từ nhỏ anh đã là một học sinh xuất sắc của trường Lasalle Tabert ở Sài Gòn, cũng như anh trai và đứa em trai kế của anh. Người chị lớn của anh thì đang du học bên Nhật Bản về ngành giáo dục. Ba của anh là bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, cựu Dân Biểu của nền đệ nhị cộng hoà Việt Nam và cũng là Thiếu Tá Y sĩ trưởng Bộ Tổng Tham Mưu và Sư đoàn 5 QLVNCH. Mẹ của anh là giáo sư trường nữ trung học Gia Long ở Sài Gòn. Việt Dũng đã yêu thích âm nhạc từ khi còn rất trẻ và được các sư huynh ở trường Lasalle Taberd chỉ dạy rất tận tình. Trong lúc gia đình mong cho anh sau này trở thành Bác sĩ để nối nghiệp cha, thì Việt Dzũng lại đam mê ca hát, văn nghệ văn gừng. Anh thường cùng các bạn học trình diễn ca nhạc ở những buổi văn nghệ liên trường. Việt Dzũng đã từng chiếm giải nhất ở cuộc thi văn nghệ của trường Tabert và đại diện trường đi tham dự các buổi hát ủy lạo chiến sĩ VNCH, cũng như tham dự vào những đại hội nhạc trẻ khắp nơi bên cạnh những tên tuổi nổi danh thời bấy giờ như Trường Kỳ, Nam Lộc, Jo Marcel, Tùng Giang, Đức Huy, Elvis Phương.v.v.. Đó là khoảng thời gian từ năm 1971 cho tới tháng tư năm 1975. 

Giờ đây (tháng 6-1975), tại trại tạm cư Subic, chàng thanh niên trẻ Việt Dzũng tạm quên đi những kỷ niệm thật đẹp ở quê nhà mà bắt tay ngay vào đời sống mới. Với số vốn Anh ngữ học được ở trung học và tính tình hoạt bát, Việt Dzũng liền tham gia hoạt động trong ban tổ chức và điều hành trại, đón tiếp và giúp đở nhiều chuyến tàu tị nạn lần lượt cặp bến Subic cho đến khi trại này đóng cửa. Rời trại tị nạn này, Việt Dzũng cùng bà ngoại được đưa sang đảo Guam, rồi chuyển sang trại Ft. Chaffee ở tiểu bang Arkansas. Trong thời gian này Việt Dzũng hoạt động không ngừng nghỉ, từ việc đón tiếp đồng bào tị nạn mới tới, sinh hoạt trong hội Hồng Thập Tự, hội USCC, cộng tác với tờ báo của trại, chương trình phát thanh của trại, làm thông dịch viên giúp đỡ rất nhiều người chung quanh. Ở lại trại gần đến ngày cuối cùng trước khi trại đóng cửa, anh được Đức cha Bernard Law, Giám Mục địa phận Springfield, Missouri, bảo trợ và gởi đến tạm trú trong một gia đình người Mỹ.

Năm 1976, Việt Dzũng tiếp tục học lớp 11 ở trường trung học St. Agnes, Missouri và tự trau dồi thêm về âm nhạc theo như sở thích và đam mê từ nhỏ của anh. Tại đây, anh bắt đầu sinh hoạt ca hát với các anh chị em thuộc cộng đồng Việt Nam. Anh cũng từng xuất hiện trên đài truyền hình KOZK21 ở Springfield. Một năm sau (1977), Việt Dzũng được đoàn tụ với gia đình ở Wood River, tiểu bang Nebraska. Năm đó anh tốt nghiệp trung học tại trường Wood River.

Năm 1978, Việt Dzũng chính thức bước vào lãnh vực âm nhạc khi cùng một người bạn học chung trường tên là Vernon Larsen lập ban song ca để hát theo lối du ca (troubrador) của Mỹ, tên “Firebirds” (Chim Lửa). Đôi song ca này chuyên hát nhạc đồng quê của Hoa Kỳ (American country music). Việt Dzũng sử dụng tây ban cầm và cùng người bạn Mỹ đi trình diễn khắp nơi ở vùng Trung Mỹ, kể cả các club nhạc của dân địa phương. Nhiều người Mỹ đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy một thanh niên Á châu hát nhạc đồng quê rất thành thạo, trôi chảy nên đã dành cho anh thật nhiều thiện cảm.

Cũng năm 1978 này, Việt Dzũng đoạt giải nhất về sáng tác nhạc country music tại cuộc thi Iowa Grand Old Orphy. Thật ngạc nhiên khi anh là người Việt Nam đầu tiên, mà cũng là người Á châu đầu tiên chiếm giải nhất về bộ môn sáng tác country music với bài hát hoàn toàn bằng Anh ngữ. Ngay sau đó, một hãng dĩa về country music đã mời anh cộng tác để thực hiện một Album nhạc đồng quê, nhưng anh đã từ chối vì muốn tiếp tục học ở Đại học theo ý muốn của song thân. Cũng trong năm này, Việt Dzũng bắt đầu sáng tác nhạc Việt với bài hát đầu tiên là “ Sau Ba Năm Tỵ Nạn Tại Hoa Kỳ”, viết về thân phận người dân xa xứ với những đau đớn chia lìa. Bài hát thứ hai là “Một Chút Quà Cho Quê Hương” đã trở thành một ca khúc lẫy lừng nhất của Việt Dzũng, được mọi người yêu thích cho đến tận hôm nay. Đó là thời gian người Việt tỵ nạn bắt đầu gửi quà về cho thân nhân ở quê nhà, chia sẻ những khổ đau chất ngất, đọa đày dưới chế độ mới như những lời ca sau đây:

“Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay …
Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con tim gan quá đoạ đày …

Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa
Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương
Gởi về cho mẹ dăm gói trà xanh
Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn ....

Con gởi về cho cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình …”


Nhớ lại những ngày đầu tiên làm quen với sinh hoạt văn nghệ của người Việt tha hương, khi Việt Dzũng theo người chú họ về San Antonio, Texas thăm gia đình người bạn nhân dịp tết Nguyên Đán 1979. Tại Hội Chợ Tết nơi đây, anh đã lên sân khấu, ôm đàn guitar trình bày hai ca khúc mà anh vừa sáng tác. Hát xong, nhìn xuống khán giả thì mọi người đã đầm đìa nước mắt và túa ra ôm ấy anh khi anh rời sân khấu. Việt Dzũng đã chinh phục bà con đồng hương nơi đây kể từ lúc này.

Năm sau 1980, Việt Dũng trình diễn tại một đại nhạc hội ở Omaha, Nebraska với Sĩ Phú và Mai Lệ Huyền. Sau đó anh đã hát với Khánh Ly, Hoàng Oanh, Trung Chỉnh ở Denver, Colorado những bài hát do anh sáng tác. Ngay lúc đó, Khánh Ly đã chọn ba bài hát của anh là: “Lời Kinh Đêm, Mời Em Về, Một Chút Quà Cho Quê Hương” đem về California thâu vào băng nhạc “Một Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa” (nhà văn Mai Thảo viết lời giới thiệu). Ba bài hát này đã là những bài hát nằm lòng của hàng triệu người Việt nhiều năm sau đó (kể cả ở trong nước).

Năm 1980, là năm mà số người Việt bỏ nước ra đi cao nhất, Việt Dzũng đã cho ra mắt cuồn băng nhạc đầu tay “Kinh Tỵ Nạn” do Trung Tâm Nhã Nhạc tại Houston, Texas thực hiện. Ngay tuần lễ đầu băng nhạc này đã được đón nhận nhiệt liệt từ California đến tận Canada, số bán sau đó đã lên đến cả trăm ngàn ấn bản. Lúc đó, Việt Dzũng đã quyết định chính thức di chuyển qua California sinh sống và sinh hoạt văn nghệ để có thể phát triển tài năng của anh nhiều hơn. Đầu tiên, anh được nhạc sĩ Ngọc Chánh mời hát cho đại nhạc hội ở Orange County và tiếp tục lưu diễn khắp nơi. Anh cũng đã hoàn thành cuồn băng nhạc thứ nhì tên là “Lưu Vong Khúc” vào giai đoạn này. 

Trước đó, vào năm 1978 anh đã gặp ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh tại Đại Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt tại thủ đô Washington DC và hai người liền kết nghĩa chị em. Cả hai cùng sáng tác chung một đường lối và họ đã kết hợp thành một đôi song ca trình diễn khắp nơi trên thế giới, chỉ trừ các nước cộng sản mà thôi. Tại Mỹ, họ đã lưu diễn hầu hết 50 tiểu bang, kể cả những tiểu bang có rất ít người Việt sinh sống. Tại Á châu, họ đã hát ở Nhật hơn ba lần, hát cho các phái đoàn ngoại giao, tòa tổng lãnh sự, sứ quán Mỹ ở nhiều nước như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, v.v…Nhưng chuyến lưu diễn ở Âu Châu của Việt Dzũng và Nguyệt Ánh phải coi là một chuyến lưu diễn lịch sử. Đã có hàng ngàn người Việt từ khắp nơi đón xe lửa đến gần địa điểm trình diễn, cắm trại nằm chờ trước hai ba ngày khai mạc để gặp hai thần tượng của họ. Ở Úc Châu khán giả cũng nhiệt liệt đón chào Việt Dũng và Nguyệt Ánh. Họ đã đi hết những thành phố có người Việt cư trú kể cả những nơi hẻo lánh như Perth và Darwin. Đã có nhiều bài báo và cả hai cuốn sách xuất bản ở Úc được viết ra để ca tụng cho lý tưởng đấu tranh chống cộng và ước mơ ngày về quang phục quê hương của đôi nghệ sĩ này. Lần nào, bài hát "Thà Chết Trên Biển Đông" của Việt Dzũng cũng được đôi song ca này cùng hát chung với các đồng hương (trong đó có hơn 90% là người vượt biển, và bài hát này cũng thường được trình diễn nhiều lần ở các đêm văn nghệ địa phương, với những lời ca thật hào hùng mà cũng vô cùng cảm động như:

"Thà chết trên biển Ðông dập vùi chiếc thuyền đò 
Anh nghe chừng giông gió cũng thua tự do ….
Thà chết trên biển đông để được hát tình sầu 
Cho bao người đã chết nghẹn ngào …
Thà chết trên biển đông để được có nụ cười 
Chia vui cùng em bé mới ra chào đời ….
…. 
Thà chết trên biển đông để được có một ngày 
Em xa mùi chủ nghĩa đầm lầy …
Thà chết trên biển đông được sạch kiếp làm người 
Anh vui mồ chung ấy với ai đời đời. "


Ngay lúc đó, chính quyền Cộng Sản Việt Nam liền lên án Việt Dzũng và Nguyệt Ánh là hai kẻ phản động số một, tuyệt đối cấm phổ biến tất cả các nhạc phẩm của họ trong nước. Trong một phiên tòa sau đó, CSVN đã kết án tử hình khiếm diện hai nghệ sĩ này. 


Ngày 1 tháng Tư năm 1985, hai nghệ sĩ này đã kết hợp với những ca nhạc sĩ khác để thành lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, dùng âm nhạc làm vũ khí đấu tranh chống lại kẻ thù. Cho đến nay, Phong Trào Hưng Ca Việt Nam vẫn còn hoạt động đều đặn với những tên tuổi khác như Huỳnh Lương Thiện, Trương Sĩ Lương, Xuân Nghĩa, Tuấn Minh, Tuyết Mai, Lưu Xuân Bảo..v.v..Trong suốt thời gian hơn 25 năm này, Việt Dzũng vẫn tiếp tục có những hoạt động đều đặn, liên tục và bền bỉ để tranh đấu cho người tị nạn Việt Nam. Từ những buổi văn nghệ gây quỹ cho các con tàu với người vượt biển như Cape D’Anamur, chương trình SOS Boat People, vận động chống lại chương trình cưỡng bách hồi hương người tị nạn, tranh đấu với quốc tế tại Genève, Thụy Sĩ, tại Liên Hiệp Quốc...Có thể nói, bất cứ nơi nào có người tị nạn Việt Nam là có bước chân Việt Dzũng mang tiếng đàn, tiếng hát của anh để binh vực cho họ, sưởi ấm tấm lòng của họ, mang niềm tin yêu và hy vọng cho họ vượt qua những khổ cực, đau buồn và mất mát trên đường vượt biên. Anh đã có mặt hầu hết các trại tị nạn ở vùng Đông Nam Á để thăm viếng, ủy lạo đồng bào, giúp đở trẻ em không thân nhân và hàng ngàn công tác xã hội khác mà không hề biết mệt.


Cũng trong năm 1985 này, Việt Dzũng đã cho ra đời một băng nhạc hoàn toàn bằng Anh ngữ “Children of the Ocean”. Đây cũng là album nhạc đầu tiên của người Việt hải ngoại bằng tiếng Anh. Các tờ báo Orange County Register, Los Angeles Times, Washington Post đều có những bài viết khen ngợi cuốn băng này. Riêng tờ Austin-American-Stateman đã gọi Việt Dzũng là “người nghệ sĩ nổi tiếng nhất của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và là một tấm gương sáng giá, chứng tỏ là người tỵ nạn có thể hội nhập vào đời sống mới, trong khi vẫn giữ được nguồn gốc của quê hương mình.”

Về truyền thông, Việt Dzũng đã mở ra một cánh cửa khác để cho thấy một tài năng thiên phú và đa dạng ở anh. Sau một thời gian dài làm báo, tháng 7 năm 1993 Việt Dzũng được mời làm xướng ngôn viên chính cho chương trình phát thanh tiếng Việt đầu tiên ở Nam California, phát thanh 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày là đài Little Saigon. Cũng cần nhắc lại là trước đó các đài phát thanh đều làm chương trình theo kiểu ngày xưa, nghĩa là thâu thanh trước đàng hoàng, kỹ càng từng tiết mục và tới giờ là cho phát thanh lên. Nhưng lần đầu tiên, Việt Dzũng đã tạo ra một phong cách mới: anh đưa ra những chương trình trực tiếp truyện trò cùng thính giả (talk back) trong buổi phát thanh. Nên không khí rất vui nhộn và hào hứng, náo nhiệt vô cùng. Sau này các đài phát thanh ở Mỹ và ngay cả ở bên Việt Nam cũng bắt chước theo lối này. Kể cả các đài BBC, VOA phát thanh về Á Châu, cũng thay đổi cách làm việc như cho xướng ngôn viên được phép đùa giởn với thính giả chớ không đọc tin một cách nghiêm trang như ngày xưa. 

Ngoài việc phổ biến tin tức, âm nhạc, thể thao cuối tuần, giải trí cuối tuần, tin tức Hollywood ...VD còn thực hiện chương trình đặc biệt nhất là chương trình “Tâm tình với nghệ sĩ” được rất nhiều thính giả ưa thích. Chương trình này lúc đầu phát từ 11 đến 12 giờ trưa hàng ngày trên làn sóng 967 FM của đài KWIZ. Sau đó mỗi tuần phát hai ngày thứ hai và thứ tư. Trong vòng hơn hai năm, mà Việt Dzũng đã phỏng vấn trên 350 nghệ sĩ. Từ những ca sĩ nổi tiếng như Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Chế Linh, Lệ thu, Ý Lan, Vũ Khanh ...cho đến những ca sĩ mới xuất hiện ở hải ngoại sau này như Mạnh Đình, Dạ Nhật Yến, Thanh Trúc, Phi Nhung ... Những nghệ sĩ đến từ các tiểu bang xa cũng được mời phỏng vấn như Hà Thanh, Từ Công Phụng, Trường Kỳ, Châu Hà, Văn Phụng .v.v...Trong tất cả các chương trình phỏng vấn này, nóng bỏng nhất và đặc biệt nhất phải nói là chương trình phỏng vấn nữ ca sĩ Ngọc Lan. Vì từ trước tới nay, Ngọc Lan không nhận lời cho ai phỏng vấn cả (vào thời điểm đó), chỉ có một lần cô trả lời trên đài VOA; và Việt Dzũng là người duy nhất phỏng vấn được Ngọc Lan vào tháng 10 năm 1994. 

UserPostedImage

Bốn năm sau( 1996), Việt Dzũng cùng các bạn đứng ra thành lập một chương trình phát thanh độc lập, đó là đài Radio Bolsa, phát thanh trên ba làn sóng khác nhau ở Nam California, Bắc California và Houston, Texas. Hiện nay (2006), Radio Bolsa đang phát sóng trên 106.3 FM, 1190 AM (Nam California) và 1430 AM (San Jose) với Việt Dzũng và Minh Phương là hai xướng ngôn viên chủ lực cùng với các xướng ngôn viên khác như Nguyễn Phú, Uyên Thy, Mai Trang…Việt Dzũng đã tạo sự gần gũi, thân mật giữa xướng ngôn viên với thính giả từ trẻ đến già, ở nhà cũng như đang lái xe đi làm với những chương trình đa dạng và phong phú hàng ngày. Dĩ nhiên là với kỷ thuật phát thanh digital, mọi người trên khắp thế giới cũng có thể nghe được các chương trình phát thanh này trên mạng thông tin toàn cầu bất cứ lúc nào. (http://www.RadioBolsa.com)

Tuy công việc hàng ngày của anh thật bận rộn như vậy, nhưng ngoài thời gian làm việc ở đài phát thanh, Việt Dzũng còn chứng tỏ là anh có khả năng làm báo rất thành công. Kể từ năm 1980, anh đã cộng tác với tờ Người Việt (trang song ngữ Tuổi Trẻ). Sau đó anh về làm Tổng Thư Ký cho tờ Nhân Chứng năm 1982. Tờ Tay Phải (của Du Tử Lê) năm 1983. Về Houston làm Tổng Thư ký cho tờ Việt Nam Thương Mại năm 1988. Trở lại California làm thư ký cho tờ Sài Gòn Nhỏ một thời gian và sau đó cộng tác với tờ tuần báo Diễm từ năm 1990. Năm 1992 trở thành Thơ ký toà soạn cho tờ nguyệt san Hồn Việt cho đến bây giờ. Việt Dzũng cũng là cộng tác viên của nhiều cơ quan truyền thông khắp nước Mỹ như tờ Phố Nhỏ (Washington DC), Thế Giới Mới (Dallas, PL), Phương Đông (Seattle, WA), Mõ Magazine (San Jose, Sacramento, San Francisco & Oakland), Làng Văn (Canada), Nhân Quyền (Úc), Tin Điển (Đức) .v.v.


Hầu như lúc nào Việt Dzũng cũng có những dự tính và dự án trước mặt, nhưng không làm sao có đầy đủ thời giờ để lo cho xuể. Chỉ nói riêng về mặt sáng tác âm nhạc thì cho đến nay Việt Dzũng đã sáng tác hơn 450 bài hát về đủ mọi thể loại. Những bài hát về tỵ nạn đã được phổ biến rộng rãi trong hai tập nhạc “Kinh Tỵ Nạn (1980) và “Lưu Vong Khúc” (1982). Những bài hát này được viết ra như một thôi thúc về những điều phải nói ra trong những năm lạc lõng của đời lưu vong nơi xứ người. Sau đó là các ca khúc đấu tranh, quang phục quê hương. Nhưng nhiều nhất vẫn là tình ca, sáng tác rất nhiều nhưng chưa phổ biến hết. Những bản tình ca nổi tiếng của Việt Dzũng có thể kể ra như Bài Tango Cuối Cùng, Thung Lũng Chim Bay, Khóc Ru Đời Trinh Nữ, Bên Đời Hiu Quạnh, Có Những Cuộc Tình Không Là Trăm Năm, Và Em Hãy Nói Yêu Anh, Tình Như Cây Cà-Rem…

Năm 1990, Việt Dzũng thành lập riêng cho mình Trung Tâm Việt Productions, chuyên sản xuất các CD nhạc với tiếng hát của anh và bằng hữu như các CD: Ru Em Sông Núi Đợi Chờ, Thánh Ca Vào Đời, Hùng Ca Quật Khởi, Quê Hương Và Em, Mình Ơi Đưa Em Về Quê Hương, Thắp Lửa Yêu Thương, Lên Đường, Bên Em Đang Có Ta, Tuổi Trẻ Về Nguồn, Hát Cho Tự Do, Thắp Lửa Tự Do, Trái Tim Ở Lại, Anh Vẫn Còn Thương, Vuốt Mặt, Bên Bờ Đại Dương …



Sau hai mươi năm hoạt động không ngừng nghỉ trên mọi lãnh vực và được nổi danh khắp nơi, được hàng triệu người ái mộ (nhứt là giới trẻ ở hải ngoại), nhưng cũng có lúc Việt Dzũng cảm thấy rất cô đơn. Anh đã từng bày tỏ cảm nghĩ của riêng anh trong một lần phỏng vấn năm 1995 với nhà báo Trường Kỳ như sau:

“Nhìn vào đời sống nghệ sĩ, ai cũng cũng chỉ thấy những rực rỡ của ánh đèn sân khấu, của những tràng pháo tay và của nhữNg rộn rịp âm thanh. Đời sống của nghệ sĩ không phải chỉ có vậy. Còn có những giọt nước mắt âm thầm mỗi đêm, những đắng cay tủi nhục và những cám dỗ chập chùng đi kèm. Cá nhân Việt Dzũng không bao giờ muốn trở thành ca sĩ. Chỉ muốn làm một nhạc sĩ ghi lại những nỗi suy tư của một đời người, và những rung động mà mình bất chợt tìm thấy. Vì thế, nên khi nghe một ca khúc, khi thưởng thức một nhạc phẩm nào, hãy nghe bằng sự rung động của chính tâm hồn mình. Bạn sẽ thấy người nhạc sĩ đó đang mang trái tim của họ trải rộng cho bạn nhìn, như một tấm tranh vẽ. Có thể bạn sẽ bắt kịp những nét chấm phá trong tranh. Có thể bạn chỉ ơ hờ lướt mắt qua rồi thôi. Nhưng dù gì đi nữa, mỗi ca khúc hay mỗi bức tranh vẫn là một hiện diện trong đời sống. Và hãy cảm ơn sự hiện diện đó, vì nếu không cuộc đời sẽ chỉ là những vô nghĩa kéo dài. (Việt Dzũng trong “Tuyển Tập Nghệ Sĩ”, 1995)


Thực ra, nỗi cô đơn ấy cũng chỉ thoáng qua mà thôi. Những dự án, kế hoạch vẫn được anh theo đuổi càng lúc càng nhiều, choáng ngộp. Việt Dzũng tâm sự là anh mong cho một ngày dài thêm 48 tiếng đồng hồ, thay vì chỉ có 24 giờ để anh có thể hoàn thành bao nhiêu công việc đang vây bủa lấy anh. Ngày tháng vẫn trôi nhanh, trôi nhanh. Những hoạt động của anh gần đây thì nhiều vô số kể. Chỉ nói riêng về sinh hoạt với Phong Trào Hưng Ca Việt Nam thôi, thì những lần công tác nổi bật nhất là:

-Phát động chiến dịch “Tưởng Niệm 50 năm Hiệp Định Genève (1954-2004)”, biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève (Thụy Sĩ) ngày 3-4-2004
-Đại nhạc hội Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt Katrina tổ chức ở Houston (17.9.2005), sau chương trình “Chén Gạo Tình Thương” do Phong Trào Hưng ca phát động từ ngày 9.9.2005.
-Đại nhạc hội “Đêm Tình Thương” phối hợp với cộng đồng người Việt ở Dallas Fortworth va Trung Tâm ca nhạc Asia (tháng 9-2005)
-Chương trình văn Nghệ gầy quỹ cứu trợ nạn nhân cơn bão Katrina tổ chức ở Wichita.
-Những chương trình Đại Nhạc Hội gây quỹ giúp Thương Phế Binh VNCH ở khắp nơi ….

Trong những chương trình gây quỹ từ thiện và văn nghệ đấu tranh đó, Việt Dzũng đã đến với đồng hương bằng cung cách rất bình dị thân thương. Luôn luôn có những bạn trẻ vây quanh, tíu tít thăm hỏi, chụp hình chung với anh. Có những bà mẹ già vẫy tay gọi anh lại gần chỉ để được nắm tay anh, nói vài ba câu thăm hỏi với niềm rưng rưng cảm xúc. 

Nhưng tài năng đặc biệt nhất và nổi bật của anh là kể từ năm 1996 khi anh cộng tác với Trung Tâm Ca Nhạc Asia để làm MC hướng dẫn các chương trình video và đại nhạc hội trực tiếp thu hình. Anh cũng cộng tác với đài truyền hình SBTN trong việc soạn và đọc tin tức hàng ngày, cùng nhiều tiết mục khác cho chương trình phát hình liên tục 24 giờ mỗi ngày. Trước đó anh cũng đã từng nhiều lần làm MC cho các buổi đại nhạc hội, các buổi biểu tình, những lần gây quỹ từ thiện ...Riêng ở các chương trình của Trung Tâm Asia thì anh đã hợp tác viết thuyết minh và giới thiệu cho các chủ đề, các tài năng mới trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Vì từ lâu nay Trung Tâm Asia là một trong hai trung tâm hàng đầu về ca nhạc ở hải ngoại được tiếng là luôn luôn có nhiều sáng kiến mới lạ và nâng đở cho những tài năng trẻ tuổi trong lãnh vực ca hát. Rất nhiều chương trình Video của Asia có các chủ đề đầy tình người, không nhằm mục đích thương mại, nhưng rất thành công như “Người Lính”, “Những Tình Khúc Thời Chinh Chiến”, “Tình Ca Anh Bằng”. Vài năm gần đây lại có những chương trình Asia video thật giá trị như “Âm Nhạc Vòng Quanh Thế Giới" (phát hành 27/2/2004), "Tiếng Hát Trái Tim" (thu hình 20/3/2004), "Mùa Hè Rực Rỡ 2005" (thu hình 22/7/2005). Nhưng đặc biệt nhất là video “Hành Trình Tìm Tự Do”( phát hành 24/6/2005), khán giả đã thực sự xúc động khi thấy Việt Dzũng trở lại các đảo tị nạn ở Đông Nam Á để làm phóng sự video, gợi nhớ cảnh vượt biển của những thuyền nhân tỵ nạn liều chết ra đi tìm tự do ngày xưa.

Cũng chính những chương trình video này, khi được chuyển về Việt Nam cùng với các DVD khác như “Cuộc Đổi Đời Bi Thảm, Triệu Đóa Hồng Cho Người Phụ Nữ VN, Cuộc Khổ Nạn của Người VN (Dạ Lan), và gần đây là Asia 50 "Vinh Danh Nhật Trường" và Asia 51 "Nhạc Vàng, Tình Khúc Sau Cuộc Chiến" … đã khiến nhà cầm quyền Việt Nam vô cùng tức tối, khi nhìn thấy Việt Dzũng vẫn tiếp tục xuất hiện trong vai trò làm MC. Nên vào ngày 18/9/2006 tờ báo Công An Thành Phố HCM đã bắt đầu đăng hai bài viết với đủ thứ ngôn từ hạ cấp nhằm mạ lỵ, phỉ báng và bôi nhọ cá nhân Việt Dzũng thật nặng nề. Có thể nói lần này là lần anh bị những người Cộng Sản VN “đánh” nặng nhứt từ trước đến nay. Nhưng cũng chính những bài báo này đã khiến cho mọi người càng thấy rõ bộ mặt nham hiểm, quỷ quyệt của Cộng Sản VN như thế nào và cũng làm cho nhều người thông cảm, yêu mến và chia sẻ nhưng oan khiên, thống khổ của người nghệ sĩ này nhiều hơn. 

Với tất cả những mũi tên tẩm thuốc độc bắn thẳng vào anh, Việt Dzũng chỉ im lìm, không lên tiếng biện minh hay viết bài đính chính. Anh vẫn âm thầm tiếp tục thực hiện những dự án và càng hăng say hoạt động, cống hiến tài năng của mình cho đồng hương như anh đã làm suốt hơn ba mươi năm nay. Lúc nào cũng vậy, anh vẫn luôn luôn là một đứa con cưng của tổ quốc và quê hương Việt Nam. Anh vẫn tiếp tục con đường tranh đấu cho nhân quyền và quang phục quê hương trong niềm tin rằng chế độ Cộng sản sẽ cáo chung trong một tương lai rất gần. 


Duy-Khiêm (20-10-2006)


* Tài liệu tham khảo để viết bài này:

-Tuyển Tập Nghệ Sĩ, Trường Kỳ, Canada, 1995
-Vẻ Vang Dân Việt, Tuyển tập IV, Trọng Minh, USA, 1998
-Tác Giả Việt Nam, Lê Bảo Hoàng sưu tập, USA, 2005
-Tạp chí Hồn Việt, Thế Kỷ 21, Phụ Nữ Diễn Đàn, USA 
-Website:
http://www.huongduong.com.au/article_1330.html
http://www.RadioBolsa.com
http://www.SBTN.net
Edited by user  Friday, De
==
 
Điếu văn của MC Nam Lộc đọc trong tang lễ nhạc sĩ Việt Dzũng


Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần, quý vị trưởng thượng, đại diện các cơ quan đoàn thể, quý thân hào, nhân sĩ, quý vị đồng hương cùng toàn thể tang quyến đang có mặt ở đây ngày hôm nay để cùng ngậm ngùi chia tay và tiễn đưa một người con, một người chồng, một người anh, một người em, một người bạn và cũng là một nghệ sĩ của tự do, một nhà truyền thông đầy tâm huyết, cùng là một chiến hữu đồng hành với toàn thể cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản trên toàn thế giới, đến nơi an nghỉ cuối cùng sau gần 40 năm miệt mài tranh đấu để dành lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho quê hương Việt Nam.

Kính thưa quý vị, 

2013 là một trong những năm mà Trời đã giáng nhiều tai họa xuống trần gian. Nào bão tố, lụt lội, động đất xảy ra nhiều nơi trên địa cầu. Đã gần cuối năm rồi mà ngài còn ráng mang đi vị cha già khả kính của dân tộc Nam Phi, cựu tổng thống Nelson Mandela, và chỉ hai tuần lễ sau đó Trời lại ghé qua miền Nam California dắt theo đứa con yêu dấu của cộng đồng người Việt tị nạn CS, đó là nhạc sĩ Việt Dzũng - người trong cơn đau cùng nhân thế đã từng hỏi: Trời cao xanh hay trời oan nghiệt. Trời có buồn hay trời chỉ làm ngơ? 

Việt Dzũng ơi, Trời không làm ngơ đâu, có lẽ, ngài đã không nỡ để em chịu đựng mãi những hệ lụy của cuộc đời, tiếp tục vất vả, cực nhọc ngày này sang ngày khác, cố làm tròn trách nhiệm với quê hương. Oan nghiệt hơn nữa, là phải tiếp tục hứng nhận những đánh phá từ kẻ thù, cùng những tỵ hiềm, ganh ghét nhỏ nhoi nơi trần thế. Và như nhà báo Hoàng Thu Dũng đã nói, em là “kẻ mang nặng những khổ đau cùng đất nước”, cho nên đã được Thiên Chúa cất gánh nặng ấy cho em, để Ngài trao lại cho thế hệ trẻ gánh tiếp. Hoặc cũng có thể được Đức Thích Ca lấy đó để tặng chúng sinh như một công án tu thân, rằng, hãy cố sống cho tử tế, danh vọng, địa vị hay tiền tài, rồi ra cũng sẽ mục rữa, tiêu tan vào cát bụi, vì đời là vô thường. Việt Dzũng từ bỏ cuộc sống này, không phải là anh đã chết, mà là về với với cái “Không”, về trong nỗi nhớ khôn cùng của mỗi chúng ta.

Kính thưa quý vị, 

Việt Dzũng bước vào đời ở tuổi 17, mang thân phận tỵ nạn cùng một trái tim yêu nước sâu xa. Thương kẻ bất hạnh và những người thiếu may mắn trên cuộc đời này. Từ tấm lòng mênh mang đó, anh học tập, tôi luyện để viết nên những ca khúc tựa như những thông điệp nói về thân phận, cuộc đời của những người bị bức hại, hay phải chịu đựng cuộc sống đầy oan khiên đau khổ dưới sự cai trị của đảng CSVN, đồng thời kêu gọi tuổi trẻ vùng lên, đấu tranh cho một Việt Nam tự do, bình đẳng. Với hành trang vào đời đầy ngập lý tưởng trong sáng đó, cuối thập niên 1980, Việt Dzũng đã có mặt tại hầu hết các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á, cùng sinh hoạt, chia sẻ, vận động và tranh đấu cho quyền tỵ nạn của những người Việt Nam phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản. Sau đó, cùng với các ca nhạc sĩ đồng chí hướng khác, thành lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, đem tiếng nhạc, lời ca đi hâm nóng nhiệt tình cứu nước khắp cùng thế giới. 

Để tiếng nói mình được chú ý, được lắng nghe một cách rộng rãi hơn, vào đầu thập niên 1990, Việt Dzũng gia nhập ngành truyền thông, đầu tiên qua lãnh vực báo chí. Với một quyết tâm sắt đá, một trái tim nhân hậu cùng một giọng nói mộc mạc, chân thành, vào đầu năm 1993, Việt Dzũng cùng với Minh Phượng và Xướng Ngôn Viên Phạm Long hợp thành một bộ ba nổi tiếng, hay còn gọi là "Les Trois Mousquetaires" tạo nên một làn sóng mới, giống như một cuộc cách mạng trong lãnh vực truyền thông, được thính giả khắp nơi mến mộ, qua làn sóng phát thanh của đài Little Saigon Radio. Đến cuối năm 1996 thì Việt Dzũng và Minh Phượng đứng ra thành lập Radio Bolsa hoạt động vững mạnh tới ngày hôm nay. Phải nói là cả hàng trăm ngàn người đã được nghe tiếng cười rộn rã của anh hợp cùng Minh Phượng vào buổi sáng mỗi ngày. Qua giọng nói truyền cảm, ngọt ngào, qua kiến thức rộng rãi cộng với khối óc thông minh, bén nhậy, Việt Dzũng đã trở thành một trong những người làm truyền thông chuyên nghiệp và đứng đắn nhất trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại, gặt hái được tất cả tình cảm nồng nhiệt của khán thính gỉa mến mộ. Với thành qủa đó, Việt Dzũng được Trung Tâm Asia mời cộng tác và anh đã mau chóng trở thành MC chính của trung tâm này. Nổi bật với khuôn mặt hiền hòa, duyên dáng và đôn hậu, khúc chiết và sâu sắc nhưng không thiếu dí dỏm trong lời giới thiệu của một người giầu kinh nghiệm khi đứng trên sân khấu, tất cả đã là những yếu tố tạo nên sự thành công của anh trong vài trò này, từ đó, Việt Dzũng bước vào lãnh vực truyền hình một cách thật dễ dàng và vững chãi. 

Tuy nhiên, như mọi người đã biết, Việt Dzũng không chỉ là một Xướng Ngôn Viên, một MC thuần tuý nghệ thuật, mà anh còn sử dụng diễn đàn sân khấu để vận động, đấu tranh cho tự do, dân chủ ở quê nhà, vạch trần những tội ác giả dối, điêu ngoa, bán đất, bán đảo, bán tài nguyên đất nước cho Trung Cộng của đảng CSVN, đồng thời kêu gọi đấu tranh đòi nhân quyền cho những người đang phải sống dưới chế độ CS độc tài, đảng trị, và đặc biệt hơn nữa, là hỗ trợ tinh thần chống Cộng, bảo vệ chủ quyền cho quê hương VN của những người yêu nước. Có thể nói Việt Dzũng là một trong số những chiến sĩ đứng ở ngay đầu chiến tuyến, hay như cách nói của nhà văn quân đội Phan Nhật Nam là "Nhất Kiếm Trấn Ải" để bảo vệ chính nghĩa quốc gia, bảo vệ lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, cũng như cho thành trì văn hóa, nghệ thuật ở nơi được mệnh danh là "Thủ Đô Tỵ Nạn" của người Việt Quốc Gia, không bị nhuộm đỏ bởi đảng CSVN và tay sai Việt gian ở hải ngoại. Nhưng cũng chính vì thế, họ đã không ngớt đánh phá anh, dựng chuyện để bôi nhọ anh bằng đủ mọi thủ đoạn, với những lời lẽ rất thiếu văn hóa.

Có lần tôi đã đề nghị Việt Dzũng lên tiếng đính chính, hoặc trả lời những luận điệu xuyên tạc nói trên, Việt Dzũng chỉ mỉm cười, nói với tôi rằng: “Anh đã từng bảo em là: chỉ sợ mình làm điều sai lầm, chứ đừng sợ ai hiểu lầm! vậy nếu mình thấy không làm điều gì trái với lương tâm thì việc gì phải đính chính? Việt Dzũng nói tiếp: em học được một điều nơi Đức Phật dậy, đó là: “Oan ức, không cần biện bạch”. 

Vâng, Dzũng nói đúng, em không cần biện bạch. Từ suốt một tuần lễ qua, hàng trăm tổ chức, hàng trăm ngàn người Việt thư đi, tin lại qua Internet trên thế giới đã nhỏ lệ khóc thương em, đặc biệt là sự hiện diện đông đảo của mọi người bên cạnh em hôm nay cũng như suốt mấy ngày qua, đã là những lời biện bạch mạnh mẽ nhất, hùng hồn nhất thay cho em. 

Dzũng ơi, anh cứ ngỡ khi em nằm xuống là anh và Cộng Đồng Tị Nạn chúng ta, đã mất đi một người bạn đồng hành. Những người yêu nước cũng tưởng khi nhạc sĩ Việt Dzũng ra đi, có nghĩa là trái tim vì tự do đã ngưng đập… Nhưng có ngờ đâu, chỉ trong vòng 1 tuần lễ, anh thấy rằng, Người Việt Tị Nạn CS chúng ta, đã có hàng trăm ngàn người bạn đồng hành khác, cùng chung một chí hướng và một lý tưởng như em bỗng xuất hiện. Cộng đồng người Việt chúng ta tại hải ngoại cũng như ở trong nước, đã có hàng triệu con tim yêu tự do cũng đã, đang và sẽ đứng lên, cùng tiếp tục thực hiện những mộng ước mà em còn dang dở. Tinh thần Việt Dzũng cùng ngọn lửa đấu tranh, vẫn sống mãi trong lòng tất cả mọi người quý mến em. 

Vậy nghe! Việt Dzũng ơi, hãy bình tâm và ngủ yên em nhé. Hãy hát lên cho mọi người cùng nghe nhạc phẩm “Khi Chúa Thương, Chúa Gọi Tôi Về, Lòng Tôi Hân Hoan”. 

Chúng ta hãy biến tiếc thương, sầu não thành mừng vui cho Việt Dzũng được thấy dung nhan Thiên Chúa, sum họp cùng Cha trên Trời vào mùa Giáng Sinh này.

Vĩnh biệt Việt Dzũng .

MC Nam Lộc

Xin xem thêm :
Lễ an táng Nhạc sĩ Việt Dzũng - Trực tiếp (Live) 

http://www.nguoi-viet.co...;zoneid=462#.UsHRTvukPvc
 
 
 
     BBT-GNST sưu tầm & tổng hợp    
 
Image result for viet dzung noel photos
Image result for viet dzung noel photos
 
Image result for NOEL RỒI ĐỪNG HỜN ANH NỮA BÉ ƠI VIỆT DZŨNG hd youtube
Related image
 
Image result for NOEL RỒI ĐỪNG HỜN ANH NỮA BÉ ƠI VIỆT DZŨNG hd youtube
 
Related image
Xem thêm...

THƯƠNG NHỚ NHẠC SĨ NGUYỄN ĐỨC QUANG (Sinh 1944- Mất 27-3-2011)

Smile

Nhạc sĩ Nguyễn đức Quang là một trong số các nghệ sĩ hiếm hoi vừa soạn nhạc vừa trình diễn. Vì vậy mỗi lần đi xem du ca Nguyễn đức Quang, chúng ta lại mắc nợ anh khá nhiều. Anh là nhạc sĩ, là ca sĩ và anh lại còn là diễn viên...

Related image

Cao-Đắc Tuấn  Tóm lược: Bài hát "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" do nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang viết vào năm 1966 là một bài hát kêu gọi người dân Việt Nam đứng lên chống lại kẻ thống trị bạo tàn để Việt Nam "vượt qua cái khốn khó, vượt qua cái quê hương nhỏ bé, nhược tiểu mà trở thành một nước to lớn, và lòng người cực kỳ dũng mãnh." Bài hát mô tả những nhọc nhằn, cực hình, đau thương mà dân Việt trải qua và ca ngợi tinh thần bất khuất, ý chí kiên trì, đoàn kết của dân Việt. Một cách kỳ bí, tuy bài hát được viết vào năm 1966, toàn thể nội dung nguyên văn bài hát áp dụng thích đáng cho Việt Nam trong giai đoạn hiện tại với phong trào dân chủ chống lại chế độ độc tài. Như một lời tiên tri huyền bí, bài hát được viết như thể đặc biệt dành cho phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ hiện nay tại Việt Nam.

Related image

THƯƠNG NHỚ NHẠC SĨ CHIM ĐẦU ĐÀN PHONG TRÀO DU CA Nhạc sĩ NGUYỄN ĐỨC QUANG (1944-2011)

Image result for Nhạc sĩ NGUYỄN ĐỨC QUANG photos

 

Nhạc sĩ NGUYỄN ĐỨC QUANG

(Sinh 1944, Sơn Tây – Mất 27/03/1911, California)

11598-DP-nguyenducquang1

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG NGẠO NGHỄ & “DU CA” NGUYỄN ĐỨC QUANG 

- Biên soạn: Phan Anh Dũng PDF Print E-mail
 
                        -   Tiểu Sử & Tác Phẩm  - 
                                             
                                                  
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, sau một căn bịnh hiểm nghèo kéo dài hơn tháng qua, đã qua đời lúc 4 giờ sáng hôm nay (3/27/2011) tại California. Nhạc sĩ tên thật Nguyễn đức Quang, sinh năm 1944 tại Sơn Tây.
Theo gia đình vào Nam năm 1954.
Sinh sống tại Ðà Lạt từ năm 1958.
Tốt nghiệp Đại học Ðà Lạt, phân khoa Chính Trị Kinh Doanh khóa 1.
Bắt đầu sáng tác nhạc năm 1961. Ca khúc đầu tay dành cho Hướng đạo với tên "Gươm Thiêng Hào Kiệt".
Sau biến chuyển chính trị lớn ở miền Nam năm 63, bắt đầu cảm hứng về nhạc Thanh niên và những vấn đề đất nước.
Năm 1964, chuyển qua hẳn những ca khúc có chủ đề Tuổi trẻ, Quê hương, Dân tộc, xây dựng những đề tài mới cho tập Trầm Ca, hát nhạc tranh đấu xã hội và nhạc sinh hoạt thanh niên và thành lập Phong Trào Du Ca Việt Nam năm 1966.
Năm 1979 cùng gia đình đến Hoa Kỳ, hoạt động liên tục trong ngành truyền thông tại hải ngoại.
 
Mục Lục Những Ca Khúc Tiêu Biểu
Măi đến sau 1965, một số những bài hát của Nguyễn Đức Quang mới xuất hiện rải rác trên một số ấn phẩm sách, báo và vài tuyển tập sơ sài do tình hình thiếu thốn phương tiện và điều kiện lúc bấy giờ, người ta đã thấy có các tập nhạc in bằng ronéo như: Trầm Ca, Những Bài Ca Khai Phá, Ruồi và Kên Kên, Thỏ Thẻ Loan Phòng v..v.
Năm 1995, Ngô Mạnh Thu và Nguyễn Thiện Cơ trong nhóm Đồng Vọng thu gom lại hầu hết bản nhạc trong các tập nhạc chính và ấn hành tuyển tập Dưới Ánh Mặt Trời gồm 69 bài. Duới đây là những nét chính và 9 tập nhạc đã được tác giả hình thành trên suốt quãng đường sinh hoạt và sáng tác của anh. ( Trích trong ” Về những ca khúc Nguyễn Đức Quang đă viết” trong tuyển tập “Dưới Ánh Mặt Trời” )
Ấn Phẩm Đã Phát Hành:
1. Chuyện Chúng Mình:
52 ca khúc, viết từ 1960 đến 1964, thời kỳ đầu sáng tác, hầu hết là các khúc tình ca tuổi học trò và thời gian sinh sống tại Đà Lạt. Một số bài như: Chuyện Người Con Gái , Khôn Hồn Có Cánh Thì Bay, Trẫm Nhớ Ái Khanh Không? (phổ thơ Nhất Tuấn), Lửa Từ Bi ( Thơ Vũ Hoàng Chương).
2. Trầm Ca:
10 ca khúc cho thanh niên và thời cuộc, những thao thức lớn nhất về con người, đất nước.
Những ca khúc này tạo nên cả một cao trào tuổi trẻ nhập cuộc vào các sinh hoạt.
Nỗi Buồn Nhược Tiểu, Người Anh Vĩnh Bình, Tiếng Hát Tự Do, Chiều Qua Tuy Hòa, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ là dấu ấn chưa phai mờ trong nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam từ đó đến nay.
3. Những Bài Ca Khai Phá:
trên 40 ca khúc sinh hoạt đặc biệt cho tuổi tr , sinh viên, học sinh dùng trong các buổi họp mặt công tác xã hội, các hoạt động đám đông, là tiếng kêu gọi tuổi trẻ đến với nhau cùng xây dựng một đất nước và niềm tin: Không Phải Là Lúc, Về Với Mẹ Cha, Dưới Ánh Mặt Trời, Chuyện Quê Ta, Hy Vọng Đã Vươn Lên, Một Giấc Chiêm Bao, Về Miền Gian Nan v..v..
Khởi động phong trào hát cộng đồng, hát chung khắp mọi nơi, sau này được lan truyền sang nhiều địa hạt và nhiều giới khác, kể cả tôn giáo.
Du Ca trở thành hình ảnh mẫu mực con người xã hội mới, đi vào phim ảnh Xin Nhận Nơi Này Làm Quê Hương.
4. Cần Nhau:
12 tình khúc được biết đến nhiều với:

Bên Kia Sông, Vì Tôi Là Linh Mục, Cần Nhau, Như Mây Trên Cao, Vỗ Cánh Chim Bay ..
5. Thỏ Thẻ Loan Phòng (hay Lời Nguyện Cầu Hạnh Phúc):
18 bài sinh hoạt trong ngày hạnh phúc lứa đôi, hình thành 1969, nhiều bài hì́nh như đã thành nếp trong các đám cưới như:
Lời Nguyện Cầu Hạnh Phúc, Đám Cưới Chúng Mình, Lũ Chén Dĩa Tội Tì́nh Gì, Đường Đến Hạnh Phúc .
Image result for Nhạc sĩ NGUYỄN ĐỨC QUANG photos
Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang thăm vùng Virginia - tháng 5, 2005 (sau vườn nhà thi nhạc sĩ Nguyễn Tường Vân) Từ phải: Phan Anh Dũng, Tâm Hảo, Bà Nguyễn Minh Nữu, ...
 
6. Khúc Nhạc Thanh Xuân:
Khoảng 40 bài nhạc sinh hoạt thanh niên quốc tế.

Nhiều nhất là các ca khúc trong thời lập quốc Do Thái, phong trào Kibbuz, những bài hát nhân quyền, tự do từ Âu sang Á và Mỹ như:
Về Miền Gian Nan, Bài Ca Hải Tặc, Quân Đoàn Thức Tỉnh, Không Ai Là Hoang Đảo …
được chuyển qua lời Việt để sử dụng trong nhiều sinh hoạt tuổi trẻ.
7. Hương Đồng Quê:
Các khúc Dân Ca và nhạc đồng quê nổi tiếng trên thế giới chuyển dịch sang lời Việt, gần 200 bài như Bài Ca Sông Hồng, Những Bụi Hoa Dại, Em Yêu Dấu Hỡi, Bên Bờ Sông Ohio, Tâm Sự Chú Lừa …

hầu hết bị thất lạc năm 1975.
8. Phúc Ca Mùa Lễ:
25 bài đồng dao quốc tế hát trong mùa Gíáng sinh như : Jingle Bells, The Christmas Tree, Silent Night

được coi là những khúc hát vui trong mùa an bình của nhân loại.
9. Ruồi Và Kên Kên:
Hoàn tất năm 1970, gồm 11 bài, là những ca khúc bi phẫn về những vấn đề lớn nhất trong một khung cảnh chính trị và xă hội đen tối nhất của cả 2 miền đất nước:

Im Lặng Là Ðồng Lõa, Ruồi Và Kên Kên, Bọn Lái Buôn Ở Khắp Nơi, Phòng Thí Nghiệm Công Cộng, Vụ Án Cuối Cùng 
Những ca khúc này vẫn được yêu chuộng cho đến nay.
10. Dưới Ánh Mặt Trời:
gồm những sáng tác trong tập Trầm Ca, Những Bài Ca Khai Phá, Ruồi và Kên Kên, Chuyện Chúng Mình, Cần Nhau, Khúc Nhạc Thanh Xuân, Lời Nguyện Cầu Hạnh Phúc …

Xuất bản Ðồng Vọng 1997 tại Cali- USA
                               
    Tường thuật "Vĩnh Biệt Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang" của Thy Nga (SBTN-DC): 
 

Vĩnh Biệt Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang (1944-2011) - P1

Thực hiện: Thy Nga - Bản Tin Hoa Thịnh Đốn

Vĩnh Biệt Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang (1944-2011) - P2

Related image 

 

Liên đoàn Việt Nam hoạt động nhằm đóng góp vào việc giáo dục thanh thiếu niên bằng một hệ thống giá trị dựa trên Luật và Lời hứa Hướng Đạo nhằm xây dựng một xã hội tốt hơn trong đó trẻ em sẽ trở thành những công dân hữu ích bằng cách:
  • Giúp trẻ trưởng thành với một quá trình giáo dục ngoài trường học.
  • Dùng phương pháp Hướng đạo hướng dẫn trẻ ý thức được trách nhiệm tự phát triển bản thân, trở thành người hữu  ích, có trách nhiệm và dấn thân trong cộng đồng xã hội.
  • Giúp trẻ tạo dựng hệ thống giá trị dựa trên các nguyên lý về đời sống tâm linh, xã hội và cá nhân theo tinh thần của Lời hứa và Luật Hướng đạo.

 
 

 

 

Image result for ca nhac si viet dzung lasan taberd photos

@ Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng và người em trai Nguyễn Ngọc Hùng Cường (Sói Con) trại hè Ấu, Thiếu và Tráng Hướng đạo sinh tại Sàigòn.
 
<@> Photo by Nguyễn Ngọc Quang 1969.

Lời hứa Hướng Đạo

Smile

Picture 
 
Tôi xin lấy danh dự hứa cố gắng hết sức
  • Làm tròn bổn phận với tâm linh, tín ngưỡng và quốc gia tôi,
  • Giúp ích mọi người bất cứ lúc nào,
  • Sống theo tinh thần Luật Hướng đạo.

Scout Promise
On my honour, I promise that I will do my best
  • To do my duty to God and my country
  • To help other people at all times,
  • To carry out the spirit of the Scout Law.

Promesse Scoute 
Sur mon honneur, avec la grâce de Dieu, je m’engage :
  • à Servir de mon mieux Dieu et mon pays,
  • à Aider mon prochain en toutes circonstances,
  • à Observer la Loi Scoute.
Image result for ca nhac si viet dzung lasan taberd photos

Luật, Châm ngôn và Khẩu hiệu Hướng Đạo

Luật Hướng Đạo Việt
  • Hướng đạo sinh trọng danh dự và trung tín.
  • Hướng đạo sinh lễ độ, hào hiệp và là bạn của mọi người
  • Hướng đạo sinh giúp ích, trọng kỷ luật và tôn trọng thiên nhiên.
  • Hướng đạo sinh vui tươi, cần kiệm và liêm khiết.
  • Hướng đạo sinh trong sạch trong tư tưởng, lời nói và việc làm.

Scout Law (Canada Scout)
A Scout is 
  • Helpful and Trustworthy,
  • Kind and Cheerful,
  • Considerate and Clean,
  • Wise in the use of all resources.

Loi Scoute (Scout du Canada)
  • Le scout mérite et fait confiance,
  • Le scout est frère de tous, partage avec tous,
  • Le scout protège la vie, combat pour la justice,
  • Le scout fait équipe, fait tout de son mieux,
  • Le scout répand la joie, respecte le travail, est maître de lui-même.

Châm Ngôn: Sắp sẵn
Scout Motto: Be Prepared
Devise Scout: Sois Prêt

Khẩu hiệu: Mỗi ngày làm một việc thiện
Slogan: Do a good turn daily
Slogan: La bonne action quotidienne ou B.A.

Đêm nhạc tưởng niệm nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang ở Sài Gòn

Tối 27 Tháng Ba, 2015, trong một hẻm nhỏ, quán cà phê nhỏ, trên đường Lê Văn Sĩ, đêm nhạc tưởng niệm bốn năm ngày mất của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã bắt đầu với tất cả lòng kính trọng và ngưỡng mộ.
Tưởng niệm nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, những người trẻ và già chụm nhau lại và hát như trong một đêm lửa trại trước 1975. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
 
Đến dự đêm nhạc tưởng niệm người nhạc sĩ tiên phong trong phong trào du ca Việt Nam trước biến cố 1975, là những mái đầu bạc trắng của những người mà một thời trai trẻ từng là những hướng đạo sinh, huynh trưởng của phong trào Hướng Đạo Việt Nam. Bên cạnh họ là người thế hệ tiếp nối, dù có người không thuộc hết lời các bài hát của ông nhưng giai điệu và ca từ trong sáng đã làm nên một phần tâm hồn và ý thức nghệ thuật của họ. Ai cũng biết trong thời điểm hiện nay ở Sài Gòn, những quán cà phê nhạc mọc lên như nấm sau cơn mưa. Dòng nhạc Việt chủ yếu của những điểm ca nhạc và hát với nhau này hầu hết đều sử dụng các sáng tác thuộc nền tân nhạc của thời VNCH.  Thế nên việc đêm nhạc tưởng niệm cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang có sự tham dự của các bạn trẻ sinh sau năm 1975 là một điều đặc biệt.
“Tụi em sinh sau này nên đâu biết gì về dòng nhạc này, mới nghe qua tưởng là các bài hát quân hành, chừng nghe một lúc thì thấy thích vì nó hoàn toàn khác lạ với những bài hát nhạc tình mà người hát đến người nghe đều sướt mướt, hoặc nhạc văn công tuyên truyền. Em thật không ngờ là thế hệ cha ông mình được hát những bài hào khí như vậy”. Phát biểu về dòng nhạc Du Ca của cố Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, cô gái tên là Mỹ Đức cho biết.
Nhạc sĩ Trần Huân, người nòng cốt của nhóm nhạc Du ca–Sài Gòn, đã lần lượt đệm đàn và bắt nhịp các bài hát cộng đồng nổi tiếng của cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang như: Hy Vọng Đã Vươn Lên, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, Xin Chọn Nơi Này Làm Quê Hương… Dù đêm nhạc tưởng niệm này không có tham vọng giới thiệu đầy đủ những sáng tác trong sự nghiệp âm nhạc đồ sộ của cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, nhưng xen kẽ với dòng nhạc sinh hoạt cộng đồng, những tình khúc sâu lắng nổi tiếng như Chiều Qua Tuy Hòa, Bên Kia Sông, Vì Tôi Là Linh Mục… đã được hát lên.

Ghé thăm nhà nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang 

Những người tham dự đêm nhạc tưởng niệm, ai cũng xúc động khi nhìn toàn cảnh quán cà phê với những mái đầu xanh và đầu bạc, cùng chụm vào nhau bên các bản nhạc, cùng vỗ tay theo nhịp và thỉnh thoảng những cách tay hào hứng vung lên, như thời trai trẻ đang sinh hoạt Hướng Đạo trong một đêm lửa trại nào đó trên cả miền Nam Việt Nam vào những năm trước biến cố 1975. Quỹ thời gian của những mái đầu bạc hôm nay đang hào hứng hát nhạc của cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đều không còn dài, những niềm tự hào về ý thức dân tộc – cộng đồng chân chính mà giai điệu và ca từ của cố nhạc sĩ truyền đạt không bao giờ phai nhạt. Hẳn nhiên, mỗi người dự đêm nhạc này ai cũng có ý tiếc cho thế hệ trẻ ngày nay không được cất tiếng hát vang giữa đất nước mình những bài hát trào dâng tình yêu nước, yêu người, hướng về tự do căm ghét áp bức… của cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang.
Điều lắng động sâu sắc nhất trong đêm nhạc tưởng niệm cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang của những người được may mắn tham dự và cả những người không có thông tin đến dự, chính là niềm tin dù trải hàng chục năm bị phủ lấp bởi bóng tối tại chính quê hương mình, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang không hề bị quên lãng và tinh thần các ca khúc chân chính của ông vẫn là cánh rừng hoa mới trong một bình minh mới sẽ đến.
 

 

Nhớ về NS NGUYỄN ĐỨC QUANG -

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG NGẠO NGHỄ

Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi với nữ nhạc trưởng

Khánh Ly (trước 1975)

 

 

XIN CHỌN NƠI NÀY LÀM QUÊ HƯƠNG

Nguyễn Đức Quang (2010) với ban hợp ca Tứ Phương (= từ bốn phương)

HY VỌNG ĐÃ VƯƠN LÊN

Nguyễn Đức Quang

CHIỀU QUA TUY HÒA

Khánh Ly & Elvis Phương

KHÔNG PHẢI LÀ LÚC

Nguyễn Đức Quang hát và đàn ghi-ta

NGỒI QUANH ĐÂY CHÚNG TA CÙNG HÁT

Du Ca Hoa Kỳ bao gồm NĐQ (1980)

CÙNG HÁT XÓA NIỀM ĐAU

Nguyễn Đức Quang

 

Nhớ về NS NGUYỄN ĐỨC QUANG

NS NGUYỄN ĐỨC QUANG QUA ĐỜI

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã ra đi vào sáng Chủ Nhật 27/3/2011 tại Quận Cam, California, hưởng thọ 68 tuổi. Vào buổi chiều Chủ Nhật 27/3/2011, một chương trình nhạc đặc biệt đã thực hiện tại Quận Cam để vinh danh nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, người đã góp công khai sáng Phong Trào Du Ca VN, và đã đóng góp lớn cho nền âm nhạc VN nhiều thập niên..

Du Ca, Hướng Đạo vinh danh NS Nguyễn Đức Quang

Trong buổi văn nghệ đặc biệt này, một nghi thức đặc biệt do Phong Trào Hướng Đaọ thực hiện để vinh danh nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang : trao tặng Bắc Đẩu Huân Chương Hướng Đạo; thay mặt đón nhận Huân Chương này là anh Nguyễn Đức Tường, con trai của nhạc sĩ. Chiều Nhạc Du Ca Nguyễn Đức Quang do Nhạc Sĩ Diệu Hương, Nhạc Sĩ Đinh Trung Chính, Hội Ca Cầm và anh chị em Du Ca Nam Cali,  Bắc Cali tổ chức. Đến từ Bắc Cali có Luật Sư Nguyễn Tâm và một số Anh Chị Du Ca.

Tại nhà hàng Emerald Bay vào lúc 3 giờ 30 chiều, hàng trăm đồng hương, thân hữu, các thành viên Du Ca, các Trưởng và Hướng Đạo Sinh Nam California tham dự.

Điều hợp chương trình là Nguyễn Bá Thành. Mở đầu tất cả mọi người cùng đứng lên dành một phút tưởng niệm đến Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang. Sau đó Nhạc Sĩ Diệu Hương và Nhạc Sĩ Đinh Trung Chính thay mặt Ban Tổ Chức lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn tất cả đồng hương thân hữu đến tham dự,

Nhạc Sĩ Diệu Hương cũng lược qua một vài kỷ niệm đối với Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang mà bà đã có những đồng cảm với người đàn anh tài hoa trong làng âm nhạc Việt Nam. người đã đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam nhiều bài hát giá trị để đời cho các thế hệ tiếp nối… Tiếp theo Bác Sĩ Thiên Hương lên đọc bài thơ của người bạn già viết cho  Nguyễn Đức Quang khi hay tin anh bị tai biến trong đó có câu : “…Đất nước lâm nguy như người đang lâm trọng bệnh…”

Những ca khúc của Nguyễn Đức Quang được hát vang lên trong hội trường qua phần đệm Guitar của Doãn Hưng và Nguyễn Trọng Hoàng gồm các bản như : Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, Đường Việt Nam, Người Yêu Tôi Bịnh, Như Mây Trên Cao, Chiều Qua Tuy Hòa, Hy Vọng Đã Vươn Lên…

Các bản nhạc đã làm xúc động mọi người tham dự, không khí hội trường như lắng đọng để nhớ về một Nhạc Sĩ đã đóng góp nhiều cho quê hương dân tộc trong giai đoạn nghiệt ngả của đất nước, thờiø  đó ở bất cứ nơi đâu cũng có những đoàn du ca hát những bản nhạc của Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang.

Sau đó là phần nghi thức Hướng Đạo trao Bắc Đẩu Huân Chương Hướng Đạo cho Trưởng Nguyễn Đức Quang. Được biết Trưởng Nguyễn Đức Quang tham gia phong trào Hướng Đạo lúc 12 tuổi, và sau đó anh làm Bầy Trưởng Bầy Ngàn Thông, Đạo Lâm Viên. Suốt trong chiều dài sinh hoạt Hướng Đạo anh đã đóng góp nhiều công sức cho phong trào để tiếp tục đào tạo những công dân tốt tương lai của đất nước. Vì những đóng góp đó nên Hội Đồng Trung Ương qua sự đề nghị của Hướng Đạo Miền Tây Nam Hoa Ky quyết định trao “Bắc Đẩu Huân Chương” một huân chương cao qúy nhất của Phong Trào Hướng Đạo Việt Nam.

Trưởng Võ Thành Nhân Chủ Tịch Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam cùng các Trưởng Trong Hội Đồng gồm có Trưởng Trần Xuân Đức Phó Chủ Tịch Nội Vụ, Trưởng Nguyễn Trí Tuệ Tổng Thư Ký Hội Đồng Trung Ương, Trưởng Lế Đức Phẩm Ủy Viên Truyền Thống Văn Hóa Hội Đồng Trung Ương, Trưởng Hồ Đăng Ủy Viên Liên Lạc Trưởng Niên, Trưởng Nguyễn Tư Nhân Ủy Viên Miền tây Nam Hoa Kỳ cùng tất cả các Trưởng cũng như Anh Chị Em Hướng Đạo Sinh Tây Nam Hoa Kỳ đã hiện diên trong lễ trao huân chương.  Trưởng Võ Thành Nhân đã nghẹn ngào khi nhắc lại những thành tích trước khi trao. Huân Chương được trao tận tay cho người con trai của Trưởng Nguyễn Đức Quang là anh Nguyễn Đức Tường.

Chương trình tiếp tục với những bài hát của Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang do Anh Chị em Du ca trình diễn.

Chương trình tang lễ của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang sẽ tổ chức tại Peek Family (Lakeside Chapel) — dự kiến giờ viếng tang sẽ là Thứ Bảy 2/4/2011 và Lễ Hỏa Táng sẽ là Chủ Nhật 3/4/2011.

Đặc biệt, sẽ có một chương trình tưởng niệm nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang với đóng góp của nhiều cơ quan truyền thông, văn nghệ, ca nhạc sĩ, nghệ sĩ … tổ chức vào Thứ Bảy 2/4/2011. Chi tiết về chương trình văn nghệ vinh danh và tưởng niệm naỳ sẽ phổ biến sau.

Một chút tiểu sử :

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, sau một căn bịnh hiểm nghèo kéo dài hơn tháng qua, đã qua đời lúc 4 giờ sáng hôm nay tại California. Nhạc sĩ tên thật Nguyễn Đức Quang, sinh năm 1944 tại Sơn Tây.

Theo gia đình vào Nam năm 1954. Sinh sống tại Ðà Lạt từ năm 1958. Tốt nghiệp đại học Ðà Lạt phân khoa Chính Trị Kinh Doanh khóa 1.

Bắt đầu sáng tác nhạc năm 1961. Ca khúc đầu tay dành cho Hướng đạo với tên Gươm Thiêng Hào Kiệt. Sau biến chuyển chính trị lớn ở miền Nam năm 63, bắt đầu cảm hứng về nhạc Thanh niên và những vấn đề đất nước. Năm 1964, chuyển qua hẳn những ca khúc có chủ đề Tuổi trẻ, Quê hương, Dân tộc, xây dựng những đề tài mới cho tập Trầm Ca, hát nhạc tranh đấu xã hội và nhạc sinh hoạt thanh niên và thành lập Phong Trào Du Ca Việt Nam năm 1966 .

Năm 1979 cùng gia đình đến Hoa Kỳ, hoạt động liên tục trong nghành truyền thông tại hải ngoại.

Mục Lục Những Ca Khúc Tiêu Biểu :

Măi đến sau 1965, một số những bài hát của Nguyễn Đức Quang mới xuất hiện rải rác trên một số ấn phẩm sách, báo và vài tuyển tập sơ sài do tình hình thiếu thốn phương tiện và điều kiện lúc bấy giờ, người ta đã thấy có các tập nhạc in bằng ronéo như : Trầm ca, Những bài Ca Khai Phá, Ruồi và Kên Kên, Thỏ Thẻ Loan Phòng v..v.

Năm 1995, Ngô Mạnh Thu và Nguyễn Thiện Cơ trong nhóm Đồng Vọng thu gom lại hầu hết bả nhạc trong các tập nhạc chính và ấn hành tuyển tập Dưới Ánh Mặt trời gồm 69 bài. Duới đây là những nét chính và 9 tập nhạc đã được tác giả hình thành trên suốt quãng đường sinh hoạt và sáng tác của anh. (Trích trong ”về những ca khúc Nguyễn Đức Quang đă viết” trong tuyển tập “Dưới Ánh Mặt Trời” )

Ấn Phẩm Đã Phát Hành :

1/- Chuyện Chúng Mình : 52 ca khúc, viết từ 1960 đến 1964,thời kỳ đầu sáng tác, hầu hết là các khúc tình ca tuổi học trò và thời gian sinh sống tại Đà lạt . Một số bài như : Chuyện Người Con Gái , Khôn Hồn Có Cánh Thì Bay, Trẫm Nhớ Ái Khanh Không (phổ thơ Nhất Tuấn), Lửa Từ Bi (Thơ Vũ Hoàng Chương).

2/-Trầm Ca : 10 ca khúc cho thanh niên và thời cuộc, những thao thức lớn nhất về con người, đất nước. Những ca khúc này tạo nên cả một cao trào tuổi trẻ nhập cuộc vào các sinh hoạt : Nỗi Buồn Nhược Tiểu, Người Anh Vĩnh Bình, Tiếng Hát Tự Do, Chiều Qua Tuy Hòa, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ là dấu ấn chưa phai mờ trong nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam từ đó đến nay.

3/- Những Bài Ca Khai Phá : trên 40 ca khúc sinh hoạt đặc biệt cho tuổi trẻ, sinh viên, học sinh dùng trong các buổi họp mặt công tác xã hội, các hoạt động đám đông, là tiếng kêu gọi tuổi trẻ đến với nhau cùng xây dựng một đất nước và niềm tin : Không Phải Là Lúc , Về Với Mẹ Cha, Đưới Ánh Mặt Trời, Chuyện Quê Ta, Hy Vọng Đã Vươn Lên, Một Giấc Chiêm Bao, Về Miền Gian Nan v..v..

Khởi động phong trào hát cộng đồng, hát chung khắp mọi nơi, sau này được lan truyền sang nhiều địa hạt và nhiều giới khác, kể cả tôn giáo. Du Ca trở thành hình ảnh mẫu mực con người xã hội mới, đi vào phim ảnh Xin Nhận Nơi Này Làm Quê Hương.

4/- Cần Nhau : 12 tình khúc được biết đến nhiều với : Bên Kia Sông, Vì ́ Tôi Là Linh Mục, Cần Nhau, Như Mây Trên Cao, Vỗ Cánh Chim Bay ..

5/- Thỏ Thẻ Loan Phòng (hay Lời Nguyện Cầu Hạnh Phúc) : 18 bài sinh hoạt trong ngày hạnh phúc lứa đôi, hình thành 1969, nhiều bài hì́nh như đă thành nếp trong các đám cưới như : Lời Nguyện Cầu Hạnh Phúc, Đám Cưới Chúng Mình, Lũ Chén Dĩa Có Tội Tì́nh Gì, Đường Đến Hạnh Phúc .

6/- Khúc Nhạc Thanh Xuân : Khoảng 40 bài nhạc sinh hoạt thanh niên quốc tế.
Nhiều nhất là các ca khúc trong thời lập quốc Do Thái, phong trào Kibbuz, những bài hát nhân quyền, tự do từ Âu sang Á và Mỹ như : Về Miền Gian Nan, Bài Ca Hải Tặc, Quân Đoàn Thức Tỉnh, Không Ai Là Hoang Đảo… được chuyển qua lời Việt để sử dụng trong nhiều sinh hoạt tuổi trẻ.

7/- Hương Đồng Quê : Các khúc Dân Ca và nhạc đồng quê nổi tiếng trên thế giới chuyển dịch sang lời Việt, gần 200 bài như Bài Ca Sông Hồng, Những Bụi Hoa Dại, Em Yêu Dấu Hỡi, Bên Bờ Sông Ohio, Tâm Sự Chú Lừa… hầu hết bị thất lạc năm 1975.

8/- Phúc Ca Mùa Lễ : 25 bài đồng dao quốc tế hát trong mùa Gíáng sinh như : Jingle Bells, The Christmas Tree, Silent Night… được coi là những khúc hát vui trong mùa an bình của nhân loại.

9/- Ruồi Và Kên Kê : Hoàn tất năm 1970, gồm 11 bài, là những ca khúc bi phẫn về những vấn đề lớn nhất trong một khung cảnh chính trị và xă hội đen tối nhất của cả 2 miền đất nước : Im Lặng Là Ðồng Lõa, Ruồi Và Kên Kên, Bọn Lái Buôn Ở Khắp Nơi, Phòng Thí Nghiệm Công Cộng, Vụ Án Cuối Cùng… Những ca khúc này vẫn được yêu chuộng cho đến nay.

10/- Dưới Ánh Mặt Trời : gồm những sáng tác trong tập Trầm Ca, Những Bài Ca Khai Phá, Ruồi và Kên Kên, Chuyện Chúng Mình, Cần Nhau, Khúc Nhạc Thanh Xuân, Lời Nguyện Cầu Hạnh Phúc…. Bìa : Nguyễn Ðồng, Nguyễn Thị Hợp. Hý họa : Tạ Tỵ, Chóe, Hiếu Ðệ. Chân dung: Lê Phúc Kẻ nhạc: Phạm Xuân Ðài. Trình bày : Nguyễn Thiện Cơ, Ngô Mạnh Thu. Hình ảnh sưu tập : Trần Ðại Lộc. Hình bìa : Hồ Ðăng. Xuất bản Ðồng Vọng 1997 tại Cali – USA.

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG NGẠO NGHỄ

Sau tin NS Nguyễn Đức Quang qua đời, triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng. NĐQ, tôi cúi đầu tiễn anh….

Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn

Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang

Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm

Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loàng xoàng

Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người

Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi

Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi

Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian

Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại

Xương da thịt này cha ông ta miệt mài

Từng giờ qua

Cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi

Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang

Trên bàn chông hát cười đùa vang vang

Còn Việt Nam

Triệu con tim này còn triệu khối kiêu hung

Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng

Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm

Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân trời

Ôm vết thương rĩ máu ta cười dưới ánh mặt trời

Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người

Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam

Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian

Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên

 

Phần trên là lời nhạc phẩm “ Việt Nam quê hương ngạo nghễ ” và dưới đường dẫn này là phần trình diễn của chính NS Nguyễn Đức Quang (xin Click vào đường link) :

Và mời các bạn nghe lại nhạc phẩm " VÌ TÔI LÀ LINH MỤC ” của NS Nguyễn Đức Quang, bài thơ đầu tiên của Nguyễn Tất Nhiên được phổ nhạc, qua tiếng hát của Lệ Thu :

oOo oOo oOo oOo

 

Lời Cuối Gởi Đến Anh:

 

Vĩnh Biệt Nguyễn Đức Quang!

 

Lời Mở Đầu:

 

Sau khi được tin nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang lặng lẽ ra đi, ngày 28 tháng 3, 2011, tôi có kêu gọi những anh chị em (ACE)  trong nhóm liên diễn đàn với nhóm Tình Nghệ sĩ để lấy những cảm nghĩ về người quá cố, rồi cho vào bài viết chung tiễn đưa lần cuối. Kết quả bài hay emails gửi về ngoài 10 diễn đàn liên kết, các thân hữu từ bên ngoài gửi vào khá nhiều.

Vì nhiều ACE như Dương Viết Điền và vài ACE khác cho biết đã thức khuya đến 4, 5 giờ sáng hôm sau để viết gấp cho xong bài, và nhiều thân hữu nhắn khi gửi là lời phân ưu, những cảm nghĩ đưa tiễn gồm kỷ niệm gửi qua internet không nên cắt xén bài của họ, và dịp tiễn đưa này chỉ có một lần thôi, do lời yêu cầu đó, tôi xin giữ trọn bài, trừ vài bài được cho qua trích đoạn được đăng y như vậy.

Vào....

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang thật sự không xa lạ với dân chúng ở miền Nam Việt Nam hay Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, bên ngoài được nhận diện là một nhạc sĩ, anh cũng là một nhà báo, một Huynh trưởng Hướng Đạo Việt Nam và những phạm vi khác nữa, chung qui là người có nhiều tài năng và đức độ.

 

Tôi có hai dịp chuyện trò với anh, cảm giác khi tiếp xúc thì anh là người vui tính, hòa nhã và cởi mở. Khoảng năm 2000 tôi đi với một người bạn là thân chủ của báo Viễn Đông, chúng tôi được anh tiếp, chuyện trò thế sự trước và sau năm 75, sinh hoạt âm nhạc và báo chí quận Cam, lần sau khi cùng đi với nhạc sĩ Dương Viết Điền xuống OC gặp anh Phan Nhật Nam, rồi anh Vương Trùng Dương, xong ghé vào Viễn Đông lấy báo và tiếp xúc với anh Quang. Tôi không có kỷ niệm trực tiếp với anh Nguyễn Đức Quang nhiều, nhưng có kỷ niệm đặc biệt với nhạc của anh. Vào những năm cuối của VNCH, Trung Cộng và Hoa Kỳ có những thỏa hiệp trao đổi ngầm, Đệ thất hạm đội của xứ Đồng minh án binh bất động khi hải quân Trung Cộng tiến đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19-01-1974. Tin chiếc HQ-10 của hải quân VNCH bị đánh chìm, anh chị em sinh viên trường đại học Minh Đức chúng tôi xuống đường biểu tình chống Trung Cộng. Cái đau đớn, tủi nhục cái uất nghẹn căm hờn khi bên ta thua trận chỉ bởi vì địch thủ là một con khủng long hung ác, một thứ king kong vạm vỡ lấy thịt đè người, qui luật của sự kiện mạnh được yếu thua, tôi đau khổ chứng kiến cảnh những chị em yếu lòng khóc ròng, các sinh viên trẻ sôi sục nỗi uất ức, loa phóng thanh tố cáo cả hai loại giặc, giặc trong Việt Cộng và giặc ngoài Trung Cộng. Giặc trong ngu xuẩn, mà giặc ngoài tham lạm, và rồi nhạc của Nguyễn Đức Quang tiếp vang niềm tin cho tuổi trẻ chúng tôi, để tiếng nói bất khuất cùa anh chỉ em chúng tôi, lòng yêu nước dâng tràn khi đồng ca bài "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ".

 

Từ sau biến cố 1974 về  quần đảo Hoàng Sa, bài ca này khơi lòng tuổi trẻ Việt Nam khi bờ cõi lâm nguy bởi ngoại bang, đặc biệt bọn Đại Hán bắc phương. "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" nhắc nhở cho tuổi trẻ niềm hãnh diện khi nhớ về những gương anh hùng hào kiệt xa xưa trong lịch sử bất khuất, có những Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền, Trưng Triệu, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng hay Quang Trung Đại Đế,....Năm 2007 gần đây khi Trung Cộng ngang nhiên sát nhập hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vào bản đồ của họ, Bắc Kinh chính thức hóa sự việc thành lập huyện Tam Sa trực thuộc đảo Hải Nam. Người Việt Nam, đặc biệt tuổi trẻ Việt Nam khắp nơi từ trong xứ ra hải ngoại tràn xuống đường căm phẩn, phản đối rợ bá quyền Đại Hán côn đồ ngang ngược và rồi "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" lại vang lên trong các buổi biểu tình bày tỏ nỗi quan tâm lo lắng vì tiền đồ dân tộc bị lâm nguy.

 

"Tạm Biệt "người yêu quê hương" Nguyễn Đức Quang

Hồi trung học, tôi thường đến chơi trụ sở CPS - Chương Trình Phát Triển Sinh Hoạt Thanh Niên Sinh Viên Học Đường - vì anh họ tôi Phan Văn P., giáo sư Toán cùng thày Trần Đại Lộc, dạy Việt văn ở Petrus Ký, là 2 thành viên của CPS hay "ăn dầm ở dề" ở trụ sở đó. Tôi được nghe các đàn anh, đàn chị đầy nhiệt huyết, hát hò vui vẻ với những cây đàn guitar thùng và tổ chức những buổi trình diễn văn nghệ sinh hoạt cộng đồng cho giới trẻ, học sinh và sinh viên.

Lúc ấy, tôi cũng tham dự vào Hướng Đạo VIệt Nam và thỉnh thoảng có dịp đi "công tác từ thiện" quanh Sài Gòn - kỷ niệm không thể quên là công tác giúp đỡ dọn dẹp ở Chợ Lớn và Phú Lâm sau Tết Mậu Thân. Chúng tôi thường hát với nhau các bản nhạc trong tập in ronéo, trong đó có một số bản nhạc của Nguyễn Đức Quang như: "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ", "Về Với Mẹ Cha", "Đường Việt Nam", "Hy Vọng Đã Vươn Lên" ... Các bản nhạc của anh Quang với tiết điệu rộn ràng và lời lẽ yêu nước hùng mạnh làm chúng tôi hăng hái vô cùng!

Sau khi biết chơi đàn guitar và vào Đệ Nhị Cấp, tôi yêu mến các tình khúc của các tác giả "trẻ" lúc ấy như Trần Tú, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Vũ Đức Sao Biển và đặc biệt là 2 bản nhạc của Nguyễn Đức Quang: "Bên Kia Sông" và "Như Mây Trên Cao".Giai điệu của "Bên Kia Sông" dễ nhớ, khá hay và lời của "Bên Kia Sông" trữ tình, lãng mạn, lồng trong một khung cảnh thật lý tưởng (theo thơ của Nguyễn Ngọc Thạch). Hình ảnh tươi sáng trong "này người yêu, người yêu tôi ơi, bên kia sông là ánh mặt trời", ta có thể hình dung 2 người yêu, đồng chí hướng, sẵn sàng lên đường giúp người, giúp đời ...  Lời của bài "Như Mây Trên Cao" cũng có nét tương tự như thế, "anh sẽ lên trên ngọn Hồng Lĩnh hái cho em một đóa hoa rừng, thầm khắc tên em vào phiến đá rêu xanh, rồi vây quanh bằng trái tim anh ..." tạo cho người hát, người nghe một cảm giác lãng mạn, nhẹ nhàng, tình yêu thánh thiện trong sáng ...

Tháng 3 năm 2005 anh Nguyễn Đức Quang có ghé về miền Đông Hoa Kỳ để giúp tay với Hướng Đạo trong vùng Hoa Thịnh Đốn. Cựu giáo sư Mạc Đỉnh Chi là thi nhạc sĩ Nguyễn Tường Vân cùng anh Bùi Mạnh Hùng đã tổ chức một họp mặt tiếp đón anh Quang với sự tham dự một số văn thi ca nhạc sĩ trong vùng như: Hoàng Song Liêm, Hà Bỉnh Trung, Nguyễn Ngọc Bích, Phạm Tuân, Vĩnh Liêm, Nguyễn Minh Nữu, Bạch Mai, Bùi Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Đặng, Kiều Nga ... Tâm Hảo và tôi có đến gặp anh và đêm ấy, tôi hân hạnh được phụ đệm đàn vài bài chung với anh Nguyễn Đức Quang. Tuy phải dùng một cái ghế ngồi thay cho giá nhạc và một "camera stand" làm "micro stand" cho anh, nhưng người du ca vẫn vui vẻ, hát hết lòng, giọng sang sảng với những bản nhạc nổi tiếng của anh và đặc biệt nhất là bài mới sáng tác đầu năm 2005, đó là ca khúc "THÈM" (toàn bài ở dưới). Trong lúc anh hăng say trình bày, vài thính giả nghe lời hát có những ý "mới lạ": cười khúc khích ...

Dù ở tuổi gần 70 nhưng anh vẫn còn nhiều nhiệt huyết, hoài bão, vẫn "thèm" được sức khỏe và năng lực như lúc còn sinh viên, đi rong ruổi đó đây với cây đàn guitar thùng, để được hát lên những lời kêu gọi giúp đỡ người kém may mắn, đầy tình tự quê hương. Thỉnh thoảng đọc tin anh đi ngao du ở Úc, Pháp, Hoà Lan và một số tỉnh ở Hoa Kỳ ... đi đến đâu anh cũng được đón tiếp nồng hậu.

Nghe tin anh bị stroke nặng khi lên San Jose sửa soạn trình diễn vào tháng 2 và đã nằm trong phòng cấp cứu ở một bệnh viện từ lúc đó, tôi và nhiều người đã cầu nguyện mong anh được qua cơn hiểm nghèo. Chủ nhật vừa qua, 27 tháng 3, 2011, anh đã vĩnh viễn thanh thản rong chơi, theo lời của một Trưởng Hướng Đạo là "anh đã lìa rừng".

Theo tôi, thính giả mê thích nhạc của anh vì lời lẽ rất thật, rất gần, không màu mè, luôn chứa đựng những thông điệp cao đẹp, không bao giờ buồn rầu và ủy mị.

Cảm ơn "người yêu quê hương" Nguyễn Đức Quang đã đem đến cho Tân nhạc Việt những đóa hoa đẹp. Tôi tin chắc rằng anh ra đi mãn nguyện vì ngọn lửa du ca đã bùng lên trở lại đến mọi Cộng Đồng người Việt trên thế giới - cũng như thập niên 60 ở Việt Nam vậy.

Phan Anh Dũng-Tâm Hảo

Richmond, Virginia USA

30/3/2011

 

PS: Gửi kèm:

 

Tên bài hát: THÈM

Nhạc và lời: Nguyễn Đức Quang

Khởi soạn tháng 10/04 - Hoàn tất tháng 1/05

Thèm - đầu ngày cất tiếng yêu đời

Thèm - giọt cà phê đắng Paris những ban mai

Thèm - trèo lên cao ốc chơi vơi kinh thành

Gọi một tiếng lớn tên quê hương mình

Truyền đi ngàn hướng - lời tôi rung bao trái tim

Thèm - nhìn sâu đôi mắt thấy hiền

Thèm - được nghe nhắc đến tên nhau ngọt êm

Thèm - cuộc đời mở những chân thang rất đều

Để em lên xuống khoan thai dặt dìu

Thèm mùi son mới - thèm câu nói tình yêu

Thèm hương mồ hôi đẫm - những lòng phố chen chúc con người

Thèm trông bờ môi xinh tha thiết nhiệt tình nói miết tương lai

Thèm mới nửa câu kinh đã thấy quanh mình nở hoa trắng trong

Thèm xem đoạn phim hay em cười trong vắt nụ hôn kéo dài

Thèm - chạm làn khói trắng lưng trời

Thèm - ngồi bên nhau hát miên man lời vui

Thèm - ngồi co chân sát vai nhau bên đồi

Nửa vòng tay ấm đốt cháy lưng người

Nửa vòng hờ hững chờ có tiếng ai gọi mời

Thèm - nửa đêm nghe tiếng oan cừu

Gọi bằng đường giây nóng xin bôi xóa chuyện xưa

Thèm - ngồi trên phiến đá chân mây cao vời

Gập ghềnh lăn bánh nhân sinh ngọt bùi

Hoàng lan thơm ngát, chiều quê ơi, em và tôi."

Nhà thơ Hồng Vũ Lan Nhi viết marathon bài cho kịp thời hạn, tôi nghe chị thức khuya. Tác giả này xuất thân từ gia đình văn chương và âm nhạc, chị vốn dĩ thích 2 phạm vi này, trong bài viết, nhà thơ Hồng Vũ Lan Nhi về kỷ niệm tham dự nghe những buổi ca hát với nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, tác giả dùng lối xưng hô bằng tên LN, tức Lan Nhi. Bài "Một Chút Tâm Tình Với Anh Nguyễn Đức Quang":

"Khi được cháu Minh Phú cho biết tin anh Nguyễn Đức Quang bị coma, Lan Nhi (LN)thật sự đã lặng im, vì không biết phải nói gì lúc này.

Mới đây tt lại cũng nhắc đến anh:

" Chị LN ơi, em có nghe tin nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang vừa lâm trọng bệnh, phải nhập viện tuần trước, hiện nay tuy đã qua cơn hôn mê nhưng nửa thân người vẫn còn bị liệt..."

Ông Trời chắc cũng điếc tai vì những lời cầu xin của những người ái mộ nhạc du ca của anh, và thế nào ông cũng cho anh mau khỏi để còn sáng tác nhạc và hát cho mọi người nghe nữa chứ!

Với anh Quang, có thể LN biết anh, chắc chắn anh không biết LN là ai, dù rằng, gần như lần nào anh Quang tổ chức hát, khi thì ở nhà người bạn, khi thì ở Phòng sinh hoạt Người Việt, LN đều có dự.

Người mà rủ LN đến nghe anh Quang hát tại nhà một người bạn, chính là vợ chồng hmh. Căn nhà khang trang rộng rãi, nhưng chính lại nhờ vườn sau rộng rãi, có cây lớn cho bóng mát, đã chứa được mấy chục người ái mộ nhạc du ca của anh Quang. Tới đó, LN không quen biết ai ngoài hmh và Hiền. Sau này, khách đến càng ngày càng đông, LN mới có được vài người bạn quen đã lâu tình cờ hôm đó được gặp lại.

Một bàn dài bày rất nhiều thức ăn, nước uống. LN chỉ nhớ là nhiều món ăn lắm. Làm sao nhớ để kể ra đây được, vì thời gian cũng khá lâu rồi... Thường thì có soup, chả giò, bánh cuốn Thanh Trì, bánh lá, bánh nậm, gỏi đu đủ, gỏi cuốn...hình như còn có thịt bò tái...

Chương trình bắt đầu khoảng 3 giờ, và anh đã một mình với cây đàn guitar hát cho đến 6 giờ mới tan...

hmh và Hiền ơi, lâu quá chị em mình chưa gặp lại nhau đó nha. Chị LN đang nghĩ đến một hôm nào họp ở nhà chị, hy vọng sẽ được gặp lại các em Gia Long một thuở mới quen.

Khi anh Quang tổ chức ở Người Việt, thì người đến đón LN tới dự nhạc du ca của anh Nguyễn Đức Quang lại là cháu Minh Phú.

Anh đã hát say sưa những bản nhạc do anh sáng tác, và chỉ với một cây đàn guitar, anh đã hát say mê và không ngừng.

Thời gian vẫn lướt trôi. Bây giờ, xác thân anh Quang đang nằm yên nơi gian trần khổ ải này, nhưng hồn anh đang bay bổng cõi xa. Có thể anh đang hàn huyên cùng chị Quang, có thể anh đang lang thang nơi rừng sâu, ven suối, đi tìm vần nhạc...

LN cầu chúc anh được thảnh thơi nơi cõi vĩnh hằng, để lại cùng những người ái mộ, anh vừa đàn, vừà ca những bài nhạc nói lên tình yêu nước, yêu người..nơi .bên kid thế giới …

Với riêng LN, LN rất mê bài Bên Kia Sông, và lần nào cũng thế, khi tiếng đàn guitar vừa dạo vài nốt nhạc đầu, LN đã thấy lòng xôn xao theo giọng ca trầm bổng của anh:

 

Này người yêu, người yêu anh ơi!

Bên kia sông là ánh mặt trời

Này người yêu, người yêu anh hỡi!

Bên kia đồi, cỏ hoa đan lối

Bên kia núi, núi cao chập chùng

Bên kia suối, suối réo lạnh lùng

Là bài thơ, toàn chữ hư vô ...

 

Nghe những lời ngưoi yêu ru êm...và thật lãng mạn, tình tứ, LN cảm thấy như có người yêu thương đang ngồi bên cạnh thầm thì với mình những lời nồng nàn, âu yếm...

 

Này người yêu anh ơi!

Cho anh nồng ấm cuộc đời

Hoa thơm có ánh mặt trời

Như núi mừng - vì mây đến rồi

 

Này người yêu, người yêu anh hỡi!

Yêu nhau mình đưa nhau tới

Bước nhẹ - và nói bên môi

Nói cho vừa.. mình anh nghe thôi!

 

Còn gì dễ yêu hơn lời:

- nói cho vừa... mình anh nghe thôi!

LN cứ nghĩ đó là một hờn ghen nhẹ nhàng, đáng yêu, bởi anh không muốn em nói với ai cả, ngoài anh, chỉ một mình anh thôi nha.

 

Này người yêu, người yêu anh ơi!

Bên kia sông đường vẫn còn dài

Này người yêu, người yêu anh hỡi!

Bên kia đồng cỏ non đan lối

Trong cơn gió - thoáng nghe nụ cười

Trong khe núi - thánh thót lòng người

Lòng đòi tình vật vã khôn nguôi

 

Này người yêu anh ơi!

Đêm đêm lòng vỗ tình dài

Dây xanh quấn quít vào đời

Cho trái tình nở trên tiếng cười

Này người yêu, người yêu anh hỡi!

Bên trong lòng người êm ái

 

Rắc nhẹ từng cánh hoa rơi (*)( cánh sao rơi)

Sẽ âm thầm mình em nghe thôi!

Và cuối cùng, anh cũng hứa như một lời đoan quyết thủy chung, khi trái tình nở trên tiếng cười, đó là lúc:

- Sẽ âm thầm mình em nghe thôi.

LN lại thích thú khi nhớ đến câu: Chỉ hai đứa mình thôi nhé, khi hết chỉ mình anh nghe, rồi lại chỉ mình em nghe...

Cám ơn lời thơ của thi sĩ Nguyễn Ngọc Thạch, cám ơn dòng nhạc của nhạc sĩ kiêm ca sĩ Nguyễn Đức Quang.

Bỗng nhiên LN lại ví anh với nhạc sĩ Văn Giảng. Bởi 2 người cùng đa số có những bản nhạc hùng. Khi nghe nhạc hùng mạnh, LN không ngờ trong thâm sâu tận cùng của tâm hồn, anh Giảng cũng như anh Quang vẫn giữ được nét nhạc tình thơ mộng, lãng mạn, tình tứ đến vậy.

Tuy nhiên LN có nghĩ đến lời bóng bẩy với ý nghĩa như muốn vẽ cho ngườì bên này sông, hình ảnh một cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc, tự đo của đời sống bên kia sông...

Anh Giảng có bài Ai Về Sông Tương. Anh Quang có bài Bên Kia Sông... Cả hai bài tình ca cùng hay, cùng sống mãi với thời gian.

Lê Hữu Mục, Lê Hiền Minh, Lê Thị Hồng, Phạm Kim Long, Hồng Vũ Lan Nhi và Cát Ngọc xin vĩnh biệt chia tay"

 

Thân hữu Không Gian Mây Ngàn - Phân Ưu:

Sự ra đi của Nhạc sĩ Du ca Nguyễn Đức Quang là một điều buồn, môt mất mát lớn cho làng âm nhạc Việt Nam, Chúng tôi chân thành cầu nguyện cho anh sớm về nơi vĩnh hằng.

LS Thành Thanh Hiệp, GS Nguyễn Xuân Vinh, GS Nguyễn Ngọc Bích, LS Đoàn Thanh Liêm, GS Nguyễn Thanh Trang, GS Nguyễn Quốc Khải, LS Đỗ Thái Nhiên, BS Nguyễn Tri Phương, Phiến Đan, Khúc Minh, Khúc Lan, Tuấn Minh, Tuyết Mai, Đỗ Tiến Đức, Huỳnh Lương Thiện, Chu Bá Yến, Đoàn Hữu Định, Phạm Đình Long, MS Trần Văn Oan, Đỗ Thị Thuấn, các Diễn đàn Thân hữu, Không Gian Mây Ngàn - (TP-NXV).

Tôi được bái viết trích đoạn sau từ trang Cỏ Thơm do nhạc sĩ Phan Anh Dũng chuyển link. Nhà văn Giao Chỉ San Jose cho cảm nghĩ về nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang:

" ... Nhưng thực sự phải xem Nguyễn Đức Quang hát mới thấy rõ sự quyến rũ của Du Ca.

Tham dự văn nghệ ta thường nói là đi nghe hát, nhưng với Nguyễn Đức Quang thì phải là đi xem hát. Dân Sinh Media có thu được rất nhiều lần Nguyễn Đức Quang trình diễn, nhưng đã chọn lọc được một lần xuất thần hơn tất cả nhưng lần khác. Các bài “Đường Việt Nam”, “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” trình diễn trên sân khấu nhỏ đã được thu hình trong giây phút nghệ sĩ để hồn vào lời ca, tiếng hát, bằng tay chân, bằng dáng điệu và bằng cả tấm lòng. Quí vị có thể tìm thấy và cảm thông với giây phút huyền diệu trong đĩa DVD số 2 của bộ phim San Jose 35 năm nhìn laị qua 3 kỳ biến động.

 

Phiếm về du ca Nguyễn đức Quang

Tôi không phải là nhà phê bình âm nhạc, nhưng gọi là phiếm luận thì ai cũng có thể. Xin phiếm như sau. Trịnh Công Sơn kêu gọi ngồi xuống thì Nguyễn Đức Quang thôi thúc đứng lên. Cùng trong cuộc chiến, Trịnh Công Sơn than thở thì Nguyễn Đức Quang chấp nhận 

Trịnh Công Sơn nhìn thế giới trong hoàng hôn thì ánh bình minh rọi sáng với Nguyễn Đức Quang. So sánh cả với du ca Phạm Duy sống trong thế giới mùa Thu thì du ca Nguyễn Đức Quang vĩnh viễn là mùa hè. Nếu Phạm Duy tuyệt vọng trong cuộc chiến bi thảm thì Nguyễn Đức Quang luôn luôn thấy hy vọng đã vươn lên. Nếu Phạm Duy và Trịnh Công Sơn soạn nhạc cho cuộc đời ca hát thì Nguyễn Đức Quang soạn nhạc để chính mình cùng ca hát với cuộc đời ..."

Mời xem: Để Nhớ Nhạc Sĩ "Việt Nam quê hương ngạo nghễ" Nguyễn Đức Quang  - Giao Chỉ San Jose"

Nhạc sĩ Dương Viết Điền có dịp gặp nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang tại Việt Nam và tại Mỹ, tác giả thuật kỷ niệm đầu tiên gặp anh Quang tại Huế:

 

Một Kỷ Niệm Với Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang

Tôi nhớ vào khoảng năm 1971, 72 gì đó,  Nhac Sĩ Nguyễn Đức Quang dẫnTrung đội Chính huấn từ Trung ương ra ở lại tại Đại Đội 101 Chiến Tranh ChínhTrị thuộc Tiểu Đoàn 10 CTCT, trú đóng trong Thành Nội thuộc thành phố Huế để đi sinh hoạt ở vùng Hoả Tuyến. Năm ấy, tôi cũng giữ chức vụ Trung đội trưởng Chính  huấn của  Đại đội 101 CTCT nên đã đại diện Đại đội 101 tiếp đón anh ấy để rồi hai anh em chúng tôi cùng ngủ chung một phòng trong đơn vị. Sau mấy ngày công tác tại các binh chủng ở vùng Hoả Tuyến, vào những ngày nghỉ, tôi đã hướng dẫn Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang cùng tất cả các nữ Huấn Đạo thuộc Trung đội Chính huấn từ Trung ương ra, đi thăm một số Lăng tẩm của các vua Chúa nhà Nguyễn ở đất Thần Kinh. Sau chuyến thăm viếng nầy, anh Nguyễn Đức Quang nói với tôi rằng, anh ta tỏ ra rất thích thú vì không ngờ chuyến công tác ở vùng Hoả Tuyến nầy lại được một dịp may là biết được một số Lăng tẩm của những nhà vua Triều Nguyễn.

Vào một chiều thứ bảy, anh Quang nói với tôi:

-Chiều nay anh Điền đi chơi với tôi nhé

Tôi hỏi anh Quang :

-Đi đâu vậy hở anh?

-Đi xuống biển Thuận An hóng mát.

Tôi ngạc nhiên nhìn anh:

-Anh ở tận trong Sài Gòn mới ra Huế mà lại biết bãi biển Thuận An?

Anh Quang vừa cười vừa trả lời:

-Thì anh cứ đi với tôi, tôi bảo đảm anh sẽ có một buổi vui chơi thoả thích cơ mà!

Mặc dầu trong đầu tôi lúc bấy giờ bán tin bán nghi, nhưng tôi vẫn lái xe chở anh Nguyễn Đức Quang đi theo sự hướng dẫn của anh ấy 

 Khi ra tới đườngTrần Hưng Đạo ( lâu ngày quá tôi có thể nhớ lộn đường), anh Quang chỉ đoàn xe GMC khoảng 4 chiếc chở đầy cả người đang đậu sát lề đường ở đằng kia rồi bảo tôi :

-Khi nào đến sau đoàn xe đó thì anh dừng lại nhé.

Tôi vừa ngạc nhiên vừa lái xe đi theo sự hướng dẫn của anh Quang. Vừa đến sau đoàn xe, tôi liền dừng lại. Khi anh Nguyễn Đức Quang vừa bước xuống xe, anh ta  liền đưa tay ngoắt rồi vừa cười vừa vẫy tay chào những người ngồi trên xe GMC. Vừa nhận ra Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang, tất cả những người ngồi trên 4 chiếc xe GMC liền đưa tay vẫy chào lại và reo hò thật to như đã thấy được thần tượng :

-Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang đến rồi, Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang đến rồi !

Nhìn lướt nhanh những người ngồi trên bốn chiếc xe GMC, tôi thấy tất cả đều thuộc vào lứa tuổi thanh thiếu niện, thiếu nữ. Và mọi người đều bận đồng phục: bộ áo quần bà ba màu nâu. Thì ra đây là đoàn du ca ở miền Trung. Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang đã cùng họ sắp xếp đâu từ lâu rồi để chờ dịp  Nguyễn Đức Quang ra công tác ở vùng Hoả Tuyến sẽ cùng nhau đi du ngoạn và trình diễn một chuyến!

Nguyễn Đức Quang liền nhìn tôi vừa cười vừa nói:

-Anh dẫn tôi đi du ngọan trên núi, bây giờ tôi dẫn anh đi du ngoạn dưới biển thôi.

Tôi cũng vừa cười vừa nói:

-Tôi xin thua ông! Ông kín đáo quá, làm tôi đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác !

Thế rồi hai anh em chúng tôi ôm nhau cười xoà.

Sau đó tôi lái xe chở Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang đi đầu, hướng dẫn đoàn du ca ngồi trên 4 chiếc xe GMC trực chỉ xuống bãi biển Thuận An để thực hiện chương trình văn nghệ của đoàn du ca đã vạch sẵn.

Đêm ấy, đúng như lời anh Quang nói với tôi, tôi “đã có một buổi vui chơi thật thỏa thích”. Chương trình văn nghệ của đoàn du ca nầy thật hấp dẫn, sống động, kỳ thú  và vui tươi.

Dưới ánh trăng mờ ảo trong đêm, anh chị em trong đoàn du ca đã đốt lửa trại sáng rực cả một góc trời và họ ngồi quây quần bên nhau quanh bếp lửa hồng rồi vừa đàn vừa hát suốt đêm thâu thật vui tươi và ấm cúng. Người nổi bật nhất đêm ấy dĩ nhiên là Nhạc Sĩ Ngyễn Đức Quang, một trong những người sáng lập ra Phong Trào Du Ca Việt Nam từ thập niên 1966.

Cứ mỗi khi anh Quang hát xong một bài do anh sáng tác, những tràng pháo tay tán thưởng nhiệt liệt vang dội cả một góc trời, át luôn cả tiếng sóng biển ở đằng xa đang vỗ rì rào trong đêm tối. Có lẽ vì lâu ngày và có một số ”fan”chưa bao giờ được nghe và thấy Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang hát bao giờ nên đêm ấy, họ đã thấy rõ ràng thần tượng của họ bằng xương bằng thịt đang đứng hát trước mặt nên khoái chí quá đã vỗ tay liên hồi không muốn ngừng lại.

Chương trình đêm hôm ấy đủ các tiết mục: song ca, hợp ca, tam ca, tập thể ca v v…

Riêng Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang, anh ta vừa đánh đàn vừa hát. Với giọng hát khi bổng khi trầm, anh ta  khi đi tới, khi đi lui, khi nghiêng bên trái, khi nghiêng bên phải, khi cúi xuống khi ngững lên như muốn diễn tả những ý nghĩ của anh nằm trong những bản nhạc mà anh ta đang hát. Đây là lần đầu tiên ( năm 1971), tôi thấy Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang trình diễn những bản nhạc do chính anh sáng tác. Tôi nghe tiếng tăm Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang từ lâu nhưng chưa bao giờ gặp anh ta vì tôi ở ngoài miền Trung, anh ấy lại ở trong Nam mặc dầu cả hai chúng tôi đều cùng ở trong ngành Chiến Tranh Chính trị.Và đúng là danh bất hư truyền nếu nói đến nội dung của từng bản nhạc và bộ tịch diễn tả lúc anh ta đang trình diễn! Thảo nào khi tôi lái xe dừng lại sau đoàn xe GMC, khi anh Quang vừa bước xuống xe đưa tay lên vẫy chào, gần cả trăm thiếu niên thiếu nữ la oang oang trên xe như tỏ vẻ quá vui mừng rồi reo hò như họ được thấy một thần tượng đã ấp ủ trong giấc mộng từ lâu. Tôi bỗng buột miệng nói nho nhỏ:

-          Không ngờ Nguyễn Đức Quang nổi tiếng đến thế!

Nếu tôi nhớ không lầm, vì lâu ngày quá cách đây đã 40 năm, đêm đó cũng có Nhạc Sĩ Trần Đình Quân, tác giả của bản nhạc tình ca nổi tiếng vang bóng một thời là bài” KHÚC TÌNH CA XỨ HUẾ”. Nhạc Sĩ Trần Đình Quân, giáo sư dạy học tại Trường Trung Học Phan Châu Trinh ở Đà Nẵng, cũng là một trong những người sáng lập ra Phong Trào Du Ca thưở ấy.

Nếu tôi nhớ không lầm thì đêm ấy, Nhạc Sĩ Trần Đình Quân cũng có trình diễn một,hai bài gì đó.

Thế rồi đêm đã về khuya, chương trình văn nghệ cũng chấm dứt. Tất cả anh chị em trong đoàn Du Ca chia tay nhau ra về mà lòng ai cũng bâng khuâng tiếc nuối vì niềm vui qua mau.

Tôi liền chở Nhạc Sĩ Ngyễn Đức Quang trở về lại đơn vị trong Đại Đội 101 CTCT trú đóng sát phi trường Tây Lộc ở trong Thành Nội Huế để nghỉ ngơi .

Sáng hôm sau, Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang cùng toàn thể nữ Huấn Đạo trong Trung đôi Chính huấn của Trung ương từ giả tôi, từ giả đơn vị trưởng của Đại đội 101 CTCT để về lại Sài Gòn.

California, ngày 28 tháng 03 năm 2011

( Viết sau khi vừa nhận được e- mail của chị Bích Huyền báo cho biết, Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang vừa qua đời lúc 04giờ sáng).

Các thân hữu Bích Huyền, Quỳnh Giao, Phong Vũ Lê Anh Dũng, Vương Trùng Dương, Nguyễn Thanh Huy, Trần Trung Đạo, Vũ Hoài Mỹ, Hoàng Tiến Long, Nguyễn Đức Cường, Vũ Văn Tùng, Trần Thế Cung, Song Thuận, Nguyễn Phục Hưng, Nguyễn Ngọc Tuấn, Khiếu Long, Ngọc Hoài Phương, Xuân Điềm, Trần Đại Nam,Tâm An Đỗ Văn Học, Lê Bình, Phan Bá Thụy Dương, Võ Thạnh Văn, Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích, Nguyễn Cao Can, Diệu Tần, Chinh Nguyên, Nguyễn Ngọc Linh và Dương Viết Điền xin đồng thành kính phân ưu cùng tang quyến.

 

Dương Viết Điền"

 Ca sĩ Thanh Lan viềt bài tưởng niệm, chị nhắc dến chuyến văn nghệ ở Âu châu, một văn thuở văn khoa với nhạc du ca Nguyễn Đức Quang...

"Tưởng nhớ anh Nguyễn Đức Quang.

 

Anh Quang mến,

Từ  những  năm  70  xa xứa, Thanh Lan  đã  luôn nghĩ đến  anh  như  một  người  thanh niên  đầy  nhiệt huyết, yêu  đời  và yêu  đất  nước Việt  Nam  vô bờ bến.

Trong  khi  bao nhiêu  thanh niên  hứ hỏng  vì hoài nghi cái  tương lai của  chính  mình, bỏ học vì nghĩ rằng dù sao cũng  sẽ bỏ  mình ở chiến  trường  mà thôi,  thì anh  luôn vững  tin  vào  một Việt Nam quê hương  ngạo nghễ.

Anh có  cái  ý chí mạnh mẽ và trong sáng của một anh hùng dân tộc.  Một  bài  hát  của  anh  có hiệu quả  hơn  ngàn  viên đạn đồng.

Đêm nay, hình ảnh  anh trong chuyến đi Âu Châu  mấy  mươi  năm trước lại  trở về, rõ  nét hơn bao giờ  hết, khi nghe tin anh đã vĩnh  viễn  ra  đi. Anh gầy gò vói cây đàn guitar, nhưng nét mặt luôn rạng rỡ. Khi  anh  hát, anh  tặng  cho  khán giả  tất cả sừc sống  của ngúóì trai trẻ muốn gửi  gấm một  thông  điệp  cho  đời.

Chỉ  mời  mấy  tháng  đây  thôi, đến  với anh trong đêm Nguyễn Đừc Quang tại sân khấu  nhỏ  của  tòa  sọan báo  Người  Việt, nụ  cười  của  anh làm  ấm  lòng mọi  người.  Vẫn  gầy  gò, vẫn  năng  động, vẫn  Nguyễn  Đức  Quang.

Nhớ  lại  một  thõi  sinh viên .........

Gửi   anh  vài   dòng.......

Một  người bạn  cũ,

 

Thanh Lan"

 

- Đính kèm hai nhạc phẩm của Nguyễn Đức Quang

 

Chiều Qua Tuy Hòa

 

Ngày xưa tôi đã đi qua Tuy Hòa

Trời xanh le lói bao mộng mơ

Đàn chim tung cánh bay bay đầu gió

 đâu đây tiếng sông bồi phù sa

Ôi, những chiều mây vắt ngang lưng đèo

Vọng Phu đưa mắt cũng buồn theo!

 

Chiều nay lơ lững tôi ngang Tuy Hòa

Ngồi đây nhưng thấy như còn xa

Trường xưa hoang vắng, hiu hiu bên ruộng lúa

Một con chim én nô đùa ngoài kia

Ôi, bước dài ngao ngán bên nương buồn

Nhìn quanh trơ đứng bao đồng nương!

 

Rồi khi tia nắng phía non Tây tàn

(Thì) Người đây như cũng như dần tan

Nhịp đêm tiếng súng đong đưa ngoài ngõ

Người qua song chắn hé nhìn trời xa

Ôi đỉnh trời lấp lánh trong đêm dài

(mà) mình tu chưa chín nên nào hay!

 

Đường đi đưa tới phía Nam nhưng lòng

triền miên ray rứt theo miền Trung

Cầu xưa xơ xác sau cơn bão tố

(còn) người dân tan tác bên đường ngẩn ngơ

Ôi, bước buồn theo mãi không gian buồn

Một đêm qua biết bao sầu thương!

 

BÀI DU CA CUỐI CÙNG

 

Tôi đến từ núi lạ

Hát mấy lời tăm tối

Mang dấu buồn trên dòng cuồng lưu

Trong suốt cuộc sinh tồn

Anh có đợi lời tôi

Dù úa tàn mấy ngọn trầm hương

Tôi buồn cuối ngày khiêng lời anh nằm hấp hối

Qua vùng đất xưa du hồn bay về chốn bụi

Quê hương bây giờ chắc cũng buồn vì một tiếng ca

Thầm nuôi lại trái tim ngậm những lời mệt mỏi

Này người du ca muôn thuở

Anh có nghe gì không

Quê hương đang lắng nghe

Và đồng bào đang lắng nghe

Người ta nghe văng vẳng ở khắp nơi trên mặt đất đầy đau khổ này

Những người du ca đang hát bản du ca cuối cùng như một lời cầu nguyện

Tôi đã thấy những tấm lòng nhân ái băng bó vết thương cho tiếng hát 

Tôi đã thấy những bàn tay cứu rỗi cho cây đàn vang vọng

Tôi biết người tìm về phía hư vô

Nghiêng câu hát buồn như viên gạch cũ

Theo đoàn người chậm bước qua con phố

Dàn kèn đồng nghẹn những khúc  âm ma

Tôi muốn hát cho cây cỏ nghe

Những chữ viết bằng âm đầu tình tự

Còn sót trên tường vôi một thời quá khứ

Những bàn chân trôi giạt vào cuộc lữ

Cũng dừng bên quán nhớ bùi ngùi

Tôi có những niềm vui nằm trong tủ sách

Những niềm vui âm ỉ đời người

Và những vẻ đẹp của những nét đớn đau đốt cháy mọi tiếng cười

Tôi có những niềm vui treo ngoài lồng ngực

Nép mình sau những rặng trường xuân

Sau cánh cửa cuối cùng lòng anh vừa khép lại

Ôi cuộc đời

Ôi nhân loại

Để đắp đổi đợi chờ từ năm tháng

Ới tôi là kẻ bổng mừng

Vói tay gỡ anh ra xa khuất mái ưu phiền

Buổi sáng ở Sài Gòn

Mặt trời không còn đẹp nữa

Chốn quê người gió tháng ba vẫn còn thổi lạnh.

PHAN NI TẤN

03/2011" 

oOo

 

Xin cám ơn tất cả tác giả, quý thân hữu ở xa, không đến Little Saigon đưa tiễn anh Nguyễn Đức Quang. Tôi muốn dùng câu nói cuối cùng trên của nhạc sĩ Nguyễn Quyết Thắng cho kết luận một sự chia tay hầu như không như ý. Tất cả chúng ta bùi ngùi trước một người đồng hương Nguyễn Đức Quang, hay chính xác hơn, một nhân tài của đất nước Việt Nam, bao năm miệt mài đóng góp cho xứ sở bằng lòng xả thân không quảng ngại cực nhọc, khó khăn khi hướng dẫn tuổi trè hướng về tương lai của sự hữu dụng cho quốc gia, anh trải rộng lòng nhiệt tâm, bầu nhiệt huyết xây dựng tuổi trẻ Việt Nam;

 

Thưa anh Quang,

Tuổi trẻ chúng tôi noi gương đóng góp cho xứ sở từ bậc đàn anh như anh, dùng hình thức này hay hình thức khác, có người theo học chính trị, kinh doanh hay kinh tế, như email của anh Francis Khúc cùng bạn bè từ trường Chánh Trị Kinh Doanh mà anh theo học, những tuổi trẻ ngày xưa chọn những ngành mà anh và họ đã kinh qua tại quê nhà một thuở, có người như HQ Hồ Ái Việt tâm sự anh chọn đi hải quân VNCH, sau này HQ VNCH đã hiên ngang bảo vệ bờ cõi, ngăn cản xứ ngoài xâm lăng đất nước chúng ta; hay anh Dương Viết Điền của ngành Chiến tranh Chính Trị, họ thường ca hát nhạc của anh. Và rồi anh, bạn bè anh, tuổi trẻ chúng tôi đồng ca khắp nơi vang vang "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ", bài ca này gắn liền với biến cố Hoàng Sa 1974 mà nhiều người mang nỗi uất hận Hoàng Sa theo kiếp này, chúng tôi cám ơn anh, bằng âm nhạc, anh nhắc nhở thanh niên về dòng sử xanh oai hung của dân tộc ta, về lòng yêu nước vô biên; Và nói đến Nguyễn Đức Quang không phải người ta chỉ quý trọng tài năng âm nhạc của anh mà thôi, nhưng trên cao tất cả, một Nguyễn Xuân Hoàng, một Cát Biển Nguyễn Sáng cùng với nhiểu người nhận định điều quý nhất của Nguyễn Đức Quang là nhân cách. Nhân cách là điểm mà bạn bé anh trân quý anh, gắn bó với anh, quyến luyến qua bao bài viết tiễn đưa anh.

Thôi anh Quang nhé, chúng tôi xin bắt tay anh lần cuối, lên đường đoàn viên lại với chị Minh Thông cùng bao bạn bè cũ mới của anh trên cao ấy, hãy bảo trọng và sống an bình …

Như cháu hướng đạo Bùi Bảo Kim của LĐ Hướng Đạo Thăng Long, Arlington, Virginia, là tác giả bé nhất xin tiễn đưa chào vĩnh biệt bác Trưởng Nguyễn Đức Quang. Tất cả chúng tôi xin sửa lời của cháu lại là:

 

"Anh Quang,

You are a talented composer, a respected friend as well as a great leader for many of us. Above all, you are the best man, anh Quang.

And  we all will miss you…

Farewell with your pleasant journey heading high up there, the destination that you chose at peace!"

 

All your friends, here.

 

 

 

Nhận được tin buồn:

Nhạc sĩ Du ca Nguyễn Đức Quang dã ra đi . Chào Vĩnh Biệt

Xin thành kính phân ưu cùng các cháu, con anh Nguyễn Đức Quang, cùng tang quyến, nguyện cầu nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang ra đi về miền vĩnh cửu, để yên nghỉ ở chốn an bình ngàn thu.

Xin một lần cuối chào vĩnh biệt tiễn đưa anh!

-Trường Sa, Nguyễn Đức, Nhật Ngân, Song Ngọc, Huỳnh Anh, Ngọc Chánh, Đỗ Kim Bảng, Lam Phương, Tuấn Khanh, Lê Mộng Nguyên, Bích Xuân Paris, Lê Văn Phúc, Đan Thọ, Phó Quốc Lân, Linh Phương, Phạm Khải Tuấn, Thanh Thúy, Mai Châu, Hoàng Oanh, Trung Chỉnh, Lệ Thu, Lệ Thanh, Phương Hồng Quế, Trang Mỹ Dung, Mạnh Quỳnh, Lê văn Khoa, Bà Hoàng Lan, Bà Nghiêm Phú Phi, Bà Văn Phụng, Bà Lê Trọng Nguyễn, Xuân Điềm, Anh Bằng, Việt Hải và Lê Dinh.

 

ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

 

 Related image

 Related image

 

Hình Ảnh Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang

 

NGUYỄN ĐỨC QUANG, NGƯỜI YÊU TÔI BỆNH

A ha! Ê hê! 

Sáng nay nghe tin người bạn già của tôi

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang vừa bị đứt mạch máo não

nằm mê mang như cây đàn vừa đứt một dây trầm

Sáng nay chính câu thơ tôi thả bay trong nắng

hỏi tôi còn nhớ từng ngày xưa

Ừ thì nhớ người du ca muôn thuở

người du ca của mọi người, của cả nắng và mưa

Trời sinh anh ra đôi chân lặn lội

đi tác động khắp nẻo quê hương

bản du ca mở ra những con đường đất

gọi người về sống với yêu thương

Trời sinh anh ra một đôi môi hát

tiếng hát bay xa đến tận lòng người

nhìn vào câu ca đã trông thấy phố

thấy cả nông thôn nhà máy vươn mình

Câu anh hát mọi người cùng hát

hy vọng vẫn vươn lên như khói lan xa

hát khúc du ca mắt người thắp lửa

sáng trong lòng cứ mãi hắt ra

Đẹp đến nỗi em bé đánh giày bên hè phố cũng biết hát

chị bán lạc soong nghe cũng nở môi cười

anh xích lô hát bằng đôi chân chở khách

chị nông dân thắm tháp khúc tình người

Đẹp đến nỗi cây lúa thở ra khói trắng

cũng biết kêu và hát ngêu ngao

em rót câu ca chị gặt khúc hát

người gọi người trên một phong trào

Đứng cạnh người nghệ sĩ du ca

ôm cây đàn cùng cất cao tiếng hát

câu thơ tôi ngày xưa cũng trôi theo dòng nhạc

trái tim xanh thắp lửa niềm tin

Sáng nay lục lại ngày thơm trang bản thảo

thấy dòng đời lặng lẽ trôi qua

thấy máu nhỏ xuống nền bệnh viện

loan thành tin ngưòi nằm bệnh phương xa

Nghĩ mà giận người bạn già thiệt ngặt

giận mà mong anh bạn sớm được bình an

thức dậy lần này chẳng còn ai thèm nghe anh hát

mà chính lần này chúng tôi hát anh nghe

Này huynh trưởng, này bạn gìà, bạn lớn

là người yêu của mọi đồng bào

đất nước lâm nguy như người lâm trọng bệnh

vẫn còn nghe văng vẳng khúc hư hao

Nghe gì đây – khà khà… nghe tôi hát bản du ca cuối cùng:

“Nguyễn Đức Quang, người yêu tôi bệnh”

PHAN NI TẤN 
15/02/2011

 


Sưu tầm by Nguyễn Ngọc Quang
 
 

 

 

 

 

 

Xem thêm...

TƯỞNG NHỚ CỐ LM. ANTÔN VŨ NHƯ HUỲNH ( 1990/12 - 03/2018 )


 

 
 
Image result for TƯỞNG NHỚ CỐ LM. ANTÔN VŨ NHƯ HUỲNH photos
 
*PLEASE click on the video below
 
 
 
Kính Thưa Quý Thầy Cô cùng toàn thể cựu học sinh Sao Mai trên khắp các nẻo đường thế giới,
 
“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lý làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của Cha Mẹ, Thầy Cô và xã hội.
 
Thấm thoát đã 28 năm trôi qua (1990-2018) kể từ ngày Cha Cố Antôn Vũ Như Huỳnh được Chúa thương gọi về. Trong tâm tình thương tiếc, quý mến, chúng ta bày tỏ lòng tri ân đến Cha Cố Antôn Vũ Như Huỳnh, Hiệu Trưởng trường Trung Tiểu học Sao Mai Đà Nẵng - Việt Nam từ 1965 đến 1975 .
Chúng ta cùng nhớ về hình ảnh người Cha kính yêu, người Cha đã cho chúng ta trọn niềm vui của thời thanh xuân, của tuổi học trò dưới mái trường thân thương Sao Mai Đà Nẵng. Ở đây, chúng ta đã được Cha cùng quý Thầy Cô hướng dẫn,dạy bảo và luôn đồng hành trên con đường học vấn, để chúng ta có thể tự tin bước vào những cuộc hành trình mới.

Biến cố lịch sử thăng trầm của đất nước khiến chúng ta phải chia tay nhau mỗi người một hướng theo dòng đời trôi. Sau bao nhiêu năm thất lạc, chúng ta đã có Duyên may được gặp lại nhau trên trang Góc Nhỏ Sân Trường yêu thương này để nối kết lại tình Thầy Trò, nghĩa Bạn bè đã một thời bên nhau...
Và hôm nay,chúng ta cùng hướng lòng về người Cha kính yêu - Cố LM. Antôn Vũ Như Huỳnh nhân ngày Giỗ lần thứ 28.

Tri Ân - Tiếc Thương và Tưởng Nhớ đến Ngài, chúng con tha thiết nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho Linh Hồn Cha Cố Antôn qua những công lao sâu nặng Ngài đã dành cho chúng con là đoàn con học sinh của Ngài.

 Chúng con tin tưởng rằng Chúa Nhân Lành đoái thương nhậm lời nguyện cầu của chúng con, đón nhận Linh Hồn vị Cha Cố đáng kính Antôn vào hưởng hạnh phúc Nước Trời.

 
─────── ※ Gia đình GNST ※  ───────
────── Peace & Love always ───── 
 

✬▬▬▬▬ஜ۩ ۩ஜ▬▬▬▬✬


Chúa là tất cả đời con. Con là tất cả của Chúa. Vì yêu con Chúa tác sinh muôn loài. Vì yêu con tay Chúa thương an bài. Cho con một đời vui sống thiết tha.

 Chúa là tất cả đời con. Con là tất cả của Chúa. Vì yêu con Chúa chết treo khổ hình. Vì yêu con nên đã quên thân mình. Cho con được làm con Chúa suốt đời. 

Chúa (Chúa) chính là gia nghiệp đời con (gia nghiệp đời con). Con xin được đáp lại tình yêu (xin được đáp lại tình yêu). 

 Sông nào chẳng đủ miền xuôi. Con người có thủa nằm nôi. Thời gian đưa chiếc lá bay qua rồi. Đời vương vương như áng mây bên trời. Tim con bồi hồi xao xuyến mãi thôi. 

Ân tình Chúa đủ chẳng vơi. Con nào thấu lòng trời cao. Tình yêu thương vẫn thiết tha tuôn trào. Tình dâng cao trong ngất ngây tâm hồn. Gieo vui một niềm cảm mến vô bờ. 
Xem thêm...
Theo dõi RSS này